THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 May 2013

Giá vàng còn 40,75 triệu đồng/lượng

(TNO) Khép lại phiên giao dịch cuối tuần, sáng nay 18.5, giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống theo đà giảm của giá vàng thế giới.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ở TP.HCM, cuối giờ giao dịch, giá vàng niêm yết ở mức 40,5 - 40,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Như vậy, giá vàng giảm 250.000 đồng/lượng so với giá niêm yết cuối chiều qua (17.5). Còn tính từ đầu tuần đến thời điểm này, giá vàng giảm khoảng 650.000 đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, đóng cửa phiên 17.5 (rạng sáng 18.5, giờ Việt Nam), giá vàng chốt ở mức 1.360,2 USD/ounce, giảm 25,3 USD so với phiên liền trước. Đây là phiên giảm giá thứ 7 liên tiếp của kim loại quý này và là đợt giảm dài nhất trong 4 năm.
Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn ổn định, ở mức 20.828 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 20.950 đồng/USD.
Còn giá USD trên thị trường tự do giảm nhẹ trở lại, hiện ở mức 21.240 - 21.280 đồng/USD.
Tin, ảnh: Lê Trần

Website tìm kiếm Coccoc.com tại Việt Nam bị tố cáo giúp chính phủ kiểm duyệt thông tin



coccoc-trungquoc
coccoc-hochiminh

Một ngày (17-5) sau khi lời cáo buộc được đưa ra từ nhiều tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và tự do thông tin trên toàn cầu, website tìm kiếm có tên tiếng Việt là “Cốc Cốc” đã âm thầm cho mở lại những địa chỉ tìm kiếm mà trước đó họ đã tổ chức làm cho sai lạc, nhằm vừa lòngcác cơ quan kiểm duyệt của Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, đâu đó vẫn có những kết quả bị khóa lại bằng một lời xin lỗi có tính kỹ thuật.
Ví dụ, vài ngày trước, khi đánh cụm từ tìm kiếm “Bắc Kinh xâm lược”, trang này sẽ cho ra kết quả là không tìm thấy. Hôm nay thì kết quả này đã mở lại với thuật toán cho kết quả ít cụ thể nhất. Và hoặc nếu bạn đánh chữ “Việt Tân là gì?”, kết quả sẽ báo lỗi.
Coccoc.com là một trang tìm kiếm do người Nga đầu tư vào Việt Nam, với hy vọng đánh bại Goole. Chiêu thức đầu tiên để áp đảo thị trường là họ muốn dành sự ủng hộ của chính quyền bằng cách tự dẫn đường sai đến các cụm từ nhạy cảm chính trị – hay nói một cách khác là học theo cách tự kiểm duyệt trang tìm kiếm Baidu ở Trung Cộng để dễ làm ăn.
Google đã từ chối bình luận về chuyện này, mặc dù một nhân viên của tập đoàn này nói họ nhận được vô số các báo cáo về việc làm này của Coccoc.com ở Việt Nam.
Những lời bình luận về cách làm này của Coccoc.com – là một web tìm kiếm hiện đang được ưa chuộng ở Hà Nội và một vài vùng khác trong Việt Nam – chỉ là làm lố công việc cần thiết, vì đánh lạc mất một vài thông tin của người sử dụng cũng sẽ không làm lợi ích gì thêm cho đảng cầm quyền. Thực chất công ty này chỉ cố trình bày một bộ mặt dễ tin nhằm thuận lợi trong việc thương mãi mà thôi.
Chỉ vì không tin vào các máy chủ đặt tại Việt Nam và muốn làm đúng, mà cho tới nay Google vẫn rất khó khăn trong việc đề nghị mở văn phòng chính thức tại Việt Nam. Nhảy vào chỗ trống này thật sớm sủa, Coccoc.com đang có một văn phòng lớn với hơn 300 nhân viên làm việc ráo riết tại Hà Nội.
Hãng tin AP đã thử tìm câu trả lời với người đại diện của Coccoc.com, thì cũng chỉ nhận được lời thoái thác là “trang này có mục đích không phục vụ các khoản tìm kiếm có tính chính trị”.
“Đây là vấn đề mang tính kỹ thuật. Bất cứ khi nào quý vị muốn tìm hiểu về chính trị Việt Nam bằng cách ngôn ngữ Anh – Pháp – Việt, thì nên sử dụng Google”, nhân viên đại diện của Coccoc.com nói như vậy.
Năm 2010, Google từng đã quyết định chuyển bản doanh của mình ở Trung Cộng sang Hong Kong, chịu mất đi một khoản lợi nhuận lớn, vì từ chối việc hợp tác kiểm duyệt thông tin với Bắc Kinh. Từ đó, chính quyền quyết định yểm trợ cho một trang tìm kiếm mới, có tên là Baidu để thay thế Google. Nay Coccoc.com đang có một lộ trình tương tự như vậy ở Việt Nam.
Coccoc trong tiếng việt, có nghĩa là tiếng gõ cửa. Công ty đầu tư trang tìm kiếm này cũng đang gõ cửa của quốc gia có 90 triệu dân yêu thích internet, nhằm kiếm lợi cho mình, nhưng lại tìm cách đóng những cánh cửa quan trọng khác trong cuộc sống phát triển của dân tộc này.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh tổng hợp từ India Times, AP


Bắt chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Vinh



trankhieu-travinh

Ngày 17-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Trỗi (44 tuổi, chánh thanh tra kiêm phó bí thư Đảng ủy Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh) và ông Đỗ Đạt Vân (37 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Hùng Đạt) vào tối 16-5 để điều tra về hành vi nhận hối lộ và môi giới hối lộ.
Trước đó, đoàn thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh tiến hành lấy mẫu kiểm định chất lượng phân bón nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sau khi có kết quả kiểm định nhiều mẫu phân bón kém chất lượng, ông Trỗi không xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm mà móc nối với ông Vân trục lợi cá nhân.
Sau đó, ông Vân đi “vận động” những doanh nghiệp sai phạm chuyển tiền vào tài khoản để ông đưa lên cấp trên cho “êm chuyện”.
Khi ông Vân rút 35 triệu đồng do hai doanh nghiệp sai phạm chuyển khoản qua ngân hàng để đưa cho ông Trỗi thì bị cơ quan điều tra phát hiện.
Từ những chứng cứ thu thập được, tối 16-5 cơ quan điều tra cùng lúc bắt ông Trỗi và ông Vân tại nhà riêng ở Trà Vinh. Tại cơ quan công an, bước đầu cả hai thừa nhận hành vi như trên. Vụ việc đang được mở rộng điều tra.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Trung Hiền, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, cho biết điều tra viên công an tỉnh đã đến sở thông báo vụ việc và đang làm thủ tục đình chỉ công tác ông Trỗi.
Trả lời câu hỏi “Trước khi bị công an bắt, lãnh đạo sở có nghe thông tin ông Trỗi vi phạm?”, ông Hiền nói lãnh đạo sở rất bất ngờ về việc này bởi trước đó ông “chưa từng nghe dư luận” về ông Trỗi.
theo Tuổi Trẻ

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng



ubnd-hoankiem
Nhà 28 Hàng Vôi 4 tầng xây trái phép trên nóc nhà công.

Hàng loạt văn bản báo cáo sai sự thật với Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các ban, ngành của thành phố Hà Nội, do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa kí gửi trong nhiều năm qua, “tiếp tay bao che cho sai phạm”, khiến quận Hoàn Kiếm trở thành điểm nóng giữa lòng Thủ đô về khiếu kiện. Các văn bản “dối trên lừa dưới” bị người dân tố cáo. Ông Nguyễn Quốc Hoa là một trong bảy Phó Chủ tịch UBND quận bị kỉ luật Đảng năm 2012…

Báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng

Nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trở thành điểm nóng nhức nhối, khiếu kiện kéo dài, vi phạm trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm đất đai, hình thành đường dây tham nhũng và “bao che” tham nhũng. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận là người giải quyết các vụ việc. Vụ 11A Tông Đản vỡ lở, những công văn ông Hoa kí báo cáo với Thủ tướng sai sự thật, chưa giải quyết xong các nội dung khiếu kiện (báo cáo xong từ năm 2011) bị vạch trần. Hiện tại, những vi phạm ở số nhà này mới giải quyết nửa vời dân vẫn khiếu kiện. Cũng vụ 11A Tông Đản, ông Hoa còn là thành viên “Đoàn kiểm tra của quận”, đến mở cửa nhà vắng chủ khi không có lệnh khám nhà. Bị tố cáo, ông Hoa “chế” ra văn bản trả lời, đây là “Đoàn kiểm tra” liên ngành do ông làm Trưởng đoàn. Cho dù là “Đoàn kiểm tra” mà tự tiện mở cửa nhà dân, cũng là phạm pháp.
Vụ nhà 18 Ngô Quyền là điểm nóng kéo dài 6 năm qua, hàng loạt công văn, văn bản do ông Nguyễn Quốc Hoa báo cáo cũng sai sự thật. Tại báo cáo số 33/BC-UBND ngày 19/3/2009 ông Hoa kí, gửi Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các ban ngành của UBND thành phố và quận “…đến nay cơ bản các vi phạm về trật tự xây dựng tại 18 Ngô Quyền của hộ bà Vũ Thị Hồng và ông Trịnh Tuấn Tòng đã được UBND quận, phường và các cơ quan chức năng giải quyết xong”. Nhưng chỉ vài tháng sau, ngày 17/3/2010 UBND thành phố lại có thông báo số 68/TB-UBND, chỉ rõ có 17 hạng mục yêu cầu xử lí tại nhà 18 Ngô Quyền. Thông báo này như vạch rõ sự “gian dối” của ông Hoa, khiến ông Hoa lại phải liên tiếp ra các quyết định khác vào các năm 2010, 2011, 2012, xử lí vi phạm tại nhà số 18 Ngô Quyền. Các quyết định này báo cáo với cấp trên “đã giải quyết triệt để”, nhưng thực tế sai phạm vẫn được “bao che”, người dân vẫn tiếp tục tố cáo. Ngày 20/3/2013 Quận ủy Hoàn Kiếm có văn bản số 300/TB-QU kết luận việc giải quyết đơn tố cáo của ông Trịnh Tuấn Tòng tại 18 Ngô Quyền: “Vụ việc ở số nhà này còn một số nội dung chưa giải quyết triệt để, yêu cầu UBND quận thành lập tổ công tác, kiểm tra thực tiễn, xử lí triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Xử lí dứt điểm vụ việc báo cáo Quận ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trước ngày 15/4/2013”.

6 lần cưỡng chế “vẫn y nguyên”

Chỉ đạo của Quận ủy lại bị ông Nguyễn Quốc Hoa “coi thường”, vụ việc 18 Ngô Quyền vẫn “giẫm chân tại chỗ”, thách thức pháp luật. Ngày 2/5/2013, ông Trịnh Tuấn Tòng tiếp tục tố cáo và kiến nghị khẩn cấp. Thực tế sau 8 lần quận ra quyết định cưỡng chế, nhưng đều ưu ái để bà Vũ Thị Hồng tự nguyện khắc phục sai phạm. Kết quả sau 6 lần cưỡng chế không xử lí được hạng mục nào, nhưng từ phường đến quận đều báo cáo “đã xử lí xong” khiến người dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở. Lần cưỡng chế thứ bảy xử lí được một hạng mục cắt rào chắn 50m2 ban công. Lần thứ tám ngày 14/4/2013, quận để bà Hồng tự khắc phục. Kết quả 17 hạng mục cần xử lí theo thông báo của UBND thành phố đến nay mới xử lí được 5. Trong số 8 hạng mục chưa xử lí có tầng ba xây dựng không phép; việc kinh doanh ăn uống trái phép… biến nơi đây thành điểm nóng về an ninh trật tự. Ông Hoa miễn cưỡng trả lời công dân về việc xử lí 8 hạng mục còn lại: “Chỉ xem lại một hạng mục dỡ bỏ trần bê-tông sàn thép, các hạng mục khác các hộ dân tự xử với nhau”… Cũng khó xử lí, vì ông Hoa chỉ là cấp dưới, những vi phạm ở 18 Ngô Quyền dính líu đến việc vợ Bí thư Quận ủy là bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Kinh tế cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cho bà Hồng. Vợ cấp giấy phép, chồng xử lí sao được? Cấp dưới như ông Hoa, cũng chỉ xử lí một hạng mục lấy lệ cho xong, nếu xử lí triệt để, bà Hồng sẽ kiện vợ chồng ông Bí thư Quận ủy và ông Hoa sẽ khó có thể yên vị ở chiếc ghế này.

Cấp giấy phép xây dựng trên hồ sơ chữ kí giả của gia đình kẻ giết người

Ngày 24/4/2009, bà Vũ Thị Tám ở 28 Hàng Vôi có đơn xin cấp giấy phép xây dựng gửi UBND quận Hoàn Kiếm. Đơn có chữ kí của bà Tám và bốn con. Sau năm ngày nhận đơn, ngày 29/4/2009 ông Hoa kí giấy phép xây dựng số 90. Giấy phép trái pháp luật, vì 55m2 này là diện tích do Nhà nước quản lí, thuộc phần đất công trình chung của các hộ trong khu nhà 28 Hàng Vôi trước đây. Gia đình bà Tám không có văn bản nào xác nhận phần đất này thuộc quyền sử hữu. Ngày 21/5/2010 ông Hoàng Phương Đông (đang ở Hoa Kỳ) hộ khẩu thường trú tại 28 Hàng Vôi, có đơn gửi UBND thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và phường Lý Thái Tổ, tố cáo Hoàng Kim Đồng (anh trai, người đã bị Tòa án Quân sự Quân khu 7 xử 10 năm tù giam về tội đảo ngũ cướp của, giết người), đơn phương tổ chức xây dựng lại nhà 28 Hàng Vôi, không bàn bạc với mọi người trong gia đình. Sau khi xây dựng 6 tầng nhà trên diện tích 55m2, kẻ giết người tiếp tục xây dựng không phép từ tầng 3 đến tầng 5 diện tích liền kề 65m2 (trên nóc tầng một nhà dân thuê nhà Nhà nước).
Qua đơn tố cáo của ông Đông, đối chiếu với các chữ kí trong đơn xin phép xây dựng nhà ngày 24/4/2009 của hộ bà Tám (mẹ của Hoàng Kim Đồng), trong 5 chữ kí có 4 chữ kí của Hoàng Kim Anh, Hoàng Phương Đông, Hoàng Phương Hạnh và bà Vũ Thị Tám, là các chữ kí giả. Như vậy giấy phép số 90 ngày 24/4/2009 do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa cấp cho gia đình bà Tám được dựa trên hồ sơ, các chữ kí giả.
Diện tích 65m2 tại tầng 2 nhà 28 Hàng Vôi do Hoàng Kim Đồng đứng ra xây dựng, không có giấy phép. Sau nhiều lần ra quyết định đình chỉ xây dựng (nhưng không có hiệu lực). Ngày 29/1/2010 UBND phường Lý Thái Tổ có quyết định số 12/QĐCC-CTUBND cưỡng chế trong thời gian 5 ngày kể từ ngày ban hành quyết định. Vụ việc này cơ quan báo chí đã làm việc với ông Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc Hoa. Đến nay đã qua 4 năm, ngôi nhà xây dựng trái pháp luật của kẻ giết người vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức pháp luật, hay nó được tồn tại bởi được ông Hoa “bao che”, như việc ông đã cấp giấy phép xây dựng số 90 ngày 29/4/2009 theo đơn xin cấp giấy phép xây dựng có 4/5 chữ kí giả.
theo Người Cao Tuổi

Huỳnh Tấn Mẫm bị Nguyễn Công Khế CƯỚP GIẬT báo Thanh Niên như thế nào



huynhtanmam-saigon

Huỳnh Tấn Mẫm LÃNH ĐẠO BIỂU TÌNH SÀI GÒN TRƯỚC 1975



Tôi viết bài báo đầu tiên về Huỳnh Tấn Mẫm năm 1976, kể lại cuộc dấn thân của anh trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn trước giải phóng.
Sau đó không lâu, tôi cùng công tác với anh ở cơ quan Trung ương đoàn. Đó là một người nhanh nhẹn, có gương mặt thanh tú, đôi mắt hiền, tính nết hòa đồng, nhưng ẩn chứa một sức mạnh nội tâm, một thái độ khinh bạc.
Một chuyện còn hằn trong trí nhớ của tôi.
Khi được bầu vào Ban thường vụ Trung ương đoàn, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Viêt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm muốn Hội là một tổ chức quần chúng, phải khác đoàn, chứ khộng theo kiểu “B phẩy”. Và Hội cần có tiếng nói riêng.
Những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, ra một tờ báo khó như bắc thang lên trời! Người ta nói Trung ương đoàn chỉ cần hai tờ báo, chỉ hai tờ mà thôi, đó là tờ Tiền Phong và Thiến Niên Tiền Phong. Ngay trong cơ quan Trung ương đoàn cũng ít người ủng hộ Huỳnh Tấn Mẫm. Nhưng Huỳnh Tấn Mẫm đã nói là làm, làm kỳ được, bất chấp sự can ngăn không bỏ cuộc. Hình như đó chính là cái khí phách đã tạo nên một Huỳnh Tấn Mẫm hiên ngang, sống có bản lĩnh, rõ chủ đích và chính kiến, tuy có luc như lì lợm trong phong trào đấu trang trước giải phóng, nhưng đó là những phẩm chất cần có của người làm cách mạng.
Như con thoi, Huỳnh Tấn Mẫm từ Nam ra Bắc, mò mẫm gõ cửa từ ông Tố Hữu đến ông Phạm Văn Đồng. Chỉ có anh, ngày ấy, mới ra được tờ bán nguyệt san Thanh Niên.
Có giấy phép trong tay, Huỳnh Tấn Mẫm quy tụ một số anh em chiến hữu trong phong trào sinh viên học sinh trước giải phóng lại làm báo. Một trong số đó là Nguyễn Công Khế, lúc đó đang ở báo Phụ Nữ Việt Nam và hình như chưa viết được gì nhiều.
Nguyển Công Khế trở thành Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên. Với hình thức, nội dung ít bảo thủ hơn tờ Tiền Phong, tờ Thanh Niên tìm được chỗ đứng trong bạn đọc ngay từ ngày đầu, và sau đó mỗi ngày một khởi sắc, tia-ra phát hành tăng vùn vụt.
Nhưng ngược chiều với sự đi lên cùa tờ báo là sự đi xuống cùa tình người! Mối quan hệ giữa Huỳnh Tấn Mẫm – Nguyễn Công Khế tưởng keo sơn, bị rạn nứt dần, rồi vỡ ra, thành một cuộc chiến một mất một còn.
Ngày ấy, ít có cuộc họp giao ban cán bộ Trung ương đoàn phía Nam nào không nhắc tới chuyện Mẫm, Khế. Rồi những cuộc họp kiềm điềm trong nội bộ đảng căng thẳng như sợi dây đàn không phân thắng bại. Nguyễn Công Khế mang cả chuyện gia đình của Huỳnh Tấn Mẫm ra đề triệt uy tín Mẫm.
Ngày đó tôi bảo vệ Huỳnh Tấn Mẫm, vì tôi cho rằng, anh là người có công ra tờ báo Thanh Niên, không nên cướp giật thành quả của người khác. Cùng quan điểm với tôi là Trần Quang, Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong, Phó bí thư Đảng ủy trung ương đoàn phía Nam.
Nhưng sau đó Nguyễn Công Khế thường xuyên gặp riêng Trần Quang, hai người trở nên thân thiết, và Trần Quang ngả về phía Nguyễn Công Khế.
Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng ở số nhà 27 – Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh khi!
Mấy ngay sau, tôi hiểu động cơ Trần Quang bỏ Huỳnh Tấn Mẫn ngả sang Nguyễn Cống Khế. Đó là cái quyết định đề bạt Trần Quang làm Tổng biên tập báo Thanh Niên, do bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Hà Quang Dự ký.
Anh Trần Quang bàn giao Ban đại diện báo Tiền Phong cho tôi, chuẩn bị làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Quyết định đã nắm chắc trong tay còn chạy đằng nào ? Nhưng cái anh nông dân Trần Quang ham lợi nhỏ, đâm cả tin, bị mắc lừa!
Nguyễn Công Khế phát hiện ra một thủ tục nhỏ, bị bỏ quên, là chưa lấy phiếu tín nhiệm đồng chí Trần Quang. Thế có chết không cơ chứ? Nhẽ ra Nguyễn Công Khế phải phát hiện sớm hơn, phải chủ động làm cái thủ tục đó, đằng này đề đồng chí Trần Quang cầm quyết định trong tay rồi mới lôi ra. Thôi, đành phải làm ngược một tý vậy! Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của báo Thanh Niên diễn ra chóng vánh như có sự chuẩn bị trước, và đồng chí Trần Quang chỉ được vài phiếu chiếu lệ. Cái quyết định bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Thanh Niên bị vứt vào sọt rác, khi Trần Quang chưa được ngồi ghế Tổng biên tập một ngày. Thế mới biết cái “sức mạnh tập thể”, tỉ lệ phiéu bầu của “dân chủ” nó mạnh cỡ nào khi mà ngừoi ta có thủ đoạn (!?).
Nguyễn Công Khế bay ra Hà Nội, và sau những ngày dàn xếp , Lương Ngọc Bộ, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong nhận quyết định làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Đây là một trò chơi quyền lực rất “sến” của Trung ương đoàn nói chung, Nguyễn Công Khế, Lương Ngọc Bộ nói riêng Đó là quyết định Lương Ngọc Bộ vừa làm Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, vừa làm Tổng biên tập báo Thanh Niên 6 tháng , rồi bàn giao cho Nguyễn Công Khế.
Anh Nguyễn Công Khế đã làm cho tờ báo Thanh Niên nổi tiếng. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng, người mang nặng đẻ đau và sinh ra tờ báo Thanh Niên là Huỳnh Tấn Mẫm.
Ngày 3/1/2006, tại Hà Nội, Báo Thanh Niên tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất – phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng để ghi nhận thành tựu trong 20 năm Báo Thanh niên đồng hành cùng bạn đọc.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng gửi thư chung vui cùng những người làm báo Thanh niên. Bức thư có đoạn viết: “Thanh niên là tờ báo trẻ của làng báo Cách mạng Việt Nam nhưng đã có nhiều cố gắng vượt bậc trong công tác tổ chức đội ngũ, tổ chức nghiệp vụ nên đã sớm khẳng định được vị trí của mình, sớm trở thành người bạn gần gũi, tin cậy của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước”.
Có mặt đầu tiên khi buổi lễ còn chưa bắt đầu là những nhà lãnh đạo qua các thời kỳ của Đoàn thanh niên: các ông Vũ Oanh, ông Đặng Quốc Bảo, Vũ Mão, Hà Quang Dự… Mọi người đã “thảo luận” rất sôi nổi về bài thơ mà ông Vũ Mão vừa “xuất khẩu thành chương” tặng Thanh Niên tròn 20 tuổi. Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh niên – anh Huỳnh Tấn Mẫm, đặc biệt tâm đắc với mấy câu thơ:
“Nêu cao gương tốt hiển vinh
Thương người như thể chính mình gian nan
Bước chân vượt mấy suối ngàn
Trái tim nồng cháy chứa chan phúc đời”.
Ông Nguyễn Khoa Điềm gắn Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tổng biên tập báo Thanh niên Nguyễn Công Khế. Khi ấy, tôi nhìn anh Mẫm và nghĩ: Công Khế được khen thuwỏng, anh Mẫm phải có phần thưởng xứng đáng mới phải, công đầu phải thuộc về anh.
Mấy chục năm qua rồi. Chủ nhật vừa qua tôi lại thấy Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện trong vai trò một trong những trí thức, nhân sĩ yêu nước cầm chịch cuộc mít tinh trước Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh phàn đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Mái tóc anh đã điềm bạc, không còn nhanh nhẹn như xưa, nhưng ánh mắt vẫn có sức thu hút mọi người, và trong anh vẫn như còn lưu giữ sức mạnh tiềm ẩn.
Cái sức mạnh tiềm ẩn ấy không thể giấu được, chí hướng không phai mờ, cũng không vì biết bao thăng trầm biến trải và tuổi tác mà mất đi. Nhân cách, chính kiến và nghị lực sống của anh là như thế, người của dân, của cách mạng chân chính, người yêu nước thực thụ dù trong bất kỳ chế độ, bối cảnh xã hội nào. Anh vẫn là một Huỳnh Tấn Mẫm tràn đầy nhiệt huyết, đáng trân trọng. Thế mới biết “gừng càng già càng cay”. Bây giờ càng hiểu cội nguồn sinh ra tố chất và độ bền nghĩa khí trong anh. Và bây giờ, Huỳnh Tấn Mẫm lại dấn thân vào chông gai!
GHI CHÚ:  tựa bài viết do TTXVA đặt theo nội dung bài viết. tựa bài gốc là “HUỲNH TẤN MẪM lại phải dấn thân vào chông gai ! “


Tư cách pháp lý của Đảng Cộng Sản Việt Nam



quyenconnguoi



Qua giờ thấy các bạn bè mình choảng nhau về vụ Phương Uyên – Nguyên Kha, muốn viết một bài cho rành mạch mà nghĩ thấy nản. Các phân tích pháp lý mang tính kỹ thuật thì các luật sư đã nói cả, đầy đủ lý lẽ để bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Theo đó, hành vi rải truyền đơn chống Trung Quốc, chống Đảng cộng sản và căng cờ ba sọc không cấu thành bất cứ tội phạm nào trong Bộ luật hình sự. Và nói cho vuông thì điều 88 Bộ luật hình sự cũng vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.
Nhưng ngay cả khi đã có đủ các lý lẽ đó, Uyên – Kha và những người bảo vệ họ vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi trong xã hội, bởi vấn đề của đất nước chúng ta không phải là thiếu lý lẽ và thiếu những kẻ nói lý, mà là thiếu một văn hóa chính trị lành mạnh.
Văn hóa chính trị của chúng ta mặc nhiên coi sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là đúng đắn, từ đó trở đi, mọi hành vi bình thường của một công dân như bày tỏ quan điểm, nhận tiền, căng cờ có dụng ý chống Đảng đều bị khinh miệt.
Suy cho cùng thì “chống Đảng” cuối cùng là chống cái gì?
Tôi có một nghi ngờ từ lâu về tư cách pháp lý của Đảng, vì chưa bao giờ nghe nói đến giấy phép thành lập Đảng.
Tổ chức này thành lập ở Hồng Kông năm 1930, chắc chắn chưa bao giờ đăng ký với nhà cầm quyền ở bất cứ đâu.
Năm 1945, nó tuyên bố tự giải tán.
Năm 1951, một tổ chức có tên là Đảng lao động Việt Nam xuất hiện, về sau đổi tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ đó trở đi chưa nghe nói đến việc các tổ chức này được cấp phép hoạt động bao giờ.
Ai có bản sao giấy phép thành lập Đảng cho tôi xin.
theo FB Trịnh Hự

Xây hầm đường bộ cuối cùng trên quốc lộ 1A



18/05/2013 14:06 (GMT + 7)
TTO - Sáng 18-5, dưới chân đèo Phước Tượng (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia, quốc lộ 1A.

Đây là dự án hầm đường bộ cuối cùng trên quốc lộ 1A được khởi công xây dựng.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ nối thông toàn tuyến quốc lộ Bắc - Nam, giải quyết tình trạng đồi núi chia cắt trên tuyến giao thông huyết mạch của đất nước, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối vận chuyển quốc tế hành lang kinh tế Đông – Tây. Đồng thời tạo điều kiện có nhiều cơ hội đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
Phương án thu hồi vốn dự kiến xây dựng 2 trạm thu phí tại phía bắc hầm Phước Tượng và phía nam hầm Phú Gia. Một trạm chỉ thu phí một chiều xe chạy. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 18 năm 7 tháng.
Dự án do liên danh nhà đầu tư Phước Tượng Phú Gia làm chủ đầu tư. Tổng diện tích sử dụng đất khoảng 18ha. Trong đó, hầm Phước Tượng có chiều dài 345m, phần đường dẫn có chiều dài 3.460m.
Hầm Phú Gia có chiều dài 497m và đường dẫn vào hầm dài 2.470m. Theo thiết kế, bề rộng hầm 11,5m, bao gồm 2 làn xe cơ giới. Đường vào hầm xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, mặt đường bêtông nhựa, với vận tốc thiết kế 80km/g. Với kinh phí đầu tư gần 1,8 nghìn tỉ, dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 18 tháng.
Trong buổi sáng cùng ngày, tại Thừa Thiên - Huế cũng diễn ra lễ khởi công dự án xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ Km791A+500 – Km848+8 qua tỉnh này.
TIẾN LONG

Những hình ảnh cực độc chỉ có ở VN



Cầm đồ lịch sự, xe máy với nhiều bộ phận làm bằng gỗ, sai chính tả...
Ảnh động hài hước trong ngàyKết quả hài hước từ dịch vụ tìm ảnh trên GoogleCách ăn mừng của người cao tuổi

Cầm đồ cũng phải lịch sự.
Làm đẹp xong "lạ" là phải.
Mỗi bộ phận một màu, một số bộ phận còn chế từ gỗ mới hot.
Tên phim sai chính tả.
Sai chính tả mọi nơi.

Bỏ 200 lượng vàng mua áo len của Hồ Chủ tịch ??


Chiếc áo len màu be, cổ tròn là món quà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các chiến sĩ vào mùa đông năm 1946. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam đã mang áo ra đấu giá chiều 18/12/1946 trong chương trình "Tuần lễ vàng".
>Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng

Cụ Trương Văn Thìn đã bỏ ra 3.500 đồng bạc Đông Dương (tương đương gần 200 lượng vàng) để mua chiếc áo đặc biệt này. Tại ngôi nhà ở 39 phố Thi Sách (Hà Nội), anh Trương Anh Tuấn, con trai thứ hai của cụ Thìn, cho biết sinh năm 1914, cụ Thìn từ thuở thiếu thời đã chí thú vào việc kinh doanh. Với đầu óc nhanh nhạy, chỉ trong thời gian ngắn, cụ đã là một trong những người buôn hạt giống lớn nhất miền Bắc. “Vua hạt giống” là từ chỉ về cụ Thìn thời bấy giờ. Không chỉ thế, cụ còn sở hữu khá nhiều biệt thự to và đẹp nhất Hà Nội cùng một cửa hàng bánh ngọt lớn.
Mùa đông năm 1946, toàn quốc kháng chiến nổ ra. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Vận động “Mùa đông binh sĩ” đã họp để phát động phong trào may áo trấn thủ cho chiến sĩ. Chiều 18/12/1946, tại Nhà hát Lớn, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tổ chức chương trình “Tuần lễ vàng". Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ đã đến dự. Tại buổi lễ, Chủ tịch đã cởi áo len đang mặc (do Chủ tịch được tặng) để tặng lại các chiến sĩ.
Chiếc áo sợi pha len đã được Ban Vận động ủng hộ “Mùa đông binh sĩ” Hà Nội tổ chức đấu giá tại Nhà hát Lớn. Thể lệ cuộc đấu giá “vô tiền khoáng hậu”: Mỗi người muốn sở hữu chiếc áo khi trả giá đều phải nộp tiền vào quỹ, ai trả hơn nữa cũng bỏ tiền vào quỹ dành mua áo cho chiến sĩ... Cứ như vậy cho đến khi không còn ai trả giá cao hơn thì người cuối cùng được quyền sở hữu chiếc áo đó. Cụ Thìn may mắn lọt vào vòng giá cuối với số tiền là 3.500 đồng Đông Dương. Buổi đấu giá kết thúc, từ chiếc áo len đã thu được tổng số tiền là 4 vạn đồng Đông Dương.
Cụ Trương Văn Thìn với chiếc áo của Hồ Chủ tịch. Ảnh tư liệu.
Lúc đó, trong nhà cụ Thìn chỉ còn 1.000 đồng bạc Đông Dương. Không do dự, cụ đã bán ngôi nhà tại phố Nguyễn Gia Thiều và bảo vợ là bà Dung mang bán hết đồ tư trang (kiềng, xuyến vàng…) để có đủ 3.500 đồng bạc Đông Dương chuyển cho Ban tổ chức (bà Dung là con gái cụ Nguyễn Bân, người dạy học cho các thái tử nhà Nguyễn, hiện tên vẫn còn trong bảng vàng của hoàng cung Huế).
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình cụ Thìn tản cư về các tỉnh Hà Nam, Sơn Tây... Trên đường tản cư luôn bị bọn lính đón đầu khám xét vơ vét của cải, nhưng gia đình vẫn giữ được chiếc áo an toàn. Một lần tản cư đến chùa Hương, bị địch bao vây, cụ Thìn bị bắt, áo quần tiền nong của gia đình bị lấy đi tất cả, vậy mà bà Dung vẫn giữ được tấm áo len vẹn toàn. Lần khác, trên đường chạy lên La Khê, Hà Tây (trước đây) gia đình cũng bị địch đón đầu, thu giữ nhiều đồ đạc tiền nong, nhưng lạ kỳ chiếc áo vẫn không bị mất.
Dù điều kiện khó khăn đến đâu, chiếc áo này vẫn được bảo quản một cách rất độc đáo mà chỉ có những người chuyên buôn hạt giống như cụ Thìn mới nghĩ ra là dùng hạt tiêu để chống mốc, chống côn trùng và vẫn có mùi thơm. Cuối năm 1949, gia đình cụ Thìn trở về Hà Nội. Ở phố Tràng Tiền, bà Dung giấu áo trên gác 2. Khi ở 52 Trần Nhân Tông, địch đến bắt cụ Thìn (do tham gia chống lệnh di cư vào Nam) và lục soát khắp nhà, nhưng chiếc áo vẫn nguyên vẹn.
Ngày 10/9/1969, sau tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Thìn quyết định đem áo len hiến tặng cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Năm 1995, Bộ Văn hóa đã trao tặng cho cụ Trương Văn Thìn Huy chương vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa.
“Một vị lãnh tụ cởi chiếc áo đang mặc tặng các chiến sĩ, những người dân dốc hết gia sản của mình may áo tặng binh sĩ. Một đất nước, một dân tộc có người lãnh tụ như thế, có những người dân như thế có thể đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào”. Đấy là nhận xét của các sử gia nước ngoài về chiếc áo len Hồ Chủ tịch trị giá 200 cây vàng hồi năm 1946.
Theo Dân Việt

Xác nhận gừng TQ nhiễm thuốc trừ sâu cực độc


Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa công bố kết quả kiểm tra 50 mẫu gừng từ Trung Quốc. Có mẫu gừng được phát hiện chứa hóa chất cực độc là Aldicarb.


Mẫu chứa chất Aldicarb ở chợ Bình Điền

Cụ thể, 1 mẫu gừng trên tổng số 50 mẫu gừng được kiểm tra có dư lượng Aldicarb là 0,06ppm, cao hơn so với mức quy định của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (CODEX) (0.02ppm) và gấp 1,2 lần so với mức cho phép của EU và Nhật Bản (0.05ppm).

Các nhà khoa học cho hay, Aldicarb là một trong những hoạt chất thuốc trừ sâu độc hại nhất trong các loại hoát chất diệt côn trùng. Aldicard tồn tại rất lâu trong môi trường đất, nước. Tiếp xúc với con người qua đường nước uống và lương thực, thực phẩm. Aldicard hấp thụ tốt qua đường ruột, da và khí quản.


Cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy, buồn nôn và tim đập chậm.

Ngày khi có thông tin việc nông dân ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc đã sử dụng Aldicarb- một loại thuốc trừ sâu cực độc trong sản xuất gừng ngày 7/5/2013, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm gừng nhập khẩu, đồng thời Cục đã tiến hành lấy mẫu gừng Trung Quốc hiện có tại 10 chợ có quy mô lớn của Hà Nội và TP.HCM để kiểm tra

Rửa sạch và bóc vỏ gừng trước khi sử dụng

Nhận định về kết quả kiểm tra lần này, ông Nguyễn Xuân Hồng Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) cho hay, Cục BVTV nhận định rằng nguy cơ mất an toàn thực phẩm của gừng Trung Quốc hiện có mặt tại thị trường Việt Nam do chứa hoạt chất Aldicarb là không cao (xét cả về tỷ lệ mẫu có chứa dư lượng và mức dư lượng thực tế phát hiện thấy). Vì vậy, người tiêu dùng trong nước có sử dụng gừng không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực vật và để người tiêu dùng yên tâm, "Cục BVTV vẫn khuyến cáo người sử dụng gừng nên rửa sạch củ gừng và bóc kỹ vỏ củ gừng trước khi sử dụng. Trong thời gian tới, Cục BVTV vẫn tiếp tục tăng cường kiểm tra và thông báo rộng rãi kết quả để người tiêu dùng trong cả nước biết”, ông Hồng nói.

Ngoài ra, sau lần kiểm tra này, Cục BVTV đã bổ sung Aldicarb vào danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm đối với gừng và các loại củ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam.

Theo Khampha.vn

Bún cua siêu rẻ = đậu + nước màu + gạch cua + phẩm màu



Chỉ cần mua vài miếng đậu, dầm nát rồi trộn với nước màu và gạch cua thật. Nước dùng thì "chế" thêm chút phẩm màu. Thế là có bát bún riêu cua hấp dẫn...

8 phần đậu… 2 phần cua

7h30 sáng, dưới tiết trời oi bức của Hà Nội, hàng chục quán bún cua trên đường Nguyễn Sơn hoạt động vô cùng nhộn nhịp. Khách ra vào tấp nập.

Rẽ vào một quán bún cua ngay cạnh chợ Long Biên, bên cạnh cá rán, đậu rán, riêu cua để ăn với bún là nồi nước dùng ánh đỏ với những miếng cà chua chín mọng mang đến cảm giác ngon mắt.

Chị chủ quán luôn miệng mời chào khách: “Vào ngồi đi em, ăn bún cua hay cá? Chỉ cần đợi 1 phút là có ngay”.

Theo một số khách hàng ăn bún tại đây thì, với giá chỉ từ 12.000 đồng tới 20.000 đồng một bát khá đầy đặn, gạch cua rất nhiều. Quán bún cua này thu hút được lượng khách khá lớn. Nhất là những ngày nắng nóng.

Gọi là cửa hàng nhưng thực chất chỉ là một cái ô nhỏ che đầu, còn phương tiện bày bán là một thúng, một tải đựng đầy bún, bày cách ly trên mặt đường bằng mấy mẩu gạch nhỏ, hoàn toàn không có vật che đậy hay bất cứ một phương tiện bảo hộ vệ sinh nào.

Bác Miền (Gia Lâm, HN) chia sẻ: “Sáng nào đi chợ mua thức ăn tôi cũng rẽ vào ăn bún cua, bún cá. Nhất là những ngày nắng, oi bức, ai cũng chỉ muốn ăn đồ gì có nước cho dễ nuốt…”.

Gạch cua tại các quán bún riêu cua vỉa hè được làm theo công thức: 8 phần đậu phụ dầm nát + 2 phần gạch cua.

Điều khiến PV không khỏi thắc mắc là: Hiện trên thị trường, giá cua giao động từ 100- 150 nghìn/kg. Để có một nồi bún riêu to thơm lựng và 1 một bát to gạch cua có lẽ phải dùng đến vài kg. Vậy mà một bát cún cua chỉ có giá từ 12.000- 15.000 đồng, với rất nhiều gạch cua và đậu rán. Vậy người bán liệu có lãi?

Đem thắc mắc này hỏi một người khách đang ăn bún, chị này tặc lưỡi: “Ôi dào, nghề nào ăn nghề ấy. Người ta có mánh khóe hết. Ăn ở quán này lâu rồi nên tôi biết, cái bát gạch cua to tổ chảng kia chả có mấy là gạch cua thật đâu. Đến 8 phần là đậu phụ dầm nát, trộn thêm 2 phần gạch cua, một ít hành khô rồi đem xào lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Em ăn rồi sẽ thấy, gạch cua nguyên chất khi cho vào miệng sẽ có vị rất đặc trưng. Nhưng khi ăn gạch cua này, chỉ thấy bã bã. Dù người chế biến có giỏi thì người ăn vẫn nhận ra sự không nguyên chất của nó. Quán nào cũng thế cả thôi, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải bán 40.000- 50.000/ bát mới có lãi. Với giá chưa tới 20.000/bát thì chỉ ăn được hàng pha trộn ”.

Nước dùng chế từ… phẩm màu công nghiệp

Theo tiết lộ của một dân trong nghề đã từng mở “gánh” hàng bán bún cua: Chỉ cần một thìa hóa chất là có được cả nồi nước dùng bắt mắt. PV có mặt tại chợ Đồng Xuân, và không khó gì để mua được loại hóa chất này

 Không khó để có thể mua được hóa chất "chế" nước dùng cho bún riêu.

Ngay gần cổng chợ Đồng Xuân có một “mẹt” bán các loại bột rất bắt mắt. Vừa dừng lại nêu ý định muốn mua bột gia vị nấu bún riêu.

Bà chủ mẹt hàng liến thoắng giới thiệu: “Bột gì ở đây cũng có hết. Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước dùng thơm phức mùi cua, ngọt lừ”. Bà lấy ra một gói khoảng khoảng 0,5gram.

Bà này giới thiệu tiếp: “Loại bột này được rất nhiều quán bún riêu, bún bò sử dụng . Nếu mua màu thực phẩm thì 300.000- 400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”.

Bà bán hàng này cho biết, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước

Khi được hỏi bột này có tên là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...

Theo các chuyên gia hóa học: Việc dùng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thực phẩm là hết sức nghuy hiểm. Nhiều loại gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn phải chúng, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.


Theo Chất lượng Việt Nam