THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 September 2013

Việt Nam-khách hàng lớn của vũ khí hải quân Nga



(Tinmoi.vn) Hải quân Việt Nam sẽ có thêm vào biên chế hai tàu khu trục Gepard 3.9, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành một trong những khách hàng lớn nhất về thiết bị hải quân của Nga.
Ngày 24/9, tại nhà máy Zelenodol Gorky đã diễn ra buổi kí kết và khởi công đóng mới hai tàu khu trục nhỏ Gepard-3.9 cho Hải quân Việt Nam. Sự kiện này  có sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Công nghiệp và Thương mại của Liên bang Nga, Công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, cũng như đại diện của các nhà thiết kế và các tổ chức đối tác.
Tàu ngầm Kilo Nga đóng cho Việt Nam.
Trong kế hoạch hiện đại hóa Hải quân của nước mình, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất về thiết bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng của Việt Nam tương đương với các hợp đồng được giao dịch với Hải quân Ấn Độ.
Hạm đội tàu ngầm
Hợp đồng lớn nhất trong phân khúc mà Nga cung cấp cho Việt Nam là sáu tàu ngầm diesel theo dự án 636 Kilo. Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng cho sáu tàu ngầm diesel theo dự án 636 Kilo với chi phí khoảng 2 tỷ USD vào cuối năm 2009. Đáng chú ý là trên 6 tàu ngầm này sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S.
Sau ba tháng ký hợp đồng, các bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng các căn cứ tàu ngầm hải quân và cơ sở hạ tầng liên quan tại Việt Nam. Các thông số tài chính của chương trình này theo ước tính của các chuyên gia sẽ là tương đương hoặc thậm chí lớn hơn chi phí mua cả sáu tàu ngầm.
Việt Nam hy vọng sẽ nhận được một khoản vay từ Nga, không chỉ để xây dựng căn cứ tàu ngầm, mà còn để mua các loại vũ khí khác (bao gồm cả tàu cứu hộ, tàu hộ tống, tàu tuần tra, tàu khu trục) và máy bay hải quân.
Cần lưu ý rằng lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân sẽ là những lực lượng mới trong các lực lượng vũ trang tại Việt Nam. Cùng với việc xây dựng các hạm đội tàu ngầm, Việt Nam bắt tay vào một hiện đại hóa những tàu mặt nước.
Tàu khu trục Đinh Tiên Hoàng.
Tàu mặt nước
Việc thực hiện hợp tác với Việt Nam để cung cấp tàu mặt nước đã được đưa ra vào năm 2001. Trong mùa hè năm 2002, hai dự án tàu tuần tra thuộc dự án 10412 Firefly (phiên bản xuất khẩu của dự án 10410 Firefly), theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam, đã được đóng tại nhà máy đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Cả hai tàu trong tháng 1/2003 đã được chuyển giao cho Việt Nam. Tại thời điểm đó, Việt Nam đã bày tỏ ý định tiếp tục chương trình cho việc đóng mới các tàu Hải quân.
Sau đó, Nga có kế hoạch bán cho Việt Nam 10-12 tàu tuần tra loại này. Cụ thể, một phần chương trình đã được thực hiện trong năm 2009  với sự tham gia của hai nhà máy đóng tàu của Nga (nhà máy đóng tàu Almaz và East Wharf), tổng cộng bốn tàu tuần tra của dự án 10412 Firefly (mỗi nhà máy 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong đó, nhà máy đóng tàu Almaz đã bàn giao hai tàu cho Việt Nam trong năm 2011.
Còn trong năm 2012, Việt Nam nhận tiếp hai tàu tuần tra dự án 10412 Firefly bởi East Wharf tại Vladivostok. Dự án 10412 Firefly được phát triển tại St Petersburg bởi Cục thiết kế hàng hải Almaz. Tàu loại này có khả năng cơ động cao, tốc độ khoảng 30 hải lý. Thủy thủ đoàn - 28 người. Chúng được dùng để bảo vệ biên giới hàng hải, thông tin liên lạc ven biển.
Tàu tên lửa Lightning
Dự án lớn thứ hai trong phân khúc của tàu nổi là việc chuyển giao công nghệ và giấy phép sản xuất lớp tàu Lighting (tia chớp). Trong những năm 1990. Việt Nam đã được giao 4 tàu thuộc dự án 1241RE Lightning được trang bị hệ thống tên lửa Termite. Trong năm 1993, Việt Nam đã mua giấy phép để đóng tàu tên lửa thuộc dự án 12418 Lighting trang bị hệ thống tên lửa Uran.
Theo hợp đồng đã ký năm 2003, hai tàu của dự án 12418 Lightning với hệ thống tên lửa Uran được đóng ở Nga và 10 tàu được cấp phép đóng ở Việt Nam. Tàu đầu tiên thuộc dự án 12418Lightning được trang bị hệ thống tên lửa tấn công Uran-E đã được bàn giao cho Việt Nam trong năm 2007, chiếc thứ hai - năm 2008.
Năm 2010, với việc hạ thủy chiếc tàu đầu tiên tại xưởng đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp giấy phép để đóng 6 đến 10 tàu loại này tính cho giai đoạn đến năm 2016.
Trung tâm mô phỏng
Vào tháng 1/2002, Công ty Cổ phần Kronstadt giao cho Hải quân Việt Nam trung tâm mô phỏng đùng để huấn luyện hải quân Laguna 1241RE. Phát triển theo The Lagoon với công nghệ phần mềm mô phỏng được sử dụng bởi công ty Transas.
Với sự ra đời của  trung tâm huấn luyện, thực hành mô phỏng, trong năm 2002, thủy thủ Việt Nam được thực hành với các tàu thuộc dự án 2141RE được trang bị hệ thống tên lửa Termite.
Hợp tác với Nga trên lĩnh vực này tiếp tục được coi trọng và phát triển. Việt Nam bày tỏ ý định của mình để mua các trung tâm mô phỏng tích hợp cho ba loại tàu - dự án 1241RE, dự án 12418, tàu khu trục nhỏ Gepard.
Trong tháng 9/2006, công ty Rosoboronexport đã ký một hợp đồng với Hải quân Việt Nam để nâng cấp trung tâm mô phỏng Laguna 1241RE và cung cấp các trung tâm mô phỏng mới cho các tàu mang tên lửa thuộc dự án 1241RE và 12418 Lightning - mô phỏng cơ điện và vũ khí. Việc bàn giao đã được thực hiện trong tháng 12/2007.
Hệ thống Bastion P
Tàu khu trục
Tàu khu trục nhỏ của Gepard-3.9 được thiết kế bởi Cục Thiết kế Zelenodolsk để thực hiện đa nhiệm vụ, chẳng hạn như chống máy bay, tàu nổi và tàu ngầm của kẻ thù - trong tình huống xung đột. Bảo vệ và tuần tra khu vực biên giới, đấu tranh chống buôn lậu, hành vi vi phạm chủ quyền, hỗ trợ tàu bị nạn, tìm kiếm và cứu hộ người trên biển - trong thời bình.
Ngoài ra, nhà máy Zelenodol Gorky sẽ đóng tàu khu trục nhỏ Gepard-3.9 với vũ khí chuyên chống tàu ngầm cho Hải quân tại Việt Nam - một bước tiến mới trong hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam. Cụ thể là năm 2005, Việt Nam đã ký được một hợp đồng để đóng tàu của dự án 11661 Gepard - 3.9 .
Ngày 5/3 năm 2011 tại căn cứ hải quân Cam Ranh, lá cờ tổ quốc của Việt Nam đã tung bay trên chiếc tàu khu trục đầu tiên, con tàu được đặt tên là Đinh Tiên Hoàng tên vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam, còn ngày 22/8/2011, một buổi lễ chính thức được bàn giao con tàu khu trục thứ hai mang tên Lý Thái Tổ.

máy móc, thiết bị dưới sự giám sát liên tục của các chuyên gia Nga.
Trong tháng 11/2012 tàu chính thức đươc vận hành và bàn giao hoàn toàn cho hải quân Việt Nam.
Những kết quả tích cực của các hợp đồng đầu tiên đã đặt nền móng cho mối quan hệ quân sự gắn kết giữa Việt Nam và Liên bang Nga, tiếp theo Nga sẽ đóng hai tàu khu trục nhỏ Gepard - 3.9. Hợp đồng giữa Rosoboronexport và Zelenodolsk Gorky đã được ký kết vào ngày 15/2/2013. Sự khác biệt chính giữa tàu mới với tàu khu trục trước đó - là sự hiện diện của vũ khí chuyên chống tàu ngầm, và được trang bị máy móc hiện đại nhất.
Các đặc tính hoạt động chính của các tàu khu trục Gepard - 3.9: Lượng choán nước - khoảng 2.200 tấn, chiều dài tổng thể - 102,4 m, chiều rộng tổng thể - 14,4 m, chiều sâu giữa tàu - 7,25 m, mớn nước - khoảng 56 m, tốc độ tối đa - khoảng 29 hải lý, số lượng sỹ quan- 84 người. Tàu khu trục Gepard - 3.9 được trang bị pháo phòng không hiện đại, tên lửa đối không và chống tàu ngầm, các hệ thống tác tiến, trinh sát điện tử.
Các chương trình hợp tác khác
Phía Nga đang đàm phán với Việt Nam để cung cấp thêm hệ thống PBRK Bastion. Theo hợp đồng đầu tiên trong năm 2010 và 2011, Việt Nam đã được nhận hai hệ thống PBRK K-300P Bastion-P. Việt Nam đã trở thành khách hàng đầu tiên mua Bastion, hợp đồng được ký kết vào năm 2006 . PBRK Bastion có thể bảo vệ vùng ven biển trải dài hơn 600 km từ các hoạt động đổ bộ của đối phương.
PBRK K-300P Bastion-P là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trên thế giới (nhà phát triển và sản xuất - công ty MIC). Nó là một hệ thống tên lửa di động, được trang bị tên lửa bay với vận tốc siêu thanh chống tàu (ASM) K-310 Yakhont. Phạm vi hoạt động của tổ hợp là 300 km. Việt Nam cũng đang chuẩn bị một thỏa thuận về việc cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật trong việc sản xuất tên lửa Yakhont.
Ngoài ra, phái đoàn của Trung tâm sửa chữa tàu –LB Nga trong tháng 4/2011 đã có cuộc hội đàm Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận các vấn đề về cung cấp phụ tùng, bảo dưỡng và hiện đại hóa tàu Hải quân Việt Nam. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ký một hợp đồng đầu tiên về việc cung cấp phụ tùng thay thế.
TP (theo armstrade.org)
Tinmoi/Seatimes