THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 December 2011

Ngắm máy bay mới của Chủ tịch Hòa Phát


Chiếc trực thăng loại 6 chỗ ngồi do Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long mua hồi tháng 6/2010 đã được đổi bằng máy bay mới loại 12 chỗ cùng chủng loại, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của vị doanh nhân này.
Cận cảnh máy bay mới của ông chủ Hòa Phát
Bầu Đức: 'Chơi máy bay riêng, phải biết cách'
Tỷ phú Ấn Độ chi hàng tỷ USD mua 'biệt thự bay'

So với phi cơ riêng mang mã hiệu VN-D686 mà ông Long bỏ hơn 5 triệu đôla Mỹ để mua hồi tháng 6/2010, chiếc trực thăng loại 12 chỗ ngồi vừa được vị chủ tịch này đưa về Việt Nam hiện đại hơn rất nhiều. Ngoài sự tiện nghi về nội thất, số ghế ngồi nhiều hơn, chiếc trực thăng mang mã VN-D668 này có khả năng bay xa hơn giúp ông chủ thép thực hiện chặng Hà Nội - Đà Nẵng mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Theo đó, giá tiền cũng sẽ rất đắt, dù rằng ông Long không tiết lộ con số cụ thể. Bên cạnh đó, khi về đến Việt Nam, chiếc máy bay này sẽ phải chịu các loại thuế gồm VAT 10% và tiêu thụ đặc biệt 30%.

Máy bay mới của ông chủ Hòa Phát chở được 12 người. Ảnh: Hoàng Hà
Máy bay mới của ông chủ Hòa Phát chở được 12 người. Ảnh: Hoàng Hà

Chiếc trực thăng mang mã VN-D668 loại 12 chỗ mới tinh của ông Trần Đình Long đang đỗ tại Sân bay Gia Lâm, Nguyễn Sơn Hà Nội. Chiếc phi cơ cũ cũng chưa được bán mà vẫn đỗ tại đây và do Công ty Bay dịch vụ miền Bắc, thuộc Tổng công ty Trực thăng VN quản lý.

Giống như lần trước, ông Long sử dụng tiền cá nhân để mua máy bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, công việc của mình. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, chiếc phi cơ riêng cũng phụ vụ ban lãnh đạo cũng như nhân viên công ty nhằm đáp ứng kịp thời công việc phát sinh.

Nguồn tin của Tập đoàn Hòa Phát cho biết máy bay đã tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại cho ban lãnh đạo công ty. Hiện tập đoàn có rất nhiều dự án khai thác khoáng sản, sản xuất thép... đặt tại nhiều tỉnh thành. Chẳng hạn, với dự án khai thác khoáng sản tại Hà Giang, chỉ cần khoảng một giờ bay, ban lãnh đạo tập đoàn đã có thể có mặt ở đây để xử lý kịp thời các công việc phát sinh.

"Chúng tôi coi máy bay là phương tiện đi lại. Tôi cho rằng nếu không có cuộc khủng hoảng vừa qua, sẽ có nhiều cá nhân ở Việt Nam cũng sở hữu máy bay riêng", một lãnh đạo Hòa Phát nói.

Hồi đầu tháng 4/2010, Chủ tịch Trần Đình Long lần đầu tiên công khai trước đại hội cổ đông Tập đoàn Hòa Phát về khoản chi phí ban đầu 17,42 tỷ đồng dành để sắm máy bay riêng. Hợp đồng được ký kết thông qua Tập đoàn Hòa Phát, song toàn bộ số tiền mua bán, thuê phi công, sân bay, bảo dưỡng, sửa chữa do cá nhân ông Long chi trả. 17,42 tỷ đồng là số tiền mà ông Long chuyển để thanh toán qua công ty. Giá mua ban đầu của chiếc trực thăng loại 6 chỗ này vào khoảng 3 triệu USD, cộng các loại thuế và chi phí phát sinh, chi phí mua lên gần 5 triệu đôla Mỹ (tương đương 96 tỷ đồng).

Sau hơn một năm sử dụng, ông Long là người đầu tiên đổi máy bay bằng một chiếc rộng hơn và hiện đại hơn.

Ngắm máy bay mới của ông Trần Đình Long

Hồng Anh