THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 November 2013

Bí thư ham của lạ Hồ Xuân Mãn bị tước danh hiệu 'anh hùng'

Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 22/11/2013, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng trong phiên họp lần thứ 21 đã ra kết luận về những sai phạm trong việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" đối với ông Hồ Xuân Mãn – nhân vật đầy tai tiếng từng giữ các vị trí cao cấp trong đảng như Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Bí thư 'ham của lạ' Hồ Xuân Mãn hay còn được gọi là 'Quan Mãn', từng có nhiều tai tiếng bởi thói dê xồm khi còn đương chức. Báo Lao Động số ra ngày 26/11/2005 từng kể lại chi tiết việc quan Mãn dở thói dê xồm đối với một cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con cháu mình ngay trong nhà hàng đông người, hậu quả là quan Mãn lập tức bị cô tiếp viên nọ cho một cái tát như trời giáng vào mặt.
Là một bí thư đầy tai tiếng, vậy mà trước khi chính thức về vườn, quan Mãn vẫn kịp chạy chọt để được đảng cộng sản tuyên dương là một trong những “tấm gương” điển hình tiên tiến toàn quốc về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Không rõ ông Mãn đã học gì từ 'tấm gương đạo đức HCM'?
Sau đó, quan Mãn cũng nhận thêm danh hiệu "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" do đích thân chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký phong tặng.
Quan Mãn không thể ngờ rằng, ngày về vườn cũng chính là thời điểm ông ta bị các đồng chí tố cáo về hành vi khai man lý lịch. Đến nay, chỉ cần tìm từ khóa “Hồ Xuân Mãn” trên google sẽ cho ra hàng triệu kết quả về nội dung những lời tố cáo.
Hồ Xuân Mãn: Kẻ khủng bố được phong tặng danh hiệu “anh hùng”
*Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" cho bí thư Hồ Xuân Mãn

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

Từ những đơn thư tố cáo đã công bố, người ta phát hiện những sự thật kinh hoàng xung quanh cái gọi là danh hiệu “Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" mà đảng cộng sản trao tặng cho Hồ Xuân Mãn.

Để có được danh hiệu này, Hồ Xuân Mãn đã khai 'thành tích' chống Mĩ của mình với nội dung như sau: Năm 1972, Hồ Xuân Mãn “chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng.”
Trong khi đó, trong lá đơn tố cáo, chính những người trong đơn vị của Hồ Xuân Mãn đã tiết lộ sự thật kinh hoàng về trận ám sát nhắm vào ông Hoàng Sớm - là một trưởng ấp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1972, nhân lúc ông Hoàn Sớm đang tham dự một đám giỗ đông người tại thôn Phò Ninh, chính Hồ Xuân Mãn đã thản nhiên xả xúng bắn vào tất cả mọi người trong đám giỗ, mặc dù có cả ông nội và họ hàng của ông Mãn cũng đang ngồi tại đó. Hậu quả là ngoài ông Hoàng Sớm bị giết, còn có 9 người dân vô tội thiệt mạng và 8 người khác bị thương.
Việc xả súng, giết hại hàng loạt thường dân vô tội của Hồ Xuân Mãn đích thực là hành vi khủng bố và cố ý giết người. Thậm chí, hành vi này còn được đảng cộng sản xem như một 'thành tích' để phong tặng danh hiệu 'anh hùng' cho Hồ Xuân Mãn. Quả thực, nói chế độ cộng sản là một chế độ khủng bố không sai chút nào.

* Liên quan đến thói dê xồm của quan Mãn, Bảng Đỏ tui xin mời bà con xem lại bài viết Đất cố đô có "vua"! trên báo Lao Động, số ra ngày 26.11.2005. Nhân vật được gọi là 'quan lớn' trong bài chính là Hồ Xuân Mãn, khi ấy là bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế:

LĐ số 327 Ngày 26.11.2005 Cập nhật: 10:11:57 - 26.11.2005


Đất cố đô có "vua"!


Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông "quan" to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng "dạy" cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.

Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, "quan" lớn cùng một số "quan" nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các "quan". Và (có lẽ cũng như thường lệ), "quan" lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã... ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị "quan" đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt "quan"! Cát tát làm cả nhà hàng "chết lặng" như... sóng thần xuất hiện!

Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu  "quan" hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, "quan" quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: "Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!". Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, "quan" còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả... các nhà hàng bên cạnh! (YÁ tưởng này thật... khó hiểu!).

Theo giới thạo tin "mật" thì việc ông "quan" này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn  các cô tiếp viên và "hơn thế" giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là "chuyện thường ngày ở huyện". Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của "quan", phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng.  Cái tát vừa rồi thật ra là... "đi đêm lắm có ngày gặp ma" mà thôi.

Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của "quan". Chẳng lẽ, "quan" cho  rằng xã hội bây giờ không có "vua", cũng không có "dân", nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là "quan" cho rằng, ta là "vua" của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?

http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(86,144119)

Lục Bát Đen và Thân Chú - Hải Triều


Nhớ em nước lũ Sài Gòn
Sài Gòn biển nước bao la
Thương em vạt áo bà ba giữa dòng
Trời mưa, biển nước mênh mông
Nắng lên phơi ngọn cờ hồng nghiệt oan!
Một mai nước mất, không còn
Bóng em tội nghiệp gót son nơi nào?
Em về giữa giấc chiêm bao
Để anh chết giữa ba đào nhớ thương
Chiều ra biển vọng cố hương
Đêm về núi dựng đoạn trường tóc tang!

Lê Khắc Anh Hào
Hỏi...

Nước giờ trong mõm Tầu phù
Vinh danh Hồ, Giáp nghìn thu tội đồ
Không nhìn ra tội đảng Hồ
Hành dân, bán nước, lệ khô năm dài
Ném bùn trên những quan tài
Bàn tay có nhuộm máu ai bao giờ?
Lê Khắc Anh Hào
Nguyet-San Viet-Nam

Paltalk phương tiện đấu tranh - Hải Triều



Hải Triều

Nắm bao tử, dò cái đầu
Đối với paltalk đảng ngồi bó tay!

Nếu không bưng bít, ngu dân, nhà tù, áp bức… thì chủ nghĩa cộng sản đã không thành một tai họa cho nhân loại. Thời chiến tranh lạnh, bức màn sắt của Nga, Tầu, bức màn tre của CSVN đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bành trướng, thống trị và tuyên truyền của họ trên gần 1 nửa quả địa cầu. Ngày hôm nay, hai nước cộng sản Việt Nam và Trung cộng vẫn tiếp tục xiết, đàn áp báo chí và các phương tiện truyền thông để bít ngăn phần nào tác hại của truyền thông điện tử tấn công vào thành trì của chế độ.


Trong thời đại tin học ngày hôm nay, internet đã mở ra một chân trời bao la về mặt kỷ thuật và thời gian tác động trong lãnh vực in ấn sách báo, phổ biến, truyền thông… Trong lãnh vực tuyên truyển và đấu tranh, nhà nhước CSVN đã khai thác tối đa ngành tin học điện tử cho mục tiêu tuyên truyền phóng ra ngoài từ trong nước, thế nhưng, cũng cũng trong lãnh vực đó, cộng sản bị tấn công tràn ngập về trong nước qua email, google, qua paltalk, qua facebook…

Cho tới thời điểm bài này đến tay, xuất hiện trên monitor của độc giả, "cơn bão" tấn công tội ác CSVN 24/24 qua paltalk và facebook, nó đã tàn phá "bức màn tre CSVN" mà tà quyền Hà Nội không thể ngăn chận bằng "bức tường lửa", hay nói cách khác, "mặt trời không lặn" trên chiến trường, trên mặt trận facebook và paltalk hiện nay. Đặc biệt riêng bài viết này, tôi tập trung vào Paltalk.

1.  Diễn Đàn Paltalk: mặt trận chống cộng đa dạng, tác động, nhanh và sinh động…
Nhiều anh em, nhiều cây viết đã giảm viết báo giấy, báo điện tử để có mặt trên chiến trường paltalk. Những diễn đàn paltalk tiếng Việt nhiều nhất trong các thứ tiếng khác trên thế giới. đủ các loại. Nhưng về lãnh vực chính trị, cộng sản VN quan ngại nhất là những diễn đành chống cộng, đấu tranh cho tự do dân chủ ở quê nhà.

Các diễn đàng chính trị paltalk có mặt đủ mọi thành phần, nó như một diễn đàn không có cửa, ai vào cũng được, quốc gia, Việt gian, Việt cộng, kể cả những người trong nước, cũng đủ mọi thành phần… vô room ngồi nghe, đóng góp ý kiến, tin tức hay phản biện, đôi lúc cũng có trường hợp phá hoại, cướp mic, chửi tục những người chống cộng.

Trong gần trên dưới 10 năm sinh hoạt trong các diễn đàn paltalk chống cộng, tôi nhận ra CSVN và tay sai Việt gian không có đất đứng khuynh đảo trong các diễn đàn chống cộng khi các chủ room hay OP cho phép họ trình bày luận điểm. Mật thật và tính phi nghĩa của CSVN là yếu tố căn bản để họ bị phản luận, bẻ gẩy và bị tấn công ngược lại. Công an mạng ngồi nghe theo dõi, các bộ đảng viên, sinh viên, dân oan… trong nước vào nghe để biết tình hình, tin tức…, những thứ mà cán bộ đảng viên không thể tìm biết qua báo chí và các hệ thống truyền tin của CSVN.

Nếu một biến cố chính trị hay quân sự, hay bạo loạn, đảo chánh tại Việt Nam xẩy ra, Paltalk sẽ là phương tiện nhanh nhất chuyển tin và hình ảnh ra hải ngoại… Không những là tin, hình mà có thể nghe cả tiếng la hét, reo hò, hay cà tiếng súng… trong khi BBC, VOA hay CNN chưa có một dòng tin lên tiếng…

2. Diễn Đàn Paltalk: Nút xả uất và niềm hy vọng của bà con trong nước…
Dưới sự thống trị tàn bạo của đảng CSVN, nếu những người Việt tỵ nạn còn tinh thần chống cộng, quan tâm tới sự bất hạnh của bà con trong nước mà họ uất hận thì cường độ, mức độ uất hận đó, nếu có máy đo, có lẽ nó không thấm, không so sánh được với sự phẩn uất của đồng bào, của dân oan bất kể gốc VNCH hay thành phần gọi là "gia đình cách mạng, mẹ liệt sĩ, thương binh bộ đội phục viên, đảng viên…" bị hệ thống tham nhũng của đảng cướp đất, đuổi nhà cho nhu cầu làm giàu, tham nhũng…

Trong những cuộc biểu tình hay phỏng vấn qua phone từ nước ngoài, tiếng nói uất hận của bà con trong nước được phát và nghe trực tiếp từ Việt Nam, từ đó chúng ta hiểu thêm những gì đang diễn ra trong nước, thái độ của bà con, hành động của cộng sản… Ngoài ra, diễn đàn Paltalk còn là nơi mà những nhà dân chủ trong nước có thể lên tiếng, những tiếng nói đó chuyển khắp thế giới, được post lại trên các hệ thống báo chí, internet và truyền thông TV, radio toàn cầu.

3. Diễn Đàn Paltalk: Địa bàn, sân khối, hội trường sinh hoạt đấu tranh…
Các diễn đàn paltalk đấu tranh quy tụ nhiều trái tim và khối óc của bà con hải ngoại còn nặng hoài bão quay về một cố hương không cộng sản. Họ đã chia sẻ, đóng góp kiến thức, tiếng nói… cho tiến trình đấu tranh chấm dứt chế độ cộng sản. Tiếng nói của họ nghe được trong nước và có tác động tích cực trong lãnh vực vận động chính trị và công tâm chính trị.
Đây là vấn đề nhức đầu đối với tà quyền Hà Nội mà họ không có cách nào ngăn chận được những ảnh hưởng, những tác động của Paltalk và facebook…

4. Những khó khăn, tiêu cực trong các Diễn Đàn Paltalk…

Trong những buổi sinh hoạt hàng ngày trên paltalk, có những điều sau đây thường xẩy ra:
- Phát biểu quá dài như một diễn giả thuyết trình một đề tài dài khi được mời lên mic mà không để ý tới nhiều người đang chờ.
- Phát biểu không ghi note chủ đề và lập đi lập lại ý cũ, không ra "exit" nên bị OP mute.
- Diễn đàn có nhiều người lớn nhỏ, người lên mic khi nói chuyện có khi dùng những ngôn ngữ vô lễ, tục tằng không để ý mà không bị OP mute ngăn chận, nhất là những ngôn ngữ đó xúc phạm tới người khác.
- Việt cộng, Việt gian vô room phá và chửi bới khó kiểm soát…
- MC hay OP thỉnh thoảng chia sẻ quá dài và lâu khi có nhiều người trong list chờ lên mic… và bỏ đi qua room khác…

6. Đề nghị:

- Những vị hay anh em giơ tay lên mic đóng góp ý kiến hay phản biện: Nên ghi gọn ý phát biểu và thời lượng để khỏi lòng vòng trở lại ý cũ.
- OP hay MC có biện pháp thẳng thừng đối với những ai dùng ngôn ngữ tục tằng, xúc phạm người khác để trả đũa…
- Nhắc tới quy luật sinh hoạt để ổn định chương trình sinh hoạt của diễn đàn.

7. Kết luận:

Trong cuộc đấu tranh chính trị cho một nước Việt Nam tự do, không cộng sản, các Diễn Đàn Paltalk đã đóng góp một vai trò vô cùng tích cực, mà nó là một trong những nỗi đau nhức nhối đối với đảng CSVN, mà chính họ phải nhận ra là họ bó tay nhìn bức màn tre cộng sản đang rã mục để lộ ra những vết đau ung thối của tà quyền Hà Nội.
Mặt trời không tắt trên mặt trận Paltalk và Facebook, và chính nó là một trong những yếu tố đóng góp cho việc hồi sinh niềm hy vọng trở về cố quốc của rất nhiều người cả trong lẫn ngoài nước, niềm tin chấm dứt chế độ cộng sản tại Việt Nam…

Hải Triều/Lam Son 5
( 12.15 AM/26/11/2013)
Nguyet-San Viet-Nam

Mỹ điều B-52 bay qua Senkaku không báo trước, thách thức Trung Quốc

(GDVN) - Những chiếc máy bay khởi hành từ căn cứ ở Guam bay vào "khu nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra và công bố hôm 23/11 lúc 19 giờ sáng ngày 25/11 theo giờ Washington mà không gặp sự cố nào, tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Theo Wall Street Journal, ngày 26/11, một cặp máy bay B-52 của Mỹ đã bay qua chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc mà không thông báo trước với Bắc Kinh như một thách thức trực tiếp tới quốc gia này sau khi Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "khu nhận diện phòng không".

Ảnh minh họa.

Những chiếc máy bay khởi hành từ căn cứ ở Guam bay vào "khu nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra và công bố hôm 23/11 lúc 19 giờ sáng ngày 25/11 theo giờ Washington, tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

Trước đó, Đại tá Steve Warren - người phát ngôn Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ không thừa nhận sự tồn tại của khu vực phòng không mới do Trung Quốc tự ý vạch ra và sẽ không thực hiện theo yêu cầu của Bắc Kinh như báo trước kế hoạch bay, tần số vô tuyến và các thông tin di chuyển khi đi qua khu vực trên.

"Chúng tôi xem nó như là một nỗ lực gây mất ổn định để thay đổi hiện trạng trong khu vực", Đại tá Warren nói.

Hai chiếc B-52, tại căn cứ không quân Anderson ở Guam, cất cánh để tham gia một cuộc diễn tập được gọi là Coral Lightning. Các máy bay này không mang theo vũ khí và không đi kèm với máy bay hộ tống. 

Trung Quốc hôm 23/11 đã công bố tọa độ và bản đồ của cái gọi là "khu nhận diện khòng không" trong nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực này. Bắc Kinh cảnh báo sẽ phản ứng quân sự đối với các máy bay không tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc khi đi qua khu vực này.

Cái được gọi là "vùng nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói với Wall Street Journal rằng Trung Quốc đã không liên lạc với những chiếc B-52 khi chúng đi qua khu vực trên. Chúng đã bay trở lại Guam an toàn sau khi kết thúc cuộc diễn tập. 

Sự thành lập một khu vực phòng không trên Hoa Đông, bao trọn quần đảo tranh chấp Senkaku, được cho là một phần chiến lược dài hạn cố gắng dần dần thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông, gây khó khăn cho Nhật Bản trong việc thực hiện tuyên bố chủ quyền và khiến Tokyo không thể băng qua giới hạn đỏ kích động một cuộc xung đột quân sự. 

Nhưng một số nhà phân tích cho rằng hành động thái quá trên của Trung Quốc đã không chỉ chọc giận Nhật Bản mà còn cả Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan. 

Các quan chức Mỹ cho biết, họ tin rằng họ đã phải thách thức tuyên bố mới của Trung Quốc để nhấn mạnh rõ ràng rằng động thái trên của Bắc Kinh là không phù hợp. Nhưng nói thêm rằng họ không tin các chuyến bay qua quần đảo Senkaku không báo trước sẽ gây ra một cuộc xung đột quân sự. 

Nhà Trắng cho biết các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cần được giải quyết về mặt ngoại giao.

Đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trả lời RFA về chuyến thăm Việt Nam

vuhoang11262013.mp3


Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh




0000078640-20131125_162431-305

Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở Washington DC.

RFA











Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động mới trở về Hoa Kỳ sau chuyến thăm gần 4 ngày ở Việt Nam. Tham gia cuộc họp báo, Vũ Hoàng ghi nhận lại một số điểm quan trọng khi ông gửi đến truyền thông những nhận xét của mình sau chuyến thăm này.

Thúc đẩy mối quan hệ song phương

Vũ Hoàng: Thưa ông Scott Busby, mục đích chính chuyến thăm của ông đến Việt Nam lần này là gì?
Scott Busby: Mục đích chính của tôi là muốn được biết thêm về những khó khăn trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cũng đồng thời là để tiếp xúc với chính phủ Việt Nam, trao đổi về vấn đề nhân quyền. Nhân quyền là một trong những vấn đề tối quan trọng của quan hệ đôi bên như lời nhận xét của nhiều giới chức ngoại giao cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam cũng sẽ góp phần vào thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Mục đích thứ ba trong chuyến đi của tôi là để nói chuyện trực tiếp với các nhóm xã hội dân sự, các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam muốn cho họ biết sự ủng hộ của chúng tôi đối với họ, và muốn biết cách mà chúng tôi có thể giúp họ là như thế nào.
Mục đích chính của tôi là muốn được biết thêm về những khó khăn trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cũng đồng thời là để tiếp xúc với chính phủ Việt Nam, trao đổi về vấn đề nhân quyền.
-Scott Busby
Vũ Hoàng: Như tóm tắt trước khi bước vào phần hỏi đáp, ông nói là đến thăm Hà Nội 2 ngày và T.P. HCM một ngày rưỡi, vậy tại đây ông đã gặp những ai và trao đổi về những điều gì?
Scott Busby: Tôi không muốn nêu tên của những nhóm xã hội dân sự độc lập này để bảo vệ sự hoạt động của họ. Nói chung là tôi gặp gỡ với các nhà hoạt động nhân quyền, những người tự đứng lên bảo vệ quyền của cá nhân họ, hoặc quyền của những người khác tại Việt Nam. Vì thế, những người tôi gặp gỡ là những luật sư, những người đại diện cho những nhân vật bị sách nhiễu, bị truy tố về những tội danh khác nhau chẳng hạn như lật đổ chính quyền, sử dụng internet, facebook, blog… ngoài ra, tôi cũng gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo… tôi được nghe về những khó khăn mà họ đang gặp phải và những gì chúng tôi có thể giúp họ.
Vũ Hoàng: Đánh giá chung của ông sau chuyến đi thăm vừa rồi là gì?
Scott Busby: Trước hết, rõ ràng là vẫn còn những vấn đề lớn về nhân quyền đang tồn tại ở Việt Nam, người dân vẫn chưa có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, người ta vẫn chưa hoàn toàn được quyền tự do tụ tập hay lập hội, cũng như chưa hoàn toàn được tự do thờ phụng. Phải nói là, rất nhiều người Việt Nam dũng cảm và toàn tâm toàn ý muốn thực hiện các quyền của mình, vì thế, tôi lấy làm cảm kích vô cùng khi thấy nhiều người không ngại ngần chia sẻ quan điểm của họ trên facebook, truy nhập vào internet và sẵn lòng chia sẻ các thông tin mà họ tìm thấy trên internet cho bè bạn. Tôi cũng rất cảm phục những người thúc đẩy xã hội dân sự ở Việt Nam phát triển, những người tìm cách thông qua xã hội dân sự để giải quyết các vấn đề từ môi trường, y tế, tôn giáo cho đến nhân quyền, giáo dục, quyền cho cộng đồng LGBT.

Quan ngại vấn đề nhân quyền VN


0000078640-20131125_162337-250
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở Washington DC. RFA PHOTO.
Vũ Hoàng: Vậy ông có một kế hoạch cụ thể hay một chương trình nào để trợ giúp cho những nhân vật mà ông mới gặp ở Việt Nam không ạ?
Scott Busby: Trước hết là chúng tôi sẽ nêu lên những quan ngại với Chính phủ về việc thực hiện các quyền ở Việt Nam đang bị hạn chế, chẳng hạn như Nghị định 72 mà Chính phủ Việt Nam mới ban hành, chúng tôi nêu lên những trường hợp cụ thể mà các công dân Việt Nam bị bắt giữ, truy tố hay bị bỏ tù vì họ thực hiện các quyền bày tỏ ý kiến hay lập hội. Đồng thời, chúng tôi cũng thảo luận với những người này một cách cụ thể để xem chúng tôi có thể giúp gì cho họ.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày là vẫn còn những vấn đề lớn về nhân quyền đang tồn tại ở VN, câu hỏi mà thính giả của chúng tôi gửi tới ông là vì sao Hoa Kỳ lại không bỏ phiếu trắng mà vẫn ủng hộ cho Việt Nam dành một ghế trong hội đồng nhân quyền LHQ?
Scott Busby: Chúng tôi không tiết lộ ra ngoài kết quả của cuộc bầu cử vào chiếc ghế của Hội đồng nhân quyền LHQ, vì thế tôi không thể cho quý vị biết lá phiếu mà Hoa Kỳ bỏ cho Việt Nam là gì, thông tin đó không được phổ biến.
Tuy nhiên, về chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam mới dành được, tôi hi vọng rằng điều này sẽ cho thấy việc cam kết toàn diện của Việt Nam vào mọi mặt của vấn đề nhân quyền. Đây sẽ là cơ hội cho Chính phủ Việt Nam giải quyết những khó khăn lớn mà Việt Nam đang có về mặt nhân quyền.
Về chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam mới dành được, tôi hi vọng rằng điều này sẽ cho thấy việc cam kết toàn diện của Việt Nam vào mọi mặt của vấn đề nhân quyền.
-Scott Busby
Vũ Hoàng: Giờ đây, khi Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ và phải đáp ứng hơn nữa những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, vậy theo ông, vai trò của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam cải thiện hơn nữa vấn đề này ra sao?
Scott Busby: Điều hẳn nhiên chúng tôi làm sẽ là thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền trên nhiều góc độ khác nhau. Chúng tôi giúp tư vấn cho họ những vấn đề mang tính kỹ thuật, chẳng hạn như mới đây Việt Nam vừa ký kết Công ước của LHQ về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá (gọi tắt là Công ước chống tra tấn). Để chuẩn bị làm việc này, chúng tôi đã đưa một phái đoàn Việt Nam đến Hoa Kỳ để cho họ thấy cách chúng tôi đã cam kết vào Công ước này ra sao. Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp Việt Nam chuẩn bị những công ước khác tương tự như vậy.
Vũ Hoàng: Xin được hỏi ông câu hỏi cuối, được biết là trước đây ông đã từng đến thăm Việt Nam vào năm 2011, vậy sau 2 năm trở lại, ông thấy điều gì là khác biệt nhất?
Scott Busby: Khi tôi đến Việt Nam vào năm 2011, tất cả các cuộc gặp mặt của tôi là các cuộc họp một cách chính thức với chính phủ Việt Nam, vì vậy, tại thời điểm đó tôi không được gặp gỡ nhiều nhà hoạt động như lần này, do đó, khó để có thể so sánh được. Tuy vậy, tôi muốn nhắc lại, lần này, tôi thấy thực sự cảm kích trước sự dũng cảm, toàn tâm toàn ý hay sức mạnh mà tôi được tận mắt chứng kiến của rất nhiều người đang muốn mang đến sự dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Thực sự đó là những điều bất ngờ mà tôi hoàn toàn không trông chờ trước chuyến đi của mình, vì thế, tôi rất hi vọng rằng những nhân vật đó sẽ giữ nguyên ngọn lửa nhiệt tình, sự cam kết đang có để đấu tranh cho một nền dân chủ và thúc đẩy phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông rất nhiều.

Mỹ sẽ vẫn tuần tra trong không phận quốc tế Hoa Đông bất chấp ADIZ của Trung Quốc

Bên cạnh lời chỉ trích từ Nhà Trắng đối với vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương lập trên biển Hoa Đông, ngày 25/11, Lầu Năm Góc tuyên bố quân đội Hoa Kỳ sẽ không thay đổi các chiến dịch không quân trên khu vực.
Ảnh minh họa: Want China Times
 
Hãng tin ABC News ngày 26/11 dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc Steve Warren khẳng định quân đội Mỹ sẽ không thay đổi cách thức thực hiện các chuyến bay của mình bởi nơi mà Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không là vùng biển và không phận quốc tế. “Các máy bay của Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra trong khu vực ADIZ này, bao gồm cả các chiến dịch với các đồng minh, mà không cần phải báo cáo với phía Trung Quốc”, ông Warren cho biết. 
 
Đại tá Warren còn nhấn mạnh động thái thiết lập ADIZ của Bắc Kinh đang gây bất ổn khu vực, đồng thời tuyên bố các phi công của Mỹ luôn có đủ khả năng đối phó với các tình huống phức tạp. Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đe dọa sẽ sử dụng các biện pháp với các máy bay quân sự nước ngoài “xâm nhập” vào vùng nhận diện phòng không mà họ đơn phương lập ra.
 
Tuy không tiết lộ thời điểm tuần tra Hoa Đông trong quá khứ cũng như trong thời gian sắp tới, nhưng người phát ngôn Lầu Năm Góc khẳng định các phi công Mỹ khi thực hiện các chiến dịch không quân tại khu vực chắc chắn không cần đăng ký kế hoạch bay và phát tín hiệu về thông tin cũng như tần số chuyến bay của mình như “yêu sách” của Trung Quốc.
 
Cùng ngày, phó phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc là “hành động gây hấn không cần thiết”. Ông cũng có cùng quan điểm với Lầu Năm Góc khi không công nhận ADIZ này.
 
 
Theo Want China Times, Trung Quốc đã cải tiến chiến đấu cơ J-6 thành máy bay không người lái đảm nhận nhiệm vụ tuần tra khu vực nhận dạng phòng không. J-6 có tốc độ tối đa 1.540km/h ở trần bay 17.900m, có thể đạt tầm bay xa 640km hoặc 2.200km với thùng nhiên liệu phụ. Ngoài ra, tiêm kích này còn được trang bị 3 pháo 30mm (60 viên đạn mỗi pháo) và có khả năng mang theo tên lửa không đối không PL-2 hoặc rocket hay bom.
 
Chí Đăng

Nhật chỉ đạo các hãng hàng không bỏ qua ADIZ của Trung Quốc

Chính phủ Nhật Bản ngày 26/11 đã hối thúc các hãng hàng không trong nước không cần tuân thủ các yêu sách tại vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên Hoa Đông, bởi quyết định này “không hề có giá trị nào đối với Nhật Bản”.
Hãng hàng không Japan Airlines trước đó đã báo cáo với phía Trung Quốc về lộ trình Đài Loan-Nhật Bản với lý do “chỉ quan tâm tới kinh doanh” 
 
Theo đài NHK, các quan chức thuộc Chính phủ Nhật Bản một lần nữa nhấn mạnh vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc thành lập hôm 23/11 vừa qua là “không có giá trị”, vì thế các hãng hàng không nước này không cần phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào từ phía Trung Quốc.
 
Mặc dù trước khi đưa ra chỉ đạo này, các hãng hàng không trong nước và quốc tế như All Nippon Airways, Japan Airlines, Singapore Airlines và Qantas đã báo cáo lịch trình bay cho Trung Quốc, nhưng Tokyo khẳng định điều này là hoàn toàn không cần thiết.
 
Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 26/11 cho biết Bộ Giao thông vận tải nước này đã gửi thông báo tới các hãng hàng không trong nước từ ngày 25/11 về việc Tokyo không công nhận ADIZ mà Bắc Kinh tuyên bố. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Akihiro Ota cũng có đồng quan điểm với các quan chức cấp cao Nhật Bản đưa ra trước đó khi cho rằng vùng nhận diện phòng không này “không có giá trị”.
 
Trước đó, Mỹ đã tuyên bố sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra Hoa Đông, bất chấp Trung Quốc tự lập ADIZ. Trong một động thái liên quan, Lầu Năm Góc cũng cho biết Washington đang gấp rút củng cố các căn cứ quân sự tại Thái Bình Dương cũng như sửa chữa những căn cứ không quân từng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ lực lượng tên lửa đối phương.  
 
 
 
Chí Đăng

Sách đồng dao phản cảm của trẻ mầm non gây sốc !


(Xã hội) - "Bác gì? Bác Hồ. Hồ gì? Hồ nước,..." hay "Quả gì? Quả đấm" - đó là những ngôn ngữ xuất hiện trong một cuốn sách đồng dao dành cho trẻ mầm non.


Đồng dao phản cảm, bạo lực
Gần đây, nội dung của bài Đồng dao chơi vỗ tay in trong trang 8, tập 6 của bộ sách Đồng dao dành cho trẻ mầm non do NXB Mỹ Thuật và Nhà sách Đinh Tị ấn hành đã khiến dư luận bức xúc.
Nguyên văn bài đồng dao này đó là: "Ở với ai/Với bà/Bà gì?/ Bà ngoại/  Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm".
Bài Đồng dao chơi vỗ tay khiến dư luận bức xúc vì ngôn ngữ thiếu nghiêm túc.
Mặc dù bài đồng dao này có thể được lưu truyền trong dân gian, dễ dàng bắt gặp trong ngôn ngữ nói thường ngày. Tuy nhiên, việc đưa nội dung thiếu nghiêm túc, gây tranh cãi như “Bà ngoại - Ngoại xâm”, “Bác Hồ - Hồ ao”, hay “Quả gì - Quả đấm” vào sách dành cho lứa tuổi mầm non là điều không phù hợp.
Bên cạnh đó, trong cuốn sách này, một bài đồng dao khác cũng có nội dung bạo lực được in trong trang 17 với tên gọi Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng, cũng gây bức xúc.
Nội dung của bài đồng dao này như sau:
“Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Ông Nhăng bảo để bà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công".
Sốc với ngôn ngữ của bài đồng dao bạo lực này.
Sau khi nội dung những bài đồng dao này lan truyền trên mạng xã hội, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu giáo dục đã rất bức xúc. Đa số các ý kiến đều cho rằng việc đồng ý cấp phép xuất bản và lưu hành những cuốn sách có nội dung phản cảm này, sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và giáo dục trẻ, nhất là lứa tuổi mầm non.
Hơn nữa, kho tàng đồng dao Việt Nam rất phong phú và đa dạng, vì vậy, nên lựa chọn những bài hay, có tính giáo dục cao để in thành sách.
NXB Mỹ Thuật lên tiếng
Chiều 25/11, bà Đặng Thị Bích Ngân, Giám đốc NXB Mỹ Thuật cho biết đã nhận được thông tin về sự việc.
Trước đó ngày 14/10, NXB Mỹ Thuật nhận được bộ sách lưu chiểu Đồng dao dành cho trẻ em mầm non” của nhà sách Đinh Tị - đơn vị liên kết.
Khi đọc lưu chiểu, NXB Mỹ Thuật phát hiện trong quyển 6 của bộ Đồng dao dành cho trẻ mầm non có bài Đồng dao chơi vỗ tay (trang 8) chưa hay, không phù hợp với nội dung giáo dục trẻ dù đó là bài hát trong trò chơi.
Vì vậy, NXB Mỹ Thuật yêu cầu nhà sách Đinh Tị thu hồi lại cuốn sách trên, không được phát hành trên thị trường.
Trong công văn yêu cầu nhà sách Đinh Tị thu hồi cuốn sách phản cảm này, bà Ngân cũng nhấn mạnh: “Đề nghị nhà sách Đinh Tị nghiêm khắc chấp hành và báo cáo việc thu hồi sách về NXB Mỹ Thuật. Nếu nhà sách Đinh Tị đã phát hành sách trên thị trường trước khi nộp lưu chiểu cho NXB thì phải chịu phạt theo đúng luật xuất bản”.
Bìa cuốn sách Đồng dao dành cho trẻ mầm non tập 6 bị thu hồi.
Như vậy, nhà sách Đinh Tị đã nộp lưu chiểu muộn hơn một năm. Được biết, theo kế hoạch xuất bản, số lượng sách Đồng dao dành cho trẻ mầm non là 4.000 cuốn.
Sau hơn một tháng gửi công văn yêu cầu thu hồi sách, bà Ngân cho biết hiện tại vẫn chưa nhận được báo cáo từ phía nhà sách Đinh Tị để tổng hợp và báo cáo thanh tra, các cơ quan cấp trên.
Trả lời về nội dung được cho là không phù hợp trong cuốn sách, bà Ngân cho rằng để xảy ra sự việc này là một điều đáng tiếc. “Nếu chọn được những bài hay và tốt thì hay hơn”, bà Ngân chia sẻ.

Siêu tàu sân bay Mỹ tiến gần hơn về châu Á

Hải quân Hoa Kỳ mới đây lần đầu tiên đưa siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford - được cho là sẽ bố trí tại châu Á-Thái Bình Dương - ra biển. Đây là chiếc tàu sân bay liên tục được các chuyên gia quốc tế mang ra cân đo sức mạnh với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh - suốt thời gian vừa qua với hầu hết nhận định ưu thế nghiêng về phía Mỹ.
 
Sau khi trải qua nghi lễ hạ thủy và "rửa tội vào ngày 9/11, cuối tuần qua, USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ tiếp tục “khoe mình” khi lần đầu tiên rời bến đậu tiến ra biển. Chiếc tàu sân bay này sẽ được đưa ra dòng sông James rồi di chuyển đến cầu tàu Newport để tiếp tục những thử nghiệm tiếp theo (dự kiến vào ngày 28/11). Đây là những hoạt động nằm trong chuỗi thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức đưa USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động từ năm 2016.
 
USS Gerald R. Ford bắt đầu được chế tạo từ năm 2005 tại nhà máy đóng tàu Newport News của tập đoàn Northrop Grumman và hoàn thành bộ khung ở Dry Dock 12 vào tháng 11/2009. Chiếc tàu sân bay, được đặt tên theo vị Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ Gerald R. Ford, có chiều dài 333m, cao 77m, sàn đáp rộng 78m, lượng giãn nước trên 110.000 tấn và có thể chở theo 4.000 thủy thủ đoàn.
 
Theo các tài liệu quân sự Mỹ, tàu USS Gerald R. Ford (CVN-78) có sức chứa trên 90 máy bay các loại, bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng cảnh báo sớm, trực thăng chống ngầm, máy bay không người lái… Trong đó có chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 và “sát thủ” X-47B. “Máy bay không người lái là một phần của chiến lược sắp tới của chúng ta. Dù nó không thể thay thế máy bay có phi công, nhưng chúng vẫn có vai trò quan trọng”, Đô đốc Thomas J. Moore - người phụ trách dự án tàu sân bay - chia sẻ trên trang military.com.
 
Ngoài ra, theo khẳng định của Đô đốc Jonathan Greenert thuộc Hải quân Mỹ, chiếc tàu sân bay này còn có khả năng tung ra 220 cuộc không kích mỗi ngày. “CVN-78 thực sự là một tuyệt đỉnh của công nghệ”, ông Jonathan phát biểu trong buổi lễ hạ thủy hôm 9/11, theo Reuters.
 
Trong thời gian tới, Mỹ còn hạ thủy thêm 2 siêu tàu sân bay loại này vào năm 2025 và 2027. Cả 3 tàu này đều có thể hoạt động tới 50 năm. Nhưng đáng chú ý hơn cả, nhiều nhà bình luận quân sự và chuyên gia phân quốc tế đều đang cho rằng các tàu sân bay này sẽ được Washington bố trí tại châu Á-Thái Bình Dương, như một phần của chiến lược chuyển trục.
 
Trên tờ Minh Báo (Hong Kong), ông Hoàng Đông - Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế - nhận định: “CVN-78 sẽ xuất hiện tại châu Á-Thái Bình Dương nhằm thay thế cho USS George Washington (CVN-73)”. Thậm chí, chính Tổng biên tập một tạp chí quân sự Trung Quốc nói với tờ Wen Wei Po rằng: “Tàu sân bay Ford sẽ tác động lớn đến Hải quân Trung Quốc”. Ông này cũng thừa nhận công nghệ tàu sân bay của Trung Quốc tụt hậu 30 năm so với Mỹ.
 
Riêng về tàu sân bay Liêu Ninh, chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga - ông Vasily Kashin - bình luận trên Đài tiếng nói nước Nga rằng: các thông số mà Bắc Kinh từng loan báo về các đợt thử nghiệm thành công của Liêu Ninh vẫn chỉ dừng ở điều kiện thử nghiệm tốt, thời tiết lý tưởng. Hay nói cách khác, chỉ khi có điều kiện thuận lợi, J-15 mới có thể cất/hạ cánh thành công.
 
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Hải quân Trung Quốc đã liên tục triển khai các hoạt động quân sự trên Biển Đông và Hoa Đông với hàng loạt các cuộc tập trận tăng cường tính phòng thủ và phô trường sức mạnh, mà mới đây là cuộc tập trận Mobile 5 nhằm đào tạo quân đội chống lại tàu sân bay của Mỹ, theo Duowei News.
 
Song, theo nhận định của tờ Military-Industrial Courier của Nga và tờ Strategy Page của Mỹ, cả Hải quân và Không quân Trung Quốc còn đang rất hạn chế về sức mạnh. Theo đó, nếu xảy ra xung đột, Washington sẽ chỉ bị giảm 10% sức mạnh trong khu vực nếu mất đi một tàu sân bay, trong khi để làm được việc đó, Hải quân Trung Quốc sẽ phải tiêu hao 40% lực lượng.  
 
Một số hình ảnh về tàu sân bay USS Gerald R. Ford:
 
Susan Ford Bales con gái cựu tổng thống Gerald R. Ford đập chai sâm panh khánh thành ngày 9-11
 
USS Gerald R. Ford được thiết kế gần như vô hình với radar của đối phương
 
USS Gerald R. Ford lần đầu ra biển lớn
 
USS Gerald R. Ford đang được đậu cạnh người tiền nhiệm tàu sân bay Enterprise
 
USS Gerald R. Ford sẽ là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của lầu năm góc
 
Sinh ra để thống trị mọi chiến trường
Gia Phong
Tổng hợp

Tàu Liêu Ninh bắt đầu được đưa vào Biển Đông

Sáng ngày hôm nay (26/11), chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh – đã được một nhóm tàu thuộc Hải quân nước này hộ tống vào Biển Đông để triển khai các hoạt động huấn luyện quân sự xa bờ. Trong khi đó, một thiếu tướng Trung Quốc đã khẳng trên đài truyền hình trung ương CCTV rằng, Bắc Kinh sẽ sớm thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Reuters
Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh tham gia chuyến huấn luyện xa bờ trong nhiều ngày tại Biển Đông. Thông tin đăng tải trên mạng quân sự Trung Quốc Chinamil cho biết con tàu đã được hộ tống bởi tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang, tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Duy Phương. Nhóm tàu trên đã rời cảng Thanh Đảo trong sáng nay (26/11) để bắt đầu chuyến huấn luyện quân sự xa bờ dài ngày đầu tiên kể từ khi Liêu Ninh được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc hơn một năm nay.
Nhân dân Nhật báo cho biết thêm: trong chuyến nghiên cứu thử nghiệm và huấn luyện lần này, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ trải qua các bài kiểm tra trong điều kiện làm việc liên tục, đồng thời tiến hành rèn luyện và kiểm tra trình độ huấn luyện toàn diện của các binh sỹ trên tàu. Cùng với đó, Trung Quốc cũng sẽ triển khai cuộc thử nghiệm tính năng của các trang thiết bị trong điều kiện thời tiết khác nhau.
Tuy không nhắc tới địa điểm cụ thể và thời gian huấn luyện trong bao lâu, song truyền thông Trung Quốc lưu ý rằng đây cũng là lần đầu Bắc Kinh sắp xếp một nhóm tàu hải quân như vậy để hộ tống tàu Liêu Ninh. Trong khi đó, Nhân dân Nhật báo tiết lộ nhóm tàu này sẽ tiến về khu vực phía nam Biển Đông và triển khai nhiều bài tập ở nhiều địa điểm khác nhau. Sự xuất hiện của tàu sân bay này tại Biển Đông song song với động thái leo thang trên không phận quân sự tại Hoa Đông và tương lai tại Biển Đông báo hiệu chu kỳ “ngoại giao pháo hạm” mới của Trung Quốc trước các nước láng giềng. Ngày 23/11, Doãn Trác, thiếu tướng hải quân, một trong các chuyên gia bình luận quân sự quá khích đã không ngần ngại che dấu tham vọng thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông và tuyên bố  máy bay nào vi phạm không phận của Trung Quốc sẽ bị bắn hạ. Viễn cảnh “đường lưỡi bò” trên không này báo hiệu những năm tới các vùng biển có liên quan đến Trung Quốc sẽ ngày càng căng thẳng.
Chí Đăng

Giá lợn tăng vọt vì Trung Quốc đi gom hàng

Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc đột nhiên tăng cao do Trung Quốc mở thị trường nhập khẩu. Cơn sốt giá này đang giúp người nông dân thoát khỏi cảnh chăn nuôi lỗ vốn nhưng nếu người chăn nuôi bán một lượng quá lớn lợn hơi cho Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thịt trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Lợn hơi tăng giá do Trung Quốc tăng cường thu mua. (ảnh: catba.com.vn)
 
Khoảng 1 tuần gần đây giá lợn hơi tại nhiều tỉnh miền Bắc đã đồng loạt tăng giá từ 5.000- 7.000 đồng lên mức từ 50.000- 52.000 đồng/kg. Theo những hộ chăn nuôi và thương lái thì nguyên nhân lợn hơi tăng giá là do Trung Quốc chính thức mở cửa thị trường nhập khẩu và tăng cường thu mua lợn hơi của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như đợt thu mua tại nhiều tỉnh Nam trung bộ trước đó các thương lái Trung Quốc chỉ thích thu mua lợn mỡ, lợn quá lứa nặng từ 90kg trở lên.
 
Tại chợ lợn lớn nhất miền Bắc là An Nội, Bình Lục, Hà Nam, thương lái ùn ùn thu mua vận chuyển sang Trung Quốc. Trung bình mỗi thương lái xuất bán khoảng 100–120 con mỗi ngày, tương đương trên 10 tấn lợn hơi sang Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc sẽ mở cửa từ nay cho đến Tết Nguyên Đán.
 
Nếu vào thời điểm này năm trước giá lợn hơi chỉ 36.000- 38.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi chịu lỗ nặng từ 5.000- 8.000 đồng/kg thì vào nay giá lợn hơi có thể mang lại cho người chăn nuôi từ 10.000- 15.000 đồng/kg.
 
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, giá lợn hơi hiện tại vẫn chưa phải ở mức cao vì năm 2011 đã có lúc lên đến 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá lợn hơi liên tục giảm, chăn nuôi thua lỗ nên khi giá tăng chút ít người chăn nuôi đã thấy rất vui mừng. Đây có thể xem là tín hiệu mừng, giúp nông dân gỡ gạc lại phần bị lỗ trong thời gian qua.
 
Tuy  nhiên, cũng như nhiều bài học trước đó, người Trung Quốc bất ngờ thu mua ồ ạt và cũng dừng mua một cách đột ngột chẳng kém. Chính vì vậy người nông dân và thương lái Việt dễ dàng chịu thiệt nếu đổ xô vào nuôi lợn hay gom quá nhiều hàng rồi trầy trật không bán nổi. Ông Trọng cũng khuyến cáo nông dân nên chăn nuôi bình thường vì người Trung Quốc khác người Việt Nam ở chỗ thích thịt lợn mỡ nhiều hơn. Nếu người chăn nuôi cứ chạy theo Trung Quốc nuôi lợn quá lứa, lợn mỡ thì khi họ đột ngột dừng thu mua sẽ lại rơi vào cảnh ế ẩm, mất giá.
 
Thêm vào đó, dịp Tết Nguyên Đán sắp tới thị trường trong nước cũng cần một lượng thịt lợn tương đối lớn, nếu Trung Quốc thu mua quá nhiều có thể gây khan hiếm và xáo trộn thị trường.
 
Vĩ Thanh
Theo Dân Việt

Thị trường lịch yên ắng dù đã cuối mùa

Chỉ còn ít ngày nữa là hết năm dương lịch 2013 song thị trường lịch tết vẫn có phần ảm đạm, dù rằng dịch vụ lịch biếu có chút sôi động.
Tuy đã vào vụ nhưng trung tâm lịch tết 2014 ở phố Đinh Lễ (Hà Nội) vẫn ảm đạm. Ảnh: Đ.T
 
Tại các khu phố được coi là trung tâm phát hành lịch của Hà Nội như: Tràng Tiền, Nguyễn Xí, Đinh Lễ và các nhà sách tại Cầu Giấy, Nguyễn Văn Cừ (Long Biên)... hiện nay đã có hàng trăm mẫu lịch được giới thiệu, bày bán tuy nhiên rất ít người mua.
 
Theo ông Mạnh Hà - đại diện Cty thương mại Ngân Hà (một trong những Cty in và phân phối lịch lớn tại thị trường HN) – đến thời điểm này công ty Ngân Hà đã làm đến trên 3,5 triệu cuốn, chủ yếu bán buôn và bán làm lịch biếu tặng.
 
Lý giải sự èo uột của thị trường bán lẻ lịch, ông Hà cho biết phải những ngày cuối năm mới nhộn nhịp bởi người dân có tâm lý đi sắm tết mới sắm luôn lịch.
 
Tương tự, chủ cửa hàng số 17A Đinh Lễ (Hà Nội) cũng cho hay, hiện nay, cửa hàng chủ yếu đang bán cho các đơn vị làm lịch tết biếu tặng, bán lẻ thì gần hết năm hoặc áp Tết Âm lịch mới bán được.
 
“Những năm trước, vào thời điểm này chúng tôi bán hàng không ngơi tay, nhưng năm nay như anh thấy, cả chủ và nhân viên đang ngồi chơi” - chị Thu - bán lịch và văn phòng phẩm tại Đinh Lễ - cho biết.
 
Giá các loại lịch năm nay cũng tăng nhẹ từ 5-10% do các chi phí khác tăng, nhưng vẫn ở mức người tiêu dùng chấp nhận được. Lịch bàn lò xo từ 70.000-120.000đ/quyển, lịch block cỡ trung bình giá từ 40.000 – 300.000đ/quyển, lịch 7 tờ giá từ 21.000-60.000đ/quyển tuỳ theo chất liệu giấy in và trang trí hình ảnh.
 
Để hạn chế tình trạng lịch lậu, trong mùa lịch block năm nay, Cục Xuất bản cũng đã ban hành 3 mẫu tem chống giả dán trên lịch block của các nhà xuất bản. Theo đó, tem chống giả năm nay vẫn là loại tem đề can vỡ, công nghệ nước và phát sáng 2 lần trong 1.
 
Lao động

Quýt Trung Quốc tràn ngập thị trường Hà Nội

Những quả quýt nhỏ màu vàng tươi, còn nguyên lá, được bán với giá khá mềm chỉ 20.000- 25.000 đồng/kg đang được nhiều người chọn lựa. Một số tiểu thương quảng cáo là quýt Thái hoặc quýt Sài Gòn, song thực chất đều là hàng Trung Quốc và chỉ có giá khoảng 150.000 đồng/thùng 15kg tại chợ đầu mối.
Quýt Trung Quốc lấy ra khỏi thùng lá vẫn tươi và mã đẹp. (ảnh:phunutphcm)
 
Trên các tuyến phố của Hà Nội, không khó để thấy rất những xe hàng rong, gánh hàng bán đầy quýt nhỏ màu vàng. Những sạp hoa quả hầu hết cũng có loại quả này. Quýt nhỏ có vị ngọt, thanh, mã đẹp nên được nhiều người ưa chuộng. Khi hỏi về xuất xứ thì một số người bán cho biết đây là quýt Sài Gòn, quýt Thái… Nhưng nhiều người bán rong thẳng thừng cho biết đây là quýt Trung Quốc hàng Sài Gòn, hàng Thái không thể có giá bèo như vậy.
 
Đang là thời điểm cam, quýt đang vào chính vụ nên giá cả đều giảm hẳn so với đầu mùa. Nếu đầu mùa cách đây chừng 1 tháng, quýt ngọt loại nhỏ có giá 30.000-35.000 đồng/kg thì hiện tại giá chỉ còn 20.000- 25.000 đồng/kg. Thậm chí vào buổi tối nhiều hàng bán rong còn bán phá giá xuống 15.000-17.000 đồng/kg. 
 
Các chủ hàng cho biết, năm nay quýt được mùa lớn nên lượng hàng từ Trung Quốc chuyển về Việt Nam cũng nhiều hơn và giá cũng rẻ hơn hẳn. Nếu mọi năm giá vào chính vụ giá quýt Trung Quốc vẫn được bán tại chợ đầu mối với mức 190.000- 210.000/thùng 15kg  thì năm nay giá chỉ còn 140.000-160.000/thùng 15kg.
 
Vào mỗi đêm tại chợ đầu mối Long Biên có khá nhiều xe tải chở quýt ngọt từ Trung Quốc về. Quýt sẽ được đựng trong những thùng xốp trắng loại 15kg. Trên từng thùng đều có dán băng dính đỏ có chữ Trung Quốc.  Hàng sẽ được lấy và trả tiền theo thùng chứ không được mở ra xem hay chọn lựa.
 
Giá bình dân nên quýt ngọt đang được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. (ảnh:vietpress.vn)
 
Lấy hàng theo cách này sẽ khá rẻ chỉ 140.000-160.000/thùng. Tuy nhiên, cách lấy hàng này cũng có phần “may rủi”, nếu may sẽ lấy được những thùng quả đẹp, ngon nếu xui có thể gặp phải những thùng bị hỏng, héo khó bán. Tuy nhiên với giá quá mềm chỉ xấp xỉ 10.000 đồng/kg. Nếu bán với giá 20.000- 25.000 đồng/kg người bán dễ dàng bán lãi gấp đôi, gấp rưỡi. Các hộ kinh doanh còn chọn cách mua bao cả thùng, về chọn hàng đẹp để bày sạp, còn hàng xấu bán hạ giá hoặc cho những gánh hàng rong buôn lại với giá thấp hơn.
 
Trước việc nhập nhèm về nguồn gốc xuất xứ của loại trái cây này, nhiều người tiêu dùng cảm thấy bức xúc và lo ngại nên tránh mua. Nỗi nghi ngại không phải là vô cơ khi mà thời gian qua hầu hết các trái cây nhập qua đường tiểu ngạch để phát hiện có tồn dư hóa chất. Hơn nữa, những quả quýt này luôn có vỏ màu vàng bóng, cuống lá còn tươi xanh, thậm chí nhiều quả khi ăn múi đã bị mềm có dấu hiệu ủng nhưng vỏ và lá vẫn tươi nguyện nên việc chúng được tẩm ướp chất bảo quản là điều khó tránh khỏi. Với tình trạng trái cây đẹp mã nhờ thuốc và giá bèo này thì hàng Trung Quốc đang đe dọa hàng Việt khi hầu hết các trái cây trồng trong nước không có năng suất cao bằng và cũng kém bắt mắt, cũng như giá cả có độ chênh khá cao.
 
Vĩ Thanh

Trung Quốc ‘nuốt chửng’ gạo Việt

Hơn 30% lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong 11 tháng năm 2013 là xuất sang Trung Quốc. Ngoài ra, một lượng không nhỏ gạo được thương lái nước này tiến hành thu mua theo đường tiểu ngạch.
Trung Quốc nhập khẩu gần 1/3 số lượng gạo của Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong
 
Giữa lúc hạt gạo Việt Nam lâm vào tình cảnh bi đát khi sản lượng xuất khẩu 11 tháng năm 2013 giảm hơn 16% về lượng và gần 19% giá trị so với cùng kỳ năm 2012, thì Trung Quốc lại xuất hiện “đúng lúc” khi trở thành thị trường tiêu thụ một lượng lớn nông sản của Việt Nam rất có nguy cơ bị “ế”. Trong toàn bộ lượng gạo xuất khẩu theo đường chính ngạch của nước ta, có đến 30% là xuất sang thị trường Trung Quốc, trị giá khoảng 800 triệu USD, tăng hơn 5% về lượng, song lại chỉ gia tăng hơn 2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái -  một chuyện hết sức dễ hiểu khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thừa nhận các doanh nghiệp Việt Nam nhiều lúc phải chấp nhận bán giá thấp, bán lỗ để có hợp đồng!
 
Không chỉ vậy, còn một khối lượng không nhỏ gạo nước ta được xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong năm qua rất nhiều lần các thương lái nước này tiến hành thu mua ồ ạt gạo tại nhiều tỉnh miền Nam. Theo VFA ước tính lượng gạo xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc trong năm nay có thể lên đến 1,5 triệu tấn.
 
Điều này chỉ ra một thực tế hết sức đáng lo ngại cho câu chuyện xuất khẩu gạo của Việt Nam. Dù buôn bán tiểu ngạch không bị coi là hoạt động bất hợp pháp nhưng lại là một dạng thị trường độc quyền mua, khi tư cách lựa chọn, trả giá, có nhận hàng hay không,… gần như hoàn toàn thuộc về bên mua - cụ thể ở đây là thương lái Trung Quốc. Chỉ cần quanh co viện cớ “khách quan”, hoặc lỗi là từ bên bán, là bên mua hoàn toàn có thể phủi sạch sẽ trách nhiệm, trong khi bên bán – Việt Nam – lại không hề được bảo hộ khi không có hợp đồng ràng buộc. Nhờ đặc quyền đặc lợi này, bên mua luôn thừa cơ “ép giá”, tự tiện lựa chọn hình thức chỉ nhận ký hàng, thanh toán tiền sau, nếu đồng ý thì họ mới mua, bằng không thì chỉ còn cách chở hàng về. Mà sau đó, nếu con nợ “lật kèo” hay biến mất, thì chủ nợ cũng chỉ biết ôm một đống “nợ xấu” mà không hề xuất hiện một VAMC nào đứng ra giúp đỡ.
 
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã phải cảm thán rằng: “Riêng cách mua nông sản không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là, có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. Thế rồi những thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới, như là thanh long hiện nay đang đọng lại ở biên giới chẳng hạn, là những cách gây khó cho nông sản Việt Nam” (báo Đất Việt). Doanh nghiệp, tiểu thương một khi bị ép giá, thì chính bản thân những người này, cũng quay ngược trở lại “ép” chính nông dân Việt Nam. Thế nên, báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Oxfam đã chỉ ra rằng thu nhập của người trồng lúa tại Việt Nam rất thấp. Chẳng hạn ở đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, thu nhập trung bình của người nông dân chỉ vào khoảng 535.000 đồng/tháng, chưa chạm đến mức lương tối thiểu, buộc họ phải làm thêm nhiều nghề tay trái mới mong có nguồn thu để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.
 
Điều đáng nói là, dù đã nhiều lần nếm trái đắng, song việc các doanh nghiệp, tiểu thương Việt Nam vẫn chấp nhận chọn con đường đầy mạo hiểm này lại có nguyên nhân xuất phát từ chính nội bộ Việt Nam. Một doanh nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh nói với tờ Thanh Niên: Nhiều tiểu thương, doanh nghiệp ngại rắc rối thủ tục “chính ngạch” nên chọn cách bán tiểu ngạch khi chỉ cần một tờ khai, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng.
 
Bà Lê Thanh Ngọc - Giám đốc một công ty ở tỉnh Bình Thuận, người có thâm niên buôn bán trong lĩnh vực tiểu ngạch với Trung Quốc - còn cho biết đối tác Trung Quốc ít khi chọn nhập theo kiểu chính ngạch với Việt Nam, mà khi có hợp đồng chính ngạch thường thì họ cũng chỉ lấy 50%, còn lại doanh nghiệp phải mang về nước bán với giá thấp, dễ lỗ. Không những vậy, tư tưởng “tiểu nông” ám ảnh từ trên xuống dưới đến độ ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch VFA – còn nói: “Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì”. Khi gạo Thái Lan có dấu hiệu xuống dốc, rất có thể Việt Nam sẽ duy trì được cương vị nhà xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, thế nhưng, nông dân – những người góp công lớn làm nên cái vị trí đó – bao đời vẫn cứ “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…”
 
Vĩ Thanh