(GDVN) - Báo TQ lo
ngại, các nước trong khu vực đua nhau phát triển tàu sân bay sẽ làm tăng
độ khó cho việc đòi hỏi chủ quyền biển đảo phi lý, phi pháp của TQ.
- Mỹ-Philippines sẽ đàm phán triển khai thêm quân Mỹ ở Biển Đông
- Nga và vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc, ASEAN
- Chiến lược Mỹ nhằm vào Trung Quốc: Hiện diện quân sự trên Biển Đông
- Hoàn Cầu: "Việt Nam nhập radar chống tàng hình triển khai ở Biển Đông"
- Trung Quốc hậm hực khi Nga hợp tác với Việt Nam, im lặng về Biển Đông
- Mỹ - Nhật Bản đồng ý diễn tập chống sóng thần, động đất ở Biển Đông?
- TQ phô trương vũ lực nhưng không dám mạo hiểm quân sự ở biển Đông?
- Sự lo ngại chiến lược của các nước xung quanh Biển Đông tăng lên
Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo ngày 6 tháng 8 năm 2013 |
Vừa qua, cựu Tổng tư lệnh Hải quân Nga Gromov cho biết: "Hạm đội Thái Bình Dương ở khu vực châu Á ít nhất phải có 2 tàu sân bay. Hạm đội Phương Bắc ít nhất cũng cần 1 tàu sân bay".
Truyền thông Mỹ cũng cho biết, Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ hai, cộng với Mỹ triển khai 5 tàu sân bay động cơ hạt nhân tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong một thời gian, khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực tập trung nhất tàu sân bay trong lịch sử.
Ngày 14 tháng 8, tờ "Bình luận Trung Quốc" Hồng Kông cho rằng, cùng với việc châu Á-Thái Bình Dương diễn ra cuộc chạy đua tàu sân bay chính là sự nổi cộm của xung đột khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tình hình khó khăn về an ninh khó có thể giải quyết.
Hiện nay, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản không hề có dấu hiệu hòa dịu. Tranh chấp Biển Đông cũng không lặng xuống, các bên đang "tích lũy" sức mạnh, tăng cường sức chiến đấu. Tình hình bán đảo Triều Tiên tuy lắng xuống, nhưng nguy cơ xung đột vẫn tồn tại. Trong bối cảnh này, các nước đua nhau chế tạo tàu sân bay, chắc chắn sẽ làm xấu đi tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm cho sự bất đồng giữa các nước có liên quan càng khó được giải quyết.
Tuy nhiên, điều này cũng mang lại ảnh hưởng kiềm chế lẫn nhau chứ không hẳn chỉ như những gì báo chí Trung Quốc đang cố gắng tuyên truyền.
Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay INS Vikrant ngày 12 tháng 8 năm 2013 |
Nhưng, Nhật Bản hoàn toàn không từ bỏ những nỗ lực phát triển lực lượng quân sự lớn mạnh. Hiện nay, tàu sân bay trực thăng Izumo hạ thủy đã thể hiện sự lớn mạnh của lực lượng quân sự trên biển của Nhật Bản. Có phân tích cho rằng, Nhật Bản lần này rầm rộ tổ chức hạ thủy "bán tàu sân bay", một mặt là đáp trả việc Nga tăng cường triển khai tàu sân bay cho Hạm đội Thái Bình Dương; mặt khác cũng là nhằm "khoe cơ bắp" với Trung Quốc, ép Trung Quốc nhượng bộ trong vấn đề đảo Senkaku.
Bài viết cho rằng, lần này Nhật Bản tuyên bố hạ thủy tàu sân bay cũng là muốn giành lại một phần thể diện trước Nga, để cho Nga không được xem thường Nhật Bản. Đương nhiên, mặc dù Nhật Bản sở hữu tàu sân bay, Nga cũng sẽ không sợ Nhật Bản, trả lại quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Bốn hòn đảo Phương Bắc) càng không thể. Điều này trong lòng Nhật Bản hoàn toàn không phải không hiểu.
Nga muốn triển khai ít nhất 2 tàu sân bay ở Thái Bình Dương |
Trong giai đoạn đầu của tranh chấp đảo Senkaku, tàu hải giám Trung Quốc "tuần tra" vùng biển 200 hải lý xung quanh đảo Senkaku, hiện nay tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo Senkaku, đồng thời ở lại vùng biển này trên 28 giờ.
Tuy Nhật Bản không ngừng cảnh cáo, phản đối, nhưng Trung Quốc cũng cố tình không thực hiện, báo Hồng Kông coi đây là thể hiện "quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển" của Trung Quốc!. Trong thời điểm này, Nhật Bản muốn thông qua tăng cường sức mạnh quân sự để cổ vũ lòng người, đồng thời răn đe Trung Quốc.
Có phương tiện truyền thông Nhật Bản bình luận, lễ hạ thủy và đặt tên cho tàu Izumo đã được tổ chức long trọng, đây có thể là Nhật Bản muốn thể hiện thực lực, mục đích và quyết tâm của mình đối với các "khán giả quan trọng" trong và ngoài nước. Động thái này đã làm cho Trung Quốc cảnh giác hơn đối với Nhật Bản.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc, cải tạo từ tàu sân bay cũ Varyag của Liên Xô |
Lần này, Nhật Bản rầm rộ tuyên bố hạ thủy tàu sân bay trực thăng không chỉ không có lợi cho việc làm giảm tranh chấp đảo Senkaku, mà trái lại sẽ làm tăng thêm độ khó cho giải quyết bất đồng bằng con đường đàm phán.
Bài viết nhấn mạnh, sau khi tàu sân bay trực thăng Izumo hạ thủy không lâu, tàu sân bay nội địa đầu tiên Vikrant của Ấn Độ cũng hạ thủy vào ngày 12 tháng 8. Đối với vấn đề này, báo chí Ấn Độ đã không quên nhắc đến Trung Quốc.
Nhưng, theo báo Hồng Kông, ít nhất hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn chưa có ý định “tranh cao thấp” với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Trái lại, theo tuyên truyền, “tàu sân bay Ấn Độ phải chăng sẽ triển khai ở Biển Đông” mới là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần ứng phó.
Bài viết cuối cùng cho rằng, về tổng thể, trong bối cảnh tình hình khó khăn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương khó giải quyết, các nước đua nhau chế tạo tàu sân bay phản ánh tầm quan trọng của biện pháp ngoại giao giảm xuống, tầm quan trọng của răn đe quân sự từng bước tăng lên, điều này không chỉ không có lợi cho hóa giải tình hình an ninh khó khăn, mà còn không có lợi cho sự phát triển nhanh chóng của kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay George Washington, Hải quân Mỹ |