THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 March 2013

Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam


 Sau một thời gian im ắng tàu Trung Quốc lại bắn trực tiếp vào một tàu cá Việt Nam khi chiếc tàu này đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với anh Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng chiếc tàu nạn nhân này khi nó vừa cặp bến đảo Lý Sơn.
Phạm Quang Thạnh: Tên em là Phạm Quang Thạnh sinh năm 1980, thuyền trưởng của phương tiện tàu anh Bùi Văn Phải, số tàu là 96382, công suất máy là 105 CV. Bây giờ em trình bày chuyến đi vừa rồi.
Tụi em xuất bến vào ngày 28 tháng 2, em đi đến đảo Hoàng Sa ngay Gò Đá Lồi, em neo tại đó để tránh gió. Ngày 13 thì em đã đến vị trí làm ở đảo Lin Côn tọa độ là 16-32 phút 112-36 độ kinh đông.
Mặc Lâm: Anh vui lòng cho biết tàu Trung Quốc xuất hiện vào lúc nào và khi ấy thì anh và các thuyền viên đang làm gì?
Phạm Quang Thạnh: Sáng ngày 13 trong lúc anh em đang lặn thì em phát hiện có hai chiếc tàu của Trung Quốc màu trắng. Tàu của Trung Quốc mang biển số là 262 và 263 áp sát vào em để đuổi em. Tàu này màu trắng nhưng thủy thủ mặc đồng phục màu xanh biển và có cầu vai, mũ bằng. Em suy nghĩ là tàu cảnh sát biển.
Hai tàu nầy áp sát vào tàu em, mỗi tàu kẹp một bên để đuổi em ra khỏi vùng biên. Em chạy tầm 15 hải lý thì tàu Trung Quốc quay vào. Chiều ngày hôm đó em quay lại vị trí cũ để làm tiếp tục cho tới ngày 20 thì tụi em gặp một chiếc tàu Trung Quốc khác mang số hiệu 786.
Mặc Lâm: Chiếc tàu này xuất hiện khi tàu của mình đang tác nghiệp hay đang trên đường tìm chỗ để đánh cá?
Phạm Quang Thạnh: Dạ dạ không anh, khi phát hiện ra nó thì tụi này ở đàng xa đã bỏ chạy rồi. Sau đó cỡ tầm 30 tới 40 phút sau thì nó đã đến sát tàu em. Khi tới sát rồi nhưng nó cũng không ra tín hiệu gì còn mình thì lo chạy phần mình, nó lo kè phần nó. Dí đuổi mãi tới vài mươi phút sau nó đấu đầu tàu em buộc phải quay tàu. Sau khi quay xoay tròn vài vòng bắt đầu em cắt hướng đi để về hướng Đông ra khỏi vùng biên. Nhưng lúc đó nó đứng sát em nó dùng súng bắn thẳng vào tàu em.
Mặc Lâm: Anh có nhận ra là lính Trung Quốc dùng súng gì để bắn vào tàu của mình vậy, đó là loại súng cá nhân hay là loại được gắn vào tàu?
Phạm Quang Thạnh: Dạ đó là súng cá nhân tại vì em thấy những người trên tàu của nó cầm súng ra chĩa vào tàu em để bắn. Lúc đó em đã chạy vào cabin, em nghe bốn tiếng nổ và phát hiện là tàu em đã bị cháy ở cabin, nó bị bốc lửa và cháy. Lúc đó em hô cho tất cả anh em thuyền viên múc nước biển để cứu lửa. Lúc đó lửa nó cháy gần tới bốn bình gas đang nằm ngay trên cabin, em sợ bốn bình gas này phát nổ thì anh em trong tàu không ai sống sót nên em mạo hiểm tính mạng tới ngay cabin để dập tắt ngọn lửa.
Dạ đó là súng cá nhân tại vì em thấy những người trên tàu của nó cầm súng ra chĩa vào tàu em để bắn. Lúc đó em đã chạy vào cabin, em nghe bốn tiếng nổ và phát hiện là tàu em đã bị cháy ở cabin, nó bị bốc lửa và cháy.
Anh Phạm Quang Thạnh
Mặc Lâm: Khi thấy lửa cháy rồi thì nó còn tiếp tục áp sát vào tàu mình hay không hay là bỏ đi?
Phạm Quang Thạnh: Khi ngọn lửa cháy nó đã bỏ đi. Cỡ 30 phút sau thì bọn em mới dập tắt được ngọn lửa. Khi lửa tắt rồi em mới ngó lại thì thấy chiếc tàu đó đã cách xa từ 5 tới 6 hải lý.
Mặc Lâm: Như vậy là coi như nó không hề bước sang tàu mình mặc dù có nguy cơ tàu này sẽ chìm sau khi bị bắn?
Phạm Quang Thạnh: Vâng, nó bỏ đi không có tinh thần để giúp đỡ hay dừng lại để coi thử tàu mình như thế nào có bị chìm hay bị nổ tung… coi như là nó muốn hủy mình rồi bỏ đi vậy.
Mặc Lâm: Trước khi bị bắn anh em trên tàu có thu được nhiều ít gì chưa?
Phạm Quang Thạnh: Dạ chưa, trên tàu chỉ có được mấy chục con ốc, mấy chục con hải sâm vậy thôi chứ chưa có con cá nào trong tàu.
Mặc Lâm: Anh có chắc rằng tàu mình đã nằm đúng vị trí chủ quyền của Việt Nam hay không? Và từ trước giờ anh em có được nhà nước huấn luyện hay chỉ dẫn cách sử dụng hải đồ để xác định mình hành nghề đúng trong vùng chủ quyền của mình hay không?
Phạm Quang Thạnh: Dạ trong hải đồ thì em được biết từ xưa tới nay là chủ quyền của Việt Nam, khu vực đảo Hoàng Sa này hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chủ phương tiện, các nghiệp đoàn nghề cá mỗi lần có cuộc họp gì thì người đầu tàu đứng ra đi họp cho nên em cũng không nghe thông tin đó. Tuy nhiên em có nghe thông tin ra đó làm thì cũng được thôi, và họ có hướng dẫn cho những anh đầu tàu hay chủ phương tiện.
Mặc Lâm: Khi tàu anh về tới địa phương thì chính quyền cũng như các ban ngành liên quan có hay biết và tiếp xúc với anh em chưa?
Phạm Quang Thạnh: Dạ chính quyền đã hay rồi vì khi tụi em về tới đất liền là ngày 22. Em vào thông báo với trạm kiểm soát biên phòng Quảng Ngãi và Đồn Biên phòng 328, và cũng có trình báo qua Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải. Bên trạm Kiểm soát Biên phòng có nhân viên trinh sát xuống để làm việc. Họ gọi anh em vô để lấy lời khai, và đến tại hiện trường để điều tra ,và đồng thời có quay phim chụp ảnh làm việc với bọn em nữa.
Mặc Lâm: Trước tình cảnh khó khăn và tính mạng đang dối diện với chết chóc như vậy anh có định tiếp tục hành nghề nữa hay không?
Phạm Quang Thạnh: Dạ với em thì trong lương tâm của em thì em sẽ có đủ can đảm để làm nghề tiếp vì thứ nhất em là giòng họ Phạm. Trước đây ông Phạm Quang Hành em nghe qua lịch sử thì vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 ông đã ra ngoài đảo Hoàng Sa để sống ở đó. Bây giờ em là con cháu thì em tiếp tục vẫn ra ngoài đó để làm.
Thứ nhất là chuyện kinh tế, cuộc sống sinh nhai của gia đình. Thứ hai em cũng phải giữ được nguyện vọng của ông bà tổ tiên thiêng linh của dòng họ nhà em. Dù có khó khăn hay sinh mạng sống chết thế nào thì em cũng vẫn tiếp tục. Hiện nay điều kiện không lo nổi kinh phí vì quá nhiều lần bị nó phá  phách cho nên thất thu, gia đình chật vật eo hẹp mình không biết vay mượn ở đâu. Nợ nần chồng chất không biết còn điều kiện cho em ra đó nữa hay không…chứ còn nguyện vọng của em thì em vẫn đi mãi mãi!
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

Theo RFA

BÀI ĐÃ BỊ XÓA: Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt cháy đen


trungquoc-bantau1

Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen

trungquoc-bantau2

Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bắn vào tàu của ngư dân Việt

Ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở.
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông – gồm 9 ngư dân – đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.
Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.
Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu.
Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui.
Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ… Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý.

Đuổi bắt ngày càng gắt gao

Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.
Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp.
Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền.
Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” – ngư dân Thạch kể.
Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263.
Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam.
Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại.
Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề.
Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung.
Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản.
Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu.
Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá – thành quả 17 ngày đêm đánh bắt – bị hốt đổ sang tàu tuần tra.
Xót vì mất của, nhưng thuyền trưởng Bùi Văn Trung còn xót ruột hơn, khi từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.
Theo Tiền Phong

AUDIO :Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông


Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông

Gia Minh (RFA) - Thêm một trường hợp tử vong ngay tại đồn công an dù nạn nhân là người khỏe mạnh trước khi bị đưa vào đó. Vụ việc được ghi nhận tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.

Người khỏe bị nhốt tại đồn công an và chết


Nạn nhân được người nhà cho biết là ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong. Ông này qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.



Ông này cùng người em là ông Hoàng Văn Tá và một người thân bán lại rẫy cho hai anh em là ông Sùng A Tú, cùng vợ của cả hai anh em bị công an xã và thị trấn Gia Nghĩa đến bắt đi khi họ đang dọn khu rẫy đó hồi ngày 14 tháng 3 vừa qua. Lý do mà phía cơ quan chức năng nêu ra để bắt giữ tất cả là vì họ phá rừng.

Sau hai ngày giam giữ hai người vợ của hai anh em Hoàng Văn Ngài và Hoàng văn Tá được cho về; trong khi đó những người đàn ông vẫn bị giam giữ tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.

Việc bắt giam được tiến hành mà không có lệnh gì hết như lời ông Hoàng Văn Tá cho biết vào ngày 22 tháng 3 như sau:

“Họ bắt đột xuất, không có giấy tờ báo lệnh bắt về điều gì cả. Những ngày tạm giam họ cũng không có quyết định gì cả. Họ giam hai anh em chúng tôi cùng hai bà vợ: vợ anh Ngài và vợ tôi nữa.”

Dù bị bắt chung nhưng mỗi người đều bị nhốt riêng ở một phòng khác nhau. Ông Hoàng văn Tá kể lại sự việc dẫn đến cái chết của người anh Hoàng văn Ngài như sau:

Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị 
xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông. Hình do thính giả gửi cho RFA.
Một lát sau, công an đi đá bóng về, một công an đi trước chạy về bảo rằng ‘Ôi, ông này chắc chết rồi’. Một lúc sau họ gọi điện xe taxi Mai Linh đến trước cửa trụ sở công an. Họ kéo anh Ngài ra đưa lên xe taxi bốn chỗ, đi cấp cứu. Lúc đó tôi thấy tình hình không ổn, tôi đập cửa nói họ cho tôi ra ngoài để tôi đi thăm nuôi anh tôi. Họ nghiêm cấm, đóng chặt cửa phòng, không cho tôi ra ngoài để thăm nuôi anh tôi. Tôi khóc và ngất khoảng 30 phút; sau đó tôi xin cho tôi ra ngoài để đi theo anh Ngài, thăm nuôi anh. Tôi chắc anh Ngài chết rồi; nhưng họ ngăn tôi đến ba giờ sáng không cho tôi đi thăm anh Ngài.“Vào ngày 16, khoảng 17 giờ, họ thả vợ tôi cùng vợ anh Ngài ra về rẫy. Đến ngày chủ nhật 17, công an thị xã Gia Nghĩa có thả anh Ngài và tôi ra dọn vệ sinh, lau nhà, rửa xe. Đến khoảng 3 giờ chiều, khi đang điều tra tại phòng anh Ngài, nghe có tiếng ồn, va đập vào tường rất nhiều, ồn ào. Khoảng 16 giờ tôi xin cán bộ công an ra ngoài đi tiểu. Công an dẫn tôi ra ngoài đi tiểu; nhưng tôi không nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài như mọi khi. Khi tiểu xong về, tôi nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài, loại cửa làm bằng kính, đóng kín. Tôi thấy anh Ngài đưa hai tay như là cầu cứu. Tôi xin công an cho tôi đứng lại để xem anh Ngài cần thiết cái gì, công an bảo tôi phải đi vào phòng nhanh, không ngó gì hết. Công an đưa tôi vào phòng.

Đến sáng hôm sau, 5 giờ sáng tôi dậy sớm và nói với công an cho tôi về thăm anh Ngài. Nhưng họ ngăn tôi đến 8 giờ sáng họ mới đưa tôi lên. Có một công an gọi tôi lên phòng trực ban, hội trường của cơ quan. Tôi cùng một công an lên đó, và gặp người nhà ở đó nói là ‘anh chưa biết anh Ngài chết à?’. Vậy là tôi mới biết anh Ngài chết thật, như hôm qua. Họ đưa xác anh Ngài vễ chỗ nhà tang lễ của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Dak Nong. Họ mổ thi thể của anh Ngài không có sự chứng kiến của gia đình. Họ lấy một người cũng bị giam giữ trong phòng đứng ra chứng kiến việc mổ thi thể anh Ngài. Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.”

Ông Sùng A Tú cũng xác nhận việc ông Hoàng Văn Ngài bị chết tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nong khi ông này cũng bị giam tại đó dù rằng không tận mắt thấy được sự việc:

“Vâng, chết tại phòng công an luôn đó. Công an cũng giữ cả tôi.Tôi nghe thấy tiếng ghế kêu, ghế động, không thấy tiếng người kêu.”


Công an trốn tránh


Chúng tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc với ông Châu, phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa. Vào tối ngày 22 tháng 3, sau hai lần bắt máy, ông này nói không nghe rõ điện thoại vì đang dự liên hoan của một ngân hàng tại đó.

Sang đến chiều ngày 23 tháng 3, chúng tôi gọi lại, máy tắt không thể liên lạc được.

Quyết đòi công lý


Trước cái chết ngay tại trụ sở công an, rồi việc khám nghiệm tử khi không được thông báo cho gia đình nạn nhân đến để chứng kiến, những người thân của nạn nhân Hoàng Văn Ngài đều cho rằng họ phải đòi hỏi công lý cho người chết.
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông. Hình do thính giả gửi cho RFA.

Ông Hoàng Văn Tá nói về điều đó vào tối ngày 22 tháng 3:

“Đây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng Công an. Đề nghị các cấp xem xét, xem lại việc anh Ngài bị chết tại cơ quan công an để lấy công bằng cho công dân Việt Nam chúng tôi, thì chúng tôi mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương. Gia đình đang đòi hỏi sự công bằng, hợp lý của Nhà nước Việt Nam. Đòi hỏi nguyên nhân làm sao anh Ngài chết; mà anh Ngài là một người khỏe mạnh khi công an đến chở anh Ngài từ lán đi. Trước đây anh Ngài không hề có bệnh tật mà sao lại chết tại cơ quan công an?”

Suốt mấy năm qua tại nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra những vụ chết ngay tại trụ sở Công an và cơ quan này cho rằng nạn nhân hoặc đột tử, hoặc tự tử mà chết. Thế nhưng người thân của những nạn nhân đều cho rằng giải thích đó của công an không thỏa đáng, và họ nghi ngờ chính những người giam giữ đã gây ra cái chết cho thân nhân của họ. Một số gia đình quyết đưa vụ việc đến các cơ quan chức năng để khiếu kiện, nhưng phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về gia đình nạn nhân có người thân đã mất.




Tiêu hủy 800 kg đuôi bò thối

(TNO) Ngày 24.3, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Đồng Nai cho biết đơn vị này vừa lập biên bản tiêu hủy 800 kg đuôi bò, không rõ nguồn gốc, đã bốc mùi hôi thối.
Trước đó, rạng sáng 23.3, Đội QLTT Cơ động phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Công an Đồng Nai) kiểm tra xe tải BKS 50LD-01090 do Phạm Thế Cường (quê Đồng Nai) điều khiển đi từ Đà Nẵng vào TP.HCM.
Cơ quan chức năng phát hiện trên xe có 800 kg đuôi bò đựng trong các thùng xốp được giấu kín.
Tài xế khai nhận số đuôi bò này được một người thuê vận chuyển vào TP.HCM tiêu thụ nhưng không có chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ xác nhận nguồn gốc hàng hóa.
Kim Cương

"Rộ" sách học tiếng Anh "gốc" Trung Quốc

(TNO) “Đánh” vào nhu cầu học tiếng Anh ngày càng lớn, thị trường hiện nay “rộ” lên hàng loạt sách tham khảo, CD giao tiếp, dạy tiếng Anh cấp tốc... được dịch lại từ ấn phẩm Trung Quốc.
Chưa nói đến chuẩn mực phát âm, ngữ pháp, xét về tổng quan, những cuốn sách này đều tranh thủ “dạy” về bối cảnh sinh hoạt và quảng bá các địa danh Trung Quốc.
Tiếng Anh “gốc”... Trung
Tại các nhà sách ở TP.HCM, người đọc có thể dễ dàng tìm thấy bộ sách Trọn bộ 360o Tiếng Anh của Nhà xuất bản (NXB) Đồng Nai, liên kết phát hành với Nhà sách Thành Nghĩa. Sách không ghi tác giả cụ thể, mà chỉ ghi chung chung “Tác giả: Tri Thức Việt”.
Bộ sách gồm các cuốn: Tiếng Anh dùng trong thương mạiTiếng Anh dùng trong du lịchTiếng Anh dành cho hướng dẫn viên du lịchTiếng Anh dùng trong nhà hàng khách sạn.

"Rộ" các bộ sách tiếng Anh gốc... Trung Quốc tại các nhà sách
Tuy nhiên, đọc kỹ vào nội dung thì đây là sách được các soạn giả Trung Quốc biên soạn để dạy tiếng Anh cho người Trung Quốc. Những tên nhân vật, đoạn giao tiếp trong sách hầu như đều lấy bối cảnh Trung Quốc.
Trong đó, cuốn Tiếng Anh dành cho hướng dẫn viên du lịch còn dành ra nguyên một chương để "dạy" cho người đọc kỹ năng ngôn ngữ hướng dẫn viên du lịch tại các địa điểm du lịch ở Trung Quốc.
Tương tự, nhiều bộ sách dạy tiếng Anh cấp tốc “gốc” Trung Quốc cũng được các nhà sách bán khá nhiều, như: bộ Đàm thoại tiếng Mỹ WTO toàn tập của NXB Tổng hợp, Tiếng Anh cho người đi du lịch của NXB Lao Động…
Riêng bộ sách Đàm thoại tiếng Mỹ WTO toàn tập gồm các tập theo từng chủ đề vẫn còn giữ nguyên gốc phần dịch tiếng Anh qua tiếng Trung, được đơn vị xuất bản bổ sung thêm phần dịch tiếng Việt.
Các bộ sách tiếng Anh này đều có kèm CD dạy phát âm, hội thoại. Tuy nhiên, nhân vật hội thoại là người Trung Quốc nên cách phát âm, ngữ điệu tiếng Anh gần như theo giọng… Hoa.
Học “bắt cầu” có thể sai lệch
Bà Kathleen Smith (ĐH Bradford, West Yorkshire, Anh, cựu giáo viên dạy tiếng Anh tại Trung tâm Anh văn SEAMEO, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á), cho rằng: “Trong giao tiếp tiếng Anh phát âm rất quan trọng. Tiếng Anh có nhiều từ phát âm gần giống nhau, nhiều khi phát âm sai sẽ gây hiểu lầm và sai lệch nghĩa mình muốn nói. Việc học nghe, nói tiếng Anh với giọng người bản ngữ là tốt nhất vì có cách dùng từ, đặt câu chuẩn theo đúng ngữ cảnh và phát âm đúng”.

Sách tiếng Anh dành cho hướng dẫn viên du lịch...

... với nguyên một chương dạy tiếng Anh về du lịch Trung Quốc
Trong khi đó, Thạc sĩ Trần Thiên Phúc, giảng viên Anh văn thương mại, Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM, cho biết có rất nhiều sinh viên phát âm, dùng từ đặt câu sai với ngữ cảnh.
“Các em tự mua tài liệu học, nếu không chú ý mua phải những tài liệu có nguồn gốc của các nước không sử dụng tiếng Anh là tiếng “mẹ đẻ” thì dễ mắc lỗi này. Việc tập phát âm ngay từ đầu còn dễ, chứ nếu đã học và phát âm sai thì sửa lại rất khó vì người học đã quen cách phát âm cũ", bà Phúc nói.
Đặc biệt, theo các giảng viên ngôn ngữ, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh là hai hệ ngôn ngữ rất khác nhau. Vì vậy, tư duy ngôn ngữ, âm điệu của người Trung Quốc sử dụng tiếng Anh sẽ khác với người bản ngữ ở các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ (như Anh, Mỹ, Úc).
“Học ngoại ngữ tốt nhất là được nghe, tiếp cận với giọng bản ngữ. Nếu học “bắt cầu” qua chương trình, luyện nghe - nói của một nước khác, không sử dụng ngôn ngữ đó là ngôn ngữ “mẹ đẻ” thì sẽ có ít nhiều sai lệch”, bà Phúc nhận xét.
Bài, ảnh: Nguyên Mi

Tàu Ngư chính TQ tuần tra trái phép Trường Sa là chiến hạm trá hình

(GDVN) - Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải cho hay, tàu Ngư chính 312 chính là chiến hạm Đông Do 621 thuộc biên chế hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc.

Tàu Ngư chính 312 "to nhất" Trung Quốc thực chất là chiến hạm Đông Do 621 của hạm đội Đông Hải

Tờ China Daily ngày 24/3 dẫn nguồn tin Cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, tàu Ngư chính 312 được cho là con tàu lớn nhất của lực lượng Ngư chính Trung Quốc đã đến Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) vào thứ Sáu để thực hiện cái gọi là "tuần tra" trái phép trên Biển Đông.

Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải cho hay, tàu Ngư chính 312 chính là chiến hạm Đông Do 621 thuộc biên chế hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc với chiều dài 101 mét, lượng dãn nước 4.950 tấn, cơ động liên tục tối đa 2.400 hải lý (khoảng 4445 km) và tốc độ tối đa 14 hải lý 1 giờ.

Trong đợt "tuần tra" trái phép lần này, tàu Ngư chính 321 sẽ hoạt động trên Biển Đông và chủ yếu là ở quần đảo Trường Sa từ 40 đến 50 ngày. Ngô Tráng nói rằng, tàu Ngư chính 312 được trang bị thêm 1 "thủy pháo", tức vòi rồng cỡ lớn để ngăn chặn, xua đuổi tàu cá nước khác đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Theo chương trình tái cơ cấu tổ chức các lực lượng "tuần tra biển", tới đây từ Hải giám, Ngư chính, Cảnh sát biên phòng, Hải quan, Giao thông hàng hải đều thực hiện cái gọi là tuần tra ở các vùng biển tranh chấp dưới danh nghĩa Cảnh sát biển Trung Quốc.

Người phát ngôn Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay, công việc tái cơ cấu tổ chức đang được tiến hành một cách tuần tự. Trước khi chính phủ nước này ban hành kế hoạch nhân sự, cơ cấu bộ máy tổ chức thì các lực lượng chức năng Trung Quốc  "tuần tra biển" vẫn thực hiện "nhiệm vụ" một cách bình thường.

“Nhân vật đặc biệt” trong vụ án ở Vĩnh Phúc bị đe dọa "xử cả nhà"?

(GDVN) - Cô Nga nhắc lại nội dung tin nhắn trong điện thoại của Hiệp: “Mày khai ra bọn tao thì anh mày cũng không còn cái đầu, mày cũng thế. Hai em mày học ở Hà Nội tao cũng không để yên”.
"Nhân vật đặc biệt" sợ bị báo thù?

Chỉ sau khi cô của Nguyễn Duy Hiệp – nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc (PV) là cô Nga vào thăm cháu và được nghe Hiệp kể chi tiết lại sự việc đã xảy ra, mẹ của Hiệp là bà Bùi Thị Tý mới trấn tĩnh lại và ngồi dậy nói chuyện được với mọi  người.

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Tý cho biết: "Giờ Hiệp vì gia đình mà chịu những đè nén và Hiệp cũng rất lo sợ sẽ bị “báo thù” bởi các băng nhóm".

Mẹ và cô của Nguyễn Duy Hiệp trao đổi với PV. 


Bà Tý cũng cho biết thêm: "Lúc vào thăm con khi đang ở cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc (PC45), tôi nghe các chú công an cầm điện thoại của Hiệp và nói trong điện thoại của Hiệp có tin nhắn với nội dung là “mày mà khai báo chúng tao thì cả nhà mày mất mạng”. Không biết có phải không vì tôi nghe nói thế”.

Ngồi ngay bên cạnh, cô Nga - cô của Hiệp khẳng định, nội dung tin nhắn đó là có. Cô Nga nhắc lại nội dung tin nhắn trong điện thoại của Hiệp: “Mày khai ra bọn tao thì anh mày cũng không còn cái đầu, mày cũng thế. Hai em mày học ở Hà Nội tao cũng không để yên”.

"Đinh ninh anh Lớn chạy được"

Cố giữ nụ cười gượng gạo, bà Tý kể lại những tâm sự Hiệp nói mỗi lần bà vào thăm. Theo bà Tý, Hiệp có nói với bà là đồng nghiệp của Tuấn Anh (nạn nhân đã chết - PV) còn nợ Hiệp 1.900.000 đồng. Nếu anh bạn này có trả thì đưa cho chị Thương (vợ Tuấn Anh) mua đường sữa vì chỉ còn hai tháng nữa là chị Thương sinh con. Giờ Hiệp nghĩ tới anh Lớn (tên thường gọi của Tuấn Anh) mà quá hận. Lúc xảy ra xô xát, Hiệp đinh ninh anh Lớn chạy được chứ không nghĩ sự việc lại như hôm nay.

Điều mẹ của Hiệp lo lắng nhất hiện nay là Hiệp có người anh trai sinh đôi tên Huy đang đi làm lái xe ngày hai chuyến về Hà Nội.

Chiều 20/3, trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Bùi Thị Tý, mẹ của Nguyễn Duy Hiệp – nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc (PV) cho biết, bà nhận được thông báo của Phóng PC45 - Công an tỉnh Vĩnh Phúc về việc con trai bà sau khi được cơ quan công an cho về đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc (PC45).

Bà Tý cho biết thêm: “Trao đổi với tôi, cơ quan công an cũng nói, họ không có quyền giữ người vô tội nhưng vì Hiệp còn “hốt” nên đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT để công an bảo vệ an toàn tính mạng cho mình”.

Như tin đã đưa, liên quan đến cái chết của Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), chiều 17/3, người nhà nạn nhân cùng với nhiều người dân đã tập trung trước cổng tỉnh uỷ Vĩnh Phúc phản ứng vì cho rằng cái chết của Tuấn Anh có nhiều dấu hiệu nghi ngờ.

Ngay sau đó, các cơ quan chức năng nhập cuộc và tiến hành giám định pháp y. Sau lần khám nghiệm tử thi thứ hai với kết luận, anh Tuấn Anh đã bị đánh trước khi chết, người nhà đã mang xác nạn nhân về lo an táng.

Cũng liên quan tới vụ việc này, ngày 18/3, cơ quan điều tra tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt giữ 5 nghi can gồm: Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn Định (SN 1983) cùng ở xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng;  Phùng Đắc Tú (SN 1994), Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992) cùng ở Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc và Đặng Quốc Tú (đăng ký thường trú tại tỉnh Phú Thọ).

Sau khi tiếp tục điều tra, cơ quan công an xác định một nhân vật được coi là “mắt xích” quan trọng của vụ án là em họ của nạn nhân tên là Hiệp, vốn là người có mối quan hệ thân thiết với nạn nhân.

Hiện chưa có ý kiến của cơ quan chức năng về việc có hay không tin nhắn đe dọa Nguyễn Duy Hiệp, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến của vụ việc này tới độc giả. 

Nguyễn Huệ - Trọng Trinh

"Quảng trường 2/4 sau giờ Trái Đất"

Dinh cơ cựu chủ tịch tỉnh và chuyện ‘hoa hồng’



Bức xúc trước vấn nạn tham nhũng ở nước ta, không ít bạn đọc đề xuất biểu tượng quốc hoa là… hoa hồng.
Từ lâu, các quốc gia trên thế giới đều có sự lựa chọn biểu tượng quốc hoa, mang ý nghĩa khí chất, khí phách quốc gia mình. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Điều bất ngờ nhất, và cũng thật đáng chú ý. Bức xúc trước vấn nạn tham nhũng ở nước ta, không ít bạn đọc đề xuất biểu tượng là… hoa hồng.
Hoa hồng “nở” trên giấy, sắt thép, bê tông…
Vì sao hoa hồng, vốn là biểu tượng lớn nhất về Tình yêu, cũng là biểu tượng quốc hoa từ lâu của đất nước Bungari- mệnh danh xứ sở Hoa hồng, giờ lại được đề xuất, trong một trạng thái cảm xúc trái ngược, bất bình, một trạng thái tâm lý bị tổn thương. Đó là sự Căm ghét?
Có hoa hồng tây- và có hoa hồng ta. Hoa hồng tây mập mạp, ăn khỏe, hoa hồng ta yếm thế hơn…., đều giống nhau ở chỗ, là loài hoa rất kiêu kỳ, khó tính, đòi hỏi sự chăm sóc  kỹ lưỡng.
Có điều, loại hoa hồng mà bạn đọc bình xét, lại là loại hoa hồng “phàm ăn” đến độ, có thể “nở” được ở bất cứ môi trường “chất đất” nào- trên giấy, trên bê tông…, như một bạn đọc báo Đời sống đã thốt lên. Bởi đó là loại hoa hồng mang tên % (phần trăm) do vấn nạn tham nhũng trồng và chăm bón.
Oái oăm, hoa hồng, mà chả phải… hoa hồng.
Hoa hồng nở giữa thiên nhiên có hình hài, có mầu sắc, có hương thơm.
Hoa hồng %, chỉ nở giữa hai bên “đối tác” làm ăn, có duy nhất- mùi “đồng”.
Thực ra, tiền hối lộ, và tiền hoa hồng có khác nhau. Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam (TP. HCM) trong một lần trả lời phỏng vấn, từng phân biệt rất rõ:
Tiền hoa hồng là khoản tiền trả cho công sức môi giới một giao dịch. Người nhận khoản tiền đó, hoàn toàn không phải nằm trong vị trí có thể trực tiếp hay gián tiếp quyết định sự thành bại của mối giao dịch.
Còn tiền (ăn) hối lộ là người nhận tiền có một vị trí trực tiếp (hay gián tiếp) có thể quyết định được thành hay bại của một giao dịch. Hoặc chưa cần phải nhận, chỉ cần đưa ra lời hứa hẹn thôi, để quyết định cho giao dịch thành đạt. Như vậy, điểm quan trọng nhất để phân biệt tiền hoa hồng hay tiền hối lộ là vị trí của người nhận tiền.
Thế nhưng, từ lâu trong xã hội, khái niệm tiền hoa hồng (%) chỉ được dùng chung cho tất cả hành vi tham nhũng, ăn hối lộ.
Và theo khái niệm chung đó, điều đáng lo ngại, các doanh nghiệp trong xã hội ta đang… hòa ca Triệu bông hồng.
Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  được công bố ngày 14/3 mới đây, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sụt giảm chưa từng thấy. Các DN đều bi quan…
Nhưng hoa hồng % vẫn nở tưng bừng, khi môi trường kinh doanh khó khăn (năm 2012) càng tạo dư địa cho tham nhũng (biến tướng). Nếu như PCI 2011 nổi lên tham nhũng vặt, thì hiện tượng này đã giảm đi trong PCI 2012. Nhưng tham nhũng trong đấu thầu công lại tăng lên. Có 42% DN đã trả hoa hồng (%) cho cán bộ có liên quan để giành được hợp đồng với cơ quan Nhà nước, tăng rất mạnh so với mức 23% của năm 2011.
Cụ thể, so với năm 2011, ngành xây dựng cơ bản có 42,5% DN phải trả hoa hồng để có hợp đồng, tăng 12%, chiếm tỷ lệ cao nhất. Con số này ở ngành dịch vụ/ thương mại, là 35,4% DN, tăng gấp đôi.  Thấp nhất là ngành sản xuất, nhưng vẫn có 34% DN phải trả hoa hồng (tăng gần 4%). Báo cáo cũng cho biết, các DN có liên quan đến các cơ quan chính phủ thường có hành vi chi trả hoa hồng… cao hơn(?)
Còn ông Edmund Malesky, Trường ĐH Duke (Mỹ), Trưởng nhóm nghiên cứu PCI nhận xét: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng càng hoạt động lâu ở Việt Nam càng phải tăng hối lộ. Do đó, họ rất lo ngại mỗi khi Nhà nước ban hành giấy phép hoặc chính sách mới (Tăng tham nhũng, lo ngại hối lộ, ngày 14/3…)
Trong khi đó, vụ việc Vinakhủng vẫn đang để lại những hệ lụy đau xót, không biết sẽ đi về đâu.
Không phải ngẫu nhiên, ngày 19/3, Dân trí đưa tin, các thủy thủ Vinashinlines (Tổng Công ty Hàng hải VN Vinalines) trên tàu Hoa Sen bị bỏ rơi, một lần nữa lại gửi thư về tòa báo kêu cứu. Vì số phận của họ đang sống lay lắt, đủ thứ “không”: Không tiền, không nước ngọt, không điện…, phụ thuộc vào con tàu nát có bán được hay không? Con tàu nát đang bị chìm, còn số phận họ trôi nổi, lặn ngụp giữa biển… nợ, mà họ không hề là thủ phạm.
Không phải ngẫu nhiên, mà báo chí mới đây, rộ lên việc đưa hình ảnh trang trại- dinh cơ hoành tráng của một ông chủ tịch tỉnh từng bị cách chức vì lối sống sa đọa. Và so sánh với hình ảnh bà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun- Hye khi đi chợ, cầm theo chiếc ví sờn nội địa hiệu Sosandang chỉ trị giá 4.000 won (khoảng 76.000 đồng VN), đã không còn sản xuất hai năm nay. Trong khi lương một tổng thống của Hàn Quốc, như dưới thời ông Lee Myung Bak, vào khoảng 226,38 triệu won, khoảng 4,1 tỷ đồng VN.
Có lẽ sự khác biệt là quan niệm về thang giá trị, lối sống,  và khác biệt cả cách kiếm ra đồng tiền chăng? Vì những đồng tiền mà bà Tổng thống Hàn Quốc kiếm được, hẳn nó tương xứng với lao động của bà, nên nó được tiêu dùng cũng …khiêm nhường, cần kiệm như cách bà dùng chiếc ví.
Dinh cơ hoành tráng của ông chủ tịch tỉnh từng bị cách chức.
Còn ở xã hội ta, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam từng có một tính toán rất đáng nghĩ: Nếu chỉ trông vào lương, người nghèo đừng nghĩ đến nhà thu nhập thấp, vì lương cỡ Bộ trưởng cũng phải 40 năm mới đủ tiền mua.
Không biết vị quan chức nọ làm chủ tịch tỉnh ở một tỉnh miền núi nghèo nhất, nhì nước đã được hơn… 40 năm chưa? Cũng không biết trong điền viên của ông, giữa bao nhiêu loài cây cảnh quý, hiếm, độc đáo, có loại hoa hồng nào không?
Hay với ông, hoa hồng chỉ “nở” giữa …quyền lực?
Và “nở” trên những số phận đáng thương
Sự phàm ăn của hoa hồng giờ không còn giới hạn, khiến cho hành vi của không ít kẻ trở nên quá bất nhẫn, tàn tệ.
Có hai câu chuyện thương tâm và xót xa, khiến người viết bài không thể không “chọn” là… điển hình. Bởi thứ hoa hồng này, giờ nó nhẫn tâm “nở” cả trên những số phận đặc biệt rất đáng thương, đáng ra phải được chăm sóc.
Câu chuyện thứ nhất: Quan xã ém tiền trợ cấp của người điên (Tiền phong online, ngày 14/3).
Có lẽ các cán bộ UBND xã Thanh Chi (Thanh Chương- Nghệ An) cũng mắc bệnh “điên” không kém, khi làm việc này.
Đó là từ năm 2007, anh Nguyễn Văn Đồng (bị mất trí, điên loạn từ năm 2000, đến mức gia đình phải dùng dây xích xích lại, kẻo gây hại cho dân làng), chỉ được nhận trợ cấp 120 nghìn đồng/ tháng. Năm 2004 được tăng lên 240 nghìn đồng. Bán tín bán nghi, ông Nguyễn Văn Mẫu, người cha khốn khổ lên tận UBND xã để hỏi.
Nhưng không, các cán bộ UBND xã không hề… điên. Như ông Chủ tịch xã này, rất tỉnh, khi trả lời ông Nguyễn Văn Mẫu rằng, chế độ chính sách cao nhất là vậy.
Khổ nỗi, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Sự thật cuối cùng vẫn bị phơi bầy. Từ năm 2007, tiêu chuẩn cho “người điên” Nguyễn Văn Đồng là 240.000đồng/ tháng, xã chỉ trả 120.000đồng. Năm 2009, tăng lên 360.000đồng/tháng, xã chỉ trả 240.000 đồng.
Cuối cùng, hơn 2,8 triệu đồng, từng bị các cán bộ xã ỉm đi phải hoàn trả lại cho “người điên” Nguyễn Văn Đồng…
Hết người cha Nguyễn Văn Mẫu, đến lượt người mẹ Trần Thị Hóa (thôn Xuân Long, cũng thuộc xã Thanh Chi). Bà Trần Thị Hóa có đứa con gái Lê Thị Thùy Giang, 20 tuổi, bị u máu, rồi bại liệt. Cũng như ông Mẫu, bà phải “kiên trì” gõ cửa, vận động, cuối cùng, các cán bộ UBND xã Thanh Chi cũng mới chịu hoàn trả hơn 2,8 triệu đồng… không phải của họ.
Rõ ràng, các cán bộ UBND xã Thanh Chi không hề mất trí, chỉ lương tâm cán bộ, và lòng nhân tối thiểu của con người ở họ… bị mất, hay bị tê liệt thôi.
Người cha Nguyễn Văn Mẫu, bị đứa con điên loạn từng đánh chửi thậm tệ, ông không khóc. Nhưng lại khóc vì những cán bộ xã “tỉnh táo”, khi ông nghẹn ngào: Định ăn của ai chứ ăn của một đứa tâm thần như rứa, có tội không!?
 
Anh Nguyễn Văn Đồng bị mất trí, điên loạn từ năm 2000.
Câu chuyện thứ hai, là chuyện cơ quan chức năng huyện Tịnh Biên (An Giang) vừa khởi tố, bắt tạm giam năm cán bộ, nhân viên Trường THCS Cao Bá Quát để điều tra về hành vi ăn chặn hơn 1,3 tỷ đồng của học sinh dân tộc nội trú.
Đáng hổ thẹn nhất, họ lại là những người thầy, người cô, hàng ngày luôn dạy học sinh sống thật thà, trung thực. Đó là ông Hiệu trưởng Văn Công Hiển, bà Phó HT Nguyễn Thị Liễu, ông Lê Thanh Đủ (thủ quỹ 2009- 2010), Đỗ Văn Doanh (thủ quỹ từ 2011 đến nay), bà Trần Vy Vân- kế toán.
Ngoài việc chỉ phát cho học sinh số tiền học bổng theo quy định cũ (lẽ ra phải là số tiền học bổng mới theo thông tư mới), điều bất ngờ nữa, nhà trường còn “kê khống” cả số lượng học sinh được nhận thưởng; “kê khống” cả năng lực học sinh, đôn từ khá thành giỏi, hưởng chênh lệch tiền thưởng.
Bệnh dối trá của ngành giáo dục bị xã hội lên án lâu nay, có khi còn được tích tụ chỉ vì những đồng tiền “bẩn” kiểu này?
Số tiền tham nhũng, ăn chặn được của các đối tượng đặc biệt nói trên không lớn. Nhưng nó cho thấy, thứ hoa hồng nhiều “độc tính” này sẵn sàng len lỏi, sẵn sàng mọc ở bất cứ môi trường nào, kể cả môi trường cần nhân tính nhất.
Cho thấy, lương tâm, nhân cách của một số cán bộ chính quyền cơ sở đã bị hoa hồng “tha hóa” tồi tệ.
Bungari vốn là đất nước của hoa hồng, của loài hương hoa thơm ngát thanh bạch, thanh khiết, thanh nhã. Dù vậy, xin đừng để nước Việt cũng được gọi là “đất nước của hoa hồng”, nhưng là của thứ “hoa hồng” lại quả, của % trao tay, rất tủi hổ. Thậm chí, có ý kiến nghe đắng ngắt, khi đề nghị chọn hoa xấu hổ là biểu tượng quốc hoa. Một xã hội biết xấu hổ là một xã hội có lòng tự trọng cao. Có thế, xã hội đó mới khá được.
Xương máu của các bậc tiền nhân đã đổ xuống, đâu phải để cho hậu bối giờ đây “trồng” những thứ hoa hồng ma quái, bởi lòng tham. Hơn 300 năm trước đây, đại thi hào Nguyễn Du vô tình đã là một thầy thuốc, có “xét nghiệm” rất tinh tế : Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê.
Nhưng ngược lại, nhiều ý kiến khác vẫn cho rằng, xét cho cùng, hoa hồng hay hoa xấu hổ, nếu thực sự là một biểu tượng kích thích lòng tự tôn, tự trọng của người Việt nhìn thẳng vào những khuyết tật, để tạo nên những đổi thay tích cực, từ những lỗ hổng, những khuyết tật của cơ chế, thì đều là những loài hoa đáng “ngưỡng mộ”.
Bởi đã qua lâu rồi, cái thời: Không tự ngắm mình/ Anh chẳng hay đâu/ Hỡi chàng dũng sĩ/ Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo (*)
Nhưng có thể đổi thay tích cực được không?
Chắc chắn rất khó, chừng nào mà xã hội còn bị thao túng bởi các “nhóm lợi ích”.
Theo TTXVN


Đơn thư tố cáo Lê Hoàng Quân ỦY VIÊN TW ĐẢNG – Chủ tịch UBNDTP và UBND quận 9 chiếm đoạt tài sản



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quận 9, ngày 06  tháng 03  năm 2013
                         TỐ CÁO  ÔNG LÊ HOÀNG QUÂN : ỦY VIÊN TW ĐẢNG
CHỦ TỊCH  ỦY  BAN NHÂN DÂN- TRƯỞNG BAN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG  TPHCM ĐÃ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH  và CHẤP THUẬN  CHO  CHÍNH QUYỀN QUẬN 9 (CQQ9 ) TỔ CHỨC PHÁ NHÀ, CƯỚP ĐOẠT TÀI SẢN, CHIẾM ĐẤT TRÁI PHÁP LUẬT, GÂY THIỆT HẠI TOÀN BỘ TÀI SẢN CỦA GIA ĐÌNH TÔI TRÊN BỐN MƯƠI TỶ ĐỒNG.
Tôi tên là: Nguyễn Xuân Ngữ, 70  tuổi, CB hưu trí, Cựu CB, con Liệt sĩ
Chủ quyền nhà đất số: 166/6 ấp Mỹ Thành , P. Long Thạnh Mỹ, quận 9, TPHCM.
Hiện bị CQQ9 đuổi ra khỏi nơi ở dồn về khu trù mật ( tạm cư trá hình ) dolãnh đạo CQQ9 tái dựng lại theo mô hình của chế độ độc ông Ngô Đình Diệm
Tại  : phòng C9, nhà số 41 , đường Tăng Nhơn Phú , P.Phước Long B, Q9.
CMND: 023030668 . CA TPHCM cấp , ngày 13/09/2004.
Điện thoại : 0913 777 040.
c)Tài sản hợp pháp của tôi
I-  Nguồn gốc tài sản, nhà và đất, công trình xây dựng hợp pháp của tôi
Trang trại của tôi có diện tích  3601 m2 tại ấp Mỹ Thành, P. Long Thạnh Mỹ, là tài sản hợp pháp của tôi có : chứng nhận Quyền sử dụng đất ( Sổ đỏ ) do tôi đứng tên , số : N 234561 .Đã cấp cho tôi số nhà 166/6 ấp Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ, Quận 9.
Tôi đã đổ nhiều công sức, tiền của để cải tạo từ đất phèn xình lầy,  hoang hóa thành một trang trại bề thế, bền vững lâu dài, một khu nhà vườn sinh thái với nhiều loại cây ăn quả quý hiếm. Trong trang trại có hồ nước rộng trên 1.000m2. Giữa hồ có đồi cù lao ( Tiểu đảo )…Trong Cù lao đang nuôi các loại chim , thú Sóc Bông, Nhím, Tắc kè , Gấu Ngựa  ( hợp pháp.. Dưới hồ nước đang nuôi Rùa , Ba Ba , Cá bống Mú, cá Trình …
Hàng năm có khả năng thu lợi  nhuận chính đáng:  Hoa trái , gia súc gia cầm , Thủy sản hàng tỷ đồng…
Hiện nay chính quyền quận 9 ( CQQ9 ) được ông Lê Hoàng Quân Ủy viên Trung ương  Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân – Trưởng ban phòng chống tham nhũng TPHCM . Nguời đứng đầu UBNDTPHCM, là cấp trên trực tiếp quản lý, lãnh đạo CQQ9,  đã khuyến khích tham nhũng , chấp thuận  cho CQQ9 tàn phá,  cướp đoạt hết tài sản, san bằng toàn bộ trang trại của tôi để chiếm đất cho Cty TNHH thương mại TC xây dựng kho chứa hàng hóa nhằm xóa sạch dấu tích ( Năm 2003 nói miệng là thu hồi đất của tôi để XD khu công nghệ cao ( KCNC ) Cố ý gây  thiệt hại toàn bộ tài sản của gia đình tôi trên 40 tỷ ( Bốn mươi tỷ đông  )
Kính mong  các cơ quan có thẩm quyền  của Quốc hội , Đảng, Chính phủ  bớt chút dành thời gian xem xét chứng cứ để cứu giúp gia đình tôi .
Kèm theo các tài liệu là bằng chứng sau đây ….  (hình ảnh được đính kèm bên dưới)
TPHCM, ngày  18 tháng 3 năm 2013
           
CTUBNDTPHCM  Lê Hòang Quân bao che cho hành vi bịp bợm tráo trở , bịa đặt của chính quyền quận 9 (CQQ9) với manh tâm chiếm  đoạt đất đai,  trang trại, tài sản hợp pháp của gia đình tôi
***

1. Đầu tháng 5/2003 tổ dân phố đến báo miệng ( không có văn bản  ) nhà đất của tôi nằm vào quy hoạch khu công nghệ cao (CNC ). -  Không tống đạt thông báo ; Mục đích ,lý do thu hồi đất . Theo đó cho người đến kiểm kê tài sản nhà tôi.
Điều 39, Khoản 2 “Trước khi thu hồi đất, …cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu, thời gian và kế hoạch di chuyển“ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai, theo quy hoạch và pháp luật , bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả  Điều 18 , HPNCHXHCNVN
Trong khi tại mục 3 Điều 91 Đất khu công nghệ cao quy định:
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hạch sử dụng đất chi tiết được lập chung cho toàn khu công nghệ cao”. Vậy bản đồ quy hoạch khu CNC TPHCM tại sao không có ?
Sau khi kiểm kê tôi tìm hiểu mới biết là ( CQQ9 ) bịa đặt, dùng quyết định ( QĐ ) thu hồi đất của phường Long Bình để kiểm kê 20 hộ dân nằm ven bở nhánh sông Đồng Nai. Môi trường trong lành , nhiều thuận cho chăn nuôi, trồng trọt và giao thông thủy , bộ để chiếm đoạt  trong đó có hộ nhà  tôi. ( Nội dung như bài đăng  trên báo phụ nữ  – xin gửi kèm  đơn):
“MẬP MỜ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA”.
-  Bản kiểm kê không có dấu của cơ quan nhà nước. Không có số văn bản..
- Trước khi kiểm kê ( KK ) Không thực hiện việc cấp phát tờ khai cho người bị thu hồi đất theo quy định tại khoản 2,3,4,5 Điều 10 QĐ số 31/2003/QĐ-UB, ngày 10/ 3/ 2003 của chính UBTPHCM ban hành
2 -  Sau kiểm kê vài tuần CQQ9 cho ông Nguyễn Văn Út trưởng ban bồi thường Q9  đến nói tôi nhận cho một gia đình vào trang trại của tôi ở lâu dài ( !? ) Tôi thấy đã thu hồi đất của tôi cho dự án công nghệ cao sao còn cho người vào ở lâu dài nên tôi không chấp thuận .
3 – Đầu năm 2004, CQQ9 bảo tôi phải nộp sổ đỏ để kiểm tra tính pháp lý rồi giữ luôn cho đến nay không trả , ( hành vi này rõ ràng lừa gạt  )

Trang trại trước khi bị cưỡng chế

Công an bao vây cưỡng chế

Công an bao vây cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế


Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế