THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 April 2013

VIDEO : Đi Vận động ký góp ý HIẾP PHÁP bị chạm mặt " phản động " Bùi Hằng !

Lại những trò bẩn của an ninh cộng sản Quảng Nam



VRNs (04.04.2013) – Quảng Nam – Nửa đêm ngày 3 tháng 4 năm 2013, lúc cả gia đình đang ngủ, thì ba tôi nghe tiếng xe gắn máy trờ tới trước nhà, sát chỗ ông ngủ (phòng ngủ ba tôi ngay sát mặt đường làng). Sau đó, là tiếng ào ào, nước văng tung tóe và một mùi hôi thối kinh khủng bốc lên. Ba tôi bật dậy và thoáng thấy chiếc xe máy chở hai tên thanh niên rồ ga bỏ chạy.

Cả nhà thức giấc và hiểu ra đó là trò bẩn thỉu của an ninh mà nhiều người bất đồng chính kiến đã từng phải chịu trước đây như cụ Hoàng Minh Chính, bà Trần Khải Thanh Thủy… và gần đây là chị Bùi Thị Minh Hằng.

Nhân tiện, xin nhắc lại là trước đó, họ đã bỏ hai con rắn độc vào nhà tôi năm ngoái. Khi tôi làm việc với an ninh, tôi đã tố cáo họ dùng rắn độc hãm hại người nhà tôi. Tên an ninh Huỳnh Ngọc Truyền đã nói: “Gia đình mấy người làm gì để hàng xóm căm thù mà muốn giết mấy người đó thôi”.

Vậy là cả đêm hôm qua, cả nhà tôi mất ngủ kẻ cả em bé chưa đầy một tháng tuổi, một sản phụ còn yếu và một cụ già 87 tuổi.



Mắm cá thối được tạt vào ngay sát chỗ ba tôi – Huỳnh Ngọc Tuấn – ngủ.

Mùi thối đến mức hàng xóm chung quanh còn chịu không nổi.

Tam Kỳ ngày 4 tháng 4 năm 

Dân oan Nam - Bắc biểu tình ủng hộ ông Đoàn Văn Vươn


Hàng trăm dân oan ở Hố Nai, tỉnh Đồng Nai ....đã kéo về một trụ sở thanh tra chính phủ ở đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. (2011, ảnh minh họa)
Hàng trăm dân oan ở Hố Nai, tỉnh Đồng Nai đã kéo về trụ sở thanh tra chính phủ ở đường Võ Thị Sáu, Quận 3, TpHCM để khiếu kiện đất đai. (2011, ảnh minh họa)
RFA file
Hôm nay một số dân oan tỉnh Tiền Giang, phối hợp cùng dân oan Sài Gòn, biểu tình bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Đoàn Văn Vươn vào khi vụ án  giết người và chống người thi hành công vụ mà họ bị cáo buộc bước sang ngày thứ  hai tại toà án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Sáng nay, phiên xử gia đình ông Đòan Văn Vươn bước sang ngày thứ hai tại toà án nhân dân thành phố Hải Phòng. Đến trưa, vào lúc toà tạm ngưng, bà Nguyễn Thị Thương vợ ông Đoàn Văn Vươn báo cho biết:
Vì là công an ở sát bên cạnh 24/24, bảo vệ ngày đêm cho nên là nói chuyện không tiện....
Miền Nam
Trong khi đó một số dân oan tỉnh Tiền Giang và dân oan thành phố Hồ Chí Minh, tụ tập từ sáng nay trước Nhà Tiếp Dân đường Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh, vẫn chưa chịu giải tán.
Đến từ Tiền Giang, bà Bùi Thị Thành, cho biết:
Đây là bà con đang ủng hộ Đoàn Văn Vươn, yêu cầu trả tự do cho Đoàn Văn Vươn và yêu cầu diệt trừ tham nhũng.

Bà Trương Thị  Hoa, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, phát biểu:
Đoàn Văn Vươn bị oan, hôm nay chúng tôi yêu cầu chính phủ trả tự do cho Đoàn Văn Vương , Tiên Lãng, bị oan ức, đồng thời trả quyền lợi hợp pháp của sáu hộ dân Quận 5
một dân oan ở Quận 4 TPHCM

Bữa nay chị lên ủng hộ ông Đoàn văn Vươn, tại vì toà án xử chị không còn cái quần mặc, nên chị nghe vụ án Đoàn Văn Vươn đi tới đâu là chị lên tới đó. Bữa nay cũng là sáu bảy chục người.
Dân oan thứ ba, cũng đến từ miền Tây:
Trụ sở tiếp dân của nhà nước, thanh tra chính phủ, đang nói chuyện với em mà bây giờ công an vây quanh đây nè, cũng nói chứ sợ gì đâu, ngồi đúng kế bên cũng là chụp hình quay phim đủ hết.
Ngoài một dân oan ở Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, nhà cửa bị trưng thu và đã đi khiếu kiện 18 năm nay, dân oan Huỳnh Thị Út thuộc sáu hộ dân bị mất đất ở Phường 3 Quận 5 cũng có mặt:
Đoàn Văn Vươn bị oan, hôm nay chúng tôi yêu cầu chính phủ trả tự do cho Đoàn Văn Vương , Tiên Lãng, bị oan ức, đồng thời trả quyền lợi hợp pháp của sáu hộ dân Quận 5.
Bà Huỳnh Thị Út xác nhận là chung quanh có công an, trong đó nhiều người mặc thường phục, đi lại chụp hình và quay phim những người biểu tình.
Bà Lê Thị Nguyệt, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, cách đây hai hôm đã bị công an bắt và phạt tiền khi tìm cách vào uỷ ban nhân dân tỉnh rồi
Chị Bùi Minh Hằng cùng bà con dân chúng đến trước tòa ủng hộ tinh thân cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Blog hennhausaigon
Chị Bùi Minh Hằng cùng bà con dân chúng đến trước tòa ủng hộ tinh thân cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Blog hennhausaigon
Chị lên đây ủng hộ cho Đoàn Văn Vươn, một người xứng đáng, một người anh hùng của Việt Nam.
Tôi là dân oan Trần Thị Hàn tỉnh Tiền Giang, những người dân oan hiện giờ rất khổ. Hôm nay ngày 3 tháng Tư chúng tôi đến đây ủng hộ Đoàn Văn Vươn, yêu cầu trả tự do cho Đoàn Văn Vươn, đòi  lại sự công bằng trả đất trả nhà.
Đó là những người bị mất nhà mất đất một cách oan sai ở Tiền Giang và Sài Gòn, đồng  bày tỏ thái độ trước vụ án Đoàn Văn Vươn đang được xét xử mà họ cho là bất công và oan ức như họ từng phải gánh chịu bao năm qua.
Miền Bắc

Từ Hà Nội, nhà báo tự do Dương Thị Xuân, cho biết hôm qua, ngoài  việc bị ngăn chận bên ngoài toà án xử ông Đoàn Văn Vươn, chi còn bị bắt giữ sau khi phiên toà ngày đầu chấm dứt:
Sáng hôm qua khoảng mười người trong đó có chị Bùi Hằng, anh Chí Đức anh Trung Dũng, hai bạn nam thanh niên bị bắt và bị đánh rất ghê. Mấy dân oan các tỉnh về Hải Phòng để ủng hộ Đoàn Văn Vươn cũng bị bắt lên ô to về đồn công an Phường Bạch Đằng Giang cách toà án hai cây số.
Họ nói không được đi đâu lý do là vì toà án thanh phố Hải Phòng xử gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quí và một số thành viên khác của gia đình thì buộc anh phải ở nhà
Nguyễn Bá Đăng
Đến khoảng 5 giờ chiều tôi có nhờ một người chở tôi xuống Tiên Lãng Hải Phòng, nhà của Đoàn Văn Vươn. Trên đường đến Hải Phòng, còn cách nhà Đoàn Văn Vươn 9 cây số thì khoảng mười nhân viên an ninh mặc đồ dân sự chận xe lại, bắt tôi về trụ sở công an  xã Tiên Thắng huyện Tiên Lãng. Họ vu cho tôi là nhân dân báo tin tôi tàng trữ vũ khí quân dụng. Họ giữ tôi lại đến gần 11 giờ đêm họ mới thả.
Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Bá Đăng, cư ngụ tại Hải Dương, mãn hạn ba năm ngày 6 tháng  Hai vừa qua, cho  biết  Internet của ông bị cắt và nhà ông thì bị công an canh gác mấy hôm nay:
Ngay bây giờ họ cũng đang ngồi trước cửa nhà tôi và sau nhà , hơn chục người, suốt cả đêm và ngày. Mới đầu họ rút Internet nhà tôi, sau họ nói anh chưa nộp tiền án phí thì mời anh lên trụ sở công an. Gia đình tôi quyết định không mở cổng để theo họ lên trụ sở công an.

Tuy nhiên, vẫn lời ông Nguyễn Bá Đăng, sau đó công an nói rõ là ông không được rời nhà từ ngày 30 cho đến ngày 10 tháng Tư này:

Họ nói không được đi đâu lý do là vì toà án thanh phố Hải Phòng xử gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quí và một số thành viên khác của gia đình thì buộc anh phải ở nhà .

Thưa nhà báo Đức Hiển: Không có luật pháp nào cho phép chính quyền được huy động công an, bộ đội tấn công vào nhà dân…



Trên báo Pháp luật TP.HCM hôm nay (4-4-2013) có đăng bài “Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!” ( bài trích đăng bên dưới). Nội dung bài báo cho rằng mặc dù trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền đã có nhiều cái sai như: thu hồi đất sai, phá hủy những tài sản không nằm trong phạm vi cưỡng chế…vv thì vẫn cần khẳng định đây là một vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, có sự bàn bạc, tính toán, có sử dụng vũ khí và vật liệu nổ. Cán bộ, chính quyền sai thì phải xử lý nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Đoàn Văn Vươn và những bị cáo khác không có tội, không có nghĩa phải tha bổng họ mới là công lý – như một số người bày tỏ trên mạng trong những ngày qua.
Nhà báo Đức Hiển cho rằng với tội giết người, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc khi định tội. Việc cài kíp nổ dưới bình gas, rải rơm đã tẩm xăng quanh hiện trường, kích kíp nổ và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế sau khi kích nổ, một người bình thường phải lường trước hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.
Nhà báo Đức Hiển cho rằng : “không một quốc gia nào cho phép người dân tự mình giải quyết các mâu thuẫn với cơ quan nhà nước bằng vũ lực, xâm hại đến sức khỏe, sinh mạng của người thi hành công vụ”. Và “Cho dù việc thu hồi đất là sai pháp luật thì việc lực lượng cưỡng chế thi hành một quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn là người thi hành công vụ. Dùng vũ lực chống lại tức là chống người thi hành công vụ”.
Với câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai cũng có thể chọn con đường dùng vũ lực, vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế khi cho rằng mình bị chính quyền xử ép? Nà báo Đức Hiển cho rằng cổ súy cho điều đó là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn. Không thể có công lý nếu mọi người bất chấp pháp luật và hành xử theo cách của mình!
Vì không có nhiều thời gian, tôi chỉ xin có vài ý phản hồi và nói lên quan điểm của mình như sau:
Trước hết, cái gọi là “công lý” là một khái niệm trừu tượng và thay đổi theo thời gian, nhận thức của con người. Công lý hoàn toàn phân biệt với sự thật khách quan. Người ta vẫn nói “chân lý nằm dưới họng súng”, “chân lý thuộc về kẻ mạnh” – có nghĩa là quyền phán xét “đúng”/”sai” luôn thuộc về kẻ mạnh, chính quyền.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn, khi ra quyết định thu hồi đất (dù sai), UBND huyện Tiên Lãnh vẫn cho rằng đó là đúng. Sau đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “phán” quyết định đó là “sai” và đã hủy bỏ trong một vụ kháng nghị giám đốc thẩm “nhanh nhất và kỳ lạ nhất trong lịch sử tố tụng dân sự Việt Nam” thì rõ ràng từ cái đúng đã trở thành cái sai.
Trong phiên tòa hôm nay tại Hải Phòng, anh Vươn cvà gia đình ó thể bị kết luận đã phạm tội giết người. Điều đó là “đúng”, là công lý đối với tòa án Hải Phòng. Nhưng khi lên phúc thẩm, có thể anh Vươn sẽ được tuyên vô tội, thì khi đó đâu là công lý, công lý của ai? Thử hỏi tại đất nước Việt Nam này, có quyết sách nào của Đảng khi đưa ra ban đầu đều khẳng định là đúng, là cần. Sau làm không được thì nói lời xin lỗi, là do “nhận thức chưa đúng”? Rõ ràng chuyện đúng – sai đã thay đổi theo thời gian, nhận thức.
Mục tiêu cao cả và chân chính trong việc xét xử một vụ án hình sự nói chung, là phải bảo đảm hướng đến sự thật khách quan, nhìn nhận rõ bản chất sự việc. Từ đó mới có thể đưa ra những phán quyết đúng luật. ( Tôi muốn nhấn mạnh từ “đúng luật” – chứ không phải là “đúng”). Muốn vậy, không gì khác hơn là phải xem xét một cách toàn diện, khách quan mọi tình tiết của vụ án.
Nếu nói rằng gia đình anh Vươn đã sắm “vũ khí”, bình gas, lập nhiều lớp rào … – thì không thể không đặt câu hỏi là tại sao họ phải làm như vậy – khi mà họ biết rõ khu vực đó không phải thuộc khu vực bị cưỡng chế? Và tại sao họ biết trước mà làm như vậy? Rõ ràng phía chính quyền ít nhất đã “bắn tin” sao đó, có nội dung hàm ý đe dọa một cách hết sức nghiêm trọng, mới dẫn đến việc gia đình anh Vươn phải chấp nhận tử thủ, lập chiến tuyến để sống chết cùng đoàn cưỡng chế. Điều này cũng có nghĩa là gia đình anh Vươn đã biết trước về hành động của đoàn cưỡng chế.
Ngược lại, với sự huy động một lực lượng hết sức hùng mạnh, tinh nhuệ như vậy, bao gồm cả quân đội, với áo giáp, chó nghiệp vụ, hỏa lực mạnh – cho thấy chính quyền Tiên Lãng đã cố tình dẫn dắt “trận chiến” này theo chủ đích của họ. Họ chủ động huy động lực lượng tiến công vào một nơi không thuộc khu vực cưỡng chế như vậy nhằm mục đích gì?
Tại phiên tòa ngày thứ hai, các “nạn nhân” ( phía lực lượng cưỡng chế) nói rằng họ không nổ súng trước. Nhưng theo tôi, việc chính quyền Tiên Lãng huy động đoàn cưỡng chế hùng mạnh tiến vào khu vực “giao chiến” đã thể hiện chính họ là người đã “phát lệnh” và “tấn công” trước. Trong bối cảnh đó, những chiến lũy, hành động của gia đình anh Vươn – thậm chí cho dù có phát hỏa trước, trong bối cảnh đoàn người hung tợn tấn công vào nhà mình – còn có cách nói nào khác nếu không phải là hành động tự vệ, bảo vệ tính mạng và tài sản của mình, phản kháng chống lại cái xấu, cái ác?
Những điều tôi trình bày ở trên không hề đi ngoài những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Pháp luật hình sự có khái niệm và qui định về chế định “phòng vệ chính đáng”. Theo đó, công dân có quyền tự vệ, “chống trả một cách cần thiết” khi bị tấn công, đe dọa đến tính mạng, tài sản. Đặc biệt, là khi sự đe dọa, tấn công ấy là trái pháp luật.
Hay nói cách khác, tôi cho rằng trong sự kiện này hành động của gia đình anh Vươn hoàn toàn không phải là “tự xử”. Mà là sự tự vệ, chống trả.
Cũng cần nói thêm là tuy pháp luật qui định Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm sự an toàn về tính mạng và tài sản của công dân. Nhưng sự bảo vệ này đã và đang ngày một kém đi. Việc người dân phải tự bảo vệ ( thông qua nhiều hình thức) đang ngày một tăng lên trong xã hội. Điều này thật đáng buồn trong chế độ có lý tưởng tốt đẹp của chúng ta.
Tôi cho rằng nếu đoàn cưỡng chế không tiến vào khu vực không cưỡng chế, thì chắc chắn sẽ không có vụ án đau lòng và gây phẫn nộ này. Vậy ai là người chịu trách nhiệm cao nhất trong sự việc này nếu không phải là ông chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng? Thậm chí, tôi cho rằng chính ông chủ tịch huyện là người đã gây ra “tội ác” trong sự kiện tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn.
Việc chính quyền huy động một lực lượng cưỡng chế như vậy, dù bất kỳ lý do nào cũng đều không cần thiết và không đúng. Không có luật pháp nào cho phép chính quyền huy động công an, bộ đội tiến công vào nhà người dân chỉ là để thi hành, cưỡng chế thi hành một quyết định hành chính. Mà người thực hiện phải là nhân viên hành chính/chấp hành viên. Nhất là khi đây là cưỡng chế thu hồi đất chứ không phải là cưỡng chế thu hồi nhà – mà ngôi nhà đó lại không nằm trong khu đất phải thu hồi.
Phiên tòa xét xử anh Vươn vẫn đang còn diễn ra, nhưng tôi thấy có nhiều điểm bất thường, không đúng luật ngày từ bên ngoài phòng xử án. Chẳng hạn là việc ngăn cản người dân vào tham dự, là việc chưa có bản án – mà có báo đã viết là “làm rõ hành vi giết người”. Nếu vậy, thì phải chăng là đã có án kết luận anh Vươn giết người? Hay là logic nhận thức của nhiều người đang bị lộn ngược: thay vì chứng minh anh Vươn có tội hay không? Tội gì, thì lại cố chứng minh anh Vươn đã phạm tội giết người !
Nguồn QuêChoa

Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!

Pháp luật TPHCM
Cái sai thứ hai là đã phá hủy những tài sản không nằm trong phạm vi cưỡng chế.
Vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận. Thủ tướng đã chỉ đạo và kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng tìm mọi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo, đồng thời xử lý nghiêm những người làm sai, không né tránh, bao che.
Tuy nhiên, cần khẳng định đây là một vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, có sự bàn bạc, tính toán, có sử dụng vũ khí và vật liệu nổ. Trong quá trình chống người thi hành công vụ đó, một số người thân của bị cáo Vươn đã có hành vi kích mìn nổ, dùng súng bắn… làm bảy cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị thương.
Cán bộ, chính quyền sai thì phải xử lý nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Đoàn Văn Vươn và những bị cáo khác không có tội, không có nghĩa phải tha bổng họ mới là công lý như một số người bày tỏ trên mạng trong những ngày qua.
Có ý kiến cho rằng các bị cáo không mong muốn hậu quả chết người xảy ra và trên thực tế cũng chưa có nạn nhân nào thiệt mạng, vì thế hành vi của họ không phải là hành vi giết người. Tuy nhiên, với tội phạm có cấu thành hình thức như tội giết người, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc khi định tội. Việc cài kíp nổ dưới bình gas, rải rơm đã tẩm xăng quanh hiện trường, kích kíp nổ và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế sau khi kích nổ, một người bình thường phải lường trước hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. Và cho dù bị cáo không lường trước thì luật cũng buộc những người có năng lực hành vi bình thường phải lường trước hậu quả.
Không một quốc gia nào cho phép người dân tự mình giải quyết các mâu thuẫn với cơ quan nhà nước bằng vũ lực, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hình sự tuyên bố bảo vệ. Mà ở đây là trật tự quản lý xã hội và sức khỏe, sinh mạng của người thi hành công vụ.
Cho dù việc thu hồi đất là sai pháp luật thì việc lực lượng cưỡng chế thi hành một quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn là người thi hành công vụ. Dùng vũ lực chống lại tức là chống người thi hành công vụ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai cũng có thể chọn con đường dùng vũ lực, vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế khi cho rằng mình bị chính quyền xử ép? Cổ súy cho điều đó là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn.
Không thể có công lý nếu mọi người bất chấp pháp luật và hành xử theo cách của mình!
Đức Hiển

Đón sao Hàn, nhiều fan Việt khóc ngon lành

(TNO) Nhiều fan Việt bật khóc ngon lành khi dàn sao Hàn gồm MC Kang Ho Dong, Kim Hyung Joong (nhóm SS501), Eunhyuk (nhóm Super Junior)... đáp chuyến bay đến TP.HCM vào lúc 13 giờ 45 phút hôm nay 4.4.
Ngay từ sáng sớm 4.4, hàng trăm người hâm mộ, chủ yếu là các bạn trẻ, tại TP.HCM và khắp các nơi đã có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để đón dàn sao Hàn sang Việt Nam ghi hình cho chương trình Barefoot Friends của Hàn Quốc.
Ngay khi các sao Hàn bước ra vẫy chào người hâm mộ Việt Nam, tình hình tại sân bay khá hỗn loạn trước sự hâm mộ cuồng nhiệt của các fan Việt.
Phải rất khó khăn, các sao Hàn mới vượt qua "vòng vây" của fan để ra xe. Được biết, ngay sau khi rời khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, các sao Hàn đã di chuyển tới tòa nhà C.T. Plaza (Q.Tân Bình) để ghi hình trong trang phục áo dài.
Rất nhiều fan Việt đã bật khóc ngon lành khi đứng chờ từ sáng sớm đến trưa nắng vẫn không nhìn thấy được thần tượng của mình. Trong khi đó, một số bạn trẻ lại bật khóc vì… hạnh phúc khi tận mắt nhìn thấy thần tượng bằng xương bằng thịt.
Chương trình Barefoot Friends (tên cũ là Dream Route) do đài SBS sản xuất. Các nghệ sĩ tham gia chương trình sẽ đi du lịch các nước khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ chương trình giao cho.
Theo nhiều nguồn tin, ê kíp Barefoot Friends sẽ quay một số cảnh ở TP.HCM và sau đó tiếp tục đến Huế, Đà Nẵng và Hội An. Địa điểm tiếp theo có thể là Lào.

Rất đông fan Việt tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng 4.4 để chờ đón sao Hàn

Khi dàn sao Hàn xuất hiện, tình hình sân bay khá rối loạn vì sự cuồng nhiệt của các fan

Các fan vây lấy chiếc xe chở sao Hàn

Nhiều fan nữ bật khóc

Khoe nhau những tấm ảnh chụp được 
Thiên HươngẢnh: Độc Lập

“SỐNG CHUNG” VỚI MẠI DÂM: Tủi phận “bướm đêm”


Thứ Năm, 04/04/2013 22:46

Những câu chuyện dưới đây là quá trình chúng tôi cùng các nhân viên xã hội tiếp cận, tìm hiểu, lắng nghe cuộc sống của những người trong cuộc. Mỗi câu chuyện là một nỗi niềm đắng cay, chua xót...

Tiếp xúc với N.T.G, ít ai nghĩ rằng cô gái có khuôn mặt xinh đẹp được tô vẽ bởi hàng lớp phấn trang điểm chỉ vừa bước vào tuổi 17. Em sinh năm 1996.
Sa chân
Gia đình nghèo, cha mẹ đi làm từ sáng đến tối, G. một mình quán xuyến việc nhà và chăm sóc 2 em. Một lần, G. bị một người hàng xóm xâm hại. Đau đớn, tủi hổ nhưng sợ cha mẹ lo lắng, G. giấu trong lòng, chỉ dám tâm sự với người chị hàng xóm mà G. khá tin cậy để xin lời khuyên. Từ lời rủ rê, tỉ tê của người này, G. xin phép cha mẹ lên TPHCM phụ giúp quán ăn. Ngờ đâu, con đường giải thoát nỗi ám ảnh bị xâm hại lại dẫn G. đến một số phận khác... “Lúc đầu cũng sợ, sau thấy bình thường” -  ánh nhìn xa xăm, G. buông thõng một câu hờ hững.
Cũng sinh năm 1996, do không chịu nổi sự đối xử cay nghiệt của mẹ kế, H.T.M (quê Cà Mau) bỏ nhà lên TPHCM phụ giúp việc nhà. Trong lần đi chơi cùng bạn bè, M. bị một nhóm “tú ông” dụ dỗ, lừa gạt. Sau mấy tháng đi khách, M. mang thai, bị “ông chủ” đuổi đi. Không nơi nương tựa, M. lang thang khắp nơi rồi tìm đến một trung tâm từ thiện nương nhờ. Sinh con xong, M. gửi trung tâm cô nhi rồi quay lại với công việc cũ, lang bạt từ công viên này đến công viên khác.
Gái bán dâm hằng đêm thường tụ tập trên cầu Thị Nghè, quận Bình Thạnh - TPHCM để chào mời khách. Ảnh: QUỐC THẮNG
 
Trao đổi với chúng tôi, các nhân viên xã hội cho biết chỉ một số ít cô gái sa chân vào cuộc đời “bướm đêm” vì bị dụ dỗ, lừa gạt. Phần đông do điều kiện kinh tế đưa đẩy, trong đó có không ít sinh viên muốn có tiền trang trải học phí đã nhắm mắt đưa chân. Điển hình là trường hợp của N.T.M.Q (SN 1993, sinh viên năm 2 của một trường ĐH ở quận Thủ Đức - TPHCM). Gia đình khó khăn, Q. vẫn cố gắng học và vào được ĐH.
 
Thương cha mẹ còn phải nuôi 3 em ăn học, thời gian rảnh, Q. miệt mài với công việc gia sư để có tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp cha mẹ. Thế nhưng, sau một trận bão lớn, gia đình Q. rơi vào cảnh túng quẫn. Bí bách, Q. tìm đến một người hành nghề mại dâm trong xóm trọ nhờ giới thiệu đi làm tiếp viên. Tuy nhiên, Q. chỉ dừng lại ở việc tiếp khách, múa thoát y. Mỗi khi khách đề nghị mua dâm, Q. khéo léo từ chối và giới thiệu lại cho những chị em khác. Chín tháng làm tiếp viên, Q. đổi đến 5 nhà hàng vì sợ gặp người quen, sợ ở lâu một nhà hàng sẽ bị ép bán dâm.
Bị ăn chặn đủ đường
Sau nhiều ngày tiếp cận với tiếp viên một số nhà hàng, chúng tôi được chị em trải lòng tâm sự. Để được vào danh sách tiếp viên kiêm “đi khách” dài dằng dặc của các cơ sở kinh doanh ngành nghề nhạy cảm, mỗi người phải đóng “phí” từ 15.000 đến 20.000 đồng/ngày cho chủ cơ sở,  dù hôm đó nhiều, ít hay không có khách.
Một tiếp viên tên N.T.H cho biết: “Một ngày của chúng tôi bắt đầu lúc 14 giờ đến khi không còn khách. Nhiều nhà hàng quy định trong giờ làm việc, tiếp viên không được phép ra ngoài, trừ khi khách liên hệ với cơ sở và phải được nam nhân viên nhà hàng chở đi”.
Làm việc liên tục như thế nhưng ngoài số tiền “hụi ngày”, các tiếp viên còn bị các cơ sở bóc lột bằng nhiều hình thức. Để qua mắt các đoàn kiểm tra đột xuất, các chủ cơ sở đưa ra quy định tiếp viên không được cất giữ bao cao su trong người, nếu phát hiện sẽ bị tịch thu hoặc đóng phạt. Tuy nhiên, chủ cơ sở lại luôn trữ một số lượng lớn bao cao su, khi tiếp viên có nhu cầu sử dụng sẽ mua lại với giá 50.000 đồng/bao.
“Mỗi lần đi khách được từ 300.000 - 500.000 đồng, tiếp viên phải đóng cho chủ nhà hàng từ 50% đến 70%. Trừ đi tiền phòng, tiền bao cao su, tụi tôi có còn bao nhiêu tiền đâu…” - H. thở dài chua xót. Trong cảnh sinh tồn mệt mỏi ấy, có những chị em chấp nhận trở thành người tình “miễn phí” cho các nhân viên nam tại nhà hàng để được ưu tiên, đặc cách hơn.
Xơ xác những cánh hoa
Bị bóc lột, ăn chặn cũng chỉ là phần nhỏ trong mảng tối của những phụ nữ mang phận “bướm đêm”. Đau đớn, ám ảnh nhất chính là nỗi đau bị chà đạp thân xác.
Chia sẻ cùng chúng tôi, chị T. (nhân viên xã hội) cho biết: “Có lần, trong khi chúng tôi đang tuyên truyền về các bệnh lây lan qua đường tình dục, một chị tiếp viên chỉ vào bức tranh vẽ căn bệnh sùi mào gà với vẻ tức giận: “Đây, bệnh này đây, hôm bữa có ông khách bị còn hơn vậy nữa mà bắt tôi làm đủ thứ... Từ chối thì bị chửi mắng, mất khách…”.
Một lần khác, chúng tôi chứng kiến một nữ tiếp viên khi được khách hàng chỉ định đã hốt hoảng từ chối: “Hôm nay, em kẹt “đèn đỏ”. Chủ cơ sở lạnh lùng: “Vẫn phải tiếp khách”. Lúc này, nữ tiếp viên mới lắp bắp: “Em sợ ông khách đó lắm. Em tiếp mấy lần rồi, lần nào ổng cũng hành hạ em bằng mấy trò quái dị, phải nghỉ một tuần. Em năn nỉ chị cho em hoãn lần này thôi...”. Nhận được cái lắc đầu cương quyết của chủ, chị đành thiểu não bước đi…
Đưa người thân theo “nghề”
Ly dị chồng, P.T.C (SN 1984, quê Kiên Giang) gửi con cho cha mẹ, lên TPHCM  làm tiếp viên tại một nhà hàng. Thấy thu nhập tương đối, C. về nhà, rủ 2 em gái theo “nghề”. Hiện cả 3 chị em làm tiếp viên trong cùng một nhà hàng. Để che giấu cha mẹ, hằng năm, cả ba thay phiên nhau về thăm, nói dối đang phụ giúp quán ăn.
Một trường hợp hy hữu khác, chị L.T.H.T (SN 1967) sau một thời gian ly dị chồng, một mình vất vả nuôi con, được người quen chỉ bước đã đến khu vực Công viên 23-9 đi khách. Cách đây 2 năm, con gái của chị T. (SN 1986) chia tay chồng, dẫn đứa con 3 tuổi về nương nhờ rồi trở thành “đồng nghiệp” của mẹ.
Kỳ tới: Công nghệ sex Đồ Sơn
KHA MIÊN

Nam sinh viên “tố” công an “ép cung” phải nhảy lầu



(Kienthuc.net.vn) - Do bị nghi ngờ lấy máy tính trong xóm trọ, trong khi lấy lời khai tại trụ sở công an, nam sinh viên đã nhảy từ tầng 2 xuống đất.
Ngày 4/4, Công an TP Thanh Hóa cho biết, cơ quan chức năng vừa chuyển hồ sơ đề nghị Thanh tra Công an tỉnh Thanh Hóa thụ lý giải quyết khiếu nại của gia đình em Lê Văn Hùng (21 tuổi), sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chính Minh, cơ sở đóng tại xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa) liên quan đến việc nam sinh này tố bị công an “ép cung”, dùng “nhục hình” khiến cậu phải nhảy lầu dẫn đến chấn thương nặng.
Sinh viên Lê Văn Hùng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Theo đơn khiếu nại của sinh viên Lê Văn Hùng, khoảng 13 giờ ngày 23/3, Hùng đang ngủ trong phòng trọ thì thấy ầm ầm bên ngoài về việc một sinh viên cùng dãy trọ bị kẻ gian lấy cắp máy tính. Hùng mở cửa xuống xem nhưng vì nghĩ không liên quan đến mình nên Hùng quay về phòng nằm đọc truyện. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, một số cán bộ công an xã Quảng Tâm đến “áp giải” Hùng về trụ sở công an xã vì nghi ngờ là thủ phạm trộm đồ. Khi “áp giải” Hùng về tầng 2 của trụ sở công an xã Quảng Tâm, công an xã đã thu giữ một ví da trong đó có hơn 1,3 triệu đồng cùng chiếc điện thoại Nokia. 

“Họ nói “cho mày một cơ hội cuối cùng” và nhiều lần ép hỏi em “mày khai nhanh, thông đồng với ai, lấy lúc nào, cắm, bán máy tính ở đâu?”… Mỗi lần em trả lời “cháu không biết” liền bị công an viên xã nhảy vào túm tóc đánh đập. Cứ mỗi lẫn trả lời “không biết”, em lại bị đánh mạnh hơn. Em yêu cầu gọi điện gặp người thân nhưng cũng không được chấp nhận, sau đó còn bị thu luôn điện thoại” - Hùng nói.

Hùng kể lại: “Cuộc hỏi cung đang tiếp tục thì bất ngờ một điều tra viên công an thành phố Thanh Hóa xưng là Thiếu úy Phạm Văn Bình yêu cầu em phải cởi dép ra, tay anh ta nhấc chân bàn lên rồi bắt em đưa chân vào. Quá hoảng loạn, em lấy hết can đảm, liều mạng chạy ra lan can rồi gieo mình nhảy xuống đất từ độ cao khoảng gần 4 mét”.

Nằm liệt giường nhiều ngày cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, trong tâm trạng chưa hết sợ hãi, Hùng khẳng định không lấy trộm máy tính mà chỉ bị nghi oan. “Em đang chuẩn bị thi hết môn, bây giờ nằm liệt giường ở đây không biết việc học hành sẽ bị dở dang đến lúc nào. Các chú công an rất tàn nhẫn, em không lấy trộm đồ mà cứ đổ oan cho em rồi đánh đập thậm tệ”, Hùng kể lể.

Theo điều tra của PV, Hùng nhập viện vì bị chấn thương nặng vùng đầu, mặt, gãy 2 xương sườn, lún cột sống, vỡ xương gót chân, hiện nằm liệt tại khoa phẫu thuật chấn thương lồng ngực.

Bà Nguyễn Thị Lý, mẹ của Hùng cho biết, sau khi Hùng nhập viện, bạn trọ cùng phòng là Nguyễn Văn Trong đến thăm Hùng và thú nhận, trước đó có cho Hưng (con trai chủ nhà trọ) mượn chìa khóa phòng một ngày. Khi Hùng bị bắt, Hưng có nhắn tin cho Trong nói “cứ nói khóa của anh không cho ai mượn là xong,  xem như là trùng hợp... Công an mà hỏi thì anh nói không cho ai mượn cả, thế là hết chuyện. Còn đâu để bố mẹ em lo hết, công an toàn là các chú, các bác nhà em cả...’’. Hiện chiếc điện thoại lưu tin nhắn đang được gia đình Hùng cất giữ để làm bằng chứng.

Công an cho hay, sau khi Hùng nhập viện, thủ phạm đã mang chiếc máy tính đến trả lại trước phòng mất cắp. Cũng theo bà Nguyễn Thị Lý, sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra, bà chủ nhà trọ (mẹ Hưng) đã đến thăm Hùng và xác nhận, sau khi biết con trai lấy cắp, gia đình đã vận động đưa Hưng đến Công an TP Thanh Hóa khai báo, nhận tội ăn trộm máy tính.

Ông Lê Văn Minh (bố nạn nhân Hùng) bức xúc: “Công an lấy lời khai kiểu gì mà đánh con tôi thâm bầm hết cả mặt mày. Con tôi bị tra tấn oan, gia đình đã làm đơn khiếu nại gửi lên Công an TP Thanh Hóa, nhưng chưa nhận được hồi âm gì”. 

Ông Minh cho biết, vài ngày trước có hai người xưng là Công an xã Quảng Tâm đến hỏi thăm và đưa cho gia đình một phong bì bên trong có 500.000 đồng nhưng gia đình từ chối.

Ông Nguyễn Quảng Châu, Trưởng công an xã Quảng Tâm cho biết, sự việc xảy ra là “rất đáng tiếc” nhưng khẳng định, việc công an mời Hùng lên làm việc là đúng quy trình. 

Đại tá Lê Văn Nghiêm, Trưởng Công an TP Thanh Hóa nhận định: “Có thể do quá sợ hãi, không làm chủ được hành vi nên Hùng mới có hành vi gieo mình xuống đất. Hiện đã bắt giữ thủ phạm gây ra vụ trộm máy tính, đó là một thanh niên khác chứ không phải sinh viên Lê Văn Hùng”.

Cũng theo đại tá Nghiêm, vì đơn thư của công dân tố cán bộ điều tra công an thành phố đánh người nên hiện hồ sơ đã chuyển sang Thanh tra công an tỉnh Thanh Hóa thụ lý giải quyết để đảm bảo tính khách quan.

P.Tuấn

VIDEO - MỘT ĐÁM CSGT XÚM LẠI ĐÁNH ĐẬP VÀ LÁI XE CẢNH SÁT TÔNG THẲNG VÀO NGƯỜI DÂN 4/4/2013


Hương Cao (Facebook - http://www.facebook.com/quyhuong.caothi)

CẢNH SÁT GIAO THÔNG HAY LÀ BỌN ĐẦU GẤU TRỘM CƯỚP ( MỘT ĐÁM CSGT XÚM LẠI ĐÁNH ĐẬP VÀ LÁI XE CẢNH SÁT TÔNG THẲNG VÀO NGƯỜI DÂN ).

Đây là bộ mặt của từng người một trong nhóm cảnh sát giao thông quận 8 đã lái xe tông thẳng vào người dân rồi ra tay đánh đập người dân,

Vào lúc 20h10 ngày 03/04/2013 trước mặt Ủy Ban Nhân Dân quận 8, một nhóm CSGT thuộc phòng CSGT quận 8 đã chặn xe người dân với những điều phạt hết sức vô lí để mong muốn lấy tiền và ăn hối lộ của người dân bỏ túi riêng, vì tranh chấp chê tiền của người dân đút và túi của mình ít ( Bị lỗi xe không kính mà nhét vào túi cảnh sát 500.000 VNĐ vẫn bị chê ít) nên đã ra oai lớn tiếng chửi bới người dân gây xô xát lớn giữa cảnh sát và người dân, hơn thế nữa một anh cảnh cát đã lái xe cảnh sát tông thẳng vào người một cô gái đang bị phạt xe khiến cô ngày ngả lăng quay ra đường còn mấy cảnh sát khác thì đứng nhìn và còn cười lớn tiếng, thấy chưa xong chuyện lai còn xúm nhau lại đánh đập cô gái và người bạn đi cùng trước mặt bao nhiêu người khác, lại còn gọi thêm 2 thằng giang hồ đến phụ giúp thêm đánh đập hai người dân này. Một đội 6 người công an bao vây lại bên ngoài để cho 2 thằng giang hồ ở giữa đánh đập không thương tiếc 2 người dân vô tội.

HỎI XEM CÔNG LÍ Ở ĐÂU KHI NGƯỜI CÁN BỘ CỦA DÂN LẠI RA TAY ĐÁNH ĐẬP VÀ LẠI XE CÔNG AN TỔNG THẲNG VÀO NGƯỜI DÂN KHÔNG THƯƠNG TIẾC. MONG RẰNG CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN SẺ THẤU HIỂU VÀ GIẢI QUYẾT CHO NGƯỜI DÂN VÔ TỘI ĐỒNG THỜI LÀM SẠCH ĐỘI NGỦ CÁN BỘ XẤU XA NÀY ĐỂ TRẢ LẠI CÔNG BẰNG CHO NGƯỜI DÂN

( Đây là hình ảnh thật, khuôn mặt thật của 6 người được gọi là CẢNH SÁT GIAO THÔNG đã tham gia vào vụ hành hung đánh người dân vào lúc 20h10 tối ngày 03/04/2013 thuộc Phòng Cảnh Sát giao Thông Quận 8)

CÁC BẠN TRÊN FACEBOOK HẢY CHIA SẺ HÌNH ẢNH VÀ BÀI VIẾT NÀY CHO TẤT CẢ CÁC BẠN CỦA BẠN ĐỂ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỂU NHÌN THẤY BỘ MẶT XẤU XA VÀ BẨN THỈU, THÚ ĐỘI LỐT NGƯỜI CỦA NHÓM 6 NGƯỜI CSGT THUỘC PHÒNG CSGT QUẬN 8