THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 August 2013

Xôn xao bưu điện tặng dân bình nước Trung Quốc chứa chất lạ

Xôn xao bưu điện tặng dân bình nước Trung Quốc chứa chất lạ


Thứ hai, ngày 19 tháng tám năm 2013



(Dân Việt) - Bốn ngày gần đây, hàng chục hộ dân ở xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, hoang mang lo lắng khi phát hiện hàng chục bình nước (loại bình mini) "Made in China" có chứa bột lạ.

Sáng nay (19.8), phóng viên Dân Việt có mặt tại trụ sở UBND xã Tiên Phong và được ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sáng nay, Đội quản lý thị trường huyện Tiên Phước đã có mặt tại ủy ban để tiến hành niêm phong tạm giữ bình chứa nước loại bình nước mini có xuất xứ từ Trung Quốc do Bưu điện tặng cho người dân trong xã.


Bình nước của Trung Quốc được Bảo hiểm nhân thân Bưu điện tặng cho người dân xã Tiên Phong

Theo ông Phú, vào đêm 16.8, Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tổ chức Hội nghị giới thiệu Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện tại Hội trường ủy ban xã, khoảng hơn 20 người dân địa phương được mời tham dự.

Trong số đó, có 13 người đăng ký để mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện. Những người đăng ký mua bảo hiểm, được đơn vị này tặng cho một bình nước loại 0.5 lít nước và một chiếc kéo, còn những người tham gia hội nghị mà không đăng ký mua bảo hiểm cũng được tặng một chiếc kéo.

Người dân đem bình về sử dụng thì phát hiện gần đáy bình có chứa một túi chất lạ, người dân lo sợ chất độc nên đem ra xã nhờ cơ quan chức năng kiểm tra xem đó là chất gì, có độc hại hay không.



Một gói chất lạ được phát hiện trong phích chứa nước


Theo quan sát của phóng viên Dân Việt, bình chứa nước này có vỏ bóng loáng, chiều cao khoảng 25cm, dung tích 0.5 lít. Vỏ bình toàn chữ Trung Quốc, dưới đáy vỏ bình có chữ “Made in China”… không ghi nơi sản xuất, cũng như nhãn mác, hiệu sản phẩm bằng tiếng Việt.
Anh Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1981, trú đội 4, thôn 2, xã Tiên Phong), kể: “Gia đình tôi được Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam gửi giấy mời mời lên Hội trường ủy ban xã vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 16.8 vừa qua để tham dự “Hội nghị giới thiệu Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện”.
Sau khi giới thiệu xong, có 13 hộ dân của xã tham gia đăng ký mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện. được tặng bình nước 0,5 lít và một chiếc kéo.
>> Tận thấy hàng chục bình nước Trung Quốc chứa chất lạ <<
Tôi đem bình nước về thì bị đứa cháu làm rớt bình xuống đất. Lúc đó trong bình văng ra một gói giấy màu vàng. Tôi lượm lên và phát hiện trong gói giấy đó có một gói nilông chứa bột lạ dạng hạt cát mịn, có màu nâu".
"Sau khi phát hiện, chúng tôi đã liên lạc với đại diện Bưu điện, họ nói số bình phích này được mua từ siêu thị nhưng không nói ở siêu thị nào, họ còn giải thích chất lạ đó là đất cát để làm giữ nhiệt độ cho nước nóng và làm độ giữ vững cho bình.
Nếu là cát để giữ nhiệt sao nó có mùi làm cho người dân ngửi phải xây xẩm mặt mày…. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ” - anh Dũng bức xúc.
Hiện cơ quan chức năng Quảng Nam đã niêm phong toàn bộ số bình nước do Bưu điện tặng cho người dân để điều tra làm rõ chất lạ có trong bình.

"Tàu sân bay nội địa Ấn Độ khiến Trung Quốc hồn bay phách lạc"

(GDVN) - Trung Quốc mới chỉ biết tân trang một chiếc tàu sân bay cũ của Liên Xô mà đã xôn xao dư luận trong nước, đội ngũ chuyên gia, học giả tha hồ gào thét, trong khi Ấn Độ đã chế được tàu sân bay mới và có kinh nghiệm mấy chục năm...
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tham dự lễ hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên INS Vikrant ngày 12 tháng 8 năm 2013
Ngày 13 tháng 8, trang mạng "Phân tích và tin tức hàng ngày" Ấn Độ có bài viết nhan đề "Tàu sân bay Vikrant sẽ làm cho Trung Quốc kinh hồn bạt vía" của nguyên Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Thượng tướng Sureesh Mehta.
Tướng Ấn Độ cho rằng, thu hoạch lớn nhất của Ấn Độ là chiếc tàu chiến này do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo. Nếu như nhất định phải trở thành siêu cường, Ấn Độ phải có năng lực tự chế tạo loại tàu chiến này có quy mô. Ấn Độ sẽ chế tạo nhiều hơn tàu chiến cùng cấp.
Theo báo chí Ấn Độ, tàu sân bay Vikrant là tàu chiến lớn nhất đang được Ấn Độ chế tạo, cũng sẽ đánh dấu Ấn Độ bước vào hàng ngũ những quốc gia có năng lực thiết kế và chế tạo tàu sân bay có quy mô như vậy. Ấn Độ là quốc gia thứ năm chế tạo tàu sân bay có loại kích cỡ này, kế tiếp Mỹ, Anh, Nga, Pháp.
Bài viết cho rằng, tàu sân bay là một công cụ khổng lồ đùng dể phô diễn vũ lực, nó làm cho Ấn Độ sở hữu ưu thế to lớn dẫn trước Trung Quốc, Trung Quốc vẫn còn lạc hậu xa so với Ấn Độ về kinh nghiệm tàu sân bay. Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của họ, còn hiện nay thì Hải quân Trung Quốc không có tàu sân bay tự chế tạo của mình.
Theo bài viết, kinh nghiệm và năng lực của Ấn Độ dẫn trước Trung Quốc rất nhiều năm, Trung Quốc bước vào con đường phát triển đúng đắn còn phải mất một khoảng thời gian. Đưa tàu sân bay vào hàng ngũ của Quân đội cần phải mất vài năm, tàu sân bay cần phải có sự phối kết hợp tốt với các lực lượng khác. Để đưa ra nguyên tắc hành động trên biển cho tàu sân bay cũng cần 5-7 năm. Trong lĩnh vực này, Ấn Độ đã có kinh nghiệm mấy chục năm.
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ
Bài viết chỉ ra, tuy số lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc vượt Ấn Độ, nhưng Trung Quốc thiếu căn cứ hậu cần cỡ lớn ở khu vực này, tàu ngầm hạt nhân có thể đợi bao lâu ở dưới biển? Ngoài ra, Ấn Độ đang nhận được máy bay tuần tra săn ngầm P-8I Poseidon xuất sắc từ Mỹ. Điều này sẽ hóa giải ưu thế của Trung Quốc trên phương diện tàu ngầm.
Ngày 13 tháng 8, trang mạng đài truyền hình CNN-IBN Ấn Độ dẫn quan điểm của biên tập viên vấn đề quốc tế của đài này là Surya Gangadharan cho rằng, không nên tin vào những thông tin của nước ngoài về tàu Vikrant. Nó có vài cái nhất, trong đó có vật liệu thép hàng hải của Ấn Độ. Đây là cái nhất xuất sắc.
Tàu Vikrant sở hữu bộ cảm biến tiên tiến, thiết bị định vị thủy âm, phần mềm và thiết bị điện tử do Ấn Độ tự chế tạo. Người Trung Quốc còn chưa chế tạo được tàu sân bay. Họ chỉ tân trang một chiếc tàu sân bay thời kỳ Liên Xô cũ. Tàu Vikrant đã khẳng định thực lực của Ấn Độ với thế giới.
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ vừa hạ thủy
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng

Báo TQ kinh ngạc: Nhật Bản chỉ cần 6 tháng là sở hữu vũ khí hạt nhân

(GDVN) - Đây là một phần trong chiến lược tuyên truyền chia rẽ đồng minh Mỹ-Nhật của truyền thông TQ, phản ánh nỗi lo sợ to lớn với người hàng xóm khổng lồ NB.
Cụm tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bỏ neo tại quân cảng
Tờ “Pháp chế văn tụy báo” Trung Quốc ngày 16 tháng 8 năm 2013 có bài viết tuyên truyền với các nội dung cho rằng, những năm gần đây Nhật Bản tăng cường nhanh chóng năng lực quân sự, theo đó mức độ quan tâm của Mỹ đối với vấn đề này cũng ngày càng cao.
Theo báo này, điều làm cho Washington có tâm trạng phức tạp là, họ sẵn sàng nhìn thấy một quân đội Nhật Bản có năng lực quân sự tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ.
Nhưng, họ lại lo ngại, Nhật Bản muốn phát triển năng lực tấn công “đánh đòn phủ đầu” làm cho các nước láng giềng cảnh giác hơn đối với Nhật Bản. Điều này làm cho các đồng minh châu Á do Mỹ vất vả xây dựng có sự ngăn cách.

Cường quốc quân sự không có quân đội trên danh nghĩa
Báo TQ "trích lời" học giả Mỹ Michael Fitzpatrick gần đây có bài viết trên trang mạng tin tức truyền hình hữu tuyến Mỹ (CNN) cho rằng, “Hiến pháp của nước này cấm họ có quân đội theo tiêu chuẩn truyền thống. Nhưng, ‘Lực lượng Phòng vệ’ của họ là một trong những lực lượng vũ trang tiên tiến nhất thế giới”. Nước này chính là Nhật Bản.
Theo bài báo, trên trang giấy, Nhật Bản là một trong những nước “hòa bình nhất”. Trong danh sách các quốc gia hòa bình trên toàn cầu, Nhật Bản đứng vị trí thứ sáu. Danh sách này do một số nhà hoạt động hòa bình, nhân đạo sắp xếp.
Hiến pháp hòa bình Nhật Bản cấm Tokyo sở hữu một lực lượng quân đội truyền thống. Nhưng, sách trắng quốc phòng Nhật Bản gần đây cho thấy, quân đội của nước này là một trong những lực lượng vũ trang có trang bị tốt nhất thế giới.

Tàu khu trục lớp Takanami DD111 của Nhật Bản
Lực lượng vũ trang Nhật Bản có một tên gọi rất “ngọt ngào” là “Lực lượng Phòng vệ”, về mặt chính thức, đó là sự mở rộng của lực lượng cảnh sát. Nhưng, là một đội quân có trang bị tốt đứng thứ sáu thế giới và chi tiêu quân sự năm 2012 khoảng 60 tỷ USD, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vẫn chưa hài lòng với hiện trạng.
Hiện nay, lực lượng bảo thủ của đảng Tự do Dân chủ cầm quyền Nhật Bản (LDP) tiếp tục nắm chính quyền, họ đang có ý định tiến hành sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp hòa bình, điều này rất “ăn khớp” với chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ tại khu vực này.
Michael Fitzpatrick cho rằng, điều mong muốn của Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là Nhật Bản làm một điểm tựa chiến lược của Washington từ châu Âu tới châu Á để chiến đấu, ý đồ chính của họ là ngăn chặn Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không có bất cứ sự do dự nào trong chiến lược ngăn chặn này.
Tiền đồn chiến lược của Mỹ
Theo bài báo, chiến lược mới của Mỹ nhằm thẳng vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ bày tỏ lo ngại sâu sắc đối với sức mạnh kinh tế và quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc, lo ngại sẽ thách thức lợi ích và vị thế của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tàu khu trục JDS Oonami 111 lớp Takanami và JDS Murasame 101 lớp Murasame của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Corley Wallace, chuyên gia vấn đề quan hệ quốc tế châu Á-Thía Bình Dương và quân sự Nhật Bản, Đại học Auckland, Mỹ cho rằng, Mỹ sở dĩ hài lòng đối với Nhật Bản, là do Nhật Bản có một quân đội phát triển hơn Anh, họ tích cực sẵn sàng cho các cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Trung Quốc. “Đối với Quân đội Mỹ, Nhật Bản là một tiền đồn chiến lược, đồng thời lại là ‘khách hàng’ của Mỹ, hơn nữa còn là một đối tác chiến lược đứng về phía mình”.
Quân sự hóa thích hợp cũng có thể sẽ giúp Nhật Bản thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn kinh tế hiện nay. Năm 2012, Nhật Bản đã tạm thời chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Việc kết thúc chính sách ngoại giao hòa bình này đã mở ra thị trường mới cho các nhà thầu quốc phòng Nhật Bản – đây chắc chắn là một tin tốt đối với những công ty lớn luôn không ngừng nghiên cứu công nghệ quân sự như Mitsubishi và IHI.
Theo báo TQ, một số nước đã cho biết, rất quan tâm đến việc mua sắm công nghệ quân sự tiên tiến hơn của Nhật Bản. Công nghệ tàu ngầm thông thường của Nhật Bản đặc biệt khiến cho nước khác ao ước.
Corley Wallace cho rằng: “Tàu ngầm động cơ diesel mới nhất lớp Soryu của Nhật Bản được cho là một loại tàu ngầm động cơ thông thường tốt nhất ở phạm vi châu Á-Thái Bình Dương”. Nhật Bản còn có vũ khí tiên tiến giá đắt, điển hình nhất chính là tàu khu trục chủ lực của Nhật Bản. Tàu này có hệ thống tác chiến và phát triển mới nhất và công nghệ tiên tiến, công tác phát triển ở trong nước đã trải qua thời gian 20 năm.
Tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Ngoài ra, tàu khu trục lớn nhất Lực lượng Phòng vệ Biển được cho là “tàu sân bay hạng nhẹ”, mang tên Izumo, gần đây đã chính thức hạ thủy. Do tàu này có đường băng nối thẳng trước sau, nên về lý thuyết, cũng có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và máy bay vận tải Osprey hiện triển khai ở Nhật Bản, thuộc tàu sân bay hạng nhẹ tiêu chuẩn.
Hơn nữa, thông tin mới nhất cho thấy, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản còn đang chế tạo một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ cùng cấp khác và dự định hạ thủy vào năm 2014. Hai tàu sân bay hạng nhẹ này sau khi chế tạo xong sẽ lần lượt được triển khai ở căn cứ Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa và căn cứ Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki, trở thành tàu chỉ huy lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Ngoài những điều đó, dư luận bên ngoài công nhận Nhật Bản có thể trở thành quốc gia sở hữu năng lực vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng thời gian 6 tháng, thậm chí có nước cho rằng, Nhật Bản đã bí mật sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhật Bản có thể nhanh chóng trở thành một trong những siêu cường quân sự cấp độ thế giới. Nhật Bản còn là quốc gia sở hữu vệ tinh nhiều thứ ba trên thế giới.
Nhật Bản quan tâm đến phương tiện phóng vũ khí chiến lược
Báo Trung Quốc cho rằng, mặc dù Mỹ khuyến khích Nhật Bản trở nên tích cực hơn trên phương diện sử dụng quân đội, nhưng dựa trên nguyên nhân lịch sử, Washington hoàn toàn không yên tâm lắm đối với một Nhật Bản sở hữu năng lực tấn công quân sự.
Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Cách đây không lâu, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại với quan chức Nhật Bản về việc Tokyo có kế hoạch phát triển năng lực quân sự thực hiện các hành động mang tính tấn công, hơn nữa Nhật Bản phát triển năng lực này là nhằm vào các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Điều lo ngại của quan chức Mỹ là, nếu chính quyền Shinzo Abe đưa ra điều chỉnh chính sách này (phát động hành động quân sự mang tính tấn công đối với các nước láng giềng), có thể sẽ kích thích phản ứng của các nước láng giềng và gây ra hiệu ứng tiêu cực. Quan chức Mỹ yêu cầu quan chức Nhật Bản làm rõ - Nhật Bản phát triển năng lực quân sự mang tính tấn công sẽ tấn công quốc gia nào.
Đầu tháng 7 năm nay, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bradley Roberts đã trả lời phỏng vấn tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản, khi được hỏi về việc Nhật Bản có kế hoạch tìm kiếm phát triển năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu, ông cho biết: “Khi điều này biến thành lập trường chính thức của Chính phủ Nhật Bản, thì giữa Washington và Tokyo sẽ tổ chức tham vấn chặt chẽ, tiến hành đánh giá đề nghị này trên các phương diện như lợi ích, cái giá phải trả và rủi ro tiềm ẩn của nó”.
Điều càng có thể nói rõ vấn đề là, Roberts chứng thực với tờ “Asahi Shimbun” rằng, bắt đầu từ năm 2012, là một phần của Đối thoại răn đe mang tính mở rộng Mỹ-Nhật, Mỹ đã cho phép quan chức Nhật Bản đến các cơ sở hạt nhân của Mỹ mang tính chu kỳ.
Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Kongo, Nhật Bản.
Căn cứ vào phát biểu của Roberts, quan chức Nhật Bản hoàn toàn không tham quan đầu đạn hạt nhân thực tế, mà là quan tâm hơn đến hệ thống tác chiến và phương tiện phóng. Thông tin này cho biết, các phương tiện phóng trong đó có hệ thống tên lửa đạn đạo và tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Thống nhất với chính sách đã trình bày của Mỹ, Roberts phủ nhận Washington cung cấp ô có phạm vi răn đe lớn hơn cho Nhật Bản, là để tránh Nhật Bản tìm cách phát triển kho vũ khí hạt nhân của họ. Mặc dù vậy, Roberts cho biết, Mỹ đem lại cơ hội cho quan chức Nhật Bản tiếp cận cơ sở hạt nhân, chủ yếu là để “chứng minh với đồng minh chặt chẽ, bản thân cam kết tiến hành răn đe hạt nhân có hiệu quả vì lợi ích của họ”.
Tháng 5 năm 2013, chính quyền Obama luôn thúc giục Nhật Bản không nên khởi động 6 cơ sở thu hồi nhiên liệu hạt nhân, những cơ sở này mỗi năm có thể sản xuất 9 tấn nhiêu liệu plutonium cấp độ vũ khí, đủ để chế tạo khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, quan chức Mỹ ngầm bày tỏ quan ngại đối với những phát biểu của ông Shinzo Abe về lịch sử chiến tranh của Nhật Bản.
Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập tác chiến trên biển
Zachary Coke, chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, Washington bày tỏ quan ngại ngày càng lớn đối với kế hoạch xây dựng lại quân đội của Nhật Bản, đã cho thấy sự khó xử của Mỹ khi quản lý đồng minh và đối tác chiến lược ở châu Á. Một mặt, Washington dựa vào căn cứ quân sự của đồng minh và đối tác ở khu vực này. Mỹ cũng muốn nhìn thấy những nước này tăng cường năng lực quân sự của mình, như vậy có thể gánh nhiều trách nhiệm hơn đối với an ninh khu vực.
Mặt khác, Mỹ lo ngại sự nương tựa này của mình có thể sẽ khuyến khích những đồng minh này trở nên chủ động hơn trong các cuộc xung đột. Điều này làm cho Mỹ đối mặt với khả năng rơi vào chiến tranh – đặc biệt là những tranh chấp với Trung Quốc, trong những vấn đề này Mỹ hoàn toàn không có lợi ích.
Zachary Coke cho rằng, Nhật Bản hoàn toàn không phải là quốc gia duy nhất gây ra tình hình khó khăn tương tự. Trên thực tế, một trong những mệnh lệnh cao nhất của các nhà chính trị Mỹ trong năm 2013 chính là nỗ lực xử lý tốt những hoạt động cân bằng tinh tế này. Điều này sẽ đòi hỏi các quan chức ngoại giao Mỹ phải bỏ ra nhiều năng lượng và nguồn lực hơn vào quản lý đồng minh trong tương lai.
Nhật Bản muốn phát triển tên lửa hành trình tầm xa
Xe tăng chiến đấu Type-90 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được tàu đệm khí vận chuyển, tiến hành diễn tập đổ bộ.
Nhật Bản xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản tự chế tạo
Radar theo dõi tên lửa đạn đạo FPS-5 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo.
Nhật Bản là một trong những nước sở hữu nhiều vệ tinh nhất thế giới.
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu sân bay trực thăng 22DDH Izumo và đang chế tạo thêm 1 chiếc tương tự.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thường xuyên tiến hành diễn tập bảo vệ chủ quyền trước sức ép quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình

"Trung Quốc lo ngại Ấn Độ sẽ triển khai tàu sân bay ở Biển Đông"

(GDVN) - Báo TQ lo ngại, các nước trong khu vực đua nhau phát triển tàu sân bay sẽ làm tăng độ khó cho việc đòi hỏi chủ quyền biển đảo phi lý, phi pháp của TQ.
Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo ngày 6 tháng 8 năm 2013
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 có bài viết cho rằng, sau khi tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013, tàu sân bay nội địa đầu tiên Vikrant của Ấn Độ cũng lập tức hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Cochin ngày 12 tháng 8.
Vừa qua, cựu Tổng tư lệnh Hải quân Nga Gromov cho biết: "Hạm đội Thái Bình Dương ở khu vực châu Á ít nhất phải có 2 tàu sân bay. Hạm đội Phương Bắc ít nhất cũng cần 1 tàu sân bay".
Truyền thông Mỹ cũng cho biết, Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ hai, cộng với Mỹ triển khai 5 tàu sân bay động cơ hạt nhân tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong một thời gian, khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực tập trung nhất tàu sân bay trong lịch sử.
Ngày 14 tháng 8, tờ "Bình luận Trung Quốc" Hồng Kông cho rằng, cùng với việc châu Á-Thái Bình Dương diễn ra cuộc chạy đua tàu sân bay chính là sự nổi cộm của xung đột khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tình hình khó khăn về an ninh khó có thể giải quyết.
Hiện nay, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản không hề có dấu hiệu hòa dịu. Tranh chấp Biển Đông cũng không lặng xuống, các bên đang "tích lũy" sức mạnh, tăng cường sức chiến đấu. Tình hình bán đảo Triều Tiên tuy lắng xuống, nhưng nguy cơ xung đột vẫn tồn tại. Trong bối cảnh này, các nước đua nhau chế tạo tàu sân bay, chắc chắn sẽ làm xấu đi tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm cho sự bất đồng giữa các nước có liên quan càng khó được giải quyết.
Tuy nhiên, điều này cũng mang lại ảnh hưởng kiềm chế lẫn nhau chứ không hẳn chỉ như những gì báo chí Trung Quốc đang cố gắng tuyên truyền.

Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay INS Vikrant ngày 12 tháng 8 năm 2013
Bài viết cho rằng, trong cuộc chạy đua chế tạo tàu sân bay, động thái của Nhật Bản đặc biệt đáng quan tâm. Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, Nhật Bản luôn bị trói buộc bởi "Hiến pháp hòa bình", Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng chỉ dùng để bảo vệ an ninh quốc phòng bản thân Nhật Bản.
Nhưng, Nhật Bản hoàn toàn không từ bỏ những nỗ lực phát triển lực lượng quân sự lớn mạnh. Hiện nay, tàu sân bay trực thăng Izumo hạ thủy đã thể hiện sự lớn mạnh của lực lượng quân sự trên biển của Nhật Bản. Có phân tích cho rằng, Nhật Bản lần này rầm rộ tổ chức hạ thủy "bán tàu sân bay", một mặt là đáp trả việc Nga tăng cường triển khai tàu sân bay cho Hạm đội Thái Bình Dương; mặt khác cũng là nhằm "khoe cơ bắp" với Trung Quốc, ép Trung Quốc nhượng bộ trong vấn đề đảo Senkaku.
Bài viết cho rằng, lần này Nhật Bản tuyên bố hạ thủy tàu sân bay cũng là muốn giành lại một phần thể diện trước Nga, để cho Nga không được xem thường Nhật Bản. Đương nhiên, mặc dù Nhật Bản sở hữu tàu sân bay, Nga cũng sẽ không sợ Nhật Bản, trả lại quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Bốn hòn đảo Phương Bắc) càng không thể. Điều này trong lòng Nhật Bản hoàn toàn không phải không hiểu.
Nga muốn triển khai ít nhất 2 tàu sân bay ở Thái Bình Dương
Không thể làm Nga sợ hãi, Nhật Bản đương nhiên muốn răn đe cả Trung Quốc. Từ khi tranh chấp đảo Senkaku nổ ra đến nay, Nhật bản luôn giữ lập trường cứng rắn.
Trong giai đoạn đầu của tranh chấp đảo Senkaku, tàu hải giám Trung Quốc "tuần tra" vùng biển 200 hải lý xung quanh đảo Senkaku, hiện nay tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo Senkaku, đồng thời ở lại vùng biển này trên 28 giờ.

Tuy Nhật Bản không ngừng cảnh cáo, phản đối, nhưng Trung Quốc cũng cố tình không thực hiện, báo Hồng Kông coi đây là thể hiện "quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển" của Trung Quốc!. Trong thời điểm này, Nhật Bản muốn thông qua tăng cường sức mạnh quân sự để cổ vũ lòng người, đồng thời răn đe Trung Quốc.
Có phương tiện truyền thông Nhật Bản bình luận, lễ hạ thủy và đặt tên cho tàu Izumo đã được tổ chức long trọng, đây có thể là Nhật Bản muốn thể hiện thực lực, mục đích và quyết tâm của mình đối với các "khán giả quan trọng" trong và ngoài nước. Động thái này đã làm cho Trung Quốc cảnh giác hơn đối với Nhật Bản.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc, cải tạo từ tàu sân bay cũ Varyag của Liên Xô
Sau khi ông Shinzo Abe lên cầm quyền, "thế lực cánh hữu" Nhật Bản ngày càng mạnh, sửa đổi Hiến pháp hòa bình, cởi trói cho Lực lượng Phòng vệ, tăng cường sẵn sàng chiến đấu - một loạt hành động "mang tính tấn công" này làm cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng lo ngại đối với khuynh hướng của Nhật Bản, sự ngờ vực lẫn nhau về an ninh giữa Trung-Nhật sẽ tiếp tục tăng lên.
Lần này, Nhật Bản rầm rộ tuyên bố hạ thủy tàu sân bay trực thăng không chỉ không có lợi cho việc làm giảm tranh chấp đảo Senkaku, mà trái lại sẽ làm tăng thêm độ khó cho giải quyết bất đồng bằng con đường đàm phán.
Bài viết nhấn mạnh, sau khi tàu sân bay trực thăng Izumo hạ thủy không lâu, tàu sân bay nội địa đầu tiên Vikrant của Ấn Độ cũng hạ thủy vào ngày 12 tháng 8. Đối với vấn đề này, báo chí Ấn Độ đã không quên nhắc đến Trung Quốc.
Nhưng, theo báo Hồng Kông, ít nhất hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn chưa có ý định “tranh cao thấp” với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Trái lại, theo tuyên truyền, “tàu sân bay Ấn Độ phải chăng sẽ triển khai ở Biển Đông” mới là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần ứng phó.

Bài viết cuối cùng cho rằng, về tổng thể, trong bối cảnh tình hình khó khăn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương khó giải quyết, các nước đua nhau chế tạo tàu sân bay phản ánh tầm quan trọng của biện pháp ngoại giao giảm xuống, tầm quan trọng của răn đe quân sự từng bước tăng lên, điều này không chỉ không có lợi cho hóa giải tình hình an ninh khó khăn, mà còn không có lợi cho sự phát triển nhanh chóng của kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay George Washington, Hải quân Mỹ
Việt Dũng

VIDEO - Biểu Tình đòi tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha tại Long An