THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 July 2013

Úc lo ngại làn sóng thuyền nhân VN

Vừa có thêm một tàu chở người Việt đến Úc trong bối cảnh Úc lo ngại số thuyền nhân Việt Nam sẽ tăng lên kỷ lục.

84 người Việt xin tị nạn có mặt trên một con tàu bị phát hiện hôm 12/7 khi nó cách thị trấn Broome, miền tây Úc khoảng 51 cây số.
Đến tối hôm 14/7, họ bị giới chức biên phòng chở đi bằng xe, đi suốt 220 cây số đến trung tâm giam giữ Curtin ở thị trấn Derby.

Hồi tháng Tư, một con tàu chở 72 người Việt xin ti nạn cũng bị chặn ở địa điểm này.

Giới chức Úc nói tính cả số người vừa bị giữ mới nhất, trong năm nay đã có 759 người Việt đến Úc bằng tàu.

Đây là con số lớn nhất kể từ năm 1994, khi có 796 người Việt đi tàu đến Úc.

Nếu tiếp tục xu hướng này, có thể số người Việt vượt biên đến Úc trong năm nay sẽ đạt mức kỷ lục, vượt qua con số 868 người đến Úc năm 1977, hai năm sau khi chiến tranh kết thúc.

Số người Việt vượt biên đến Úc đang ngày một tăng, khi năm 2010 chỉ có 31 người, và năm 2011 có 101 người Việt vượt biên đến Úc.

Nó diễn ra trong bối cảnh người nhập cư trở thành vấn đề chính trị lớn tại Úc.

Ngoại trưởng Úc Bob Carr vừa bày tỏ lo ngại số lượng người xin tị nạn ở Úc sẽ tăng gấp đôi.

Hiện tại ước tính mỗi năm khoảng 40,000 người xin tị nạn ở Úc, nhưng ông Bob Carr nói nó có thể “dễ dàng tăng gấp đôi”.

Tuần này, Thủ tướng Úc Kevin Rudd đang ở Papua New Guinea để bàn về thương mại và tị nạn.
Úc có một trung tâm thanh lọc người tị nạn ở đảo Manus của Papua New Guinea, và nó vừa bị Liên Hiệp Quốc phê phán.

Chính phủ Úc nói việc đặt các trại này ở Nauru và Papua New Guinea là nhằm ngăn không để người tị nạn có hành trình nguy hiểm vượt biển đến Úc.

Nhiều con tàu đã bị chìm hoặc được giải cứu trong lúc tìm đường đến Úc.

Nhưng nhiều người nói chính sách của Úc là vô nhân đạo, không bảo vệ người tị nạn bị giữ trên đảo.

VIDEO - Sinh viên công an nhảy cực chất

Chủ tịch tỉnh Hà Nam đối thoại trực tiếp với dân oan



Chủ tịch tỉnh Hà Nam (Mai Tiến Dũng) đối thoại trực tiếp với dân phường Lê Hồng Phong và Châu Sơn TP Phủ Lý, Hà Nam ngày 26/6/2013 mà dùng gần 200 công an sắc phục, thường phục bao vây các ngả đường ko cho dân tiếp cận UBND tỉnh.

chỉ vài người được CA cho vào gặp đối thoại với ông Chủ Tịch nhưng mỗi người bị 2 công an kèm hai bên ko cho phát biểu.

Hà Nội bắt đầu thu phí bảo trì đường bộ với xe máy

Mức thu phí mỗi năm là 50.000 đồng với xe dung tích dưới 100 cm3 và 100.000 đồng với xe trên 100 cm3. Đây là mức phí thấp nhất trong khung phí bảo trì đường bộ được Bộ Tài chính ban hành.

Sau khi HĐND Hà Nội chốt mức phí bảo trì đường bộ với xe máy, UBND thành phố đã cụ thể hóa mức phí và bắt đầu thu từ ngày 12/7. Theo đó, chủ xe môtô, xe gắn máy (không bao gồm xe máy điện) dưới 100 cm3 phải nộp phí 50.000 đồng một năm; loại có dung tích xy lanh trên 100 cm3 sẽ nộp 100.000 đồng một năm.
Các xe môtô của lực lượng công an, quốc phòng và môtô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định của pháp luật được miễn nộp loại phí này.
Dai-le-8-1373856673_500x0.jpg
Hà Nội thu phí bảo trì thấp nhất trong khung phí của Bộ Tài chính. Ảnh: PV
UBND thành phố cũng quy định, với xe môtô phát sinh trước ngày 1/1/2013 thì tháng 8/2013 bắt đầu khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng. Đối với xe mô tô phát sinh từ ngày 1/1/2013 đến 30/6/2013, chủ phương tiện phải khai, nộp phí 6 tháng. Thời điểm khai, nộp chậm nhất là ngày 30/8/2013. Phương tiện phát sinh từ 1/7 - 31/12/2013 thì nộp phí vào tháng 1/2014 cho phí của năm 2014.
UBND xã, phường, thị trấn sẽ trực tiếp thu phí, các phường, thị trấn sẽ được để lại 10%; các xã được để lại 20% số phí thu được. Số tiền còn lại sẽ được đưa vào Quỹ bảo trì đường bộ tại Kho bạc Nhà nước.
Theo Nghị định của Chính phủ, nguồn thu phí bảo trì đối với xe máy sẽ được sử dụng bảo trì đường bộ tại các địa phương. Nguồn thu từ ôtô sẽ sử dụng để bảo trì hệ thống đường quốc lộ.
Trao đổi với báo chí đầu tháng 7, ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, với mức phí bảo trì mà Hà Nội áp dụng với xe máy là khá thấp, có thể thành phố phải tính toán lại mức để lại cho bộ máy thu phí tại các xã, phường để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị thu phí.
Đoàn Loan

VIDEO - Bị đòn vì cự cãi CSGT!



Thời gian gần đây, Báo Thanh Niên tiếp nhận nhiều đơn thư, phản ánh của người vi phạm giao thông bức xúc về việc họ bị xử “oan”, nhưng sau khi tranh cãi với CSGT thì đa phần là thua, thậm chí bị ăn đòn.

Phản ánh tới Thanh Niên, có người cho biết vụ việc của họ mới xảy ra gần đây; có trường hợp xảy ra cũng đã lâu, nhưng thấy báo chí đăng tải thông tin người vi phạm giao thông bị đánh chết sau khi cự cãi với CSGT xảy ra tại Q.Tân Phú, TP.HCM, nên bức xúc đi phản ánh.

Liên quan đến vụ đánh chết người vi phạm giao thông tại Q.Tân Phú, mặc dù 2 hung thủ đã bị bắt và vụ án đang trong vòng điều tra song dư luận không khỏi băn khoăn, thắc mắc vì sao hung thủ lại ra tay tàn nhẫn đến như vậy. Vụ việc, theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, diễn biến như sau: chiều 9.4, ông T.V.Hiền (42 tuổi) cùng hai người thân rủ nhau đi nhậu tại quán Phượng Cát trên đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Đến 21 giờ cùng ngày, khi cả 3 điều khiển xe gắn máy (mỗi người đi 1 xe) ra khỏi quán một đoạn thì ông Hiền bị CSGT thổi lại lập biên bản vi phạm về nồng độ cồn. Do bị tạm giữ phương tiện nên ông Hiền đã cự cãi với CSGT và dọa lấy ĐTDĐ chụp hình. Sau hơn 30 phút cãi nhau với CSGT, ông Hiền để xe lại, đón xe ôm về nhà, nhưng đi được khoảng 300 m thì bị Lê Thanh Bằng (36 tuổi, ngụ Bến Tre) và Lê Văn Tòng (18 tuổi, ngụ Tiền Giang) đi xe gắn máy đuổi theo đánh ông té ngã, đầu đập xuống đường. Người lái xe ôm hoảng sợ đã bỏ đi… Mặc dù được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng ông Hiền không qua khỏi do bị chấn thương sọ não. Hơn 1 tuần sau, Bằng, Tòng ra đầu thú tại Công an Q.Tân Phú. Bước đầu, 2 người này khai do thấy ông Hiền cự cãi với CSGT nên bức xúc chặn đường đánh “dằn mặt” ông Hiền cho hả giận (?!)…
Bị đòn vì cự cãi CSGT Người đàn ông to con đánh người vi phạm
“Mày chống đối à ?”
May mắn hơn trường hợp trên, anh Phùng Viết Cần (35 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) trực tiếp đến tòa soạn nhờ báo lên tiếng phản ánh anh cũng bị người lạ hành hung sau khi phản ứng lại CSGT. Theo anh Cần trình bày: vào cuối năm 2012, khi điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (từ hướng cầu Thủ Thiêm về cầu Sài Gòn), đến đường giao nhau ở gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh), anh cho xe qua giao lộ này khi đèn tín hiệu vừa chuyển qua màu vàng ở giây đầu tiên thì bị 2 CSGT ra hiệu dừng xe với lỗi vượt đèn đỏ. Anh Cần chấp nhận để CSGT lập biên bản vi phạm, nhưng ghi vào phần ý kiến (của người vi phạm) là xe của anh vượt đèn vàng giây đầu tiên. Lập biên bản xong, CSGT yêu cầu anh Cần xóa 2 chữ “…đầu tiên…” nhưng anh không đồng ý. Viên CSGT đã tự tay lấy bút xóa, rồi yêu cầu anh Cần ký biên bản vi phạm nhưng anh vẫn cự tuyệt. Sau một hồi cự cãi, viên CSGT đã ném giấy tờ xe xuống đất. Anh Cần lượm lên bỏ đi thì bất ngờ CSGT xông vào giật chìa khóa xe và lấy ĐT gọi cho ai đó. Đợi 10 phút sau, anh Cần đến yêu cầu CSGT lập biên bản, nếu không thì trả chìa khóa lại để anh đi, nhưng viên CSGT vẫn không nói gì. Bức xúc, anh Cần rút ĐT gọi điện cho tổng đài xin số đường dây nóng của báo chí nhờ can thiệp. Nghe vậy, 2 CSGT này ném trả lại chìa khóa, lên xe bỏ đi.
“CSGT vừa đi, tôi đã bị một người đàn ông lạ xông vào giật ĐTDĐ của tôi, tháo pin vứt đi, rồi vừa đánh vừa nói: “Sao mày không chịu chung, mày chống đối à?”. Sau đó, người này yêu cầu tôi gọi ĐT xin lỗi 2 CSGT hồi nãy, nếu không sẽ bị đâm chết. Người này gọi cho ai đó nói: “Tao xử nó rồi. Bây giờ nó muốn xin lỗi…”. Nhưng khi tôi cầm máy định xin lỗi thì đầu dây bên kia cúp máy”, anh Cần nhớ lại.
Bị đòn vì cự cãi CSGT Người đàn ông này cầm đá tấn công và ném anh Hùng
CSGT thờ ơ nhìn cảnh đánh người
Từ những phản ánh của bạn đọc về chuyện "bị đòn" sau khi cự cãi với CSGT, một nhóm PV Thanh Niên vào cuộc tìm hiểu hiện tượng này. Chọn cung đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.1, TP.HCM), qua nhiều ngày theo dõi, chúng tôi phát hiện có một người đàn ông to con đi chiếc xe gắn máy màu đỏ thường bám theo một tổ CSGT lập chốt trên tuyến đường này, khi tổ CSGT di chuyển đến đâu thì người đàn ông nói trên đều theo đó.
Vào khoảng 10 giờ 20 ngày 28.6, chúng tôi thấy người đàn ông trên “sánh đôi” cùng tổ CSGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (đoạn gần cầu Thị Nghè II). 25 phút sau, tổ CSGT di chuyển đến gần giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng (Q.1) và người này cũng nhấn ga chạy theo. Hơn 1 giờ theo dõi, chúng tôi thấy người này không hề mời chào, chở khách đi xe ôm, mà chỉ đứng liếc ngang liếc dọc; thỉnh thoảng hỗ trợ xe gắn máy chở hàng quá khổ, cồng kềnh bị CSGT vịn lại.
Bị đòn vì cự cãi CSGT 1 CSGT quay lưng, 1 CSGT đứng nhìn cảnh đánh nhau
Nghiêm trọng hơn, 11 giờ 42 cùng ngày, chúng tôi đã ghi lại toàn bộ diễn biến vụ việc người đàn ông này (đi xe gắn máy màu đỏ, mặc áo quần màu xanh) cùng một người đàn ông khác mặc áo sơ mi trắng, quần jeans xanh đuổi đánh một thanh niên vừa bị thổi lại. Điều đáng nói, tổ CSGT đứng nhìn cảnh đánh nhau ngay trước mặt mình mà không hề có bất cứ phản ứng ngăn chặn hay can thiệp nào. Người đi đường vô cùng bức xúc trước hình ảnh phản cảm này. Vụ việc diễn ra khoảng 2 phút mới có CSGT vào can ngăn. Mặc dù CSGT can ngăn nhưng người đàn ông mặc quần áo màu xanh vẫn hung hăng, nhặt đá ven đường tiếp tục đuổi đánh và ném người vi phạm. Hoảng sợ, người thanh niên bị đánh băng qua đường tháo chạy một mạch về hướng đường Tôn Đức Thắng và không dám quay lại. Sau đó, CSGT đã trả giấy tờ cho người đi cùng xe với người bị đánh.
Tiếp xúc với chúng tôi, người thanh niên bị đánh cho biết tên là T.V.Hùng (29 tuổi, ngụ Nam Định, công tác tại một công ty xuất nhập khẩu ở Q.Bình Thạnh). Theo lời anh Hùng kể, sau khi đi giải quyết công việc ở cảng Tân Thuận về, anh điều khiển xe gắn máy (BKS: 49M1 - 007.6...) chở đồng nghiệp tên T.V.Tuấn (22 tuổi, ngụ Đà Lạt) lưu thông trên đường Tôn Đức Thắng, khi rẽ phải vào đường Nguyễn Hữu Cảnh thì bị CSGT thổi lại. Sau khi đưa giấy chứng nhận đăng ký xe, GPLX cho CSGT kiểm tra và được thông báo phạm lỗi không bật đèn xi nhan, anh Hùng không đồng ý và phản ứng gay gắt vì cho rằng anh có bật đèn xi nhan. Sau một hồi cự cãi, CSGT không lập biên bản vi phạm nhưng chỉ trả giấy chứng nhận đăng ký xe, không trả GPLX với lý do không giữ GPLX. Lúc đó, một cô gái khác bị thổi lại, cự cãi một hồi cũng được cho đi nhưng không thấy chìa khóa xe. Anh Hùng quá bức xúc nên mới nói với cô gái để anh gọi báo chí đến ghi nhận vụ việc. Nghe vậy, 2 người đàn ông nói trên xông vào đánh anh Hùng như đã trình bày ở trên và toàn bộ vụ việc hành hung này đã lọt vào ống kính của PV Thanh Niên.
Sau khi anh Hùng bị đánh và bỏ chạy, CSGT đã đưa trả GPLX của anh Hùng cho anh Tuấn (người đi cùng…
Bị đòn vì cự cãi CSGT Người đàn ông hay song hành cùng tổ CSGT - Ảnh: Nguyên Bảo - Mã Phong
Theo một người dân sống gần giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng, hằng ngày họ đều thấy người đàn ông nói trên hay đi theo CSGT. Hễ thấy ai đến gần CSGT, nghi ngờ có ý đồ quay phim chụp hình là ông này tìm cách đuổi đi. Sau vụ việc đánh anh T.V.Hùng, 12 giờ 40 ngày 4.7, chúng tôi tiếp tục ghi được hình ảnh người này “tháp tùng” tổ CSGT ở đường Nguyễn Hữu Cảnh đang chốt chặn thổi xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (giữa đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu Thị Nghè), Q.1...
Nguyên Bảo - Mã Phong
A

Phòng bí thư huyện ủy bị rải chất bột trắng!

Sáng nay, cán bộ huyện ủy Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phát hiện một loại chất bột trắng được rắc loang lổ trước cửa phòng Bí thư. Công an đã lấy mẫu vật đưa đi xét nghiệm, đồng thời truy tìm kẻ gây ra hành động kì lạ trên.

Ngày 14/7, một cán bộ huyện ủy Hoằng Hóa đến công sở thì phát hiện chất bột trắng rắc đầy trước cửa phòng Bí thư Nguyễn Đình Hiếu. Ngoài ra, dọc hành lang và các kệ cửa phòng ông Hiếu cũng xuất hiện loại bột trắng này. Phòng của một phó bí thư huyện này cũng xuất hiện tình trạng tương tự.
hoanghoa1-1373894483_500x0.jpg
Phòng bí thư huyện ủy Hoằng Hóa, nơi xuất hiện chất bột trắng quanh hành lang và các cánh cửa. Ảnh: Lam Sơn
Ban đầu tưởng là bụi rơi xuống từ các bức tường và trần nhà nên lao công đã được yêu cầu tới quét dọn. Tuy nhiên, khi ông Hiếu đến cơ quan vẫn phát hiện chất bột còn lưu lại khá nhiều quanh các bậu cửa. Nghi ngờ có chuyện bất thường, lãnh đạo huyện ủy Hoằng Hóa đã thông báo cho cơ quan công an yêu cầu xác minh làm rõ vụ việc.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, dù đã được thu dọn nhưng các vết bám màu trắng vẫn còn loang lổ dưới nền gạch quanh hành lang căn phòng vị bí thư huyện ủy. Một số còn bám đầy các cánh cửa lớn.
Chiều 15/7, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Đình Tới, Chánh văn phòng Huyện ủy Hoằng Hóa cho biết, các phòng nghiệp vụ công an tỉnh và công an huyện đã thu giữ mẫu vật để xác minh nguồn gốc chất bột này.
hoanghoa2-1373894483_500x0.jpg
Chất lạ còn lưu lại trên một cánh cửa ở một căn phòng gần đó. Ảnh: Lam Sơn
“Phía công an đang khẩn trương kiểm tra xem đó là chất gì, có độc hại đến sức khỏe hay không, ai đã hành động như vậy và nhằm mục đích gì”, ông Tới nói và cho biết thêm, chất bột có màu trắng dạng rời như xi măng trắng và được rải với một lượng khá lớn.
Cũng theo ông Tới, cơ quan huyện ủy có lực lượng bảo vệ thường trực tuy nhiên không ai biết kẻ lạ mặt đã lẻn vào khi nào.
Chiều muộn cùng ngày, cảnh sát điều tra vẫn đang khám nghiệm một số phòng phía gác hai ngôi nhà tầng nằm trong khuôn viên huyện ủy Hoằng Hóa. Phía công an chưa đưa ra bất cứ thông tin hay bình luận liên quan đến vụ việc trên.
Lam Sơn

Thăng tướng cho chỉ huy vụ Tiên Lãng

Thăng tướng cho chỉ huy vụ Tiên Lãng

Cập nhật: 09:01 GMT - chủ nhật, 14 tháng 7, 2013

 
Lễ thăng chức của ông Ca diễn ra chỉ 2 tuần trước phiên phúc thẩm của ông Đoàn Văn Vươn.
Báo trong nước ngày 14/7 đưa tin ông Đỗ Hữu Ca, đại tá, giám đốc công an Hải Phòng, vừa được thăng lên hàm Thiếu tướng theo quyết định của thủ tướng chính phủ.
Ông Ca là người đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ huy vụ cưỡng chế đất gây xôn xao dư luận đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, năm 2012.
Các bài liên quan
Ông Vươn và gia đình chịu án tù nặng
Vụ Tiên Lãng: án nhẹ cho quan chức
Chủ đề liên quan
Xã hội Việt Nam, Chính trị Việt Nam, Nông thôn Việt Nam
Quyết định thăng chức cho ông Ca được công bố trong buổi lễ ngày 13/7 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Một trong các lãnh đạo công an khác trong danh sách được thăng Thiếu tướng là ông Nguyễn Đức Chung, người chỉ mới tháng Tám năm ngoái được thăng chức lên Giám đốc công an Hà Nội, thay Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nghỉ hưu.
'Viết thành sách'
Ông Đỗ Hữu Ca hồi năm 2010 đã thu hút nhiều sự chú ý của báo chí và dư luận vì những phát biểu về vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng.
Trả lời báo điện tử VnMedia trongBấm cuộc phỏng vấn được đăng tải ngày 8/1/2012, ông này đã cho rằng việc phối hợp giữa công an và quân đội trong vụ cưỡng chế đất, mà sau này Tòa án Nhân dân TP Hải phòng phán quyết là có nhiều sai trái từ phía chính quyền, là "hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay".
"Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này," ông Ca nói về vụ cưỡng chế mà sau này nhiều quan chức địa phương đã mất chức và phải ra tòa.

Ông Ca (trái) là người có mặt tại hiện trường để chỉ huy vụ cưỡng chế năm 2012 tại Tiên Lãng.
"Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào."
"Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách."
Ông Ca cũng cho rằng ông Vươn đã "khai thác diện tích đấy ấy 16 năm nay rồi. 16 năm nay, ông ta có đóng góp được đồng nào đâu," khi trả lời phóng viên, điều được cho là một phát biểu gây tranh cãi, thậm chí, theo một số ý kiến dư luận là gây bức xúc hoặc thiếu căn cứ.
Thăng chức trước phúc thẩm
Buổi lễ thăng chức cho ông Ca được tiến hành chỉ vài tuần trước phiên phúc thẩm của ông Đoàn Văn Vươn, vốn dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 29/7.
Trong vụ Tiên Lãng, 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương, 6 người dân bị bắt và bị khởi tố, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, 5 cán bộ địa phương bị đình chỉ công tác và bị cách chức.
Ngày 5/4, Tòa án Nhân dân Hải Phòng tuyên án ông Đoàn Văn Vươn 5 năm tù; ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù; và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù về tội Giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Trong khi đó, bốn trong năm cán bộ địa phương bị cáo buộc đứng sau vụ hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được Viện kiểm sát Hải Phòng đề nghị mức án treo trong ngày xét xử thứ Hai, 9/4.
Bị cáo duy nhất bị đề nghị mức án tù là ông Nguyễn Văn Khanh, cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, với mức án đề xuất là từ 30 tháng đến ba năm.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 5/4, bà Phạm Thị Báu, vợ ông Đoàn Văn Quý nói gia đình ông Vươn, ông Quý sẽ kháng cáo.