Người Việt Nam tiêu thụ nhiều tỷ gói mì ăn liền mỗi năm
Sáng chủ nhật, bắt gặp những cặp đôi sinh viên ấy, không phải ở quán cà phê cóc ở một vỉa hè thơ mộng, mà xếp hàng ở trong một đoạn đường ngắn được tạo dựng bởi những kệ hàng xếp đầy mì gói của siêu thị.
Đoạn nào siêu thị xếp mì gói, đoạn ấy thường tắc đường vào những ngày nghỉ. Sinh viên xa gia đình, công nhân các khu công nghiệp, dân thành thị, tất thảy đều phải trông cậy thứ thực phẩm này để để cắt giảm chi tiêu của bữa ăn sáng ở mức tối thiểu. Có lẽ hầu hết những người đang chất mì ăn liền vào giỏ mua hàng chẳng biết gì đến chuyện các chuyên gia đưa ra con số tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ vẫn đạt 5% và Chính phủ đánh giá nền kinh tế bắt đầu có những tăng trưởng ấn tượng!
Hầu hết họ cũng không tham gia các cuộc họp cử tri để được nghe tận tai những gì các đại biểu Quốc hội nói và hứa sẽ đem các vấn đề của dân đến kỳ họp quan trọng nhất sắp diễn ra.
Tất cả chỉ chăm chú lựa chọn, đánh giá chất lượng, mùi vị và quan trọng nhất là giá cả, cố nhớ xem tuần trước, tháng trước, cũng gói mì, gói bún khô này giá bao nhiêu, nay giá có tăng nữa không.
Phát hiện nhãn hàng nào tăng giá, họ không chỉ thả hàng xuống kệ, còn mách nhau biết thông tin, giọng nói chất chứa sự bực bội và trĩu những lo âu.
Vì thế mà bên những kệ mì và thực phẩm ăn liền, lúc nào cũng đông đúc chật chội bởi khách hàng không vội vã. Một người hài hước đi qua bảo: Những nhà bán mì càng “đắt như tôm tươi” thì nền kinh tế càng đi xuống!
Một câu nói dân dã thôi, chẳng hàm ý gì đến con số GDP gánh theo bệnh thành tích, nhưng nó nói rõ thực trạng đời sống người dân ngày càng khốn đốn theo đà tăng giá, mà lại chỉ tăng ở những thứ không thể không xài tới trong đời sống hằng ngày của mỗi người nghèo.
Còn những thứ không thiết yếu với người nghèo thì không tăng. Này nhé, ti vi, tủ lạnh và muôn thứ sang trọng khác chỉ có càng ngày càng hạ giá. Những thứ thực phẩm hạng nhất và an toàn vệ sinh như thịt bò, thịt cừu nhập từ Mỹ, từ Úc đến hai năm nay chẳng thay đổi cắc bạc nào.
Những bia tươi, rượu ngoại, rau củ quả hạng nhất chất đầy các siêu thị thấy rõ vẫn giữ nguyên giá. Hàng hiệu cho các bà các cô thì nghe quảng cáo giảm giá đến 70% để kích thích tiêu dùng.
Ô tô cũng giảm giá. Khó khăn ở đâu không biết, chứ ngoài phố thì đã gần hết chỗ đậu xe bởi lượng người mua xe vẫn tăng. Và thế là người bình dân lại “hài hước” theo kiểu của mình: “Làm người giàu thời nào cũng sướng. Cái thời ai cũng khó, nhưng nếu túi anh đầy tiền, anh được mua sắm thoải mái hơn nhờ giá xuống”.
Nhưng người bình dân thì phải đứng ngoài cuộc, họ chẳng thể nhịn ăn uống, bắt con nghỉ học hoặc ngưng đi khám chữa bệnh, dù chi tiêu mỗi tháng của họ cũng ngang với giá của một chiếc ti vi hay cái tủ lạnh.
Người nghèo không biết gì đến GDP. Hằng ngày họ chỉ cọ xát với những phiên chợ nhóm họp vội vã, chẳng theo bất cứ qui tắc gì về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có lẽ thứ thực phẩm an toàn nhất họ mua được chính là những gói mì ăn liền đang gặp thời lạm phát bung ra chiếm lĩnh thị trường.
Gần đây, các chuyên gia phân tích việc tăng GDP ảo sẽ làm các nhà hoạch định chính sách ngây ngất vì thành tích, đưa ra các chính sách không đáp ứng được mục tiêu cải thiện kinh tế và an sinh xã hội.
Lộ trình đầu tư không đúng sẽ làm lạm phát tăng. Không khéo có ngày người nghèo còn nhầm lẫn, họ nghe GDP tăng thì không phấn khởi, lại hoảng hốt kêu rằng: “Thôi rồi, giá cả lại sắp tăng!”.
Hầu hết họ cũng không tham gia các cuộc họp cử tri để được nghe tận tai những gì các đại biểu Quốc hội nói và hứa sẽ đem các vấn đề của dân đến kỳ họp quan trọng nhất sắp diễn ra.
Tất cả chỉ chăm chú lựa chọn, đánh giá chất lượng, mùi vị và quan trọng nhất là giá cả, cố nhớ xem tuần trước, tháng trước, cũng gói mì, gói bún khô này giá bao nhiêu, nay giá có tăng nữa không.
Phát hiện nhãn hàng nào tăng giá, họ không chỉ thả hàng xuống kệ, còn mách nhau biết thông tin, giọng nói chất chứa sự bực bội và trĩu những lo âu.
Vì thế mà bên những kệ mì và thực phẩm ăn liền, lúc nào cũng đông đúc chật chội bởi khách hàng không vội vã. Một người hài hước đi qua bảo: Những nhà bán mì càng “đắt như tôm tươi” thì nền kinh tế càng đi xuống!
Một câu nói dân dã thôi, chẳng hàm ý gì đến con số GDP gánh theo bệnh thành tích, nhưng nó nói rõ thực trạng đời sống người dân ngày càng khốn đốn theo đà tăng giá, mà lại chỉ tăng ở những thứ không thể không xài tới trong đời sống hằng ngày của mỗi người nghèo.
Còn những thứ không thiết yếu với người nghèo thì không tăng. Này nhé, ti vi, tủ lạnh và muôn thứ sang trọng khác chỉ có càng ngày càng hạ giá. Những thứ thực phẩm hạng nhất và an toàn vệ sinh như thịt bò, thịt cừu nhập từ Mỹ, từ Úc đến hai năm nay chẳng thay đổi cắc bạc nào.
Những bia tươi, rượu ngoại, rau củ quả hạng nhất chất đầy các siêu thị thấy rõ vẫn giữ nguyên giá. Hàng hiệu cho các bà các cô thì nghe quảng cáo giảm giá đến 70% để kích thích tiêu dùng.
Ô tô cũng giảm giá. Khó khăn ở đâu không biết, chứ ngoài phố thì đã gần hết chỗ đậu xe bởi lượng người mua xe vẫn tăng. Và thế là người bình dân lại “hài hước” theo kiểu của mình: “Làm người giàu thời nào cũng sướng. Cái thời ai cũng khó, nhưng nếu túi anh đầy tiền, anh được mua sắm thoải mái hơn nhờ giá xuống”.
Nhưng người bình dân thì phải đứng ngoài cuộc, họ chẳng thể nhịn ăn uống, bắt con nghỉ học hoặc ngưng đi khám chữa bệnh, dù chi tiêu mỗi tháng của họ cũng ngang với giá của một chiếc ti vi hay cái tủ lạnh.
Người nghèo không biết gì đến GDP. Hằng ngày họ chỉ cọ xát với những phiên chợ nhóm họp vội vã, chẳng theo bất cứ qui tắc gì về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có lẽ thứ thực phẩm an toàn nhất họ mua được chính là những gói mì ăn liền đang gặp thời lạm phát bung ra chiếm lĩnh thị trường.
Gần đây, các chuyên gia phân tích việc tăng GDP ảo sẽ làm các nhà hoạch định chính sách ngây ngất vì thành tích, đưa ra các chính sách không đáp ứng được mục tiêu cải thiện kinh tế và an sinh xã hội.
Lộ trình đầu tư không đúng sẽ làm lạm phát tăng. Không khéo có ngày người nghèo còn nhầm lẫn, họ nghe GDP tăng thì không phấn khởi, lại hoảng hốt kêu rằng: “Thôi rồi, giá cả lại sắp tăng!”.
THIÊN THANH
Theo Doanh Nhân Sài Gòn