THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 November 2013

TIN NÓNG: HÀNG TRĂM DÂN OAN KÉO ĐẾN TRỤ SỞ TIẾP DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NN




Sáng nay, ngày 7 tháng 11 năm 2013 - Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười - hàng trăm dân oan mất đất, khiếu kiện trong vô vọng từ các địa phương: Văn Giang (Hưng Yên), Vĩnh Phúc, Bà Rịa Vũng Tàu đã kéo đến trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng, Nhà nước để yêu cầu giải quyết các đơn thư tố cáo.

Bà Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng cũng có mặt sát cánh cùng bà con.










Tin và ảnh do bà con gửi từ trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội.

Mưa và triều cường, dân Sài Gòn tơi tả “bơi” đi làm!

TTO - Sáng nay 7-11, do mưa lớn cộng với triều cường, nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập nặng. Nhiều người dân nói họ gần như phải “bơi” trên đường để đi làm.



Ngập nặng nhất vẫn là khu vực xung quanh dự án kênh Tân Hóa - Lò Gốm, trong đó đường Hòa Bình ngập sâu nhất, có đoạn ngập gần 1m. Nhiều người khi chạy xe vào tuyến đường này hoặc là bị chết máy phải dắt bộ, hoặc phải quay đầu xe tìm đường khác để đi.
Do lượng xe chết máy trên đường này khá nhiều nên “dịch vụ” lau chùi bugi ăn nên làm ra với mức giá trung bình 10.000 đồng/lượt. Đường Lạc Long Quân trước Đầm Sen (Q.11) cũng trong tình trạng tương tự.
Theo ghi nhận, lượng mưa đo được sáng nay là 110mm, trong khi triều cường đạt mức 1,62m.
Tương tự, đường Tân Hóa (giáp ranh Q.11, Q.6) cũng bị ngập quá yên xe. Dòng người lầm lũi dắt xe giữa con đường ngập như sông khiến người dân hai bên đường ngao ngán.
Đường Kinh Dương Vương, Tân Hòa Đông, An Dương Vương (Q. 6, Bình Tân); đường Chu Văn An, đường Đinh Bộ Lĩnh, Bùi Đình Túy (Q. Bình Thạnh) cũng bị ngập quá nửa bánh xe khiến nhiều xe chết máy.
Khu vực phường Tân Thuận Đông (Q.7) mưa lớn từ 2-5g sáng cộng với triều cường gây ngập nhiều nơi. Bên trong nhiều nhà dân cũng như các nhà trọ, nước ngập đến đầu gối. Ngoài đường, công nhân khi tan ca về trên tuyến đường Huỳnh Tấn Phát hết sức chật vật khi có đoạn nước ngập lên tới yên xe.
Một nhân viên văn phòng cho biết nơi chị ở bị nước bủa vây nên đến 9g sáng, chị vẫn chưa thể đi làm.
Tại Q.Thủ Đức, hàng ngàn người dân vào trung tâm thành phố làm việc lại phải vật lộn với dòng nước ngập trên đường Kha Vạn Cân. Nhiều người dân sinh sống ở đây cho biết đây là lần ngập nặng đầu tiên từ đầu năm tới giờ. Mực nước ngập ước gần đến 1m.
Do bị ngập, giao thông trên nhiều tuyến đường bị tê liệt khiến người dân phải rơi vào tình cảnh “đi không được, về cũng không xong”.
Cửa ngõ đi về miền Tây cũng bị ngập nhiều đoạn khiến giao thông tuyến đường huyết mạch này bị tê liệt. Dòng xe nối dài từ vòng xoay Cây Gõ đến vòng xoay Phú Lâm. Các phương tiện hầu như chỉ đứng một chỗ, bất lực vì không thể nhích lên. Nhiều người mất khoảng 2 giờ để đi qua đoạn đường chỉ 1km này.
Đến 10g sáng nay, giao thông trên đường Kinh Dương Vương đoạn bến xe miền Tây bị tê liệt cả hai hướng. Hiện CSGT đang hướng dẫn người dân đi theo hướng khác.
Đường Tân Hóa sáng 7-11 biến thành một dòng sông - Ảnh: Mậu Trường
Đường Tân Hóa, giáp ranh Q.6, Q.11 ngập nặng, xe máy nào chạy qua tuyến đường này cũng bị chết máy - Ảnh: Mậu Trường
Hàng ngàn xe cộ bị cầm chân trên đường Hồng Bàng - Ảnh: Mậu Trường
QUANG KHẢI - MẬU TRƯỜNG - HOÀNG LỘC - THUẬN THẮNG

Việt Nam giúp Campuchia 1.000 tấn gạo cứu trợ lũ lụt !

TP - Sáng 6/11, lễ trao nhận 1.000 tấn gạo do Quốc hội Việt Nam tặng Quốc hội Campuchia để hỗ trợ nhân dân vùng bị lũ lụt diễn ra tại trụ sở Quốc hội Campuchia, dưới sự chứng kiến của đông đảo quan chức cấp cao Quốc hội, đại diện nhiều bộ, ngành, tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng bởi các trận lũ lụt trong năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin (trái) trao quyết định tặng quà của Quốc hội Việt Nam cho lãnh đạo tỉnh Kampong Chàm.
            Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin (trái) trao quyết định tặng quà của Quốc hội Việt Nam cho lãnh đạo tỉnh Kampong Chàm. Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nhấn mạnh, quà tặng này là chứng minh sâu sắc cho tình đoàn kết trước sau như một của nhân dân và nhà nước Việt Nam luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Campuchia trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Ông Heng Samrin nói rằng, sự giúp đỡ này cùng sự giúp đỡ từ trước đến nay của nhân dân Việt Nam là hết sức cao quý, thể hiện tình cảm yêu mến, đoàn kết, hữu nghị anh em giữa nhân dân hai nước Campuchia - Việt Nam. 

Các đợt lũ lụt những tháng qua ở Campuchia khiến khoảng 80 người thiệt mạng, thiệt hại cơ sở vật chất khoảng 1 tỷ USD.
TTXVN

5 cổng chào tiền tỷ trên 21 km đường

TP - Chỉ vỏn vẹn có 21 cây số trên quốc lộ 32 đoạn từ huyện Hoài Đức, qua Đan Phượng đến Phúc Thọ (Hà Nội) đã có tới 5 cổng chào được xây dựng khá hoành tráng. Đáng chú ý, hội chứng xây cổng chào còn lan rộng ra nhiều huyện, xã, thôn xóm thuộc nhiều huyện ngoại thành.
Cổng chào này được đầu tư tiền tỷ. Ảnh: minh tuấn
Cổng chào này được đầu tư tiền tỷ. Ảnh: minh tuấn.

Hội chứng cổng chào
Từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây theo quốc lộ 32, cổng chào đầu tiên mà chúng tôi dừng lại đó là tại địa phận Nhổn thuộc huyện Hoài Đức. Cổng chào được xây dựng trên 3 cột trụ cỡ lớn gắn với màn hình điện tử nằm vắt ngang qua đường hai chiều và vỉa hè. Trên cổng chào ghi dòng chữ lớn “Huyện Hoài Đức - Thành phố Hà Nội”, bên trên cùng cắm khoảng 15 lá cờ loại nhỏ. 

Chỉ đi thêm 6 km nữa là cổng chào thứ 2 đặt tại điểm đầu của thị trấn Phùng thuộc huyện Đan Phượng. Trên cổng chào gắn thêm cả hệ thống đèn chiếu sáng cao áp. Đi tiếp khoảng gần 3 km tiếp theo, đúng đến hết địa phận thị trấn Phùng, chúng tôi tiếp tục gặp cổng chào thứ 3 trên đó ghi dòng chữ “Chúc quý khách thượng lộ bình an”. 

Và cũng chỉ cách cổng chào của huyện Đan Phượng khoảng chục cây số nữa là hai cổng chào liên tiếp của huyện Phúc Thọ và với dòng chữ lớn “Huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội”. Tổng cộng có tới 5 cổng chào lớn trên đoạn đường 21km!

Ông Nguyễn Công Khương, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin (VHTT) huyện Đan Phượng cho biết, chỉ riêng cuối năm 2012, đầu năm 2013, cùng với xây dựng nông thôn mới, nhiều xã đã đua nhau xây cổng chào. Riêng thời gian này đã xây tổng cộng có 106 cổng chào tại các xã.

Có xã làm cổng chào bằng inox, nơi đường rộng thì xây gạch, có nơi làm bằng sắt. Đầu tư cho một cổng chào ít cũng vài chục triệu đồng, nhiều thì hết cả trăm triệu đồng. Cũng theo ông Khương, hoành tráng nhất phải kể tới xã Phương Đình, đầu tư cổng chào hết 200 triệu đồng. Cổng làng thôn Đông Khê (xã Đan Phượng) đầu tư hết 800 triệu đồng. 

Theo Phòng Quản lý đô thị huyện Đan Phượng, khi các xã gửi hồ sơ có ảnh chụp kèm theo thì huyện hỗ trợ xã mỗi cổng chào vài triệu đồng, còn lại do người dân tự đóng góp. 

Không chỉ có vậy, tại trung tâm huyện Đan Phượng còn mới xây hai cổng của Trung tâm Văn hóa thể thao có vốn đầu tư lên tới 4,2 tỷ đồng. Phòng quản lý đô thị huyện Phúc Thọ cho hay, hai cổng chào lớn do huyện xây dựng vào năm 2010 với vốn đầu tư là hơn 2,4 tỷ đồng/2 cổng chào, chưa kể bảng điện tử. 

Xây cổng chào hoành tráng để làm gì?
Cổng chào huyện Phúc Thọ ảnh: Hà anh
Cổng chào huyện Phúc Thọ ảnh: Hà anh.
 
Gặp gỡ nhiều người dân địa phương, nơi xây dựng những cổng chào hoành tráng, PV Tiền Phong ghi nhận được nhiều điều đáng suy ngẫm. Chị Nguyễn Thị Hoàn, nhà tại cụm 3 xã Thọ Lộc huyện Phúc Thọ, ngay sát chân cổng chào của huyện này cho biết: Ngày nào chị cũng phải trả lời cho hàng chục người hỏi đường nhưng khi nhìn lên cổng chào thì chẳng thấy thông tin gì.

“Người dân cần biển chỉ dẫn giao thông, tại sao lại xây cổng chào?”, chị Hoàn đặt câu hỏi. Cũng theo chị Hoàn, do lâu ngày nên những khi mưa bão, nhiều tấm tôn, nhựa trên cổng chào đã lao thẳng xuống đường giao thông rất nguy hiểm. 

Mặc dù ông Hà Đăng Thự, Trưởng phòng VHTT huyện Phúc Thọ cho rằng cổng chào là một “kênh” để tuyên truyền nhân các sự kiện chính trị, dịp lễ tết hằng năm nhưng ông Nguyễn Công Khương, Trưởng phòng VHTT huyện Đan Phượng thì lại khẳng định, xây cổng chào chủ yếu để trang trí, chứ hiệu quả khai thác sử dụng rất thấp. 

“Ngồi trên xe đi đường quốc lộ mấy ai đọc được gì. Cổng chào chủ yếu để cắm cờ và bật đèn dịp lễ tết”, ông Khương nói. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đinh Hữu Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, hai cổng chào của huyện gắn biển điện tử xây năm 2010, vốn đầu tư khoảng 4 tỷ đồng/2 cổng chào. 

Về nguyên nhân quyết định xây cổng chào, ông Hạnh giải thích: Năm 2009, tuyến đường 32 rất xập xệ. Huyện phải chủ động chỉnh trang lại, hoàn thiện dải phân cách, nhất là trung tâm thị trấn muốn đầu tư cho đẹp lên.

Cũng theo ông Hạnh, khi xây dựng huyện chỉ mong để nhiều người biết đến Đan Phượng. Đất thì phải có đai nên huyện quyết định đặt tại hai đầu thị trấn. Đây là công trình đầu tư không lớn nhưng làm bộ mặt thị trấn khang trang lên.

“Nói thật, đầu tư như vậy là thấp. Nhiều nơi còn làm biển “Kính chào quý khách” hoành tráng hơn nhiều. Nhiều anh em đi qua không biết huyện Đan Phượng, thị trấn Phùng chỗ nào nên chúng tôi phải làm một công trình gì hay biểu tượng gì đó”- ông Hạnh nói thêm.
Góp ý về tình trạng đua nhau xây cổng chào, ông Hoàng Duy Kiên, Trưởng phòng quản lý đô thị huyện Phúc Thọ kiến nghị: Hiện nay mỗi nơi làm một kiểu khác nhau. Cần có mẫu thiết kế, hướng dẫn xây cổng chào để đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông.
Nhóm PV

Cổng chào phải có ngôn ngữ kiến trúc
Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho biết, về nguyên tắc, cổng chào được xây dựng để chào mừng nhân một sự kiện hoặc là tuyên ngôn của một khu vực hoặc một địa phương mang tính thông điệp với mọi người về giá trị ý nghĩa văn hóa.
Rõ ràng là nhiều huyện của Hà Nội chưa hiểu hết ý nghĩa của cổng chào. Cổng chào phải xây ở những nơi diễn ra những sự kiện lịch sử, có ý nghĩa lịch sử. Việc xây dựng cổng chào trên các tuyến giao thông phải gắn với chức năng về giao thông.
Thành phố cần tăng cường kiểm soát, hướng dẫn việc đầu tư xây dựng cổng chào.
Tuấn Minh

Từ 1-3-2014, đổi toàn bộ bằng lái xe sang mẫu mới tại VN

Theo ông Quyền, đến nay ngành giao thông vận tải cả nước đã cấp 34 triệu GPLX (gồm 2 triệu GPLX ôtô và 32 triệu GPLX xe môtô) trong đó đã cấp 2 triệu GPLX bằng thẻ nhựa, còn lại 32 triệu GPLX bằng giấy.
Lộ trình chuyển sang GPLX bằng thẻ nhựa như sau:

1- Đối với GPLX ôtô phải được chuyển đổi trước ngày 31-12-2014.
2 - Đối với GPLX hạng A 4 (xe máy kéo có trọng tải đến 1.000 ký) phải chuyển đổi trước ngày 31-12-2015.
3 - Đối với GPLX không thời hạn (gồm các hạn A 1, A 2, A 3)
+ GPLX được cấp trước năm 2003 phải chuyển đổi trước ngày 31-12-2016.
+ GPLX được cấp trước năm 2004  chuyển đổi trước 31-12-2017.
+ GPLX được cấp trước năm 2007 chuyển đổi trước 31-12-2018.
+ GPLX được cấp trước năm 2010 chuyển đổi trước 31-12-2019.
+ GPLX cấp sau năm 2010 chuyển đổi trước 31-12-2020.

Việc đổi giấy phép lái xe được thực hiện tại các sở giao thông vận tải tỉnh và TP.  

Theo quy định của Bộ Tài chính lệ phí  đổi GPLX bằng thẻ nhựa là 135.000 đồng/một GPLX, trong đó bao gồm chi phí lập hồ sơ và chụp ảnh tại nơi cấp. 

VIDEO - Sư đánh người, dỡ tượng cổ, thờ tượng chính mình?




(Kienthuc.net.vn) - Hàng trăm người dân xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) vô cùng bức xúc trước những việc làm trái với các quy định pháp luật về tôn giáo của trụ trì Thích Minh Phượng.
Cộng đồng mạng đang lan truyền một bức ảnh ghép, chụp tượng đồng với  ảnh chân dung của một sư thầy, kèm theo đoạn chú thích: “Vụ việc được người dân Thạch Thất (Hà Nội) phát hiện. Cụ thể: Sư chùa Thích Minh Phượng - Trụ trì chùa Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) đã tự ý ném bức tượng cổ xuống sông mà không thông báo cho người dân biết. Vụ việc chưa được làm sáng tỏ, thì trong thời gian gần đây, sư Thích Minh Phượng đã tự ý mang một bức tượng đúc bằng đồng (truyền thần chính mình) với tỉ lệ tương ứng với khuôn mặt của mình về thờ cúng tại chùa.
Khi phát hiện vụ việc, người dân và chính quyền đã tỏ rõ thái độ bức xúc và không chấp thuận việc đưa bức tượng này vào chùa Chàng Sơn. Người dân sau đó đã bê bức tượng này ra giữa chợ để mọi người chứng kiến”.
 Cộng đồng mạng lan truyền bức ảnh ghép.
Tự ý dỡ bỏ các bức tượng cổ, thay bằng tượng mới
Trước những thông tin đang lan truyền, gây xôn xao trong dư luận, PV Kiến Thức tìm đến xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) để tìm hiểu và làm rõ.
Tại đây, hàng trăm người dân sống trong 7 thôn khác nhau của xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) cùng bày tỏ sự bức xúc trước những hành động của qua sư thầy Thích Minh Phượng – Trụ trì chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội): biến chùa Chân Long thành nơi ở riêng của mình.
 Chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.
Người dân sống trong xã Chàng Sơn phản ánh cụ thể như sau, suốt quãng thời gian tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng liên tiếp có những việc làm sai trái với các quy định pháp luật về tôn giáo, về việc quản lý di tích, nơi thờ cúng trong chùa do nhà nước quy định. Làm trụ trì tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng đã tự ý thuê người vào chùa đào xới đất để làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng cho cá nhân mình mà không hề cho ai biết, cũng không báo cáo lên UBND xã Chàng Sơn. Tiếp đến, ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh Phương) đã tự ý chuyển bỏ nhiều bức tượng phật đã tồn tại lâu đời của di tích để thay vào đó là những pho tượng phật mới không rõ nguồn gốc.
 Những pho tượng Phật không rõ nguồn gốc được ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh Phượng) đưa về. Sau khi bị phát hiện và bị chính quyền xã lập biên bản, chúng chưa được di dời đi nơi khác.

 Những bình hoa còn rất mới được trụ trì chùa Chân Long tự ý mua về, để thay thế cho những bình cổ trong chùa.
Chưa dừng lại, 3 trong số 8 pho tượng cổ cũng bị ông Long chuyển đi nơi đâu mà người dân trong xã Chàng Sơn không hề hay biết (?). Ông Nguyễn Xuân Long còn tự ý xây dựng nhà tắm rất hiện đại, xây gara ô tô hoành tráng trước cửa chùa. Trong khi chùa Chân Long xuống cấp trầm trọng, ông Long không hề tu sửa mà dùng số tiền công ích chuộc lợi cho bản thân.
 Nhà tắm (bên phải) được trụ trì Thích Minh Phượng tự ý xây dựng ngay cạnh chùa chính ...
...  gara ôtô được xây dựng ngay phía trước cửa chùa.
Quá bức xúc trước những việc làm của ông Nguyễn Xuân Long (sư thầy Thích Minh Phượng), đông đảo bà con nhân dân trong xã Chàng Sơn đã làm đơn kiến nghị lên UBND xã Chàng Sơn, HĐND, Ban Văn hóa xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội), nêu rõ những việc làm sai trái với các quy định pháp luật tôn giáo của ông Nguyễn Xuân Long...
 Đơn kiến nghị của người dân xã Chàng Sơn, gửi lên Ban lãnh đạo các cấp, về những việc làm sai trái của sư thầy Thích Minh Phượng.
Ông Nguyễn Văn Thúc (sinh năm 1975, Chủ tịch hội người cao tuổi, xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc nói: “Tôi cũng như các bà con khác sống trong thôn thực sự không thể nào chấp nhận nổi những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng. Đã nhiều lần bà con làm đơn kiến nghị lên xã, nhưng vẫn thấy sư thầy Thích Minh Phượng lộng hành, sau đó dần biến những tài sản quý giá chung của chùa thành của riêng của ông Long. Đấy là chưa kể việc ông Long còn tháo bỏ các bức tượng cổ đã tồn tại hàng nghìn năm, đưa đi nơi khác để thay vào đó là những bức tượng có hình thù quái gở…”.
Cũng bày tỏ sự tức giận không kém, ông Chu Văn Điệp (thôn 4, Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) nói: “Trước đây, khi ông Nguyễn Xuân Long chưa về làm trụ trì của chùa Chân Long, người dân trong thôn sống rất hòa thuận. Nhưng từ ngày ông ấy về khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn. Tất cả những việc làm của ông Long như tự xây nhà tắm ngay cạnh chùa chính, xây gara ô tô trước cửa chùa, thay những bức tượng cổ trong chùa bằng những bức tượng khác… khiến chúng tôi vô cùng bức xúc. Ngày trước người dân trong xã còn hay đi chùa, thắp hương vào các dịp lễ, tết… nhưng từ khi ông Long về và gây ra những việc động trời, động tâm linh như vậy chúng tôi ít lên chùa”. 
Đánh người, lập Đạo Tràng gây mâu thuẫn bao gia đình
Chị Nguyễn Thị Nhung (gửi đơn tới Công an huyện Thạch Thất, Ban Công an xã Bình Phú, Ban trị sự Hội phật giáo (Thạch Thất, Hà Nội) tố cáo ông Long đánh mình như sau  :
“Vào lúc 9h30 ngày 11/7/2013, tôi chở hàng từ xã Hữu Bằng ra đường 80B, đến cổng trường THPT Phùng Khắc Khoan, xã Bình Phú, thì thấy một chiếc xe chở gỗ va chạm với một ô tô. Xe chở gỗ đã đè lên người chở gỗ. Thấy vậy, tôi đã xuống giúp đỡ người bị nạn. Tôi không hiểu lý do gì chủ của chiếc xe ô tô va chạm lao vào đấm, đá tôi túi bụi. Ông ta còn túm tóc quay tôi 3 vòng, nhưng rất may được bà con cứu giúp.
Sự việc xảy ra khiến bà con sống xung quanh hiện trường vô cùng bức xúc, đến thăm hỏi tôi (ở bệnh viện) và cho biết điều thực sự đáng buồn hơn nữa. Người đánh tôi lại là một nhà tu hành. Tìm hiểu ra tối mới biết chính là ông Nguyễn Xuân Long (tức Thích Minh Phượng) đang trụ trì tại chùa Chân Long Tự, thôn 4, xã Chàng Sơn, đúng nơi ở của bố đẻ của tôi. Thấy vậy bố tôi rất bức xúc, vì trụ trì này từng gây nhiều chuyện với nhân dân. Tôi nghĩ, nhà tu hành phải từ bi hỷ xả cứu nhân độ thế chứ ai lại vi phạm vào pháp lệnh tôn giáo, hành xử như một kẻ côn đồ, đánh người vô căn cứ. Bản thân tôi là một người phụ nữ, thế mà ông Nguyễn Xuân Long – nhà tu hành - lại xông vào đánh tôi. Nhà tôi rất khó khăn, giờ lại không đi làm được, khó khăn lại khó khăn hơn. 
Vậy nay tôi làm đơn tố cáo ông Thích Minh Phượng – nhà tu hành này đánh tôi vô căn cứ là vi phạm vào pháp luật. Tôi kính mong các quý cơ quan liên quan, xem xét và giải quyết thỏa đáng giúp tôi, đúng theo luật cũng như pháp lệnh tôn giáo, đúng người đúng tội với ông Thích Minh Phượng theo pháp luật của nhà nước”.

 Đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Nhung về việc bị trụ trì Thích Minh Thượng đánh oan (11/7/2013).
Người nhà của chị Nguyễn Thị Nhung cho biết thêm, gia đình đã gửi đơn tố cáo đi nhưng không thấy cơ quan chức năng phản hồi lại, sau đó cứ để vụ việc dần lắng xuống.
Nhiều người dân sống tại 7 thôn trong xã Chàng Sơn còn cho biết, ngoài những việc làm gây phiền toái, bức xúc nhân dân, trụ trì Thích Minh Phượng còn tự ý lập ra một Đạo Tràng, được gọi là “Đạo áo dài xanh”, với gần 100 người (trong đó có 2 nam giới, còn lại là phụ nữa). Tất cả những người này sẵn sàng “liều tính mạng” của mình, trong mọi hoàn cảnh để bảo vệ cho trụ trì Thích Minh Phượng.
“Ông Long lập ra Đạo Tràng và chỉ cho phép những người trẻ tuổi trong xã vào chùa thắp hương, phúng vái, còn những người già ít được cho vào. Những người được ông Long thu nạp vào Đạo Tràng chủ yếu là người dân trong thôn, số ít là quy tập phía bên ngoài thôn. Cũng chính vì lập ra Đạo Tràng, ông Long đã gây mâu thuẫn cho biết bao gia đình. Trai gái trong thôn yêu nhau không thể lấy được nhau, gia đình có chị em khác đạo thì cãi vã, thậm chí có gia đình mẹ con ruột chửi nhau… cũng chỉ bởi người một người theo “Đạo áo dài xanh”, một người theo Đạo Phật”, bà Phí Thị Niễm (người dân xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ. 
Thờ tượng đồng của chính mình
Xách đây khoảng 1 tuần, ông Nguyễn Xuân Long tự ý mang ra khỏi chùa một pho tượng cổ có tên “Vua Cha Ngọc Hoàng”, thả xuống sông và nói rằng: “Đem tượng xuống sông tắm, vì bị các giãi trong chùa lỡ tay làm xước xát”. Để thay thế cho bức tượng “Vua Cha Ngọc Hoàng”, ông Long đã bí mật đem về một bức tượng đồng (có trọng lượng khoảng 350 kg, cao khoảng 1,4 m), với khuôn mặt giống y hệt ông Long, sau đó nói với người dân: “Đây là tượng vua Trần Thánh Tông”, đưa về để thay thế "Vua Cha Ngọc Hoàng", bà con hãy cùng thờ, phúng.
 Pho tượng đồng được trụ trì Thích Minh Phượng tự ý đúc, để thay thế bức tượng phật cổ trong chùa Chân Long, bị người dân trong xã Chàng Sơn kéo ra giữa chợ.
Không thể nào kìm nén thêm được cơn tức giận, đến khoảng 10h30 ngày 5/11, hàng trăm người dân của 7 thôn, xã Chàng Sơn đã tập trung, kéo về chùa Chân Long, sau đó yêu cầu ông Nguyễn Xuân Long phải ngay lập tức hạ bức tượng đồng có khuôn mặt giống y hệt mình xuống khỏi ban thờ và phải trả lại nguyên vẹn bức tượng cổ “Vua Cha Ngọc Hoàng” vào vị trí cũ. 
Đến 12h trưa, bức tượng đồng được ông Long tự ý đưa về thay thế tượng cổ bị hạ xuống khỏi ban thờ, sau đó sử dụng một tấm bạt để cuộn lại hòng che mắt người dân, thế nhưng bức tượng đã bị các thanh niên trong thôn kéo ra giữa chợ để mọi người cùng nhìn thấy. Khi bị người dân vây xung quanh, ông Nguyễn Xuân Long còn có những câu phát ngôn khiến bà con cực kỳ sốc...
Thấy bà con kéo về chùa Chân Long quá đông, các cán bộ trong xã Chàng Sơn đã phối hợp với lực lượng Công an xã đã cùng nhau đến để giải quyết, nhằm xoa dịu cơn phẫn nộ của người dân. Mãi đến 17h cùng ngày ông Nguyễn Xuân Long mới chuyển được bức tượng lên một xe ô tô và đưa đi đâu không rõ.
 Hàng trăm người dân xã Chàng Sơn kéo về chùa Chân Long để yêu cầu trụ trì Thích Minh Phượng hạ bức tượng đồng tự đúc xuống khỏi ban thờ, và di chuyển dời đi nơi khác.
Chính quyền xã cũng… bức xúc
Chứng kiến cảnh tượng hàng trăm người dân trong 7 thôn phẫn nộ về những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng, ông Nguyễn Kim Toàn (Phó chủ tịch Ban Văn hóa xã Chàng Sơn) cũng cảm thấy bức xúc. 
Ông Toàn cho biết: “Chùa Chân Long là một ngôi chùa được xếp hạng di tích Lịch sử kiến trúc Quốc Gia (1992). Năm 2010 ông Nguyễn Xuân Long mới chỉ là người được phép tạm trú, hành lễ tại chùa. Đến năm 2011, mới có quyết định được trụ trì chùa. Những việc làm của sư thầy Thích Minh Phượng tại chùa Chân Long thời gian qua, không chỉ khiến người dân trong xã mà đối với các cấp chính quyền trong xã cũng vô cùng bức xúc. 
UBND xã đã 7 lần lập biên bản hiện trạng, xác minh về những việc ông Nguyễn Xuân Long đã tự ý vi phạm các quy định pháp luật về tôn giáo (thuê người đào đất, làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng cho bản thân ngay tại đốc chùa chính bản thân, tự ý di dời, thay đổi và các tượng phật cổ nghìn năm trong chùa mà không thông báo với UBND xã…).
Trong thời gian vừa qua ông Nguyễn Xuân Long còn 2 lần đem pho tượng phật mới về chùa Chân Long mà không rõ nguồn gốc (lần 1 là 16 pho tượng, lần 2 là 14 pho tượng). UBND xã đã yêu cầu ông Long không được tự ý thêm bớt pho tượng nào, sau đó yêu cầu ông Long đem ngay các pho tượng phật mới mang về ra khỏi chùa, nhưng mãi ông Long không di dời tượng phật đi. UBND xã nhiều lần làm việc với các già Giãi và ông Long, song thấy ông Long luôn có thái độ bất hợp tác với chính quyền, không chỉ thế mà còn lôi kéo một số người gây khó khăn trong việc giải quyết.
 Báo cáo của Phó chủ tịch UBND xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) gửi lên cơ quan các cấp.
Hiện, Phó chủ tịch Ban Văn hóa xã Chàng Sơn đã gửi báo cáo những sai phạm tại chùa Chân Long của ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh Phượng) lên Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Hà Nội, Thành hội Phật giáo-Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất - Hà Nội, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạch Thất – Hà Nội, Ban tôn giáo huyện Thạch Thất – Hà Nội, Công an huyện Thạch Thất – Hà Nội, để được chỉ đạo và có hướng giải quyết tốt nhất.
Chiều qua, sau khi vào làm việc xong với UBND xã Chàng Sơn, PV Kiến Thức quay lại chùa Chân Long để tìm hiểu thêm một số thông tin thì thấy bên trong khu vực nhà chùa chỉ có hàng chục người dân đứng ngồi, trước sân chính của chùa với sự tức giận thể hiện rõ trên khuôn mặt, và tất cả những cánh cửa chính bên trong chùa Chân Long đã bị khóa chặt. Trụ trì Thích Minh Phượng đồng thời cũng vắng mặt.
Mạnh Hưng

Tiền Giang công bố dịch cúm H5N1

TIỀN GIANG (NV) Nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang hôm 6 tháng 11 đã chính thức công bố dịch cúm gà H5N1 tại hai xã thuộc huyện Tân Phú Ðông.
Thông báo này được báo Thanh Niên trích dẫn xác nhận tin nói rằng, dịch cúm gia cầm H5N1 đã bùng nổ tại hai xã Tân Phú và Tân Thới thuộc huyện Tân Phú Ðông. Báo Thanh Niên dẫn phúc trình của Chi Cục Thú Y tỉnh Tiền Giang cho hay, chỉ trong vòng một tuần lễ, từ ngày 31 tháng 10 đến 4 tháng 11, một nửa trong số bốn đàn vịt trên nửa triệu con của nông dân “nuôi đồng” tại hai xã Tân Phú và Tân Thới lăn ra chết đồng loạt. Kết quả xét nghiệm cho thấy một bệnh phẩm thu được từ số vịt chết có virus H5N1.



Cứu cấp bệnh nhân bị nhiễm virus cúm H5N1. (Hình: Petrotimes.vn)

Cũng theo Chi Cục Thú Y tỉnh Tiền Giang, lệnh tiêu hủy đàn vịt còn lại đã được thi hành để ngăn chặn dịch bệnh tràn lan.

Tám tháng trước đây, một người đàn ông bị nhiễm cúm gà H5N1 đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Ông này tên NDT., 31 tuổi, cư dân tỉnh Ðắk Lắk.

Tin của Petrotimes nói rằng, ông này ăn phải thịt gà nuôi trong nhà bị nhiễm bệnh. Ðàn gà sau đó lần lượt ngã ra chết. Còn ông NDT thì lên cơn sốt cao, khó thở... suýt nữa thì nguy, nếu không được đưa vào bệnh viện điều trị kịp thời.

Còn theo báo Lao Ðộng, hồi năm ngoái, dịch H5N1 hoành hành tại tỉnh Ðồng Tháp và Long An. Ở Ðồng Tháp, một bé trai 4 tuổi chết vì nhiễm bệnh H5N1. Tại tỉnh Bình Dương và Long An, có hai người nhập viện, nghi bị nhiễm cúm H5N1. Các nạn nhân này đã ăn thịt gà bệnh trước đó.

Ðược biết, bệnh dịch cúm H5N1 xuất hiện đầu tiên ở người hồi năm 1997 tại Hồng Kông. Tính đến năm 2008, toàn thế giới có 234 người thiệt mạng vì H5N1, nhiều nhất tại Indonesia và Việt Nam. (PL)


Cộng đồng quốc tế phản đối Việt Nam ứng cử UNHRC


VIỆT NAM 
Nhiều tổ chức quốc tế, dân biểu các quốc gia Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, đã đồng loạt ký tên vào một kháng thư, phản đối Việt Nam tham gia Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).
Hồi cuối tháng 7 năm nay, Việt Nam nộp hồ sơ ứng cử UNHRC, nhiệm kỳ 2014-2016.

Kháng thư vừa kể đã được gửi cho bà Samantha Power, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Catherine Ashton, đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính Sách An Ninh-Ðối Ngoại, phản đối việc để Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Algeria, Jordan, Nga, Ả Rập Xê Út trở thành thành viên UNHRC tại cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng 11.


Công an thẳng tay đánh đập dân chúng như trong ảnh là cảnh rất thường thấy tại Việt Nam. (Hình: Internet)

Kháng thư thúc giục các đại diện cho Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu ngăn chặn những quốc gia vừa kể vì thành tích nhân quyền của các quốc gia này không xứng đáng với thanh danh của UNHRC nói riêng và của Liên Hiệp Quốc nói chung.

Theo nghị quyết của Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, các quốc gia ứng cử vào UNHRC phải duy trì những tiêu chuẩn cao nhất trong việc bảo vệ và thăng tiến nhân quyền. Tuy nhiên, những quốc gia mà kháng thư liệt kê vẫn bị xem là không đáp ứng các tiêu chuẩn căn bản nhất, đồng thời có thành tích rất tệ trong việc bảo vệ nhân quyền ngay tại quốc gia đó, cũng như phát huy nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc.

Thay vì để các quốc gia bị phản đối, tạo ra ảnh hưởng quan trọng đối với các quyết định sống còn về nhân quyền, kháng thư đề nghị Liên Hiệp Quốc cần thông qua những nghị quyết lên án các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, có hệ thống ở những quốc gia đó.

Ðại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc và đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về chính sách an ninh và đối ngoại được đề nghị hãy lên tiếng vì hàng triệu nạn nhân trên toàn cầu, vốn đang cần một cơ quan nhân quyền quốc tế hiệu quả và khả tín.

Ngoài việc tham gia ký tên vào kháng thư vừa kể, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) cũng đã soạn riêng một thư gửi thủ tướng Việt Nam, kêu gọi Việt Nam tuân thủ các chuẩn mực về “bảo vệ và thăng tiến nhân quyền.”

HRW nhận định, tình hình nhân quyền tại Việt Nam hoàn toàn trái ngược với tài liệu mà Việt Nam từng trình cho chủ tịch Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc hồi cuối tháng 8. Trong đó khẳng định, Việt Nam cam kết bảo vệ nhân quyền để ứng cử vào UNHRC. Theo HRW, trên thực tế, Việt Nam đã và đang tăng cường đàn áp để dập tắt những ý kiến bất đồng, những chỉ trích đối với chế độ độc đảng, đe dọa những cá nhân phê phán tham nhũng, cưỡng chế đất đai, bất bình đẳng kinh tế-xã hội, hay những qui định vi phạm nhân quyền.

HRW xem sự hình thành Mạng Lưới blogger, với Tuyên bố 258 (đòi hủy bỏ điều 258 trong luật hình sự hiện hành) là một trong những biểu hiện bất mãn ngày càng lớn của dân chúng Việt Nam. HRW còn dẫn trường hợp Ðinh Nhật Uy (một blogger bị bắt giam bị phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo) vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” là bằng chứng cho thấy, Việt Nam không xứng đáng là thành viên của UNHRC.

Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền khuyến khích Việt Nam hãy giải quyết những vấn nạn nhân quyền trước ngày 12, cụ thể là hãy phóng thích ngay lập tức, vô điều kiện 10 tù nhân đang bị giam cầm chỉ vì thực hiện những quyền cơ bản của con người. Những tù nhân được HRW đề cập trong thư ngỏ này là các ông, bà: Nguyễn Hữu Cầu, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Ðinh Ðăng Ðịnh, Hồ Thị Bích Khương, Vi Ðức Hồi.

Theo HRW, đây chỉ là mười gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm tù chính trị đang bị giam cầm. HRW cho rằng, việc thả mười tù chính trị mà họ nêu tên là “một bước quan trọng để chứng minh cam kết của Việt Nam đối vơi việc cải thiện thực trạng nhân quyền” khi Việt Nam muốn trở thành một thành viên của UNHRC. (G.Ð)

Cán bộ ngân hàng tráo tiền 'âm phủ' lấy đô la thật!


HẢI PHÒNG (NV) -
 Bí mật tráo đô la thật bằng đô la “âm phủ,” từ tháng 7, 2013 cho đến nay, âm mưu của bà trưởng kho quỹ ngân hàng xăng dầu - PG Bank mới bị phát giác.
Sáng ngày 6 tháng 11, bà này bị khởi tố về tội thụt két trên 300,000 đôla và gần 40,000 Euro.



Trưởng kho quỹ ngân hàng dùng đô la âm phủ thay đô la thật trong két sắt. (Hình: báo Pháp Luật & Xã Hội)

Theo báo Pháp Luật & Xã Hội, bà trưởng kho quỹ PG Bank nói trên là Ðỗ Thị Thu Thủy khai đã nướng hết số tiền nói trên vào việc đánh đề. Còn theo dư luận, suýt chút nữa thì mọi việc đã không bại lộ, số tiền thụt kẹt của bà Thu Thủy còn tiếp tục tăng vọt, nhiều hơn.

Báo Pháp Luật & Xã Hội dẫn phúc trình của công an Hải Phòng nói rằng, âm mưu của bà Thu Thủy bại lộ sau vụ kiểm đếm kho quỹ hôm 24 tháng 10 qua. Khi mở tủ, lôi hết các cộc giấy bạc ra đếm, cán bộ ngân hàng PG Bank, chi nhánh Hải Phòng mới bật ngửa vì tất cả đều là tiền vàng mã.

Người ta đếm được 15 cọc giấy tiền đô la vàng mã nằm gọn trong tủ. Còn số tiền mặt gần 250,000 đôla và gần 20,000 Euro đã không cánh mà bay. Bà Thủy bị bắt.

Tuy nhiên, cũng theo cuộc điều tra, số tiền bị mất tại kho quỹ PG Bank do bà Thu Thủy phụ trách lên tới 308,000 đôla và gần 40,000 Euro. Bà này khai đã trộm tiền trong két mỗi ngày để chơi đề. Ðể tránh sự phát giác của nhân viên kế toán, bà Thu Thủy đã đặt vào 15 “tép” đô la âm phủ, mới thoạt nhìn không dễ khám phá được.

Hành động ám muội của bà Thủy kéo dài suốt ba tháng qua, từ tháng 7, 2013 cho đến tháng 10,2013. Ðến ngày 24 tháng 10, 2013, lệnh kiểm quỹ được thi hành, cán bộ ngân hàng PG Bank mới bật ngửa vì tất cả số ngoại tệ trong két sắt đều là tiền âm phủ. (PL)

Dân nổi giận vì trụ trì rước tượng mình vô chùa!

HÀ NỘI (NV) Một vị sư trụ trì ngôi chùa di tích cấp quốc gia tại Hà Nội làm dư luận bất bình vì cho rằng ông bỏ tượng cổ, an vị tượng mới mang khuôn mặt của mình.
Nhà cầm quyền địa phương đã phải can thiệp vào cuộc “soán ngôi” lịch sử diễn ra cấp thời hôm 5 tháng 11. Pho tượng mới bị “trục xuất” khỏi chùa vài mươi phút đồng hồ trước giờ khai mạc lễ an vị.



Bức tượng mới được cho là đúc y khuôn vị sư trụ trì được rước vào chùa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ cho biết, ngôi chùa Chân Long Tự, tọa lạc tại huyện Thạch Thất, Hà Nội được công nhân là di tích lịch sử cấp quốc gia của xã Chàng Sơn lâu nay, do vị sư tên Thích Minh Phượng trụ trì, cai quản.

Nhiều cư dân Chàng Sơn nói rằng hồi năm rồi, pho tượng cổ đặt giữa sân chùa đột ngột biến mất. Hàng chục lư hương cổ đặt quanh pho tương cũng không còn.

Một người dân Chàng Sơn tên Nguyễn Văn Viên cho rằng, dư luận hoang mang khi phát giác “hiện tượng lạ” nói trên. Khi có tín đồ hỏi, vị sư trụ trì cho biết, tượng cổ bị hỏng nặng nên đã bỏ xuống sông.

Ðột nhiên, hôm 5 tháng 11 vừa qua, vị trụ trì Thích Minh Phượng cho hay, sẽ làm lễ “hô thần nhập tượng,” an vị một pho tượng mới đặt vào chỗ tượng cổ trước đây.

Ông Nguyễn Văn Viên nói rằng, thông báo của Hòa Thượng Thích Minh Phượng khiến dư luận xôn xao. Sự kiện trên còn gây phản ứng mạnh trong giới tín hữu Phật Giáo và cư dân xã Chàng Sơn, vì cho rằng vóc dáng và khuôn mặt pho tượng mới y hệt vị trụ trì.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Văn Viên, vốn là thợ chạm trổ, xác nhận rằng pho tượng giống vị sư Thích Minh Phượng đến 90%.

Vì lẽ trên, sáng sớm ngày 5 tháng 11, đông đảo cư dân xã Chàng Sơn cùng với đại diện chính quyền địa phương, đã tìm cách đưa bức tượng mới ra khỏi chùa, trước giờ khai mạc lễ an vị không lâu.

Chiều ngày 6 tháng 11, đại diện Ban Quản Lý Di Tích và Thắng Cảnh Hà Nội xác nhận nguồn tin này. Ông này cũng cho biết, chính quyền địa phương sẽ sớm đưa ra kết luận về các “hiện tượng lạ” xảy ra tại Chân Long Tự. (PL)


CÒN ĐÂU ÁO DÀI VIỆT...

ĐẤT VIỆT-06/11/2013  --   Trong khi Trương Thị May lọt vào top 5 trang phục dân tộc đẹp nhất thì nhiều người đẹp Việt vẫn liên tục biến tướng áo dài.


Áo dài luôn là tinh hoa của dân tộc và được nhiều người đẹp lựa chọn trong những bộ sưu tập đẹp mắt, nhằm tôn lên nét nữ tính, dịu dàng, đằm thắm của con gái Việt. Gần đây nhất, Trương Thị May đại diện Việt Nam đi thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013 đã khiến người Việt tự hào khi cô khoác lên mình bộ áo dài lấy ý tưởng từ hoa sen cổ của Nhà thiết kế Thuận Việt.
Bạn bè thế giới bị ấn tượng mạnh bởi tà áo dài truyền thống đầy sang trọng, quý phái nhưng vẫn giữ nét yêu kiều. Bởi thế, trang phục của người đẹp Trương Thị May đã lọt vào top 5 trang phục dân tộc đẹp nhất ở cuộc thi này.
Trương Thị May gân ấn tượng mạnh với bạn bè quốc tế trong tà ào dài
Tuy nhiên, trái ngược với sự tự hào mà Trương Thị May mang lại, ngày nay không hiếm những trường hợp nhiều người đẹp Việt cố tình "cách tân", "cách điệu" hay "cắt xén" làm áo dài mất đi vẻ đẹp vốn có. Điển hình nhất là Hoa hậu Đông Nam Á Diệu Hân khi cô tung ra bộ sưu tập áo dài bị cư dân mạng gán mắc là "thảm họa".
Hình ảnh bộ áo dài màu mè cùng lối trang điểm có phần lòe loẹt, kiểu tóc cầu kì không phù hợp với văn hóa Việt đã khiến Diệu Hân nhận vô số bình luận không hay từ cộng đồng. Thậm chí, cô được xếp vào danh sách "Thảm họa áo dài" cùng một số người đẹp khác của làng giải trí.
Hoa hậu Đông Nam Á Diệu Hân
Bộ sưu tập mới của Diệu Hân bị chỉ trích không thương tiếc
Angela Phương Trinh
Người đẹp tuổi teen mặc áo dài hở ngực, đội nón lá
 Lý Nhã Kỳ
Lý Nhã Kỳ với bộ áo dài xuyên thấu và cắt xén phần ngực quá đà
 Hoàng My
Hoàng My từng bị chỉ trích dữ dội vì mặc áo dài hở lưng táo bạo
Mai Khôi
Mai Khôi luôn là người đẹp "biến tướng" áo dài nhiều nhất
 Đồng Lan
Đồng Lan có những bộ áo dài không đụng hàng
 Phạm Thúy Vy
Á hậu thế giới người Việt hở nội y với áo dài trong suốt
 Kiều Trinh
Bộ áo dài "cách tân" của Kiều Trinh từng là tâm điểm chỉ trích của dư luận
 Siu Black
Chị Siu mặc áo dài xuyên thấu và tạo dáng "khó đỡ"
Thảo Trang
Thảo Trang du xuân với áo dài cắt xén và quần 5 cm
Ngô Tôn