THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 January 2013

Nghệ An: Hàng trăm học sinh bất ngờ bị... lấy máu

Hàng trăm em học sinh THCS của hai xã Châu Hồng và Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được nhà trường thực hiện theo “lệnh” của chủ tịch UBND xã và trạm y tế cho một tổ chức lấy máu, đã làm xôn xao dư luận người dân ở miền núi hẻo lánh suốt thời gian qua.
“RÚT” MÁU ĐỘT NGỘT
Vượt đường dài dưới trời mưa phùn và cái rét cắt da cắt thịt, chúng tôi tìm về xã Châu Tiến và Châu Hồng, cách xa trung tâm huyện lỵ của thị trấn Quỳ Hợp hơn 30km để được mắt thấy tai nghe về việc con em họ bị một tổ chức không rõ ở đâu lấy máu cách đây hơn 10 ngày (20-12-2012).

Bà Lê Thị Loan (thường trú xóm 6, xã Châu Tiến) có con là Lê Thị Khánh Linh, học sinh lớp 6B Trường PTDT bán trú, THCS Hồng Tiến bức xúc: “Con tôi kể, cô giáo bắt các em phải cho “bác sĩ” dùng xi lanh lấy máu, nếu em nào không cho phải nộp 50 ngàn đồng và hạ loại hạnh kiểm”. Cùng chung nỗi khổ với bà Loan, bà Trương Thị Hà (xóm 3, xã Châu Tiến) có con là Hoàng Thị Ngọc, lớp 9C và Hoàng Văn Hiếu, lớp 6 cùng trường cho biết: “Ban đầu các bác sĩ dùng kim rút máu các em đều cân trọng lượng, em nào khỏe thì rút hai cánh tay, em nào yếu thì rút một cánh tay. Chúng không biết lấy bao nhiêu, nhưng có em đến con số 4, có em đến con số 5 thì bác sĩ dừng rút”. Khổ hơn là bà Quang Thị Hồng (xóm 3, Châu Tiến): “Con tôi là cháu Quang Bách, lớp 6B, cho biết nhà trường tập trung các em lại và yêu cầu tất cả phải cho bác sĩ lấy máu mà không hề giải thích lý do. Nhiều em bị ngất ngay khi lấy máu được chuyển đến trạm y tế xã cấp cứu, lúc đó những người lấy máu bồi dưỡng cho một hộp sữa tươi”. Em Lê Thị Mỹ Hoa (học sinh lớp 6B) cho biết: “Cháu bị họ rút máu cả hai tay, lúc đầu mỗi kim dùng cho bốn bạn, nhưng sau đó hết kim nên cả nhóm hàng chục em đều dùng chung một kim. Họ lấy máu sau đó bơm vào cái bao như bàn tay, rồi nhiều bàn tay góp lại đầy xô, đầy xô này, họ mang lên xe cất, tiếp tục lấy xô khác”. Đặc biệt theo các cháu thì chỉ có một cô giáo chống lại lệnh của nhà trường, cương quyết không cho họ lấy máu học sinh và chỉ duy nhất lớp 9 đó không bị lấy máu. Ngoài ra còn có năm em khác chạy trốn không cho lấy máu. Khi chúng tôi có mặt tại bản, nhiều người dân căm phẫn lên án việc bác sĩ Đôn, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Châu Hồng, còn đe: “Nếu con anh chết, tôi sẽ đền cho 10 triệu đồng”.


Học sinh bị lấy máu bức xúc phản ánh
CHÍNH QUYỀN NÓI GÌ?
Sau hàng trăm phản ánh, kêu cứu của các em và phụ huynh, chúng tôi tìm đến anh Vi Văn Hà, Phó trưởng công an xã Châu Tiến, nơi có gần 100 con em trên địa bàn xã đang học, ở nội trú tại trường bị lấy máu. Theo anh Hà: “Sau sự việc lấy máu của các em, nhiều phụ huynh không dám cho con tới trường, chính quyền UBND xã và công an huyện đã vận động, đến nay không còn em nào bỏ học, nhưng nhân dân vẫn vô cùng bức xúc”. Tìm về UBND xã Châu Hồng, thật đáng tiếc, ông Kim Văn Hường, Chủ tịch UBND xã, lại không có mặt tại nhiệm sở. Qua điện thoại, chúng tôi hỏi việc lấy máu của các em học sinh thì ông cho biết: “Lấy hợp pháp theo chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An và UBND huyện Quỳ Hợp theo đề án kiểm tra bệnh tại quyết định của Trường Đại học Y khoa Vinh...”. Thế nhưng khi chúng tôi đề nghị cho xem số hiệu quyết định, đề án để ghi hình và làm sáng tỏ cho nhân dân thì ông chủ tịch lại nói: “Đề án là theo quyết định, họ cầm đến, chúng tôi ký chứ chúng tôi không có bất cứ một thứ giấy tờ gì lưu lại”. Trớ trêu hơn, ông lại giới thiệu chúng tôi tới Trường PTDT  bán trú, THCS Hồng Tiến để gặp thầy Hiệu trưởng Lữ Xuân Khầm. Thầy Khầm cũng “sao” lại y chang lời ông chủ tịch UBND xã mà không có bất cứ một văn bản, công văn nào của cấp trên tổ chức lấy máu các em xét nghiệm. Tuy nhiên, thầy Khầm khẳng định người trực tiếp lấy máu các em là bác sĩ tên Hiệp, trưởng đoàn, cùng với chín người khác của Trường Đại học Y khoa Vinh. Số học sinh lấy máu tại trường là 213 em, việc có một lớp trốn được cùng năm em khác thì thầy Khầm phủ nhận thông tin này. Ông còn cho biết trước đó đoàn này đến đặt vấn đề trước với nhà trường, họ cũng hứa sẽ mang kết quả lại cho nhà trường nhưng đến nay vẫn không thấy.

Sau khi nhận những thông tin trên, chúng tôi tìm đến bác sĩ Đôn, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Châu Hồng, người trực tiếp dẫn đoàn đến trường lấy máu các em nhưng ông không có mặt và cũng không nghe điện thoại. Quay lại ông Hoàng Quang Tiệp, Chủ tịch UBND xã Châu Tiến, để tìm hiểu thêm thì ông cũng không có mặt tại văn phòng ủy ban. Gọi điện thoại đề nghị xin gặp thì ông Tiệp nói: “Tôi đang bận việc gia đình” rồi cúp máy luôn... Rất mong cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc này để dân làng và học sinh yên tâm.
 
  HƯƠNG NHÀN

Xử đuổi học 1 năm nữ sinh ra "tuyên ngôn học sinh" 2011-2012

Hỡi toàn thể học sinh các trường đã, đang và sắp đ.c pik!


Tất cả học sinh đều có quyền học tập.

Tạo hoá cho ta những quyền không ai có thể xâm phạm được;

trong những quyền ấy, có quyền được học,

quyền được học nữa và quyền được học mãi.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Học tập

của hiệu trưởng các trường đọc nhân dịp khai giảng năm hoc 2011_2012.

Suy rộng lớn ra, câu ấy có nghĩa là:

tất cả các học sinh của truờng đều có quyền học tập,

học sinh nào cũng có quyền học,

quyền học nữa và quyền học mãi.

Thế mà bao tháng nay, các giáo viên bộ môn lợi dụng quyền học tập của học sinh

để đàn áp chúng ta phải thi lại,học lại và thậm chí là lưu ban.

Hành động của họ trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Chúng ta muốn an lành,

chúng ta phải nhân nhượng.

Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,

giáo viên cuả trường ta càng lấn tới,

vì họ quyết cho chúng ta thi lại, học lại, lưu ban một lần nữa.

Chúng ta phải đứng lên.

Bất kỳ học sinh nào, dù nam hay nữ,

dù thông minh hay đần độn,

không phân biệt mập gầy hay cao thấp,

không lăn tăn giàu có hay cùng kiệt hèn.

Hễ là học sinh trong trường thì phải làm tất cả cách để có kết quả thi tốt...

Ngày thi đang đến gần,cuộc chiến giữa học sinh và giám thị ngày càng khốc liệt.

Chúng ta muốn kết quả cao,chúng ta phải nhân nhượng.

Nhưng càng nhân nhượng,giám thị càng lấn tới.

KHÔNG!


Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu bị thi lạj,không để lưu ban.

Bất kỳ boy hay gjrl,

bất kỳ cá biệt hay ngoan ngoãn,hay gương mẫu.

không phân biệt xấu đẹp,

chúng ta phải đứng lên đấu tranh.

ai có sách dùng sách,

ai có vở dùng vở.

không sách không vở thì áp dụng định luật ta- liếc và định lí pí_ta_ngó .

ai có phao thì dùng phao.

Không có sách, có phao thì nhìn đứa kế bên mà chép,

không chép được thì đi chạy điểm.

Không chạy điểm được thì thi lại,

mà thi lại thì phải học tất cả cách để thi lại thật tốt.

Chúng ta phải chiến đấu vì sự nghiệp đi thi của mình.

**nhân danh nước CHXHCN Việt Nam

**nhân danh bộ GD - ĐT cả Nước

**Nhân danh các trường trong nước

Nhân danh chi đội 9a...

=>>kêu gọi toàn thể học sinh kháng chiến..

>>>khuyến cáo : Quay cóp phải ứng với 6 điều sau: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng


Nhân: Khi bạn bè quay cóp bị bắt, phải tỏ ra thông cảm và làm ra vẻ mặt an ủi. Đó gọi là Nhân.


Nghĩa: Khi mình quay cóp bị bắt....thà chít cũng hông khai bạn bè mình ra. Đó gọi là Nghĩa.


Lễ: Đừng bao giờ cao điểm hơn người vừa chỉ bài cho mình...để lần sau được chỉ típ đó gọi là Lễ.


Trí: Trong lúc thi phải quan sát triệt để chỗ đứng của giám thị đồng thời (gian) lắng nghe bốn phương tám hướng các đáp án của bạn bè....đấy gọi là Trí.


Tín: Đừng bao giờ nghi ngờ đáp án trong khi quay cóp, phải luôn tin tưởng đáp án trong tài liệu là chính xác. Đó gọi là Tín.


Dũng: Cho dù giám thị đi tới đi lui bên cạnh thì mặt mày vẫn không biến sắc,vẫn điềm nhiên...quay cóp tiếp. Đó gọi là Dũng 



Trường THCS Lý Tự Trọng họp kỷ luật Nguyễn Thanh V. (Ảnh: Báo Quảng Nam)
Trường THCS Lý Tự Trọng họp kỷ luật Nguyễn Thanh V. (Ảnh: Báo Quảng Nam)

Xử lý nghiêm nữ sinh ra "tuyên ngôn học sinh"


Thứ bẩy, 05/01/2013, 09:43 (GMT+7)
Chiều 4/1, lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ, Quảng Nam xác nhận một nữ sinh lớp 8 Trường THCS Lý Tự Trọng đã có hành vi xuyên tạc lịch sử, xúc phạm giáo viên nặng nề đã bị kỷ luật buộc thôi học một năm để răn đe.
 
Học sinh bị kỷ luật là em Nguyễn Thanh V., học sinh lớp 8/6 Trường THCS Lý Tự Trọng (phường An Xuân, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam).

Ông Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết: Ngày 17/12/2012, Nguyễn Thanh V. là học sinh của Trường THCS Lý Tự đã dùng mạng xã hội Facebook để ra lời kêu gọi “Tuyên Ngôn Học Sinh...” kèm lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo.

Với nick name Kang..., nữ sinh Nguyễn Thanh V. đã "kêu gọi" học sinh phải bằng mọi cách, kể cả những cách tiêu cực để vượt qua đợt kiểm tra học kỳ 1 ở trường.

Ông Nguyễn Tấn Sĩ khẳng định, hành vi của em V. đã xuyên tạc với lời lẽ thiếu văn hóa, thóa mạ nhà trường, thầy cô rất nghiêm trọng. Sau khi đưa lên mạng làm không ít học sinh “hưởng ứng” với nhận thức sai lệch. Đặc biệt lời kêu gọi, xuyên tạc của V. diễn ra nhằm vào kiểm tra học kỳ 1 của trường.
Với hành vi vi phạm này, Nguyễn Thanh V. đã bị Hội đồng kỷ luật Trường THCS Lý Tự Trọng kỷ luật cảnh cáo toàn trường và buộc thôi học một năm. Tuy nhiên, khi tiến hành họp kỷ luật em V., gia đình V. đã thuê, ủy quyền Phạm Xuân L. (SN 1981 quê gốc ở Thanh Hóa, nay ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam tự khai là sinh viên thực tập luật sư) tham gia giải quyết vụ việc.

 - 1
Báo cáo về xử lý kỷ luật Nguyễn Thanh V.

Trước đó, ngày 15/12/2012, Nguyễn Thanh V. đã bị Trường THCS Lý Tự Trọng kỷ luật đuổi học 3 ngày (với hình thức cấm túc, đem sách vở đến trường tự học) vì đánh nhau với bạn học và lôi kéo nhiều người ngoài tham gia. Ba mẹ và V. đã cam kết sẽ giáo dục con cái, không để tái phạm. Thế nhưng, chỉ một ngày sau đó V. lại viết bài nội dung như trên và phát tán trên mạng xã hội Facebook.
Ông Sĩ còn cho biết, hành vi của V. đã vi phạm đến 3/5 mục của Điều 41 Điều lệ Trường THCS mà Bộ GD-ĐT quy định. Mời lên em V. làm việc, V. thừa nhận bài viết trên là của mình nhưng được một chị học sinh tên Hạ lớp 12/10 Trường THPT Phan Bội Châu ở TP.Tam Kỳ cho nick name để phát tán và xuyên tạc.

Ngoài ra, ông Sĩ còn nhấn mạnh, việc xử lý kỷ luật nghiêm khắc để làm gương cho học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng nói riêng và học sinh cả nước nói chung khi dùng mạng xã hội Facebook vào mục đích sai lệch đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Để không kỷ luật oan học sinh của mình. Hội đồng kỷ luật đã thể hiện sự nghiêm túc trong việc xem xét, kỷ luật đúng người đúng việc, vì vậy Hội đồng kỷ luật đã nhất trí đưa ra 2 hình thức kỷ luật là đuổi học 1 năm hoặc đuổi học 1 tuần bằng biểu quyết công khai. Sau đó, Hội đồng kỷ luật có sự chứng kiến của công an phường, đã bỏ phiếu kín kết quả là 8/9 phiếu nhất trí đuổi học 1 năm đối với học sinh Nguyễn Thanh V.

Huy Hoàng


Vietnam: girl suspended over Ho Chi Minh joke


Stuffy Vietnamese authority figures: 1, middle-school humor: 0.
An eighth-grade Vietnamese girl has been suspended for one year over a Facebook post parodying a 1946 speech by revered freedom fighter Ho Chi Minh, the news outlet Thanh Nien reports.
It's a decent parody, especially for a middle schooler. It adopts Ho Chi Minh's revolutionary tone and, in lieu of stoking an uprising against the colonial French, vows resistance against exams.
This is an excerpt from Ho Chi Minh's original 1946 speech: "We have made concessions. But the more concessions we make, the more the French colonialists press on. Never shall we be enslaved. Our resistance war will be hard and protracted but certainly successful."
Here's the girl's Facebook post via Thanh Nien: "As we desire peace, we have made concessions. But the more concessions we make, the more the teachers press on, for they are bent on failing us once again. No, we would rather sacrifice all than be dismissed."
It gets better: “All students, whether boy or girl, good or stupid, tall or short have to find ways to get good marks in the exam. Those who have health will use their health, those who have heads will use their heads. Those who have neither health or head have to copy or use cheat sheets.”
The school's authorities tell Thanh Nien the girl is guilty of “insulting her school and teachers” and “distorting history.”
But isn't this the sort of kid you wanted to sit next to in home room?
The girl claims she isn't the parody's author and that she was just one of many who helped circulate it around Facebook. Keep in mind that she didn't spray paint some offensive screed on the school auditorium. She simply posted a goofy joke on Facebook. That's the 21st-century version of passing notes.
Now she's suspended for one year, a fairly grave setback in an exam-obsessed education system in which student compete vigorously for top university slots.

Vụ Trường mầm non Hoa Sen “cắt xén” phần ăn của trẻ: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vào cuộc

Sau phản ảnh của Thanh Niên ngày 4.1 về việc Trường mầm non Hoa Sen “cắt xén” tiền ăn của trẻ... gửi ngân hàng, nhiều bạn đọc thông tin thêm về nhóm “đồng chủ trường” gồm bà: Hoàng Thị Chúc, Hoàng Thị Mai Hương đều là cán bộ, đảng viên nhưng được UBND tỉnh Ninh Thuận giao 5.606 m2 đất sạch (cấp 50 năm và được miễn tiền sử dụng đất) để xây dựng Trường mầm non tư thục Hoa Sen.
Theo đơn phản ảnh, vào cuối năm 2001, bà Hoàng Thị Chúc có tờ trình gửi UBND tỉnh Ninh Thuận về việc cử bà Nguyễn Thị Mười, ngụ TP.Phan Rang - Tháp Chàm đứng ra làm đại diện xin chủ trương thành lập Trường mầm non tư thục Hoa Sen và được UBND tỉnh đồng ý. Đến tháng 6.2002, vì lý do sức khỏe nên bà Mười xin UBND tỉnh cho bà Hoàng Thị Chúc đứng tên làm chủ đầu tư và được UBND tỉnh chấp thuận. Ngày 26.12.2005, UBND tỉnh ra quyết định về việc giao đất để xây dựng Trường mầm non tư thục Hoa Sen. Đến ngày 11.7.2006, Sở Xây dựng Ninh Thuận cấp phép cho bà Hoàng Thị Chúc, đứng ra xây dựng Trường mầm non tư thục Hoa Sen. Cùng thời điểm này, bà Hoàng Thị Mai Hương tham gia đóng góp 50% vốn để xây dựng ngôi trường này.
Việc cấp phép cho bà Hoàng Thị Chúc đứng ra thành lập Trường mầm non Hoa Sen là trái với Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Được biết, bà Hoàng Thị Chúc là vợ của một cán bộ Ban Quản lý các khu công nghiệp Ninh Thuận; bà Hoàng Thị Mai Hương, vợ của một Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận. Hiện vụ việc đang được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Thuận xác minh làm rõ.
VPNT

Thay đổi cách dạy, học văn

Sẽ có sự thay đổi trong việc dạy học môn văn để học sinh không còn buồn chán mà say mê, yêu thích môn học này.
Hôm nay 5.1, tại Trường ĐH Sư phạm Huế, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo quốc gia về dạy và học môn văn trong trường phổ thông. Các nhà khoa học, nhà giáo, nhà văn... sẽ thảo luận, hiến kế để có thể lấy lại vị thế thực sự của môn văn trong trường phổ thông.
Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên các cụ thể chi tiết, chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề... giúp học sinh tự học, tự khám phá, kích thích sáng tạo
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Học để biết cách giao tiếp
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đại diện nhóm nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới môn ngữ văn, cho rằng chương trình môn ngữ văn hiện hành có 2 bất cập lớn. Thứ nhất, việc cung cấp kiến thức được coi là mục tiêu số một nên chương trình tập trung nhấn mạnh kiến thức chứ không phải kỹ năng, năng lực. Thứ hai, các khái niệm cơ bản, hiện đại và nhất là “tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học” đã tạo điều kiện cho các tác giả chương trình và sách giáo khoa nghiêng về trang bị các tri thức mang tính hàn lâm, xây dựng môn ngữ văn trong nhà trường tương ứng với toàn bộ khoa học ngữ văn. Kết quả là học sinh được học tất cả từ ngôn ngữ học, Việt ngữ học, lý luận văn học, lịch sử văn học... Trong đó có một số kiến thức quá cao, sâu chưa cần thiết đối với học sinh phổ thông.
Từ thực tế đó, Phó giáo sư Thống nhận định: “Môn ngữ văn sau 2015 cần điều chỉnh theo hướng: Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là năng lực giao tiếp với việc sử dụng thành thạo 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói. Việc lựa chọn kiến thức (văn học, tiếng Việt...) cần cơ bản, hiện đại nhưng phải hướng tới phục vụ cho yêu cầu phát triển năng lực, tránh kinh viện, không thiết thực và không quá chú trọng tính hệ thống như hệ thống lịch sử văn học, hệ thống ngôn ngữ...”. Cũng theo ông Thống, phải chuyển mục tiêu giáo dục theo yêu cầu xã hội, quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học và người dạy để xác định nội dung chương trình học.
Phải làm học sinh yêu thích
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn ngữ văn phổ thông, đề xuất: “Trong lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa tới đây, môn ngữ văn nên được xác định là một môn học công cụ có mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, trong đó có năng lực đọc hiểu các tác phẩm văn học. Môn học này cần trang bị cho học sinh công cụ để nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách”.
Đồng quan điểm, ông Thống cho rằng cần tập trung hình thành cho học sinh phương pháp học, tạo tính hiếu kỳ, tò mò và sự đam mê để họ tự đi tìm và lý giải, qua đó hình thành năng lực. “Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên các cụ thể chi tiết, chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề... giúp học sinh tự học, tự khám phá, kích thích sáng tạo”, ông Thống nhấn mạnh.
Phần lớn các ý kiến đều cho rằng giờ học văn, trước hết hãy giúp học sinh yêu thích, say mê văn chương, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thế giới nghệ thuật, rồi sau đó mới là những yêu cầu khác.
Thay đổi cách dạy, học văn
Năm 2012, Báo Thanh Niên đã có nhiều bài viết phản ảnh những vấn đề của việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông
Thay đổi ngữ liệu và cách đánh giá
Do hướng tới năng lực giao tiếp với 4 kỹ năng cơ bản nên ngữ liệu học tập môn văn sẽ có sự khác biệt đáng kể so với tài liệu duy nhất là các tác phẩm, văn bản đưa vào sách giáo khoa như hiện nay. Khi đó, tất cả các tác phẩm, văn bản văn học không theo lịch sử văn học như cấu trúc chương trình hiện hành mà theo yêu cầu mức độ khác nhau của kỹ năng đọc.
Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, ngữ liệu sẽ bao gồm 2 nguồn chính: văn bản văn học và các loại văn bản khác. Văn bản đọc hiểu cho kỹ năng đọc có số lượng không nhiều, ưu tiên chất lượng. Các văn bản này chỉ là ngữ liệu để dạy và học trên lớp nhằm hình thành phương pháp đọc hiểu, năng lực tiếp nhận văn bản chứ không thi.
Bên cạnh sách học trên lớp, cần có một bộ sách văn tuyển cung cấp một số lượng lớn các văn bản - tác phẩm tương ứng với mỗi thể loại đã học để học sinh đọc ở nhà và là ngữ liệu để ra đề thi, kiểm tra đánh giá khách quan năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh trong học tập.
Việc kiểm tra đánh giá môn văn cũng trên 2 bình diện: ý tưởng sáng tạo và khả năng diễn đạt, thể hiện/trình bày ý tưởng đó một cách sáng sủa, mạch lạc.

Là môn học bắt buộc
Theo nhóm nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới môn ngữ văn, 100% số người được hỏi cho rằng ngữ văn là môn học bắt buộc. Đây là kết quả mà nhóm nghiên cứu Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thông tin qua các buổi tọa đàm, trao đổi và qua phân tích các phiếu hỏi từ các chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên ở TP.Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Nam Định cũng như hiệu trưởng, hiệu phó của gần 100 trường THPT.
Theo dự kiến, môn ngữ văn sẽ là môn học bắt buộc từ tiểu học đến hết THPT cùng với môn toán, giáo dục công dân, ngoại ngữ.

Phản ảnh liên tục về dạy và học môn văn
Trong năm 2012, Báo Thanh Niên có nhiều bài viết phản ảnh những vấn đề cụ thể của việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông hiện nay. Chẳng hạn như việc chỉnh sửa chi tiết trong truyện cổ tích Tấm Cám, cắt bỏ một phần tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, tình trạng thiếu sáng tạo trong việc dạy và học văn, từ thói quen dùng văn mẫu đến đạo văn... Trong đó, có 2 chuyên đề lớn phân tích sâu, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để đổi mới, nâng cao việc dạy và học văn trong trường phổ thông.
Vào tháng 11, loạt bài Rập khuôn là giỏi cho thấy thực trạng bài tập làm văn hiện nay của học sinh thường phải theo chuẩn mực chung, khuôn mẫu dẫn đến những chuyện cười ra nước mắt. Trước đó, trong tháng 5, chuyên đề Vừa học vừa chán môn văn cũng tạo hiệu ứng tốt trong dư luận khi nêu lên thực tế chương trình môn văn hết sức khiên cưỡng, không quan tâm đến sự yêu thích của người học khiến môn học này ngày càng mất dần sức hút với học sinh.
Tuệ Nguyễn

Video về chất lượng tuyến đường sắt trên không tai Ha Noi


Hanoi, 4/1/2013

Bạn có thực sự tin tưởng vào chất lượng thi công đường cao tốc trên không tuyến Hà Đông - Cát Linh. Đây là hiện trạng đổ cột bê tông vào lúc 16h15 ngày 04/01/2013 tại tuyến đường Trần Phú, đối diện cửa hàng Sàn gỗ đẹp Kiên 110 Trần Phú. Sự việc này may mắn không để lại thương tích về người nhưng cũng làm cho chúng ta phải suy nghĩ lại về chất lượng công trình cũng như trách nhiệm của người giám sát xây dựng. Lần này là lần thứ 2!

Những Lời Tâm Sự Của LS Lê Quốc Quân



Cảnh sát giao thông vụt thai phụ chấn thương sọ não


Được chồng chở xe máy đi đăng kết hôn nhưng không đội mũ bảo hiểm, gặp cảnh sát người chồng lách xe sang bên đường tránh, nhưng cảnh sát giao thông vẫn cố đuổi theo và dùng gậy vụt trúng gáy người vợ đang mang thai khiến người này ngã sấp xuống đường, phải nhập viện.

Theo lời anh Nguyễn Văn Tài, sáng 28/12, trên đường chở vợ là chị Tống Thị Sen đi đăng ký kết hôn, đã không mang theo mũ bảo hiểm và không dừng lại khi gặp 3 cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên tỉnh lộ 298 thuộc xã Song Khê – Yên Dũng- Bắc Giang.

Một cảnh sát giao thông đã từ bên trái đường chạy sang, không ra bất cứ hiệu lệnh gì mà dùng gậy thẳng tay vụt vào gáy chị Sen, khiến chị ngã lăn xuống đường ngất lịm, anh Tài kể. Sau đó, tổ công tác lên xe ôtô và bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra còn anh Tài phải nhờ người dân đưa vợ đến Bệnh viện đa khoa Bắc Giang cấp cứu.

Ảnh: Dân trí

Các bác sĩ sau khi hội chẩn đã quyết định chuyển chị Sen xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vì chấn thương sọ não trong khi đang mang thai 11 tuần tuổi. Tại đây, chị được chẩn đoán bị đọng máu màng não không thể mổ được và phải điều trị bằng thuốc vì đang mang thai. Đồng thời, thai nhi cũng chỉ có 30% cơ hội là giữ được. Hiện tại, chị Sen được chuyển về điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang nhưng vẫn trong tình trạng nguy cấp.

Theo anh Tài, sau khi sự việc xảy ra, anh đã gửi đơn tố cáo đến công an huyện Yên Dũng. Tuy nhiên, đến ngày 1/1, gia đình anh vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ hay hồi âm chính thức nào từ phía cơ quan công an. Dù rằng trước đó, ngày 29/12, có 3 người tự xưng là lãnh đạo công an huyện Yên Dũng xuống thăm vợ anh, có thể vì muốn kiểm chứng hiện trạng của nạn nhân, hay muốn thăm dò phản ứng của gia đình hoặc cũng có thể là đôi chút áy náy muốn xoa dịu bớt sự bức xúc của dư luận. Tuy nhiên gia đình chưa kịp tiếp chuyện thì 3 người này đã vội vàng bỏ đi và để lại túi hoa quả với 500 nghìn đồng tiền mặt như muốn tránh mặt.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cho biết, cơ quan công an đã tiếp nhận được đơn trình báo của gia đình anh Nguyễn Văn Tài và đang tiến hành điều tra. Tuy nhiên, theo ông Sơn, xác minh bước đầu của cơ quan điều tra không có chuyện cảnh sát giao thông dùng gậy vụt vào đầu người đi đường như phản ánh của gia đình anh Tài mà do vợ chồng anh Tài hốt hoảng khi thấy lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ nên... tự ngã. Và ông Sơn cũng cho rằng việc thăm hỏi kia chỉ là quan hệ cá nhân không phải là danh nghĩa đơn vị.

Vụ việc bắt đầu từ lỗi của vợ chồng anh Tài, nên lấy đó làm kinh nghiệm đi đường, kẻo không có chuyện xảy ra trước tiên chỉ có thiệt thân.

Còn tự ngã hay bị đánh ngã thì quá dễ để chứng minh. Nhưng dù thế nào thì mấy đồng chí cảnh sát giao thông nọ cũng đã rất sai khi quên mất lời dạy “đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép” và cũng sai luật khi bỏ đi mà không giúp người bị nạn. Chưa kể, họ không hiểu được rằng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự mà lại khiến người dân hoảng sợ khi gặp mặt là một điều rất bất bình thường. Dù biết tình trạng này không phải do họ, và sẽ còn kéo dài chừng nào còn có những lời tuyên bố của lãnh đạo tỉnh: Dùng lưới đánh cá chống đua xe rất hiệu quả, ít tiền mà người đua xe rất sợ!

Hoàng Huyền tổng hợp

Blogger Hoàng Vi: Trấn áp sẽ không dập tắt được các tiếng nói tranh đấu

Blogger Hoàng Vi trả lời phỏng vấn RFA sau vụ bị công an hành hung và xúc phạm thân thể.http://www.rfatiengviet.net

Những Con Đường (Tên Đổi) Không May



S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - "Nay xin đề xuất thêm vài “giải pháp tình thế” nữa, cho tương lai gần. Nói dại, chả may mà ngày mai (hay tuần sau) qúi bác Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết ... đột ngột chuyển sang từ trần thì xin Trung Ương đừng mang tên họ đặt cho những con đường hay ngôi trường nào nữa cả. Mai mốt lại phải gỡ xuống thôi, chẳng những sẽ mất công mà còn mất vui nữa!"

*
Với danh thiếp những tên đường đã đổi 
Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương 
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại 
Những tên đời tơi tả khắp quê hương

Cao Tần 

Tôi không được hân hạnh quen biết với tác giả của những câu thơ thượng dẫn; do thế, chỉ có cảm tưởng (lờ mờ) rằng ông –như rất nhiều văn thi sĩ khác – cũng bị cái tật hay nói quá lời:

Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại!

Coi: đâu mà dữ vậy, cha nội! Thiên hạ “trở lại” đều đều, và nườm nượp mà, đúng không? Chỉ có điều bắt buộc phải phàn nàn là “những chốn hẹn” xưa, nơi thành đô cũ (đã bị mất tên) giờ rất khó tìm – theo như tường thuật của báo Tin Tức, số ra ngày 15 tháng 6 năm 2012:

“TP.HCM có hơn 1.500 con đường nhưng có đến 310 con đường trùng tên nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau, có trường hợp năm đường cùng mang những tên như Lê Lợi, Nguyễn Trường Tộ, Lam Sơn. Việc trùng tên đường khiến cho nhiều người ở xa đến, do không nắm kỹ địa chỉ đã phải ‘bở hơi tai’ khi tìm kiếm nhà. ...

Không những thế, việc đặt tên đường một cách ‘thực dụng’ sẽ gây thêm nhiều hệ lụy xã hội và ảnh hưởng đến nét văn hóa của khu phố. Có rất nhiều con đường mà nghe qua tưởng như không ảnh hưởng gì, nhưng ngẫm lại thì có nhiều điều phải bàn. Chẳng hạn như đường ‘Kênh Nước Đen’, ‘Rạch Bùng Binh’, ‘Đường Tên Lửa’, ‘Đường Vành Đai’… mà chắc chắn sau thời gian ngắn nữa nó sẽ phải được đổi tên. Nhiều ý kiến cho rằng, chẳng lẽ TP.HCM đã hết tên những người có công với đất nước để đặt cho những con đường này và cứ để cho những cái tên ‘tự đặt’ bùng phát một cách tùy tiện rồi để sau này sửa sai?! Nước ta không thiếu những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những địa danh nổi tiếng... Việc nhanh chóng đặt, chỉnh sửa tên đường không chỉ sớm ổn định cuộc sống của người dân mà còn thể hiện đẳng cấp của một đô thị văn minh, hiện đại.”
  

Hai mươi năm trước – trước khi nhà thơ Cao Tần bỏ của (Sài Gòn) để chạy lấy người – hàng triệu người Việt khác cũng đã giã từ Hà Nội, với một tâm cảm đau thương và rối bời tương tự:

-Hà Nội ơi! Biết người còn có trông mong

Hướng về ai nữa hay không

Những ngày xa vắng bên sông

Hà Nội ơi! Những chiều sương gió dâng khơi

Có người lặng ngắm mây trôi

Biết bao là nhớ tơi bời



(“Hướng Về Hà Nội”) – Hoàng Dương

- Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về 
Lòng khách tha hương vương sầu thương 
Nhìn ‘em’ mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời 
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly

Rồi đây dù lạc ngàn nơi
Ta hướng về chốn xa vời
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai
Nghẹn ngào thương nhớ em ... Hà Nội ơi!


(“Giấc Mơ Hồi Hương” – Vũ Thành)

Đôi lúc, tôi băn khoăn tự hỏi: khi giấc mơ hồi hương biến thành hiện thực, lúc trở về Hà Nội, chả hiểu nhạc sĩ Vũ Thành có tìm lại được những “chốn hẹn” xưa không?

Sao e rằng “không” quá. Thì cũng cả mớ “danh thiếp những tên đường đã đổi. Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương,”y như chuyện bể dâu ở thủ đô của miền Nam thôi. Hà Nội – bây giờ– toàn là những tên đường rất lạ, và rất bất an: 
- “Quét Gái Mãi Dâm Trên Đường Nguyễn Chí Thanh” – báo An Ninh Thủ Đô

- “Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn Đồng” – báo Người Đưa Tin

- "Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh" – báo An Ninh Thủ Đô

- “Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ” – báo VietNamNet

- “Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường Phạm Hùng” – báo An Ninh Thủ Đô

- "Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh" – báo Dân Trí

-“Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê Duẩn" – báo Người Lao Động

- “Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường Trần Quốc Hoàn" – báo Lao Động

- "Ôtô Điên Trên Đương Tôn Đức Thắng" – Báo Mới.

Mưa chiều kỷ niệm trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng – Vnexpress

Sau 83 năm đô hộ Việt Nam, ngoài tội ác, người Pháp cũng đã để lại cho xứ sở này một số những thành quả đáng kể, thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, kiến trúc ... Nói theo bácNguyễn Gia Kiểng là “Pháp đã còng tay Việt nam và dẫn vào thời đại mới.”

Sau đó, dân Việt bị còng tay (chặt hơn) bởi những người cộng sản rồi buộc phải .... đi lùi! Đó là lý do tại sao trước khi được “vinh hạnh” mang tên “những vị anh hùng cách mạng” kể trên, phố phường Hà Nội (nói riêng) và cả nước (nói chung) an lành và an bình hơn hiện cảnh.

Điều phiền phức và rắc rối hiện nay là dân Việt không còn chỗ để có thể lùi được nữa. Họ đã bị đẩy đến chân tường. Bởi thế, những người cộng sản khó mà có thể tiếp tục giữ được quyền bính – trong tương lai gần.

Khác với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản khi sụp đổ không để lại nơi phần đất mà nó cai trị bất cứ một thứ thành quả nào – ngoài bạo lực, nghèo đói, dốt nát, dối trá,và vô số những con đường (cũng như những ngôi trường, những cơ quan, dinh thự ...) buộc phải thay tên!

Hơn hai thập niên sau, sau khi chế độ cộng sản cáo chung ở Hungary, người dân mới đủ thời gian để nghĩ đến cái chuyện phiền phức (không làm không được) này ở đất nước họ – theo như tường thuật của tạp chí Nhịp Cầu Thế Giới Online:

“Tên đường phố ‘có yếu tố cộng sản’ sẽ bị cấm?

Đó là nội dung một dự luật vừa được 9 dân biểu phe cầm quyền đệ lên Quốc hội Hungary vào thượng tuần tháng 6 vừa qua, theo đó, cần đổi tên các đường phố, quảng trường có liên quan đến các thể chế độc tài, nhất là độc tài cộng sản…

Dự luật cho rằng tại Hungary, cả dân chúng lẫn truyền thông ngày càng có nhu cầu và đòi hỏi cho sự thay đổi đó. Cụ thể, nhóm dân biểu muốn cấm mọi tên đường, phố có nguồn gốc từ tên những người ‘từng đóng vai trò lãnh đạo trong sự hình thành, kiến thiết hoặc duy trì các chính thể độc tài của thế kỷ 20’, hoặc từ tên tổ chức, khái niệm “có mối quan hệ trực tiếp với các chính thể độc tài thế kỷ 20”.

Tuy nhiên, ở phần lý giải dự luật, các nghị sĩ cho thấy, họ chủ yếu nhằm vào việc bài trừ những ‘tàn dư’, ký ức của những thể chế độc tài cánh tả. Đề xuất không chỉ chủ trương thay đổi tên đường, phố có ‘hơi hướng’ cộng sản, mà rộng hơn thế nhiều, nó muốn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xã hội và cơ quan ngôn luận cũng không được mang những tên “có yếu tố cộng sản”.

Chưa rõ phạm vi ảnh hưởng của dự luật cụ thể đến đâu, nhưng căn cứ một danh mục đi kèm, có thể thấy nhóm dân biểu cầm quyền muốn ‘bài trừ’ tên tuổi các lãnh tụ cộng sản quốc tế và trong nước (Lenin, Marx, Engels, Szamuely Tibor, Kun Béla, Münnich Ferenc, Ságvári Endre…), cũng như các khái niệm liên quan tới nền độc tài cộng sản kiểu Stalinist (Sao Đỏ, Giải Phóng, Quân đội Nhân dân, Hồng Quân, Cộng hòa Nhân dân, Cộng hòa Xô-viết, Mặt trận Nhân dân, Mùng 7 tháng 11, v.v…). 

Theo dự luật trên, chính quyền tự quản địa phương cũng có thể quyết định đổi tên đường, phố – trước nay cũng đã có nhiều thử nghiệm theo hướng này, nhưng đều thất bại vì việc thay đổi địa chỉ trong giấy tờ khiến cư dân và doanh nghiệp phải trả một khoản phí đáng kể. Do đó, các dân biểu đề nghị đạo luật mới cho phép việc đổi các giấy tờ có liên quan (hộ chiếu, chứng minh thư, bằng lái xe, giấy chứng nhận kinh doanh…) sẽ được miễn phí. 

Hiện tại, một số chính khách địa phương còn muốn thay đổi những đường phố mang tên các nhà văn, văn nghệ sĩ, nhân sĩ cánh tả, trong số đó có những nhân vật nổi tiếng như Lukács György (người sáng lập trường phái mỹ học mang tên ông), hay Pablo Neruda (nhà thơ cộng sản Chile, Giải Nobel Văn chương 1971), Váci Mihály (nhà thơ, dịch giả cánh tả Hungary, mất ở Hà Nội trong chuyến thăm Bắc Việt Nam năm 1970), v.v…”

Theo thống kê, vài chục vùng ở Hungary hiện vẫn còn những đường phố mang tên Lenin. Ảnh:internet.

Sau Hungary, những quốc gia và vùng chung quanh Liên bang Xô viết cũ đã bắt đầu thực hiện những điều tương tự – theo như bản tin của VOA , ghe được vào hôm 26 tháng 8 năm 2012. Đây là những việc làm rất tốn công và vô cùng tốn kém.

Trong những trang sổ tay trước, chúng tôi cũng đã có lần đề cập đến vấn nạn này và có đưa ra vài lời đề nghị nhỏ:

- Cứ giữ tên những con đường, học viện mang tên Tôn Đức Thắng. Chỉ cần sửa đổi chút xíu thôi. Thay vì “c” ta sửa thành “t” trong chữ “đức” là… rồi. Tất cả sẽ biến thành Tôn Đứt Thắng. Gọn bâng. Vừa yên được lòng người, vừa đỡ mất lòng mấy bác, lại cũng đỡ tốn công và tốn của.

-Trường hợp của em Lê Văn Tám cũng vậy, xin cứ giữ tên cũ, chỉ cần bôi bớt một nét của chữ “m” cho nó thành “n” thôi. Vậy là khắp nước sẽ có những công viên, trường học, tượng đài Lê Văn Tán chớ không phải là Lê Văn Tám nữa. Rõ ràng vừa tránh được điều tiếng, vừa đỡ phiền phức. Cứ coi như đây là chuyện của một thởi nhảm nhí, để tán nhảm cho vui, theo kiểu “thôi bỏ đi Tám” ấy mà.

Nay xin đề xuất thêm vài “giải pháp tình thế” nữa, cho tương lai gần. Nói dại, chả may mà ngày mai (hay tuần sau) qúi bác Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết ... đột ngột chuyển sang từ trần thì xin Trung Ương đừng mang tên họ đặt cho những con đường hay ngôi trường nào nữa cả. Mai mốt lại phải gỡ xuống thôi, chẳng những sẽ mất công mà còn mất vui nữa!

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến