Điều mà La Croix chú ý nhất là sự kiện các phương tiện truyền thông được chế độ Bình Nhưỡng huy động để tập hợp dân chúng chung quanh lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, trong một chiến dịch rộng lớn tung ra hôm qua : Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên đã quay phim, chụp ảnh, sử dụng mạng Internet để truyền đến người ở Bắc Triều Tiên cũng như ra thế giới hình ảnh việc cách chức, bắt các viên chức cao cấp nhất mà Kim Jong Un muốn loại bỏ.
La Croix nhìn thấy là nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên, mới 30 tuổi, đang tiến hành một cuộc thanh trừng quy mô lớn nhất, không chỉ từ khi ông lên nắm quyền, cách đây gần hai năm, mà còn từ trước, từ những đợt thanh lọc hàng ngũ mà ông Kim Nhật Thành tiến hành trong những năm 1960–1970.
Cho dù chưa thấy rõ những lý do, nhưng điều rõ ràng là Kim Jung Un muốn cho thấy ông là người lãnh đạo duy nhất của Bắc Triều Tiên. La Croix nhắc lại trường hợp người chú dượng ông Jang Song Thaek, được mệnh danh là nhiếp chính, đã bị thanh trừng, với tội danh đáng xấu hổ, và có tin đồn đã bị xử tử.
Kim Jong Un đã cho xóa sạch hình ảnh người chú dượng của mình trên các tấm hình chính thức của các buổi lễ, sự kiện ... mà nhân vật này có mặt. Tất cả những sự kiện này cho thấy một Kim Jong Un rất kiên quyết và dữ tợn.
Theo La Croix, đứng ra như người thừa kế của người ông Kim Nhật Thành, Kim Jung Un đã sử dụng những phương tiện hiện đại để khẳng định uy thế đối với bên trong cũng như bên ngoài, đối với các láng giềng – Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - hay kẻ thù – Hoa Kỳ.
Tờ báo nêu lại phản ứng của Tổng thống Hàn Quốc, tố cáo Kim Jong Un sử dụng bạo lực cực độ để củng cố quyền lực, và Bắc Triều Tiên đang trở thành một chế độ cai trị bằng sự tàn bạo.
Trung Quốc, tuy nói đó là một vấn đề nội bộ, nhưng theo La Croix, hiện đang lo ngại trước việc ông Jang Song Thaek biến mất. Bắc Kinh nhìn Kim Jong Un như một nhân vật gây rối ngày càng ‘bất trị’, và lo ngại Bình Nhưỡng có thể tiến hành một cuộc thử nghiệm nguyên tử mới, gây thêm bất ổn định trong khu vực Đông Bắc Á đang rất căng thẳng với tranh chấp lãnh thổ Nhật -Trung.
Tác giả bài báo nhận thấy Bắc Kinh sợ rằng Kim Jong Un ngày càng dựa trên quân đội của mình và lợi dụng tình hình hiện nay làm gia tăng thêm mối căng thẳng.
Bộ mặt xã hội Trung Quốc đầy bạo lực qua bộ phim "Thiên Trụ Định"
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên bình diện điện ảnh, các báo hôm nay rất chú ý đến phim ‘Thiên Trụ Định’ của đạo diễn Giả Chương Kha, ra mắt khán giả Pháp hôm nay.
Bộ phim nêu hình ảnh một xã hội chịu nhiều đè nén qua câu chuyện về 4 con người bình thường - một thợ mỏ, một công nhân trẻ, một nữ nhân viên phòng tắm hơi, một người lao động từ nông thôn lên thành thị - 4 số phận, 4 con đường khác nhau nhưng cùng có một điểm chung là đi đến hành động bạo lực vì phẫn nộ.
La Croix trích thành tựa nhận xét của đạo diễn bộ phim : « Người Trung Quốc không có ý thức về bạo lực mà họ mang trong người ».
Tờ báo đăng một mẩu phỏng vấn đạo diễn, đánh giá là Trung Quốc đã phát triển cực nhanh, khiến con người ngày bị nhiều sức ép. Sức ép đưa con người đến những phản ứng mạnh bạo, đến những hành vi cực độ.
Khoảng cách giàu nghèo ngày rộng thêm, sự chia rẽ giữa các tầng lớp xã hội ngày nhan nhản, rõ ràng là một xã hội mạnh ai nấy lo, và trên phương diện cá nhân, con người bị dẫn đến những tình trạng tuyệt vọng.
Thực tế người Trung Quốc không ý thức về bạo lực họ mang trong người, và đi đến một hành vi thiếu suy nghĩ vì cảm thấy nhân cách bị xúc phạm. Khi một người cảm nhận một sự bất công sâu sắc, và tại Trung Quốc không có nơi để họ thố lộ, thì bạo hành là phương thức duy nhất mà họ có để bộc lộ nỗi khổ tâm.
Libération nhân thấy là nhà đạo diễn lớn Trung Quốc Giả Chương Kha tấn công vào một đất nước đang bên bờ bùng nổ xã hội. Tờ báo nhận thấy các mẩu chuyện trong phim cho thấy cùng một tiến trình : Những người bị chế độ nghiền nát đã buông tay như thế nào để rồi tàn sát, chạy trốn hay chết đi.
Libération cho là nước Trung Quốc mà phim Thiên Trụ Định cho thấy chẳng những không đẹp đẽ, mà còn tệ hơn thế nữa : Nước này đang trên đường đi vào một địa nguc tham nhũng, vô cảm, bạo hành mà Giả Chương Kha chỉ mới ghi nhận những dấu hiệu sơ khởi.
Dưới tựa đề « Ngày xưa ở Trung Quốc », báo Les Echos nhận thấy là Thiên Trụ Định là một tác phẩm đầy thi vị và một lời chứng mạnh bạo về thời đại của chúng ta, mà tất cả đang bị ngọn gió Trung Quốc điên cuồng cuốn đi.
Bài báo khen ngợi trước tiên là chưa bao giờ một phim cho khán giả cảm nhận đến mức này sự bao la của Trung Quốc. Trong hai tiếng đồng hồ, đã cho thấy tất cả từ con người, các tầng lớp xã hội, giàu, nghèo, đến các thành thị đồ sộ, thôn xóm…, những gì mà các chuyên gia lỗi lạc nhất về Trung Quốc không thể nào mô tả hết được. Cuốn phim hay, đẹp, ở chỗ nó đối chiếu sự bao la này với các nhân vật tí hon bị cơn gió điên cuồng của Trung Quốc cuốn đi.
Les Echos nhắc lại cuốn phim được giải kịch bản hay nhất tại Liên Hoan Điện ảnh Cannes vừa qua, Một vưong niệm, mà trong mắt Les Echos, rất xứng đáng nhưng quá bé nhỏ.
Ukraina : Tổng thống đối thoại bằng ngôn ngữ sức mạnh
Trong các chủ đề thời sự quốc tế hôm nay, Ukraina vẫn rất đươc chú ý, nhất là sau cuộc đàn áp biểu tình. Dĩ nhiên các báo Pháp đều thiên về người xuống đường. Le Figaro ở trang quốc tế nói đến « đối thoại mạnh bạo của Tổng thống Ianoukovitch ». Tổng thống Ukraina tiếp lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Catherine Ashton trong lúc mà cảnh sát giải tán thô bạo người biểu tình.
Báo Le Monde đăng ảnh cảnh sát cố đuổi người xuống đường, nhưng ghi nhân trong hàng tít là « Linh mục thuộc các giáo hội ở Ukraina cũng dấn thân vào cuộc khủng hoảng chính trị’’.
Riêng báo l’Humanité, trong bài báo ngắn nêu lên một lý do mà theo tờ báo dẫn đến việc Ukraina không ký thỏa thuân liên kết với Châu Âu, dẫn đến khủng hoảng chính trị, biểu tình ở quốc gia này. Tờ báo tiết lộ trong hàng tựa : « Ukraina, các điều kiện mật của Bruxelles ».
Theo l’Humanité, Châu Âu đã tỏ ra rất cứng rắn với Ukraina trong các cuộc thương lượng ở hậu trường, chủ trương tự do hóa thị trường.
Tờ báo trích lời cựu tổng thống Ukraina, Leonid Kratvchouk vào hôm qua, cho rằng Ukraina có thể ký thỏa thuận liên kết với Châu Âu vào tháng 3, nếu hai bên tìm được một thỏa hiệp. Thông báo này cho thấy là Bruxelles và Kiev tiếp tục đàm phán trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
L’Humanité nhận định là Châu Âu dựa trên khủng hoảng kinh tế tàn phá Ukraina, đã hứa với chính quyền Kiev là sẽ tài trợ cho nước này. Đánh đổi lại Kiev sẽ hiện đại hóa kinh tế của mình, hiện đại hóa các định chế và trong một thời hạn gia nhầp NATO.
Tóm lại như một nghị sĩ Ukraina tóm lược, là phải cắt giảm ngân sách, phải tư hữu hóa. Theo nghị sĩ này, lưong hướng, hưu bổng đã quá thấp, dân chúng se nghèo đi hơn, thất nghiệp sẽ bùng nổ.
Và để bù đắp những thiệt thòi mà Ukraina phải chịu trong quan hệ kinh tế với Nga, Liên Hiệp Châu Âu đã hứa 10 tỷ đô la dưới dạng tiền vay. L’Humanité nói rõ thêm là trong thời gian này, trao đổi thương mại Nga Ukraina đã tuột giảm 25%. Vấn đề tuy nhiên là Châu Âu đã từ chối, không ghi giáy trắng mực đen những điều thỏa thuận.
Tăng trưởng mạnh không đồng nghĩa với ổn định
Trang thế giới của báo kinh tế Les Echos quan tâm đến báo cáo của Nhóm kiểm soát rủi ro (Control Risks Group), một cơ quan tư vấn Anh Quốc, với nhận định: « Các nước bất ổn về chính trị chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong kinh tế thế giới ».
Theo bản báo cáo, các vùng có tăng trưởng mạnh không phải là những nơi yên ổn. Trong năm nay, tỷ trọng sản xuất của những quốc gia có mức độ rủi ro vào loại trung bình và cao, đã tăng gấp đôi trong một thập niên qua, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng toàn cầu trong năm 2013. Những nước phải hứng chịu làn sóng phản kháng của xã hội, thay đổi chế độ hoặc khuôn khổ pháp lý, đột nhiên có sức bật kinh tế mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia của Nhóm Kiểm soát rủi ro, một trong những lý do giải thích hiện tượng này là sự phát triển tầng lớp trung lưu, luôn có thái độ đòi hỏi. Trên toàn thế giới, tầng lớp này hiện có khoảng 2 tỷ người và sẽ lên tới 3 tỷ trong 10 năm tới. Khi kinh tế trì trệ, tính chính đáng của chế độ bị đe dọa, thì ở nhiều nước đã xẩy ra các vụ bạo loạn, bãi công, biểu tình, như trường hợp tại Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari. Tình hình trong năm 2014 vẫn sẽ tương tự như trong năm 2013.
Nhìn sang khu vực Đông Nam Á, bản báo cáo nhận định là tình hình đã được cải thiện tại Indonesia, nhưng thái độ của Trung Quốc đối với Nhật Bản và Việt Nam gây lo ngại. Những căng thẳng trong vùng sẽ cho phép trắc nghiệm giá trị của chiến lược « xoay trục » sang Châu Á của Hoa Kỳ.
Nhóm kiểm soát rủi ro nhấn mạnh là tình hình lưu thông trên các tuyến hàng hải chính ở Đông Nam Á, vùng Sừng Châu Phi, Vùng Vịnh, đã xấu đi. Tệ nạn hải tặc gia tăng, đặc biệt là ở Châu Á, nơi chiếm một phần ba tổng số vụ được ghi nhận trên toàn thế giới. Các nước nguy hiểm nhất, là Mêhicô, Venezuela, Colombia. Tại khu vực Châu Á, đứng đầu là Ấn Độ, Pakistan, Philippines…
Về khủng bố, giới chuyên gia cho rằng rủi ro không hề giảm, mặc dù Al Qaida bị thiệt hại nặng nề, bởi vì các chi nhánh tại Yemen, vùng Sahara vẫn phát triển mạnh.
Pháp : Trộm cắp gia tăng nhân dịp giáp Tết
Về thời sự xã hội tại Pháp, Le Figaro đề cập đến hiện tượng số vụ trộm cắp gia tăng trong giai đoạn hiện nay, mà dân gian Việt Nam thường gọi là « Tháng Củ mật », giáp Tết.
Với hàng tựa « Sự bùng nổ các vụ đột nhập vào nhà ăn trộm tại Paris nhắm thẳng vào những nhân vật nổi tiếng », tờ báo đưa ra nhiều ví dụ với hình ảnh các nhân vật bị trộm tới « thăm hỏi », từ đạo diễn điện ảnh, diễn viên, nhà báo, lãnh đạo các tập đoàn lớn…
Một cảnh sát trưởng cho báo Le Figaro biết : Thủ phạm của đa số các vụ cậy cửa đột nhập vào nhà ăn trộm là những băng đảng Nam Tư cũ, Albani, Moldavi, Gruzia… Chúng di chuyển liên tục, rất nhanh. Thông thường, những tên trộm đi dò la nhiều lần trong khu vực, sau đó, nhanh chóng đột nhập vào khu nhà.
Về mặt kỹ thuật, trộm thời nay sử dụng các phương tiện hiện đại : máy gây nhiễu sóng để vô hiệu hóa hệ thống báo động. Chúng mua nhiều loại ổ khóa để nghiên cứu tỷ mỉ. Trong một số trường hợp, trộm còn dùng cả ống nghe của bác sĩ, phun bột graphite vào ổ khóa để tìm hiểu cơ chế hoạt động của khóa, sẵn sàng quay lại hiện trường nhiều lần để có được một phiên bản khóa hoàn hảo. Mặt khác, trộm còn biết lựa chọn đồ, để có thể bán được giá hoặc quay lại hiện trường lấy những đồ theo đơn đặt hàng.
Các vụ « đột vòm » này rất nổi tiếng vì nạn nhân là những nhân vật nổi tiếng. Theo Le Figaro, tình trạng này giống như thời kỳ cuối những năm 1990. Cho đến nay, cảnh sát Paris vẫn bó tay trước tệ nạn này.
Mandela : Lãnh tụ của cả hành tinh
Một bức ảnh nổi bật trên nhiều trang nhất hôm nay : Lễ tưởng niệm cố Tổng thống Mandela của ‘cả hành tinh’, với sự hiện diện của các lãnh đạo thế giới ở Soweto.
Báo l’Humanité trong hàng tựa lớn trang nhất, nói đến « hành tinh Mandela », Le Monde nhìn thấy sự « tôn vinh của cả hành tinh », trong lúc La Croix cho là « thế giới suy tôn Mandela ».
Le Figaro nhân dịp này đã chú ý đến một khía cạnh khác khi chạy tựa : « Lễ tưởng niệm Mandela : Cú bắt tay lịch sử Obama – Castro ».
Trung Phi : Chiến dịch can thiệp đầy rủi ro
Cuộc can thiệp quân sự của Pháp vào Cộng hòa Trung Phi cũng được quan tâm. Libération và Le Figaro dành tít mở đầu bản tin và tỏ thái độ lo ngại. Libération nói đến “một chiến dịch nguy hiểm”, trong lúc Le Figaro nhìn thấy “‘ đầy rột khía cạnh khác khi chạy tựa :năm kể từ năm ngoái 2012. thẳng kéo dài về chủ quyền trên quần đảo Seông Hollande trong lò thuốc nổ của Bangui”.
Riêng Le Monde dành tựa đầu cho quan hệ Afghanistan với người đồng minh Mỹ, ghi nhận quan hệ hiện không mấy đằm thắm : Afghanisstan : Tổng thống Hamid Karzai thách thức Hoa Kỳ.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Le Monde, Tổng thống Afghanistan chỉ trích thái độ ‘thực dân’ của Mỹ, bị ông tố cáo là đang thực hiện một cuộc chiến tranh tâm lý. Ông Karzai đặt điều kiện để ký thỏa thuận an ninh với Washington.
La Croix nhìn thấy là nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên, mới 30 tuổi, đang tiến hành một cuộc thanh trừng quy mô lớn nhất, không chỉ từ khi ông lên nắm quyền, cách đây gần hai năm, mà còn từ trước, từ những đợt thanh lọc hàng ngũ mà ông Kim Nhật Thành tiến hành trong những năm 1960–1970.
Cho dù chưa thấy rõ những lý do, nhưng điều rõ ràng là Kim Jung Un muốn cho thấy ông là người lãnh đạo duy nhất của Bắc Triều Tiên. La Croix nhắc lại trường hợp người chú dượng ông Jang Song Thaek, được mệnh danh là nhiếp chính, đã bị thanh trừng, với tội danh đáng xấu hổ, và có tin đồn đã bị xử tử.
Kim Jong Un đã cho xóa sạch hình ảnh người chú dượng của mình trên các tấm hình chính thức của các buổi lễ, sự kiện ... mà nhân vật này có mặt. Tất cả những sự kiện này cho thấy một Kim Jong Un rất kiên quyết và dữ tợn.
Theo La Croix, đứng ra như người thừa kế của người ông Kim Nhật Thành, Kim Jung Un đã sử dụng những phương tiện hiện đại để khẳng định uy thế đối với bên trong cũng như bên ngoài, đối với các láng giềng – Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - hay kẻ thù – Hoa Kỳ.
Tờ báo nêu lại phản ứng của Tổng thống Hàn Quốc, tố cáo Kim Jong Un sử dụng bạo lực cực độ để củng cố quyền lực, và Bắc Triều Tiên đang trở thành một chế độ cai trị bằng sự tàn bạo.
Trung Quốc, tuy nói đó là một vấn đề nội bộ, nhưng theo La Croix, hiện đang lo ngại trước việc ông Jang Song Thaek biến mất. Bắc Kinh nhìn Kim Jong Un như một nhân vật gây rối ngày càng ‘bất trị’, và lo ngại Bình Nhưỡng có thể tiến hành một cuộc thử nghiệm nguyên tử mới, gây thêm bất ổn định trong khu vực Đông Bắc Á đang rất căng thẳng với tranh chấp lãnh thổ Nhật -Trung.
Tác giả bài báo nhận thấy Bắc Kinh sợ rằng Kim Jong Un ngày càng dựa trên quân đội của mình và lợi dụng tình hình hiện nay làm gia tăng thêm mối căng thẳng.
Bộ mặt xã hội Trung Quốc đầy bạo lực qua bộ phim "Thiên Trụ Định"
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên bình diện điện ảnh, các báo hôm nay rất chú ý đến phim ‘Thiên Trụ Định’ của đạo diễn Giả Chương Kha, ra mắt khán giả Pháp hôm nay.
Bộ phim nêu hình ảnh một xã hội chịu nhiều đè nén qua câu chuyện về 4 con người bình thường - một thợ mỏ, một công nhân trẻ, một nữ nhân viên phòng tắm hơi, một người lao động từ nông thôn lên thành thị - 4 số phận, 4 con đường khác nhau nhưng cùng có một điểm chung là đi đến hành động bạo lực vì phẫn nộ.
La Croix trích thành tựa nhận xét của đạo diễn bộ phim : « Người Trung Quốc không có ý thức về bạo lực mà họ mang trong người ».
Tờ báo đăng một mẩu phỏng vấn đạo diễn, đánh giá là Trung Quốc đã phát triển cực nhanh, khiến con người ngày bị nhiều sức ép. Sức ép đưa con người đến những phản ứng mạnh bạo, đến những hành vi cực độ.
Khoảng cách giàu nghèo ngày rộng thêm, sự chia rẽ giữa các tầng lớp xã hội ngày nhan nhản, rõ ràng là một xã hội mạnh ai nấy lo, và trên phương diện cá nhân, con người bị dẫn đến những tình trạng tuyệt vọng.
Thực tế người Trung Quốc không ý thức về bạo lực họ mang trong người, và đi đến một hành vi thiếu suy nghĩ vì cảm thấy nhân cách bị xúc phạm. Khi một người cảm nhận một sự bất công sâu sắc, và tại Trung Quốc không có nơi để họ thố lộ, thì bạo hành là phương thức duy nhất mà họ có để bộc lộ nỗi khổ tâm.
Libération nhân thấy là nhà đạo diễn lớn Trung Quốc Giả Chương Kha tấn công vào một đất nước đang bên bờ bùng nổ xã hội. Tờ báo nhận thấy các mẩu chuyện trong phim cho thấy cùng một tiến trình : Những người bị chế độ nghiền nát đã buông tay như thế nào để rồi tàn sát, chạy trốn hay chết đi.
Libération cho là nước Trung Quốc mà phim Thiên Trụ Định cho thấy chẳng những không đẹp đẽ, mà còn tệ hơn thế nữa : Nước này đang trên đường đi vào một địa nguc tham nhũng, vô cảm, bạo hành mà Giả Chương Kha chỉ mới ghi nhận những dấu hiệu sơ khởi.
Dưới tựa đề « Ngày xưa ở Trung Quốc », báo Les Echos nhận thấy là Thiên Trụ Định là một tác phẩm đầy thi vị và một lời chứng mạnh bạo về thời đại của chúng ta, mà tất cả đang bị ngọn gió Trung Quốc điên cuồng cuốn đi.
Bài báo khen ngợi trước tiên là chưa bao giờ một phim cho khán giả cảm nhận đến mức này sự bao la của Trung Quốc. Trong hai tiếng đồng hồ, đã cho thấy tất cả từ con người, các tầng lớp xã hội, giàu, nghèo, đến các thành thị đồ sộ, thôn xóm…, những gì mà các chuyên gia lỗi lạc nhất về Trung Quốc không thể nào mô tả hết được. Cuốn phim hay, đẹp, ở chỗ nó đối chiếu sự bao la này với các nhân vật tí hon bị cơn gió điên cuồng của Trung Quốc cuốn đi.
Les Echos nhắc lại cuốn phim được giải kịch bản hay nhất tại Liên Hoan Điện ảnh Cannes vừa qua, Một vưong niệm, mà trong mắt Les Echos, rất xứng đáng nhưng quá bé nhỏ.
Ukraina : Tổng thống đối thoại bằng ngôn ngữ sức mạnh
Trong các chủ đề thời sự quốc tế hôm nay, Ukraina vẫn rất đươc chú ý, nhất là sau cuộc đàn áp biểu tình. Dĩ nhiên các báo Pháp đều thiên về người xuống đường. Le Figaro ở trang quốc tế nói đến « đối thoại mạnh bạo của Tổng thống Ianoukovitch ». Tổng thống Ukraina tiếp lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Catherine Ashton trong lúc mà cảnh sát giải tán thô bạo người biểu tình.
Báo Le Monde đăng ảnh cảnh sát cố đuổi người xuống đường, nhưng ghi nhân trong hàng tít là « Linh mục thuộc các giáo hội ở Ukraina cũng dấn thân vào cuộc khủng hoảng chính trị’’.
Riêng báo l’Humanité, trong bài báo ngắn nêu lên một lý do mà theo tờ báo dẫn đến việc Ukraina không ký thỏa thuân liên kết với Châu Âu, dẫn đến khủng hoảng chính trị, biểu tình ở quốc gia này. Tờ báo tiết lộ trong hàng tựa : « Ukraina, các điều kiện mật của Bruxelles ».
Theo l’Humanité, Châu Âu đã tỏ ra rất cứng rắn với Ukraina trong các cuộc thương lượng ở hậu trường, chủ trương tự do hóa thị trường.
Tờ báo trích lời cựu tổng thống Ukraina, Leonid Kratvchouk vào hôm qua, cho rằng Ukraina có thể ký thỏa thuận liên kết với Châu Âu vào tháng 3, nếu hai bên tìm được một thỏa hiệp. Thông báo này cho thấy là Bruxelles và Kiev tiếp tục đàm phán trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
L’Humanité nhận định là Châu Âu dựa trên khủng hoảng kinh tế tàn phá Ukraina, đã hứa với chính quyền Kiev là sẽ tài trợ cho nước này. Đánh đổi lại Kiev sẽ hiện đại hóa kinh tế của mình, hiện đại hóa các định chế và trong một thời hạn gia nhầp NATO.
Tóm lại như một nghị sĩ Ukraina tóm lược, là phải cắt giảm ngân sách, phải tư hữu hóa. Theo nghị sĩ này, lưong hướng, hưu bổng đã quá thấp, dân chúng se nghèo đi hơn, thất nghiệp sẽ bùng nổ.
Và để bù đắp những thiệt thòi mà Ukraina phải chịu trong quan hệ kinh tế với Nga, Liên Hiệp Châu Âu đã hứa 10 tỷ đô la dưới dạng tiền vay. L’Humanité nói rõ thêm là trong thời gian này, trao đổi thương mại Nga Ukraina đã tuột giảm 25%. Vấn đề tuy nhiên là Châu Âu đã từ chối, không ghi giáy trắng mực đen những điều thỏa thuận.
Tăng trưởng mạnh không đồng nghĩa với ổn định
Trang thế giới của báo kinh tế Les Echos quan tâm đến báo cáo của Nhóm kiểm soát rủi ro (Control Risks Group), một cơ quan tư vấn Anh Quốc, với nhận định: « Các nước bất ổn về chính trị chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong kinh tế thế giới ».
Theo bản báo cáo, các vùng có tăng trưởng mạnh không phải là những nơi yên ổn. Trong năm nay, tỷ trọng sản xuất của những quốc gia có mức độ rủi ro vào loại trung bình và cao, đã tăng gấp đôi trong một thập niên qua, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng toàn cầu trong năm 2013. Những nước phải hứng chịu làn sóng phản kháng của xã hội, thay đổi chế độ hoặc khuôn khổ pháp lý, đột nhiên có sức bật kinh tế mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia của Nhóm Kiểm soát rủi ro, một trong những lý do giải thích hiện tượng này là sự phát triển tầng lớp trung lưu, luôn có thái độ đòi hỏi. Trên toàn thế giới, tầng lớp này hiện có khoảng 2 tỷ người và sẽ lên tới 3 tỷ trong 10 năm tới. Khi kinh tế trì trệ, tính chính đáng của chế độ bị đe dọa, thì ở nhiều nước đã xẩy ra các vụ bạo loạn, bãi công, biểu tình, như trường hợp tại Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari. Tình hình trong năm 2014 vẫn sẽ tương tự như trong năm 2013.
Nhìn sang khu vực Đông Nam Á, bản báo cáo nhận định là tình hình đã được cải thiện tại Indonesia, nhưng thái độ của Trung Quốc đối với Nhật Bản và Việt Nam gây lo ngại. Những căng thẳng trong vùng sẽ cho phép trắc nghiệm giá trị của chiến lược « xoay trục » sang Châu Á của Hoa Kỳ.
Nhóm kiểm soát rủi ro nhấn mạnh là tình hình lưu thông trên các tuyến hàng hải chính ở Đông Nam Á, vùng Sừng Châu Phi, Vùng Vịnh, đã xấu đi. Tệ nạn hải tặc gia tăng, đặc biệt là ở Châu Á, nơi chiếm một phần ba tổng số vụ được ghi nhận trên toàn thế giới. Các nước nguy hiểm nhất, là Mêhicô, Venezuela, Colombia. Tại khu vực Châu Á, đứng đầu là Ấn Độ, Pakistan, Philippines…
Về khủng bố, giới chuyên gia cho rằng rủi ro không hề giảm, mặc dù Al Qaida bị thiệt hại nặng nề, bởi vì các chi nhánh tại Yemen, vùng Sahara vẫn phát triển mạnh.
Pháp : Trộm cắp gia tăng nhân dịp giáp Tết
Về thời sự xã hội tại Pháp, Le Figaro đề cập đến hiện tượng số vụ trộm cắp gia tăng trong giai đoạn hiện nay, mà dân gian Việt Nam thường gọi là « Tháng Củ mật », giáp Tết.
Với hàng tựa « Sự bùng nổ các vụ đột nhập vào nhà ăn trộm tại Paris nhắm thẳng vào những nhân vật nổi tiếng », tờ báo đưa ra nhiều ví dụ với hình ảnh các nhân vật bị trộm tới « thăm hỏi », từ đạo diễn điện ảnh, diễn viên, nhà báo, lãnh đạo các tập đoàn lớn…
Một cảnh sát trưởng cho báo Le Figaro biết : Thủ phạm của đa số các vụ cậy cửa đột nhập vào nhà ăn trộm là những băng đảng Nam Tư cũ, Albani, Moldavi, Gruzia… Chúng di chuyển liên tục, rất nhanh. Thông thường, những tên trộm đi dò la nhiều lần trong khu vực, sau đó, nhanh chóng đột nhập vào khu nhà.
Về mặt kỹ thuật, trộm thời nay sử dụng các phương tiện hiện đại : máy gây nhiễu sóng để vô hiệu hóa hệ thống báo động. Chúng mua nhiều loại ổ khóa để nghiên cứu tỷ mỉ. Trong một số trường hợp, trộm còn dùng cả ống nghe của bác sĩ, phun bột graphite vào ổ khóa để tìm hiểu cơ chế hoạt động của khóa, sẵn sàng quay lại hiện trường nhiều lần để có được một phiên bản khóa hoàn hảo. Mặt khác, trộm còn biết lựa chọn đồ, để có thể bán được giá hoặc quay lại hiện trường lấy những đồ theo đơn đặt hàng.
Các vụ « đột vòm » này rất nổi tiếng vì nạn nhân là những nhân vật nổi tiếng. Theo Le Figaro, tình trạng này giống như thời kỳ cuối những năm 1990. Cho đến nay, cảnh sát Paris vẫn bó tay trước tệ nạn này.
Mandela : Lãnh tụ của cả hành tinh
Một bức ảnh nổi bật trên nhiều trang nhất hôm nay : Lễ tưởng niệm cố Tổng thống Mandela của ‘cả hành tinh’, với sự hiện diện của các lãnh đạo thế giới ở Soweto.
Báo l’Humanité trong hàng tựa lớn trang nhất, nói đến « hành tinh Mandela », Le Monde nhìn thấy sự « tôn vinh của cả hành tinh », trong lúc La Croix cho là « thế giới suy tôn Mandela ».
Le Figaro nhân dịp này đã chú ý đến một khía cạnh khác khi chạy tựa : « Lễ tưởng niệm Mandela : Cú bắt tay lịch sử Obama – Castro ».
Trung Phi : Chiến dịch can thiệp đầy rủi ro
Cuộc can thiệp quân sự của Pháp vào Cộng hòa Trung Phi cũng được quan tâm. Libération và Le Figaro dành tít mở đầu bản tin và tỏ thái độ lo ngại. Libération nói đến “một chiến dịch nguy hiểm”, trong lúc Le Figaro nhìn thấy “‘ đầy rột khía cạnh khác khi chạy tựa :năm kể từ năm ngoái 2012. thẳng kéo dài về chủ quyền trên quần đảo Seông Hollande trong lò thuốc nổ của Bangui”.
Riêng Le Monde dành tựa đầu cho quan hệ Afghanistan với người đồng minh Mỹ, ghi nhận quan hệ hiện không mấy đằm thắm : Afghanisstan : Tổng thống Hamid Karzai thách thức Hoa Kỳ.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Le Monde, Tổng thống Afghanistan chỉ trích thái độ ‘thực dân’ của Mỹ, bị ông tố cáo là đang thực hiện một cuộc chiến tranh tâm lý. Ông Karzai đặt điều kiện để ký thỏa thuận an ninh với Washington.