THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 July 2011

HOANG SA TRUONG SA_CONG HAM 1958

Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/172/2011_172_12_anh1.jpg

 

Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng".

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân" của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng" Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách" đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em". Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa" của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép" thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

 

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

 

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

 

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/172/2011_172_12_anh2.jpg

 

Bức Công hàm 1958

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

 

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel" để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel". Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel" phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel" cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine", bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua", bản án "Ngôi đền Preah Vihear"...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn" Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình".

Nhóm PV Biển Đông

XÃ HỘI VIETNAM PHÁT TRIỂN THẾ NÀY Ư ???

Choáng: 2 thiếu nữ 15 tuổi đâm người cướp xe

22/07/2011 15:16:45

Mới 14,15 tuổi đầu, hai "nữ quái" đã rủ nhau tìm cách cướp tài sản của người khác lấy tiền ăn chơi. Táo tợn hơn, chúng đã dùng dao Thái Lan đâm liên tiếp vào người tài xế xe ôm để cướp xe…

Ngày 22/7, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự 2 đối tương Nguyễn Thị Thu H (SN 1996, ngụ P.Long Bình, TP.Biên Hòa) và Nguyễn Hồng Uyên V (SN 1997, ngụ P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra làm rõ liên quan tới một vụ cướp xe ôm táo tợn vừa xảy ra ở địa phương này. 
 
Trước đó, vào khoảng 14h chiều 20/7, hai đối tượng trên thuê ông Hồ Văn Xuân (SN 1956, ngụ ấp Tân Mai, xã Phước Tân, huyện Long Thành) chở đến khu du lịch Vườn Xoài thuộc ấp Tân Cang, xã Phước Tân gần đó.
 
Khi đến khu vực vắng vẻ gần khu du lịch Vườn Xoài, bất ngờ H rút dao Thái Lan đâm tới tấp 3 nhát vào sau lưng ông Xuân để thực hiện ý định cướp xe.

Tuy nhiên do mũi dao tròn, lực đâm không đủ mạnh cộng với việc phản ứng nhanh nhẹn của ông Xuân, những nhát đâm đã không gây thương tích nặng đáng tiếc nào. Lập tức, ông Xuân tri hô mọi người tóm gọn 2 đối tượng khi chúng đang cố gắng chạy thoát thân.

Tại cơ quan công an, 2 nữ quái đã cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội của mình. H khai nhận, do thiếu tiền ăn chơi nên đã bàn với V kế hoạch cướp tài sản của xe ôm. Theo đó, đối tượng này đã lận một con dao Thái Lan vào người cùng đồng bọn thực hiện hành động như trên.

Vụ việc đang được Cơ quan chức năng lập hồ sơ xử lý.

(Theo VTC news)

Google cảnh báo mã độc trong kết quả tìm kiếm


22/07/2011 15:40:26
Gã khổng lồ tìm kiếm bắt đầu tận dụng chính dữ liệu của mình để nhận dạng virus. Google sẽ tận dụng mặt tiền những trang kết quả tìm kiếm để cảnh báo người dùng về nguy cơ máy tính của họ đã (có thể) bị nhiễm malware (phần mềm độc hại).
Tiện lợi nhất là hệ thống này sẽ được tích hợp ngay trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm, đồng nghĩa với việc người dùng không cần phải có thêm bất cứ thao tác nào khác như download hay chạy ứng dụng.

Cụ thể, máy tính của những ai đang bị nhiễm virus sẽ nhìn thấy thông báo như bên dưới:
Thông báo này sẽ hiển thị trong trường hợp Google phát hiện máy tính của người dùng bị nhiễm một loại phần mềm độc hại hoặc mã độc nào đó.
Thông báo này sẽ hiển thị trong trường hợp Google phát hiện máy tính của người dùng bị nhiễm một loại phần mềm độc hại hoặc mã độc nào đó.

Theo chuyên gia Matt Cutts của Google, hiện loại malware này mới chỉ tấn công được vào các máy tính dùng hệ điều hành Windows và liên tục gửi ngược "tín hiệu" về hệ thống máy chủ của Google. Đây là điểm mấu chốt giúp Google nhận dạng được hoạt động của virus/malware, thông qua động tác tìm kiếm dữ liệu của người dùng trên trang tìm kiếm của Google.

"Gần đây, chúng tôi đã phát hiện vài lưu lượng tìm kiếm (search traffic) bất thường trong quá trình bảo trì định kỳ trên một trong những cơ sở dữ liệu của công ty. Sau khi trao đổi với các chuyên viên bảo mật tại những công ty đã gửi đến lượng dữ liệu bất thường nói trên, chúng tôi xác định được những máy tính có hành vi này đã nhiễm phải một chủng phần mềm độc hại đặc biệt.

Bắt đầu từ hôm nay, người sử dụng trang tìm kiếm của Google sẽ nhìn thấy bảng thông báo nổi bật ngay phía trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm của họ". (Trích từ blog của Google)

Hiện tại, malware này chỉ tấn công những hệ thống máy tính cài Windows chứ chưa động đến Chrome, Mac hay Linux. Bạn có thể kiểm tra hệ thống của mình rất nhanh chóng bằng cách thực hiện một thao tác tìm kiếm bất kỳ, Google nói thêm.

Ngoài ra, trên Trung tâm trợ giúp của Google cũng đăng tải các mẹo để quét dò malware trong hệ thống cũng như cách xóa bỏ các phần mềm độc hại. Malware thường được thiết kế để phá hoại hoạt động của máy tính hoặc để lén lút thu thập thông tin về người dùng.

Đây là lần đầu tiên một hãng tìm kiếm lớn của thế giới có thể tận dụng chính "mặt tiền" trang kết quả của họ để cảnh báo người dùng về nguy cơ lây nhiễm malware.

Trước đây, Google chỉ có thể đưa ra cảnh báo về nguy cơ nhiễm mã độc trên các trang web người dùng định truy cập, thay vì tận "gốc" là máy tính của họ, như hình minh họa bên dưới:
"Cảnh báo: Viếng thăm trang web này có thể làm tổn hại đến máy tính của bạn"

Trí Vương - Trọng Cầm (Theo TTO/ VNN)

Giải mã sức mạnh tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc


22/07/2011 06:36:31
 - Sự kiện Trung Quốc hạ thủy tàu đổ bộ cỡ lớn có tên Tĩnh Cương Sơn- tàu đổ bộ lớn nhất của nước này cho đến nay, đã gây rất nhiều sự chú ý đối với giới nghiên cứu quân sự thế giới. Lập tức, giới phân tích quân sự đưa ra các nhận định về loại tàu này. 
TIN LIÊN QUAN

Tĩnh Cương Sơn là chiếc thứ hai thuộc loại tàu đổ bộ lớp 071 của Trung Quốc, được đóng tại nhà máy Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải. Tàu đổ bộ đầu tiên là Côn Luân Sơn được hạ thủy năm 2006 với trọng tải 18.000 tấn.

Theo một số nguồn tin, tàu Tĩnh Cương Sơn vừa hạ thủy có trọng tải 19.000 tấn, dài 210 m, rộng 28 m và có thể chở được trực thăng, thiết giáp, thuyền và xe đổ bộ cùng khoảng 1.000 binh sĩ. 

Một chuyên gia quân sự Mỹ trên trang web globalsecurity.org cho rằng tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có thể có trọng tải vào khoảng 18.000-25.000 tấn, được cho là gần giống như tàu đổ bộ San Antonio hoặc ít nhất cũng ngang tầm với tàu đổ bộ lớp Austin của Mỹ. 

Tàu đổ bộ San Antonio (Mỹ) có trọng tải 25.300 tấn, chiều dài 208,4 m, rộng 31,9 m. Tàu có 2 động cơ diesel công suất 40.000 mã lực, tốc độ 22 hải lý/h. Vũ khí trên tàu gồm có hai hệ thống tên phòng không Sea Sparrow (8 tên lửa), 2 hệ thống tên lửa CP-116 RAM (48 tên lửa), 2 súng máy Vulcan Falanks 20-mm  và 3 pháo Mk-38 cỡ nòng 25-mm. Tàu San Antonio chuyên chở được 750 lính thủy đánh bộ, 15 xe bọc thép, 2 tàu đổ bộ đệm không khí LCAC, hai máy bay MV-22 Osprey và 2 máy bay trực thăng hạng nặng CH-53E Super Stella.

Trong khi đó, Tĩnh Cương Sơn có thể chở một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (400-800 lính), tàu cũng có thể chở từ 15 đến 20 xe quân sự. Boong phía sau có sân bay đủ rộng cho đồng thời hai chiếc trực thăng vận tải Z -8/AS-321 Super Frelon cất, hạ cánh. Mỗi trực thăng này có thể chở 30 lính đổ bộ được vũ trang đầy đủ. Khoang tàu phía sau có thể chứa tới 4 tàu đổ bộ đệm không khí. Các khoang chứa phía trước có thể mang 2 tăng T- 99.

Dự kiến Trung Quốc sẽ đóng 6 tàu đổ bộ lớp 071, trong đó chiếc tàu đổ bộ đầu tiên Côn Luân Sơn đã được trang bị cho Hạm đội Nam Hải vào tháng 12 năm 2007.

T
Tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn
B
Boong phía sau tàu đủ chỗ cho đồng thời hai chiếc trực thăng vận tải Z -8AS-321 Super Frelon.
Bố trí lực lượng trong tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn
Bố trí lực lượng trong tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn

Hoàng Minh (Tổng hợp)

Hãy giữ danh phận cho cầu Long Biên!


22/07/2011 15:23:32

- "Đừng bao giờ nhân danh quá khứ để kiên cố cầu Long Biên thành một không gian chết" - KTS Lại Thành Tín.
 
TIN LIÊN QUAN

Tại Hà Nội, liệu có nơi nào có tầm nhìn thoáng, không gian thiên nhiên rộng mở, nơi con người có thể dừng chân để hít căng lồng ngực mà không sợ khói bụi? Liệu nơi nào có thể biến đổi thành mới mẻ và huyền ảo, mặc dù hiện thực thì đang xuống cấp từng ngày? Liệu có nơi nào trước kia đã từng vang danh khắp thế giới? Chỉ có thể là Long Biên. 

Đó là nơi có chiếc cầu sắt lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ, với công nghệ hiện đại bậc nhất: toàn bộ dàn khung được đúc sẵn đến từng con ốc, từng thanh dàn, quy tụ rất rất nhiều vật liệu từ mọi miền đất nước. Đó là nơi người Hà Nội đã đổ mồ hôi, đổ nước mắt và cả máu để bảo vệ. Cây cầu đã đi qua hai cuộc chiến tranh với hai thế lực hùng hậu bậc nhất về quân sự thời bấy giờ. Và vẫn oai hùng đứng đó.
 
Cầu  Long Biên. Ảnh: IE
Cầu Long Biên. Ảnh: IE

Cầu Paul Dumer, với chiều nhìn xưa cũ, nó thật đẹp, cái đẹp của sự hoàn hảo trong công nghệ, trong thẩm mỹ, và trong ký ức của nhiều thế hệ. Nhưng cầu Long Biên hiện tại, liệu nó có còn đẹp và giữ nguyên giá trị, khi mà đôi bờ sông Hồng đã có 5 vạch nối hiện đại và bề thế?

Tất nhiên rồi, Long Biên vẫn đẹp, nó đẹp đến từng phút giây, từng mét sắt và từng bước chân qua. Tuy nó đã già, đã yếu, và đã mất đi cái nguyên nhất tổng thế bởi chiến tranh bom đạn, bởi công cuộc tái thiết lấy thêm một phần nhỏ nữa. Cầu Long Biên đỏ ối trên bờ xanh ngút ngàn bãi giữa. Liệu nó có thể đẹp như quá khứ? Liệu có thể biến Long Biên thành mới lạ và huyền ảo?  Liệu có thể để công nghệ hồi sinh cho Long Biên? Vâng. Hoàn toàn có thể, với Long Biên - ngày và đêm.

Với góc nhìn từ việc bảo tồn, để Long Biên còn mãi và sống tốt trong lòng thành phố Hà Nội, hãy để nó được như chính nó, gia cố những chỗ võng tại các nhịp dầm thay thế vào những năm 72, sửa lại trụ cầu và các trụ giảm chấn hai bên trụ chính và bảo tồn nguyên bản theo hướng có thể bảo tồn tiếp trong tương lai. 

Và đừng bao giờ nhân danh quá khứ để kiên cố nó thành một không gian chết. Cầu Long Biên trước tiên phải sống với danh phận là một cây cầu, phục vụ giao thông nối liền hai bờ sông Hồng. Hiện tại, nó đang phục vụ đường sắt và các lại xe gắn máy, nhưng trong tương lai, chắc chắn, cầu Long Biên sẽ là cầu đi bộ, nối liền tuyến phố đi bộ từ bờ hồ Hoàn Kiếm – Hàng Đào – chợ Đồng Xuân - Bốt Hàng Đậu - cầu Long Biên vốn đã tồn tại trong quá khứ.

Đường sắt cũ sẽ được thay bằng đường bộ, có thể trải ván gỗ hoặc thay thế mặt bằng đường nhựa để phục vụ tuyến đi bộ cho người dân. Hai làn đường nhựa vốn đã rất cũ và nhiều chỗ phải chắp vá, được ngăn cách với đường sắt bằng hàng rào sắt an toàn, nay có thể dỡ bỏ hàng rào để biến thành các cụm dịch vụ cho khách đi bộ dừng chân ngắm quang cảnh. Nhưng tuyệt đối không theo lối kiên cố hoá mà nên được thiết kế, tính toán cụ thể theo hướng bền vững và có thể thay thế theo chủ đề và mục đích sử dụng linh hoạt. 

Thử tưởng tượng xem, khi nào đó, ta có thể ung dung rảo bước trên con đường nhỏ bắc qua sông, phía trên cao là dàn thép đỏ ố của thời gian, hai bên thật thanh bình với ông đồ già cho chữ, bác hoạ sỹ đang ký họa chân dung, hoặc giả đôi ba sạp báo với những chiếc ghế hững hờ chờ người lai rai đôi ba câu chuyện, với chén trà thơm và ríu rít tiếng cười đùa. Và liệu có nên chăng, ở xa xa bãi giữa kia là bãi ngô bãi sắn, với vườn chuối cây cau ngôi nhà mái đỏ như vốn đời đời nay nó vẫn thế hay là lừng lững bảo tàng với sân ngoài hầm trong hầm hập bê tông vốn đã kèn chặt đôi bờ sông?

Ban đêm, khi mà hiện tại Long Biên đang mờ mịt tối, sẽ hay hơn chăng khi hình bóng cũ được tái hiện bằng công nghệ LED. Đây là vấn đề sau cùng, "phục hiện hình ảnh cầu Long Biên bằng công nghệ ánh sáng". Như chúng ta đã biết, cầu Long Biên đã mất đi khá nhiều nhịp cầu do chiến tranh, vậy tại sao không khôi phục lại hình ảnh cũ mà vấn giữ nguyên những gì đang có trên cầu?

Bởi lẽ, đắp thêm nhịp sắt cho cầu liệu đã hay? Khi mà con cháu chúng ta sẽ không nhìn thấy cái thiếu hụt để thắc mắc, để tự kiếm tìm câu trả lời cho mình. Phải thông qua những trang sử rồi mới biết rằng, à, nhân dân Hà Nội đã làm nên điều thần kỳ Long Biên với 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc của  Mỹ, tối hôm trước cầu gãy làm đôi bởi bom đạn thì đến hôm sau không biết bằng cách nào mà cầu đã nối liền thông xe như cũ. Rồi những giàn tiểu liên và pháo cheo leo trên đỉnh nhịp cầu để bảo vệ bầu trời thủ đô.

Giải pháp đưa ra bằng ánh sáng sẽ như một vế đối giữa ngày và đêm, giữa được và mất, giữa quá khứ và tương lai. giữa bản sắc và hội nhập, giữa công nghệ mới và cũ,và thực sự giải pháp đã được kiểm chứng và công nhận bởi hội đồng chấm giải NCKH cấp bộ, giải Vifotec, sự công nhận và ủng hộ của Hội đồng Anh, Hội đồng Khoa học các trường đào tạo chuyên ngành kiến trúc tại Việt Nam và UBND thành phố Hà nội. 

Hãy chung tay bảo vệ và gìn giữ Cầu Long Biên. để từng ngày qua đi, khi chứng kiến sự biến đổi hình ảnh qua ngày và đêm, ta sẽ thấy quý hơn những gì mà cha ông đã dày công xây dựng.
Tác phẩm Cầu Long Biên- Ngày và đêm của nhóm tác giả Lại Thành Tín, Lê Anh Quyến và Đặng Ngọc Tú (Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã đoạt giải nhất cuộc thi Đánh thức không gian, do Hội đồng Anh và báo Thể thao Văn hóa tổ chức năm 2009.

KTS Lại Thành Tín

Làm gì để cầu Long Biên vừa giữ được vẻ đẹp vốn có, vừa vẫn là không gian sinh hoạt văn hóa - xã hội cho người dân? Hãy gửi tới Bee.net.vn ý kiến của bạn vào địa chỉ email tkts@bee.net.vn. Bee.net.vn mong độc giả hiến kế.

Đề xuất cho CSGT đeo kính râm khi làm nhiệm vụ


21/07/2011 15:17:11
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã có đề xuất lên cấp trên cho phép lực lượng CSGT tại Hà Nội được phép đeo kính râm và khẩu trang trong khi làm nhiệm vụ tùy theo điều kiện thời tiết, môi trường.

Đại tá Trần Thùy, phó giám đốc Công an Hà Nội, xác nhận trên báo Tuổi Trẻ thông tin này. Tuy nhiên, CSGT điều khiển giao thông thì không được đeo khẩu trang vì còn phải thổi còi, ra hiệu lệnh giao thông.

Theo ông Thùy, với một số địa điểm nên có quy định đặc thù đối với lực lượng CSGT. Tại Hà Nội, các cán bộ chiến sĩ làm việc tại nhiều tuyến đường, ví dụ như đoạn vành đai 3 Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến thường xuyên phải làm việc trong điều kiện nắng nóng, khói bụi do xe cộ thải ra nên nhiều người mắc các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, nếu quy định này được thực hiện sẽ đảm bảo sức khỏe cho cán bộ CSGT.

Tuy vậy, Thượng tá Trần Sơn, Cục CSGT Đường thủy – Đường bộ, Bộ Công an cho biết trên VTC news, trong lúc chờ được phê duyệt, hiện lực lượng công an vẫn phải chấp hành quy định của ngành, nghĩa là không được đeo kính đen, hút thuốc… khi làm nhiệm vụ.

Trong thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh tình trạng một số CSGT đeo kính đen làm nhiệm vụ trên địa bàn Hà Nội.

Chiều 30/4, báo VTC phản ánh trên Quốc lộ 5, đoạn qua Hà Nội, cách ngã tư Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) khoảng 500 mét về phía nội đô, một cảnh sát giao thông đeo kính đen khi làm nhiệm vụ.

Tiếp đó ngày 9/6, phóng viên báo này tiếp tục ghi lại được hình ảnh 1 chiến sĩ cảnh sát đeo kính đen khi làm nhiệm vụ ở cổng A, khu công nghiệp Thăng Long.

Ngày 19/6, phóng viên lại chụp được ảnh 1 chiến sĩ CSGT thuộc Phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội đã đeo kính đen khi làm nhiệm vụ. Địa điểm chiến sĩ này đeo kính đen khi làm nhiệm vụ là ở khoảng giữa ngã tư Trâu Quỳ và cầu Thanh Trì, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Mới đây nhất, ngày 3/7 báo Bưu điện Việt Nam lại đăng bài phản ánh tình trạng hai CSGT đã đeo kính khi làm việc trên đoạn đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.


1
Ảnh chụp ngày 30/4  trên Quốc lộ 5, đoạn qua Hà Nội, cách ngã tư Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) khoảng 500 mét về phía nội đô. Ảnh: VTC
1
Ảnh chụp ngày 9/6 tại cổng A, khu công nghiệp Thăng Long, HN. Ảnh: VTC
khoảng giữa ngã tư Trâu Quỳ và cầu Thanh Trì, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Ảnh chụp ngày 19/6 tại khoảng giữa ngã tư Trâu Quỳ và cầu Thanh Trì, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: VTC
Ảnh: Bưu điện Việt Nam
Ảnh chụp ngày 3/7 trên đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Ảnh: Bưu điện Việt Nam

a
Ảnh chụp ngày 3/7 trên đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.
 Ảnh: Bưu điện Việt Nam


Bắc Lưu (Tổng hợp)

Cúm H5N1 tái phát ở miền Bắc


Cúm gia cầm lại tái phát trên diện rộng ở hai tỉnh miền Bắc – Phú Thọ và Quảng Trị.

Tại xã Chính Công, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ, dịch cúm này tái xuất hiện trở lại từ ngày 10 tháng 7. Chỉ trong vòng 11 ngày, đã có 2 ngàn 300 con gia cầm bị nhiễm cúm A/H5N1 và bị chết.

Tại Quảng Trị, virus này xuất hiện từ ngày 6 tháng 7. Cho đến nay, địa phương đã tiêu hủy 2 ngàn 200 số gà, vịt nhiễm bệnh. 

Điều đặc biệt là xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm cúm gà tại 2 nơi này đều cho kết quả dương tính với loại virus mới clade 2.3.2 (gọi là nhánh 2). Loại virus này xuất hiện từ năm ngoái và chưa có vaccine phòng  bệnh. Theo các chuyên gia, loại virus mới này thường xuất hiện tại các tỉnh miền bắc, trong khi virus clade 1 (nhánh cũ) vẫn xuất hiện tại miền Nam

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Sức mạnh không lường của Bloggers


2011-07-21

'Vô tình phát tán luồng gió độc?' là tựa bài thuộc mục 'Chính luận' đăng trên báo mạng Quân Đội Nhân Dân hồi ngày 17 tháng 7 vừa qua.

Source Reporters sans frontiere

Bảng xếp hạng về quyền tự do báo chí năm 2009, Việt Nam gần đội sổ hơn China 2 bậc.


Bài báo cho rằng không ít blog tại Việt Nam đã trở thành nơi phát đi những thông tin mà tác giả Nguyễn Văn Minh cho là 'luồng gió độc'.
Trước ý kiến đó, một số bloggers có phản ứng ra sao?

Đừng sợ sự thật sẽ không bị trúng gió

Theo thống kê được tác giả ký tên Nguyễn Văn Minh vừa nói trích dẫn của Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam thì tính đến cuối tháng 11 năm ngóai, ở Việt Nam có hơn ba triệu blog và con số này mỗi ngày một tăng thêm.
tính đến cuối tháng 11 năm ngóai, ở Việt Nam có hơn ba triệu blog và con số này mỗi ngày một tăng thêm.
Bộ Thông tin- Truyền thông VN
Số lượng đông đảo là thế, nhưng theo tác giả thì nội dung của nhiều trang blog là 'xấu' vì đã vô tình hay cố ý đưa lên trang nhật ký cá nhân của họ những bài viết copy từ những trang web hải ngọai. Tác giả Nguyễn văn Minh cho rằng nhiều blogger để cho những thế lực thù địch ở nước ngòai lợi dụng….
Tác giả còn cho rằng nhiều blogger vì muốn nổi tiếng mà đưa lên trang blog của họ những tin giật gân, hậu trường chính trị, lá cải…
Sau khi xuất hiện bài viết của tác giả Nguyễn Văn Minh, blogger Ba Sàm có bài nêu ra xếp hạng của Tờ Quân Đội Nhân dân đứng thứ 1215 ở Việt Nam dù rằng cơ quan báo chí này được cung cấp một khỏan kinh phí và nguồn nhân lực 'khổng lồ'.
xếp hạng của Tờ Quân Đội Nhân dân đứng thứ 1215 ở Việt Nam dù rằng cơ quan báo chí này được cung cấp một khỏan kinh phí và nguồn nhân lực 'khổng lồ'.
Blogger Mẹ Nấm thì cho rằng nên đọc bài viết đó để thấy ra được một số vấn đề lâu nay không được truyền thông chính thống trong nước công khai mà nay bài báo thừa nhận:
Tự trong bài báo của tờ Quân Đội Nhân Dân cho thấy có sự kiểm sóat thông tin trong báo chí, kiểm sóat những thông tin mà những trí thức, những người có tiếng nói trong xã hội đưa ra. Qua bài viết tự báo Quân đội Nhân dân chỉ ra rõ ràng rằng khi đưa tin phải cân nhắc tin nào có lợi và không có lợi cho Nhà Nước. Từ đó phân ra hai lọai thông tin có lợi và thông tin không có lợi. Vấn đề là còn tùy thuộc vào người phân lọai thông tin đó nữa.
Đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc
Đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc, là một sai lầm lớn.RFA Screenshot
Báo Quân Đội Nhân dân cũng nói rõ Nhà Nước không thích như thế. Mọi người phải cảnh giác với 'văn nghệ sĩ, trí thức' đã làm thế. 
Cá nhân tôi nghĩ những người trong nước nên đọc những bài như vậy của Quân Đội Nhân Dân, để rồi đi tìm hiểu xem những vị nhân sĩ, trí thức kia viết gì trên blog của họ. Theo tôi đây là một bước tiến rất tốt cho blog.

Đối với lập luận các blogger đã vô tình hay hữu ý để cho những thế lực xấu tại hải ngọai lạm dụng giúp phát tán 'luồng gió độc' qua trang blog cá nhân thì Blogger Lê Dũng tại Việt Nam có ý kiến:
Tôi là một người 'chơi blog',viết blog như một nhật ký cá nhân. Chẳng có ai lợi dụng được tôi cả, vì tôi là một kỹ sư và quan điểm của tôi rất rõ ràng, chẳng ai lợi dụng được tôi cả.

Lòng đầy miệng mới nói ra

Blogger Mẹ Nấm cũng nói về cáo buộc đó như sau:
Cá nhân tôi nghĩ rằng không ai có thể lợi dụng được suy nghĩ của người khác; nhất là những người sống trong nước trước những phản ánh của họ về thực tại xã hội hết. Bởi vì 'lòng đầy miệng mới nói ra', và blog là cách để người ta nói rằng 'sự chịu đựng của người ta đến đó quá giới hạn rồi và bao nhiêu năm nay 'dối trá và bưng bít' như vậy đã đủ rồi.
Blogger Mẹ Nấm
Cá nhân tôi nghĩ rằng không ai có thể lợi dụng được suy nghĩ của người khác; nhất là những người sống trong nước trước những phản ánh của họ về thực tại xã hội hết. Bởi vì 'lòng đầy miệng mới nói ra', và blog là cách để người ta nói rằng 'sự chịu đựng của người ta đến đó quá giới hạn rồi và bao nhiêu năm nay 'dối trá và bưng bít' như vậy đã đủ rồi.
Một giáo viên nghỉ hưu của trường đào tạo an ninh C500, tức Học viện An Ninh Việt Nam và nay là Đại học An Ninh, ông Đào Giáp Ngọ, có ý kiến phần nào tương tự bài viết 'Vô tình phát tán luồng gió độc?' của tác giả Nguyễn Văn Minh, cho rằng các trang blog là thứ rác rưởi như phát biểu sau đây của ông với Đài Á Châu Tự do vào chiều  ngày 19 tháng 7 vừa qua:
Trên mạng bây giờ thông tin như 'bãi rác', như cái 'hố xí'…
Blogger Mẹ Nấm phản biện về ý kiến của ông Đào Giáp Ngọ:
Nếu xã hội tự do thực sự như anh tuyên bố với thế giới thì hãy thôi cái cách kềm hãm tư tưởng và suy nghĩ của nguời ta đi; ngay cả khi 'anh' đưa thông tin cho người ta đọc, người ta cũng có nhận xét riêng của người ta sau khi đối chiếu với tình hình xã hội.
Nhận xét như thế chẳng khác nào coi thường nhận thức của người khác và xúc phạm rất nhiều người. 
Cá nhân tôi nghĩ rằng những người tuyên bố như vậy chưa bao giờ đọc bất kỳ blog nào hoặc chưa bao giờ đọc bài viết nào của người viết blog. Họ chỉ phát biết những điều gì họ được 'ấn' vào tay để phát biểu thôi.

Còn blogger Lê Dũng thì nói đến chính danh của blog cá nhân của anh so với những bài viết như của tác giả Nguyễn Văn Minh trên báo Quân Đội Nhân Dân:
Chính các tác giả của những báo tại Việt Nam đa số họ đưa ra bút danh, tên giả, chứ không như blog của tôi, tôi ghi tên, đưa cả số điện thọai, số địa chỉ cần có thể liên lạc để nói chuyện, phản biện. 
Cái bài báo của anh ấy đưa ra, có thể giờ không biết ở đâu để tìm mà phản biện. Người đọc không được phản biện lại người đó.
Tôi viết bài trên blog của mình, tôi chịu trách nhiệm về bài viết đó. Ai muốn liên lạc có thể điện thọai và email để phản biện.

Lâu nay những trang blog tại Việt Nam được xem như là mảng báo 'lề trái' đối lại với hơn 700 tờ báo chính thống do Bộ Thông tin- Truyền thông quản lý mệnh danh là báo chí 'lề phải' như cách nói của ông Bộ Trưởng Lê Dõan Hợp đưa ra.
Có thể nói một số trang blog ở Việt Nam được nhiều bạn đọc trong và ngòai nước truy cập mỗi ngày dõi để tìm nguồn thông tin đáng tin cậy, hơn là tìm đọc những tờ báo chính thống của Nhà Nước.

Biểu tình và Áo dài, sao không?


2011-07-21

Trên trang mạng Nhật Ký Yêu Nước vừa xuất hiện lời kêu gọi biểu tình tiếp theo vào ngày Chủ nhật 24/7 tới đây với một ý tưởng mới:

Source Facebook photo Ta Dh

Cô giáo Linh tham gia biểu tình ngày Chủ Nhật 17 tháng 7, 2011


phụ nữ Việt Nam sẽ mặc toàn áo dài và nam thanh niên sẽ mặc áo có chữ NO-U do báo Sài Gòn Tiếp Thị bán để gây quỹ ủng hộ ngư dân. 
Công luận và những người tham gia biểu tình nghĩ gì về ý tưởng này? 
Khánh An phỏng vấn một số người trong cuộc và tường trình.

Một hình ảnh tuyệt vời

Nhật Ký Yêu Nước chính là trang mạng đầu tiên đã lên tiếng kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay từ đầu. Ý tưởng một "Cuộc biểu tình áo dài ngày 24/7/2011" đã được đưa ra cùng với lời kêu gọi xuống đường lần thứ 8 vào ngày chủ nhật tới, ngay sau khi những hình ảnh, tường thuật về việc bắt bớ, đàn áp người biểu tình vào ngày 17/7 vừa qua được đưa lên khắp các trang mạng "lề trái".  
Lý do của việc mặc áo dài, theo như lời kêu gọi đưa ra, là để thể hiện hình ảnh của một cuộc biểu tình ôn hòa, văn minh và đẹp vì "tà áo dài vừa nói lên sự dịu dàng, mong muốn hòa bình của người Việt Nam, vừa tỏ thái độ cương quyết chống bọn bá quyền Bắc Kinh". 
-Em cũng thấy đấy là một hình ảnh đẹp, hình ảnh dịu dàng của nữ sinh nhưng không biết có điều kiện để làm được không tại vì bình thường mặc áo dài cũng là một khó và hơi bất tiện rồi, có thể là nếu mình mặc như vậy, người ta biết là mình đi biểu tình thì con đường đến chỗ tập trung thì có thể sẽ khó 
Bạn Nguyễn Thị Dung
Chỉ vài ngày sau khi ý tưởng trên được đưa ra, đã có hơn 100 thành viên tỏ ý thích ý tưởng này. Ai cũng thừa nhận cùng với chiếc áo thun mang chữ NO-U (tạm dịch là "nói KHÔNG với đường lưỡi bò"), chiếc áo dài truyền thống bên cạnh sẽ mang lại một hình ảnh "biết nói", một hình ảnh rất Việt Nam cho cuộc biểu tình chống xâm lược của những người yêu nước.
Tuy nhiên, không ít bạn tỏ trẻ là những người đã trực tiếp tham gia biểu tình lại tỏ ra dè dặt với việc mặc áo dài xuống đường. Bạn Nguyễn Thị Dung nói:
-Em cũng thấy đấy là một hình ảnh đẹp, hình ảnh dịu dàng của nữ sinh nhưng không biết có điều kiện để làm được không tại vì bình thường mặc áo dài cũng là một khó và hơi bất tiện rồi, có thể là nếu mình mặc như vậy, người ta biết là mình đi biểu tình thì con đường đến chỗ tập trung thì có thể sẽ khó hơn một 
Cô Christine Huynh trong chiếc áo dài Việt Nam. Dolinh,RFA
Cô Christine Huynh trong chiếc áo dài Việt Nam.RFA
chút. Người ta sẽ nhận ra mình dễ dàng và người ta ngăn chặn. Đấy là cái mà em băn khoăn. Còn về hình ảnh thì em thấy rất đẹp, rất ôn hòa.

công an sẽ bị nhìn dưới ánh mắt nào khi lôi kéo, tấn công những tà áo dài đẹp như thế và vu cho tội gây rối, bạo động?
Mặc áo dài như là một dấu hiệu để nhận biết người tham gia biểu tình, đó là một trong những lý do được nêu ra trong lời kêu gọi. Thêm một lý do khác nữa là nếu trong lần biểu tình tới mà xảy ra đàn áp, bắt bớ thì "công an sẽ bị nhìn dưới ánh mắt nào khi lôi kéo, tấn công những tà áo dài đẹp như thế và vu cho tội gây rối, bạo động?". 

Chiếc áo dài trước những hành động đàn áp côn đồ

Anh Hồng Anh, một người tận mắt chứng kiến cảnh bắt bớ, thẳng tay đàn áp người biểu tình của lực lượng an ninh vào ngày 17/7 vừa qua, cho rằng việc mặc áo dài cũng không thể giúp tránh khỏi bị đàn áp, cho dù đây là một ý tưởng tuyệt vời.
-Nên thì rất nên nhưng hợp lý hay không thì hợp lý đấy, nhưng với nhà cầm quyền thì không hợp lý, bởi vì ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang và Trung Quốc đã chỉ đạo là rồi là dư luận Việt Nam là phải định hướng lại. Nó sẽ đàn áp thẳng tay thôi. Ngay cả tuần rồi, đến cựu chiến binh, các nhân sĩ còn bị đuổi như đuổi tà ấy thì làm sao mà… Áo dài thì nói chung là một ý tưởng hay nhưng rồi cũng sẽ bị đàn áp, em chủ quan nghĩ như thế. 
Sau nhiều lần tham gia biểu tình, anh Hồng Anh cho rằng, qua đợt biểu tình ngày 17/7 vừa rồi, chính quyền Việt Nam đã tỏ rõ thái độ kiên quyết dập tắt phong trào xuống đường của những người yêu nước. Anh nói:
-Nên thì rất nên nhưng hợp lý hay không thì hợp lý đấy, nhưng với nhà cầm quyền thì không hợp lý, bởi vì ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang và Trung Quốc đã chỉ đạo là rồi là dư luận Việt Nam là phải định hướng lại. Nó sẽ đàn áp thẳng tay thôi. Ngay cả tuần rồi, đến cựu chiến binh, các nhân sĩ còn bị đuổi như đuổi tà ấy thì làm sao mà…
Anh Hồng Anh
-Thứ nhất, chính quyền có kiên quyết hơn. Thứ hai, người ta không coi lời kêu gọi của các nhân sĩ trí thức là giá trị. Người ta ra kêu gọi "Đồng bào giải tán, Biển Đông đã có nhà nước lo" sau đó thì khoảng 5 phút là một hội thanh niên băng đỏ, chắc là sinh viên trường an ninh, xuống bắt bớ. Đây là có sự chỉ đạo của những ông sếp công an ở đó, chỉ tốp này bắt tốp kia. Em đứng cách đấy chỉ tầm 2 met thôi, riêng cái anh đeo kính mà bị bắt mấy ông có hồ hởi khoe với nhau "Riêng thằng to cao đấy, nó là sinh viên ra trường bất mãn, nó kích động, phải bắt nó bằng được" thì chính là cái anh đó đấy, sau đó thì nói chung là đàn áp kinh khủng.

Một lời mời để ngỏ

Riêng Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, một người đã theo dõi các cuộc biểu tình ngay từ những ngày đầu cho rằng rất khó để có thể nói việc mặc áo dài xuống đường là tốt hay không vì những diễn tiến phức tạp xảy ra trong các cuộc biểu tình gần đây:
-Tôi rất khó nói đó là tốt hay không tốt. Người ta ra lệnh thì phải nghe, cho nên có thể là việc làm đó hết sức bình thường nhưng cũng có thể bị cản trở. Việc mặc áo dài đi trên đường phố để làm cái này khác, ngay cả đi biểu tình, chuyện đó là chuyện tôi cho rất bình thường, nhưng khi đã trái ý người ta, nhất là kẻ xấu cũng đang lồng ghép ở quanh đây thì tôi cũng rất khó nói là việc đó tốt hay không tốt. 
Theo KTS. Trần Thanh Vân, nếu xem việc mặc áo dài như là một cách để tránh bớt sự đàn áp, bắt bớ hay mong chờ một sự đối xử lịch sự hơn từ phía các lực lượng an ninh thì đây là một ý tưởng khá hồn nhiên. 
Bà giải thích:
Tôi cho là thế này, việc mặc áo dài để cho thấy sự lịch sự, thanh lịch của Hà Nội thì rất tốt, nhưng nếu như giả sử lại có một vài kẻ hãnh tiến hành động thô bạo, thậm chí xô đẩy rồi chị em lại ngã ra, áo rách… Tất cả những động tác gì làm tôi đều nghĩ là xuất phát từ cái tốt, nhưng mà hậu quả của nó chúng ta không lường hết được.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
-Là vì thế này, việc mà họ cư xử thô bạo trong những ngày qua chứng tỏ rằng họ chẳng quan tâm gì đến chuyện lịch sự. Có những cái đáng lẽ ra cần phải rất lịch sự thì họ chẳng quan tâm, lấy ví dụ như một số anh em bị bắt lên xe buýt đưa về chỗ công an ở Mỹ Đình đấy, đồn công an Mỹ Đình thì cũng là công an cả, nhưng ở đó thì anh em người ta không có nhiệm vụ đi bắt bớ, người ta lại rất vui vẻ. Hiện nay cái ranh giới giữa cái đúng và cái sai, cái có thâm ý và cái chỉ theo lệnh như cái máy và nó cũng…. Bởi vì tôi hiểu rằng đại đa số anh em công an Hà Nội đây họ cũng trẻ trung, họ cũng hồn nhiên nhưng vì có một vài cái lệnh mà nếu như họ không làm thì có thể họ sẽ gặp khó khăn này khác. Cho nên họ cứ làm như một cái máy, nhưng khi đã qua cái đó rồi, trở về đồn ngồi, đáng lẽ chỗ đó là chỗ rất nhiều chuyện căng thẳng xảy ra thì nó lại vui vẻ. Tôi cho là thế này, việc mặc áo dài để cho thấy sự lịch sự, thanh lịch của Hà Nội thì rất tốt, nhưng nếu như giả sử lại có một vài kẻ hãnh tiến hành động thô bạo, thậm chí xô đẩy rồi chị em lại ngã ra, áo rách… Tất cả những động tác gì làm tôi đều nghĩ là xuất phát từ cái tốt, nhưng mà hậu quả của nó chúng ta không lường hết được.
Nói tóm lại, cho đến lúc này, ý tưởng mặc áo dài đi biểu tình vẫn còn là một lời mời để ngỏ cho những người dự định xuống đường vào ngày chủ nhật 24/7 tới, thế nhưng đối với việc tiếp tục xuống đường thì ai cũng ngầm hiểu chừng nào Trung Quốc còn gây hấn, chính quyền còn chưa có một hành động cương quyết, rõ ràng đối với kẻ xâm lược thì khi đó vẫn còn có người xuống đường để biểu lộ tinh thần yêu nước. Và biết đâu chừng, lòng yêu nước lại giúp họ có thêm nhiều sáng kiến hơn khi phong trào biểu tình bị dồn ép vào một con "đường cụt", giống như bài tường thuật của GS Nguyễn Huệ Chi tả cảnh biểu tình hôm 17/7?!?