(Đời sống) - Gia đình ca sĩ Mỹ Lệ hiện tại sở hữu 4 chiếc xe ô tô, trước
đề xuất của Bộ giao thông vận tải về việc thu phí lưu hành ô tô, xe
máy; chị thấy quá bất công. Mỹ Lệ thấy hả lòng, hả dạ khi đọc được thông
tin Mỹ Linh phản đối đề xuất thu phí của Bộ giao thông.
TIN LIÊN QUAN
Đức Tuấn bất ngờ ủng hộ Bộ trưởng Thăng thu phí xe
Mỹ Linh phê Bộ trưởng, Hà Nội lập tức xắn tay áo!
Tranh luận nóng về ca sĩ Mỹ Linh và Bộ trưởng Thăng
Mỹ Linh: “Anh Đinh La Thăng làm thế thì... kém“
Mỹ Lệ cảm ơn Mỹ Linh
PV: - Gần đây, chị có quan tâm đến chủ trương thu phí lưu hành phương tiện cá nhân (ôtô, xe máy…) của Bộ Giao thông hay không?
Ca sĩ Mỹ Lệ: - Tôi đã theo dõi thông tin này từ những ngày đầu tiên mà
trong lòng đầy lo lắng và bức xúc. Lên tiếng với báo chí thì không phải
lắm bởi là một người công dân Việt Nam trước chủ trương chính sách do
Nhà nước ban hành ra mình đi phản đối thì không hay chút nào.
Nhưng nếu không ai có ý kiến gì thì khi ban hành chính thức, người thiệt
thòi cuối cùng vẫn là nhân dân, trong đó có cả tôi. Thật lòng, tôi rất
mong muốn được bày tỏ một vài quan điểm.
PV: - Chị lo lắng như vậy, hẳn gia đình chị đang sử dụng nhiều xe ô tô?
Mỹ Lệ: - Gia đình tôi sử dụng khá nhiều xe ô tô: xe cho nhân viên đi, xe
để bản thân tôi đưa đón con đi học… tất cả có 4 chiếc đang sử dụng.
Trong đó, có chiếc xe một tuần chưa chắc tôi đã đi đến 1 lần hoặc xe chở
hàng thì một tuần chưa chắc đã sử dụng đến, thậm chí một tháng tôi mới
lấy chở hàng một lần.
Như vậy, chiểu theo đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, riêng
nhà tôi một năm đã phải nộp trên 100 triệu đồng tiền phí. Trong đó, có
những chiếc xe cả tháng mới đi một lần, thậm chí đắp chiếu để đó cũng
vẫn phải nộp phí.
Đấy là chưa kể đến dòng xe càng đắt tiền, mất phí càng nhiều. Vì vậy, từ
bản thân gia đình tôi, tôi thấy nếu phải đóng phí lưu hành xe như đề
xuất thì quá phi lí.
Lexus mui trần hơn 3 tỷ được chồng Mỹ Lệ mua tặng ngày sinh nhật tuổi 40
PV: - Trước đề xuất thu phí lưu hành phương tiện tham gia giao thông chị
đã tính đến phương án bán bớt xe để giảm mức đóng phí hay chưa?
Mỹ Lệ: - Bán bớt xe thì đến khi thu phí thật rồi mới tính nhưng tôi rất
lo lắng, không biết phải giải quyết bằng cách nào cho hợp lý. Tôi rất
đau đầu. Phải tinh giảm xe kiểu gì hay làm sao đây tôi cũng chưa biết,
nhưng cứ để cả 4 chiếc xe trong nhà, thiệt hại cho tiền phí là tương đối
nhiều.
Đấy là chưa kể đến khi mua xe, nhập xe về tôi đã phải đóng 200% tiền
thuế. Một chiếc xe nhập về tăng giá trị lên gấp 3 lần, như vậy đã quá
nhiều rồi chưa kể đến các khoản phí khác.
Tôi thực sự muốn biết là số tiền mà Nhà nước đánh thuế cao trên từng
chiếc xe của nhân dân được đầu tư vào việc gì? Nó nằm ở đâu, sao chưa
lấy để phát triển và tu bổ các công trình giao thông công cộng?
PV: - Chị có theo dõi các phản ứng của những người khác trước thông tin
phải nộp tiền phí lưu thông cho ô tô và xe máy hay không?
Mỹ Lệ: - Ngay từ khi có đề xuất thu phí tôi đã theo sát mọi thông tin
liên quan cũng như các phản ứng của độc giả, của người dân trên một số
trang báo mạng.
Đặc biệt, tôi đã đọc được toàn bộ ý kiến phản hồi của ca sĩ Mỹ Linh. Tôi
cảm thấy rất hả lòng hả dạ! Mặc dù tôi không có đủ dũng cảm để lên
tiếng đầu tiên về sự việc này nhưng thật sự cám ơn cô ấy !
Tôi mong muốn anh chị em nghệ sĩ, các doanh nhân, các nhân vật khác
trong xã hội… có tiếng nói, có sức mạnh của tiếng nói, có điều kiện cần
phải lên tiếng để điều luật này không được thông qua.
Nếu điều luật về thu phí các phương tiện lưu thông đường bộ được thông
qua thì tình hình lạm phát và cuộc sống người dân sẽ còn khổ hơn nhiều.
Tôi cứ tưởng năm 2012 là năm đáy của khủng hoảng, nhưng nếu cơ sự như
thế này thì chắc có lẽ phải 2 năm nữa mới tìm thấy được điểm dừng của
đáy.
Tôi đã đọc được toàn bộ ý kiến phản hồi của ca sĩ Mỹ Linh. Tôi cảm thấy rất hả lòng hả dạ!
PV: - Vì sao chị lại cho rằng năm nay là năm đáy của khủng hoảng?
Mỹ Lệ: - Ít nhiều tôi cũng là người làm kinh doanh, một khi kinh tế đi
xuống như thế này thì ai làm kinh doanh cũng phải chịu ảnh hưởng. Tôi
vẫn từng hy vọng hết năm nay thì mọi thứ sẽ ổn định để sang năm 2013
tôi mở rộng thêm công việc kinh doanh của mình.
Nhưng nếu như luật thu phí phương tiện tham gia giao thông được ban hành
thì dân còn khổ nữa, vật giá sẽ bị lạm phát tăng lên, đồng tiền càng
mất giá, thì chuyện phát triển kinh doanh của bất cứ một ai cũng ảnh
hưởng chứ không riêng gì tôi nữa.
Góp giải pháp với Bộ trưởng Đinh La Thăng
PV: - Nếu không đồng tình với phương án thu phí phương tiện lưu thông
đường bộ để giảm ùn tắc giao, chị có một giải pháp khác đề xuất với Bộ
trưởng Bộ Giao thông hay không?
Mỹ Lệ: - Thật khó nếu lại bảo tăng chi phí vào xăng để ai đi nhiều chịu
nhiều, ai đi ít chịu ít. Nhưng suy đi tính lại, nếu những đơn vị sử dụng
xăng không phải để đi mà để dùng vào hoạt động sản xuất, vận hành máy
móc… vô tình sẽ đẩy cho vật giá tăng lên, hàng hóa tăng lên, người dân
lại chịu ảnh hưởng.
Dẫn đến đồng tiền mất giá, dân không sống được rồi lại rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế sẽ bị thụt lùi đến bao giờ?
Tôi thấy các ý kiến đang đề xuất tăng phí vào xăng là không hợp lý bởi xăng không chỉ dùng để đi mà còn dùng để sản xuất.
Tôi nghĩ nếu như Nhà nước bắt đầu áp dụng điều luật thu phí lưu hành
phương tiện ô tô, xe máy ngay từ năm nay hoặc đầu sang năm thì cũng
không bớt giảm được lượng xe đang tham gia giao thông.
Rõ ràng, xe đã nhập về Việt Nam, tôi đọc báo thấy hình như hiện tại ô tô
có hơn 600 nghìn chiếc đang sử dụng, xe máy hơn 35 triệu chiếc nếu thu
phí ngay bây giờ người ta cũng không đốt xe đi được và cũng không thể
bán xe ngay được, biết bán đi đâu?
Ai là người đứng ra thu mua tất cả những chiếc xe dân tình muốn bán? Tôi
nghĩ, người dân vẫn cắn răng nộp phí để sử dụng, thậm chí sẽ có người
đắp chiếu mấy năm không đi nữa, chờ khi nào có luật mới lại lôi xe ra đi
tiếp.
Kiểu gì đi nữa thì lượng xe đã hiện hữu ở Việt Nam cũng không thay đổi
được. Một khi đã phải đóng tiền phí người ta sẽ phải đi cho bõ tức hoặc
đi để khai thác hết số tiền người ta đã phải đổ mồ hôi, nước mắt. Như
vậy làm sao mà hạn chế được ùn tắc giao thông, tôi chắc chắn là vẫn ùn
tắc.
Nếu không có thêm loại hình giao thông công cộng làm sao cấm được người dân đi ô tô, xe máy riêng ra đường.
PV: - Vậy giải pháp chị đề xuất với Bộ trưởng Bộ giao thông là gì?
Mỹ Lệ: - Làm sao để triển khai thật nhanh chóng và đa dạng hóa các loại
hình phương tiện giao thông công cộng. Nếu không có thêm loại hình giao
thông công cộng làm sao cấm được người dân đi ô tô, xe máy riêng ra
đường. Bản thân chủ các phương tiện tham gia giao thông cũng ngại ùn tắc
không muốn ra đường nhưng vì công việc bắt buộc nên phải đi.
Nếu chọn phương án xe bus, những người ở trong hẻm đi bộ 2km mới ra đến
bến xe bus thì đi làm sao được, có phải ngóc ngách nào cũng có bến xe
bus đi qua đâu.
Tôi nghĩ việc xây thêm tàu điện ngầm, đường trên không, tàu siêu tốc là
phương án khả thi, tại sao không làm, hãy làm đi đã rồi mới nghĩ đến
việc thu phí của dân. Không có phương tiện thay thế tại sao lại hạn chế
người dân đi ô tô, xe máy ra đường, như vậy có khác nào tước quyền được
đi lại của người dân và bảo người dân ở nhà đi cho rồi!
Cần phải cải tạo lại các hệ thống trường học ra ngoại thành hay di dời
các cơ quan hành chính Nhà nước ra ngoại thành để giãn dân ở trung tâm
thành phố. Hay là các giải pháp thông minh khác nữa, thực tế chỉ ùn tắc
giao thông ở những giờ cao điểm còn bình thường đâu có tắc đường.
Bên cạnh đó, cách điều phối làn đường cũng chưa phù hợp, rất nhiều làn đường đang được phân bổ trái khoáy, và rất vô lý.
Một giải pháp tình thế tạm thời nữa mà tôi thấy rất cần thiết đó là cấm
nhập khẩu thêm tất cả các loại xe ô tô và xe máy. Nếu cảm thấy tổng số
các loại xe đang được lưu hành ở Việt Nam đã đầy, không muốn xuất hiện
thêm nữa thì Nhà nước hãy đánh thuế nhập khẩu cao nữa lên để khống chế
lượng xe nhập về.
Những ai thật sự giàu có, chịu được mức thuế mới thì người ta sẽ mua còn
ai không đáp ứng được thì thôi. Đừng có đánh thêm vào những chiếc xe
đang có ở Việt Nam.
Đấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trong khi chờ xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống giao thông công cộng, lâu dài cũng không thể làm như vậy mãi
được.
PV: - Chị quen ngồi ô tô rồi, nếu như muốn hạn chế tiền phí lựa chọn giải pháp xe máy chị có hài lòng không?
Mỹ Lệ: - Ôi! Xe máy ư! Có lần cấp bách phải ngồi xe máy tôi bị té vật ra
đường, lũng cả đầu tôi phải vào viện để khâu vá. Tôi bị té không phải
là do vi phạm giao thông mà do đường đông, người ta đụng nhẹ vào mình là
bị té liền.
Tôi thấy những vụ tai nạn của xe máy xảy ra rất nhiều, tại sao Nhà nước
không nghĩ ra những phương tiện khác an toàn cho người dân. Không có đất
nước nào mà nhan nhản toàn xe máy như đất nước Việt Nam mình. Tôi nghĩ,
người dân cũng chẳng muốn mua xe máy nếu có giải pháp giao thông thuận
tiện khác.
Đơn cử, những nhà máy sản xuất xe máy của Trung Quốc tại Việt Nam, tại
sao Nhà nước không xóa bỏ, không cho sản xuất nữa, không cho phát triển
nữa.
PV: - Chị nghĩ sao khi thu nhập của người dân Việt Nam rất thấp nhưng họ
phải bỏ nhiều khoản tiền lệ phí để được sử dụng một chiếc xe ô tô?
Mỹ Lệ: - Không có đất nước nào vô lý như nước mình, người dân phải mua
xe với giá đắt cắt cổ. Ví dụ một chiếc xe ở Việt Nam giá 3 tỷ nhưng ở
nước ngoài chỉ khoảng gần 1 tỷ.
Vô lý như vậy, trong khi một nước nghèo, thu nhập cực kỳ thấp, người dân
lại phải chịu những khoản dịch vụ lưu thông xe nhưng vẫn chưa yên, mai
mốt đi đến đâu còn mất tiền đến đó nữa.
Nếu như Nhà nước nhất quyết thu phí các phương tiện lưu thông đường bộ
sẽ làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, đồng thời còn ảnh hưởng
cả đến sự phát triển của nền kinh tế.
Tôi lấy 1 ví dụ nho nhỏ nếu thu phí lưu thông, rất có thể một bó rau
muống sau thời điểm ban hành thu phí sẽ có giá 30-40 nghìn đồng. Bởi xe ô
tô tải chở rau cũng bị đánh phí hàng năm khá nhiều, buộc họ phải tăng
giá rau thôi.
PV: - Thực tế, giao thông chỉ ùn tắc ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, nếu thu phí cả những tỉnh khác thì chị thấy sao?
Mỹ Lệ: - Riêng việc thu phí tôi đã thấy không hợp lý rồi nên có thu ở đâu thì cũng là vô lý hết.
Xin chân thành cám ơn chị!
http://www.baomoi.com/Home/OtoXemay/...ng/8164286.epi