THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 December 2011

“Thấm nhuần đạo đức Bác”


Hoàng Thanh Trúc (danlambao) Loài "sâu dân mọt nước" (lời ông CT Nước) là cái thứ mà ai cũng khinh bỉ thì bỏ công viết lách đề cập tới làm gì, tuy nhiên năm cùng tháng tận (dương lịch) câu chuyện có thật, phảng phất chất "hài" nên ráng phản ảnh đôi dòng cho bạn đọc, cuối năm, cười chút cho vui, dù đôi khi dư âm nụ cười có lẫn dư vị của chát, chua...

Chuyện báo đăng rồi, hai ông "quan" đảng viên CS có chức quyền: Nguyễn Thanh Lèo vàTrần Văn Tân ở tỉnh Sóc Trăng mới đây bị bắt vì tội cờ bạc, đánh cờ tướng mà mỗi ván ăn thua lên tới 5 tỷ đồng (hơn 200.000 USD) khiến ai cũng hết hồn (dù chưa bằng vụ án PMU 18) trước đây. 

"Quan" cờ tướng Nguyễn Thanh Lèo - phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: H.dương) 

Biệt thự của Nguyễn Thanh Lèo xây dựng trên đất chiếm đoạt của người dân, cập bên Ban quản lý dự án các công trình Ảnh: N.H

(Riêng chân dung và bất động sản của "quan" Trần Văn Tân cơ quan chức năng "ém" kỹ quá phóng viên không săn được) 

Nói ra thì ít ai tin. Thông thường muốn đảm đương chức vụ nào thì phải có bằng cấp chứng minh kiến thức tương ứng hoặc cao hơn. Tuy nhiên hai quan "cờ tướng" này trình độ học thức chưa qua lớp 9, lại học từ bổ túc "văn hóa công nông" sau khi nhậm chức, thật sự là từ 1975 tới giờ nhiều người trong nước cũng không biết văn hóa công nông là cái văn hóa gì!? chỉ biết đích xác các lớp học bổ túc phần nhiều dành cho các viên chức nhà nước vốn ít học, học thêm cho có bằng cấp phù hợp với vị trí mình đảm đương. 

Cả một thời gian dài gần mấy chục năm, tại Việt Nam có cái nghịch lý rất buồn cười, mà chắc thế giới không đâu có, thói thường muốn làm quan thì phải có học, có bằng cấp trước, nhưng ngược lại, trong chính quyền nhà nước CSVN lại rất phổ biến, cái công thức: Cứ làm quan trước cái đã, rồi bằng cấp xoay sở có sau! Có nghĩa gần như là đảng viên CS, dù không có trình độ gì nhưng đảng đã "chấm" là trung thành và cất nhắc rồi thì cứ ngồi đó làm "quan" mà lãnh đạo nhân dân, học hành chữ nghĩa từ từ tính (vừa làm vừa học bổ túc) là như vậy. Tuy nhiên, thường thì làm nhiều hơn học, và vì việc "nước" nhiều quá nên quan hay "bận bịu" phải mướn hoặc nhờ người... học dùm, nhưng sao chỉ số IQ hai ông quan "cờ tướng" này tệ quá học mãi vẫn không có nỗi cái bằng tốt nghiệp trung học? 

Khi sự việc xảy ra có hai cái "lạ" mà người dân phải ngán ngẫm. Ngoài cái hết hồn vì cờ bạc ăn thua bằng "tiền tỷ" của hai quan thì người dân rất ngạc nhiên và còn hết hồn hơn, khi phát giác ông Nguyễn Thanh Lèo làm tới chức Phó Giám Đốc sở giao thông vận tải Tỉnh Sóc Trăng, trước đó ông còn là Trưởng ban QL các dự án đầu tư xây dựng thị xã Sóc Trăng. Ông thứ hai, là Trần Văn Tân cũng giống như vậy, khởi đi từ một tài xế lái xe quèn, không có đến cái bằng trung học, nhưng không biết làm sao mà ông lại ngồi được vào cái ghế Phó hiệu trưởng trường Kỹ Thuật Giao Thông Vận Tải Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long? Kế tới là Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe của Tỉnh Sóc Trăng?? (báo Tuổi Trẻ)

Chúng ta cứ tưởng tượng xem ở hai cơ quan cấp Tỉnh liên quan đến giao thông và vận tải được lãnh đạo bởi hai con người "tầm cao trí tuệ" của đảng chưa có nỗi cái bằng Trung Học bổ túc văn hóa lận lưng thì nhân dân không chết nhiều vì giao thông vận tải mới là chuyện lạ! 

Nói tới điều này một viên chức ngành "kiểm tra TW đảng" ông Vũ Quốc Hùng đã phải than thở "…Một cán bộ lãnh đạo khi bổ nhiệm phải qua rất nhiều con dấu, nghĩa là qua nhiều cơ quan xét duyệt, xác nhận, hằng năm còn có các cơ chế kiểm tra đánh giá cụ thể được hướng dẫn trong nhiều văn bản qui định của đảng và nhà nước…" (Thời sự và suy nghĩ, báo Tuổi trẻ) nhưng vì sao lại có hai kẻ cơ hội mà trình độ văn hóa còn thua các em học sinh cấp 2 chính qui, lại đủ tiêu chuẩn để ngồi vào ghế lãnh đạo quan trọng cấp Tỉnh trong cơ quan nhà nước gần hai chục năm trời giờ mới tình cờ phát giác thì ông không biết và bài báo không nói rõ. 

Cái lạ tiếp theo là cả hai đều "cực giàu" tại Sóc Trăng tài sản chìm nổi ở thị xã từ nhà đất đến nhà hàng, Vì là Phó GĐ giao thông nên Nguyễn thanh Lèo có công ty xí nghiệp xe cơ giới xây dựng riêng đội lốt thân nhân quản lý nhận thầu hết mọi công trình công cộng, tài sản đất đai nhà cửa báo chí đăng đếm không xuể, cũng vì thế mà quan Nguyễn Thanh Lèo có thêm thành tích "ăn đất" dân tố cáo thưa kiện đất đai triền miên. Còn quan Trần Thanh Tân thì nổi tiếng có nhà hàng quán ăn khắp thị xã, cả hai đều là những tay chơi ô tô hạng sang có "số má", mới đây có lẽ ăn cờ tướng? Trần văn Tân còn mua thêm một quán café cao cấp mang tên "Cánh buồm xanh" giá 7 tỷ ở trung tâm thị xã, điều động đội lân sư rồng từ Sài Gòn xuống khai trương rầm rộ. 

Cả hai quan đại gia này đỏ đen cờ tướng tay đôi từ năm 2009, ban đầu vài trăm ngàn đến nay nó lết lên có ván ăn thua tới 5 tỷ (báo Tuổi Trẻ)

Nghe cái âm thanh bạc "tỷ", nghĩ đến mấy em bé nghèo bán vé số, mấy mẹ già quảy gánh kẻo kẹt hàng rong, anh thương binh khuyết tật bán từng bịch trà đá ngồi chắt chiu xếp cẩn thận từng tờ tiền lẽ mà nao lòng nhớ lại có lần nghe chú đạp xích lô sầu đời uống rựu say xỉn trước hiên nhà giải nghĩa: Cộng Sản là gì... là... "cộng hết tài sản của mình đưa cho mấy ổng sài!?" – cứ làm tôi tủm tỉm cười hoài... 

Khái quát một sự việc vì vô tình không sòng phẳng chung chi trong "đỏ đen" mới bất chợt lộ ra dưới ánh mặt trời, những con người mang danh đảng viên CS có trách nhiệm và ảnh hưởng rất lớn đến giao thông, vận tải, lái xe, của một Tỉnh mà phẩm chất và năng lực không biết có đủ chuẩn để xuất khẩu đi làm "cu li" ở nước ngoài không? (yếu văn hóa, mù ngoại ngữ) nhưng lại chễm chệ ngồi vào những cái ghế, mà hàng ngàn (hay chục ngàn?) sinh viên tốt nghiệp đại học chính qui, cử nhân, thạc sĩ, bôn ba vất vả ngoài chợ đời của xã hội dù có tài ba, xuất sắc hay nhiệt tình khát vọng vì tương lai của quốc gia dân tộc cở nào thì cũng chẳng có cơ hội đặt cái mông vào được, nếu không có cái dấu "búa liềm" trên lưng hay vài ba chục "cây" bắt cầu. Chúng ta chắc phải chua chát để nghiệm ra rằng vì sao đất nước vẫn cứ nghèo nàn lạc hậu trong khu vực ASEAN nhưng những người CSVN có chức có quyền thì mỗi ngày giàu thêm lên mà điểm số chỉ danh quốc gia tham nhũng VN cứ mãi vẫn nằm dưới đáy của bảng xếp hạng "Minh Bạch" thế giới. 


Kẹt xe nghiêm trọng trên cầu Sài Gòn


27/12/2011 11:19:10

 - Nguyên nhân do cơ quan chức năng thực hiện lệnh cấm xe mô tô 2 bánh lưu thông vào làn đường ô tô kể cả giờ cao điểm.

Sáng nay 27/12 giao thông qua cầu Sài Gòn theo cả 2 hướng quận Bình Thạnh và quận 2-TPHCM kẹt xe nghiêm trọng kéo dài suốt nhiều giờ.

Xe kẹt cứng trong nhiều giờ.

Gương mặt nhuễ nhãi mồ hôi một thanh niên lực lượng xung phong tham gia điều tiết tại đầu cầu Sài Gòn (hướng Q2 qua quận Bình Thạnh) cho biết: "Kể từ khi sửa xong cầu Sài Gòn, khu quản lý Giao thông Đô thị số 2 (Khu 2) thực hiện việc cấm xe máy lưu thông vào làn đường ô tô, do vào giờ cao điểm lượng xe máy đông nhưng làn đường trên cầu quá hẹp nên xảy ra ùn tắc nghiêm trọng nhất là vào 2 buổi sáng, chiều."

Tình trạng xe máy ùn ứ chen vào nút thắt đầu cầu đã gây nên cảnh kẹt xe lan sang làn đường ô tô khiến giao thông trên tuyến xa lộ Hà Nội kẹt cứng vào giờ cao điểm sáng nay.

 Hàng ngàn phương tiện xe máy chen nhau qua cầu Sài Gòn để vào làn đường mô tô nhỏ hẹp, trong lúc làn đường ô tô trống trải.

Chị Dương Tố Hà than thở: "Nhà ở Thủ Đức đi làm ở trung tâm thành phố, những ngày qua biết cầu Sài Gòn không cho xe máy lưu thông vào làn đường ô tô sẽ gây kẹt xe nên tranh thủ đi sớm. Ngờ đâu chạy đến gần Metro thuộc phường An Phú đã bị kẹt cứng hơn 20 phút do nhiều dãi phân cách bị xe tải tông chắn đường, rồi lại bị ngập nước cách đó vài trăm mét… cuối cùng chạy đến đầu cầu Sài Gòn thì bị "chôn chân", thiệt quá mệt mỏi…"

Theo ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Khu 2, việc cấm xe máy lưu thông vào làn đường ô tô trên cầu Sài Gòn là do chỉ đạo của UBND thành phố. Tuy nhiên vào những giờ cao điểm tại 2 đầu cầu điều có lực lượng CSGT đội Hàng Xanh và thanh niên xung phong có mặt tham gia điều tiết, phân luồng giao thông.

Vũ Sơn

Bị đuổi đánh, công nhân Việt lao vào tàu ở Đài Loan


27/12/2011 17:27:01

Sau cuộc cãi cọ, một công nhân Việt Nam ở Đài Loan bị nhóm người bản địa đuổi đánh. Quá sợ hãi, anh băng qua đường ray tàu hỏa tìm đường thoát thân, nhưng đã mất mạng vì tàu hỏa lao vào.

Hiện trường vụ tai nạn của công nhân người Việt. Ảnh: Libertytimes
Hiện trường vụ tai nạn của công nhân người Việt. Ảnh: Libertytimes
Báo chí Đài Loan hôm thứ bảy đăng kết quả điều tra vụ án xảy ra ngày 29/11. Một công nhân người Việt Nam họ Nguyễn cùng ba người bạn đến một quán karaoke tại Đài Nam, Đài Loan và rời khỏi quán vào lúc 11h đêm. Khi ra, họ gặp một nhóm người bản xứ. Cô gái trong nhóm đó mặc váy ngắn và bước lên ô tô. Người công nhân Việt Nam quay sang nhìn.

Một người Đài Loan trong nhóm cho rằng công nhân người Việt đã cố tình nhìn nội y của vợ hắn, nên đã lớn tiếng quát nạt. Công nhân Việt Nam do không biết tiếng nên chỉ biết xua tay phủ nhận, nhưng do những người này đang ở trong trạng thái say rượu, nên cả nhóm đã cùng nhau đuổi đánh công nhân người Việt. Người thanh niên họ Nguyễn chạy thục mạng, ba người bạn Việt Nam còn lại do sợ quá nên cũng tản ra.

Theo cảnh sát Đài Loan, 8 người Đài Loan đã vừa đuổi vừa đòi đánh công nhân Việt Nam. Sau khi chạy được khoảng 100m thì Nguyễn gặp đường tàu hỏa. Mặc dù barie chắn tàu đã hạ xuống, còi hú báo tàu đang đến, nhưng do đằng sau có người đuổi, nên Nguyễn liều mình băng qua đường tàu để cố thoát thân.

Theo như đoạn băng quay lại hiện trường, chỉ 1 giây sau khi công nhân Việt Nam băng qua barie, anh đã bị tàu hỏa đâm. Với tốc độ khoảng 130km/h của đoàn tàu nhanh, Nguyễn bỏ mạng chỉ sau 8 ngày sinh sống và làm việc tại Đài Nam.

Ban đầu cảnh sát nhận định là một vụ tự tử. Tuy nhiên sau khi xem băng ghi hình, cảnh sát đã tìm ra được nhóm người truy sát kia. Trước cảnh sát, họ đã phủ nhận hành vi phạm tội, cho rằng khi nhìn thấy tàu, họ đã cố gắng gọi người công nhân Việt Nam quay lại nhưng anh ta vẫn cố chạy. Khi cảnh sát đưa đoạn băng ra làm bằng chứng, nhóm kia mới thừa nhận là họ có đuổi nhưng phủ nhận việc đánh người công nhân. Sau đó cảnh sát đã khởi tố nhóm người Đài Loan tội ngộ sát.

Vụ án này là một ví dụ cho thấy cuộc sống của người lao động nhập cư không đơn giản. Theo thạc sĩ Trần Phương Liên tại Viện nghiên cứu Xã hội học, Đại học Trung Sơn Đài Loan, nguyên nhân dẫn đến kết cục đau lòng một phần là do sự khác biệt văn hóa của công nhân Việt Nam, phần nữa là do sự kỳ thị đối với người lao động nhập cư. "Chống sốc văn hóa là điều quan trọng giúp cho người lao động để họ làm việc và sống thuận lợi hơn khi ở nước ngoài", bà Liên nhận xét. 

(Theo VnExpress)

Khám xét nhà 2 quan chức đánh cờ 5 tỉ đồng ván

* Tạm giữ hình sự thêm 2 đối tượng có liên quan

(TNO) Chiều 27.12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đồng loạt khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Thanh Lèo (Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng) và Trần Văn Tân (Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe loại 3, trực thuộc Trường trung cấp nghề khu vực ĐBSCL), 2 quan chức đánh cờ ăn thua tiền tỉ.
Qua khám xét căn biệt thự khang trang của ông Lèo tại P.2, TP.Sóc Trăng và tại nơi làm việc của ông này là Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng, công an thu giữ nhiều tài liệu quan trọng.
Song song đó, công an cũng khám xét nhà riêng ông Tân và nơi công tác của ông này là Trung tâm đào tạo lái xe loại 3 thu giữ nhiều tài liệu có liên quan.

Lực lượng công an đến khám xét nơi ông Lèo công tác
Chiều 27.12, đại tá Phan Hữu Thúy, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của Sở Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, cho đến thời điểm này Cơ quan CSĐT Công an Sóc Trăng vẫn chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can cũng như ra lệnh tạm giam đối với ông Lèo và ông Tân mà chỉ mới tạm giữ hình sự.
Ông Thúy cho biết thêm, qua lời khai của ông Lèo và ông Tân, công an quyết định tạm giữ hình sự thêm Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Truyền (cả hai cùng ngụ TP.Sóc Trăng).
Hùng và Truyền được xác định là hai người được Tân thuê mướn để xiết nợ và đe dọa giết gia đình ông Lèo.
Trước đó, tối 22.12, ông Lèo và ông Tân bị công an bắt quả tang đang đánh cờ ăn tiền tại quán cà phê, bi da máy lạnh Thy Tài 2 (đường Phú Lợi, P.2, TP.Sóc Trăng).
Ngày 26.12, hai đơn vị chủ quản cũng ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Lèo và ông Tân.
Tin ảnh: Trần Thanh Phong



Danh sách thuỷ thủ đoàn tàu Vinalines Queen


 > Đề nghị tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm tàu Vinalines Queen

TPO - Thông tin mới nhất chiều tối 27-12, đơn vị chủ quản tàu biển Vinalines Queen đang mất liên lạc là Cty Vận tải biển Vinalines (thuộc Vinalines) đã cử người hoặc gọi điện thăm hỏi tới người nhà 23 thuyền viên.

Tuy nhiên, lãnh đạo công ty lẫn tổng công ty đều từ chối tiết lộ thêm các thông tin liên quan vì cho rằng tác động không tốt tới người nhà các thuyền viên. Thực ra, trong một số lần tàu của Vinalines gặp sự cố, báo chí muốn tiếp cận cũng không dễ.

Theo bản danh sách 23 thuyền viên trên tàu mà Tiền phong có, đa số thường trú tại Hải Phòng và có tuổi đời rất trẻ. Trẻ nhất là 5 thuyền viên sinh năm 1987. Cao tuổi nhất là máy trưởng sinh năm 1953, tiếp đến thuyền trưởng sinh năm 1968.

Tiếp tục cập nhật...

Danh sách thủy thủ đoàn tàu Vinalines Queen mất tích:

TT

Tên

Năm sinh

Quốc Tịch

Quê quán

Chức danh

1

Nguyễn Văn Thiện

1968

Việt Nam

Hưng Yên

Thuyền trưởng

2

Hồ Quang Đức

1981

Việt Nam

Thái Bình

Thuyền phó

3

Lê Quang Huy

1981

Việt Nam

Yên Bái

Phó 2

4

Vũ Đức Hạnh

1983

Việt Nam

Hải Phòng

Phó 3

5

Lê Bá Trúc

1953

Việt Nam

Thanh Hóa

Máy trưởng

6

Phạm Trung Tuyến

1977

Việt Nam

Hải Phòng

Máy 2

7

Đỗ Anh Đức

1980

Việt Nam

Hải Phòng

Máy 3

8

Quách Văn Hiếu

1982

Việt Nam

Hải Phòng

Máy 4

9

Đặng Văn Kiệm

1963

Việt Nam

Hải Phòng

Thủy thủ trưởng

10

Trần Đình Thư

1985

Việt Nam

Hà Nội

Thủy thủ chính thức

11

Đậu Ngọc Hùng

1980

Việt Nam

Nghệ An

Thủy thủ chính thức

12

Đặng Văn Sơn

1984

Việt Nam

Hải Phòng

Thủy thủ chính thức

13

Trần Đại Nghĩa

1984

Việt Nam

Thanh Hóa

Thủy thủ

14

Ngô Văn Lâm

1985

Việt Nam

Hải Phòng

Thủy thủ

15

Tống Văn Thử

1987

Việt Nam

Thanh Hóa

Thủy thủ

16

Nguyễn Kim Kiên

1985

Việt Nam

Hải Phòng

Sĩ quan vô tuyến

17

Vũ Thiện Phong

1987

Việt Nam

Hải Phòng

Thợ máy

18

Nguyễn Văn Duy

1985

Việt Nam

Nam Định

Thợ máy

19

Nguyễn Tài Phương

1984

Việt Nam

Thanh Hóa

Thợ máy

20

Bùi Văn Phúc

1987

Việt Nam

Hải Phòng

Thợ bảo dưỡng

21

Đỗ Văn Cường

1987

Việt Nam

Hải Phòng

Thợ bảo dưỡng

22

Trương Thanh Quyền

1986

Việt Nam

Quảng Bình

Bếp

23

Phạm Đức Hải

1987

Việt Nam

Hải Phòng

Phục vụ

Đình Thắng