THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 March 2012

Re: CS Mỹ Linh: 'Thu phí lưu hành xe chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi'

Tờ Petro time, cơ quan ngôn luận cũ của Thăng, nơi Thăng từng giữ chức Chủ Tịch Tập Đoàn, chả bưng bô cho Thăng thì bưng cho ai? nhở Hoàng Thắng nhở???

Theo tôi, Mỹ Linh trả lời bài báo trên, không theo cương vị 1" Diva" ca nhạc, chỉ như 1 công dân, bình thường như gần 80 triệu công dân bình thường khác.
Mỹ Linh không phải là ca sỹ tôi yêu thích lắm, ngoại trừ cái thời đầu, hát bài Hà Nội Đêm Trở Gió. Nhưng đó là chuyện sở thích âm nhạc, mỗi người mỗi mỗi sở thích. Còn bài phát biểu của cô ấy tôi rất ủng hộ và ngưỡng mộ.

Hoàng Thắng bới ra chụyện ML ở nhà 1,3 ha,rồi ô tô , rồi váy áo xúng xính, vẻ hậm hực. Tôi thì thấy đó là chuyện rất bt, vợ chồng cô ấy làm nghệ thuật nhưng không hay phô truơng, gây xì căng đan gì, có vẻ căn cơ. Căn nhà đó, tôi đọc báo thì đâu như cô ấy cũng phải bán cái nhà ở quận Thanh Xuân thì phải, và chênh lêch giá cả giữa 2 khu vực đó là rất lớn. Cũng phải làm lụng và tính toán căn cơ, chứ chắc cũng không lừa đảo, tham nhũng gì. Cô ấy có quyền tự hào hơn vạn lần bọn ăn trên ngồi chốc, đè đầu cưỡi cổ, hút máu hút mủ nhân dân.

Tôi xin phép copy bài viết của tôi trong topic phát ngôn của ông Nghị

"Ông Nghị nói thế thì cũng có cái Đúng và có cái Sai.

Cái Sai, trước hết là sai " chủ trương" của băng đảng ông vẫn hay trương ra để vỗ về dân chúng, "Dân Giầu, Nước M ạnh, Xã Hội Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh". theo đó phải khuyến khích dân làm giàu và tạo quyền dân chủ, người nhiều tiền cũng có quyền kêu ca chứ. Ngh nói thế thì ai muốn nhiều tiền? và ai dám kêu ca?

Trong xã hội, phải có người giầu, người nghèo. Có người nhờ may mắn, trúng số hoặc cha mẹ có điều kiện, có người thì nhờ tố chất khả năng đặc biệt, có người nhờ lao động cần mẫn, tích cóp tính toán căn cơ hoặc do nhiều yếu tố mà giầu. Lại có người kém may mắn, yếu đau bệnh tật hoặc do sinh ra trên vùng đất "chó ăn đá gà ăn sỏi", khó làm giầu,cũng có thể do lười biếng, hay chơi bời, đua đòi nghiện ngập....mà chịu cảnh nghèo.
Người giầu chân chính là người đóng góp nhiều cho xã hội, họ đóng thuế cho ngân sách nhà nước, tạo sức tiêu thụ, tiêu dùng hàng hóa, tạo công ăn việc làm và phát triển xã hội. Người nghèo thì đóng góp ít, thậm chí phải nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nước (thuế của dân). Người ta có câu, " được thằng miền xuôi, nuôi thằng miền ngược" là vậy.

Cái ô tô nên coi nó là vật dụng thông thường, hữu dụng. Nó che nắng, che mưa,ngăn bụi... đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu thương vong khi chẳng may va quệt, nhất là đi đâu xa hoặc nhà có con nhỏ mới thấy nó hữu ích dường nào.
Trong các xã hội văn minh, sở hữu và đi lại ô tô là bình thường, thậm chí nhà vài ba chiếc, Việt nam cũng có thời được như vậy, nhưng đó là miền Nam trước năm 1975, khi mà đường xá rộng rãi, sạch sẽ, rất nhều ô tô, vỉa hè thông thoáng, hẻm sâu thì 2 ô tô cũng tránh nhau được. Lô cốt đào đường và triều cường là hiện tượng xuất hiện sau 1975.

Ng nói thế có cái Đúng, là đúng bản chất ma giáo của Ng và đồng bọn, tăng phí lần này thực chất là Tận Thu, Tận Diệt thôi.... thật Táng Tận.
Hơn 80 năm qua, băng đảng của Ng với bản chất là Vô Sản - Chuyên Chính. Nghèo Đói và Bạo Lực, chúng không muốn dân ta giầu có, hiểu biết vì như thế thì những cái đầu bã đậu của chúng không kiểm soát nổi, rồi lại đòi Dân Chủ với Nhân Quyền. Chúng chỉ khống chế người dân làm giàu đến mức nào đó, vỗ béo rồi chúng thịt. Bọn chúng gây ra bao vụ cướp tài sản trắng trợn của dân ta, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, đánh tư sản mại bản, nhiều chính sách ngăn sông cấm chợ, đổi tiền....nhiều, nhiều lắm.
Con của Công Tử Bạc Liêu đó, giờ không có nhà, chạy xe ôm, nhìn cái nhà của ông cha ông ấy giờ thành khách sạn của bọn chúng, chẳng biết ông nghĩ gì?
Những Nguyễn Văn Mười Hai, bà Ba Sương, anh hùng Đoàn Văn Vươn.......nhiều nhiều lắm những vụ không được thông tin. Dân ta cũng thật là.... tưởng nghèo là thì chúng cho sống yên ổn à? Không đâu, cải cách ruộng đất, chúng giết người cướp của , chia cho dân nghèo rồi chúng lại bắt dân nghèo vào Hợp Tác Xã, từ mảnh ruộng cho đến cái liềm. Sau chúng cho người thu gom với giá rẻ mạt, chúng ăn không những bờ ruộng, những kênh muơng thủy lợi.. trên đó, đẩy người nghèo vào cảnh thất nghiệp, dễ vướng tệ nạn xã hội. Chúng bán những ruộng đó với giá gấp hàng chục hàng trăm lần, chúng mở ra những sân Golf , những sòng bạc, người dân bt có cơ hội vào đó không?


Các bạn đang có nhà ở, có thể là của cha ông để lại, có thể các bạn phải bỏ khoản tiền không nhỏ ra để có, nhưng nó có phải là của bạn thực sự không? Không đâu, bạn chỉ có quyền sử dụng cái nhà, còn miếng đất thì thuộc sở hữu của Toàn Dân, Toàn Dân là ai? và bọn chúng quản lý.
Vừa rồi,(khoảng năm 2010 hoặc 2011) chúng lại mới ra thông tư, hay nghị định gì đó về trưng thu tài sản, gần đây hơn, chúng ngang nhiên tịch thu vàng đô la của người dân, những tài sản đó không phải là mồ hôi, nước mắt của người ta à?
Rồi đây
Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu ít nữa Hoàng Anh Gia Lai, Cà phê Trung Nguyên... hay những doanh nghiệp tư nhân nào đó bị quốc hữu hóa, tịch thu vào tay chúng rồi lại thành vinaxin...
Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu ít nữa thấy toàn dân ta dưới cái nóng 38, 40 độ đạp xe đạp nhễ nhại, quạt nan phành phạch, chổng mông nhóm bếp than tổ ong, đun rơm rạ, đun lá...ăn cơm độn khoai mỳ....
Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu ít nữa trẻ em Hà Nội, Sài Gòn ... còi cọc đi, không biết đến mùi vị sữa là gì, chúng mắt tròn mắt dẹt, hô nhau chạy đuổi theo 1 "ông Tây", hay 1 cái ô tô đi qua mà phải mấy ngày chúng mới có dịp thấy."




Ông Nghị nói thế thì cũng có cái Đúng và có cái Sai.

Cái Sai, trước hết là sai " chủ trương" của băng đảng ông vẫn hay trương ra để vỗ về dân chúng, "Dân Giầu, Nước M ạnh, Xã Hội Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh". theo đó phải khuyến khích dân làm giàu và tạo quyền dân chủ, người nhiều tiền cũng có quyền kêu ca chứ. Ngh nói thế thì ai muốn nhiều tiền? và ai dám kêu ca?

Trong xã hội, phải có người giầu, người nghèo. Có người nhờ may mắn, trúng số hoặc cha mẹ có điều kiện, có người thì nhờ tố chất khả năng đặc biệt, có người nhờ lao động cần mẫn, tích cóp tính toán căn cơ hoặc do nhiều yếu tố mà giầu. Lại có người kém may mắn, yếu đau bệnh tật hoặc do sinh ra trên vùng đất "chó ăn đá gà ăn sỏi", khó làm giầu,cũng có thể do lười biếng, hay chơi bời, đua đòi nghiện ngập....mà chịu cảnh nghèo.
Người giầu chân chính là người đóng góp nhiều cho xã hội, họ đóng thuế cho ngân sách nhà nước, tạo sức tiêu thụ, tiêu dùng hàng hóa, tạo công ăn việc làm và phát triển xã hội. Người nghèo thì đóng góp ít, thậm chí phải nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nước (thuế của dân). Người ta có câu, " được thằng miền xuôi, nuôi thằng miền ngược" là vậy.

Cái ô tô nên coi nó là vật dụng thông thường, hữu dụng. Nó che nắng, che mưa,ngăn bụi... đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu thương vong khi chẳng may va quệt, nhất là đi đâu xa hoặc nhà có con nhỏ mới thấy nó hữu ích dường nào.
Trong các xã hội văn minh, sở hữu và đi lại ô tô là bình thường, thậm chí nhà vài ba chiếc, Việt nam cũng có thời được như vậy, nhưng đó là miền Nam trước năm 1975, khi mà đường xá rộng rãi, sạch sẽ, rất nhều ô tô, vỉa hè thông thoáng, hẻm sâu thì 2 ô tô cũng tránh nhau được. Lô cốt đào đường và triều cường là hiện tượng xuất hiện sau 1975.

Ng nói thế có cái Đúng, là đúng bản chất ma giáo của Ng và đồng bọn, tăng phí lần này thực chất là Tận Thu, Tận Diệt thôi.... thật Táng Tận.
Hơn 80 năm qua, băng đảng của Ng với bản chất là Vô Sản - Chuyên Chính. Nghèo Đói và Bạo Lực, chúng không muốn dân ta giầu có, hiểu biết vì như thế thì những cái đầu bã đậu của chúng không kiểm soát nổi, rồi lại đòi Dân Chủ với Nhân Quyền. Chúng chỉ khống chế người dân làm giàu đến mức nào đó, vỗ béo rồi chúng thịt. Bọn chúng gây ra bao vụ cướp tài sản trắng trợn của dân ta, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, đánh tư sản mại bản, nhiều chính sách ngăn sông cấm chợ, đổi tiền....nhiều, nhiều lắm.
Con của Công Tử Bạc Liêu đó, giờ không có nhà, chạy xe ôm, nhìn cái nhà của ông cha ông ấy giờ thành khách sạn của bọn chúng, chẳng biết ông nghĩ gì?
Những Nguyễn Văn Mười Hai, bà Ba Sương, anh hùng Đoàn Văn Vươn.......nhiều nhiều lắm những vụ không được thông tin. Dân ta cũng thật là.... tưởng nghèo là thì chúng cho sống yên ổn à? Không đâu, cải cách ruộng đất, chúng giết người cướp của , chia cho dân nghèo rồi chúng lại bắt dân nghèo vào Hợp Tác Xã, từ mảnh ruộng cho đến cái liềm. Sau chúng cho người thu gom với giá rẻ mạt, chúng ăn không những bờ ruộng, những kênh muơng thủy lợi.. trên đó, đẩy người nghèo vào cảnh thất nghiệp, dễ vướng tệ nạn xã hội. Chúng bán những ruộng đó với giá gấp hàng chục hàng trăm lần, chúng mở ra những sân Golf , những sòng bạc, người dân bt có cơ hội vào đó không?


Các bạn đang có nhà ở, có thể là của cha ông để lại, có thể các bạn phải bỏ khoản tiền không nhỏ ra để có, nhưng nó có phải là của bạn thực sự không? Không đâu, bạn chỉ có quyền sử dụng cái nhà, còn miếng đất thì thuộc sở hữu của Toàn Dân, Toàn Dân là ai? và bọn chúng quản lý.
Vừa rồi,(khoảng năm 2010 hoặc 2011) chúng lại mới ra thông tư, hay nghị định gì đó về trưng thu tài sản, gần đây hơn, chúng ngang nhiên tịch thu vàng đô la của người dân, những tài sản đó không phải là mồ hôi, nước mắt của người ta à?
Rồi đây
Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu ít nữa Hoàng Anh Gia Lai, Cà phê Trung Nguyên... hay những doanh nghiệp tư nhân nào đó bị quốc hữu hóa, tịch thu vào tay chúng rồi lại thành vinaxin...
Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu ít nữa thấy toàn dân ta dưới cái nóng 38, 40 độ đạp xe đạp nhễ nhại, quạt nan phành phạch, chổng mông nhóm bếp than tổ ong, đun rơm rạ, đun lá...ăn cơm độn khoai mỳ....
Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu ít nữa trẻ em Hà Nội, Sài Gòn ... còi cọc đi, không biết đến mùi vị sữa là gì, chúng mắt tròn mắt dẹt, hô nhau chạy đuổi theo 1 "ông Tây", hay 1 cái ô tô đi qua mà phải mấy ngày chúng mới có dịp thấy.

Phản đối thu phí giao thông là 'bài hát hay nhất của diva Mỹ Linh'

(GDVN) - Đó là ý kiến của một trong rất nhiều độc giả đồng tình với bài trả lời phỏng vấn Mỹ Linh về đề án thu phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Sau khi Giáo dục Việt Nam đăng lại bài viết phỏng vấn diva Mỹ Linh, hầu hết ý kiến độc giả đồng tình với quan điểm chị đưa ra. Độc giả ký tên Trần Kẽm đã viết đầy bất ngờ: "Có lẽ trong tất cả các ca khúc mà Mỹ Linh đã từng thể hiện thì tôi thấy ca khúc này là hay nhất, đỉnh nhất và tuyệt vời nhất".

Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng tải công khai các ý kiến độc giả về bài viết nêu trên.

Lê Trung Thắng (gửi ý kiến ngày 26/03/2012, lúc 17:41)

Không ngờ lần này Mỹ Linh trả lời hay đến thế, Mỹ Linh nói rất đúng, rất trúng và rất đáng đại diện cho người dân để nói lên quan điểm của mình với các quan chức đang hưởng lương bằng tiền thuế của nhân dân; trong đó tôi rất thích mấy câu "Lỗi tại qui hoạch kém", "Một bộ phận quan chức đang hoang phí tiền thuế của nhân dân" và tôi cũng ngạc nhiên trước nhận định của Mỹ Linh rằng "...anh Đinh La Thăng quá kém cỏi".

Yen Binh - 26/03/2012 18:15

Hoan hô Mỹ linh, chị vừa hát hay, xinh đẹp, thông minh lại vừa có tâm với đất nước, với xã hội. Sự góp ý thẳng thắn của Mỹ Linh đầy tính xây dựng, vừa có tình lại vừa có lý. Chúng tôi mong mỏi đất nước mình có nhiều người như chị Mỹ Linh và các quan chức lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân hơn. Việt Nam đất nước mình hiện có những người cực giàu nhưng số người giàu là một con số thiểu số, đa phần người dân Việt Nam mình là còn rất nghèo so với các nước khác, nhiều gia đình tương đối khấm khá so với nhiều người khác nhưng gần như cả đời làm việc hoặc cả đại gia đình đi làm mới tiết kiệm được tiền để mua được một cái xe đề cả nhà cùng đi. Mua được 1 xe ô tô là một sự cố gắng rồi, nếu bây giờ phải đóng phí nữa, chắc chắn là một sự khó khăn của cả nhà. Không phải ai cũng có điều kiện kinh tế sung sướng như các con của anh Đinh La Thăng đâu. Vì vậy mong anh hãy tìm hiểu kỹ cuộc sống của nhân dân trước khi đưa ra các quyết định thu và tăng phí đối với người sử dụng phượng tiện giao thông. Lãnh đạo quyết định có tình có lý thì sẽ được người dân ủng hộ.

Thanh Tùng - 26/03/2012 19:31

Chị Mỹ Linh phát biểu rất chính xác. Làm quản lý nhà nước mà cái gì khó cũng trút lên đầu dân thì quá kém cỏi. Tắc đường ở trung tâm thì thu phí ở Trung tâm chứ đây đè ô tô toàn quốc ra thu. Thêm nữa nói là hạn chế xe cá nhân, nhưng lại thu tất cả xe biển trắng (bao gồm xe phục vụ SX của DN, xe vận tải, xe taxi và cả xe buýt), chứng tỏ có sự không minh bạch về ngôn từ.

Hai Phong - 26/03/2012 19:54

Tôi đồng tình với Mỹ Linh!

Nguyễn Văn Nguyễn - 26/03/2012 20:07

Diva Mỹ Linh trả lời rất hợp lý. Anh Thăng quá kém.

Bảo Phan - 27/03/2012 00:13

Mỹ Linh nói rất thẳng rất đúng, thu phí mà không hợp với thu nhập của người dân sẽ là một gánh nặng lớn đè len vai dân. Quan chức nên đóng vai một anh xe ôm trong một ngày thử xem liệu phí 500 ngàn - 1 triệu một năm có lớn không.

Lê Mai - 27/03/2012 09:09

Hoan hô Chị Linh dám nói những lời như thế.Hy vọng sau bài báo này Chị không bị sao.

Sơn - 27/03/2012 09:09

Mỹ Linh trả lời rất thẳng, mình hoàn toàn đồng ý với Mỹ Linh."Tại sao khi anh làm thất thoát tiền thuế của nhân dân bằng bao nhiêu khi quy hoạch dốt, thiếu tầm nhìn; hay thi công những công trình giao thông kém chất lượng và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thì không thấy ai đứng ra từ chức, nhận trách nhiệm" ???? Rất hay!

Thu Hà - 27/03/2012 10:01

Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của Mỹ Linh cũng là ý kiến của hầu hết người dân Việt Nam. Tôi thấy những quyết định của Bộ giao thông nói riêng và 1 số bộ nói chung hiện nay là không dân chủ. Người dân không được tham gia, ý kiến của người dân không có ảnh hưởng gì. Cuộc sống ngày càng khó khăn, giá cả tăng vùn vụt, thu nhập tăng ko kịp với tổng các chi phí tăng, chế độ phúc lợi thì kém. Tăng phí xăng dầu, thu phí lưu hành xe nhưng người dân vẫn phải đi trên những con đường tuy vừa đưa vào sử dụng nhưng đã xuất hiện ổ gà, ổ trâu, ngã mà chết thì cũng chẳng biết bắt đền ai. Không khí cuộc sống thế này khó thở quá.

ZzzZzz - 27/03/2012 13:16

Chị Mỹ Linh nói rất hay... thú thật em rất muốn nói nhiếu thứ...

Lê Tuấn - 27/03/2012 13:29

Tôi rất ủng hộ ý kiến của ca sỹ Mỹ Linh. Không ngờ Chị vừa là một DIVA lại vừa là một nhà phê bình rất mạnh dạn và tinh tế! Hoan hô chị hai tay luôn!

Dào thị tâm - 27/03/2012 14:04

Em rất thích giọng hát của chị, Giờ em còn thích cả giọng văn của chị nữa. Phải thương lấy dân chứ!!!

phùng nhung - 27/03/2012 16:04

Tôi chân thành cảm ơn bài trả lời hay của Mỹ Linh. Tôi hoàn toàn ủng hộ chị.

Quyết - 27/03/2012 16:58

Tôi hoàn toàn ủng hộ Mỹ Linh. Thử hỏi xem BT Thăng đã bao giờ đặt mình vào địa vị người dân nghèo chưa? thử hỏi xem các phương tiện GT công cộng đã bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu của mọi người?...

Nguyễn Quốc - 27/03/2012 18:36

Mỹ Linh đã nói ra những gì mà người dân muốn nói . Ông bộ Trưởng Thăng nên đọc bài này và suy nghĩ xem người dân nghĩ gì về ông ?

Nguyễn Việt Sơn - 27/03/2012 21:27

Mỹ Linh trả lời hay quá. Cảm ơn Mỹ Linh.

Vu Nguyen - 27/03/2012 22:33

Hoan hô Mỹ Linh! Bộ trưởng Thăng ơi làm ơn thương dân nghèo với!

http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Phan-d...Linh/135808.gd

.................

P/s: Tiêu đề quá chuẩn!!!

CS Mỹ Lệ có 4 ôtô gửi giải pháp tới Bộ trưởng Thăng

(Đời sống) - Gia đình ca sĩ Mỹ Lệ hiện tại sở hữu 4 chiếc xe ô tô, trước đề xuất của Bộ giao thông vận tải về việc thu phí lưu hành ô tô, xe máy; chị thấy quá bất công. Mỹ Lệ thấy hả lòng, hả dạ khi đọc được thông tin Mỹ Linh phản đối đề xuất thu phí của Bộ giao thông.


TIN LIÊN QUAN
Đức Tuấn bất ngờ ủng hộ Bộ trưởng Thăng thu phí xe
Mỹ Linh phê Bộ trưởng, Hà Nội lập tức xắn tay áo!
Tranh luận nóng về ca sĩ Mỹ Linh và Bộ trưởng Thăng
Mỹ Linh: “Anh Đinh La Thăng làm thế thì... kém“



Mỹ Lệ cảm ơn Mỹ Linh

PV: - Gần đây, chị có quan tâm đến chủ trương thu phí lưu hành phương tiện cá nhân (ôtô, xe máy…) của Bộ Giao thông hay không?

Ca sĩ Mỹ Lệ: - Tôi đã theo dõi thông tin này từ những ngày đầu tiên mà trong lòng đầy lo lắng và bức xúc. Lên tiếng với báo chí thì không phải lắm bởi là một người công dân Việt Nam trước chủ trương chính sách do Nhà nước ban hành ra mình đi phản đối thì không hay chút nào.

Nhưng nếu không ai có ý kiến gì thì khi ban hành chính thức, người thiệt thòi cuối cùng vẫn là nhân dân, trong đó có cả tôi. Thật lòng, tôi rất mong muốn được bày tỏ một vài quan điểm.

PV: - Chị lo lắng như vậy, hẳn gia đình chị đang sử dụng nhiều xe ô tô?

Mỹ Lệ: - Gia đình tôi sử dụng khá nhiều xe ô tô: xe cho nhân viên đi, xe để bản thân tôi đưa đón con đi học… tất cả có 4 chiếc đang sử dụng. Trong đó, có chiếc xe một tuần chưa chắc tôi đã đi đến 1 lần hoặc xe chở hàng thì một tuần chưa chắc đã sử dụng đến, thậm chí một tháng tôi mới lấy chở hàng một lần.

Như vậy, chiểu theo đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, riêng nhà tôi một năm đã phải nộp trên 100 triệu đồng tiền phí. Trong đó, có những chiếc xe cả tháng mới đi một lần, thậm chí đắp chiếu để đó cũng vẫn phải nộp phí.

Đấy là chưa kể đến dòng xe càng đắt tiền, mất phí càng nhiều. Vì vậy, từ bản thân gia đình tôi, tôi thấy nếu phải đóng phí lưu hành xe như đề xuất thì quá phi lí.



Lexus mui trần hơn 3 tỷ được chồng Mỹ Lệ mua tặng ngày sinh nhật tuổi 40



PV: - Trước đề xuất thu phí lưu hành phương tiện tham gia giao thông chị đã tính đến phương án bán bớt xe để giảm mức đóng phí hay chưa?

Mỹ Lệ: - Bán bớt xe thì đến khi thu phí thật rồi mới tính nhưng tôi rất lo lắng, không biết phải giải quyết bằng cách nào cho hợp lý. Tôi rất đau đầu. Phải tinh giảm xe kiểu gì hay làm sao đây tôi cũng chưa biết, nhưng cứ để cả 4 chiếc xe trong nhà, thiệt hại cho tiền phí là tương đối nhiều.

Đấy là chưa kể đến khi mua xe, nhập xe về tôi đã phải đóng 200% tiền thuế. Một chiếc xe nhập về tăng giá trị lên gấp 3 lần, như vậy đã quá nhiều rồi chưa kể đến các khoản phí khác.

Tôi thực sự muốn biết là số tiền mà Nhà nước đánh thuế cao trên từng chiếc xe của nhân dân được đầu tư vào việc gì? Nó nằm ở đâu, sao chưa lấy để phát triển và tu bổ các công trình giao thông công cộng?

PV: - Chị có theo dõi các phản ứng của những người khác trước thông tin phải nộp tiền phí lưu thông cho ô tô và xe máy hay không?

Mỹ Lệ: - Ngay từ khi có đề xuất thu phí tôi đã theo sát mọi thông tin liên quan cũng như các phản ứng của độc giả, của người dân trên một số trang báo mạng.

Đặc biệt, tôi đã đọc được toàn bộ ý kiến phản hồi của ca sĩ Mỹ Linh. Tôi cảm thấy rất hả lòng hả dạ! Mặc dù tôi không có đủ dũng cảm để lên tiếng đầu tiên về sự việc này nhưng thật sự cám ơn cô ấy !

Tôi mong muốn anh chị em nghệ sĩ, các doanh nhân, các nhân vật khác trong xã hội… có tiếng nói, có sức mạnh của tiếng nói, có điều kiện cần phải lên tiếng để điều luật này không được thông qua.

Nếu điều luật về thu phí các phương tiện lưu thông đường bộ được thông qua thì tình hình lạm phát và cuộc sống người dân sẽ còn khổ hơn nhiều. Tôi cứ tưởng năm 2012 là năm đáy của khủng hoảng, nhưng nếu cơ sự như thế này thì chắc có lẽ phải 2 năm nữa mới tìm thấy được điểm dừng của đáy.


Tôi đã đọc được toàn bộ ý kiến phản hồi của ca sĩ Mỹ Linh. Tôi cảm thấy rất hả lòng hả dạ!

PV: - Vì sao chị lại cho rằng năm nay là năm đáy của khủng hoảng?

Mỹ Lệ: - Ít nhiều tôi cũng là người làm kinh doanh, một khi kinh tế đi xuống như thế này thì ai làm kinh doanh cũng phải chịu ảnh hưởng. Tôi vẫn từng hy vọng hết năm nay thì mọi thứ sẽ ổn định để sang năm 2013 tôi mở rộng thêm công việc kinh doanh của mình.

Nhưng nếu như luật thu phí phương tiện tham gia giao thông được ban hành thì dân còn khổ nữa, vật giá sẽ bị lạm phát tăng lên, đồng tiền càng mất giá, thì chuyện phát triển kinh doanh của bất cứ một ai cũng ảnh hưởng chứ không riêng gì tôi nữa.

Góp giải pháp với Bộ trưởng Đinh La Thăng

PV: - Nếu không đồng tình với phương án thu phí phương tiện lưu thông đường bộ để giảm ùn tắc giao, chị có một giải pháp khác đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giao thông hay không?

Mỹ Lệ: - Thật khó nếu lại bảo tăng chi phí vào xăng để ai đi nhiều chịu nhiều, ai đi ít chịu ít. Nhưng suy đi tính lại, nếu những đơn vị sử dụng xăng không phải để đi mà để dùng vào hoạt động sản xuất, vận hành máy móc… vô tình sẽ đẩy cho vật giá tăng lên, hàng hóa tăng lên, người dân lại chịu ảnh hưởng.

Dẫn đến đồng tiền mất giá, dân không sống được rồi lại rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế sẽ bị thụt lùi đến bao giờ?

Tôi thấy các ý kiến đang đề xuất tăng phí vào xăng là không hợp lý bởi xăng không chỉ dùng để đi mà còn dùng để sản xuất.

Tôi nghĩ nếu như Nhà nước bắt đầu áp dụng điều luật thu phí lưu hành phương tiện ô tô, xe máy ngay từ năm nay hoặc đầu sang năm thì cũng không bớt giảm được lượng xe đang tham gia giao thông.

Rõ ràng, xe đã nhập về Việt Nam, tôi đọc báo thấy hình như hiện tại ô tô có hơn 600 nghìn chiếc đang sử dụng, xe máy hơn 35 triệu chiếc nếu thu phí ngay bây giờ người ta cũng không đốt xe đi được và cũng không thể bán xe ngay được, biết bán đi đâu?

Ai là người đứng ra thu mua tất cả những chiếc xe dân tình muốn bán? Tôi nghĩ, người dân vẫn cắn răng nộp phí để sử dụng, thậm chí sẽ có người đắp chiếu mấy năm không đi nữa, chờ khi nào có luật mới lại lôi xe ra đi tiếp.

Kiểu gì đi nữa thì lượng xe đã hiện hữu ở Việt Nam cũng không thay đổi được. Một khi đã phải đóng tiền phí người ta sẽ phải đi cho bõ tức hoặc đi để khai thác hết số tiền người ta đã phải đổ mồ hôi, nước mắt. Như vậy làm sao mà hạn chế được ùn tắc giao thông, tôi chắc chắn là vẫn ùn tắc.


Nếu không có thêm loại hình giao thông công cộng làm sao cấm được người dân đi ô tô, xe máy riêng ra đường.

PV: - Vậy giải pháp chị đề xuất với Bộ trưởng Bộ giao thông là gì?

Mỹ Lệ: - Làm sao để triển khai thật nhanh chóng và đa dạng hóa các loại hình phương tiện giao thông công cộng. Nếu không có thêm loại hình giao thông công cộng làm sao cấm được người dân đi ô tô, xe máy riêng ra đường. Bản thân chủ các phương tiện tham gia giao thông cũng ngại ùn tắc không muốn ra đường nhưng vì công việc bắt buộc nên phải đi.

Nếu chọn phương án xe bus, những người ở trong hẻm đi bộ 2km mới ra đến bến xe bus thì đi làm sao được, có phải ngóc ngách nào cũng có bến xe bus đi qua đâu.

Tôi nghĩ việc xây thêm tàu điện ngầm, đường trên không, tàu siêu tốc là phương án khả thi, tại sao không làm, hãy làm đi đã rồi mới nghĩ đến việc thu phí của dân. Không có phương tiện thay thế tại sao lại hạn chế người dân đi ô tô, xe máy ra đường, như vậy có khác nào tước quyền được đi lại của người dân và bảo người dân ở nhà đi cho rồi!

Cần phải cải tạo lại các hệ thống trường học ra ngoại thành hay di dời các cơ quan hành chính Nhà nước ra ngoại thành để giãn dân ở trung tâm thành phố. Hay là các giải pháp thông minh khác nữa, thực tế chỉ ùn tắc giao thông ở những giờ cao điểm còn bình thường đâu có tắc đường.

Bên cạnh đó, cách điều phối làn đường cũng chưa phù hợp, rất nhiều làn đường đang được phân bổ trái khoáy, và rất vô lý.

Một giải pháp tình thế tạm thời nữa mà tôi thấy rất cần thiết đó là cấm nhập khẩu thêm tất cả các loại xe ô tô và xe máy. Nếu cảm thấy tổng số các loại xe đang được lưu hành ở Việt Nam đã đầy, không muốn xuất hiện thêm nữa thì Nhà nước hãy đánh thuế nhập khẩu cao nữa lên để khống chế lượng xe nhập về.

Những ai thật sự giàu có, chịu được mức thuế mới thì người ta sẽ mua còn ai không đáp ứng được thì thôi. Đừng có đánh thêm vào những chiếc xe đang có ở Việt Nam.

Đấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trong khi chờ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng, lâu dài cũng không thể làm như vậy mãi được.

PV: - Chị quen ngồi ô tô rồi, nếu như muốn hạn chế tiền phí lựa chọn giải pháp xe máy chị có hài lòng không?

Mỹ Lệ: - Ôi! Xe máy ư! Có lần cấp bách phải ngồi xe máy tôi bị té vật ra đường, lũng cả đầu tôi phải vào viện để khâu vá. Tôi bị té không phải là do vi phạm giao thông mà do đường đông, người ta đụng nhẹ vào mình là bị té liền.

Tôi thấy những vụ tai nạn của xe máy xảy ra rất nhiều, tại sao Nhà nước không nghĩ ra những phương tiện khác an toàn cho người dân. Không có đất nước nào mà nhan nhản toàn xe máy như đất nước Việt Nam mình. Tôi nghĩ, người dân cũng chẳng muốn mua xe máy nếu có giải pháp giao thông thuận tiện khác.

Đơn cử, những nhà máy sản xuất xe máy của Trung Quốc tại Việt Nam, tại sao Nhà nước không xóa bỏ, không cho sản xuất nữa, không cho phát triển nữa.

PV: - Chị nghĩ sao khi thu nhập của người dân Việt Nam rất thấp nhưng họ phải bỏ nhiều khoản tiền lệ phí để được sử dụng một chiếc xe ô tô?

Mỹ Lệ: - Không có đất nước nào vô lý như nước mình, người dân phải mua xe với giá đắt cắt cổ. Ví dụ một chiếc xe ở Việt Nam giá 3 tỷ nhưng ở nước ngoài chỉ khoảng gần 1 tỷ.

Vô lý như vậy, trong khi một nước nghèo, thu nhập cực kỳ thấp, người dân lại phải chịu những khoản dịch vụ lưu thông xe nhưng vẫn chưa yên, mai mốt đi đến đâu còn mất tiền đến đó nữa.

Nếu như Nhà nước nhất quyết thu phí các phương tiện lưu thông đường bộ sẽ làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, đồng thời còn ảnh hưởng cả đến sự phát triển của nền kinh tế.

Tôi lấy 1 ví dụ nho nhỏ nếu thu phí lưu thông, rất có thể một bó rau muống sau thời điểm ban hành thu phí sẽ có giá 30-40 nghìn đồng. Bởi xe ô tô tải chở rau cũng bị đánh phí hàng năm khá nhiều, buộc họ phải tăng giá rau thôi.

PV: - Thực tế, giao thông chỉ ùn tắc ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, nếu thu phí cả những tỉnh khác thì chị thấy sao?

Mỹ Lệ: - Riêng việc thu phí tôi đã thấy không hợp lý rồi nên có thu ở đâu thì cũng là vô lý hết.

Xin chân thành cám ơn chị!
http://www.baomoi.com/Home/OtoXemay/...ng/8164286.epi

Ngụy biện vì ông Đinh La Thăng

Đoan Trang
-
“Ngụy biện “gây thù chuốc oán” được sử dụng triệt để. Bên cạnh đó là ngụy biện “tấn công cá nhân” (Personal Attack), một loại lỗi ngụy biện kinh khủng bởi vì nó rất… vô học.”‘
Dành thời gian đọc, sau đó phân tích các lỗi ngụy biện ở một bài viết như bài “Kính thưa ‘quý cô cái gì cũng muốn’” của tác giả Hoàng Thắng trên Petro Times là một việc có lẽ chỉ nên làm trong lúc rảnh quá. Tuy nhiên, xét thấy sự ngụy biện đang lan tràn trong tất cả các cuộc tranh luận trên mạng, trên không gian báo chí, không loại trừ cả không gian học thuật, nên tôi nghĩ việc chỉ ra các lỗi ngụy biện sơ đẳng trong bài viết này cũng là điều cần thiết. Bên cạnh các lỗi ngụy biện là một số sai sót về kỹ thuật viết báo, tôi cũng sẽ cố gắng chỉ ra một phần.
Xin lưu ý: Đây là bài viết phân tích về ngụy biện và báo chí, không nhận xét và không phán xét tác giả Hoàng Thắng.
* * *
1.
Trích: “Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, ca sỹ Mỹ Linh cho rằng: Thuế chồng lên thuế, phí chồng lên phí, chất lượng công trình giao thông chưa tương xứng với những khoản tiền mà dân phải đóng… và cuối cùng là kết luận một câu xanh rờn “Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”
Chỉ chờ có thế, các trang mạng đua nhau đăng lại bài phỏng vấn ca sỹ này với tiêu đề “Bắt dân đóng phí, anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!” Đã không ít người tung hô cho bài phỏng vấn này của Mỹ Linh, đơn giản vì đó là lời nói của một người nổi tiếng. Tuy nhiên, để nói về hàm lượng kiến thức hay tư duy trong câu nói thì cũng chưa được nhiều cho lắm”.
Về khía cạnh nghiệp vụ báo chí, để đảm bảo tính khách quan, nhà báo không được sử dụng tính từ, phó từ, nhất là các tính từ và phó từ mang tính phán xét, nặng hơn nữa là có hàm ý miệt thị. Các động từ, nếu không đảm bảo trung tính, cũng không được dùng. Trong đoạn viết trên đây, tác giả Hoàng Thắng, ngược lại, đã sử dụng ít nhất ba từ không khách quan: “xanh rờn”, “đua nhau”, “tung hô”.
Suy luận “đơn giản vì đó là lời nói của một người nổi tiếng” là quá đơn giản. Người ta “tung hô” (nếu có) ý kiến của ca sĩ Mỹ Linh có thể còn vì nhiều nguyên nhân khác, như: cô ấy đẹp, cô ấy là dân thường (giống người ta) chứ không phải lãnh đạo, cô ấy là phụ nữ, cô ấy đã nói đúng điều người ta thích, v.v.
2.
Trích: “Mặc dù phát biểu văng mạng rằng “thuế chồng thuế, phí chồng phí” nhưng xin cam đoan là nữ ca sỹ sẽ chẳng thể nào chỉ ra nổi “phí chồng phí” ở đâu. Bởi đơn giản: Việc phân định có hay không chuyện “phí chồng phí” đang được các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế tranh luận quyết liệt và chưa có hồi kết. Những phát ngôn của “người đẹp hát” cũng chỉ có thể là… nghe người ta nói thế thì biết thế thôi.
Còn kết luận phê phán kiến thức của Bộ trưởng Bộ GTVT “Bắt dân đóng phí chứng tỏ anh Đinh La Thăng kém cỏi” thì có lẽ là nên miễn bàn vì đơn giản: Tiến sỹ Đinh La Thăng cũng sẽ không bao giờ tranh cãi với ca sỹ Mỹ Linh về âm nhạc”.
Tác giả sử dụng các từ và lối diễn đạt sau đây: “văng mạng”, “phát ngôn của ‘người đẹp hát’”, “nghe người ta nói thế thì biết thế thôi”, “miễn bàn”… Về khía cạnh báo chí, lỗi lặp lại như ở trên: chủ quan, cảm tính, hàm ý miệt thị cá nhân. Có dấu hiệu của ngụy biện “tấn công cá nhân” với cách gọi Mỹ Linh là “người đẹp hát” trong ngoặc kép.
Với cách diễn đạt “miễn bàn về…”, tác giả phạm lỗi ngụy biện “Appeal to Ridicule”, tạm dịch là “Lố bịch hóa”, nghĩa là (chưa gì đã) chế nhạo ý kiến của người nói thay vì chỉ ra lỗi của người đó. Ví dụ (trích tài liệu của TS. Michael C. Labossiere, dự án Nizkor, 1995):
- Chắc chắn là đối thủ xứng đáng của tôi tuyên bố là chúng ta nên giảm bớt học phí rồi, nhưng điều này thật nực cười.
- Ủng hộ ERA à? Tất nhiên rồi, khi nào phụ nữ trả tiền đồ uống đã! Haha!
3.
Trích: “Cô ca sỹ còn đưa ra bằng chứng khá ngô nghê là “Ai bảo bắt cái ô tô oằn mình chịu đủ thứ thuế, thứ phí… là sẽ giúp giảm thiểu được tai nạn giao thông, khi mà đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất! Chỉ mới cách đây hơn hai tuần thôi, vào đúng ngày 8/3, chị bạn tôi vừa mất một câu con trai 10 tuổi cũng vì hai bố con chở nhau đi xe máy, bị người ta quệt phải. Còn trước đó đi ôtô thì không sao, nhưng ô tô đã phải bán vì bố mẹ cháu không chịu nổi cơn tăng giá, phí.
Lấy ví dụ thế thì chả hóa ra chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn còn những người đi xe máy đều nguy hiểm cả. Chẳng lẽ an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng?”.
Tương tự trên, tác giả dùng từ “ngô nghê” là vi phạm nguyên tắc báo chí, vì vừa chủ quan, vừa cảm tính, vừa miệt thị cá nhân.
Ở đây, nếu muốn phản bác Mỹ Linh, tác giả hoàn toàn có thể chỉ ra lỗi ngụy biện trong ý kiến của ca sĩ Mỹ Linh. Tuy nhiên, thay vì thế, tác giả đã đánh phủ đầu bằng miệt thị, chế nhạo, và vẫn không có cơ sở khoa học nào. Ý kiến của tác giả, do không được chứng minh, cho nên cũng không có lý hơn Mỹ Linh là bao nhiêu.
Lấy ví dụ thế thì chả hóa ra chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn còn những người đi xe máy đều nguy hiểm cả”. Thật ra thì, căn cứ vào lời được trích dẫn trên báo, thì ca sĩ Mỹ Linh không nói rằng CHỈ có đi ô-tô thì mới an toàn. Tác giả phạm hoặc là lỗi quy chụp, hoặc là lỗi trích dẫn. Một khi đã phạm lỗi quy chụp hoặc lỗi trích dẫn rồi thì các lập luận tiếp sau đó của người phạm lỗi không còn ý nghĩa nữa.
Tuy nhiên, ở đây cứ giả sử rằng chúng ta chấp nhận lỗi này của tác giả, giả sử rằng Mỹ Linh có ý cho rằng đi ô-tô an toàn hơn đi xe máy, thì Mỹ Linh vẫn đúng thay vì tác giả. Theo thống kê, tính trên 1 mile (dặm, tương đương 1,6 km), đi xe máy có nguy cơ gặp tai nạn cao hơn từ 30 đến 40 lần so với đi ô-tô. Còn khi tai nạn xảy ra, người đi xe máy có xác suất bị thương cao gấp 3 lần người đi ô-tô, và xác suất tử vong cao gấp 15 lần. Đây là các thống kê của US National Traffic Safety Board.
Chả hóa ra chỉ có đi ô-tô như Mỹ Linh mới an toàn”. Đưa cụm từ “như Mỹ Linh” vào, tác giả đã phạm lỗi ngụy biện “Appeal to Spite”, tạm dịch là “gây thù chuốc oán”. Đây là ngụy biện theo đó, thay vì đưa bằng chứng cho thấy một người nào đó (Mỹ Linh) nói như vậy là sai, thì lại tìm cách làm cho người đó bị số đông ghét bỏ.
Tương tự, “Chẳng lẽ an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng?”, cũng là lỗi ngụy biện “gây thù chuốc oán”.
4.
Trích: “Hàm lượng “chất xám” trong phát biểu của ca sỹ Mỹ Linh có lẽ cũng chỉ nên bàn đến thế. Cái cần bàn của chúng ta ở đây là thái độ xây dựng, cách phát ngôn của những “con người công chúng” với công việc chung, với lợi ích chung của cả xã hội.
Trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục để cùng chung lưng đấu cật tìm ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giải bài toán ách tắc giao thông thì “người của công chúng” lại đăng đàn và phát ngôn một cách vô trách nhiệm như thế”.
Hàm lượng “chất xám” trong phát biểu của ca sỹ Mỹ Linh có lẽ cũng chỉ nên bàn đến thế”: chủ quan, cảm tính, miệt thị, xúc phạm cá nhân.
Trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục để cùng chung lưng đấu cật tìm ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giải bài toán ách tắc giao thông thì “người của công chúng” lại đăng đàn và phát ngôn một cách vô trách nhiệm như thế”. Tác giả phạm các lỗi ngụy biện sau đây:
- gây thù chuốc oán (Appeal to Ridicule), đã phân tích ở trên
- có dấu hiệu của ngụy biện “viện đến tình cảm của số đông” (Appeal to Emotion): “trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục…”. Sở dĩ mới là “có dấu hiệu”, vì ngụy biện này của tác giả, ngay cả khi được sử dụng, vẫn không có hiệu quả. Trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục để cùng chung lưng đấu cật tìm ra biện pháp… thì Mỹ Linh cũng vậy, cô ấy cũng đang góp một tiếng nói trong cái hệ thống chính trị và cái xã hội đó, cho dù nó có vô trách nhiệm (như tác giả đã miệt thị một cách ngụy biện, thiếu căn cứ) hay không.
- đe dọa (Appeal to Fear): Đây là kiểu ngụy biện trong đó thay vì lập luận, đưa ra bằng chứng cho thấy Mỹ Linh sai thì lại có hàm ý đe dọa: Tất cả mọi người đều đang như thế này mà cô lại như thế kia à?
- “sức ép về bằng chứng” (Burden of Proof): Ví dụ của ngụy biện này như sau: “Theo tôi, chắc chắn là có ma. Vì sao à? Thì anh thử chứng minh xem? Đấy, anh không chứng minh được là không có ma. Như vậy tức là có ma”.
Ở đây, tác giả cũng đẩy sức ép về bằng chứng sang cho ca sĩ Mỹ Linh: Cô có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giải bài toán ách tắc giao thông không mà cô dám lên tiếng?
5.
Trích: “Ngay sau khi cô ca sỹ này đăng đàn vài ngày, tại cuộc họp của Thành ủy Hà Nội bàn về vấn đề chống ùn tắc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tâm sự “Gia đình tôi đã hạn chế đi xe cá nhân để giảm ùn tắc”. Sự gương mẫu của Bí thư Phạm Quang Nghị hẳn sẽ là một tấm gương lớn cho nhiều người noi theo.
Ông cho rằng: “Nhiều cá nhân khi bị đụng chạm quyền lợi thì phản ứng gay gắt. Bỏ ra cả tỉ đồng mua xe thì không công khai rằng tiền từ đâu ra, trong khi đóng vài triệu xây dựng đường thì phản ứng”.

Lỗi nghiệp vụ báo chí: “Sự gương mẫu của Bí thư Phạm Quang Nghị hẳn sẽ là một tấm gương lớn cho nhiều người noi theo
” là một cách viết suy diễn, chủ quan, cảm tính (chưa nói đến sự thiếu công bằng, và dụng ý xu nịnh).
Ngụy biện “Appeal to Authority”, tạm dịch là “viện dẫn thẩm quyền”: Đây là cách viện dẫn ý kiến của một người thực ra không phải là nhân vật chính đáng để có thể được trích dẫn. Phía trên bài, tác giả có ý cho rằng Mỹ Linh, với tư cách ca sĩ, không xứng đáng để nói về chính sách thu thuế và phí của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. (Trong khi thực ra Mỹ Linh hoàn toàn có thể phát biểu với tư cách một người dân có sở hữu ô-tô, và sử dụng ô-tô để tham gia giao thông). Vậy ở đây, ông Phạm Quang Nghị – với các chuyên ngành ông từng học là lịch sử và triết học trường Nguyễn Ái Quốc – có phải là nhân vật xứng đáng hơn Mỹ Linh để được tác giả viện dẫn, muốn số đông phải noi theo?
6.
Trích: “Nữ ca sỹ Mỹ Linh: Nhà rộng 1,3 hecta, hai vợ chồng mỗi người một chiếc xe hơi. Đấy là chưa kể xe của Mỹ Linh là xe Mitsubishi Grandis có 7 chỗ ngồi. Như vậy là một mình nữ ca sỹ mỗi khi ra đường đã chiếm diện tích bằng 4 người đi xe máy. Hẳn nữ ca sỹ cũng muốn đóng phí cho “đỡ ngại” với mọi người!
Tôi cũng xin cược rằng: Ca sỹ Mỹ Linh với son phấn, váy vóc xúng xính, quần áo thời trang chắc hẳn sẽ hiếm khi dám rời xế hộp vủa mình để leo lên xe bus, chung tay góp phần giảm ách tắc giao thông như Bộ trưởng Thăng. Đơn giản thôi, xế hộp có, lên xe bus làm gì, vừa đông người vừa… hỏng váy!”.
Ngụy biện “gây thù chuốc oán” được sử dụng triệt để. Bên cạnh đó là ngụy biện “tấn công cá nhân” (Personal Attack), một loại lỗi ngụy biện kinh khủng bởi vì nó rất… vô học.
7.
Chuyện Mỹ Linh đăng đàn khen chê cũng nhắc chúng ta nhớ lại một cái bệnh rất xấu mà truyền thông đang mắc phải: Khi nhà nước cần lấy ý kiến về một vấn đề gì đó thì không ít người nhảy vào chê bai một cách thiếu khách quan, không mang tính xây dựng:
Lấy ý kiến về công trình xây dựng thì hỏi ý kiến… nhà thơ.
Lấy ý kiến về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì hỏi… nhà văn hóa.
Lấy ý kiến về chính sách giao thông, các kỹ sư còn chưa kịp nói gì thì ca sỹ, nghệ sỹ đã… lên tiếng ầm ầm”.
Nếu bàn ra ngoài văn bản thì có thể đồng ý với tác giả phần nào, tuy nhiên, xét trên văn bản, đây là những đoạn viết chủ quan, cảm tính, miệt thị, không bằng chứng.
8.
Trích: “Ai cũng thừa nhận rằng: bất cứ một cuộc đại phẫu nào cũng phải chịu đau, trong cuộc sống muốn có được thứ này thì phải hi sinh thứ khác, muốn đạt được cái đại cục thì phải hi sinh cái tiểu tiết. Còn nếu muốn cái gì cũng được, chắc phải lên… thiên đàng – thông minh và xinh đẹp như Mỹ Linh, chắc sẽ hiểu điều đó!
Người dân yêu mến Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông là con người hành động. Không lẽ giờ Bộ trưởng phải “nằm im thở khẽ”, đừng đụng chạm đến quyền lợi của ai thì mới làm cho nữ ca sỹ hài lòng!”.
Xin nhắc lại một đoạn ở trên: Ở đây có lỗi nghiệp vụ báo chí: “Người dân yêu mến Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông là con người hành động” là một cách viết suy diễn, chủ quan, cảm tính (chưa nói đến sự thiếu công bằng, và dụng ý xu nịnh).
Ngụy biện “gây thù chuốc oán” được sử dụng triệt để. Bên cạnh đó là ngụy biện “tấn công cá nhân” (Personal Attack), một loại lỗi ngụy biện kinh khủng bởi vì nó rất… vô học.
Theo: Blog Trang the Ridiculous.

Sau Mỹ Linh, Mỹ Lệ bất ngờ lên tiếng về phí lưu hành





Trong bài phỏng vấn của mình, ca sĩ Mỹ Lệ cho rằng việc tiến hành thu phí trên đầu xe là khôg công bằng. Cô cũng chia sẻ rằng, hiện tại gia đình cô có 4 chiếc xe ô tô để phục vụ các công việc khác nhau như: đi lại trong gia đình, chở hàng, nhân viên đi...Theo ca sĩ Mỹ Lệ "chiểu theo đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, riêng nhà tôi một năm đã phải nộp trên 100 triệu đồng tiền phí. Trong đó, có những chiếc xe cả tháng mới đi một lần, thậm chí đắp chiếu để đó cũng vẫn phải nộp phí. Đấy là chưa kể đến dòng xe càng đắt tiền, mất phí càng nhiều. Vì vậy, từ bản thân gia đình tôi, tôi thấy nếu phải đóng phí lưu hành xe như đề xuất thì quá phi lí."


Mỹ Lệ bên gia đình

Ca sĩ Mỹ Lệ cũng khẳng định rằng cô không phản đối chính sách thu phí của nhà nước nhưng nếu thu phí theo đầu xe thì không công bằng và quá phi lý.

Nữ ca sĩ của dòng nhạc nhẹ Việt Nam cũng thể hiện sự bức xúc của mình khi thắc mắc rằng mỗi khi nhập 1 chiếc xe đắt tiền từ nước ngoài về đã phải chịu rất nhiều thứ thuế sau đó lại công thêm các loại phí này thì gánh sao cho đủ.

Chiếc Lexus bạc tỷ của Mỹ Lệ

Khi được hỏi về các giải pháp đề xuất, ca sĩ Mỹ Lệ đã chia sẻ: "Tôi nghĩ việc xây thêm tàu điện ngầm, đường trên không, tàu siêu tốc là phương án khả thi, tại sao không làm, hãy làm đi đã rồi mới nghĩ đến việc thu phí của dân. Không có phương tiện thay thế tại sao lại hạn chế người dân đi ô tô, xe máy ra đường, như vậy có khác nào tước quyền được đi lại của người dân và bảo người dân ở nhà đi cho rồi! Cần phải cải tạo lại các hệ thống trường học ra ngoại thành hay di dời các cơ quan hành chính Nhà nước ra ngoại thành để giãn dân ở trung tâm thành phố. Hay là các giải pháp thông minh khác nữa, thực tế chỉ ùn tắc giao thông ở những giờ cao điểm còn bình thường đâu có tắc đường."

Theo Mỹ Lệ, để khống chế lượng xe trong nước thì nên cấm nhập khẩu thêm các loại xe ô tô và xe máy. Với bài phát biểu trước đây của Mỹ Linh, cô ca sĩ xứ Huế đã tỏ rõ quan điểm: "Tôi rất hả dạ".

CS Đức Tuấn bất ngờ ủng hộ Bộ trưởng Thăng thu phí xe

(Đời sống) - Trong khi nữ diva làng nhạc – Mỹ Linh lên tiếng phản đối việc Bộ Giao thông vận tải đề xuất thu phí lưu hành ô tô, xe máy thì nam ca sĩ Đức Tuấn hoàn toàn bình thản với thông tin này. Đức Tuấn cho biết, nếu đề xuất này được thông qua và ban hành thì anh sẵn sàn nộp phí.

Khi nghe thông tin hàng năm chủ nhân của những chiếc xe ô tô sẽ sẽ phải nộp 20 đến 50 triệu đồng phí lưu hành, Đức Tuấn hoàn toàn không bất ngờ bởi anh cho rằng cơ quan công quyền sẽ có trách nhiệm với quyền lợi cho nhân dân.
Chuyện nộp phí lưu hành cho xe ô tô từ 20 – 50 triệu Nhà nước thu là cần thiết thì tôi cho rằng đó là cần thiết, khi đã ban hành ra luật thì tôi chấp hành.
Ca sĩ Đức Tuấn cho biết: “Thông tin này bao nhiêu người cần lên tiếng trong đó có chị Mỹ Linh nói rồi nên tôi không có ý kiến gì.

Một khi những nhà lãnh đạo đưa ra thì họ cũng cân nhắc kỹ càng lắm rồi. Bản thân tôi không quan tâm lắm, bởi vì để đưa ra một quyết định như vậy không phải là dễ bởi người ta cũng cân nhắc nhiều rồi mới quyết định.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là đang dự thảo. Hơn nữa, khi một vấn đề được cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định thì tôi chấp hành.

Chuyện nộp phí lưu hành cho xe ô tô từ 20 – 50 triệu Nhà nước thu là cần thiết thì tôi cho rằng đó là cần thiết, khi đã ban hành ra luật thì tôi chấp hành.

Theo tôi, khi đã bầu ra HĐND họ sẽ đại diện cho nhân dân phân tích và có ý kiến đúng sai chuyện thu phí.”

Trái ngược hoàn toàn với phản ứng của Đức Tuấn khi phải tốn thêm một khoản tiền phí không nhỏ cho chiếc xe ô tô của mình, trước đó nữ sĩ Mỹ Linh tỏ thái độ khá gay gắt trên báo chí:

“Chừng nào còn chưa rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, chừng nào quy hoạch giao thông còn đầy rẫy những bất cập thì chừng đó, tai nạn giao thông vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối mà trong đó, lỗi không thuộc về người dân.

Nên càng không thể giải quyết nó bằng một giải pháp đơn giản và phi lý hết sức là bắt dân đóng phí và phải “mua” một “mặt hàng” mà họ không ưng ý và không tự nguyện.

Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”

>>Mỹ Linh: "Anh Đinh La Thăng làm thế thì... kém"
Ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Theo đó, cả ôtô và xe máy đều phải đóng thêm một loại phí gọi là "phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ". Ôtô tùy theo dung tích xilanh sẽ phải đóng thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm. Với môtô, xe máy tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng) phải đóng 500.000 đồng cho xe có dung tích dưới 175 cm3 và 1 triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn.

Ngoài thu phí lưu hành, Bộ cũng đề xuất thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm (buổi sáng là từ 6h đến 8h30, buổi chiều từ 16h đến 19h hằng ngày, trừ ngày nghỉ, ngày lễ), trong đó miễn thu phí với xe công và xe bus.

Việc thu phí áp dụng tại khu vực nội đô thành phố, thu qua các trạm thu phí ở chiều vào với mức dự kiến là 30.000 đồng một lượt xe ôtô đến 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtô còn lại. Khu vực thu và mức thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

CS Mỹ Linh đăng đàn chê bai BTB GTVT Đinh La Thăng, VC Búc Xúc!



(Petrotimes) - Trên internet, ca sỹ Mỹ Linh đăng đàn chê bai nỗ lực giải quyết ùn tắc giao thông của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng là “kém cỏi”.

Trong cuộc họp Thành ủy Hà Nội, Bí thư Phạm Quang Nghị lại thẳng thắn phê bình những người có tư tưởng cá nhân, không dám hi sinh vì lợi ích chung.


Mỹ Linh đang dùng xe Misubishi Grandis 7 chỗ ngồi.

Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, ca sỹ Mỹ Linh cho rằng: Thuế chồng lên thuế, phí chồng lên phí, chất lượng công trình giao thông chưa tương xứng với những khoản tiền mà dân phải đóng… và cuối cùng là kết luận một câu xanh rờn “Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”
Chỉ chờ có thế, các trang mạng đua nhau đăng lại bài phỏng vấn ca sỹ này với tiêu đề “Bắt dân đóng phí, anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!” Đã không ít người tung hô cho bài phỏng vấn này của Mỹ Linh, đơn giản vì đó là lời nói của một người nổi tiếng. Tuy nhiên, để nói về hàm lượng kiến thức hay tư duy trong câu nói thì cũng chưa được nhiều cho lắm.
Mặc dù phát biểu văng mạng rằng “thuế chồng thuế, phí chồng phí” nhưng xin cam đoan là nữ ca sỹ sẽ chẳng thể nào chỉ ra nổi “phí chồng phí” ở đâu. Bởi đơn giản: Việc phân định có hay không chuyện “phí chồng phí” đang được các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế tranh luận quyết liệt và chưa có hồi kết. Những phát ngôn của “người đẹp hát” cũng chỉ có thể là… nghe người ta nói thế thì biết thế thôi.

Còn kết luận phê phán kiến thức của Bộ trưởng Bộ GTVT “Bắt dân đóng phí chứng tỏ anh Đinh La Thăng kém cỏi” thì có lẽ là nên miễn bàn vì đơn giản: Tiến sỹ Đinh La Thăng cũng sẽ không bao giờ tranh cãi với ca sỹ Mỹ Linh về âm nhạc.

Cô ca sỹ còn đưa ra bằng chứng khá ngô nghê là “ Ai bảo bắt cái ô tô oằn mình chịu đủ thứ thuế, thứ phí… là sẽ giúp giảm thiểu được tai nạn giao thông, khi mà đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất! Chỉ mới cách đây hơn hai tuần thôi, vào đúng ngày 8/3, chị bạn tôi vừa mất một câu con trai 10 tuổi cũng vì hai bố con chở nhau đi xe máy, bị người ta quệt phải. Còn trước đó đi ôtô thì không sao, nhưng ô tô đã phải bán vì bố mẹ cháu không chịu nổi cơn tăng giá, phí.”

Lấy ví dụ thế thì chả hóa ra chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn còn những người đi xe máy đều nguy hiểm cả. Chẳng lẽ an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng?

Hàm lượng “chất xám” trong phát biểu của ca sỹ Mỹ Linh có lẽ cũng chỉ nên bàn đến thế. Cái cần bàn của chúng ta ở đây là thái độ xây dựng, cách phát ngôn của những “con người công chúng” với công việc chung, với lợi ích chung của cả xã hội.

Trong khi cả hệ thống chính trị, cả xã hội đang sôi sục để cùng chung lưng đấu cật tìm ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giải bài toán ách tắc giao thông thì “người của công chúng” lại đăng đàn và phát ngôn một cách vô trách nhiệm như thế.


Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thẳng thắn: Nhiều cá nhân khi bị đụng chạm quyền lợi thì phản ứng gay gắt.

Ngay sau khi cô ca sỹ này đăng đàn vài ngày, tại cuộc họp của Thành ủy Hà Nội bàn về vấn đề chống ùn tắc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tâm sự “Gia đình tôi đã hạn chế đi xe cá nhân để giảm ùn tắc”. Sự gương mẫu của Bí thư Phạm Quang Nghị hẳn sẽ là một tấm gương lớn cho nhiều người noi theo.
Ông cho rằng: “Nhiều cá nhân khi bị đụng chạm quyền lợi thì phản ứng gay gắt. Bỏ ra cả tỉ đồng mua xe thì không công khai rằng tiền từ đâu ra, trong khi đóng vài triệu xây dựng đường thì phản ứng”.

Nữ ca sỹ Mỹ Linh: Nhà rộng 1,3 hecta, hai vợ chồng mỗi người một chiếc xe hơi. Đấy là chưa kể xe của Mỹ Linh là xe Mitsubishi Grandis có 7 chỗ ngồi. Như vậy là một mình nữ ca sỹ mỗi khi ra đường đã chiếm diện tích bằng 4 người đi xe máy. Hẳn nữ ca sỹ cũng muốn đóng phí cho “đỡ ngại” với mọi người!


Dinh cơ rộng 1,3 hecta của Mỹ Linh trong một lần nữ ca sỹ tổ chức họp báo tại gia.

Tôi cũng xin cược rằng: Ca sỹ Mỹ Linh với son phấn, váy vóc xúng xính, quần áo thời trang chắc hẳn sẽ hiếm khi dám rời xế hộp vủa mình để leo lên xe bus, chung tay góp phần giảm ách tắc giao thông như Bộ trưởng Thăng. Đơn giản thôi, xế hộp có, lên xe bus làm gì, vừa đông người vừa… hỏng váy!

Chuyện Mỹ Linh đăng đàn khen chê cũng nhắc chúng ta nhớ lại một cái bệnh rất xấu mà truyền thông đang mắc phải: Khi nhà nước cần lấy ý kiến về một vấn đề gì đó thì không ít người nhảy vào chê bai một cách thiếu khách quan, không mang tính xây dựng:

Lấy ý kiến về công trình xây dựng thì hỏi ý kiến… nhà thơ.
Lấy ý kiến về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì hỏi… nhà văn hóa.
Lấy ý kiến về chính sách giao thông, các kỹ sư còn chưa kịp nói gì thì ca sỹ, nghệ sỹ đã… lên tiếng ầm ầm.

Ai cũng thừa nhận rằng: bất cứ một cuộc đại phẫu nào cũng phải chịu đau, trong cuộc sống muốn có được thứ này thì phải hi sinh thứ khác, muốn đạt được cái đại cục thì phải hi sinh cái tiểu tiết. Còn nếu muốn cái gì cũng được, chắc phải lên… thiên đàng – thông minh và xinh đẹp như Mỹ Linh, chắc sẽ hiểu điều đó!

Người dân yêu mến Bộ trưởng Đinh La Thăng vì ông là con người hành động. Không lẽ giờ Bộ trưởng phải “nằm im thở khẽ”, đừng đụng chạm đến quyền lợi của ai thì mới làm cho nữ ca sỹ hài lòng!
Hoàng Thắng

Lấy cớ chỉnh trang nhằm sách nhiễu chùa Giác Hoa ở Saigon


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 25.3.2012

Lấy cớ chỉnh trang nhằm sách nhiễu chùa Giác Hoa ở Saigon

Từ chụp hình và lập Biên bản ngày 22.3.2012 trên sân thượng chùa Giác Hoa, tố cáo “thợ leo cao không đội mũ bảo hiểm và không mang dậy an toàn”, đến Biên bản ngày 24.3.2012 tố cáo chùa Giác Hoa “vi phạm pháp luật trong việc xây cất,” sự tráo trở của Ủy ban Nhân dân Phường 7 biến thành sách nhiễu và đàn áp kiểu mới Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
PARIS, ngày 25.3.2012 (PTTPGQT) - Một cung cách sách nhiễu và đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kiểu mới : tạo các sự kiện hành chính để ép buộc xử lý hành chính, nhằm tê liệt các sinh hoạt tôn giáo tại các chùa.
Đây là sự kiện vừa xẩy ra hôm qua cho chùa Giác Hoa, tọa lạc ở số 15/7 đường Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, Saigon. Chùa Giác Hoa là nơi đặt trụ sở của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Hòa thượng Thích Viên Định là viện chủ chùa Giác Hoa, đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
Bằng Quyết định số 53/QĐ-UBND ký ngày 24.3.2012, Ủy ban Nhân dân Phường 7 ra lệnh sẽ cúp điện, cúp nước chùa, và cưỡng chế phá bỏ phần chỉnh trang ở sân thượng, nếu nhà chùa không chịu tự tay dở bỏ trong vòng 3 ngày phần chỉnh trang được nhà thầu thi công từ ba tuần lễ vừa qua.
Sự việc xẩy ra từ ngày 1.3.2012.
Khi thấy chùa chở các vật liệu để sửa chữa, nhằm tu bổ sân thượng bị thấm nước lâu năm, và lợp tôn (tôle / sheet iron) chống nóng, Nhân viên nhà đất đến xem xét, cho rằng “những việc chỉnh trang nhẹ như vậy khỏi phải xin phép, nhưng yêu cầu chùa làm giấy báo cáo cho Uỷ Ban Nhân Dân Phường biết”. Nhân viên này tự động về cơ sở lấy mẫu báo cáo in sẵn và bảo chùa điền vào. Nhà chùa điền xong nộp cho UBND Phường cùng ngày. Công việc gồm có : Lợp tôn (tôle / sheet iron) sân thượng để chống nóng – Lát gạch sân thượng để chống nước thấm xuống tầng 2 – Sửa cửa phòng ở lầu hai. Tất cả các tu bổ này chỉ có tính cách chỉnh trang nhẹ, chứ chẳng xây cất gì mới với vật liệu kiên cố.
Hôm sau, 2.3, bốn nhân viên thanh tra Nhà đất của Phường đem bản Báo Cáo của chùa đến hỏi thêm chi tiết việc chỉnh trang. Chùa hướng dẫn và trình bày đầy đủ chi tiết cho các nhân viên thanh tra. Ngoài 3 điều chỉnh trang nói trên còn có việc xây 2 bồn hoa, kích thước rộng 5 tấc, cao 4 tấc.
Sang ngày 05.3.2012, thợ bắt đầu thi công và hoàn thành trong gần 3 tuần lễ. Suốt thời gian này, mỗi tuần Phường đều gửi nhân viên thanh tra đến theo dõi, nhưng không phát biểu gì. Tổng cộng 6 lần thanh tra. Chư Tăng chùa Giác Hoa thắc mắc sao chỉnh sửa nhẹ thôi mà Phường thanh tra nhiều lần thế, nhân viên thanh tra trả lời : “Chỉ thanh tra theo thủ tục bình thường, không có vấn đề gì”.
Thế nhưng lần thanh tra thứ 6 hôm 22.3.2012 thì bỗng nhiên lập biên bản, với lý do “thợ leo cao không đội mũ bảo hiểm và không mang dây an toàn”.
Sang hôm sau, 23.3.2012, Thanh tra xây dựng Phường 7 và Quận Bình Thạnh cùng Công an Phường đến chùa Giác Hoa lập lại biên bản, nói rằng chùa vi phạm luật xây dựng, và yêu cầu chùa lên Ủy ban Nhân dân Phường 7 làm việc vào lúc 15 giờ cùng ngày. Đồng thời hủy bỏ Biên bản làm ngày 22.3.2012.
Chủ nhật 25.3.2012 Công an đến gác trước cổng chùa Giác Hoa và vào sân cấm chư Tăng dọn dẹp
Chủ nhật 25.3.2012 Công an đến gác trước cổng chùa Giác Hoa và vào sân cấm chư Tăng dọn dẹp
Kết quả buổi làm việc, ông Hồ Kỳ Lân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Phường 7 ra Quyết định số 53/QĐ-UBND ký ngày 24.3.2012 cho biết sẽ cúp điện, cúp nước chùa, và cưỡng chế phá bỏ phần chỉnh trang ở sân thượng, nếu nhà chùa không chịu tự tay dở bỏ trong vòng 3 ngày phần chỉnh trang được nhà thầu thi công từ ba tuần lễ trước, đồng thời tuyên phạt 12 triệu đồng.
Trong Bản tường trình diễn tiến sự việc Công an và Ủy ban Nhân dân Phường 7 sách nhiễu chùa Giác Hoa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hôm nay, Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo kết luận rằng :
Phường bảo rằng : chỉ cần báo cáo là đủ cho những việc chỉnh trang nhẹ.
Nay Phường nói ngược lại : phải lên thành phố xin phép trước khi chỉnh trang !
Hôm qua, Phường cho chùa Giác Hoa biết : Chẳng có chi vi phạm
Hôm nay, Phường lại phán : Chùa vi phạm pháp luật !
Rồi đây, sau vụ tạo sự hành chính nói trên, chùa Giác Hoa cũng sẽ lâm tình trạng như chùa Giác Minh ờ Đà Nẵng : Cấm Phật tử đến chùa ! Cấm cử hành các đại lễ dân tộc như Phật Đản, Vu Lan, Tết, v.v…

Vượt tường lửa an toàn bằng Hotspot Shield



Danlambao - Để hỗ trợ người sử dụng internet không bị gặp khó khăn mỗi khi truy cập các trang mạng hay blog thì có rất nhiều cách. Từ mà chúng ta hay dùng đó là “vượt tường lửa”. Một trong những cách vừa đảm bảo việc vượt tường lửa dễ dàng mà lại che dấu được vị trí (địa chỉ IP) mà chúng ta đang sử dụng máy tính để vào internet đó là phần mềm Hotspot Shield.

Hotspot Shield là một phần mềm hoàn toàn miễn phí của hãng Anchor Free, sử dụng rất dễ dàng, an toàn và không chiếm tài nguyên của hệ thống.
 
Dưới đây là cách cài đặt và sử dụng phần mềm này:
 
 
Hotspot Shield mã hóa dữ liệu dựa trên giao thức bảo mật https (https = http + ssl). Với giao thức này, khi bạn truy cập mạng Internet từ máy tính cá nhân (sử dụng trình duyệt web như là Internet Explorer – chữ “e” màu xanh, Mozilla Firefox – quả địa cầu có con cáo lửa uốn cong, Google Chrome – hình trong 3 màu xanh đỏ vàng, Opera – chữ “O” màu đỏ…). Bạn cần đăng nhập blog, facebook hay những trang mạng mà bạn đăng ký làm thành viên (chẳng hạn username và password) thì dữ liệu sẽ được mã hóa trước khi truyền, Hacker có thu được tín hiệu qua đường truyền Internet cũng rất khó có thể biết được username & password của bạn là gì).
 
Ngoài ra Hotspot Shield sử dụng 1 địa chỉ IP giả giúp bạn che giấu được địa chỉ IP thật của mình. Bên cạnh đó, kết nối qua Hotspot Shield còn được quét virus & phần mềm gây hại bởi đối tác của Anchor Free là Webroot. 
 
Vì là phần mềm miễn phí nên nguồn thu của hãng sở hữu phần mềm này là từ quảng cáo (free ad-supported), nó sẽ chèn banner quảng cáo vào phía trên trang web bạn truy cập, hay nói tóm lại là việc bạn sử dụng Hotspot Shield cũng giúp nuôi sống chính nó. 
 
Việc cài đặt Hotspot Shield cực kì đơn giản, chỉ việc tải về và thực hiện cài đặt, bạn không phải thực hiện bất cứ thao tác cấu hình phức tạp nào để làm cho nó hoạt động. Chỉ với 1 click chuột là bạn đã có 1 kết nối VPN tốc độ cao rồi. Phần mềm Hotspot Shield cũng rất nhẹ nhàng và không chiếm dụng nhiều tài nguyên máy tính của bạn.
 
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng:

+ Trước hết, các bạn vào http://hotspotshield.com/ và nhấn vào nút DOWLOAD màu xanh bên trong cửa sổ hiện ra.

File download về sẽ có tên là DM-238

 Nháy đúp chuột vào File này, bạn sẽ bắt đầu quá trình cài đặt phần mềm
Quá trình cài đặt sẽ hỏi bạn có cài toolbar và đặt trang chủ Hotspot làm trang chủ mặc định không?. Tốt nhất không nên chọn. Bỏ dấu tích trong dòng Include the Hotspot Shield Community Toolbar (recommended)
Cửa sổ bên dưới hiện ra, bạn tích vào dòng Always trust software from “AnchorFee Inc” rồi nhấn vào nút Install.
Sau khi cài đặt hoàn tất, phần mềm sẽ tự chạy. Biểu tượng của nó là chữ “C” nổi lên trên nền hình chóp màu xanh nằm ở góc phải màn hình.
Mặc định Hotspot Shield được chọn tự động chạy khi khởi động, bạn có thể tắt đi bằng cách click chuột phải lên biểu tượng Hotspot Shield ở system tray và bỏ chọn “Show on restart.
Muốn dừng kết nối chỉ việc click vào Disconnect.
Cửa sổ hiện ra bạn nhấn tiếp vào nút Disconnect là xong. Muốn chạy lại thì trên màn hình desktop đã có sẵn biểu tượng của phần mềm rồi. Click đúp chuột thì phần mềm lại chạy tiếp.
Muốn kiểm tra thông tin chi tiết kết nối bao gồm Virtual IP, thời gian kết nối… thì bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng của phần mềm này trên thanh taskbar (ở góc phải bên dưới màn hình), nhấn chuột vào dòng Details sẽ thấy.
Giờ thì ta có thể vào bất kì trang nào ta thích. 
Chú ý: Các bạn có thể thấy trên đầu trang web bạn truy cập sẽ có quảng cáo của Hotspot Shield chèn vào. Nếu bạn dùng IE thì bạn sẽ phải chung sống với nó vì không có cách nào loại bỏ được. Nếu bạn dùng Firefox hoặc Chrome thì có thể loại bỏ quảng cáo này rất đơn giản bằng cách cài thêm add-on AdBlock Plus, frame quảng cáo sẽ bị chặn và bạn sẽ thấy trang web như bình thường.

Sống trên thuyền giữa thủ đô


Sẩm tối, dọc bờ sông Nhuệ trời và nước hòa vào nhau đen như mực, nhưng đoạn qua Tân Mỹ (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) vẫn có một ánh sáng le lói qua khe cửa một chiếc thuyền. Trên đó, một người đàn ông nhỏ thó đang chật vật với đống xô, chậu.

Người đàn ông tên Thủy khéo léo di chuyển hơn chục xô nước sạch từ chiếc thuyền nhỏ sang chiếc thuyền to. Thỉnh thoảng, sức nặng, sự di chuyển và cả những cơn gió vô hình làm thuyền chao đảo như chực hất anh xuống dòng nước.

*Cảnh sống trên thuyền của gia đình vạn đò giữa Hà Nội

Chuyển hết số nước sang thuyền lớn, anh lại chèo thuyền nhỏ vào bờ, lấy tiếp đợt mới. Mỗi ngày người đàn ông này phải vận chuyển 100 lít nước sạch đủ dùng cho 3 người.

Để có nơi cho bố mẹ và anh em lên thăm, anh Thủy cùng vợ và em vợ vẫn sử dụng cả 5 chiếc thuyền cũ này. Các thuyền được neo với nhau thành một chuỗi, là nơi ăn ngủ của gia đình anh. Ảnh: Phan Dương.

Mấy chục năm nay xóm bờ sông ở Tân Mỹ đã là nơi sinh sống của gia đình anh Nguyễn Văn Thủy (Yên Nam, Duy Tiên, Hà Nam). Anh kể: "Như các thanh niên trong làng, từ ngày 15, 16 tuổi tôi đã ngược sông Nhuệ đánh cá. Năm tôi 24 tuổi, bố, 3 anh trai và vợ chồng tôi chuyển lên đây sinh sống. Lúc ấy, nơi này là một xóm chài có hơn 10 gia đình".

"Xưa kia, nước sông sạch, cá tôm nhiều vô kể. Sáng sáng, chúng tôi đánh cá từ Chèm xuống Hà Đông rồi ngược lại, chiều đi bán cá. Lạ đời, ngày đó toàn thanh niên trai tráng đi bán cá cả", người đàn ông 40 tuổi cười hiền.

Rồi anh chép miệng, giọng tiếc nuối: "6 năm gần đây, nước sông ô nhiễm nặng, chúng tôi không thể mưu sinh bằng nghề đánh cá nữa. Xóm chài về quê hết. Các anh tôi cũng về. Hiện tại chỉ có vợ chồng tôi và cô em vợ sinh sống".

Gia đình anh có 5 chiếc thuyền co cụm vào nhau ở khúc sông này, chất đầy những món đồ có lẽ bán không ai mua. Thuyền lớn nhất cũng chỉ dài 8 m, đoạn rộng nhất 1,5 m, hai đầu đặt nước và làm nhà tắm. Đoạn giữa chưa đầy 4 m2 là phòng khách, phòng ngủ của vợ chồng anh. Chiếc thuyền bé bên cạnh dành cho cô em vợ ngủ. Một chiếc dùng để đi lại, chiếc dùng làm bếp và một chiếc để phòng khi... nhà có khách.

Trong chiếc thuyền lớn, quần áo, chăn màn đắp thành đống hai bên mạn thuyền, che lấp cả chiếc ti vi đã hỏng. Trên vách thuyền gắn vài đồng tiền, tấm card và vài… chiếc tất. Chủ nhà ngồi co một góc, vừa nói chuyện vừa cầm quạt phẩy muỗi, hai bắp tay anh gãi thành những vệt đỏ.

Bây giờ, người đàn ông này không còn mưu sinh bằng nghề chài lưới trên sông Nhuệ nữa. Anh chuyển sang làm xe ôm, vợ và em đi may cho một cửa hàng trên Cầu Diễn. Tối tối, anh lại chèo thuyền đón vợ và em vợ đi làm về. Ba người và một cái xe đạp nhưng phải đi làm hai chuyến, vì con nước đen kịt, hôi thối mấp mé chỉ trực tràn vào.

Dù đã lên bờ kiếm tiền nhưng gia đình anh vẫn sống trên dòng sông Nhuệ ô nhiễm này. Anh Thủy lý giải: "Chúng tôi đi làm cả ngày chỉ cần một chỗ ngủ. Thuê nhà lại tốn thêm một khoản mà sống mãi ở đây chúng tôi cũng quen rồi".

Sống ở đây đã lâu, chị Bình (34 tuổi), vợ anh Thủy hiểu hết "tính cách" của dòng sông. Chị bảo: "Từ tháng 4 đến tháng 8, nước sạch, chồng tôi có thể về đánh cá đi bán. Nhưng từ tháng 8 trở đi nước bẩn dần. Những hôm trở trời mặt nước động, mùi hôi cũng nặng hơn".

"Lên bờ còn được đi thẳng người chứ về nhà là phải khúm núm, bò, trườn, thành ra cũng quen rồi. Ở đây cũng có ruồi muỗi nhưng chỉ cần khóa cửa nó sẽ không vào nhà được. Thi thoảng người nhà đi vắng cũng có vài tên trộm đến lục tung hết đồ nhưng có cái gì đâu mà lấy", chị chia sẻ thêm.

Chiếc thuyền nhỏ này vừa là bếp, vừa là "phòng ăn" của gia đình anh Thủy, cũng chỉ đủ cho 3 người ngồi, không thể chứa thêm khách. Ảnh: Phan Dương.

Trên chiếc thuyền cạnh đó, chị Tỉnh (27 tuổi), em vợ anh Thủy, đang nấu cơm. Cái bếp củi đặt lọt thỏm xuống lòng thuyền. Chị nói: "Ở đây nhiều chuột lắm, hở ra cái gì là bị chúng cắn sạch. Cho nên tất cả đồ ăn, mắm muối đều phải giấu kĩ trong thùng".

Nhìn vợ và em, anh Thủy thở dài, dự tính: "Cuộc sống bây giờ đỡ khó khăn rồi, ở quê tôi đã có nhà, có cửa. Cuối năm nay tôi sẽ cho hai chị em vợ về quê. Mình tôi vẫn sống ở đây đi xe ôm".

Anh Tú (một người dân sống gần đó) cho biết: "Người ta nghèo nên mới phải sống trên sông. Chúng tôi giúp họ điện, nước. Thỉnh thoảng tôi cũng đi theo anh Thủy đánh cá. Gia đình họ lành lắm, chẳng làm hại đến ai nên cũng không đụng đến họ".

Ông Phùng Đức Lợi, trưởng công xã Mỹ Đình, cho biết, hàng năm công an xã đều phải rà soát thống kê số hộ dân sống dọc sông Nhuệ. Công an xã có biết đến sự tồn tại của gia đình này, cũng đã nhắc nhở họ đi làm tạm vắng tạm trú, nhưng họ chưa làm. Tuy vậy, gia đình này không có va chạm với người xung quanh, và khu vực nơi họ neo thuyền cũng không xảy ra tình trạng mất an ninh, nên xã vẫn để nguyên.

Phan Dương

Phát hiện nhiều vụ vận chuyển thịt lậu


VIDEO - CỜ VÀNG XUẤT HIỆN TẠI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG TẠI TÂN DELI














Inline image 5


Inline image 2
 


New Delhi ngày 26 tháng 03 năm 2012


Cng đồng Tây Tng khp nơi trên thế gii tu v Tân Deli phn đối s hin din ca H Cm Đào - Ch Tch đảng Cng sn Tàu.

T 9 gi 30 sáng ngày hôm nay 26 tháng 03, 2012  hàng nhiu chc ngàn người đã t tu đến địa đim và cuc tun hành hơn 2 tiếng đồng h t đại l New Delhi ..   đến Jantar Mantar, Delhi cùng lúc đó có c trăm người đang  tuyt thc .

Mt s vic vô cùng xúc động din ra. Đó là mt thanh niên Tây Tng t châm la biến thân thành đuc sng trước muôn ngàn tiếng gào thét đớn đau ca mi người . Người thanh niên đó đã ngã trước mt tôi . Mt sinh vt cháy đen ! Ngn la trên thân th đã được dp tt . Chúng tôi không th nhìn người chết mà không cu dù cho chính người đó đang tìm cái chết trong ý nghĩa cao c hy sinh.

Khó nhc lm cnh sát mi có th đưa được  thân th ca người t thiêu ra khi đám đông vây kín.
Trong đoàn hin din có phái đoàn " Liên Minh Vit Nam -Tây Tng đấu tranh cho T Do " đến t  Dharamsala phía Bc n Trung . Mt ln na lá C Vàng chính nghĩa Quc gia " C Vàng ba sc đỏ " pht phi tung bay bên cnh quc k Tây Tng nói lên s kết hp chiến đấu cho T Do ca hai dân tc cùng mt hoàn cnh mt nước vào tay Cng sn đỏ.

Ch có mt điu khác bit là nhân dân Tây Tng b thng tr bi th ph Cng Tàu còn dân tc Vit Nam li b đo đày bi bn cướp ngày tay sai Tàu Cng. Xét cho cùng dân tc Vit Nam còn thê thm hơn nhiu.

Hi thế gii nhân loi có nghe chăng tiếng gào thét thng tâm ca hai dân tc Vit Nam và Tây Tng ?
Hi đồng bào Vit Nam yêu qúy,
Nhân dân Tây Tng đang tri dy bng chính máu và s hy sinh mãnh lit. Không mt mãnh lc nào có th ngăn cn ni làn sóng t thiêu vì T Quc ca người Tây Tng .

Còn chúng ta - nhng người Vit Quc gia nghĩ sao? Đất nước chúng ta s đi v đâu khi mi người chúng ta chưa thoát ra khi s s hãi?

Lê Chân - Phóng viên Phong trào " Liên minh Vit Nam -Tibet đấu tranh cho T Do

Mời quý vị xem các video clip biểu tình tại Tân Deli



Inline image 1
Inline image 2
Inline image 3
Inline image 4
Inline image 5
Inline image 6
Inline image 7
Inline image 8
Inline image 9
Inline image 10