THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 February 2013

l^e tuong niem nhung nguoi linh Viet Nam hy sinh trong cuoc chien v

Bỏ điều 4 Hiến pháp có là tự sát?



Đỗ ĐứcKhi nói “bỏ điều 4 là tự sát” chính là bộc lộ sự bất lực, là không còn niềm tin vào chính mình, đó là sự thừa nhận thế yếu và nói nôm na là “cố đấm ăn xôi” thì còn đâu là bản lĩnh và danh dự của một tổ chức tiên phong?...
*
Lời tác giả - Là công chức đã nghỉ hưu nhiều năm tôi vẫn luôn quan tâm đến vận mệnh chính trị đất nước. Tôi viết lách nhiều nhưng hầu như không bàn đến chính trị. Bài viết này đề cập đến chính trị với cảm nhận khách quan ở góc độ văn hóa để mọi người cùng suy ngẫm. Đề nghị mọi người trao đổi bằng com men với tinh thần văn hóa xây dựng, tránh việc quá khích và suy diễn tùy tiện và đi đúng trong tâm bài viết. Trân trọng!
Tôi là người quan sát khách quan, thấy rằng nếu bỏ điều 4 Hiến pháp chỉ có lợi cho đảng cộng sản. Đảng bây giờ bắt rễ trên khắp đất nước đến hang cùng ngõ hẻm đều có tổ chức đảng, và vai trò quản lí vẫn nằm trong tay đảng. Đó là sự thật hiển nhiên.
Nếu bỏ điều 4 thì đảng buộc phải cạnh tranh, phải tức thời thoái bỏ những đảng viên kém phẩm chất, thu gom những tài năng để tăng uy tín, thì đương nhiên chẳng ai cướp nổi vị trí của đảng khi đảng có được niềm tin trong nhân dân. Bỏ điều 4 để đảng ra nắng ra gió đội mưa đạp sóng gần dân, nắm dân, chỉ đạo những chính sách phù hợp lòng dân thì chẳng cần lên gân lên cốt, sức mạnh của đảng cũng vẫn tăng lên hàng ngày. Bỏ điều 4 là chắc chắn đảng sẽ diệt được tham nhũng mà không cần ban bệ gì nhiều như hiện nay. Đã có mấy ai tin các lực lượng đối lập sẽ là tốt hơn khi họ mới chỉ có cái mồm, còn đảng đã lãnh đạo có bề dày lịch sử gắn với dân tộc!
Bỏ điều 4 thì những đảng viên được giao trọng trách khi làm hỏng việc phải bị đuổi ngay khỏi cương vị để những ai có năng lực lên thay thế kịp thời, không thể cứ rút kinh nghiệm sâu sắc mãi được. Như thế đảng sẽ giữ được uy tín với nhân dân. Đảng nên lấy niềm tin bằng hành động chứ không phải bằng lời hô hào vận động như giờ mà xong được...
Giữ điều 4 trong Hiến Pháp mới chính là tự sát.
Tại sao thế?
Vì giữ ở vị trí hàng đầu không ai kiểm soát, không có đối chứng thì đảng thấy yên vị sẽ không cố gắng củng cố tổ chức của mình nữa, sẽ bảo kê trong đảng để giữ vị trí tuyệt đối. Người trong đảng giữ trọng trách bị phê bình cảnh cáo rồi lại được chuyển đi lãnh đạo chỗ khác thì có khác gì lấy mảnh vải mục chỗ này vá chỗ thủng kia. Tấm áo manh quần đó sẽ mủn dần vì sự giật gấu vá vai đó cho đến lúc nó thành tấm vải nát, làm giẻ lau cũng không xong. Đó chính là cái chết dần dần, là sự tự sát tự nguyện. Công tác tổ chức cán bộ trong nhiều năm qua đã chỉ rõ điều đó sao những trí tuệ hàng đầu không nhận ra?
Khi nói “bỏ điều 4 là tự sát” chính là bộc lộ sự bất lực, là không còn niềm tin vào chính mình, đó là sự thừa nhận thế yếu và nói nôm na là “cố đấm ăn xôi” thì còn đâu là bản lĩnh và danh dự của một tổ chức tiên phong?
Nói thêm: Ngày trước làm gì có “điều 4” nào mà đảng ta lãnh đạo Cách mạng thành công. Nên chả có điều 4 huyền diệu nào mà phải khư khư. Khi đi du lịch Trung Quốc, cậu hướng dẫn viên du lịch bên đó nói: người Trung Quốc rất sợ con số 4, vì phát âm từ bốn là “ shì”, đồng âm với chữ “tử”, đó là cái chết. Cho nên điện thoại di động đầu đuôi số 4 không ai dám dùng.

Viết và viết lại lịch sử



Nguyễn Hưng Quốc (VOA blog) - Cho đến nay, nói đến biến cố 30/4/1975, phần lớn chỉ đề cập đến chuyện miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, sau đó, tước đoạt tài sản không những của chính quyền cũ mà còn cả nhà cửa và tài sản của dân chúng, đặc biệt của những người đã bỏ nước ra đi và những người bị liệt vào danh sách “tư sản”. Còn một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng rất hiếm khi được đề cập: họ còn tước đoạt cả lịch sử nữa.

Suốt bao nhiêu năm, từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980, lúc chính sách đổi mới ra đời, đảng Cộng sản độc quyền trên mọi phương diện, từ kinh tế đến chính trị, tư tưởng và thông tin. Sau phong trào đổi mới, họ nới lỏng việc độc quyền trong lãnh vực kinh tế, nhưng vẫn duy trì sự độc quyền trong các lãnh vực khác của đời sống, trong đó, hôm nay chúng ta chỉ tập trung vào một lãnh vực: lịch sử.

Toàn bộ lịch sử, cũng như toàn bộ những bài viết liên quan đến lịch sử hiện đại Việt Nam được xuất bản trong nước từ năm 1975 đến nay đều được viết bởi những người, nói theo Huy Đức, “thắng cuộc”. Nhưng không phải người thắng cuộc nào cũng được quyền tham gia vào việc viết lịch sử. Bộ hồi ký Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Trung ương Đảng, cũng bị thu hồi với lý do: Nó không hoàn toàn đúng theo cách nhìn “chính thống” của đảng. Tháng 9 năm 2012, Quốc hội Việt Nam thảo luận để sửa lại Bộ luật xuất bản, trong đó, có một thay đổi rất đáng chú ý: Các nhà xuất bản được quyền liên kết với tư nhân, hay “đầu nậu” để xuất bản nhiều thứ sách, trừ các cuốn sách có “nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký”.

Quản lý gắt gao những cuốn sách về lý luận chính trị hay về chủ quyền quốc gia là điều có thể hiểu được. Thêm vào danh sách ấy những cuốn sách về tôn giáo cũng có thể hiểu được: đảng Cộng sản vốn chủ trương vô thần và thường nghi kỵ các tôn giáo. Nhưng còn lịch sử? Nói đến lịch sử, người ta thường nghĩ ngay đến những chuyện đã qua. Trong quá khứ. Chúng có liên quan gì đến chuyện chính trị? Có. Chủ trương của đảng Cộng sản rất nhất quán: Đó là lãnh vực họ muốn giành độc quyền. Đến cả các cuốn “hồi ký” của cán bộ và đảng viên của họ, họ cũng không tin: Chúng cần phải được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Từng câu. Từng chữ.

Có thể nói, nhà cầm quyền không phải chỉ muốn giữ độc quyền trong việc quản lý hiện tại mà còn cả trong việc quản lý quá khứ. Họ muốn thực dân hóa cả ký ức của dân tộc. Chửi nhà Nguyễn, rồi sau đó, công nhận một số đóng góp của nhà Nguyễn là quyết định của họ. Phủ nhận Tự Lực văn đoàn, rồi sau đó, ca ngợi Tự Lực văn đoàn cũng là quyết định của họ. Cả việc viết và viết lại lịch sử đều nằm trong tay họ.

Hoàn toàn.

Với lịch sử xa, còn thế; với lịch sử gần, lại càng hơn thế nữa. Tất cả những gì liên quan đến chiến tranh Việt Nam và sau đó, đều do họ viết. Theo quan điểm của họ. Tuyệt đối không thể có một tiếng nói nào khác. Họ giành sự độc quyền ấy một cách dứt khoát, kiên quyết, không hề nhân nhượng. Và, cho đến nay, không hề mất cảnh giác.

Không thể nói là họ không thành công. Họ thành công ít nhất ở ba khía cạnh: Một, họ khống chế toàn bộ nội dung lịch sử được giảng dạy trong hệ thống giáo dục từ tiểu học đến trung học và đại học. Không có một tiếng nói khác nào lọt vào được để làm nhiễu những tiếng nói của họ. Hai, họ cũng kiểm soát được toàn bộ các xuất bản phẩm chính thức ở trong nước. Một vài cách nhìn khác với quan điểm chính thống của họ đều hoặc bị cấm đoán hoặc bị thu hồi hầu như ngay tức khắc. Ba, cái lịch sử được họ viết hoặc viết lại ấy có khá nhiều ảnh hưởng đến giới học giả Tây phương, những người, một phần, có khuynh hướng chỉ tin cậy vào các văn bản viết; phần khác, do cả tin hay do tính toán, thường sử dụng các văn bản viết được xuất bản trong nước để làm tài liệu tham khảo, có khi là nguồn tài liệu duy nhất. Khi ảnh hưởng lên được giới học giả Tây phương, họ cũng có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người thuộc nhiều thành phần khác nhau trên thế giới.

Có điều, sự thành công của họ không trọn vẹn và càng lúc càng không trọn vẹn. Càng ngày càng có nhiều tiếng nói phi chính thống xuất hiện và để lại những dấu ấn lớn và sâu trong quần chúng, đặc biệt, giới trí thức. Lý do đầu tiên là nhiều người, ngay trong nội bộ đảng, không chấp nhận tham vọng độc quyền viết hoặc viết lại lịch sử của nhà cầm quyền. Họ muốn nói lên những sự thật mà họ từng nghe, thấy hoặc tham gia vào việc thực hiện. Ngày trước, có khi muốn nhưng người ta không dám bắt tay vào việc viết. Vì sợ. Sau ngày chủ nghĩa Cộng sản ở Nga và Đông Âu bị sụp đổ, người ta biết chắc những tiếng nói chính trực của mình, một lúc nào đó, sẽ được lắng nghe, bởi vậy, đâm ra tự tin và hứng khởi để làm việc hơn. Lý do thứ hai là nhờ internet. Ở Việt Nam, nhà nước có thể kiểm soát dễ dàng hệ thống báo chí và xuất bản. Bất cứ cuốn sách hay bài báo nào đi ngược lại quan điểm của họ, họ đều có thể tịch thu. Nhưng việc kiểm soát trên internet không phải dễ. Càng không dễ khi có thêm lý do thứ ba này nữa: sự liên thông giữa trong và ngoài nước. Trước, trong là trong và ngoài là ngoài. Năm 1979, để chuyển được tập thơ của mình ra với thế giới, Nguyễn Chí Thiện đã phải chấp nhận 12 năm tù (1979-1991). Năm 1982, chỉ vì cầm tập thơ chép tay Về Kinh Bắc từ Hà Nội vào Sài Gòn, nhà thơ Hoàng Hưng đã bị bắt và ở tù 39 tháng, còn Hoàng Cầm, tác giả, thì bị 16 tháng tù.

Bây giờ thì khác. Bất cứ bài viết hay cuốn sách nào bị ngăn chận ở trong nước cũng đều được tung lên mạng và truyền bá rộng rãi khắp nơi, trước hết, bởi cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, sau đó, bởi chính những người hiện đang sống trong nước.

Chính nhờ ba lý do kể trên, trong những năm vừa qua, chúng ta được đọc khá nhiều cuốn sách hay về lịch sử đương đại Việt Nam được nhìn từ nhiều góc độ và qua kinh nghiệm của nhiều người khác nhau. Trong số đó, nổi bật nhất là các cuốn Hồi ký 1940-1945 của Trần Văn GiàuHồi ký của một thằng hèn của nhạc sĩ Tô Hải, Hồi ký của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Hồi ký không tên của Lý Quý ChungKý ức và suy nghĩ của cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ, hồi ký Tôi bị bắt của nhà thơ Trần Vàng Sao, và gần đây nhất, cuốnBên thắng cuộc, gồm hai tập, của nhà báo Huy Đức.

Người ta thường nói: Lịch sử luôn luôn được viết bởi những người chiến thắng. Điều đó nhất định là đúng. Nhưng có lẽ chỉ đúng với hai điều kiện: Một, những kẻ chiến thắng ấy nắm quyền cai trị một quãng thời gian dài, thật dài, đủ để rửa sạch mọi ký ức của cả cộng đồng (như các triều đại phong kiến ngày xưa); và hai, dân chúng hoàn toàn cam chịu im lặng, hoặc nếu không, cũng không có bất cứ phương tiện hay cơ hội nào để lên tiếng. Với cả hai điều kiện ấy, nhà cầm quyền Việt Nam đều không có. Họ có thể đốt sạch sách vở ở miền Nam nhưng lại không thể đốt chúng ở ngoại quốc, trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như trong các thư viện lớn của thế giới. Họ có thể kiểm soát hệ thống báo chí và xuất bản trong nước nhưng lại hoàn toàn bất lực trước sinh hoạt báo chí và xuất bản ở hải ngoại, đặc biệt các sinh hoạt truyền thông trên mạng.

Từ năm 1975, thậm chí, từ năm 1945 đến nay, đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn giành quyền viết lịch sử. Có những thời kỳ, họ là người duy nhất viết lịch sử. Bây giờ dường như đang bắt đầu xuất hiện một phong trào viết lại cái lịch sử ấy. Phong trào ấy càng phát triển bao nhiêu, sự xuyên tạc và dối trá càng sớm bị lột trần bấy nhiêu. Khi sự xuyên tạc và dối trá bị lột trần, các huyền thoại chung quanh đảng cũng như các lãnh tụ càng rơi rụng nhanh chóng bấy nhiêu. Khi các huyền thoại vốn là một trong những nền tảng xây dựng chế độ bị rơi rụng, không chừng chính chế độ cũng sẽ lung lay theo.


Viết tiếp vụ cả trăm hộ dân Bách Khoa có nguy cơ mất nhà: Sự xuất hiện của “người được ủy quyền” bí ẩn đòi phá nhà dân



(LĐO) - Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Cả trăm hộ dân Bách Khoa có nguy cơ mất nhà”, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi của người dân phường Bách Khoa (Hà Nội), đặc biệt là đơn tố cáo sự xuất hiện của nhân vật đầy bí ẩn “đại tá CA Phan Anh Cường” trợ giúp ĐH Bách khoa Hà Nội tranh chấp đất đai với dân.

Theo đơn tố cáo, khoảng tháng 10.2010 tại Trường ĐH Bách khoa HN xuất hiện một người tự xưng là Phan Anh Cường – đại tá CA được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ CA Lê Hồng Anh, của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân về làm trợ lý cho Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Nguyễn Trọng Giảng về vấn đề đất đai.


“Trong các buổi họp, ông Phan Anh Cường luôn thay mặt ông Giảng để làm việc với quận, phường… với thái độ ngạo mạn, coi thường người dân, cán bộ công chức của trường và các sở, ngành của thành phố”.

Phố Trần Đại Nghĩa sầm uất của phường Bách Khoa sẽ là nguồn gốc 
của nhiều tranh chấp đất đai nếu Luật Đất đai 2003 không được tôn trọng.

Để xác minh về nhân vật bí ẩn “đại tá Phan Anh Cường”, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Trọng Giảng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN. Điều đáng ngạc nhiên là ông Nguyễn Trọng Giảng đã xác nhận sự tồn tại của nhân vật này. Ông Giảng cho biết: “Khi làm đất đai thì tôi thấy phức tạp lắm! Trường có quan hệ rất chặt chẽ với bên CA. Muốn tìm hiểu bao nhiêu hộ dân lấn chiếm, có sổ đỏ hay không, trường làm việc với phường không được, phải mời CA. Trường đã làm CV đề nghị Bộ CA cử người giúp. Bộ CA đã cử đồng chí Cường. Thực chất tôi cũng chả biết đồng chí Cường là thượng tá, trung tá hay đại tá, nhưng đồng chí Cường về giúp trường từ bấy…”. 

Ông Giảng cũng cho PV xem QĐ bổ sung “đồng chí Phan Anh Cường- A95 Tổng cục An ninh 2 tham gia Ban 09” của Trường ĐHBK. Ông Giảng cho biết, Ban 09 được thành lập để giải quyết tất cả các vấn đề đất đai của trường, khi nào giải quyết xong thì tự giải tán. 

Khi PV tiếp tục hỏi về vai trò của Phan Anh Cường, ông Giảng đã chốt lại: “Tôi nói một lần thôi, đồng chí Cường được cử sang đây. Hết! Nếu bên Bộ CA đến đây để làm việc đó thì tôi sẽ cho xem ngay tất cả. Báo chí thì tôi không có trách nhiệm phải cung cấp đâu”(?!). Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Giảng cũng “khuyên” PV: “Không nên đưa lên báo chuyện đồng chí Phan Anh Cường vì đồng chí Cường hoạt động theo nguồn hợp tác giữa ĐH Bách khoa HN và Bộ CA”.

Tại cuộc họp ngày 12.4.2010 do Thanh tra Sở TN&MT TP.Hà Nội chủ trì với sự tham dự của Sở Tài chính, Sở Xây dựng, quận Hai Bà Trưng, phường Bách Khoa và Trường ĐH Bách khoa HN để xác minh nguồn gốc sử dụng đất của hộ ông Trịnh Văn Tiến và các hộ dân tại khu đất tiếp giáp với khuôn viên nhà D9 Trường ĐH Bách khoa, đại tá Phan Anh Cường đã tham gia đoàn của Trường ĐH Bách khoa HN, bên cạnh bà Phạm Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng, ông Hà Duyên Tư – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN. 

Tại buổi họp này, ông Phan Anh Cường đã tuyên bố: “Tôi là Phan Anh Cường, công tác tại Bộ CA. Vừa qua được sự ủy quyền của đồng chí Lê Hồng Anh sang giúp cho Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Giảng về trợ lý đất đai…Hôm nay thầy Giảng đi vắng, ủy quyền cho tôi. Việc ông Tiến tham nhũng tiêu cực thế nào, Bộ CA chúng tôi sẽ điều tra. Nhà trường hôm nay chính thức tố cáo… Nhà trường kiến nghị với đoàn là đập nhà ông Tiến…”.

Ngay sau bài phát biểu đanh thép của “người được ủy quyền” này, nhiều thành viên tham dự cuộc họp không khỏi bàn tán, ngờ vực về “tư cách” của “người được ủy quyền” mà Trường ĐH Bách khoa đem ra hù dọa. Một cán bộ phường Bách Khoa cho PV biết: “Đây không phải lần đầu ông Phan Anh Cường tham gia giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn. Từ trước đến nay, rất nhiều vụ tranh chấp đất đai, mâu thuẫn tại phường đều thấy có sự xuất hiện của ông Phan Anh Cường tham gia trợ giúp một trong hai bên tranh chấp”.

Để làm rõ nhân thân của “người được ủy quyền” đầy quyền lực này, đề nghị Bộ CA sớm điều tra làm rõ.


-------------

Phản đối trọng tài, bị công an đánh bất tỉnh



Tuấn Minh (NLĐO) - Trong lúc theo dõi trận đấu bóng đá giữa 2 đội, anh Trường đã nhảy vào sân để phản đối quyết định của trọng tài. Bất ngờ, anh bị 3 công an viên của xã lao vào dùng gậy đánh tới tấp đến bất tỉnh.

Lúc 9 giờ ngày 18-2, tại sân vận động xã Quảng Long, huyện Quảng Xương – Thanh Hóa diễn ra các trận đấu bóng vui Xuân Quý Tỵ. Khi trọng tài có quyết định sai, anh Nguyễn Văn Trường (SN 1977), lao vào sân phản đối thì bị anh Nguyễn Văn Tuân, công an viên của xã, túm cổ áo lôi ra nhưng anh không ra.

Cùng lúc đó, hai công an viên Lê Anh Xuân và Lê Quý Thành liền xông tới cùng với anh Tuân dùng gậy đánh tới tấp vào người anh Trường trước sự ngỡ ngàng của hàng trăm người dân.

Sau trận đòn nhừ tử, anh Trường gục ngay tại chỗ, máu chảy khắp người, 2 mắt đầy máu không thấy gì. Người dân đã nhanh chóng sơ cứu và đưa anh Trường lên Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương để cấp cứu.

Anh Trường bị đánh bị thương rất nặng nơi vùng mắt

Anh Bùi Hữu Tình, người chứng kiến sự việc trên, bức xúc kể: “Hành động đánh người như thế của 3 công an xã là không thể chấp nhận được. Cả 3 công an viên đều xông vào, tay lăm lăm dùi cui, gậy chuyên dùng đánh anh Trường tới tấp, khiến anh chỉ biết ôm đầu và mặt ngã gục xuống”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Bá Bình, Trưởng Công an xã Quảng Long, cho biết: “Sau khi nhận được thông tin, chúng tôi đã đưa anh Trường đi bệnh viện huyện để điều trị. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu các công an viên làm bản tường trình, nếu sai sẽ xử lý nghiêm minh. Do anh em mới vào nghề nên chưa có kinh nghiệm xử lý các vấn đề tế nhị”.


Đụng đâu... té đó !



Dân Làm Báo - Nhân chuyện đồng chí thủ tướng chính phũ X xuống bút kiểu ngã mà không hỏi, hỏi rồi sao cứ ngã - "... hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bão vệ vùng trời vùng biễncũa Tỗ quốc. Xứng đáng với truyền thống anh hùng và tin yêu cũa đãng, Nhà nước và Nhân dân...", Dân Làm Báo gửi lại tài liệu này để bà con trong thôn cất vào kho làm... của và... truyền lại cho thế hệ mai sau!

Tiếng Việt của đồng chí cháu: 





Tiếng Việt của đồng chí Bác:

Bản di chúc này đồng chí Bác đã bỏ ra đúng 5 năm để hoàn tất. Bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 5 năm 1965 và hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 năm 1969. 3 trang giấy 5 năm trường. Cho nên: xin đừng nói đồng chí Bác viết ẪU viết TÃ viết trật chính TÃ.



Chữ viết của bác !



Dân Làm Báo - Trong phần phản hồi của bài Đụng đâu... té đó nói về chữ nghĩa của đồng chí bác chủ tịch ngày xưa và đồng chí cháu thủ tướng ngày nay, có bạn trong thôn thắc mắc về nét chữ của bác lúc bác là bình minh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường... đi học và lúc bác hoàng hôn Hồ Chí Minh ra đi tìm đường... gặp cụ Mác, cụ Lê. Dân Làm Báo gửi các bạn trong thôn để so sánh khách quan.


Lá thư xin nhập học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) viết ngày 15/09/1911 của Nguyễn Tất Thành:


Di chúc của Hồ Chí Minh viết ngày 10 tháng 5 năm 1965 và hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 1969 (trang 1):