THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 December 2013

Côn an giựt dọc

http://www.youtube.com/watch?v=2Ua9GzTX_kk 


Nguyên Thạch (Danlambao) - Tặng Trung úy CA sắc phục, cùng một số an ninh du côn và Thạc sĩ dỏm Nguyễn Tuấn Anh đã giựt đồ vào ngày chào mừng Quốc Tế Nhân Quyền.

Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền
Thì mắc chứng gì phải nổi điên?
Phải đi cướp giựt rùi chạy trốn
Ba lô sách vở, nào phải tiền!

Côn an nước Việt!
Thật dở hơi
Dân khi gặp nạn, chỉ kêu trời!
Gọi mãi, chẳng thấy thằng nào tới
Nạn mặc kệ bây
Tao thảnh thơi!

Cái xứ gì đâu
Quá lạ lùng!
Chủ trương đảng hóa dân bần cùng
Lá chắn còng chiêng... chuyên đàn áp
Ăn nói mày tao, thiệt lùng bùng.

Giả nhân bất lý... hạng chui lòn
Cúi mặt!
Còn đảng thì mình còn
Chỉ biết có tiền và nhậu nhẹt

Bia miệng?
Sao bằng với bia lon!


Túm cổ côn đồ mà đánh


http://www.youtube.com/watch?v=4ksFPVBIp8w

 (“Nắm thắt lưng địch mà đánh”)

Trước uy tín về thành tích tôn trọng quyền con người của đảng và nhà nước CHXHCNVN ngày càng được nâng cao, đặc biệt là sau khi ta vớ được giữa trời chiếc ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ, bọn côn đồ trở nên hốt hoảng, đâm ra bức xúc và điên cuồng phá hoại.

Chúng tìm mọi cách ngăn cản những công dân yêu nước có thiện chí tiếp tay với đảng và nhà nước xuống đường phổ biến bản Tuyên Ngôn Nhân quyền cho đồng bào vốn không hay biết gì do hậu quả chiến tranh và do sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy trước đây. Điều này khiến cho nhà nước của dân do dân vì dân dưới sự lãnh đạo của đảng CS quang vinh muôn năm tức tốc bỏ ăn bỏ ngủ đi tìm giải pháp đối phó với bọn côn đồ vì quyền con người của 90 triệu dân.

Ai cũng biết Côn đồ, đặc biệt là côn đồ XHCN, là bọn phi nhân, tệ hơn nữa có nhiều người còn gọi bọn chúng là phi cầm phi thú, chuyên sống ngoài vòng pháp luật; chúng tự cho chỉ mình chúng có quyền hành trên tất cả mọi thứ, kể cả trên Hiến Pháp vốn xưa nay được coi là Bộ luật tối thượng của một quốc gia, nên chúng rất dị ứng tối kỵ chuyện Nhân Quyền.

Trong chiến tranh chống Mỹ kíu nước, sỡ dĩ ta đã đại thắng mùa xuân 1975 là nhờ vận dụng một cách tài tình và sáng tạo chiến thuật “nắm lưng quần địch mà đánh”.

Ngày nay trong tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ với trách nhiệm cao cả là bảo vệ Quyền Con người, đảng đang dẫn dắt nhân dân ta anh hùng đi vào một cuộc chiến tranh thần thánh mới. Đó là chiến tranh chống bọn phản động phá hoại Quyền Con Người.

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước trước đây, bộ đội ta từng anh dũng có công đắp mô, phá đường, gài mìn xe đò, giật sập cầu, đốt chợ, tung lựu đạn vào rạp hát, quán bar, pháo kích lung tung xòe bất kể khu dân cư hay trường học, điển hình trường Tiểu học Cai Lậy, nhưng phải đợi đến khi áp dụng chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh”, Miền Nam mới suy sụp trên mọi phương diện dẫn đến Đại thắng Mùa Xuân 1975, làm chấn động địa cầu lung lay thủy cống.

Ngày nay trong chiến tranh chống phá Nhân quyền, bọn phản động côn đồ đang áp dụng chiến thuật mềm nhưng cực kỳ lợi hại là chúng đi truy lùng xé nát những tờ giấy copy đề cập đến Quyền Con người, những giấy copy của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà đảng ta đã long trọng đặt bút ký và tuyên thệ nghiêm chỉnh thực thi. Chúng lại còn “trẻ không tha” bóp nát bong bóng có ghi chữ Quyền Con Người trên tay con nít giữa Hà Nội, thủ đô của phẩm giá con người, giữa thành phố mang tên bác Hồ Hẹ à quên bác Hồ Nghệ vô vàn kính yêu. Rồi, khi xé không được, bóp không xong tại chỗ vì quân chúng nhân dân la ó phản đối, chúng lại quay sang giở trò chụp giật của người ta, xách chạy như phường cướp giật chợ Đông Ba của Huế, đất kinh đô ta vừa kỷ niệm 45 năm đại thắng Mậu Thân 68 với thành tích chôn sống, đập đầu mấy ngàn tên địch trong đó có cả bọn giáo sĩ, bác sĩ người nước ngoài.

Để chiến thắng cuộc chiến tranh thần thánh mới hôm nay, đảng ta sau khi nhận định đúng đắn rằng, chỉ lên mạng viết bài phản đối côn đồ suông không thôi, mặc dầu là chính đáng và được thế giới quan tâm và đồng tình ủng hộ, nhưng kết quả nhất định sẽ chẳng đi đến đâu; Côn đồ vưỡn tiếp tục coi luật pháp là đồ bỏ, Quyền con người là thứ xa xỉ, và chúng tiếp tục nhởn nhơ tung hoành chống phá mọi nỗ lực chiến đấu của ta, một cách ngày càng lộng hành, nên Bộ chính trị đã họp khẩn cấp và đi đến nghị quyết đồng thanh áp dụng chiến thuật “Túm Cổ Côn đồ mà đánh”, như trước đây nhờ “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh” đảng ta mới chiến thắng vẻ vang. Có như thế may ra mới bảo đảm được danh dự cho cái đít của nhà nước ta chưa nóng trên ghế HĐNQ/LHQ, và bảo vệ được Quyền Con Người cho 90 triệu dân đang khao khát.


Nhân vật năm 2013: Đức giáo hoàng Phanxicô

VRNs (12.12.2013) – Sài Gòn – Tạp chí Time đã bầu chọn Đức giáo hoàng Phanxicô Nhân vật của năm 2013. Đức Phanxicô là Giáo hoàng thứ ba được nhận vinh dự này, sau khi Đức Gioan XXIII năm 1962 và Đức Gioan Phaolô II vào năm 1994.
Cha Federico Lombardi, SJ, Giám đốc Văn phòng báo chíTòa thánh cho biết:
“Đây là một quyết định không bất ngờ, vì sự cộng hưởng tuyệt vời và sự chú ý xung quanh cuộc bầu cử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngay từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng mới. Đây thực sự là một trong những giải thưởng uy tín nhất của báo chí quốc tế hướng đến những người thúc đẩy các giá trị tâm linh, tôn giáo và đạo đức cũng như lời kêu gọi hòa bình và công bằng một cách sắc bén. Đối với Đức Giáo Hoàng, ngài không phải là người đang tìm kiếm sự nổi tiếng và thành công, bởi vì ngài đã đặt cuộc sống của mình để phục vụ việc loan báo Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Sự kiện này làm đẹp lòng Đức Giáo Hoàng, đó là điều thú vị và đem lại hy vọng cho con người. Sự lựa chọn “Nhân vật của năm” nay làm cho nhiều người thấy đó là đương nhiên. Đức Giáo Hoàng là thực sự hạnh phúc về điều này”.
13121207
Wikipedia cho biết: Đức Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latinh: Franciscus [franˈtʃiskus] sinh 17 tháng 12 năm 1936, tên thật là Jorge Mario Bergoglio) là giáo hoàng thứ 266 và đương nhiệm của Giáo hội Công giáo.
Ngài sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires. Ngày 11 tháng 3 1958, ngài gia nhập Dòng Tên ở Argentina. Đến năm 1969, ngài trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ngài trở thành Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y.
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ngài được bầu làm Giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh (lễ nhậm chức) được cử hành vào ngày 19 tháng 3, 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse. Vì ông sinh tại Argentina nên ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III), và là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm người kế vị Thánh Phêrô. Tông hiệu của Đức Phanxicô, cũng là tông hiệu lần đầu tiên được một Giáo hoàng dùng và nó được lấy từ tên của thánh Phanxicô thành Assisi.
Với tư cách là cá nhân hay là chức sắc tôn giáo, Đức giáo hoàng Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau. Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ngài thể hiện một tác phong giản dị hơn trong quá trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn ngài chọn nơi cư ngụ là Lưu xá Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng cho Giáo hoàng tại điện Tông Tòa, mặc áo lễ đơn giản hơn và từ chối mặc chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc cử. Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một xứ đạo, Đức Phanxicô nói “đây là thông điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa: tình yêu”. Mặc dù chỉ mới lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo được vài tháng nhưng tạp chí danh giá Forbes đã xếp Đức Giáo hoàng Phanxicô ở vị trí thứ 4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới của năm 2013.
PV. VRNs

Xây sân bay trực thăng không phép giữa Hà Nội

Tiếp cận hồ sơ và điều tra bước đầu tại Dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ, phóng viên đã phát hiện hàng loạt sai phạm.

Các sai phạm như: Xây cao quá giấy phép 4 tầng, làm sân bay trực thăng trên sân thượng khi chưa có công văn chấp thuận của Bộ Quốc phòng, triển khai dự án công viên cây xanh, đường nội bộ đè lên hàng chục nhà dân đã được cấp sổ đỏ và hệ thống cống ngầm, bể phốt của hai khu nhà tập thể lâu năm…
Giấy phép 9 tầng, xây 13 tầng
Hơn 16 năm trước, trong cơn sốt thu hút đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 20/1/1997 cho Dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ, với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, chủ đầu tư là Tập đoàn Keystoneinvest (Hoa Kỳ) do Tiến sĩ Việt kiều Trần Văn Khoát là đại diện. Đây là dự án 100% vốn nước ngoài, được chủ đầu tư hứa hẹn, “hàn gắn những tổn thương về thể chất và tinh thần mà cuộc chiến tranh Mỹ - Việt đã gây ra”.
Ngày 16/3/2001, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 1463/QĐ-UB thu hồi 9.998m2 tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy để cho phép Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ thuê trong thời hạn 40 năm, giá thuê đất là 1,68 USD/m2/năm.
 Mô hình toà nhà thiết kế 9 tầng nổi có sân đỗ trực thăng song đến nay chưa có giấy phép của Bộ Tổng tham mưu.
Thế nhưng, mãi đến đầu năm 2006, HĐND thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết “buộc” Dự án phải khởi công vào quý III năm 2006, nếu không sẽ thu hồi và sẽ hoàn thành vào quý II năm 2009. Song đến nay, dự án vẫn chỉ là đại công trường đắp chiếu, để lãng phí khu đất vàng trị giá khoảng 1.500 tỉ đồng suốt 16 năm qua.
Sáng 27/11, phóng viên trở lại công trường Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ, phía trong khu vực quây tôn im lìm vắng như “chùa bà Đanh” là tòa nhà trung tâm đã xây xong phần thô 13 tầng đứng chỏng chơ, nhiều mảng kính đã bong tróc. Lật giở Quyết định số 709/QĐ-BXD ngày 27/4/2006 của Bộ Xây dựng do ông Nguyễn Văn Liên, khi đó là Thứ trưởng Bộ ký trước ngày khởi công, chúng tôi không khỏi giật mình khi dự án chỉ được cấp phép xây dựng 9 tầng nổi, một tầng hầm. Thế mà trên thực tế đến nay, chủ đầu tư nước ngoài đã liều lĩnh xây quá giấy phép 4 tầng mà không hề bị các cơ quan chức năng của quận và thành phố xử lý. Vấn đề này cũng được người dân nhiều lần có ý kiến phản ánh nhưng đã bị cơ quan chức năng “phớt lờ”.
 Bộ Xây dựng cấp phép toà nhà chỉ có 9 tầng nổi… và thực tế hiện nay là 13 tầng nhưng chưa bị xử lý.
Cụ thể vào ngày 22/6/2012, trong biên bản làm việc giữa lãnh đạo quận Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, có sự tham gia và chủ trì của các ông: Nguyễn Trọng Lễ, Phó chủ tịch UBND quận; Lương Mậu Hùng, Chủ tịch UBND phường; Bùi Văn Đang, Trưởng Công an phường và các hộ dân tổ 79,81 đã thể hiện rõ điều này. Biên bản còn ghi rất rõ ý kiến ông Hoàng Xuân Hải ở 185 Tô Hiệu cho biết, ngay từ ngày 18/10/2010, ông đã làm đơn gửi đến các cấp chính quyền và gửi vượt cấp cả lên Quốc hội phản ánh nhiều nội dung, trong đó có nội dung Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ xây dựng trái phép (9 tầng xong đã xây 13 tầng từ năm 2010).
Tuy nhiên, đến nay đã 3 năm, sai phạm này chưa hề bị xử lý khiến dư luận đặt câu hỏi, có hay không sự “bảo kê” cho sai phạm lớn như vậy, xây vượt tới 4 tầng với hàng chục nghìn mét vuông sàn. Dư luận cũng không thể không đặt câu hỏi có sự khuất tất gì không khi mà Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị từng đưa ra tuyên bố “không có ngoại lệ với công trình sai phép” từ năm 2007. Sau tuyên bố này, nhiều công trình sai phép, xây cao tầng ở Hà Nội đã bị “trảm” để giữ kỷ cương phép nước. Vậy mà công trình Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ tại sao vẫn “ung dung tự tại”. Phải chăng vì chủ đầu tư nước ngoài thì được “ưu ái” hơn hay còn có uẩn khúc gì khác? Thiết nghĩ việc này cần được làm rõ gắn với trách nhiệm cán bộ trong triển khai Nghị quyết Trung ương 4.
Xây sân bay trực thăng vi phạm nghiêm trọng về quốc phòng - an ninh
Chưa hết, với hạng mục xây dựng sân bay trực thăng trên nóc tòa nhà 9 tầng, nay đã là 13 tầng là một sai phạm hết sức nghiêm trọng. Việc xây dựng sân bay trực thăng, bãi đỗ, nhà cao tầng là hạng mục đặc biệt liên quan trực tiếp tới bảo đảm quốc phòng - an ninh; liên quan tới rất nhiều vấn đề như phương án đường bay, tầm bắn phòng không, an ninh hàng không, phương án tác chiến chung của khu vực phòng thủ…
Đặc biệt, vị trí sân bay với tòa nhà 9 tầng so với sân bay ở tòa nhà 13 tầng là một thay đổi lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phương án tổng thể về quốc phòng - an ninh; cần phải báo cáo và được phép của cơ quan chức năng, liên quan tới nhiều đơn vị như Quân chủng Phòng không - Không quân, Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu), Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Quốc phòng…
Thế nhưng, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo nhiều đơn vị đều cho hay đến nay chưa hề nghe nói về việc Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ xin xây sân bay trực thăng trên nóc tòa nhà 9 tầng, càng không biết tòa nhà đã bị xây lên tới 13 tầng.Về việc này, ngay từ ngày 20/6/2007, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3415/VPCP-QHQT do ông Nguyễn Xuân Phúc khi đó là Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ: “Phải phối hợp với Bộ Quốc phòng làm rõ các điều kiện cần thiết trên cơ sở quy định của pháp luật, hướng dẫn chủ đầu tư lập đề án cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền xem xét”.
Đến nay, chủ đầu tư chưa thực hiện là làm trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nghiêm trọng hơn, việc tuỳ tiện thay đổi thiết kế, xây trái phép 4 tầng rõ ràng là một sự “cơi nới” tuỳ tiện, không có thẩm định của cơ quan chức năng, sẽ phá vỡ kết cấu, không đảm bảo an toàn cho hạng mục sân bay trực thăng, có thể làm công trình bị biến dạng, có bị thay đổi kết cấu và có ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình cũng như cư dân sống trong khu vực?...
Điều chỉnh quy hoạch 3 lô đất - nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỉ đồng
Với dự án công viên cây xanh, khi thẩm định dự án do Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ đề xuất, UBND quận Cầu Giấy, Sở Quy hoạch và Kiến trúc cùng Sở Tài nguyên và Môi trường đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra thực địa khiến cho dự án rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”.
Khi đo đạc làm phương án giải phóng mặt bằng, mới vỡ ra chuyện dự án lấn luôn vào đất của hàng chục hộ dân đã được cấp sổ đỏ, làm gia tăng bức xúc. Ngày 5/7/2010, đoàn kiểm tra gồm nhiều cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường khu đất CX1 đã phải lập biên bản thừa nhận toàn bộ khu mốc giới do Sở Tài nguyên và Môi trường cắm đã lấn và chỉ giới nhà tập thể F3 khoảng 2m, được thành phố cấp phép xây dựng từ năm 1992, có hàng nghìn mét vuông nhà 4 tầng, 6 tầng, nhà gạch. Trước sai sót này, các cơ quan chức năng đã phải điều chỉnh lại mốc giới dự án liên quan tới nhà F3.
Việc UBDND quận Cầu Giấy, UBND Thành phố Hà Nội và chủ đầu tư chưa triển khai lấy ý kiến nhân dân khi điều chỉnh quy hoạch liên quan đến lô đất CX1 đã vi phạm Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007. Vừa qua, Ủy ban Trung ương MTTQVN đã có Công văn số 3603/MTTW-BTT ngày 5/7/2013 gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ: “UBND TP Hà Nội và quận Cầu Giấy thu hồi đất và điều chỉnh quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy mà chưa lấy ý kiến nhân dân là không đúng với quy định của pháp luật”.
Công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm việc với Bộ Quốc phòng để hoàn thiện các thủ tục xin phép xây dựng sân bay trực thăng đã không được chấp hành. 

Trở lại với Quyết định 5211/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND Thành phố ký ngày 8/10/2008 về điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm. Đáng lưu ý, tại lô đất số 1 theo quyết định điều chỉnh ghi rõ: “Theo quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy tỷ lệ 1/2000 được duyệt là đất hành lang cách ly điện cao thế, sau khi hạ ngầm tuyến điện, phần đất này có chức năng là đất cây xanh (hiện nay Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ đang nghiên cứu theo chủ trương của UBND thành phố), ký hiệu CX1. Quyết định này đã bị nhiều người dân như các ông bà Vũ Thị Bình, Hoàng Văn Khánh, trong đó có cả đại biểu Quốc hội khóa XII Trần Thị Kim Phượng có ý kiến nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.
Theo các đơn thư này, thì việc điều chỉnh quy hoạch hành lang lưới điện sau khi hạ ngầm có tới hai lô đất chuyển thành công trình nhà ở, một lô đất chuyển thành công viên cây xanh nhưng đều không xuất phát từ quy hoạch tổng thể và nhu cầu thực tế của người dân mà lại hướng tới lợi ích riêng cho hai doanh nghiệp.
Cụ thể, với lô đất CX1, là lô đất chuyển đổi thành dự án cây xanh duy nhất của hành lang lưới điện nhưng lại giao cho một công ty tư nhân nước ngoài là chủ đầu tư Bệnh viện Hoa Kỳ lập dự án khiến người dân rất bức xúc vì dấu hiệu lợi ích nhóm. Bởi lẽ, khu vực này rất đông dân cư, ngoài các nhà tập thể còn có khu vực Làng quốc tế Thăng Long, cũng cần khuôn viên cây xanh chung. Vậy thì tại sao không quy hoạch công viên cây xanh cho tổng thể khu vực mà lại dành riêng cho Bệnh viện Hoa Kỳ? Tại sao không giao việc triển khai dự án công viên cây xanh cho doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Cây xanh của thành phố mà lại giao cho tư nhân?
 Một trang trong bản báo cáo hiện trạng dự án CX1 lấn vào hàng chục nhà dân được cấp sổ đỏ.

Theo người dân phản ánh, có dấu hiệu cho thấy chủ đầu tư sẽ tiếp tục thay đổi quy hoạch chi tiết để sau này chuyển đổi khu vực này hạng mục xây dựng công trình nhà ở hoặc kinh doanh. Đó là chưa kể còn nhiều ý kiến của nhân dân đề xuất thêm nhiều hạng mục, trong đó có cả vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng một phần khu đất này cho các dự án hạ tầng, đường sá, nhà ở, bán đấu giá vừa tăng thu ngân sách vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực của nhân dân. Cho nên, việc bổ sung lấy ý kiến của dân, xem xét, sửa đổi lại Quyết định 5211/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Khôi ký là một đòi hỏi cấp thiết.
Tương tự, với hai lô đất TT-01, TT-02 được chuyển thành đất nhà ở liền kề và đất nhà ở thấp tầng nhưng lại giao cho Công ty CP Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng INDECO quản lý gần 17.000m2 đất vàng để đổi lấy một việc rất “bèo” là “hạ ngầm” 1.740m đường điện cao thế. Hiện chưa xong thủ tục xong công ty này đã phân lô bán nền hàng trăm lô đất. Vụ việc này tiềm ẩn nhiều khuất tất lợi ích nhóm nghiêm trọng, gây lãng phí của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.
 Công trình biệt thự do Công ty Indeco bán trái phép trên các lô đất TT-01, TT-02 – tiềm ẩn tiêu cực thất thoát hàng trăm tỷ đồng.

Rõ ràng là với hàng loạt bất cập trên, cho thấy liên quan đến dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ cùng với việc điều chỉnh quy hoạch 3 lô đất CX1, TT-01, TT-02 hiện đang tiềm ẩn hàng loạt khuất tất, có dấu hiệu sai phạm gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Những dấu hiệu sai phạm trên đủ cho thấy đã đến lúc các cơ quan thanh tra của thành phố Hà Nội, cao hơn là Thanh tra Chính phủ cần sớm vào cuộc xác minh, làm rõ toàn bộ những sai phạm liên quan tới dự án Bệnh viện Hoa Kỳ và 3 lô đất, xử lý nghiêm minh, tránh thất thoát tài sản của Nhà nước và vi phạm lợi ích chính đáng của nhân dân.
Cách đây 7 năm, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội từng ra nghị quyết buộc dự án phải thi công, nay HĐND thành phố lại bước vào một kỳ họp cuối năm, hi vọng rằng những sai phạm, "ung nhọt" tại Bệnh viện Hoa Kỳ và các dự án liên quan sẽ được HĐND thành phố Hà Nội nhìn nhận và xử lý nghiêm minh.

Theo Petrotimes
BÀI ĐỌC NHIỀU

Dinh thự Chủ tịch Bình Dương to như cung điện?

"Dinh thự" của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương.

Mới đây, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH bàn về thực trạng lãng phí, có ĐB đã nói: “Trụ sở một số tỉnh thì mênh mông, trụ sở của đảng ủy nhiều tỉnh thì phản cảm, xây dựng lộng lẫy, xa hoa. Đây là nơi phục vụ dân chứ không phải là cung điện”. Đấy là chuyện tài sản công, nay quay lại ở tỉnh Bình Dương mới biết, “dinh thự” của Chủ tịch UBND Bình Dương Lê Thanh Cung xem ra cũng nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện…
Theo thông tin bạn đọc cung cấp, nhóm PV đã đi tìm hiểu và thật sự bất ngờ trước khối tài sản của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, và những gì PV ghi nhận được ai ai ở đất Bình Dương ít nhiều cũng biết. Thật ra tài sản ấy từ đâu mà có?
Từ khu rừng cao su lên đến hơn 100 ha?
Khi vừa đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để ăn sáng, hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung, ai cũng biết và họ tận tình chỉ đường cho chúng tôi tìm đến. Họ còn “lưu ý” rằng: “Trong khu vực rừng cao su đó, khi nào các anh thấy nơi nào có tường rào kẽm gai, toàn bộ rừng cao su có đến hàng trăm hecta nhưng đều được rào bằng rường rào kẽm gai hẳn hoi, đường dẫn vào rừng cao su tráng nhựa đẹp, đó là rừng cao su của ông Chín Cung”….
Theo sự chỉ dẫn của người dân, khoảng 20 phút sau, chúng tôi có mặt tại Ấp 8 (nay đổi tên thành Ấp Bến Sắn), thuộc xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Cũng thật không khó để nhận ra rừng cao su bạt ngàn của ông Chín Cung trên con đường tráng nhựa liền lặn và đẹp nhất ở xã Long Nguyên. Nhằm làm rõ rừng cao su được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai kiên cố, vào vai một người khách đi lỡ đường, tôi tấp xe gắn máy vào căn nhà nằm trong khuôn viên rừng cao su của ông Chín Cung.
 Khu rừng cao su rộng hơn 100 ha, trị giá gần 150 tỷ đồng của ông Chín Cung.
Một người đàn ông luống tuổi, ở trần trùng trục, trên người nhễ nhại mồ hôi, bước ra hỏi chúng tôi kiếm ai. Chúng tôi giả vờ hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung ở đâu, người đàn ông nhanh nhảu nói: “Ở đây, khoảng 100 hecta này là của ông Chín Cung. Cao su này được 6-7 tuổi, các chú hỏi mua cao su phải không?”. Chúng tôi phải trả lời khéo là nghe nói ông Chín Cung có rừng cao su đẹp, nên muốn đến tham quan. Người đàn ông cho biết tiếp: “Khỏi nói rồi, rừng cao su của ông Chín ở đây ai mà không biết ngon lành nhất vùng”. Chịu khó mất khoảng một giờ đồng hồ đảo quanh khu vực rừng cao su của ông Chín Cung, chúng tôi phải thừa nhận là rừng cao su của ông Chín thuộc hàng đắt giá nhất ở địa phương. Các con đường chính dẫn vào rừng cao su ông Chín Cung đều được xây dựng liền lạc, khi qua khỏi ranh giới rừng cao su của ông Chín Cung là đường sá bầy hầy, xuống cấp…
Theo giá cả mà chúng tôi hỏi thăm nhiều người dân ở xã Long Nguyên, mỗi hecta rừng cao su mặt tiền đường nhựa đẹp như rừng cao su của ông Chín Cung có giá 1,2 - 1,3 tỷ đồng. Từ diện tích rừng cao su trên dưới 100 hecta kể trên, ông Chín Cung đang có trong tay số tài sản “nhỏ nhoi” lên đến hàng trăm tỷ đồng. Một số tiền khổng lồ đối với người dân ở địa phương, cả nước nói chung.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 1978 - 1982, ông Lê Thanh Cung là cán bộ thường trực Phòng Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Bến Cát. Từ năm 1982 - 1983 đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé. Giai đoạn năm 1983 - 1987 ông Lê Thanh Cung nhận chức vụ Huyện ủy viên, Ủy viên UBND huyện Bến Cát, Trưởng ban Kế hoạch huyện. Đến năm 1987 - 1991 là Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
Đến “dinh thự” trị giá hơn 20 tỷ đồng?
Từ rừng cao su bạt ngàn của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương chúng tôi vào quán ăn ngay thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dùng bữa cơm trưa. Cũng chẳng mấy khó khăn, chúng tôi được chiêm ngưỡng “dinh thự” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, tọa lạc tại đường ĐX81, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một.
Nằm gọn trong khu đất rộng lớn mênh mông, “dinh thự” của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương. “Dinh thự” được xây dựng theo phong cách hiện đại, với nhiều căn phòng tráng lệ, hướng ra mặt tiền đường, tương tự như nhiều căn nhà nhỏ bao quanh “dinh thự”. Ngay sân nhà có hàng trăm loại cây kiểng đắt tiền, có cặp kiểng quý, hàng rào phía trước có remote điều khiển từ xa. Cửa rào vừa bật mở là ba, bốn con chó dữ nhảy ra, sủa inh ỏi…
 Tòa dinh thự nguy nga và bề thế của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung.
Trong vai là người cần tìm mua cây kiểng quý, chúng tôi hỏi thăm ở đâu có kiểng bán, người giữ vườn nói: “Mấy anh tìm nhầm nhà rồi, đây là nhà của ông Chín Cung, Chủ tịch tỉnh, kiểng này của ổng có bạc tỷ, ai mà mua nổi…”.
Để góp phần làm rõ thêm khu vườn “cao su bạt ngàn” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, PV tìm đến nhà một cán bộ lãnh đạo của địa phương theo sự hướng dẫn của người dân ở xã Long Nguyên và được ông B.T, nguyên lãnh đạo UBND xã Long Nguyên cho biết: “Phần đất mà Chín Cung đang sử dụng trước đây có nguồn gốc từ lâm trường Long Nguyên, lâm trường có tổng diện tích là 320,7 hecta. Về sau lâm trường Long Nguyên giải thể, khi ấy Chín Cung đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Dương). Không hiểu vì sao lúc ấy Chín Cung được “cấp” đến 130 hecta đất rừng cao su của lâm trường Long Nguyên thuộc Ấp 8 (nay là Ấp Bến Sắn), xã Long Nguyên. Những người khác, từ cán bộ văn phòng UBND đến Trưởng Ấp cũng được “cấp” 2-3 hecta. Riêng Chín Cung thì có đến 130 hecta đất rừng cao su…”.
Theo Kinh doanh & Pháp luật

Lời khai của Dương Chí Dũng: Tiền hậu bất nhất

Kienthuc.net.vn) - Trong lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa hôm nay cho thấy tiền hậu bất nhất ở một số vấn đề. 
Lúc 11h30 trưa nay (12/12), Dương Chí Dũng là người đầu tiên trong số 10 bị cáo bước lên trả lời các câu hỏi của HĐXX.
Trong lời khai của Dương Chí Dũng cho thấy sự tiền hậu bất nhất. Liên quan đến nội dung phê duyệt Dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, ông Dũng cho rằng, với dự án này, thẩm quyền phê duyệt thuộc chức trách của Hội đồng quản trị, do đó, không phải xin ý kiến của ai, vì đó là vốn huy động (không thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước).
Bị cáo Dương Chí Dũng được dẫn giải vào tòa.  
Bị cáo Dũng lý giải, trường hợp sử dụng vốn nhà nước thì phải trình và xin ý kiến của lãnh đạo Bộ chủ quản, đồng thời đề nghị Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. “Bị cáo hiểu rằng, như vậy đã được chấp thuận, phê duyệt”, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines nói trước tòa. Tuy nhiên, khi vụ án bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, bị cáo Dũng lại thừa nhận mình đã sai khi phê duyệt dự án nói trên.
Về việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Dũng khai rằng trong dự án, Tổng giám đốc Vinalines có đề xuất mua ụ nổi. “Căn cứ vào Nghị quyết của HĐQT giao cho Tổng giám đốc thực hiện. Bị cáo không định hướng, không chỉ đạo mua ụ nổi mới hay cũ. Bị cáo không cử ai đi khảo sát mua ụ nổi, không chỉ đạo gì cả dù là trực tiếp hay nói chuyện điện thoại”, bị cáo Dũng khai tại tòa.
Thẩm phán Ngô Thị Ánh hỏi: "Tại sao bị cáo biết Công ty Nakhodka (Liên bang Nga) có bán ụ nổi để mua?". Bị cáo Dũng cho hay, sở dĩ biết là vì trước đó công ty này cũng bán 2 ụ nổi cho Vinashin, tuy nhiên khi kéo về đã bị chìm.
“Tôi nghe báo cáo không mua được ụ nổi trực tiếp với Công ty Nakhodka được vì vướng mắc các thủ tục pháp lý nên phải mua qua Công ty AP (Singapore). Tôi có quan hệ cá nhân với anh Phúc (Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines) không tốt nên không can thiệp vào việc mua bán, kể cả công việc của những anh em khác tôi cũng không can thiệp. Họ cứ theo thẩm quyền để làm, chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật”, bị cáo Dũng lý giải để chứng minh rằng mình không liên quan đến việc mua ụ nổi 83M mà sau này thành một khối sắt vụn.
Hội đồng xét xử.  
Theo cáo buộc, ông Dũng, Phúc chỉ đạo phải "mua bằng được" với giá 9 triệu USD trong khi giá trị của "ụ nổi đã bị hư hỏng nặng này" do chủ sở hữu là công ty của Nga đưa ra chỉ dưới 5 triệu USD. Hậu quả, tổng tiền phê duyệt mua, vận chuyển, tổ chức sửa chữa ở Việt Nam được điều chỉnh lên tới 19,5 triệu USD.
Hiện, sau nhiều năm, tổng tiền đổ vào "đống sắt gỉ" 83M đã lên tới hơn 525 tỷ đồng (cả mua bán, và sửa chữa, bảo quản...), tương đương hơn 24 triệu USD, trong khi chưa một lần được đưa vào sử dụng.
HĐXX làm rõ thêm nội dung xuất xứ ụ nổi, bị cáo Dũng khai nhận, sau khi được Tổng giám đốc trình mua ụ nổi 83M của Công ty AP (Singapore), ông Dũng có thắc mắc, sao không mua của Nga thì được ông Phúc giải thích, đó là rào cản thủ tục. Do vậy, ông Dũng chấp thuận mua ụ nổi đó và có biết ụ nổi có hỏng hóc, nhưng được báo cáo đó là “hỏng hóc nhỏ”.
Minh Hiếu (Tổng hợp)
BÀI ĐỌC NHIỀU

Cứu sống trường hợp hy hữu, chém mẹ lòi con

 - Chiều 12/12, bác sĩ Phạm Văn Đông, trưởng khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, lúc 23g30 ngày 11/12 bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng choáng nặng vì mất máu, huyết áp không đo được, da niêm tái nhợt, hôn mê và nội tạng rơi ra ngoài do những vết chém trên người.

Danh tính bệnh nhân được xác định là Vũ Thị H.N. (32 tuổi). Thông tin ban đầu cho biết, chị N đang mang thai tháng thứ 9, cùng chồng cư ngụ tại một chung cư tại quận Tân Phú.
Cứu sống, hy hữu, chém, hôn mê
Chị N đang được tích cực điều trị tại khoa Ngoại tổng quát bệnh viện Chợ Rẫy

21g ngày 11/12, chị N. đang trong phòng tắm đột nhiên người chồng tay cầm dao bầu, mở cửa chém loạn xạ vào người chị. Chị bị nhiều vết chém trên mặt, cổ; đặc biệt là vết chém dài 12cm ở bụng khiến đứa con lọt ra ngoài.

Chém xong, người chồng tự đâm vào người để tìm cái chết. Chị N tuy hoảng loạn nhưng cũng giữ được bình tĩnh, ôm chặt đưa con còn nhau và rốn chốt chặt cửa nhà tắm đồng thời la hét kêu cứu.

Bà con chung quanh chạy đến phá cửa đưa cả hai người đến bệnh viện đa khoa Khu công nghiệp Tân Bình Cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ đã kẹp rốn tách hai mẹ con và chị được chuyển tiếp đến bệnh viện Hùng Vương. Đứa bé đưa vào bệnh viện Nhi đồng 1.

Do vết thương quá nặng, mất máu nhiều nên chị N. được chuyển tiếp đến bệnh viện Chợ Rẫy.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Đông cho biết thêm, chị N được các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát, tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với bác sĩ chuyên khoa bệnh viện phụ sản Hùng Vương tiến hành khâu lại tử cung bị rách, rửa sạch ổ bụng, sắp xếp lại nội tạng cho bệnh nhân.

Sau ba giờ phẫu thuật, chị N được truyền tổng cộng 6 lít máu và dịch truyền. Hiện chị đã qua giai đoạn nguy kịch. Chị đã nghe được và trả lời chậm những câu hỏi.

Theo nguồn tin từ gia đình chị N, bé trai con chị bị vết chém sướt qua mông. Cháu cũng được chăm sóc tích cực tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và sức khỏe khả quan.

Được biết chị N là kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) và đã có một đời chồng. Người chồng trước lớn hơn chị 10 tuổi và có một đứa con chung. Sau đó cả hai ly dị và chị đến với người chồng sau cũng là một kỹ sư CNTT.

Sau khi tự đâm, người chồng của chị N đã được chuyển đến điều trị tại một bệnh viện trong thành phố.

Trần Chánh Nghĩa



  
Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/xa-hoi

Thủy điện xả lũ: Bồi thường, chứ không phải ‘hỗ trợ"

 Sáng 12/12, HĐND tỉnh Quảng Nam bắt đầu nóng lên từ phiên chất vấn của các đại biểu xung quanh vấn đề thủy điện xả lũ gây thiệt hại lớn cho người dân vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn trong đợt lũ vào tháng 11 vừa qua...


Nóng chuyện thủy điện 


Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Sỹ, chủ tọa cuộc chất vấn sáng 12/12 đã nhấn mạnh: Việc xả lũ của thủy điện khi gây ra hậu quả thì phải bồi thường cho người dân. 
Vấn đề là làm sao xác định được đâu là thiệt hại do mưa lũ gây ra, đâu là lũ do thủy điện gây ra để qui trách nhiệm và yêu cầu bồi thường chính đáng cho người dân.
Thủy điện, xả lũ, bồi thường, ‘hỗ trợ
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam 
Ông Sỹ nhấn mạnh: “Việc xây dựng thủy điện có nhiều mặt lợi, không thiếu điện, cung cấp năng lượng. 
Nhưng về mặt sâu của thủy điện như rừng mất, tái định cư còn nhiều bất cập, giải quyết đất sản xuất cho đồng bào chưa được chặt chẽ, cần tập trung xử lý những công trình đang xảy ra. 
Giữa cái lợi và cái bất cập cần phải có hướng xử lý triệt để, kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm khai thác mặt lợi nhiều hơn đối với mặt hại. UBND tỉnh phải quản lý chặt chẽ quy trình xả lũ của thủy điện”.
Thủy điện, xả lũ, bồi thường, ‘hỗ trợ
Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho người dân vùng hạ du Quảng Nam. 
Trước những vấn đề bức xúc do thủy điện gây ra, hầu hết các đại biểu đều đề nghị nghiêm túc xem xét trách nhiệm của thủy điện và những mặt lợi của thủy điện.

Đối với các dự án thủy điện đã hoàn thành, đưa vào vận hành, các đại biểu đồng tình việc đề nghị HĐND tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương xem xét, điều chỉnh lại quy trình xả lũ cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời sớm ban hành quy trình vận hành đập thủy điện vào mùa khô. 
Thủy điện, xả lũ, bồi thường, ‘hỗ trợ
Đại biểu Nguyễn Văn Hùng
“Cần có cơ chế và chiến lược đối phó với những tác động tiêu cực từ các dự án thủy điện; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các dự án thủy điện trong việc trồng rừng thay thế, quá trình vận hành các hồ đập” - đại biểu Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN&PTNT nói.

Bồi thường, chứ không phải hỗ trợ


Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, cho rằng: “Năm 2009 chỉ có Thủy điện A Vương gây lũ lớn, gây thảm họa lớn cho vùng hạ du. Còn năm 2013 thủy điện có ảnh hưởng lũ hay không, nói có cũng được, nói không cũng xong. Nếu không có thủy điện, hằng năm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra lũ, lụt lớn. 
Thủy điện, xả lũ, bồi thường, ‘hỗ trợ
Quang cảnh kỳ họp
Đợt lũ vừa rồi là do khi bão kèm mưa lớn nên lũ lên nhanh, nước về hồ cao, nếu các thủy điện không xả lũ nguy cơ sẽ vỡ đập. Thủy điện xả lũ có báo cáo với tỉnh và các huyện, nhưng báo cáo trong thời gian quá nhanh, quy trình đó không phù hợp thực tiễn đối với vùng hạ du, nước về đồng bằng rất nhanh. 

Ông Quang nói: Các chủ hồ phải có báo cáo nước về tại các hồ thủy điện thật cụ thể. Hạ mực nước của các hồ thủy điện xuống thấp nhất từ tháng 9, tháng 10, để nâng dung tích phòng lũ, rồi đến tháng 11 mới cho tích nước trở lại.
Vào mùa hạn cũng phải có quy trình cụ thể cho các thủy điện, không thể chỉ có qui trình xả với mùa lũ.
Thủy điện, xả lũ, bồi thường, ‘hỗ trợ
Ông NGuyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nôngn nghiệp phát triển nông thôn Quảng Nam
”Vào mùa nắng cần nước cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, các hồ chứa phải xả nước. Không thể hàng năm tỉnh phải làm tờ trình đi xin xả nước cứu cây trồng, cứu dân như vậy được” - ông Quang nói.

Trong khi đó, ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho rằng, việc xả lũ của thủy điện từ nhiều năm nay gây thiệt hại lớn cho vùng hạ lưu và người dân đã kêu gào, nhưng vẫn chưa kịp thời giải quyết. 

“Mỗi khi bị thiệt hại, chúng ta cứ làm đơn đề nghị thủy điện hỗ trợ. Theo tôi, thủy điện gây thiệt hại thì phải bồi thường, không phải là hỗ trợ” – ông Muộn nói.
Vũ Trung
Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/xa-hoi

Vụ chôn hóa chất: Truy vấn ‘nóng’ chuyện trách nhiệm

Tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa sáng ngày 12/12, chủ đề mà các đại biểu quan tâm nhất là “trách nhiệm về việc chôn lấp chất thải nguy hại trái quy định của Cty CP Nicotex Thanh Thái gây ô nhiễm môi trường”.

 
Đá trách nhiệm, Sở chỉ rút kinh nghiệm
Các câu hỏi mà đại biểu quan tâm như: Trách nhiệm của vụ việc thuộc về ai?, trách nhiệm của Sở TNMT đến đâu? Vụ việc là do nhân dân phát hiện, vậy trách nhiệm về quản lý nhà nước của Sở TNMT như thế nào?...

Trả lời chất vấn của các đại biểu, về việc Cty Nicotex Thanh Thái (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) chôn hóa chất trong khoảng thời gian dài mà không phát hiện được, ông Vũ Đình Xinh, Giám đốc Sở TNMT cho biết, từ năm 2008 trở về trước, Cty Nicotex Thanh Thái là đơn vị thuộc quyền quản lý của Tổng cục Kỹ thuật – Bộ Quốc phòng.

Hóa chất, truy vấn, trách nhiệm, Thanh Hóa
Ông Vũ Đình Xinh GĐ Sở TNMT chất vấn trước Hội đồng

Vì vậy việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với công ty chủ yếu là do Bộ Quốc phòng thực hiện.

Từ năm 2008 đến nay, Sở TNMT đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, giám sát về công tác BVMT, trong quá trình đó Sở không phát hiện được hành vi chôn lấp thuốc BVTV trái quy định của công ty.
Theo cách giải thích của ông Xinh, sở dĩ Sở không phát hiện được là do công ty thực hiện chôn một cách tinh vi, lén lút và núp dưới bóng một đơn vị quốc phòng.

Chính vì vậy, trước hết phải khẳng định rằng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chính quyền, nhân dân phải là giám đốc Cty Nicotex Thanh Thái qua các thời kỳ.

Bên cạnh việc đổ lỗi trách nhiệm cho Bộ Quốc phòng, Sở TNMT còn “thẳng tay” đổi lỗi cho chính quyền địa phương.
Hóa chất, truy vấn, trách nhiệm, Thanh Hóa
ĐB Dương Thị Lan đặt câu hỏi chất vấn về việc Cty chôn hóa chất

Ông Xinh lý giải trước phiên chất vấn, bằng việc nhiều năm qua thông qua các kỳ tiếp xúc cử tri và phản ánh của nhân dân tại các kỳ họp HĐND huyện, UBND các xã Yên Lâm, Cẩm Vân, Cẩm Tâm, UBND huyện Cẩm Thủy, Yên Định có nắm được nội dung Cty Nicotex Thanh Thái gây ô nhiễm, nhưng chưa kịp thời phản ánh các kiến nghị về Sở để xác minh, xử lý vi phạm của Cty theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, tại các cuộc kiểm tra của Sở TNMT đều có mời đại diện UBND huyện và lãnh đạo UBND xã Cẩm Vân tham gia, nhưng trong quá trình kiểm tra không thấy phản ánh ý kiến của nhân dân liên quan tới vụ việc trên.

Tại phiên chất vấn, Đại biểu của hai huyện Cẩm Thủy và Yên Định cũng thừa nhận việc làm của Cty Nicotex Thanh Thái đã kéo dài nhiều năm qua nhưng không bị phát hiện là do đơn vị này thuộc của Bộ Quốc phòng, chỉ đến khi người dân “tố” thì mọi việc với vỡ lẽ.
Liên quan tới trách nhiệm, người đứng đầu đơn vị Cẩm Thủy và Yên Định cũng chỉ nhận bằng việc… đã kiểm điểm rồi!.

Rút kinh nghiệm!
Hóa chất, truy vấn, trách nhiệm, Thanh Hóa

Hóa chất, truy vấn, trách nhiệm, Thanh Hóa
Khai quật hóa chất tại Cty Nicotex Thanh Thái

Trước những câu hỏi chất vấn của các đại biểu, ông Xinh cũng thừa nhận trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật BVMT tại Cty Nicotex Thanh Thái, Sở còn có những thiếu sót, khuyết điểm.

Cụ thể, trong quá trình kiểm tra Sở chỉ mới tập trung vào việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế các công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo ĐTM (đánh giá tác động môi trường) đã được phê duyệt.

Ông Xinh bao biện bằng việc: “Sở không lường trước, không tính đến việc Cty Nicotex Thanh Thái cố tình chôn trộm chất thải BVTV trái quy định. Vì vậy đoàn kiểm tra không thực hiện kiểm tra hành vi chôn lấp. Thực tế, với địa bàn hoạt động của công ty, việc kiểm tra phát hiện hành vi này là rất khó”.

Về quy trình thực hiện nhiệm vụ, ông Xinh cho rằng Sở TNMT và Môi trường Thanh Hóa luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đúng với quy định và không có các hành vi bao che, dung túng cho các sai phạm hoặc tiêu cực của công ty.

“Với việc Cty Nicotex Thanh Thái chôn hóa chất BVTV trái quy định mà chậm phát hiện, xử lý có trách nhiệm trong quá quản lý của Sở TNMT và Môi trường. Giám đốc Sở đã chỉ đạo tổ chức hội nghị kiểm điểm của cá nhân, tập thể có liên quan cần rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt hơn trong quá trình tổ chức, thực hiện công việc được giao”, ông Xinh nói.
Lê Anh

Hơn 70 học sinh nhập viện sau khi ăn trưa


12/12/2013 15:46 (GMT + 7)
TTO - Khoảng 15 phút sau buổi ăn trưa tập thể, 73 học sinh ở hai khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực (159 Châu Thị Kim, P.3, TP.Tân An, Long An) có biểu hiện đau bụng, nôn, chóng mặt… Một số em ngất xỉu.

Các phụ huynh lo lắng chờ đợi thông tin con mình
Nhà trường đã nhanh chóng đưa các em vào Bệnh viện Đa Khoa Long An cấp cứu.
Bà Bùi Thị Thơ, 49 tuổi, bếp trưởng tại nhà ăn trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, cho biết trưa nay tổ bếp vẫn tổ chức 1.015 suất cơm như thường lệ. Một khẩu phần gồm có cơm, canh súp củ cải nấu thịt và chả cá độn thịt xay. “Tôi đã làm bếp trưởng được 7 năm nay, đây là lần đầu tiên có sự cố này”, bà Thơ cho biết.
Em Nguyễn Hoàng Uyên, học sinh lớp 4/2, cho biết trước khi ăn, em và nhiều bạn khác cùng phát hiện cơm có mùi khó chịu như mùi keo dán. “Nhưng đói quá nên con cùng các bạn cũng ăn hết phần cơm như lời dặn của cô giáo. Ăn xong một lúc thì con thấy đau bụng và chóng mặt, muốn nôn mà không được”, Uyên kể.
Hiện tại, Uyên và nhiều bạn khác sau khi được chuyển vào bệnh viện và được các y tá, bác sĩ sơ cứu đã khỏe lại. Hiện vẫn còn hơn chục học sinh bị mệt, xây xẩm và buồn nôn, đang được truyền nước.
Ông Tôn Thọ Nuôi, phó giám đốc Sở Giáo dục và nhiều thầy cô khác trong Sở đã có mặt tại bệnh viện để thăm hỏi, động viên các em.
Các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành kiểm tra bếp ăn, lấy mẫu thức ăn để xét nghiệm.
SƠN LÂM
4

Dương Chí Dũng: 'Tôi không chỉ đạo mua ụ nổi'

Trả lời thẩm vấn về sai phạm trong việc mua ụ nổi 83M gây thiệt hại hơn 360 tỷ đồng, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng không thừa nhận đã đạo diễn vụ này để được nhận lại quả 10 tỷ đồng.

Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn, bị cáo Dương Chí Dũng (cựu cục trưởng Hàng hải, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines) khai, sau khi Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ về dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, Chính phủ có văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc.
Trên cơ sở đó, đầu năm 2006 Dương Chí Dũng ra nghị quyết triển khai. "Lúc đó, bị cáo nhận thức là đã được chấp thuận. Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, bây giờ hiểu đó là sai", ông Dũng khai. Theo cáo buộc, khi Chính phủ chưa phê duyệt, Bộ Giao thông chưa bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, ông Dũng vẫn cho triển khai dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.850 tỷ đồng. Việc này phạm vào tội Cố ý làm trái.
Dung-500-8686-1386832273.jpg
Ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: TTXVN.
Ông Dũng khai, quá trình triển khai dự án, việc mua ụ nổi có sức nâng 15.000 đến 27.000 tấn là cần thiết nên chọn hàng của Công ty AP (Singapore) - đối tác trước đó đã bán hai 2 ụ nổi cho Vinalines.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc "có chỉ đạo ai mua ụ nổi 83M với giá đắt hơn nhiều giá trị thực", ông Dũng khai mọi việc do Tổng giám đốc Vinalines là Mai Văn Phúc đề xuất vì thuộc thẩm quyền và chức năng của ông này. HĐQT sau đó họp và thống nhất chứ "bị cáo không chỉ đạo ai".
Việc lập đoàn khảo sát để sang Nga xem hàng cũng do ông Phúc đảm trách. Ông Dũng không tham gia nhưng sau đó khi đoàn về thì có báo cáo lại. "Một buổi chiều ngồi uống nước, Trần Hữu Chiều (Trưởng ban quản lý dự án, Phó tổng giám đốc Vinalines) nói với tôi rằng ụ nổi có một số hư hỏng, song bảo việc sửa chữa sẽ không tốn kém", người đứng đầu Vinalines khai.
"Vậy bị cáo chỉ đạo gì về việc mua ụ nổi?", chủ tọa hỏi. Ông Dũng đáp: "Không chỉ đạo gì, khi ông Phúc có tờ trình thì HĐQT cùng họp và thống nhất". Ông Dũng khai có hỏi ông Phúc và Trần Hải Sơn (Phó ban quản lý dự án, Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) vì sao không mua trực tiếp của chủ sở hữu mà phải qua môi giới là công ty AP thì nhận được trả lời "phải qua công ty AP mới mua được".
Theo ông Dũng, việc bỏ ra của 9 triệu USD mua ụ nổi sản xuất từ năm 1965, không còn hoạt động được và đã bị cơ quan đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ lâu "thuộc thẩm quyền của ông Phúc". 
"Tôi không can thiệp gì, không bao giờ chỉ đạo cụ thể anh em trong tập đoàn làm gì", ông Dũng nói.
Theo cáo buộc, ông Dũng, Phúc chỉ đạo phải "mua bằng được" với giá 9 triệu USD trong khi giá trị của "ụ nổi đã bị hư hỏng nặng này" do chủ sở hữu là công ty của Nga đưa ra chỉ dưới 5 triệu USD. Hậu quả, tổng tiền phê duyệt mua, vận chuyển, tổ chức sửa chữa ở Việt Nam được điều chỉnh lên tới 19,5 triệu USD.
Hiện sau nhiều năm, tổng tiền đổ vào "đống sắt gỉ" 83M đã lên tới hơn 525 tỷ đồng (cả mua bán, và sửa chữa, bảo quản...), tương đương hơn 24 triệu USD, trong khi chưa một lần được đưa vào sử dụng.
Trong thương vụ mua ụ nổi, VKSND Tối cao xác định ông Dũng, Phúc, Sơn và Chiều đã được Công ty AP chuyển "lại quả" hơn 28 tỷ đồng để chia nhau. Trong đó, ông Dũng và Phúc mỗi người nhận 10 tỷ.
u-noi-6042-1386831962.jpg
Kiểm tra thực tế, phát hiện ụ nổi hư hỏng nhiều, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng 3 cán bộ hải quan vẫn cho cho thông quan.
Trong phiên tòa dự kiến diễn ra từ hôm nay đến hết 14/12, ngoài 4 bị cáo trên còn có 6 đồng phạm: Mai Văn Khang (thành viên ban quản lý dự án), Bùi Thị Bích Loan (nguyên trưởng Ban tài chính kế toán, kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Cục đăng kiểm Việt Nam), Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên cán bộ kiểm tra chi cục hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ kiểm tra chi cục hải quan Vân Phong).
Cả 10 người bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng ông Dũng, Phúc, Chiều, Sơn thêm tội Tham ô tài sản.
Chiều nay, tòa tiếp tục làm việc.
Việt Dũng

Xô xát cưỡng chế đất Hà Tĩnh làm sân golf

Cập nhật: 11:39 GMT - thứ năm, 12 tháng 12, 2013

Lực lượng cơ động được huy động đông đảo trong cuộc cưỡng chế ngày 10/12
15 người đã bị bắt vì tội 'chống người thi hành công vụ' trong vụ cưỡng chế đất nông nghiệp để xây sân golf tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh hôm 10/12, trùng với ngày nhân quyền quốc tế.
Người dân tại đây cáo buộc chính quyền huyện Nghi Xuân đền bù thấp hơn nhiều lần so với giá trần, đồng thời nhất quyết không cho người dân xem giá đã thỏa thuận với nhà đầu tư cũng như được trực tiếp gặp nhà đầu tư.
Họ cũng nói trong vụ cưỡng chế hôm 10/12, người dân đã bị lực lượng công an đông đảo chủ động tấn công bằng roi điện, khiến nhiều người bị thương nặng.
Trong khi đó, ông Phan Văn Đán, Trưởng Công an huyện Nghi Xuân lại được báo Thanh Niên dẫn lời nói "lúc cơ quan chức năng đang thi hành nhiệm vụ thì hàng trăm người đã dùng hung khí xông vào cản trở, xô xát với lực lượng chức năng".
“Mặc dù 14 hộ dân này đã nhận tiền bồi thường nhưng vẫn gây cản trở cho công tác giải phóng mặt bằng vì cho rằng các khoản tiền hỗ trợ khác chưa thỏa đáng. Trong số 15 người vừa bị bắt giữ thì có 3 người là người thân của 14 hộ dân này”, ông này nói.

Nhà báo cầu cứu

"Tôi lấy làm đau xót và hổ thẹn vì không nói lên được tiếng nói của nhân dân"
Một nhà báo với điều kiện giấu tên
Một nhà báo trong nước theo dõi vụ việc từ nhiều năm qua đã viết thư cầu cứu BBC và nói "tôi lấy làm đau xót và hổ thẹn vì không nói lên được tiếng nói của nhân dân".
"Đồng bằng Bắc Trung Bộ diện tích rất hẹp, một năm chỉ trông được hai vụ lúa và trong nghị định của chính phủ chỉ cho phép sử dụng 4% đất nông nghiệp trong tất cả các dự án chứ không chỉ riêng sân golf", nhà báo muốn ẩn danh này nói.
"Vậy mà trong vụ này, gần như là 100% đất nông nghiệp bị tịch thu, người dân mất hoàn toàn công cụ sản xuất".
"Bên cạnh đó, chính quyền còn không cung cấp cho dân biết giá trần đền bù, bắt bớ dân trái phép và đánh đập người khiếu kiện dã man, đe dọa, dụ dỗ, và nhiều biện pháp hòng chiếm đoạt đất đai của dân."
Nguồn tin này cũng cho biết trong vụ cưỡng chế ngày 12/12, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn huy động cả lực lượng cơ động của thành phố Vinh. Lực lượng này sau đó đã chủ động tấn công người dân, buộc họ phải chống trả và một số người đã bị thương rất nặng sau vụ xô xát.

Nhiều người ngăn cản vụ cưỡng chế đã bị bắt giữ

'94 nghìn đồng một mét vuông'

'Công an chủ động tấn công dân'
Người dân xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nói bị chính quyền huy động công an tấn công bằng roi điện khiến nhiều người bị thương nặng.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Dự án Khu du lịch và sân golf Xuân Thành được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt hồi đầu năm 2008, với diện tích quy hoạch sử dụng đất là hơn 110 ha, tuy nhiên nhiều hộ dân tại đây nói họ không được đền bù thỏa đáng.
Bà Lê Thị Nguyệt, đại diện của các hộ dân tại đây nói với BBC rằng đã đi thưa kiện suốt bốn năm nay.
"Bây giờ toàn bộ cánh rừng phòng hộ họ đã san phẳng hết, ruộng đất của nhân nhân hơn 83ha, vừa đất rừng phòng hộ, vừa đất nông nghiệp cũng mất hết," bà nói.
Bà Nguyệt cho biết hồi năm 2009, UBND huyện Nghi Xuân ra giá đền bù chỉ hơn 19 triệu/sào đất 500 mét vuông.
Trong khi đó, nhà báo yêu cầu ẩn danh cho BBC biết mức giá trần hiện nay lẽ ra là hơn 170 triệu đồng.
Sau khi Nghị định 69 của chính phủ ra đời, chính quyền huyện vẫn không chịu đền bù theo mức mới mà nghị định này quy định, đồng thời sử dụng lực lượng công an để ngăn chặn không cho người dân lên tỉnh khiếu nại, bà Nguyệt nói thêm.
"Mãi sau này, UBND huyện mới chịu nâng tiền từ hơn 19 triệu đồng lên 35 triệu đồng một sào trên 500 mét vuông," bà nói.
"Bây giờ toàn bộ cánh rừng phòng hộ họ đã san phẳng hết, ruộng đất của nhân nhân hơn 83ha, vừa đất rừng phòng hộ, vừa đất nông nghiệp cũng mất hết"
Lê Thị Nguyệt, đại diện các hộ dân
Tuy nhiên, vì mức giá này vẫn còn quá thấp so với mức giá trần đền bù nên tiếp tục bị bà Nguyệt cùng các hộ gia đình khác phản đối.
"Sau gần một năm sau, đến tháng 8 năm 2013 thì UBND huyện mới mời bà con lên nhận tiền hỗ trợ đợt hai, tổng cộng ba lần mới được 47 triệu đồng/sào".
"Sau đó, họ đe dọa những con đi học ở xa của người dân đang kết nạp Đảng hay đang học các trường ở các nơi trong nước, bắt các em điện thoại về gia đình bảo bố mẹ nhận tiền bồi thường."
Bà Nguyệt cũng cho biết vừa rồi, một phóng viên trong nước đã bị chính quyền huyện đe dọa khi đến nơi tìm hiểu vụ việc.
"Vừa rồi, có một nhà báo về quay lại toàn bộ cánh rừng phòng hộ và đưa người dân lên gặp chính quyền UBND xã thì bị ông Phạm Công Tuân, Chủ tịch Hội đồng xã đe dọa và đuổi về," bà nói.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan