THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 April 2013

Ngư dân Thanh Hóa làm “chui” trên tàu cá Trung Quốc



trungquoc-tauca3

Với mức lương từ 8 – 10 triệu đồng/người/tháng, cao gấp nhiều lần tàu cá trong nước, rất nhiều người dân ở các huyện ven biển Thanh Hóa đã bỏ đi làm “chui” trên tàu cá của Trung Quốc.
Ngày 26-4, tin từ Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Thanh Hóa cho biết đơn vị vừa có công văn báo cáo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) về tình hình ngư dân Thanh Hóa làm thuê trái phép cho tàu cá Trung Quốc.
Theo công văn, tại 3 huyện, thị xã ven biển Thanh Hóa có 162 ngư dân làm “chui” trên tàu cá Trung Quốc. Trong đó, huyện Hậu Lộc có 99 người, huyện Quảng Xương có 36 người và thị xã Sầm Sơn có 27 người.
Vùng biển Hậu Lộc nơi có gần 100 ngư dân đang làm thuê trái phép cho Trung Quốc
Nguyên nhân chủ yếu nằm ở mức lương. Trong khi tàu cá Thanh Hóa chỉ trả khoảng 1,5 – 3,5 triệu đồng/người/tháng thì tàu cá Trung Quốc trả đến 8 – 10 triệu đồng/người/tháng. Mức lương này lại ổn định, không tùy thuộc sản lượng đánh bắt. Tuy nhiên, cũng có một số ngư dân muốn học hỏi cách thức khai thác mới nên mới đi làm cho tàu cá Trung Quốc.
Trước tình trạng trên, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã yêu cầu các địa phương ven biển kiểm soát, ngăn chặn việc tham gia đánh bắt hải sản bất hợp pháp cho các chủ tàu cá Trung Quốc; đồng thời tuyên truyền cho ngư dân hiểu đi lao động tự do là vi phạm pháp luật.
Mặt khác, các ban ngành địa phương cũng cần đưa ra phương án trả công hợp lý, xứng đáng hơn cho người lao động.
theo Người Lao Động

Khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Quy Nhơn – Hàng ngàn văn bằng chứng chỉ được kinh doanh dịch vụ ngoài quy định



Thủ phạm chính là Trưởng Khoa Tài chính – Ngân hàng Hà Thanh Việt. Không biết với tư cách cá nhân hay người đang thi hành công vụ, ông tuyên bố: ông được quyền tự do làm những điều Nhà nước không cấm. Đó là việc ông tự do tạo chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng, tự do mở lớp đào tạo, tự do thu học phí, lệ phí, tự do in, cấp phát chứng chỉ nghiệp vụ về tài chính – ngân hàng không cần tuân theo quy định nào của Nhà nước.
Tại cuộc họp bất thường chiều 26.4.2013 trao đổi về bản Báo cáo và Kiến nghị của Thanh tra Nhân dân, ông Hà Thanh Việt đã đứng lên “phản tố” toàn bộ nội dung sinh viên tố cáo ông và phủ nhận luôn cả báo cáo và kiến nghị của Ban Thanh tra Nhân dân.
Ông Hà Thanh Việt cho rằng, đơn thư tố cáo của sinh viên đối với ông là có tính chất phá hoại, vì ba năm qua, ông chưa nghe sinh viên nào phàn nàn hay phản hồi về việc làm của ông???
Ông cũng cho rằng, ông không ngờ lại phải nghe một bản báo cáo và kiến nghị của Ban Thanh tra Nhân dân với hình ảnh u ám, trong khi ông làm việc hoàn toàn minh bạch.
Một là, việc ông tự tạo website cho khoa của ông là quyền của ông cũng như các khoa khác. Ông nói không có khoa nào trong trường lập website mà phải đặt dưới sự quản lí của Nhà trường. Vì thế, việc ông quảng cáo dịch vụ trên website cho các công ty (trong đó có công ty gia đình của ông) là không có gì sai.
Hai là, mọi việc làm của ông đều có thông qua toàn thể khoa, trao đổi với lãnh đạo nhà trường và có sự đồng thuận, chứ không phải cá nhân ông tự ý làm. Ông đặt dấu hỏi, tại sao các khoa có trung tâm hoạt động dịch vụ mà khoa của ông lại không được phép?
Ba là, ông không ép buộc sinh viên học các chứng chỉ nghiệp vụ, không trục lợi cho cá nhân ông hay công ty gia đình của ông mà mang lại lợi ích tài chính cho nhà trường và cho nghiệp vụ của sinh viên. Ông thu học phí lệ phí giá rẻ, nên số học viên, sinh viên tăng lên, bỏ các trung tâm dạy nghề bên ngoài để vào khoa ông học.
Bốn là, ông đào tạo tại trường chứ không phải mang ra bên ngoài công ty cổ phần của gia đình ông. Còn việc trên Quyết định của Phó Hiệu trưởng Đại học Quy Nhơn công nhận và cấp phát chứng chỉ cho số sinh viên tổ chức học tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục V.N của gia đình ông là do Nhà trường không có điều kiện cơ sở vật chất thiết bị để đào tạo nên phải thuê mướn bên ngoài!?
Năm là, ông thu tiền học phí lệ phí đúng quy định chứ không lạm thu, vượt thu và đều có chứng từ.
Sáu là, ông không mời người dạy một cách tùy tiện mà chọn người có năng lực chuyên môn.
Cuối cùng, về mặt pháp lí, ông nói, trong Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT không có quy định về loại văn bằng chứng chỉ này, cũng như Quyết định 34/2008/QĐ-BGDĐT không có ban hành một mẫu văn bằng chứng chỉ nào liên quan, cho nên ông phải sáng tạo cách tổ chức đào tạo, sáng chế ra mẫu văn bằng chứng chỉ để đáp ứng cho nhu cầu mới của Nhà trường và Khoa ông! Ông lý luận, ông cũng như mọi công dân có quyền làm những gì Nhà nước không cấm!?
Căn cứ pháp lí mà ông đang làm đơn giản là thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường về việc khuyến khích các loại hình dịch vụ mang lại doanh thu cho trường!
Bào chữa cho ông Hà Thanh Việt, ông Đỗ Ngọc Mỹ nói, các loại chứng chỉ mà ông kí không theo quy định quản lí của Nhà nước, vì chỉ có tính chất nội bộ.
Còn ông Lê Xuân Vinh, Trưởng phòng Đào tạo, khẳng định như đinh đóng cột rằng, ông không quản lí loại hình đào tạo này, nhưng đã có điện thoại hỏi ý kiến Bộ, ông Bộ trả lời: điều quan trọng là chất lượng đào tạo của các anh thế nào, có được xã hội và cơ quan tuyển dụng công nhận không chứ không phải ở tấm văn bằng chứng chỉ kia!?
Ngạc nhiên chưa? Không biết ông Bộ nào vui tính thế?
Vì thái độ bất chấp pháp luật của ông Hà Thanh Việt và để rộng đường dư luận, xin đăng Báo cáo và Kiến nghị của Ban Thanh tra Nhân dân (đã phát hành công khai – Các tài liệu, chứng cứ liên quan khác, Ban Thanh tra Nhân dân được quyền bảo mật, chỉ công khai khi cần thiết).
================================================================================================================
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 BAN THANH TRA NHÂN DÂN                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  Số: 45  /KN-TTND                                                Bình Định ngày 25 tháng 04 năm 2013
BÁO CÁO VÀ KIẾN NGHỊ
Về việc giải quyết tiêu cực tại Khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị Kinh doanh
        Kính gửi:
          – Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trường Đại học Quy Nhơn
          – Đảng ủy Trường Đại học Quy Nhơn
          - Ủy ban Kiểm tra đảng ủy
          - Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn
- Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng,
- Căn cứ vào chức năng giám sát, thu thập thông tin và kiến nghị giải quyết sự vụ của Ban Thanh tra Nhân dân được quy định tại Luật Thanh tra.
Tiếp theo Kiến nghị số 44 ngày 29 tháng 03 năm 2013 có nội dung về hoạt động đào tạo, thu tiền và cấp chứng chỉ phi pháp của Khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh, Ban Thanh tra Nhân dân thấy cần thiết báo cáo cụ thể nội dung thông tin xung quanh sự vụ này và kiến nghị lãnh đạo Nhà trường chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để sự vụ kéo dài và sa lầy nghiêm trọng.
A. BÁO CÁO NỘI DUNG SỰ VỤ
I. Tóm tắt nội dung khiếu nại, tố cáo
Đơn khiếu nại và tố cáo ngày 05 tháng 10 năm 2012 và ngày 28 tháng 11 năm 2012 của các sinh viên Khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh có các nội dung:
1. Trưởng Khoa Tài chính – Ngân hàng  và Quản trị kinh doanh Hà Thanh Việt từ năm 2010 đến nay đã tự tạo “chuẩn đầu ra” cho khoa của mình một cách tùy tiện để bắt ép sinh viên của khoa nộp tiền học và thi các chứng chỉ nghiệp vụ, ngoại ngữ (Chứng chỉ Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Chứng chỉ Nghiệp vụ Tài chính doanh nghiệp, Chứng chỉ Quản trị kinh doanh, Chứng chỉ  Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thuyết phục, Chứng chỉ Ngoại ngữ) tại Công ty gia đình của ông Việt trái với quy định của nhà nước để trục lợi.
2. Mức học phí các chứng chỉ trên không biết thuộc quy định nào: các khóa học kỹ năng dao động từ 300.000đ đến 600.000đ, lớp ngân hàng hiện đại, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp từ: 1.200.000đ đến 1.450.000đ, riêng lớp nghiệp vụ ngân hàng hiện đại nếu sinh viên đi thực tập tại Sacombank lại phải đóng thêm 4.500.000đ. Tất cả đều không ghi biên lai hợp lệ, chỉ cấp cho mỗi sinh viên một giấy nhập học đóng dấu đã thu tiền nhưng không ghi số tiền.
3. Các chứng chỉ trên do ông Hà Thanh Việt tự in trình Phó Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Mỹ ký không đúng thủ tục pháp lí trong đào tạo và cấp chứng chỉ, cho nên không có giá trị khi sinh viên mang hồ sơ đi xin việc. Hành vi này có dấu hiệu lừa đảo, gian lận trong quá trình đào tạo và cấp chứng chỉ làm cho cả ngàn sinh viên mất tiền với những tấm bằng vô giá trị.
4. Ngoài ra, ông Hà Thanh Việt còn đặt ra nhiều khoản thu quỹ, đóng góp trái phép như: tiền đồng phục, tiền huy hiệu khoa, tiền quỹ, tiền lệ phí thi, tiền mua cơ sở vật chất máy móc ủng hộ khoa, mua vở do khoa in logo khi nhập học…
II. Kết quả xác minh, kiểm chứng thông tin độc lập của Ban Thanh tra Nhân dân
1. Việc sinh viên tố cáo ông Hà Thanh Việt lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố tình làm trái để trục lợi trong quản lí, đào tạo và cấp các loại chứng chỉ trên là có cơ sở
- Ông Hà Thanh Việt tự lập website: http://fbm.edu.vn/index.php lấy danh nghĩa Khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Quy Nhơn, nhưng đó là trang web cá nhân không thuộc diện quản lí của Nhà trường. Lợi dụng công việc chung của Khoa, ông Hà Thanh Việt dùng nó để quảng cáo cho hoạt động các công ty, trong đó có công ty người nhà của mình, thông báo các lớp học chứng chỉ nghiệp vụ, ngoại ngữ, thu học phí – lệ phí ngoài quy định của Nhà trường để làm ăn theo nhóm quyền lợi cá nhân.
Tại buổi làm việc giữa Ban Giám hiệu và Thường trực Thanh tra Nhân dân ngày 24 tháng 01 năm 2013, Hiệu trưởng Nguyễn Hồng Anh khẳng định, Nhà trường không tạo ra và cũng không quản lí website này. Về chuẩn đầu ra Ngoại ngữ cũng như các chứng chỉ trên, Nhà trường cũng chưa có quy định bằng văn bản nào.
- Trên những văn bản và thông tin Thanh tra Nhân dân có được, ông Hà Thanh Việt đã tự ý tổ chức đào tạo ngoài chương trình các chứng chỉ nghiệp vụ cho sinh viên Khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị Kinh doanh từ năm 2009 tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục VN và các trung tâm bên ngoài Trường, nhưng mãi đến năm 2012 mới đưa vào Kế hoạch số 728/KH-ĐHQN do Phó Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Mỹ ký ngày 25 tháng 04 năm 2012.
Bản Kế hoạch này quy định 2 mức thu phí: 800.000đ/học viên (cho khóa học Nghiệp vụ Tài chính doanh nghiệp) và 900.000đ/học viên (cho khóa học Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại và Quản trị kinh doanh) không đúng với mức thực thu mà sinh viên đã khiếu nại, tố cáo. Có dấu hiệu ông Hà Thanh Việt đã thu chi ngoài chứng từ, sổ sách kế toán ước tính số tiền hàng trăm triệu đồng.
- Tuy đã đưa vào kế hoạch, nhưng ông Hà Thanh Việt không thực hiện như kế hoạch dưới sự quản lí, kiểm soát của Nhà trường, tự ý tổ chức đào tạo, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ tùy tiện.
+ Ông Việt tổ chức 2 lớp trong trường tại giảng đường A1 (các phòng 109, 110, 101) để trá hình, sau đó lùa cả nghìn sinh viên và người bên ngoài vào để học chương trình chứng chỉ và lập lờ trong tổ chức lớp học, cụ thể là: học các môn nghiệp vụ thì tổ chức trong trường, còn học về học phần kỹ năng giao tiếp thì học tại Trung tâm Ngoại ngữ SG thuê tại Nhà văn hóa lao động tỉnh (theo thông báo trên website của khoa ông Việt)
+  Ông Việt tự ý mời người bên ngoài vào trường giảng dạy, tự chi trả thù lao giảng dạy, tự đánh giá, xếp loại sinh viên (toàn giỏi và xuất sắc), tự in chứng chỉ bằng máy in màu của mình rồi trình Phó Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Mỹ kí mà không thông qua một Hội đồng nào theo quy định.
Cũng tại buổi làm việc giữa Ban Giám hiệu và Thường trực Thanh tra Nhân dân ngày 24 tháng 01 năm 2013, ông Đỗ Ngọc Mỹ thừa nhận về sự buông lỏng quản lí của Nhà trường, ông nói có khuyến khích ông Việt mở loại hình dịch vụ này và tin vào ông Việt nên đã ký vào hàng loạt các văn bản và chứng chỉ mà ông Việt đã đệ trình cho ông.
Ông Đỗ Ngọc Mỹ cũng thú nhận: không có bản hợp đồng dịch vụ nào giữa Nhà trường và Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục VN để mở loại hình dịch vụ này.
Qua kiểm tra, kiểm chứng thông tin, Ban Thanh tra Nhân dân cũng phát hiện Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục VN không có chức năng đào tạo các loại chứng chỉ này. Mà nếu có chức năng được cho phép này, tại sao Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục VN của gia đình ông Việt lại mượn tay Trường Đại học Quy Nhơn cấp bằng?
3. Kiểm tra tính chất pháp lí của các văn bản, văn bằng chứng chỉ mà phó Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Mỹ đã kí
Trường Đại học Quy Nhơn thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, nên các văn bằng chứng chỉ do trường cấp đều buộc phải nằm trong phạm vi quản lí của Bộ Giáo dục và đào tạo và tuân theo các điều khoản quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư sửa đổi bổ sung số 22/2012/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: “Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý, bảo đảm quyền và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.” (Điều 2, Khoản 2,Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT).
Tuy nhiên, từ khâu tổ chức đào tạo, đánh giá, trách nhiệm quản lí, chữ kí, in sao văn bằng đều không theo bất cứ điều khoản nào được quy định trong những văn bản trên:
- Toàn bộ hồ sơ cấp chứng chỉ không được lưu trữ đúng thời gian và nơi quy định. Không công khai minh bạch thông tin cấp văn bằng chứng chỉ theo quy định tại Điều 8, Thông tư sửa đổi bổ sung số 22/2012/TT-BGDĐT.
- Các Quyết định số: 3138/QĐ-ĐHQN ngày 17 tháng 12 năm 2010 về việc cấp chứng chỉ Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Quyết định số: 90/QĐ-ĐHQN ngày 19 tháng 01 năm 2011 về việc cấp chứng nhận lớp Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, Quyết định 2281/QĐ-ĐHQN ngày 10 tháng 9 năm 2012 và toàn bộ các chứng chỉ do Phó Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Mỹ kí thay Hiệu trưởng không có căn cứ pháp lí rõ ràng:
+ Không lập Hội đồng, không “thực hiện các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục in và cấp phát văn bằng, chứng chỉ; việc duyệt mẫu văn bằng, chứng chỉ; việc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ” theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT. Ông Hà Thanh Việt tự sáng chế mẫu không đúng thể thức, không ảnh, không ghi thời gian mở lớp đào tạo, không đăng kí phôi bằng, tự in không giới hạn các loại chứng chỉ, vi phạm nghiêm trọng việc cấp phát và quản lí văn bằng chứng chỉ được quy định tại các Điều 14, 15 của Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
+ Việc kí, đóng dấu các văn bằng chứng chỉ được quy định theo Điều 20  Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT cũng không thực hiện. Không có sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng về việc kí thay và báo cáo Bộ, nhưng Phó Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Mỹ vẫn kí thay.
+ Nội dung trong 2 Quyết định số: 3138/QĐ-ĐHQN ngày 17 tháng 12 năm 2010 về việc cấp chứng chỉ nghiệp vụ ngân hàng hiện đại (1) và Quyết định số: 90/QĐ-ĐHQN ngày 19 tháng 01 năm 2011 về việc cấp chứng nhận lớp Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, (2) được ghi ở Điều 1: Công nhận kết quả học tập và cấp chứng chỉ cho (63 học viên ở Quyết định (1), 216 học viên ở Quyết định (2)) được tổ chức tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục V.N là hoàn toàn phi pháp, chứng minh rõ ràng việc ông Hà Thanh Việt lợi dụng Nhà trường để làm ăn trục lợi.
4. Các nội dung khác
Việc bắt ép sinh viên ra Công ty gia đình ông Hà Thanh Việt học Ngoại ngữ theo chuẩn ngoại ngữ do ông Việt tự đặt ra; bắt buộc nộp các loại lệ phí đồng phục, đóng góp mua cơ sở vật chất, thiết bị; lệ phí 4.500.000 đ đi thực tập tại ngân hàng,… Ban Thanh tra Nhân dân chưa có điều kiện kiểm tra, kiểm chứng thông tin.

B. KIẾN NGHỊ
- Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng nhà Trường đứng ra chỉ đạo giải quyết dứt điểm sự vụ tránh hiện tượng khiếu nại, tố cáo kéo dài và có biện pháp bảo vệ an toàn cho người khiếu nại, tố cáo.
- Lập Tổ thanh tra độc lập tổ chức thanh tra toàn bộ sự vụ và có kết luận khách quan, công khai minh bạch trước toàn trường và trả lời cho Ban Thanh tra Nhân dân bằng văn bản theo luật định.
- Tạm thời đình chỉ chức vụ của ông Hà Thanh Việt để phục vụ cho công tác thanh tra nếu thấy cần thiết.
Ban Thanh tra Nhân dân có quyền báo cáo lên cấp trên hoặc cơ quan chức năng theo luật định, nếu Nhà trường không giải quyết rõ ràng minh bạch và dứt điểm sự vụ trong thời hạn cho phép.
TM/ BAN THANH TRA NHÂN DÂN
TRƯỞNG BAN
đã ký
Châu Minh Hùng
Xem hình ảnh tiêu biểu một Quyết định lạ với những căn cứ pháp lí chẳng dựa trên pháp lí nào:
Scan0018

Dân thậm chí không còn tiền để mua nữa



gia-thucpham

Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 5,5% là “rất khó khăn”, trong khi khả năng lạm phát 6-7% là “rất dễ xảy ra”. Nhìn 2 chỉ tiêu biết ngay sức khỏe của nền kinh tế và trong khi doanh nghiệp thiếu vốn thì người dân chỉ thấy Ngân hàng Nhà nước chỉ lo bán vàng”- Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa, ông Lê Nam- phát biểu trong phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế sáng nay- 26.4.

Ngân hàng Nhà nước chỉ lo bán vàng

Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có khả năng gây lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô; trong khi đó, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chậm được triển khai; dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, việc xử lý nợ xấu còn chậm nên những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều.
Phát biểu có tính chất phân tích, nguyên Thống đốc NHNN – ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cho rằng nhìn nhận những “vấn đề rất mới”. “Vấn đề doanh nghiệp co hẹp sản xuất, phá sản thất nghiệp ngày càng tăng mà chưa có hướng vực dậy. Lòng tin của doanh nghiệp đối với kinh tế thị trường, điều hành, quản lý của ta có vấn đề. Tình trạng chán nản, buông xuôi, thúc thủ trong doanh nghiệp đã có biểu hiện, ý chí vươn lên rất hạn chế”.
Ông Kiêm nhìn nhận tình trạng này là do “những giải pháp Chính phủ đề ra đúng, trúng, kịp thời nhưng lại triển khai chậm, lối ra càng bàn lại càng khó khăn hơn”. Nguyên thống đốc lên tiếng cảnh báo về tình trạng nền kinh tế “từ 2010 đến nay thì ngày càng đi xuống”.
Có ít nhất 4 ý kiến nói về khó khăn của doanh nghiệp. ĐBQH Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy nói, doanh nghiệp khó khăn do “chính sách chỉ bảo hộ ngân hàng chứ chưa bảo vệ doanh nghiệp”.
ĐBQH Bùi Đức Thụ thì đặt câu hỏi trước tình trạng “dư nợ huy động tang, nhưng cho vay gần như không tăng”. “Tiền chảy đi đâu, có phải vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các ngân hàng lớn nên thà giữ tiền chứ không hạ lãi suất cho vay, vì như thế vẫn được lợi hơn?”- ông Thụ đặt câu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thậm chí thẳng thắn “Vốn cho doanh nghiệp thì bế tắc, cho vay gần như không tăng mà huy động vẫn tăng, vậy vốn đi đâu, hay lấy vốn của dân đi mua vàng?”.
Đỉnh điểm là phát biểu của ĐBQH Lê Nam khi ông phát biểu, trong khi “doanh nghiệp thiếu vốn” thì “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của Ngân hàng Nhà nước là lo bán vàng”. Ông kêu gọi: “Đừng cứu ngân hàng vì ông ấy đang SIDA rồi, nên lo bảo vệ lợi ích của dân”.

Dân không còn tiền để mua

Phần nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp cho rằng, việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh còn chậm trễ: “Có rất nhiều chủ trương, giải pháp, rất nhiều kế hoạch, nghị quyết nhưng dường như chúng ta chỉ dừng ở đó thôi. Còn triển khai thực tiễn đi vào cuộc sống thì nó xa xôi và vẫn là câu hỏi lớn. Ví dụ như bây giờ người dân và cán bộ ở cơ sở đều biết là các nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế như thế nào, doanh nghiệp nhà nước là ai, ngân hàng là ai, đầu tư thế nào nghị quyết nói rõ rồi, nhưng chưa thấy làm gì cả.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi sau phân tích tình hình bất cập về tiền lương, chính sách an sinh xã hội, đã đưa ra kiến nghị: Chính phủ cần xem xét lại hệ thống chính sách giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, 36 chương trình mục tiêu quốc gia hầu hết đổ vào nông thôn nhưng không biết triển khai thế nào, để làm gì… Theo đại biểu, trái phiếu chính phủ đầu tư cho y tế 23.000 tỉ- chiếm 27% tổng trái phiếu chính phủ của cả nước, nhưng hầu hết đều để dở dang, đình hoãn do NQ 11. Nhiều bệnh viện xây xong không có tiền mua thiết bị để hoạt động, trong khi 80% bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến gây quá tải bệnh viện TƯ.
“Chỉ số CPI không thể tăng được vì cung lớn hơn cầu, giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt”- ông Lợi nói.
Theo Lao Động


Ngân hàng nhà nước ĐẤU GIÁ hay ĐẤU THẦU vàng?



gold-auction

1. ĐẤU GIÁ hay ĐẤU THẦU?

Kính gửi BBT TTXVA.
Tôi thấy nhiều phóng viên trẻ của các phương tiện thông tin đại chúng không phân biệt nổi hai khái niệm ĐẤU GIÁ và ĐẤU THẦU nhưng TTXVA là nơi có nhiều trí thức tham gia, tôi đề nghị TTXVA nên viết cho đúng bản chất của sự việc.
Đấu thầu là khi nhà đầu tư cần mua một hàng hoá hay dịch vụ gì, thí dụ ta cần trang bị mạng máy tính cho đơn vị hay xây một nhà máy thuỷ điện, ta kêu gọi và những người có khả năng cung cấp hàng hoá (máy tính) hay dịch vụ (xây dựng)sẽ gửi hồ sơ dự thầu. Nhà đầu tư sẽ xét ai chào giá rẻ thì mua.
Bản chất của ĐẤU THẦU là mua công khai với giá RẺ NHẤT.
Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Còn ĐẤU GIÁ là bán công khai cho ai trả giá cao nhất, thí dụ Nhà đấu giá Sortheby bán đấu giá tranh của Picassco cho ai trả giá cao nhất.
Việc Ngân hàng nhà nước BÁN vàng cho ai trả GIÁ CAO là cuộc (việc, sự) ĐẤU GIÁ chứ không phải ĐẤU THẦU.
Vậy đề nghị TTXVA từ nay dùng đúng khái niệm, việc này rất dễ, khi bán công khai thì gọi là Đấu giá, mua công khai thì gọi là Đấu thầu. Còn tất nhiên đã bán thì ai cũng muốn bán đắt và mua thì muốn mua rẻ.
Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất. Về phương diện kinh tế, một cuộc đấu giá là phương pháp xác định giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá). Trong ngữ cảnh của cuộc đấu giá, một từ vựng tiếng Anh thường được dùng là bid hay auction, nghĩa là giá đề nghị. Đấu giá có thể áp dụng cho nhiều loại mặt hàng: đồ cổ, bộ sưu tập (tem, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản cao cấp, các mặt hàng đã qua sử dụng, sản phẩm thương mại (cá, tôm), giống ngựa đua thuần chủng và các cuộc bán đấu giá cưỡng ép (thanh lý, phát mãi)
Xin trân trọng cảm ơn.

2.  ĐẤU GIÁ KÍN

daugia-kin
Bỏ phiếu đấu thầu vàng.

TTXVA xin cám ơn phản ánh xác đáng của tác giả và sẽ sửa sai.
Thời gian vừa qua, TTXVA đã trích đăng NGUYÊN VĂN các bài báo, nên không thể tự ý chỉnh sửa tựa bài viết khác với khái niệm mà nhân dân bị tuyên truyền.
Đơn giản bằng 1 thủ thuật thay đổi ngôn ngữ, khái niệm kinh tế đã được đánh tráo.
A.  Bản chất của việc ĐẤU GIÁ VÀNG
Mục đích của đấu giá vàng là nâng giá đến mức cực trần, đem về lợi nhuận cao nhất cho Ngân Hàng Nhà Nước.  Nhất là khi NHNN đã sử dụng phương thức ĐẤU GIÁ KÍN là thủ thuật kích động tâm lý đẩy giá lên mức cao nhất.  Theo đó, tất cả mọi người cùng đặt giá đồng thời, nhưng không ai biết giá của ai, người ra giá cao nhất mới là người được mua vàng.
Dựa vào hạn ngạch giới hạn về cung của nguồn vàng độc quyền, NHNN đã tạo ra cơn khát khan hiếm căng thẳng qua phiên đấu giá vàng, theo đó thị trường đầu cơ đã nhanh chóng nắm bắt thông điệp ngầm mà đẩy giá và nâng giá vàng, đồng thời tập trung nguồn lực để vét cạn máng vàng hiếm hoi trước khi cạn kiệt trong những lần đấu thầu tiếp theo.
Bản chất việc nâng giá vàng của NHNN đã đẩy giá vàng tăng vọt ngay sau khi phiên đấu giá đầu tiên được thực hiện.
B.  Đánh tráo khái niệm kinh tế về ĐẤU GIÁ và ĐẤU THẦU
Đúng như phân tích của tác giả Phan Ngọc, thuật ngữ ĐẤU THẦU đã được sử dụng SAI BẢN CHẤT về cuộc đấu TĂNG GIÁ VÀNG để phục vụ mục đích tuyên truyền, có tác dụng như 1 liều thuốc an thần, tạo sự ngộ nhận mục tiêu ổn định thị trường theo ”chính sách vĩ mô” của NHNN.  Chính việc dùng từ ngữ sai đã tạo tâm lý mong đợi lượng cung vàng lớn tung ra với mục đích MUA RẺ.  
Vì vậy, khi tham gia cuộc “đấu thầu” được quảng cáo rầm rĩ “BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀNG”, so sánh với thị trường tự do đang gây cấn với cơn sốt với giá cao chất ngất,  các nhà kinh doanh vàng bạc đã bị bất ngờ khi giá sàn vàng đi ngược dự đoán “bình ổn giá” trong phiên đấu giá đầu tiên.
Đây không phải là lần đầu NHÀ NƯỚC dùng sai từ ngữ hay không thể hiện đúng BẢN CHẨT.
Mọi việc không chỉ là CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN :-)

vang-daugia1

Giá vàng bật tăng 2 triệu đồng trong một ngày

Giá thế giới tăng trở lại sau cú rớt mạnh nhất 3 thập kỷ, trong nước cũng bật nhanh lên trên 41 triệu đồng một lượng, giúp những đơn vị trúng đấu thầu buổi sáng được phen hời.
> Chen nhau mua vàng sợ giá lên
> Mục tiêu sát giá thế giới còn xa vời
> Dự trữ vàng các nước bốc hơi hàng chục tỷ đôla

Vào lúc 14h10, Tập đoàn DOJI niêm yết giá mua vào - bán ra 40,5-41,2 triệu đồng một lượng, lần lượt tăng 1,8 và 1,6 triệu đồng so với mức mở cửa. Biên độ mua bán vẫn giữ ở mức khá xa.
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng đưa niêm yết bán lên trên vùng 41 triệu đồng, mua vào bán ra lần lượt 40,2 và 41,1 triệu đồng một lượng. Trong đó, giá bán ra tăng tới 2,5 triệu đồng so với mức đáy của buổi sáng, và giá mua vào tăng 700.000 đồng.
Sau cú điều chỉnh mạnh tay đầu giờ chiều, các doanh nghiệp có ý giảm nhẹ, nhưng sau đó lại tiếp tục tăng theo diễn biến thế giới. Chốt ngày, DOJI mua bán ở 40,5-41,3 triệu đồng một lượng, còn SJC niêm yết 40,7-41,4 triệu đồng, vênh xa so với mức trúng thầu buổi sáng. Kết thúc phiên đấu thầu thứ bảy, Ngân hàng Nhà nước bán được 25.700 lượng vàng cho 11 đơn vị, với giá dao động 38,7-38,92 triệu đồng mỗi lượng.
Đây là lần hiếm hoi sau bảy phiên đấu thầu liên tiếp, các đơn vị có thể nhìn thấy mức lãi hàng triệu đồng ngay sau trúng đấu giá. Các phiên trước, Ngân hàng Nhà nước đặt giá khá sát mua bán thực tế của doanh nghiệp, hơn nữa thị trường thế giới có xu hướng giảm sau đấu thầu, vì thế biên lợi nhuận cho các nhà buôn vàng không nhiều. Đặc biệt phiên 12/4, giá trúng thầu cao nhất là 42,98 triệu nhưng sang sáng hôm sau, giá thế giới chỉ còn 37,2 triệu đồng và tiếp tục đi xuống dưới 36 triệu vào sáng thứ hai.
Thông thường, ngay khi đặt lệnh mua vàng, các đơn vị tham gia đấu thầu đã phải thu xếp được mối bán. Vì vậy, ngay cả khi giá giảm so với mức trúng đấu thầu, và hai ngày sau mới được lấy vàng, hầu hết các đơn vị đều không lỗ.
Đà tăng giá trong nước chiều nay, ngoài lý do hậu đấu thầu, còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến thế giới. Thị trường quốc tế lần đầu tiên tăng trở lại sau ba phiên giảm thê thảm và liên tiếp. Bước vào giờ giao dịch châu Âu, giá giao ngay trên bảng Kitco.com tăng nhanh qua 1.370 USD một ounce rồi chốt phiên cận kề mốc 1.400 USD, tăng hơn 44 USD so với mở cửa tại châu Á. Giới phân tích phỏng đoán có thể lực mua tăng trở lại khi nhận thấy giá về vùng hấp dẫn. Nhưng một số chuyên gia vẫn khá thận trọng.
"Thị trường vẫn chịu áp lực điều chỉnh, dù thực tế cho thấy nhu cầu mua vàng vật chất đang tăng lên khi giá giảm mạnh", chuyên gia của hãng Barclays nhận định.
Áp lực bán tháo và sự hoảng loạn của giới đầu tư khiến giá vàng quốc tế ngày 15/4 rớt giá mạnh nhất kể từ năm 1983. Mỗi ounce vàng giao ngay chốt phiên New York ngày 15/4 mất hơn 125 USD. Đến khi mở cửa ngày 16/4 lại tiếp tục 'bốc hơi" thêm 20 USD. Đến gần 9h, giờ Hà Nội, mỗi ounce có giá quanh 1.335 USD, tương đương 33,7 triệu đồng một lượng.
Đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 2/2011. Đà giảm này đã đánh mất một nửa mức tăng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và thấp hơn 550 USD so với đỉnh cao kỷ lục 1.920,3 USD một ounce đạt được vào tháng 9/2011.
Các doanh nghiệp giảm mạnh giá mua vàng trước phiên đấu thầu. Ảnh: Anh Quân
Các doanh nghiệp giảm mạnh giá mua vàng trước phiên đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Anh Quân
Khi thị trường vàng giảm mạnh trong ngày 15 và 16/4, kinh tế thế giới hầu như không có nhiều thông tin đột biến, ngoài chỉ số sản xuất của Mỹ tốt hơn dự báo. Các chuyên gia thế giới cho rằng thông tin Síp bán vàng dự trữ vẫn ám ảnh giới đầu tư. Một vài người phỏng đoán có thể giới đầu tư đang phải bán cắt lỗ và thu tiền mặt để bù đắp ký quỹ.
Dự báo của hàng loạt tổ chức tài chính lớn cũng góp phần đáng kể vào xu hướng của thị trường. Ngày 10/4, Tập đoàn Goldman Sachs giảm dự báo giá vàng năm 2013 xuống 1.545 USD một ounce từ 1.610 USD trước đó. Dự báo cho năm sau cũng chỉ còn 1.350 USD một ounce. Goldman cho biết: "Chúng tôi tin rằng việc giá vàng bật lại là điều không thể. Mức giảm này có thể còn nhanh và mạnh hơn dự đoán".
Ngân hàng Societe Generale trước đó cũng cho biết giá vàng đang trong thời kỳ bong bóng. Tài sản của Quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust ngày 11/4 giảm khoảng 1.200 tấn xuống thấp nhất kể từ tháng 6/2011 và tiếp tục bán thêm 4,3 tấn trong phiên 14/4. Deutsche Bank cũng hạ dự báo giá vàng năm 2013 thêm 12% với lý do đồng USD đang mạnh lên và nhu cầu mua vàng làm tài sản trú ẩn giảm đi.
Giá dầu thô cũng giảm mạnh theo vàng. Hợp đồng giao dầu tương lai tại New York chốt phiên ở 87,17 USD, giảm 1,7%. Trong khi dầu Brent tại London cũng xuống dưới mốc 100 USD mỗi thùng, lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm ngoái.
Trước áp lực giảm của thế giới, đầu giờ sáng, doanh nghiệp trong nước kéo giá thu gom vàng miếng xuống dưới 39 triệu đồng. Tập đoàn DOJI niêm yết 38,8-39,6 triệu đồng mỗi lượng mua vào bán ra, rẻ hơn hôm trước 2,2-2,9 triệu đồn. Giá mua vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giảm 1,85 triệu đồng chiều thu gom và 1,95 triệu đồng bán ra, xuống còn 39-39,80 triệu đồng. Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý lúc này mua bán ở 38,7-39,6 triệu đồng, giảm lần lượt 2,3-2,8 triệu đồng. Đây là lần hiếm hoi các doanh nghiệp trong nước giảm giá mạnh như vậy theo đà thế giớí.
Sáng nay, nhà quản lý tiếp tục đấu thầu phiên thứ 7 để cung ứng thêm 26.000 lượng ra thị trường. Theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước, việc liên tiếp tổ chức đấu thầu vàng miếng là nhằm tăng cung, ổn định thị trường chứ không phải nhanh chóng kéo hẹp giá.
Sau 7 phiên chào thầu tổng cộng 222.000 lượng vàng, Ngân hàng Nhà nước đã bán được 183.900 lượng, tương đương gần 7 tấn. Bình quân giá trúng thầu cao nhất là 42,64 triệu đồng một lượng, trong khi bình quân giá bán của SJC vào thời điểm bắt đầu các phiên đấu thầu là 42,85 triệu đồng, còn giá thế giới bình quân đạt 38,78 triệu. Các chỉ số này khiến giới quan sát trở nên mơ hồ về mục tiêu kéo sát giá vàng trong nước với thế giới.
Lệ Chi

'Kế hoạch đổi tiền chi tiết' có thể làm chỉ trong 2 tuần!

Diễn Đàn Công Nhân tổng hợp - Hiện đang có khoảng 4 triệu tỉ đồng đang lưu hành, nếu đổi 1000 đồng cũ lấy 1 đồng mới, thì cần 4 ngàn tỉ đồng mới. Tờ lớn nhất 1000 đồng thì cần 4 tỉ tờ, tức 4 triệu kg, 4 ngàn tấn. Nếu mỗi chuyến bay đặc biệt chở 40 tấn, thì chỉ cần 100 chuyến. Vả lại không cần đổi hết 1 lần, mà vì muốn có HẠN ĐỊNH nên chỉ đổi 1/5, 1/10 số đang lưu hành mà thôi (số còn lại VC quỵt hết). Nếu chỉ đổi 1 triệu tỉ đồng trong số 4 triệu tỉ đang lưu hành, thì chỉ cần 1/4 số trên đây, tức 25 chuyến bay chở tiền. Mỗi ngày 5 chuyến thì chỉ trong 5 ngày là đủ.

Đúng thế, toàn bộ KẾ HOẠCH ĐỔI TIỀN CHI TIẾT có thể được làm trong vòng 2 tuần lễ, sau đó ký kết hợp đồng in, chờ in 3-4 tuần và hoàn tất nhận tiền mới trong vòng 1 tuần. Nghĩa là sau khi có quyết định ĐỔI TIỀN từ đầu nậu Việt Cộng khoảng 6-7 tuần, chúng đã hoàn toàn sẵn sàng cho đổi tiền bất kỳ lúc nào. Chỉ cần thấy thuận lợi cho việc ăn cướp là ban bố lệnh ngay.
Theo như những gì Việt Cộng lộ ra thì chúng ĐANG IN TIỀN MỚI, và hiện giờ đang được giải thích một cách lờ mờ là "in bộ tiền mới" để bổ sung vào bộ tiền đang lưu hành. Các bác hãy nhớ rằng "tiền giấy là tiền quy ước"; cho nên "bộ tiền mới" có thể được dùng để bổ sung bộ tiền cũ mà cũng có thể là "bộ tiền mới hoàn toàn với tỷ lệ đổi do Việt Cộng quy định khi đổi tiền".
Nếu chúng để cho ta biết được CHÍNH XÁC NGÀY NÀO chúng ban hành lệnh đổi tiền thì chúng đâu phải... Việt Cộng. Tuy nhiên có vài điểm sau đây có thể giúp chúng ta đoán được là ngày đó còn không xa:
- Những công ty vừa sụt giá chứng khoán rất mạnh hay thanh lý tài sản đều ít nhiều có quan hệ tới những tên Việt Cộng đầu sỏ (Masan, VinaCapital,...) nên chúng ta đoán được chúng có nguồn tin cấp tối cao (về đổi tiền) từ các tên này & khả năng cao những tên Việt Cộng chóp bu kia là tác giả kế hoạch lần này.
- Kế hoạch đổi tiền hiện chỉ trong nội bộ giới chóp bu biết nên chưa xảy ra cảnh tháo chạy hỗn loạn trong giới doanh nhân tầm trung và thấp. Tuy nhiên, việc này sẽ phải "trình Trung Ương thảo luận" trong tháng 5 nên số người biết sẽ tăng lên. Các UV BCH TW đều có đệ tử, sân sau nên sẽ lộ tin này ra để đàn em tẩu tán và bản thân chúng cũng tẩu tán. Vậy nếu sau Hội Nghị Trung Ương 7 mà làn sóng tháo chạy gia tăng & giá USD lên cao thì chắc chắn có đổi tiền rất sớm sau đó.
- Gần đến NGÀY ĐỔI TIỀN sẽ có 2 sự việc xảy ra: ngân hàng sẽ không cho vay hoặc đảo nợ nữa (ta dễ nhầm là ngân hàng bị cụt vốn) và sẽ có lệnh xuống ban tuyên giáo tuyên truyền không có đổi tiền.
- Hãy quan sát động thái của các cty có liên quan đến những người vừa "biến mất bí ẩn" trong thời gian qua (khả năng là được mời họp bàn "kế hoạch" và đang bị nhốt để bảo đảm bí mật, sau HN TW 7 sẽ thả).
Đây là những gì đã diễn ra thời năm 1985:
- Những tờ giấy tiền mệnh giá lớn LẬP TỨC mất giá trị lưu hành trong hệ thống thanh toán quốc gia, chỉ còn giá trị đem đổi tiền mới tại các nơi đổi tiền mà thôi. Thời hạn đổi tiền có vài ngày và phải đem sổ hộ khẩu, CMND,.... mới đổi được theo hạn mức quy định. Nhiều người tích trữ tiền Hồ phải đốt trong nước mắt vì không kịp nhờ người khác đổi những lượng tiền quá lớn.
- Những tờ mệnh giá nhỏ vẫn còn giá trị trong khoảng vài tháng sau đó. Việt cộng đưa ra lời giải thích là "chưa có tiền lẻ về kịp nên nhà nước vẫn chấp nhận tiền tiền cũ, nhân dân đừng sợ". Mà đúng thế thật, Việt Cộng giữ lời hứa trong vụ "tiền cũ mệnh giá nhỏ". Tại sao vậy ? Vì nếu không cho phép như thế thì sẽ loạn ngay, hoạt động kinh tế (mặc dù chưa xóa bao cấp, nhưng thị trường tự do rất sôi động) sẽ tê liệt ngay. Hơn nữa, giá in tiền mệnh giá lớn và mệnh giá nhỏ ngang ngang nhau, đổi tiền mệnh giá lớn sẽ thuận lợi hơn vì người dân ít cảm thấy mình bị ăn cướp hơn. Vài tháng sau, lạm phát phi mã làm cho những tờ tiền cũ mệnh giá nhỏ trở thành rác, nên chẳng ai buồn đem đi đổi làm gì.
(Giờ ngồi gõ những dòng chữ này mới rõ hơn tại sao tiền lẻ vô cùng hiếm hoi trong thời gian đầu sau khi đổi tiền và tại sao những thằng cướp lại cho phép tiền cũ mệnh giá nhỏ lưu hành một thời gian ngắn sau đó)
Thậm chí, số lượng tiền mới cần in ra còn nhỏ hơn số tính toán ở trên nữa, bởi vài nguyên nhân sau:
- Một số người sau khi đổi tiền mới xong sẽ gửi lại hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước sẽ dùng chính những tờ tiền mới đó đổi cho người khác.
- Thời gian đầu sẽ chỉ phát hành ra những tờ tiền mới mệnh giá lớn tương đương cỡ 50,000 - 100,000 - 200,000 - 500,000 - 1,000,000 - 2,000,000 tiền Hồ bây giờ. Những tờ tiền tương ứng đó LẬP TỨC mất giá trị. Những tờ mệnh giá nhỏ hơn tiếp tục được phép lưu hành trong khoảng 3 tháng sau, trong khi chờ tiền lẻ về kịp (kịch bản của Việt Cộng).
Còn một "nghiệp vụ ăn cướp" rất nhanh nữa là hệ thống ngân hàng tự động chuyển đổi tài khoản tiền mặt của dân từ tiền cũ sang tiền mới theo ĐỊNH MỨC. Số lượng vượt định mức bị xóa thành "không". Tuy nhiên, chiêu này thì QUÁ LỘ LIỄU, nên khả năng áp dụng thấp. Có lẽ chúng sẽ cho người dân được phép rút toàn bộ tiền mặt (tiền cũ) ở ngân hàng về, không quỵt đồng nào cả. Chuyện này thì quá dễ, chỉ tốn vài cent Mỹ in mỗi tờ thôi. Nhưng dân rút được tiền cũ về thì lại vướng ĐỊNH MỨC đổi nên có rút về được cũng như không.
Dân càng thấp cổ bé miệng thì càng chậm đổi được tiền mới. Tất nhiên, bầy quan chức cấp cao sẽ nhanh chóng đổi được toàn bộ tiền mới không hạn mức nên chúng sẽ gom mua hàng hoá, khuynh đảo thị trường. Thời năm 1985 còn khó, chứ bây giờ quan chức Việt Cộng có hàng loạt công ty sân sau nên chúng dễ dàng thao túng một cách hợp pháp.
Quan trọng nhất là Việt Cộng cướp thông qua ĐỊNH MỨC ĐỔI TIỀN.
Chắn chắn sau đổi tiền sẽ là LẠM PHÁT PHI MÃ.
Lạm phát phi mã vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của việc người dân mất lòng tin, nền sản xuất sụp đổ nên ai cũng đổ xô nhau mua hàng hóa về tích trữ. Chắc chắc khi đó bộ máy tuyên truyền của Việt Cộng sẽ hoạt động hết công suất tố cáo "thế lực thù địch chống phá công cuộc cải cách tiền tệ cua Việt Nam",.....
Hãy nhớ rõ rằng ĐỔI TIỀN kiểu Việt Cộng là cướp tài sản của dân chứ chẳng giải quyết được vấn đề kinh tế gì cả.

Diễn Đàn Công Nhân tổng hợp
http://diendancongnhan.blogspot.jp/2013/04/ke-hoach-oi-tien-chi-tiet-co-uoc-lam.html

Tóm tắt lý lịch của Trương Tấn Sang

Trương Tấn Sang – Sinh ngày 21/1/1949 tại Đức Hoà, Long An

- Năm 1971: Làm du kích bị chế độ Mỹ-Diệm bắt bỏ tù ở Phú Quốc. Trong tù để không bị tra tấn nên Sang đã nhận làm tay sai cho Mỹ, cũng trong nhà tù y gặp 1 bạn tù là người Hoa trong nhóm hoạt động bí mật của Đảng cộng sản Trung quốc tại miền Nam và kết giao với nhau.

- Năm 1973: Ra tù (trao trả và được đưa ra miền Bắc), bạn tâm giao người Hoa đã về Trung Quốc. Từ đó Trương Tấn Sang có 2 quan thầy là Mỹ và Trung quốc.

- Sau năm 1975: Trương Tấn Sang làm ở Ban khai hoang rồi Giám đốc nông trường Lê Minh Xuân – theo giới thiệu của “bạn tàu” đã thường xuyên về Quận 5 đàn đúm, trai gái và được những “bạn tàu” bao.

- Năm 1992: Quyền chủ tịch UBND Thành phố rồi Phó bí thư kiêm Chủ tịch, rồi lên Bí thư Thành uỷ, Trương Tấn Sang có 3 sự kiện lớn :



∑ TRƯƠNG TẤN SANG: √ Trương Tấn Sang cần bị truy tố vì tội phản quốc! | √ Cạm bẫy của Trương Tấn Sang | √ Bản chất Trương Tấn Sang | Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận sai và hứa sẽ tự uốn nắn? | √ Trương Tấn Sang bất tài thất đức? | Trương Tấn Sang đã chỉ đạo TBT Báo Thanh Niên đánh Ngân hàng Nhà nước như thế nào? | √ Trương Tấn Sang và Cú lừa Dân Chủ thế kỷ của trí thức IDS và Con Đường Việt Nam | √ Thư ngỏ gửi đ/c Nguyễn Phú Trọng và các đ/c UVBCT, BCHTW khoá XI | √ Tại sao Trương Tấn Sang chỉ đạo LS. Trần Đình Triển “đánh” Tổng bí thư Nông Đức Mạnh? | √ Trương Tấn Sang – “con sâu” phá hoại nội bộ Việt Nam | √ Tư Sang mượn tay nhân dân đảo chính Tấn Dũng, mượn vụ Tấn Dũng đảo chính Phú Trọng | √ Những trò lừa xúi dại, mị dân côn đồ của Trương Tấn Sang | √ Tư Sang và Nhóm 72: Tư lợi riêng và làm xáo trộn chính trị! | √ Ông Trương Tấn Sang đã có sai lầm gì? | √ Động cơ và tham vọng quyền lực của Trương Tấn Sang | √ Đoàn Sự: Âm mưu của ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong việc chỉ đạo đưa bài nói chuyện tại CLB Thăng Long lên mạng | Sắp đến Hội nghị Trung ương 7, nhận dạng các Ủy viên BCT chủ chốt


1. Đi thi tốt nghiệp Đại học Luật coppy bài bị bắt quả tang

Những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ khi Khoa luật của Trường Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa tách ra thành Trường Đại học Luật TP.HCM như hiện nay (2012), ông Trường Tấn Sang, bấy giờ, với chức vụ là Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM ghi danh học lớp Luật tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường xuyên bỏ học. Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui chế thi cử và Cô giáo Ân là giảng viên của Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và cùng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.

Khi còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi thì hôm nào có đi học, ông Sang cũng đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng vai là học viên theo học luật cùng lớp Luật với ông Sang. Vào ngày thi, chẳng biết ông Sang đã chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó cũng cùng đi thi chung phòng và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi chính cái anh đệ tử này là người chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra cho ông Sang coppy, “quai cop” ngay trong buổi thi. Sau khi bị cô giáo Ân bắt quả tang và lập biênbản, bắt ông Sang ký tên vào biên bản vi phạm qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô giáo Ân mà nói nhỏ rằng : “Cô giáo Ân à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho ông ấy việc này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi ? Ông ta là ông Trương Tấn Sang – Phó bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao ?!”

Cô giáo Ân đã trả lời bằng một câu nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng : “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả ! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt ! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa đây là môn Luật, nếu muốn trở thành một Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã !…”.

Trước những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước những lời lẽ đanh thép của cô giáo Ân, không còn cách nào khác, ông Sang đành phải ký tên vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi phòng thi nếu như không nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp bài. Thế mà, trước kỳ thi công bố kết quả, cô giáo Ân bị chuyển công tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà từ đó cho đến nay, không ai biết cô Ân đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao ? Trong khi đó thì kết quả kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong danh sách thi đậu cử nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật.
2. Trong khi làm Bí thư thành uỷ, đã từng bắt bà Nguyễn Thị Hồng: Giám đốc Công ty may xuất khẩu Quận 3 cống nộp đủ thứ. Sang ép bà Hồng đi Singapore ngủ với mình, Hồng không đi liền bị bỏ tù nhưng không đủ chứng cứ không xử được. Ra tù bà Hồng và chồng làm đơn tố cáo. 4 Sang cho Tâm Tân Tạo cùng Thắng mượt lo lót Nông Đức Mạnh, Mạnh cho người  o bế và vận động bà Hồng rút đơn. Việc này báo nước ngoài và thư tố cáo gởi Bộ chính trị nhiều lần.

3. Năm Cam đã mò đến anh 4 Sang, được anh 4 Sang giúp đỡ, khi vỡ lỡ Năm Cam vào tù lĩnh án tử hình còn 4 Sang nhận án kỷ luật: Cảnh cáo, nhưng rồi vẫn lên chức. Sự kiện này cần ghi rõ trong lý lịch – hiện tại chỉ ghi bị cảnh cáo là chưa rõ.

4. Chuyện ít người biết, 4 Sang là người đỡ đầu Nguyễn Hữu Hiền, giám đốc Công ty viễn thông tin học TP. Hồ Chí Minh: Hiền còn là thầy tâm linh của 4 Sang. Tư Sang đã rất tin cậy, các việc làm lớn, ngày giờ xuất hành, đặt phong thuỷ nhà ở, nơi làm việc đều do Hiền lo. Khi ra làm ở Thường trực Bộ chính trị, 4 Sang đã viết thư gởi Bộ bưu chính viễn thông yêu cầu nhận và cử giữ chức Cục  trưởng các dự án lớn. Cũng may, Bộ Bưu chính viễn thông sáng suốt chưa đề cử chức này , nhưng thư thì còn giữ để bổ sung lý lịch này cho 4 Sang.

Nguyễn Hữu Hiền bị dính vào vụ án Lê Công Định,Trần Huỳnh Duy Thức “âm mưu lật đỗ chính quyền cách mạng” được bọn chúng chọn Trương Tấn Sang là “minh chủ”, là người cầm cờ đứng lên. Cả bọn vào tù, Hiền được 4 Sang can thiệp nên chỉ bị “xử lý hành chánh nghiêm khắc”. 4 Sang vận động tiếp nên Hiền chỉ bị cách chức giám đốc mà không bị khai trừ Đảng (bổ sung lý lịch cho 4 Sang và đề nghị coi lại vì sao còn để Nguyễn Hữu Hiền trong Đảng).

Tháng 1/2000 Trương Tấn Sang làm Trưởng ban kinh tế của TW. Năm 2006 làm Thường trực Ban bí thư. Có 2 việc cần bổ sung : Đó là đỡ đầu cho Đặng Thị Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm. Mọi người đều nhớ khi vụ án ABB khởi tố,Yến và Tâm bị cấm xuất cảnh và do có can thiệp nên Yến và Tâm được thoát nạn. Đến khi được xoá lệnh cấm xuất cảnh, dù là một doanh nghiệp tự do nhưng Yến xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ. Chính 4 Sang đã can thiệp để có tấm hộ chiếu này. Lúc đi Yến nghèo xác xơ, vậy mà sau 5 năm trở về Yến có hàng trăm triệu USD, Yến được quan thầy Mỹ gởi gấm cho 4 Sang nên 4 Sang vừa bồ bịch với Yến, vừa được Yến cung phụng tiền nong. Tư Sang đỡ đầu cho Yến có khu công nghiệp ở Bình Chánh, có khu công nghiệp ở Đức Hoà, có kênh truyền hình riêng, có Trường Đại học.. và kệch cởm hơn, 4 Sang bày kế cho Yến gấp rút ly dị chồng (vì là quốc tịch Mỹ) để đưa yến vào đại biểu quốc hội, cả 2 chị em Yến và Đặng Thành Tâm. Vụ Yến bị bãi nhiệm đưa ra khỏi quốc hội là sản phẩm của Trương Tấn Sang.

Việc thứ 2 là :

Trương Tấn Sang là chủ mưu của việc tấn công nã pháo vào Thủ tướng từ thời ông Phan Văn Khải đến thời ông Nguyễn Tấn Dũng. 4 Sang tập họp một số tay chân là loại bất mãn và một số doanh nghiệp giàu có để lập ra cái nhóm lợi ích gây rối nội bộ này. Nhóm này gồm :

Trần Minh Tuấn (Tuấn béo) Phó thống đốc ngân hàng nhà nước.

- Vũ Hải Triều (Triều đầu bạc - Tướng "tin tặc" đã từng hô hoán đã "đập" hơn 300 cổng thông tin "lề trái") phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh và một số tay chân dưới quyền,  trong đó có Đại tá Bùi Minh Tuyên- nguyên là người phụ trách Cục an ninh tiền tệ ngân hàng. Bọn chúng lục lọi tìm vết các tập đoàn, Công ty nhà nước, các Ngân hàng thương mại, hễ cái nào xấu là vơ vào và đỗ vạ vu khống cho Chính phủ, cho Thủ tướng.
- Tư Sang kéo số bất mãn trong Viện IDS (đã giải thể) mà kề cận là Chu Hảo và chỉ đạo Chu Hảo kích số trí thức bất mãn để lập mạng, viết báo đánh vào chính phủ, vào Thủ tướng. Trước đại hội Đảng 11, Tư Sang đã làm 1 đợt, và giờ là đợt ổng tấn công nhưng quá kệch cởm, ai cũng thấy nhơ bẩn.

Tóm lại cần bổ sung vào lý lịch đến lúc này Trương Tấn Sang là lãnh tụ của phe đảng theo chân tàu để phá rối nội bộ, tấn công Chính phủ.

Nguyễn Dân

Nguồn: http://4sang.blogspot.com/2012/07/tom-tat-ly-lich-cua-truong-tan-sang.html

Thư Mời Văn Nghệ Tuổi Trẻ Yêu Nước Tai San Jose


https://mail-attachment.googleusercontent.com/attachment/u/0/?ui=2&ik=f07b85a67c&view=att&th=13e4ba6239de2005&attid=0.2&disp=inline&safe=1&zw&saduie=AG9B_P95gV1CJrqb2R37l6WpNFi9&sadet=1367074848699&sads=AHc35JUWOV5k1XAnPOljlvWJkv4

 
==                                                                Thư Mời

THAM DỰ BUỔI VĂN NGHỆ "DÒNG NHẠC TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC"
                                                             TẠI SAN JOSE NĂM 2013

Kính gửi:
-          Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
-          Quý Cơ quan, đoàn thể, hội đoàn người Việt Quốc Gia
-          Quý Đồng hương Tị Nạn Cộng Sản
-          Quý Cơ quan truyền thông và báo chí
-          Quý Bạn Thanh Niên,Sinh Viên, Học Sinh

Kính thưa Quý Vị,

        Tiếng lòng của Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước trong Quốc Nội đã vang vọng khắp Năm Châu. Những tiếng hát thể hiện lòng yêu nước, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, lên án sự cai trị độc đảng, độc tài, làm thái thú cho quan thầy Trung Cộng của bạo quyền cộng sản Việt Nam- đã tắt nghẽn trong ngục tối với những bản án nặng nề.
        Không những chỉ với hai bài hát Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu đã làm nức lòng mọi người từ trong nước ra  Hải Ngoại, mà còn rất nhiều bài hát của Tuổi Trẻ Yêu Nước chưa kịp phổ biến đã nằm trong hồ sơ kết án bốn năm và sáu năm tù ngục của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Những bài hát đó phải được cất cao giọng hát để nói lên tinh thần yêu nước của Tuổi Trẻ Việt Nam.
        Thể hiện sự mến phục và trân trọng sự dấn thân đến phải trả giá bằng tù tội, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali, Đài Phát Thanh 1500AM Bắc Cali và Câu Lạc Bộ Báo Chí Bắc Cali phối hợp tổ chức một chương trình văn nghệ "Dòng Nhạc Tuổi Trẻ Yêu Nước" với sự tham gia của Ca sĩ Thu Sương đến từ Pháp Quốc, ca nhạc sĩ Việt Phương, Huỳnh Công Ánh đến từ Texas. Địa phương chúng ta có sự đóng góp của những giọng ca đấu tranh: Bảo Tố- Triệu Phổ, Lê Huy Phong, Nhóm Du Ca Bắc Cali, Đội Hậu Duệ VNCH Bắc Cali , Ca sĩ Brenda, Ngân Hạnh, Vivian Huỳnh, Hồng Hà, Devone..  và sự góp mặt đông đảo các ca sĩ tài danh địa phương. MC Chương Trình do Hạ Vân, Huỳnh Hớn và Nghê Lữ đảm trách.
                                
                         .   Chương Trình văn nghệ phong phú gồm hai phần:

        Phần 1: Những bài hát thuộc dòng nhạc Tuổi Trẻ Yêu Nước từ Quốc Nội xen lẫn những sáng tác đấu tranh ở Hải Ngoại

      Phần 2: Những bài hát ca ngợi Quê Hương và vinh danh Người Lính Việt Nam Cộng Hòa


                        .      Địa Điểm: Tiền Đình Quận Hạt Santa Clara
                                          Số 70 West Hedding, San Jose CA 95110

                        .     Thời Gian: Từ 12:00Trưa đến 7:00Tối ngày Thứ Bảy 18 tháng 5 năm 2013

                       Trân trọng kính mời Quý vị đến tham dự để chia xẻ nỗi đau của Tuổi Trẻ Quốc Nội nói riêng và Quê Hương Việt Nam nói chung cùng yểm trợ tinh thần dấn thân của Tuổi Trẻ Yêu Nước Việt Nam.

                                                                            Trân trọng
                                                       San Jose, Ngày  30 Tháng 3 Năm 2013
                                                                                   Đồng Ban Tổ Chức 
                                  Khu Hội CTNCT Bắc Cali- Đài Phát Thanh 1500AM-CLB Báo Chí Bắc Cali

Liên lạc: -Ô. Mai Khuyên. Khu HộiCTNCT: 408-515-6329
               -Cô Hạ Vân:ĐPT 1500 AM          : 408-802-9938
               -Ô. Lê Bình: CLB Báo Chí           : 408-628-8758
               -Ô. Duy Văn:CLB Báo Chí          : 408-759-9339