THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 September 2013

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)
Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại TP HCM năm 2007, phản đối Trung Cộng đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Thụy My
Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) quyết định trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013, cùng với ba nhà báo của Ecuador, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Tin này được loan trên trang web của tổ chức CPJ có trụ sở tại New York vào hôm qua 26/09/2013.

Ông Joel Simon, giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tuyên bố : « Vào thời điểm mà thông tin đã trở thành tài nguyên toàn cầu, bốn nhà báo trên đây đã bất chấp nạn kiểm duyệt và trấn áp để mang lại thông tin cho chúng ta. Chúng tôi nhìn nhận lòng can đảm, sự dấn thân và sự chối từ im lặng của họ ». 

Thông cáo của CPJ cho biết, bốn nhà báo được giải – Janet Hinostroza ( đài Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (đài Capital Broadcast Center, Ai Cập), Nedim Sener (báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ) và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày, Việt Nam) – đang phải đối mặt với những sự trả thù do công việc của họ, kể cả quấy rối về luật pháp, đe dọa về thân thể và bắt giam. 

Cũng theo thông cáo trên, bà Janet Hinostroza đã buộc phải tạm ngưng một chương trình truyền hình sau khi bị đe dọa, ông Youssef bị điều tra về các bản tin châm biếm, ông Sener bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra mang tính chỉ trích và có thể bị lãnh án 15 năm tù. 

Ông Nguyễn Văn Hải, một trong các blogger nổi tiếng nhất Việt Nam, đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong một đất nước mà báo chí đều do Nhà nước kiểm soát, và đã bị 12 năm tù kèm theo 5 năm quản chế theo một điều luật mơ hồ về « tuyên truyền chống Nhà nước ». 

Các bài viết trên blog của ông dưới bút danh Điếu Cày đề cập đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, trong đó có những bài phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, và chống giới chức tham nhũng. Ông Nguyễn Văn Hải cũng kêu gọi xuống đường phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007. 

CPJ nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải bị giam giữ 5 tháng vào năm 2008 trong khi không bị cáo buộc tội danh nào, đến tháng 9/2008 bị kết án hai năm rưỡi tù giam vì tội « trốn thuế ». Sau khi mãn án, ông vẫn phải tiếp tục ở tù vì lại bị lãnh thêm một bản án mới, và tháng 7/2013 blogger này đã tuyệt thực hơn một tháng để phản đối các điều kiện giam giữ. Theo một nghiên cứu của CPJ, đến cuối năm 2012 tại Việt Nam có ít nhất 14 nhà báo bị giam cầm, đứng thứ nhì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. 
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động độc lập với mục tiêu bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới. Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế được thành lập từ năm 1991, mỗi năm trao giải cho bốn nhà báo đã tỏ ra dũng cảm trước mọi đe dọa. 

Bốn nhà báo đoạt giải năm nay sẽ được vinh danh tại lễ trao giải thưởng niên của CPJ và được mời dự ăn tối tại New York ngày 26/11/2013. Trong quá khứ, có những nhà báo bị cầm tù nhiều năm sau đó khi được trả tự do đã đến dự lễ, và có ba phóng viên được truy tặng giải.

VIDEOS - Dân Dương Nội thăm viếng anh Đặng Ngọc Viết 23/9/2013


Phần 1 of 4


Phần 2 of 4


Phần 3 of 4


Phần 4 of 4

Ngày 23-9-2013 bà con nông dân phương Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội cùng nhiều đoàn nông dân, dân oan mất đất khiếu kiện ở các địa phương khác cùng về Thái Bình thắp hương, thăm viếng gia đình anh Đặng Ngọc Viết người cũng là nạn nhân của công tác giải phóng mặt bằng cho dự án bất động sản.

Phía chính quyền địa phương đã cho công an, dân phòng ra gây khó dễ cho bà con nông dân. Đặc biệt là đe dọa lái xe bắt xe quay về. Trước sự phản kháng mạnh mẽ của bà con thì chính quyền bắt buộc phải gọi xe ô tô lại để đón bà con về nếu không bà con sẽ ra trụ sở UBND tỉnh ngủ lại. Công an địa phương đã phải thốt lên " dân ở đâu mà cứng rắn vậy ? "

Trước đó ngày 11-9 anh Viết đã vào trụ sở UBND thành phố Thái Bình và dùng súng bắn chết ông Vũ Ngọc Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình.

Các nạn nhân bị bắn gồm: ông Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố) bị thương tích ở đầu; ông Nguyễn Thanh Dương, (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị thương phần mắt; anh Vũ Công Cương (SN 1990) và ông Bùi Đức Xuân ( SN 1975) cùng là cán bộ trung tâm cùng bị thương khá nghiêm trọng ở đầu. Riêng bà Phạm Thị Lan Anh (SN 1977, Phó Giám đốc trung tâm) bị bắn sượt qua màng tai phải.

VIETNAMESE PREMIER REFUSES TO SEE RWB DURING PARIS VISIT YouTube

Khám phá hiệu quả không ngờ trong múi sầu riêng

(Chất lượng sống) - Một quả sầu riêng trung bình nặng gần 602 gram và là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời. 100 gram sầu riêng cung cấp khoảng 147Kcal năng lượng, chiếm khoảng 7% lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày.
Sầu riêng là loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Mặc dù với nhiều người, đây là loại quả rất thơm ngon nhưng có những người lại không thể chịu nổi mùi thơm của nó.

Một quả sầu riêng trung bình nặng gần 602 gram và là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời. 100 gram sầu riêng cung cấp khoảng 147Kcal năng lượng, chiếm khoảng 7% lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày.

Loại trái cây này còn không chứa cholesterol, hơn nữa lại là một nguồn tuyệt vời của chất xơ và protein nên nó rất có lợi cho những người không muốn bị tăng cân.

Sầu riêng là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe
Sầu riêng là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe

1. Một nguồn cung cấp năng lượng phong phú
100 gram trái cây này chứa khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của cơ thể. Nhờ nguồn carbohydrate phong phú như vậy mà nó rất hữu ích trong việc bổ sung thêm năng lượng của bạn.

2. Có tác dụng chống trầm cảm tự nhiên
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mức độ serotonin trong cơ thể bị giảm xuống thì có thể gây ra trầm cảm. Để tránh trầm cảm, bạn cần duy trì lượng serotonin ổn định trong cơ thể. Sầu riêng là loại quả giàu vitamin B6 mà vitamin B6 lại rất cần thiết cho việc sản xuất serotonin. Do đó, bạn có thể ăn sầu riêng để tăng nồng độ serotonin và loại bỏ chứng trầm cảm.

3. Cho xương và răng khỏe mạnh
Sự có mặt của canxi, kali và vitamin nhóm B trong sầu riêng là một ưu điểm giúp loại quả này có tác dụng trong việc duy trì răng và xương khỏe mạnh.

4. Hỗ trợ trong việc trì hoãn sự lão hóa
Vitamin C được tìm thấy rất nhiều trong sầu riêng. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp giảm quá trình oxy hóa. Khi quá trình oxy hóa diễn ra chậm chạp cũng đồng nghĩa với việc tốc độ lão hóa được đẩy lùi.

5. Tốt cho hệ thống tiêu hóa
Sự hiện diện của chất xơ trong sầu riêng giúp ích trong việc làm giảm nhu động ruột. Điều này sẽ có tác dụng giúp bạn tránh xa táo bón và cải thiện sức mạnh của tiêu hóa. Sự hiện diện của thiamin và niacin trong sầu riêng cũng có thể cải thiện sự ngon miệng cũng như sức mạnh tiêu hóa, do đó đảm bảo rằng hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.

6. Ổn định đường trong máu
Sự hiện diện của mangan ở mức độ vừa phải trong sầu riêng chính là nguyên nhân giúp loại quả này có thể hỗ trợ trong việc ổn định và duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép.

7. Ổn định huyết áp
Sầu riêng chứa nhiều kali mà kali lại là chất cần thiết để giữ cho mức độ natri trong cơ thể con người không bị tăng lên quá mức, dẫn đến các bệnh huyết áp. Vì vậy, nếu muốn tránh trường hợp tăng huyết áp hoặc các bệnh liên quan thì bạn nên ăn sầu riêng thường xuyên.

8. Tốt cho bệnh nhân thiếu máu
Lượng folate trong cơ thể không đủ có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu sản xuất. Điều này sẽ có thể gây ra bệnh thiếu máu. Sầu riêng là một nguồn cung cấp axit folic, đồng và sắt, folate rất phong phú. Do đó, bệnh nhân thiếu máu có thể khai thác lợi ích bổ máu của trái cây này để khắc phục các tình trạng sức khỏe của mình.

9. Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch
Sự hiện diện của organosulfur trong sầu riêng chính là nguyên nhân lý giải tai sao loại trái cây này có thể giúp điều chỉnh các enzyme giảm viêm trong cơ thể. Do đó, nó có tiềm năng loại bỏ các bệnh tim mạch.

10. Cải thiện sức khỏe làn da
Sầu riêng có chứa vitamin C với hàm lượng khá cao. Vitamin C là một yếu tố quan trọng trong việc sản sinh ra collagen - một loại protein quan trọng được tìm thấy trong các mạch máu, dây chằng, gân, xương và da. Vitamin C còn đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương trên da và duy trì làn da khỏe mạnh. Vì vậy, ăn sầu riêng rất tốt cho một làn da đẹp.

11. Giúp duy trì chức năng tuyến giáp
Sầu riêng là một nguồn chứa nhiều hợp chất đồng. Các chất đồng cũng đóng một vai trò trong hoạt động của tuyến giáp, đặc biệt là trong sản xuất và hấp thụ nội tiết tố. Tuyến giáp có chức năng trong việc điều chỉnh độ nhạy cảm của cơ thể để kích thích tố khác, tạo ra các protein và điều chỉnh tốc độ của cơ thể đốt cháy năng lượng. Do đó, ăn sầu riêng sẽ có lợi trong việc duy trì chức năng của tuyến giáp.

12. Giảm chứng đau nửa đầu
Sở dĩ ăn sầu riêng có tác dụng giảm chứng đau nửa đầu là vì trong sầu riêng chứa nhiều riboflavin là vitamin B - những dưỡng chất có tác dụng kíc thích thần kinh và ổn định tâm trạng.
Theo Tri thức trẻ

VIDEO - Biều tình chống Nguyễn Tấn Dũng đến Paris - Reportage Bích Xuân

“Khát con trai“, cha ném con gái mới sinh xuống nền nhà

Khao khát có đứa con trai nối dõi tông đường, nên từ khi biết vợ mang thai con gái, Hoàng Trọng Bảo (SN 1980, trú tại thôn Pa Hy, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh TT. Huế) tỏ thái độ bất mãn, ngược đãi vợ. Nhẫn tâm hơn, mới đây người cha này còn bế con gái vừa sinh đúng ba ngày thẳng tay ném xuống nền nhà. Đứa bé tội nghiệp sau cú ném trời giáng của cha ngất lịm đi, không kịp khóc.

Người cha mất tính người ném con vừa sinh xuống nền nhà
Câu chuyện cha ném con sơ sinh kinh hoàng xảy ra vào một đêm cuối tháng 7/2013 khiến người dân thôn Pa Hy xôn xao trắng đêm. Và cho đến bây giờ, sự việc vẫn là tâm điểm bàn luận tại địa phương.
Bé gái bị cha đẻ ruồng rẫy từ khi chưa kịp chào đời
Đứa trẻ vừa chào đời 3 ngày bị cha ruột ném xuống nền nhà may mắn sống sót.
Các nhân chứng kể lại, vào khoảng 22h ngày 27/7/2013, Bảo trở về nhà sau khi đã “chén trà chén tửu” ngà ngà say. Lúc này vợ Bảo là chị Hồ Thị Hột (SN 1991) cùng con gái mới sinh ba ngày đã ngủ. Sợ ánh đèn sáng quá khiến con thức giấc, chị Hột nhờ chồng tắt đèn.

Chuyện chỉ có vậy nhưng Bảo đùng đùng nổi giận quay sang chửi bới vợ. Bảo giở “lí sự cùn” thách thức vợ: “Con mày chứ con gì của tao mà bảo tao tắt đèn”. Nghe câu nói vô trách nhiệm của chồng, người vợ đáp trả: “Không phải con mày thì mày đừng ở đây nữa. Tao sẽ tự nuôi con một mình”. Người chồng trợn mắt quát: “Không phải con tao thì tao giết”.

Vừa buông lời đe dọa xong, Bảo chạy đến chiếc nôi bế con gái mới sinh đúng ba ngày ném xuống nền xi măng, từ độ cao khoảng 2,5m. Thấy vậy, người mẹ hoảng hốt chạy đến bế con lên đồng thời kêu cứu xóm giềng, họ hàng. Người vợ bất hạnh cho biết, sau khi bị ném xuống nền nhà, mặt đứa trẻ bầm tím, máu tươm đầy miệng.

Người cha trong cơn giận dữ tiếp tục giằng co đoạt lấy cháu bé để ném xuống nền xi măng lần nữa. May mắn, đứa bé được vợ giữ chặt nên Bảo không giành được. Đúng lúc này, mẹ và hai chị gái của Hột ở cạnh đó nghe tiếng kêu cứu liền chạy sang can ngăn. Hột liền đưa con cho chị gái mình bế đi trốn sang nhà hàng xóm. Chưa chịu buông tha cốt nhục của mình, Bảo chạy đuổi theo với ý định đoạt lấy cháu bé.

Sự việc xảy ra vào giữa đêm khuya, với đặc thù nhà người dân địa phương ở thưa nhau nên ít hàng xóm đến can ngăn kịp thời. Tuy nhiên, Hột cho hay, cũng nhờ tối trời, Bảo không biết đứa bé được bế vào trốn ở nhà nào. “Nó cứ lồng lộn đi tới đi lui ngoài đường, miệng không ngừng chửi thề, hăm dọa nếu không giết con hôm nay thì ngày khác sẽ giết”, một người hàng xóm gần hiện trường thuật lại.

Về phần Hột, sau khi bị chồng đe doạ đã đến trình báo với công an xã, nhờ can thiệp. Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu phạm tội “giết người”, ngày 29/7/2013 cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tống đạt lệnh bắt khẩn cấp đối với Hoàng Trọng Bảo để điều tra hành vi ném con ruột mới sinh xuống sàn. Còn đứa trẻ sơ sinh được bà hàng xóm tên Sinh sơ cứu sau đó chuyển khẩn cấp về bệnh viện đa khoa Bình Điền cấp cứu trong tình trạng toàn thân tím tái, mặt bầm tím, môi rách.

Đòi giết con do... vợ không biết sinh con trai
“Giông bão” đã qua. Trong căn nhà nhỏ tạm bợ, mái lợp tôn, tường được kết từ những tấm phên tre, người mẹ trẻ đang bồng đứa con trên tay âu yếm, nâng niu.

Nhìn con nhoẻn miệng cười, Hột ngậm ngùi kể lại tai hoạ kinh hoàng vừa ập xuống gia đình mình: “Lúc đó tôi chẳng kịp suy nghĩ gì. Trong đầu cứ đinh ninh con đã chết, tâm trí quá hoảng loạn nên cũng không theo con về bệnh viện. Gần hai ngày cháu không bú sữa cũng không uống nước. Tôi phải nhỏ từng giọt sữa vào miệng con nhưng cháu đều bị sặc sữa ra ngoài”.

Mừng vui khi con thoát khỏi cửa tử, nhưng Hột vẫn lo không biết sau này con có bị di chứng gì không
Mừng vui khi con thoát khỏi cửa tử, nhưng Hột vẫn lo không biết sau này con có bị di chứng gì không.
“Thấy con không ăn uống gì, tôi lo lắm, chỉ sợ con không qua khỏi. Nhưng vì không có tiền nên đành để liều con ở nhà. Đến khi mấy chú công an đến làm việc, thấy hoàn cảnh gia đình đáng thương nên cho tiền, bảo tôi đưa con bé đi viện. Gom góp được hơn 1 triệu đồng, tôi lại mang con về bệnh viện khám. May sao Giàng (trời) thương cho con tôi được sống”, người mẹ trẻ kể tiếp.

Người phụ nữ này cho biết nguyên nhân khiến chồng mình nhẫn tâm ném bỏ con bởi Bảo chỉ thích con trai. Nhiều lần Bảo thúc giục vợ phải sinh bằng được con trai. Bởi vậy, từ khi biết vợ mang thai con gái, người chồng tỏ thái độ bất mãn và thờ ơ với vợ. “Hôm đi bệnh viện sinh con, tôi phải khăn gói tự đi một mình chứ anh ấy chẳng thèm đưa đi”, Hột tủi hờn.

Rồi đến ngày vợ sinh con trong bệnh viện, Bảo cũng không thăm nom. Sinh con được ba ngày, Hột bế con trở về nhà. Từ đó đến nay bố cháu bé vẫn chưa một lần đến nhìn rõ mặt con. Vô lý hơn, Bảo thẳng thừng tuyên bố xanh rờn với vợ rằng chỉ... con trai mới là con của mình.

Hột và Bảo sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Chị Hột cho hay vì nhà nghèo phải về xã Bình Điền trồng mì thuê. Tại đây, thôn nữ phải lòng chàng trai cũng là dân trồng mì mướn tên Bảo. Qua những lần giáp mặt giữa rẫy hoang vắng, hai người nảy sinh tình cảm và đem lòng yêu nhau. Cả hai dựng lán sống như vợ chồng chỉ sau ba tháng quen biết.

Đám cưới đơn sơ được tổ chức ngay sau đó nhưng cả hai đều “quên” không đi đăng ký kết hôn. Gia tài của vợ chồng Bảo có vỏn vẹn chiếc nồi cơm điện, một chiếc quạt máy và vài xoong chảo. Gia đình bên ngoại lẫn bên nội đều nghèo túng nên vợ chồng Bảo ngày ngày làm mướn sống qua bữa.
“Gần đến ngày sinh nhưng tôi vẫn phải cùng chồng băng rừng lội suối để chặt lá thuốc bán dành dụm tiền chờ ngày sinh nở”, người vợ trẻ rớm lệ trải lòng.

Từ ngày chồng bị bắt, một mình Hột ôm con nhỏ không thể lao động nên cuộc sống càng khó khăn, phải nhờ hàng xóm cưu mang cơm nước sống lay lắt qua ngày. Ánh mắt đăm chiêu suy tư, Hột thổ lộ không biết rồi đây cuộc sống mẹ con mình sẽ ra sao.
Ngôi nhà dựng tạm của vợ chồng Hột
Ngôi nhà tồi tàn của vợ chồng Hột- Bảo
Dù thương chồng, thương con nhưng Hột cho biết mình không hề hối hận khi đã trình báo công an đến bắt chồng. “Nó dám giết con của nó thì có gì không dám giết cả mình. Con cái Giàng cho chứ đâu muốn là được. Tôi cũng muốn sinh con trai lắm chứ nhưng Giàng chưa cho biết làm thế nào. Tôi đã quyết sẽ thôi không ở với Bảo nữa”, người vợ trẻ bức xúc lên tiếng.

Nỗi lo lắng lớn nhất hiện giờ như lời Hột trình bày không phải chuyện chồng ngồi tù hay cuộc sống khốn khó của hai mẹ con bởi khổ cực mấy rồi cũng sẽ qua. Điều khiến Hột bất an là sau này lớn lên liệu con gái mình có mắc phải di chứng gì không?.

Theo Xa lộ pháp luật

Vụ "mất con vì không phong bì": Buộc thôi việc nữ hộ sinh

(NLĐO)- Nữ hộ sinh bị buộc thôi việc do vi phạm đạo đức ngành y. Trong khi đó, bác sĩ (BS) trực ca sinh này cũng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và không cho làm công tác chuyên môn trong một năm vì “yếu tay nghề”.

Chị Lê Thị Kim Lên những ngày sau khi sinh và mất con vì sự thờ ơ, tắc trách của BS cũng như các nữ hộ sinh.
Ngày 26-9, BS Bùi Văn Te, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, cho biết Hội đồng kỷ luật của bệnh viện đã thống nhất xử lý kỷ luật đối với kíp trực sinh, dẫn đến cái chết của bé sơ sinh là con của sản phụ Lê Thị Kim Lên (30 tuổi, ngụ khóm Bình Khánh 7, phường Bình Khánh, TP Long Xuyên). 

Theo đó, BS Hồ Công Khanh bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và cho nghỉ làm công tác chuyên môn một năm. Còn nữ hộ sinh Lý Ngân Kiều bị buộc thôi việc và nữ hộ sinh Trần Thị Như Hoa bị khiển trách. 

Kết luận từ hội đồng chuyên môn của BV cũng cho thấy đứa bé được phẫu thuật lấy ra thì đã bị suy hô hấp nặng và bị dây rốn quấn cổ nên thiếu oxy nuôi cơ thể gây tổn thương não. Hậu quả này là do kíp trực tiên lượng thiếu chuẩn xác (tiên lượng sản phụ sanh thường nhưng lại phải mổ bắt con). 

Ngoài ra, do thời gian di chuyển sản phụ đến nơi mổ trong điều kiện không thuận lợi, nơi chuyển viện rất xa (BV Nhi đồng 1, TP HCM), nhiều khả năng tử vong dọc đường nếu không được chuẩn bị đầy đủ thuốc cũng như phương tiện cấp cứu… 

“Bệnh viện xử lý nghiêm về hiện tượng phong bì theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đồng thời, sẽ báo cáo các nội dung có liên quan về vấn đề này đến Sở Y tế và UBND tỉnh An Giang cũng như gia đình nạn nhân biết. Về góc độ bệnh viện, chúng tôi rất kiên quyết xử lý vi phạm và không bao che. Về phía gia đình nạn nhân, nếu có yêu cầu gì thì bệnh viện sẽ tính tiếp”- BS Te cho biết thêm.    

Như Báo Người Lao Động Online đã đưa tin, sáng 29-8, anh Nguyễn Bá Diệp (chồng chị Lên) đưa vợ vào BV này để sinh con đầu lòng. Sau thời gian chờ sinh khá lâu không được nên chị Lên được BS chỉ định mổ bắt con. Cháu bé bị ngạt nên được chuyển đến BV Nhi đồng 1 (TP HCM) cấp cứu và tử vong 12 ngày sau. Anh Diệp cho rằng chính việc hai nữ hộ sinh có nhận tiền 500.000 đồng từ sản phụ khác mà bỏ mặc chị Lên nên dẫn đến cái chết của con mình.
Tin-ảnh: T.Nốt

Bà trưởng phòng tham ô tiền tỉ !...

Thứ Năm, 26/09/2013

NLĐ - Tiền chính sách của học sinh, sinh viên nghèo, tiền trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, xây nhà tình nghĩa… đã bị chiếm dụng nhằm trục lợi cá nhân

Sáng 25-9, tại trụ sở UBND huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh đã thực hiện quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Khai, nguyên trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Tân Phước, để điều tra về hành vi tham ô tài sản.

Bà Nguyễn Thị Khai bị bắt tại trụ sở UBND huyện Tân Phước
Ngay sau đó, bà Khai đã được đưa về nhà riêng để khám xét, thu giữ nhiều tài liệu có liên quan đến vụ án. Ngoài bà Khai còn có 2 cán bộ khác là Nguyễn Thị Bích Liễu (kế toán Phòng LĐ-TB-XH) và Lê Thị Bích Huyền (thủ quỹ) cũng bị điều tra.
Ăn chặn tiền của học sinh nghèo
Theo quy định của Chính phủ, học sinh, sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, tàn tật, mồ côi… ở huyện Tân Phước được nhận tiền hỗ trợ. Nhưng từ tháng 10-2011 đến tháng 2-2012, bà Khai đã nhiều lần chiếm dụng hơn 1,2 tỉ đồng tiền này cho mục đích cá nhân.
Cụ thể, theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, khoản chi hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo và miễn giảm học phí cho sinh viên là hơn 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, bà Khai đã ký quyết toán khống với Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện về số tiền này và chỉ mới chi hơn 157 triệu đồng, bao gồm chi phí học tập cho học sinh nghèo 36,19 triệu đồng, chi miễn giảm học phí cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề 30,5 triệu đồng (phần chi này chỉ thể hiện trên giấy tờ chứ chưa được xác minh có thật sự chi cho đối tượng thụ hưởng hay không).
Phần còn lại 1,087 tỉ đồng chưa chi, sau khi quyết toán với Phòng Tài chính - Kế hoạch, bà Khai đã chỉ đạo thuộc cấp hủy toàn bộ hồ sơ ký khống nhằm chiếm dụng. Ngoài ra, từ tháng 1-2012 đến tháng 7-2012, bà Khai còn chiếm dụng các nguồn kinh phí của trung ương và địa phương với số tiền hơn 190 triệu đồng.
Tổng cộng 2 khoản bà Khai đã tham ô hơn 1,2 tỉ đồng. Khi bị phát hiện, bà Khai nộp lại cho đơn vị 290 triệu đồng.
“Mượn” kinh phí của đối tượng bảo trợ xã hội
Ngoài ra, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Tiền Giang, phần kinh phí tạm ứng để chi cho đối tượng thuộc Nghị định 13 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội 6 tháng cuối năm 2011 còn tồn hơn 113 triệu đồng nhưng Phòng LĐ-TB-XH huyện Tân Phước đã chi không đúng quy định, kiểm tra quỹ cũng không còn tiền mặt.
Trong năm 2009, Phòng LĐ-TB-XH huyện còn sai phạm trong việc thu, chi kinh phí vận động xây dựng nhà tình nghĩa. Cụ thể, tổng số tiền thu được là 583 triệu đồng, tổng chi là 326 triệu đồng, tồn quỹ 257 triệu đồng đã được duyệt chi không đúng mục đích, kiểm tra tiền mặt tại kho quỹ cũng không còn.
Khai với CQĐT, bà Nguyễn Thị Bích Liễu nói có biết việc bà Khai “mượn” tiền của đơn vị trong thời gian dài, lập chứng từ khống để quyết toán, tuy nhiên bà Liễu không báo cáo cấp trên mà tiếp tay cho bà Khai lập hồ sơ quyết toán khống với Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện.
Ngoài ra, bà Liễu còn chi trái quy định nguồn kinh phí của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa năm 2009 với số tiền 257 triệu đồng. Riêng bà Lê Thị Bích Huyền khi được phân công làm thủ quỹ Phòng LĐ-TB-XH đã cho bà Khai mượn số tiền lớn trong nhiều năm liền nhưng không báo cáo, dẫn đến bà Khai chiếm dụng. Việc này bà Huyền khai làm theo chỉ đạo của bà Khai.
Cấp dưới tích cực giúp sức
Bà Nguyễn Thùy Trang - viên chức Phòng LĐ-TB-XH huyện Tân Phước phụ trách hồ sơ, chứng từ chi hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo - cũng biết việc lập hồ sơ khống để quyết toán nhưng vẫn giúp cho bà Khai thực hiện; không nhận tiền chi cho đối tượng nhưng vẫn trực tiếp ký nhận tiền trên phiếu chi (số tiền 1,014 tỉ đồng) để quyết toán.
Sau khi quyết toán, bà Trang giao chứng từ lại cho bà Khai hủy và in lại danh sách thực hưởng của đối tượng để lưu trong hồ sơ. Riêng bà Nguyễn Thị Ngọc, chuyên viên Phòng LĐ-TB-XH, không trực tiếp chi cho đối tượng được giảm học phí học nghề nhưng vẫn ký nhận tiền vào phiếu chi để quyết toán (số tiền hơn 150 triệu đồng).
Bài và ảnh: Minh Sơn

Nhiều người thiểu số bị tù vì tín ngưỡng!...

SÓC TRĂNG (NV) .- Nhiều người thiểu số ở miền Bắc và miền Nam vừa bị phạt tù chỉ vì tín ngưỡng của họ. Các cáo buộc đối với họ là “gây rối trật tự công cộng” và “tuyên truyền chống nhà nước”.

Phiên tòa xử 4 người gốc Khmer bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” ở chùa Preay Chóp tỉnh Sóc Trăng ngày 23-9-2013. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hôm 25 tháng 9, Tòa án thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã đưa bốn tín đồ của Phật giáo Nam tông người Kh’mer là: Lý Thị Dạnh, Lâm Thị Loan, Lý Minh Hải, Tăng Pho La ra xử vì “gây rối trật tự công cộng”.
Cuối tháng ba vừa qua, cả bốn đã cùng hàng trăm người Kh’mer ngụ tại hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu kéo đến chùa Preay Chóp, tọa lạc  ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, để phản đối một quyết định của “Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng”. 
“Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng” bị cộng đồng người Kh’mer Krom cáo buộc là tổ chức Phật giáo do chính quyền Việt Nam lập ra để kiểm soát Phật giáo Nam tông Kh’mer tại miền Tây Việt Nam.
Tổ chức này đã ban hành các quyết định buộc ba nhà sư Kh’mer ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc trăng phải hoàn tục, chỉ vì họ đã “nhiều lần điện thoại, lên Internet trả lời phóng vấn, gửi tin, bài, ảnh xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước phân biệt đối xử và đàn áp đồng bào sư sãi Khmer”.
Tuy các quyết định đó do “Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng” ban hành và được chính quyền tỉnh Sóc Trăng xác định là “chuyện nội bộ của tôn giáo nên không thể trả lời”, song phía thực thi quyết định này (đánh đập các nhà sư bị buộc hoàn tục, cưỡng ép họ phải ra khỏi chùa) lại do công an Việt Nam thực thi.
Chuyện các Phật tử của Phật giáo Nam tông người Kh’mer phản đối quyết định của “Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng” đã bị biến thành vụ án hình sự.
Ở phiên xử ngày 25 tháng 9,  Viện Kiểm sát thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cáo buộc, cả bốn người đã đến chùa Preay Chóp “la hét, kích động mọi người xung quanh hô hào, la hét theo, đánh trống liên hồi, có lời lẽ kích động mọi người đồng loạt vỗ tay, la hét” để phản đối quyết định của “Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng”.
Thông tấn xã CSVN tường thuật, tuy “các bị cáo đã thành khẩn khai báo, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình” và “bày tỏ sự ăn năn hối cải, mong được giảm nhẹ hình phạt” nhưng Tòa án thị xã Vĩnh Châu đánh giá hành động của họ là “gây nguy hiểm cho xã hội”, nên vẫn phạt các bà Lâm Thị Loan và Lý Thị Dạnh mội người một năm tù và phạt ông Lý Minh Hải 11 tháng tù, ông Tăng Pho La 10 tháng tù.
Hôm sau, ngày 26 tháng 9, đến lượt Tòa án tỉnh Điện Biên đưa ông Giàng A Chứ, ra xử về tội “tuyên truyền chống Nhà nước”.
Ông Chứ, 24 tuổi, bị cáo buộc đã kích động người H’Mông “nổi loạn” năm 2011. Theo cáo trạng, vụ “nổi loạn” này kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 5 năm 2011, hàng ngàn người H’mông đã tập hợp tại xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để cầu nguyện “chờ đón Vua H’Mông”.
Trước đó, hồi tháng 3 năm 2011, Tòa án tỉnh Điện Biên đã từng đưa ra xử và phạt tù tám người H’Mông vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Chính quyền cáo buộc họ là những người tuyên truyền “đạo Vàng Chứ”, dùng “đạo Vàng Chứ” để vận động thành lập “Nhà nước H’mông”.
Tuy nhiên theo Trung tâm Phân tích Chính sách công (CPPA) tại Hoa Kỳ và Hmong Advance, “đạo Vàng Chứ” là lối gọi do chính quyền Việt Nam tạo ra để có cớ đàn áp những người H’mông theo đạo Tin Lành ở miền Bắc Việt Nam.
Riêng tại tỉnh Điện Biên đã có ba Hội thánh Tin Lành với 22,000 tín đồ cư trú ở 109 bản, 24 xã, 5 huyện. Các yếu tố “tụ tập cầu nguyện chờ đón Vua H’mông”, “thành lập Nhà nước H’mông” mà chính quyền sử dụng chỉ là bịa đặt để che đậy mục đích chính, khiến hàng ngàn người H’mông biểu tình hồi cuối tháng 4 năm 2011. Đó là đòi được tự do tôn giáo, không bị ngăn cấm và làm khó dễ, không bắt bớ tín đồ Tin lành.
Riêng sự kiện cuối tháng 4 năm 2011, CPPA cho biết, tính đến 6 tháng 5 năm 2011, đã có ít nhất 49 người H’mông bị quân đội và công an Việt Nam giết.
Mới đây, tờ Quân đội nhân dân của Việt Nam tường thuật, trong vụ xử Giàng A Chứ diễn ra hôm 26 tháng 9, Tòa án tỉnh Điện Biên xác định, ông Chứ  “đã tham gia vào một tổ chức vận động cho việc thành lập một nhà nước độc lập của người H’Mông”, “được phân công làm trợ lý cho ‘chủ tịch nước’ của ‘Nhà nước H’Mông’, tàng trữ tài liệu nói xấu Nhà nước” và “truyền Đạo Vàng Chứ”.
Sau vụ biểu tình hồi cuối tháng 4 năm 2011, ông Chứ trốn vào rừng, rồi tìm cách đưa vợ con trốn sang Trung Quốc và bị công an Trung Quốc bắt giữ, giao lại cho công an Việt Nam.

Tòa án tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt ông Chứ ba năm tù vì “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chưa có tiền án tiền sự, trình độ nhận thức kém”. (G.Đ)

Bác Cháu ta cùng nhau ra đi tìm đường xin Tây!...

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Giá như ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm ơn làm phước sinh trước cậu Nguyễn Sinh Côn, để dạy cho cu cậu bài học “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” *, thì ngày nay các cháu nhi đồng đâu phải học thêm bài Lịch sử “kách mạng” Việt Nam đi trối chết suốt 112 (1911-2013) năm, để bắt đầu từ tàu “bơi” Amiral Latouche Tréville của hãng Chargeurs Réunis đến tàu bay A320 hãng Airbus.

Tàu Amiral Latouche Tréville của Hãng tàu 
Chargeurs Réunis (hãng Năm Sao) - con tàu 
đưa cu Côn ra đi tìm đường phá nước. Ảnh: S. T 

Theo sách dạy của Đảng (Đảng bắt phải viết hoa vì VN đang theo chế độc thê), thì: “Sự ra đi của Bác năm 1911, thực là bức xúc: Bác đã chứng kiến cuộc nổi dậy chống Pháp của Hoàng Hoa Thám vô vọng, phong trào Duy Tân (1901) với Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu bị trấn áp ngay từ đầu, kế hoạch Đông Du (1905-1909) của Phan Bội Châu không được Phan Chu Trinh hoàn toàn tán trợ, Đông kinh nghĩa thục (1907) bị cấm cản, phong trào chống thuế (1908) sôi nổi ở miền Trung cũng bị đàn áp dã man... ” 

Sự ra đi của bác năm 1911 quả đúng là “thực là bức xúc”, nhưng lý do “bức xúc” mà sách đảng dạy là tào lao - theo cách nói của ông Vũ Thư Hiên nhận định về “Hồ Chí Minh bình sinh khảo”. Vì theo tài liệu của Đảng, cu Côn khóc oe oe chào đời ngày 19/5/1890, tức đến 1901, “bác” mới được 11 tuổi mà đã “chứng kiến cuộc nổi dậy chống Pháp của Hoàng Hoa Thám vô vọng, phong trào Duy Tân... ” thì đúng là chuyện tào lao, đại tào lao. Lý do thực sự “bác bức xúc” là như vầy: 

“Tháng 1 /1910 (Lúc làm tri huyện Bình Khê, Bình Định), trong một cơn say rượu, Nguyễn Sinh Sắc (cha cậu Côn) đã dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tù... Gia đình người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đã chối cãi rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải”. ** 

Cha bị đuổi việc, “bác” bỗng dưng mất chỗ dựa, không thể tiếp tục sự học, bèn ta buồn ta đi lang thang vào Sài Gòn, đổi tên thành “anh Thu” rồi có người chỉ cho xuống tàu Tây ra đi tìm đường cứu thân... 

Ra đi tìm đường cứu thân, nhưng vô phúc thay, “bác” gặp phải ma Mác đưa lối, quỷ Lê đưa đường, cứu thân của “bác” thành ra phá nước. Bác và băng đảng phá tanh banh, phá tanh bành.. 

Để một trăm năm sau, cháu bác là Ba Ếch phải ra đi tìm đường kíu nước tập hai. Không bằng tàu bơi của Chargeurs Réunis, nhưng bằng tàu bay của Airbus. 



Cũng là đều của thằng Tây, tư bản dẫy hoài không chịu chết cả! 

Ngoại tình có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng

Theo Nghị định Chính phủ vừa ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình cùng nhiều lĩnh vực khác, nếu người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, hoặc chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng.
Các trường hợp khác như: người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mình biết rõ đang quan hệ hôn nhân với người khác; người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ, cũng phải chịu mức phạt tương tự.
Cũng theo nghị định này, hành vi tổ chức lấy vợ hoặc lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng; hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn, mặc dù đã có quyết định của tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó, sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng; hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng...
Các hành vi vi phạm liên quan đến việc cho hoặc nhận con nuôi, dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi cũng sẽ bị phạt tiền từ 1 - 10 triệu đồng.
Bảo Cầm

Đa số các chỉ đạo của UBND TP.HCM không được thực hiện nghiêm

(TNO) Phát biểu về hoạt động chỉ đạo điều hành thời gian qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà nêu lên một bất cập lớn, đó là đa số các chỉ đạo của UBND thành phố, trong quá trình triển khai, nhiều quận, huyện, sở ngành thực hiện không nghiêm.
Đa số các chỉ đạo thực hiện không nghiêm
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà (người đang đứng phát biểu): “Đa số các chỉ đạo thực hiện không nghiêm” - Ảnh: Đình Phú
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà đã nói thẳng như vậy tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 9 tháng đầu năm; các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2013, vào sáng nay 26.9.
Theo ông Lê Mạnh Hà, hậu quả của bất cập này dẫn đến việc vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Không ý thức được thì khổ dân lắm
Trước đó, vào ngày 17.9, UBND TP.HCM họp giao ban tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) với lãnh đạo 24 quận, huyện và các sở ngành liên quan.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cũng rất sốt ruột khi một số quận, huyện chậm trễ trong việc cấp sổ đỏ cho dân, mặc dù nhiều vướng mắc đã được thành phố kịp thời tháo gỡ.
“Không thể thế này (không chịu giải quyết cho dân - PV) được đâu. Dân ở dưới thì kêu, đơn khiếu nại gửi lên quá mức, gửi hàng loạt còn mình thì cứ ngồi đây. Chúng ta không ý thức được việc này thì khổ dân lắm, tiếng kêu còn nhiều lắm”, ông Tín lưu ý.
Ông Hà dẫn chứng một vụ việc điển hình, đó là vụ lương "khủng" của giám đốc doanh nghiệp công ích gây “bão” dư luận thời gian vừa qua.
“Nếu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND thành phố đã đưa ra trước đó thì làm sao có chuyện sai phạm như thế được”, ông Hà nói.
Ông Lê Mạnh Hà còn nêu ra một bất cập khác, đó là “các đơn vị báo cáo không đúng thời hạn đã có, mà báo cáo không đạt yêu cầu cũng có nhiều”.
"Cái gì cũng lập ban chỉ đạo nhưng chưa chuyển biến lắm"
Đồng tình với nhìn nhận của người đồng cấp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín nói thẳng: “Có những cơ quan, đơn vị chưa làm hết trách nhiệm, còn đùn đẩy. Việc này thì thấy rõ, ngay cả ở cấp thành phố”.
Ông Tín nói thêm: “Cái gì cũng lập ban chỉ đạo nhưng chưa chuyển biến lắm. Rất nhiều việc chậm”.
Dẫn ra tình trạng ì ạch cấp sổ đỏ, xóa quy hoạch treo tại một số quận, huyện, ông Tín bức xúc: “Nhiều chuyện ủy ban đã có chỉ đạo rồi nhưng xuống cơ sở thì đứng một chỗ. Báo chí lên tiếng phản ánh. Thấy sốt ruột, tôi cho kiểm tra thì thấy có nơi thực hiện không đúng chỉ đạo hoặc không thông”.
“Thiếu kiểm tra, thiếu đeo bám thì công việc sẽ chậm”, ông Tín chia sẻ kinh nghiệm về chỉ đạo điều hành công việc chung.
Không được tránh né báo chí
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho biết thành phố đã ban hành quy chế phát ngôn báo chí, cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn cho các quận, huyện, sở ngành.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, ông Hà yêu cầu phải thực hiện tốt quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là không được tránh né báo chí.

CPI tăng cao do tăng học phí
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM Thái Văn Rê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 3,13% so tháng trước. Nguyên nhân tăng do học phí tăng trong năm học 2013 - 2014, bắt đầu từ tháng 9. Nếu không tính tăng học phí thì CPI tháng 9 của thành phố chỉ tăng 0,27%. So tháng 12.2012, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,43%.
Một khó khăn khác cũng được nêu ra, đó là khả năng sẽ hụt thu ngân sách khoảng 20.000 tỉ đồng vì tình hình khó khăn chung.
Theo ông Lê Xuân Dương, Cục phó Cục thuế TP.HCM, nợ đọng kéo dài ngày càng tăng. Nợ đọng tại nhiều địa bàn quận, huyện tăng lên 50%.
“Doanh nghiệp khó khăn quá, làm hết các bước rồi nhưng vẫn không thu được. Thu tiền đất của các doanh nghiệp bất động sản càng khó”, ông Dương phân trần.
Kết luận buổi họp, để đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân yêu cầu các quận, huyện, sở ngành “phải làm hết sức trách nhiệm, với tinh thần cao”.
“Không được chạy theo thị trường mà để méo mó chính sách”, ông Quân lưu ý thêm các sở ngành liên quan trong việc thực hiện chủ trương về bất động sản, quy hoạch…
Đình Phú

Có phải Anh Lê Quốc Quyết đã vào sổ đen của công an?!...

le-quoc-quyet-305.jpg
Anh Lê Quốc Quyết (em trai của LS Lê Quốc Quân) sau khi bị công an, côn đồ đánh dập dã man, ảnh chụp khuya ngày 25/9.
Citizen photo
 Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2013-09-26
Trong cuộc vây bắt nhóm bằng hữu của nhà báo, blogger Nguyễn Tường Thụy vào chiều ngày 25 tháng 9 vừa qua công an đã sử dụng côn đồ vào việc đánh dập dã man anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân hiện đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa vào ngày 2 tháng 10 tới đây. Có phải anh Quyết bị công an đưa vào sổ đen và bị đánh đập, tra tấn và sách nhiễu chỉ vì là em trai của người luật sư nổi tiếng này?

Đánh dập dã man

Mặc Lâm phỏng vấn anh Lê Quốc Quyết để tìm hiểu thêm chi tiết, trước tiên anh Quyết kẻ lại chuyện mình bị bắt và bị đánh khi lên xe về đồn công an:
Lê Quốc Quyết: Khi đấy khoảng chừng chưa tới 6 giờ chiều, khi anh em đang ngồi thì có một đám vô cổng nhà anh Thụy. Có hai công an mặc thường phục vào đến cửa chính. Họ bảo là yêu cầu xét nhà, kiểm tra nhà anh Thụy thì anh Thụy chống lại, anh Thụy bảo không được và đóng cửa lại. Anh Thụy bảo rằng không có lý do gì vào thời gian này lại vào kiểm tra nhà tôi. Anh Thụy vừa nói thế thì họ dùng vũ lực họ giật cửa và họ vào trong.
Khi lên xe thì họ bẻ tay Quyết còn dùng đầu gối ghì vào cổ Quyết như kiểu muốn cắt tiết Quyết không bằng.
-Lê Quốc Quyết
Lời qua tiếng lại, cũng có chống cự. Đầu tiên thì vợ anh Tường Thụy ra thì họ lôi chị vợ đi. Tiếp tới họ nắm tay Quyết và 3,4 người kéo Quyết từ trong nhà anh Tường Thụy ra ngoài. Vì nhà anh Tường Thụy thì đường ra cổng khá dài nên trong cái đoạn kéo đấy thì có người dẫm lên mặt Quyết.
Sau đó họ đẩy Quyết lên xe cảnh sát giao thông. Vừa lên xe thì thấy anh Bá Hải đã ở đó rồi. Anh Bá Hải cũng bị lôi từ trong nhà ra xe trước Quyết mà Quyết không biết. Trong quá trình họ lôi như thế thì họ dùng chân đạp vào mặt và cổ Quyết. Họ dộng vào cổ Quyết như dộng một con gà để chuẩn bị cắt tiết vậy. Khi lên xe thì họ bẻ tay Quyết còn dùng đầu gối ghì vào cổ Quyết như kiểu muốn cắt tiết Quyết không bằng. Lúc đó anh Bá Hải hoảng quá mới bảo phải nương tay Quyết ra chứ không gãy tay Quyết mất.
Mặc Lâm: Rồi sau đó họ chở các anh đi đâu?
Lê Quốc Quyết: Họ chở Quyết lên cái đồn công an mà Quyết cũng không biết là đồn tên gì gì nữa vì trời tối mù và mưa nữa. Họ lôi Quyết ra. Trong lúc lôi Quyết ra thì có hai người đạp vào mặt Quyết tiếp. Bây giờ mắt vẫn còn bầm. Vào trong đồn họ đưa vào một cái phòng có hai, ba người mặc quân phục và có một cậu mặc áo đen bình thường như người dân và cậu này nắm tóc Quyết rồi cậu đập đầu Quyết vào sàn nhà. Quyết nằm đó luôn.
Mặc Lâm: Công an có hỏi cung hay tra vấn gì đối với anh không hay chỉ bỏ nằm đó mà không hỏi han gì tới?
Lê Quốc Quyết: Quyết nằm đấy một hồi thì có mấy người vào đòi làm việc với Quyết nhưng Quyết bảo chưa có kết luận, chẳng có cái gì mà bảo đi làm việc.
PU-4-250.jpg
Anh Phạm Bá Hải (thứ 2 từ trái sang) và Phương Uyên gặp gỡ Cô Elenore, Tham tán Chính trị của Sứ Quán Thụy Điển và cô Jenifer, Viên chức chính trị của Sứ Quán Hoa Kỳ, trong chuyến đi Hà Nội vào cuối tháng 9 năm 2013. Citizen photo.
Các ông bắt người một cách trái phép rồi lên đây các ông lại đòi làm việc hả? Khi đấy Quyết hết sức nóng tính và Quyết chửi vào mặt nó thì có một thằng mặc thường phục vừa vào thì nó nhổ nước bọt vào mặt Quyết. Nó nhổ hai, ba phát để khiêu khích Quyết nhưng Quyết ngồi im cho đến khi mọi người tập trung rất đông bên ngoài đòi thả người vì bắt người trái phép thì họ nói Quyết về.
Quyết bảo các ông bắt trái phép rồi các ông bảo tôi về, tôi không về mà phải trả cái điện thoại. Thế là giằng co mãi, cuối cùng họ bảo không ai lấy điện thoại của Quyết cả. Họ cướp trên tay Quyết khi đang nghe điện thoại của chị Hiền (là vợ của LS Lê Quốc Quân). Giằng co mãi thì cuối cùng ông đội trưởng cảnh sát điều tra bảo là cho người đi tìm máy của Quyết. Một hồi thì họ trả lại máy và Quyết ra về. Sau đó Quyết được biết là tất cả mọi người đều bị dùng vũ lực và đưa đi.

Mang tội vì là em người yêu nước

Mặc Lâm: Từ trước tới nay anh có bao giờ bị bắt, bị hành hung như vậy hay là có bao giờ bị khép vào bất cứ tội gì và có án lệnh của tòa án hay không?
Lê Quốc Quyết: Cho đến bây giờ thì chưa bao giờ họ nói Quyết vi phạm một tội gì hoặc là có một tội danh gì nhưng việc bắt bớ Quyết thì thường xuyên ạ. Họ câu lưu, bắt bớ, có những lúc họ giam đến 1 giờ sáng mới thả. Chuyện này xảy ra thường xuyên kể từ năm 2007, tức là vào cái cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên. Hồi đấy Quyết đang chơi với anh Điếu Cày và anh Ba Sài Gòn. Gần đây họ liên tục có những việc đánh đập và hành hung, chặn xe rồi nghĩ đủ cách để gây khó dễ ạ.
Mặc Lâm: Khi bị bắt như vậy anh có nghĩ rằng do tập trung đông người tại nhà anh Thụy hay vài hôm nữa tới phiên xử của luật sư Lê Quốc Quân nên công an muốn dằn mặt anh nhân cơ hội này?
Quyết vừa đi khám bệnh và bệnh viện có xác nhận, Quyết bị rạn một cái xương sườn và trên đỉnh đầu thì có những vết tụ máu mấy cen-ti-mét.
-Lê Quốc Quyết
Lê Quốc Quyết: Quyết nghĩ việc ngày hôm qua là có nhiều lý do nhưng cái lý do mà họ cương quyết dùng bạo lực thì những người đấy họ muốn dằn mặt và đưa Phương Uyên về vì họ nghĩ phiên tòa anh Quân sắp xảy ra.
Còn việc đàn áp Quyết thì từ năm 2007 cho đến bây giờ họ toàn nói Quyết là em ông Quân. Còn đi biểu tình thì họ bắt Quyết từ trước cửa nhà. Quyết bảo bao nhiêu người đi biểu tình họ không bắt mà sao bắt tôi thì họ bảo là “ông là em ông Quân, phức tạp”. Đó là hoàn toàn những chuỗi đàn áp gia đình Quyết mà có thể là họ có mối căm thù gì với gia đình Quyết hoặc là bởi những thúc đẩy của hoạt động dân sự từ các phát biểu của anh Quân ở trên đài, trên báo thôi ạ.
Mặc Lâm: Theo anh nói thì có vẻ anh bị thương khá nặng vậy anh có tới bệnh viện để khám và điều trị hay không?
Lê Quốc Quyết: Quyết vừa đi khám bệnh và bệnh viện xác nhận có giấy tờ đây. Quyết bị rạn một cái xương sườn và trên đỉnh đầu thì có những vết tụ máu mấy cen-ti-mét. Họ chụp siêu âm và họ nhận định như thế.
Mặc Lâm: Anh sẽ làm gì với giấy chứng thương ấy?
Lê Quốc Quyết: Cái việc giấy chấn thương của Quyết thì bây giờ Quyết mất niềm tin vào pháp luật rồi bởi vì Quyết và gia đình đã thưa và khiếu nại nhiều lần không phải chỉ việc của Quyết mà còn nhiều việc khác nữa nhưng không bao giờ họ đáp ứng cho nên có thể Quyết về xem lại giấy tờ rồi Quyết sẽ đưa lên truyền thông ạ.
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

Cách hành xử của cán bộ nhà nước!...

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-26      Hiện tượng cán bộ nhà nước ăn xài phung phí và cư xử xem thường luật pháp được bàn đến nhiều lần. Gần đây nhất là một viên Tổng giám đốc khi đi chơi trò chơi golf đắt tiền đã hành hung nhân viên sân golf.

Đạo đức sa sút

Sự việc làm xôn xao báo giới trong nước trong vài ngày qua là chuyện ông Nguyễn Đức Sơn, tổng giám đốc một công ty của nhà nước về Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, khi đi chơi golf đã dùng gậy đánh nhân viên sân golf bị thương. Sau đó ông Sơn đã bị sân golf Tam đảo cấm chơi một tháng.
Theo điều tra của báo Sài Gòn Tiếp Thị thì ông Nguyễn Đức Sơn có mức lương là tám triệu đồng một tháng, và doanh thu của công ty ông đều nộp vào ngân sách nhà nước.
Trong khi đó chi phí chơi golf tại sân Tam Đảo nếu không phải là hội viên là 82 đô la Mỹ một lần tức là vào khoảng một triệu rưỡi tiền Việt Nam. Ông Sơn cho báo chí biết là ông đi chơi golf mỗi tuần từ một đến hai lần.
Như vậy số lương ông Sơn lãnh hàng tháng xem như được tiêu trọn vào việc chơi golf. Ông Sơn cũng cho rằng nhiều công chức vùng Hà Nội cũng chơi golf như ông vì bây giờ đây là trò chơi rất phổ biến.
Đây là doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp của chính quyền địa phương, tôi nghĩ chuyện đấy bộc lộ lên toàn bộ sự thối rữa của hệ thống này.
-TS Nguyễn Quang A
Công luận có vẻ sẽ chú ý đến hai việc. Thứ nhất là tiền từ đâu mà các công chức như ông Sơn có để dùng vào việc chơi trò đắt tiền này. Việc thứ hai là việc cư xử của các viên chức này trong hành vi phạm pháp xúc phạm than thể con người như vụ việc vừa nêu.
Cách đây không lâu báo chí Việt Nam đưa tin việc những giám đốc các công ty công ích ở TP HCM có lương lên đến 2,6 tỉ đồng một năm, tức là hơn 100.000 đô la Mỹ.
Đây có lẽ là một trong những vụ việc rất hiếm hoi mà số tiền thu nhập của các viên chức nhà nước được ghi trong giấy tờ với số cao như vậy. Từ lâu ở Việt Nam đã có những cặp khái niệm đi song hành với nhau để chỉ việc thu nhập của quan chức, như Bổng - Lộc, Lương - Lậu, ý nói rằng khoản tiền lương trên giấy tờ chỉ có tính tượng trưng, còn thu nhập thực sự đến từ nhiều nguồn khác nhau, và những nguồn gốc khác nhau đó không thể công khai được vì nó bất hợp pháp.
Một cô nhân viên kinh doanh trẻ của một công ty tư nhân nói với chúng tôi về sự việc này như sau:
“Vấn đề cán bộ nhà nước ở Việt Nam tiêu xài quá đáng như vậy không có lạ. Những cán bộ đó có cái thế và có nhiều tiền. Họ không sợ dư luận hay gì cả, mà điều đó dường như là một sự hiển nhiên của xã hội Việt Nam mình.”
vut-gay-golf-250.jpg
Ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội, ảnh chụp hôm 15/9. Courtesy VTC.
Nói về hành vi đạo đức của những người nhiều tiền của trong xã hội hiện nay, một nhà sư từ TP HCM nói với chúng tôi:
“Sự sa sút đạo đức trong xã hội có nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Bỗng dưng có nhiều tiền mà không hiểu giá trị mồ hôi xương máu của đồng tiền thế nào rồi ăn xài phung phí mất đạo đức đi, đó là một vấn đề nhức nhối.”
Khi đề cập đến thu nhập quá cao như vậy của các công chức nhà nước, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện IDS một tổ chức Think Tank độc lập đã tự giải thể nói:
“Nếu là một công ty tư nhân thì khỏi phải bàn cãi về lương bổng của lãnh đạo. Họ làm hiệu quả lương họ cao, lương cao quá mà hoạt động không được thì họ phá sản. Nhưng đây là doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp của chính quyền địa phương, tôi nghĩ chuyện đấy bộc lộ lên toàn bộ sự thối rữa của hệ thống này.”
Cái trục trặc của cả hệ thống mà tiến sĩ Quang A vừa đề cập trở nên nghiêm trọng hơn khi những người thuộc thế hệ trẻ như cô nhân viên kinh doanh mà chúng tôi hỏi chuyện trên kia cho rằng điều đó đã trở thành bình thường trong xã hội Việt Nam.

Một giai cấp mới

Đất nước đang bị kiềm hãm rất nhiều, thiếu dân chủ trong vấn đề chọn lựa nhân sự, thiếu dân chủ trong lúc thực thi quyền lực cho nên mới kéo tới tình trạng thê thảm hiện nay.
-GS Nguyễn Đăng Hưng
Công ty mà ông Nguyễn Đức Sơn làm Tổng giám đốc đảm nhiệm những công việc rất cao cả. Đó là: nhà ở cho người thu nhập thấp, người thuộc diện chính sách, người có công với cách mạng, nhà ở phục vụ công nhân, học sinh, sinh viên. Tức là những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản Việt Nam lúc nào cũng tuyên bố là mình phục vụ dưới bóng cờ công nông của họ.
Nhưng thực sự là đã hình thành một giai cấp mới gồm có nhiều người như ông Sơn, thuộc đảng lãnh đạo, xem việc người khác phục vụ mình là đương nhiên và mình có quyền xâm hại đến những người thấp cổ bé họng hơn mà không bị trừng phạt. Cô nhân viên trẻ tuổi nói tiếp:
“Những người đó họ có thế, họ nhìn những người bình thường, những nhân viên mà họ gặp là những người phải phục vụ họ tối đa. Họ có thể bức hiếp xâm hại mà những người kia khó có thể nào đòi lại được công bằng.”
Sự sa sút đạo đức trên nhiều mặt như lời nhà sư, trong một bối cảnh thu nhập cao không rõ ràng của quan chức và sự xem thường pháp luật của họ, đã thực sự trở nên đáng lo ngại vì nó đã trở nên những điều bình thường.
Trả lời đài Á châu tự do nhân dịp tuyên bố thành lập diễn đàn xã hội dân sự của các nhân sĩ trí thức và nhiều tầng lớp khác vừa xảy ra cách đây vài này, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học Việt kiều hồi hương, nói:
“Đất nước đang bị kiềm hãm rất nhiều, thiếu dân chủ trong vấn đề chọn lựa nhân sự, thiếu dân chủ trong lúc thực thi quyền lực cho nên mới kéo tới tình trạng thê thảm hiện nay, đó là tham nhũng.”
Diễn đàn được thành lập với hy vọng tập hợp nhiều tiếng nói hơn nữa nhằm tiến tới một xã hội dân sự có sự kiểm tra quyền lực, chống sự bạo quyền và tham nhũng. Những cố gắng liên tục vẫn đang được thực hiện để biến những điều bình thường đau đớn trở thành bất thường và loại bỏ chúng.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bắt đầu thi hành án treo!...


VRNs (27.09.2013) – Bình Thuận – Ngày 25.09, ông Nguyễn Ngọc Quang, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo đối với sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992.
 10
 11
Trong quyết định này, việc thi hành án của sinh viên Nguyễn Phương Uyên có những việc thuộc bổn phận của Phương Uyên, nhưng có nhiều việc các cơ quan chức năng phải làm.
Theo Luật thi hành án hình sự, được Quốc hội Việt Nam ban hành năm 2010 giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.
8. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật”.
Người hưởng án treo có thể làm việc và học hành.Chỉ cần một cơ sở đào tạotiếp nhận là Nguyễn Phương Uyên có thể đi học như điều 65 của luật này quy định:
“Điều 65. Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo
3. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó”.
Trong trường hợp sinh viên Nguyễn Phương Uyên thay đổi nơi cư trú, thì trách nhiệm thông báo, chuyển hồ sơ thi hành án thuộc về Ủy ban nhân dân xã Hàm Trí và cơ quan công an thi hành án hình sự huyện hàm Thuận Bắc. Phương Uyên không phải trình báo gì cả (x. Điều 69, khoản 1).
PV. VRNs