THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 July 2013

Đã bị cướp cong bị chính quyền cho côn đồ thường phục đánh đập . Khổ quá dân tôi ơi

Đặc công Việt Nam biểu diễn chống khủng bố!

TPO - Lực lượng chuyên trách chống khủng bố quân đội đã biểu diễn võ thuật và thực hành bắn bia cố định bằng nhiều loại súng ở các cự ly, tiêu diệt mục tiêu.

Chấp hành chỉ lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố (2003-2013).

Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Hậu cần, Tổng cục II, Tổng cục Kỹ thuật; đại biểu chỉ huy tham mưu các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội….
Trung tướng Nguyễn Trung Thu và các đại biểu thăm quan gian trưng bày trang bị, vũ khí cho lực lượng chống khủng bố quân đội
Trung tướng Nguyễn Trung Thu và các đại biểu thăm quan gian trưng bày trang bị, vũ khí cho lực lượng chống khủng bố quân đội.
Hội nghị thống nhất đánh giá: Trong 10 năm qua, cấp ủy, chỉ huy cấc cấp đã quán triệt nghiêm chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về nhiệm vụ phòng, chống các hoạt động khủng bố; tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nghiên cứu nắm chắc địa bàn, mục tiêu; xây dựng kế hoạch tác chiến, làm tốt công tác hiệp đồng với các lực lượng trong và ngoài quân đội.
Lực lượng chuyên trách chống khủng bố quân đội biểu diễn võ thuật và thực hành bắn bia cố định bằng nhiều loại súng ở các cự ly, tiêu diệt mục tiêu
Lực lượng chuyên trách chống khủng bố quân đội biểu diễn võ thuật và thực hành bắn bia cố định bằng nhiều loại súng ở các cự ly, tiêu diệt mục tiêu.
Tổ chức tốt việc huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật và rèn luyện thể lực, huấn luyện dã ngoại, diễn tập theo các phương án tác chiến, trên mọi địa hình, thời tiết với cường độ cao; tham gia tích cực, hiệu quả các cuộc diến tập, qua đó nâng cao trình độ, năng lực tham mưu, hiệp đồng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng chống khủng bố, như: Diễn tập CKB-05; CH-05; CKB-06; HN-07; KNKB-2012; sẵn sàng chiến đấu bảo vệ các ngày lễ, tết và các sự kiện trọng đại của đất nước; nghiên cứu, đổi mới công tác tổ chức lực lượng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo đảm cho lực lượng chống khủng bố toàn quân... Lực lượng chống khủng bố quân đội đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh tổng hợp và trình độ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nhiệm vụ phòng, chống khủng bố những năm tới: Trước tình hình thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động khủng bố vẫn và sẽ xảy ra ở một số quốc gia; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá nước ta. Vì vậy, phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó Công an và Quân đội giữ vai trò nòng cốt.
Lực lượng chuyên trách chống khủng bố quân đội luyện tập giải thoát con tin bị bắt giữ trên xe ô tô; bắt giữ phần tử khủng bố
Lực lượng chuyên trách chống khủng bố quân đội luyện tập giải thoát con tin bị bắt giữ trên xe ô tô; bắt giữ phần tử khủng bố.
Lực lượng chuyên trách chống khủng bố toàn quân tiếp tục quán triệt nghiêm chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về nhiệm vụ phòng, chống các hoạt động khủng bố, Luật phòng, chống khủng bố đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 12/6/2013; làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chiến đấu cho các lực lượng làm nhiệm vụ chống khủng bố; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, chủ động nắm chắc tình hình, địa bàn, mục tiêu. Tổ chức duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu theo các phương án cả thường xuyên và đột xuất.
Chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện sẵn sàng chiến đấu. Thường xuyên luyện tập thuần thục các phương án chiến đấu chống khủng bố, nhất là diễn tập phối hợp hiệp đồng các lực lượng chống khủng bố giữa Bộ Quốc phòng với các bộ, ngành có liên quan.
Nguyễn Minh

Trung Quốc bối rối trước 'thanh kiếm sắc' của Mỹ

Trong chuyên mục “Giải mã tình hình quân sự” của Đài truyền hình Bắc Kinh, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lương Phương đã phân tích những nguyên nhân Trung Quốc cần phải đột phá qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ 2, đồng thời đưa ra những cảnh báo và các biện pháp thực hiện.
Trung Quốc đang xây dựng biên đội tàu sân bay để đối chọi với tàu sân bay Mỹ
Trung Quốc đang xây dựng biên đội tàu sân bay để đối chọi với tàu sân bay Mỹ.
Hiện nay, Mỹ đang xây dựng hàng loạt căn cứ hải quân, không quân ở 2 chuỗi đảo chiến lược, nắm giữ toàn bộ các vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương và không chế tất cả các cụm đảo, vùng biển, eo biển và các luồng đường huyết mạch, biến chúng trở thành những đầu cầu chiến lược để Mỹ xây mộng bá chủ châu Á - Thái Bình Dương.
“Chuỗi đảo” là một bộ phận trong lý luận chiến lược địa lý hình thành trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Khái niệm “chuỗi đảo” được cựu ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đưa ra lần đầu tiên vào năm 1951. Đầu tiên, nó được Mỹ sử dụng trong chiến lược đối phó với Liên Xô, đặc biệt là ngăn chặn tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương của họ.
Chuỗi đảo thứ nhất được chia làm 3 bộ phận nối liền nhau, bắt đầu từ phía bắc với quần đảo Aleutian, quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, mắt xích ở giữa chính là đảo Đài Loan, nối tiếp xuống phía nam là quần đảo Philippines, quần đảo Indonesia.
Còn chuỗi đảo thứ 2 chạy từ bắc đến nam, bắt đầu ở phía bắc bởi đảo Honshu của Nhật Bản, quần đảo Ogasawara, quần đảo Iwo Jima, quần đảo Mariana và cuói cùng là quần đảo Palau. Trong chuỗi đảo này có một mắt xích rất quan trọng, đó chính là đảo Guam - một căn cứ quân sự rất quan trọng của Mỹ.
Phía sau 2 chuỗi đảo này còn có cụm căn cứ quân sự rất lớn đóng tại đảo Hawaii - 1 trong 2 tiểu bang nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ (cùng với Alaska). Đây là trung tâm đầu não của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương và cũng đại bản doanh của lực lượng dự bị chiến lược Mỹ. Căn cứ hải quân nổi tiếng Trân Châu Cảng là căn cứ hải quân lớn nhất, có vị trí địa lý quan trọng nhất và cũng là nơi đặt trụ sở của hạm đội Thái Bình Dương.
Căn cứ Smith trên đảo Hawaii chính là nơi đặt trụ sở Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy lực lượng hải quân đánh bộ. Bộ chỉ huy lục quân Thái Bình Dương đóng tại Fort Shafter, còn Bộ chỉ huy không quân Thái Bình Dương đóng ở căn cứ không quân Hickam. Ngoài ra, đảo Midway và đảo Johnston cũng có các sân bay và căn cứ hải quân quan trọng.
Bản đồ thể hiện chuỗi đảo thứ nhất và thứ 2 của Mỹ
Bản đồ thể hiện chuỗi đảo thứ nhất và thứ 2 của Mỹ.
Hiện nay, tổng số quân Mỹ đóng tại châu Á - Thái Bình Dương vào khoảng 150.000 quân, trong đó lục quân là 50.000, bao gồm 1 tập đoàn quân và 2 sư đoàn; không quân có khoảng 39.000 người, biên chế thành 4 liên đội (25 chi đội) với 370 máy bay các loại; hải quân và hải quân đánh bộ có 60.000 quân, được biên chế 1 tàu sân bay hạt nhân, 19 chiến hạm và 390 máy bay.
Khi bàn đến vấn đề vì sao phải xuyên phá qua chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ 2, chuyên gia Lương Phượng nói, nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ yêu cầu phát triển của Trung Quốc. Hiện nay mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc 90% là thông qua con đường vận tải biển. Tuyến đường phía Nam chủ yếu là nhập khẩu quặng sắt từ Australia và các tuyến đường phía tây chủ yếu nhập khẩu dầu chất lượng cao từ Trung Đông.
Để đảm bảo thông suốt 2 tuyến đường đó, Trung Quốc phải đột phá qua chuỗi đảo thứ nhất, khai thông tuyến đường qua eo biển Malacca và Ấn Độ Dương. Đây chính là một yêu cầu tối quan trọng đặt ra cho quân đội Trung Quốc, bảo đảm cho đất nước duy trì đà phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.
Hải quân Mỹ đang lắp đặt tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm
Hải quân Mỹ đang lắp đặt tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm.
Nguyên nhân thứ 2 mà ông Lương Phương đề cập đến là xuất phát từ yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia và chiều sâu phòng ngự trên biển. Cải cách, mở cửa đã hình thành chuỗi trung tâm kinh tế duyên hải rất mạnh của Trung Quốc như Quảng Châu, Thâm Quyến, Chiết Giang, Thượng Hải…, chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, xét về góc độ quân sự thì các khu trung tâm kinh tế ven biển rất yếu ớt trước sự tấn công của các đối thủ. Ví dụ như vũ khí dẫn đường tấn công chính xác tầm xa của quân đội Mỹ có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có phạm vi tấn công bao trùm 60% diện tích địa cầu, hoặc tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm lớp Virginia có tầm bắn xa tới 2500km. Đây chính là mũi kiếm sắc bén của Mỹ ẩn nấp sau 2 chuỗi đảo, rình rập tấn công Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là người Mỹ chẳng cần tiến vào phạm vi của chuỗi đảo thứ nhất mà chỉ cần đứng ngoài ranh giới của chuỗi đảo này, từ hải phận quốc tế trực tiếp tấn công khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc, thậm chí là tận sâu trong Đại Lục. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chiến lược an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Tên lửa Đông Phong DF-21D - sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc
Tên lửa Đông Phong DF-21D - sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc.
Ông Lương Phương cho biết, hiện nay Trung Quốc mới chỉ mon men trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, điều này là không đủ đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia. Hải quân Trung Quốc cần xuyên phá quá chuỗi đảo thứ nhất, tiến ra biển xa và rất xa để bảo vệ lợi ích quốc gia, đây cũng chính là đã đẩy các mối đe dọa ra xa lãnh thổ Trung Quốc.
Chính vì vậy, mở rộng chiều sâu phòng ngự trên biển, phát triển các phương tiện tác chiến cỡ lớn và các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa là vô cùng quan trọng để chống lại sự uy hiếp từ các chuỗi đảo của đối phương. Thời gian qua, việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay… chính là nhằm mở rộng chiều sâu phòng ngự trên biển, đẩy các mối đe dọa ra xa lãnh thổ.
Theo Nguyễn Ngọc

Thị trường hàng hóa 6 tháng đầu năm : Người dân khó sống



6 lần điều chỉnh giá xăng, 7 lần điều chỉnh giá gas, vật liệu xây dựng vẫn "đóng băng", nông thủy sản mất giá... 


6 lần điều chỉnh giá xăng


Trong 6 tháng đầu năm giá xăng có 6 lần điều chỉnh, trong đó có 3 lần tăng và 3 lần giảm. Lần giá xăng điều chỉnh tăng mạnh là ngày 28/3 với 1.400 đồng/lít, đưa giá xăng trong nước lên mức cao kỷ lục 24.550 đồng/lít.
Do điều chỉnh tăng mạnh hơn giảm nên giá xăng hiện cao hơn 960 đồng/lít so với thời điểm cuối năm 2012. Giá xăng Ron92 bán lẻ đang là 24.110 đồng/lít.

7 lần điều chỉnh giá gas


Giá gas giảm liên tục trong 5 tháng đầu năm, tổng cộng giảm 68.000 đồng/bình, và sau đó là tăng trở lại trong tháng 6 và đầu tháng 7, mức tăng 14.000 đồng/bình.

Giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng hiện là 375.000 – 3780.000 đồng/bình 12kg, thấp hơn 64.000 đồng/bình so với cuối năm 2012.

Vật liệu xây dựng vẫn “đóng băng”


Nối tiếp những khó khăn của năm 2012, trong 6 tháng đầu năm nay ngành vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục “đóng băng”. Đến cuối tháng 6, thị trường mới xuất hiện một vài tín hiệu tích cực nhờ kỳ vọng vào gói kích cầu bất động sản 30.000 tỷ đồng.

Trong 6 tháng, sản xuất thép ước đạt 2,254 triệu tấn, giảm 32.000 tấn tức 1,4% so với cùng kỳ năm 2012. Tiêu thụ thép cùng thời gian này tăng 18.000 tấn tức 0,8% lên 2,256 triệu tấn.

Đến cuối tháng 6, lượng thép thành phẩm còn tồn khoảng 310.000 tấn, giảm 40.630 tấn tức 11,58% so với cùng kỳ năm trước; phôi chuẩn bị cho sản xuất tháng 7 là 450.000 tấn, giảm 50.000 tấn tương đương 10% so với cùng kỳ năm trước.

Tiêu thụ xi măng nội địa trong 6 tháng ước đạt 24 triệu tấn, bằng khoảng 50% kế hoạch năm, trong khi xuất khẩu khoảng 4,5 triệu tấn xi măng và clinker. Bộ Xây dựng tính toán nhu cầu xi măng năm 2013 vào khoảng 56-57 triệu tấn, tăng 4-5% so với năm 2012, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn, xuất khẩu 7,5 - 8,0 triệu tấn.

Thực phẩm giảm giá, thực phẩm bẩn tràn lan


Giá thực phẩm biến động liên tục trong 6 tháng đầu năm nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ. Nhìn chung giá thực phẩm giảm trong phần lớn thời gian, chỉ tăng trong dịp Tết Nguyên đán, những ngày trời nắng nóng hoặc mưa to và có dấu hiệu nhích lên chút ít trong tháng 6 sau khi giá xăng điều chỉnh 2 lần tăng liên tiếp.
Dù các cơ quan chức năng đã siết chặt hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm song thực phẩm bẩn vẫn tràn lan như bún ế tái chế bằng hóa chất, thực phẩm thối nhập lậu, cà phê trộn hương liệu, trà sữa dùng phẩm màu vượt quá quy định, đồ nướng tẩm hương liệu làm từ hóa chất…

Nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng, xuất khẩu gặp khó


Thời tiết thay đổi, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... khiến tôm, ngao nuôi tại miền Nam và miền Trung chết hàng loạt. Thủy sản nuôi trồng chết làm cho hàng ngàn người mất việc, hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh khốn đốn, người nuôi thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Người nuôi trồng còn đối mặt với giá sản phẩm đầu ra ở mức thấp, doanh nghiệp xuất khẩu thì gặp khó ở các thị trường quan trọng do bị kiểm dịch chặt chẽ trong khi còn bị áp thuế chống bán phá giá ở mức cao. Hai mặt hàng chịu áp lực nhất là tôm và cá tra.

Doanh nghiệp thủy sản cũng gặp khó vì chi phí sản xuất cao bởi thức ăn chăn nuôi đắt đỏ trong khi lãi suất vay ngân hàng còn cao và khó tiếp cận vốn. Nhiều “đại gia” thủy sản rơi vào cảnh vỡ nợ và phá sản.

Ngành chăn nuôi kêu cứu


Từ đầu năm 2012, giá thịt lợn (heo) liên tục giảm, giá gà cũng luôn bấp bênh ở mức thấp, cá biệt có lúc xuống đến “đáy” là 12.000 đồng/kg gà trắng. Trong khi đó, giá thức ăn luôn ở mức cao là 11.000-12.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng nề, nhiều người đã bỏ cuộc.

Ngoài dịch bệnh, ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với tình trạng nhập lậu diễn ra phức tạp và có phần mạnh mẽ hơn từ phía Trung Quốc, điển hình gần đây là vụ cá tầm, khiến cho người nuôi lao đao.

 Phương Thảo - Trí thức trẻ

Tâm Sự Người Thương Binh Bộ Đội CSVN Về Hiện Trang XHCN