THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 December 2013

NÔNG DÂN TRỒNG LÚA VẪN QUÁ NGHÈO...

Người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc từ tờ mờ sáng
Người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc từ tờ mờ sáng
AFP
RFA- 11/12/2013
Năm 2013 tiếp tục là một năm đầy khó khăn cho người nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Thành phần này là những nhà nông vất vả trên đồng ruộng nhưng lại chỉ có lợi nhuận bằng một nửa mức lương tối thiểu của công nhân.
Những cái nhất của người nông dân
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường mô tả người nông dân Việt Nam đứng đầu với 5 cái nhất của xã hội: Đông nhất nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi ít nhất. ông Nguyễn Quốc Cường đã phát biểu như thế trong cuộc hội thảo tổ chức ngày 3/12 tại Hà Nội. Phát biểu của ông Cường gây được sự chú ý trong bối cảnh chính phủ nhiều lần hứa hẹn thay đổi thực trạng mà chưa thấy kết quả.
Một người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tâm sự:
“Năm 2013 này lợi nhuận của nông dân rất là mỏng, sinh hoạt hàng ngày vật giá leo thang, các mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá như nông dân bán lúa bị hạ giá. Thu nhập của nông dân đã thấp rồi, chi phí rất cân nhắc thành thử thu nhập của nông dân 2013 không bằng mấy năm trước, lúc xuất khẩu thuận lợi. Năm nay một phần cũng tại ông Hiệp Hội ém giá chứ không phải lúa rẻ, vô tình nông dân chịu khổ. Nông dân đi từ đâu tới đâu đều khổ hết, thậm chí những người bán hàng hóa ở chợ bán cho nông dân cũng bị chậm… nó ảnh hưởng chung với nhau.
Người nông dân Việt Nam đứng đầu với 5 cái nhất của xã hội: Đông nhất nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi ít nhất.
CT Hội Nông dân VN, Nguyễn Quốc Cường
Nghèo nhất trong số những nông dân nghèo phải kể tới người trồng lúa, cho dù đó là đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa cung cấp đến 90% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, giúp Việt Nam nhiều năm luôn ở trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thu nhập trung bình của người trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận là 535.000đ/ tháng/người. Đây là số liệu đáng tin cậy do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cùng Tổ chức phi chính phủ Oxfam nghiên cứu và công bố gần đây.
Các bao gạo Việt Nam được chuyển lên tàu để xuất khẩu. AFP
Các bao gạo Việt Nam được chuyển lên tàu để xuất khẩu. AFP
Nhược điểm của chính sách lúa gạo của Việt Nam là một câu chuyện dài, từ ruộng đất manh mún sản xuất nhỏ lẻ, tới chất lượng thấp, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu. Nhưng điều quan trọng là nó vẫn mãi không hình thành được một chuỗi sản xuất theo giá trị ngành hàng từ đầu vào đến đầu ra, để có sự phân chia lợi nhuận hợp lý hơn.
TS Lê Đăng Doanh  chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định:
“ Việc sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua chế biến và xuất khẩu. Giữa khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một các ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi nhưng người nông dân thì ít được lãi.”
Sinh hoạt hàng ngày vật giá leo thang, các mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá như nông dân bán lúa bị hạ giá...một phần cũng tại ông Hiệp Hội ém giá chứ không phải lúa rẻ, vô tình nông dân chịu khổ. Nông dân đi từ đâu tới đâu đều khổ hết
Một nông dân ở ĐBSCL
10 năm vừa qua, các chuyên gia, giới chức cả trong và ngoài chính phủ đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp nhưng chẳng thể thực hiện. Gần đây thì đặt vấn đề tổ chức lại sản xuất sao cho nông dân có lợi nhuận nhiều hơn. Một cuộc cách mạng nông nghiệp-nông dân-nông thôn hay là tái cơ cấu nông nghiệp trong tình hình Việt Nam hiện nay, sẽ rất mất nhiều thời gian, thậm chí hàng chục năm nữa cho dù hệ thống chính trị quyết tâm làm và có đủ ngân sách để thực hiện.
Độc quyền tiêu thụ và xuất khẩu vẫn tồn tại
Trong bối cảnh như vậy, lại một năm nữa trôi qua người nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long không những không khá hơn mà còn nghèo hơn năm ngoái, dù sản lượng không thấp hơn năm cũ. Chính phủ vẫn chưa cải thiện được cơ chế chính sách tiêu thụ và xuất khẩu gạo, vẫn để cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cầm trịch điều hành theo cách độc quyền.  Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ nhận định:
Gạo Việt Nam xuất khẩu luôn ở trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Việt Nam luôn ở trong tốp 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng người nông dân VN vẫn nghèo

Giữa khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một các ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được
TS Lê Đăng Doanh
“Trong những ngành hàng nào mà tổ chức không tốt thì thường ở đấy nó có bóng dáng của lợi ích nhóm, bóng dáng của việc độc quyền,  khía cạnh này…khác, ví dụ như về lương thực về gạo chẳng hạn. Như vậy là nó gây phương hại cho ngành hàng đó, cũng như gây khó khăn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình ra ngoài.”
Mặc dù về nguyên tắc Việt Nam theo đuổi thị trường tự do, nhưng hoạt động xuất khẩu gạo hầu như được chi phối bởi hai Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Tổng công Ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 2 &Vinafood 1) và hàng chục công ty con trực thuộc. Nhóm thành viên này chi phối từ 60%-70% thị phần xuất khẩu gạo của cả nước.
TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại cà Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ phân tích về tình trạng bị động trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Khi thị trường thăng hoa, phát triển theo nhu cầu quốc tế tăng lên thì họ dễ dàng bán được gạo, còn khi thị trường suy yếu thì họ gặp bế tắc. Tình trạng này lặp đi lặp lại rất nhiều năm cho tới bây giờ cũng không thay đổi, nếu vậy ngành gạo suy yếu kéo dài và nông dân càng thêm khó khăn. Chỉ tiêu thụ gạo đã như vậy, họ cũng không thể nào phát triển chuỗi giá trị của ngành gạo để tạo ra được giá trị gia tăng mới gì cả.”
Trong những ngành hàng nào mà tổ chức không tốt thì thường ở đấy nó có bóng dáng của lợi ích nhóm, bóng dáng của việc độc quyền, khía cạnh này…khác, ví dụ như về lương thực về gạo chẳng hạn
CGKT Phạm Chi Lan
Những điều mà TS Võ Hùng Dũng vừa phân tích được thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng cuối năm 2013. Quí 1-2 VFA chào giá gạo thấp nhất thế giới và vẫn nói là khó cạnh tranh. Đến quí 3 VFA hai lần hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 7,5 triệu tấn xuống mức sau cùng là 6,7 triệu tấn. Hồi tháng 10, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong họp báo ở TP.HCM bật mí cái phao cứu thị trường gạo Việt Nam là  Trung Quốc. Thị trường này đã mua 30% tổng lượng gạo Việt Nam cả chính ngạch và tiểu ngạch và theo lời ông “Nếu không nhờ xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết xảy ra chuyện gì.”
Tới ngày 27/11/2013, VFA loan báo trúng thầu bán 500.000 tấn gạo  theo hợp đồng chính phủ cho Philippines với giá tốt. Lúc này VFA báo động có thể sốt giá lúa gạo và không đủ chân hàng gối đầu cho năm 2014, thường là hơn 1,4 triệu tấn.
Giá lúa gạo thấp khi đầu vụ rồi cuối vụ khi nông dân hết lúa mới tăng, rõ ràng chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi chênh lệch giá. Năm nay có thêm yếu tố xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc với giá cao hơn xuất chính ngạch. Nhưng nông dân nói, chỉ có doanh nghiệp mới có khả năng đưa hàng lên cửa khẩu, không chỉ nông dân thiệt thòi mà Nhà nước cũng mất khá nhiều tiền thuế.