THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 June 2012

Đã có kết quả kiểm nghiệm trứng vịt bất thường



02/06/2012 23:02:39
Ngày 2/6, Chi cục Thú y Đồng Nai đã công bố kết quả kiểm định trứng vịt nghi là "trứng giả" mà người dân đã tố giác.

Sau khi nhận quả trứng vịt bất thường nghi giả mà người dân cung cấp ngày 23/5, Chi cục Thú y Đồng Nai đã gửi quả trứng trên đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3, tại TP.HCM) để kiểm định.
Trứng vịt kém chất lượng do người dân cung cấp
Trứng vịt kém chất lượng do người dân cung cấp
Tiếp đó, Quatest 3 đã tiến hành kiểm định hàm lượng protein, hàm lượng béo, hàm lượng lysine có trong quả trứng nghi giả rồi đối chiếu với kết quả kiểm nghiệm hai quả trứng vịt chuẩn.

Kết quả cho thấy, hàm lượng chất của trứng nghi giả đều thấp hơn so với trứng vịt chuẩn.

Chi cục Thú y nhận định, trứng nghi là giả thực chất là trứng vịt bình thường nhưng đã hư, có chất lượng kém.

Trước đó, ngày 23/5, một số người dân đã mang nhiều trứng vịt đến Công an P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đề nghị làm rõ việc trứng vịt nghi giả.

Trứng này khi mua về sử dụng đều bốc mùi thối, có màu sắc khác với trứng bình thường và được một người dùng ô tô chở đi bán dọc đường với giá 2.000 đồng/quả.
(Theo Thanh Niên)
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị trục xuất 7 người Trung Quốc



02/06/2012 08:21:38
Chiều 1-6, ông Nguyễn Văn Hoàng - phó bí thư Thành ủy Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) - cho biết đã chỉ đạo UBND TP Cam Ranh kiểm tra, xử lý quyết liệt việc những người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc, hoạt động nuôi trồng, mua bán hải sản trái quy định trong vùng biển vịnh Cam Ranh.

Bè cá của người Trung Quốc trong vịnh Cam Ranh - Ảnh: Thanh Vân
Bè cá của người Trung Quốc trong vịnh Cam Ranh - Ảnh: Thanh Vân
“Thành ủy yêu cầu kiểm tra có bao nhiêu người nước ngoài đang nuôi trồng, mua bán thủy hải sản trong vịnh Cam Ranh, có đăng ký kinh doanh hay không, có đăng ký tạm trú tại địa phương không... Việc người Trung Quốc nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh đã xuất hiện mấy năm nay rồi nhưng đúng là anh em quản lý ở các địa phương lơ quá, theo dõi không kỹ.
 
Anh em cứ tưởng họ tới mua hải sản rồi đi chứ không nắm chắc họ trụ lại đó để làm ăn là dở quá. Mấy năm nay họ mượn danh nghĩa người VN để nuôi cá, nuôi tôm rồi mua bán mà không đóng đồng thuế nào cả” - ông Hoàng nói.
 
Phạt tiền, trục xuất và cấm nhập cảnh Việt Nam

Ngày 1-6, ông Nguyễn Khắc Toàn - ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, bí thư Thành ủy Cam Ranh - cho biết ngày 23-5 Công an Cam Ranh đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với bảy người Trung Quốc, đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Mức đề xuất xử phạt: phạt tiền 15 triệu đồng/người, trục xuất khỏi VN, cấm nhập cảnh VN trong năm năm.
 
“Những người này không phải chuyên gia nuôi trồng gì, chỉ sang thu gom thủy sản để xuất khẩu. Qua vụ này chúng tôi sẽ rà soát, chấn chỉnh mọi công tác quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý quy hoạch, mua chế biến thủy sản...” - ông Toàn nói.

Đại tá Nguyễn Đức Vượng - phó chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 hải quân - cho biết lãnh đạo Vùng 4 đã có thông tin về việc một số lồng bè nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh có sự hiện diện của người nước ngoài. “Chúng tôi sẽ kiểm tra trực tiếp vị trí những lồng bè nuôi trồng hải sản này”.

Tối cùng ngày, ông Nguyễn Huy Điền, vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT), cho biết về luật thì người nước ngoài được đầu tư nuôi cá trên vùng biển VN. Để được nuôi cá, chủ đầu tư phải có dự án và được địa phương đồng ý, đồng thời phải chấp hành nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc thức ăn, con giống.

Theo ông Điền, từ năm 2010 trở lại đây việc cấp phép cho các chủ đầu tư nước ngoài nuôi trồng thủy sản trên vùng biển VN đã bị hạn chế, gần như không có dự án nào được cấp phép. Sau khi báo Tuổi Trẻ nêu vụ người Trung Quốc nuôi cá bè trên vịnh Cam Ranh, cơ quan này đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo về Tổng cục Thủy sản ngay trong tuần tới. Qua thông tin nhanh thì hiện chỉ có mỗi Khánh Hòa mới có hiện tượng như vậy. Còn tại Quảng Ninh, Hải Phòng không có vấn đề gì.

Trả lời câu hỏi vì sao vịnh Cam Ranh được quy hoạch chỉ cho nuôi trồng các loài thủy sản hai vỏ và rong biển, nhưng hiện có hơn 10.000 lồng bè và hơn 300ha đìa nuôi tôm cá, trong đó có những lồng bè của người Trung Quốc “núp bóng”, một lãnh đạo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh nói rằng do việc phân định ranh giới mặt nước chưa thực hiện nên địa phương để người dân tận dụng nuôi trồng trước thời hạn cuối cùng vào năm 2015.

Người Trung Quốc đã rời bè cá

Chiều 1-6, chúng tôi quay lại TP Cam Ranh và nhận thấy mọi hoạt động nuôi hải sản trên các lồng bè có người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi tìm được ông Nguyễn Văn Sinh, một người dân ở P.Cam Linh (TP Cam Ranh) làm thuê trên các bè cá của người Trung Quốc với mức lương 4 triệu đồng/tháng, khi ông đang loay hoay chất hàng gồm bình gas lớn, gạo, nước mắm, dầu ăn... lên xe máy để chở ra ghe vận chuyển lên bè nuôi cá. Ông Sinh cho biết ông làm thuê cho những người Trung Quốc này từ khi bè nuôi cá của họ mới lập vào năm 2001 đến nay. Nhiệm vụ của ông là vận chuyển thực phẩm từ đất liền ra bè nuôi cá, bao gồm cả thức ăn cho người và thức ăn cho cá.

Theo ông Sinh, bè được kết từ gần 100 lồng lớn với diện tích đến gần 1.000m2. Trên bè dựng ba ngôi nhà, mỗi ngôi nhà rộng khoảng 50m2 với đầy đủ tiện nghi. Những người Trung Quốc có một tàu lớn công suất khoảng 70CV và một canô. Hiện trên bè có mười người, trong đó có sáu người Trung Quốc, nhưng cách đây khoảng 15 ngày có hai người về nước nên hiện chỉ còn bốn người Trung Quốc ăn ngủ trên bè.

Cũng theo ông Sinh, những người Trung Quốc này thực chất rất ít nuôi cá mà chủ yếu mua cá mú ở Cam Ranh và các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Kiên Giang... về vỗ béo, sau đó chờ tàu từ Trung Quốc qua chở về. Cứ khoảng một tháng có một tàu loại lớn của Trung Quốc qua lấy hàng, trên tàu có gần mười người đều là người Trung Quốc.

Ông Sinh cho biết thêm từ chiều 31-5, mấy ông Trung Quốc lên đất liền đến nay chưa thấy về. “Trước khi đi mấy ông giao việc cho một người làm thuê ở bè nhưng không nói khi nào sẽ về. Sáng 1-6, có một đoàn ra bè kiểm tra và lấy mẫu thức ăn của cá nói là để xét nghiệm. Chiều cùng ngày cũng có một đoàn của cảng vụ lên bè kiểm tra rồi đi” - ông Sinh cho hay.
(Theo TTO)

Chi phí cấp CMND mã vạch là 30.000 đồng



02/06/2012 18:26:26
Theo thông tư số 27/2012 của Bộ Công an quy định về mẫu giấy chứng minh nhân dân (CMND), CMND sẽ có mã vạch, quản trị trên một cơ sở dữ liệu thống nhất.
Đại tá Vũ Xuân Dung, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) - cho biết: Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 1/7 và việc triển khai thí điểm dự kiến thực hiện từ quý III tại một số quận ở Hà Nội, sau đó sẽ mở rộng ra toàn địa bàn Hà Nội và cả nước.
Việc cấp mới, cấp lại hay đổi CMND theo phương thức cũ có những bất cập như quản trị thủ công, phân tán ở các địa phương. Quá trình làm CMND theo phương thức cũ, công an đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, đi nước ngoài vi phạm về thay đổi họ tên, thay đổi CMND... 
 Đại tá Vũ Xuân Dung
Đại tá Vũ Xuân Dung
Ngoài ra, CMND cũ còn có tình trạng 2-3 người có trùng số CMND hoặc một người có 2-3 số CMND.
Việc triển khai cấp CMND mới sẽ giải quyết được những bất cập trên. CMND mới được cấp cho mỗi công dân sẽ thay đổi theo một mã số mới hoàn toàn nên cơ quan công an sẽ thu lại CMND cũ và cấp cho công dân một giấy xác nhận số CMND cũ để giải quyết các thủ tục liên quan như bằng cấp, sổ tiết kiệm...

- Giấy CMND mới có những điểm mới gì, thưa ông?

- CMND mới là thẻ nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Thông tin trên CMND đầy đủ hơn hiện nay, ngoài thông tin họ tên, nơi cư trú... sẽ có thông tin về họ tên cha mẹ để kiểm tra đầy đủ căn cước công dân theo gốc. CMND có mã vạch hai chiều lưu trữ một số thông tin cơ bản, trong đó có cả vân tay để giúp kiểm tra thật giả qua mã vạch, vân tay in trên CMND.

Việc bổ sung mã vạch vào mẫu CMND mới sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra và chỉ cần đưa CMND vào máy là có thể kiểm tra. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền muốn kiểm tra thì từ số CMND truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ nắm được đầy đủ thông tin. Mỗi công dân khi được cấp CMND mới sẽ chỉ có một mã số chứng minh, một mã vạch và đi theo công dân đến suốt cuộc đời. Một người khi di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ vẫn giữ một số CMND, không có chuyện đổi số như hiện nay. Khi một người thay đổi địa chỉ thường trú thì chỉ cần cập nhật trong dữ liệu.

Hiện chúng tôi đang thống nhất với Bộ Tư pháp về việc có thể lấy mã số CMND làm mã số công dân luôn.

- Khi mã số CMND sẽ là mã số công dân thì người dân cũng như cơ quan quản lý có thuận lợi gì, thưa ông?

- Khi số CMND là mã số công dân thì sẽ có chung cơ sở dữ liệu, thông tin cơ bản của công dân sẽ được quản trị trên mạng, phục vụ cho Chính phủ điện tử chứ không phải một mình ngành công an. Các ngành muốn sử dụng thông tin cơ bản của công dân có thể sử dụng luôn trên mã này. Đến lúc đó việc bảo mật phải được nâng cao vì liên quan đến dữ liệu đời tư công dân. Trước mắt, hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ giúp công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh đồng nhất với nhau. Đối với công dân, khi số CMND là mã số công dân thì sẽ thuận lợi khi làm các thủ tục liên quan đến thuế, lập sổ tiết kiệm, bằng cấp...

- Thủ tục cấp CMND mới có thuận tiện hơn cho người dân?

- Việc làm CMND theo mẫu mới rất thuận tiện. Ở các điểm làm trực tiếp trên máy, người dân chỉ xuất trình hộ khẩu, cán bộ sẽ thu thập và điền trực tiếp thông tin trên máy. Việc chụp ảnh, lấy vân tay cũng được máy làm tự động, không phải in vân tay bẩn như hiện nay... Trước mắt, chỉ có một số nơi được làm trên máy, một số nơi vẫn phải thu thập thông tin thủ công rồi nhập vào máy, chuyển lên trung ương khi cấp CMND mới.

Trong tương lai, khi công dân đã được cấp CMND theo mẫu mới thì việc xin cấp lại CMND có thể làm ở bất cứ đâu, bất cứ địa phương nào.

- Mức phí cấp CMND mới là bao nhiêu, thưa ông?

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã làm việc với Bộ Công an và đưa ra mức thu lệ phí khi làm CMND. Theo đó, sẽ miễn thu phí của một số đối tượng và giảm phí ở một số vùng. Cụ thể, mức thu khi cấp mới CMND là 30.000 đồng, cấp đổi là 50.000 đồng và cấp lại là 70.000 đồng.

(Theo Tuổi Trẻ

Kẻ thù của nhà nước



Meike Fries/Phạm Thị Hoài (pro&contra) dịch - Họ ngồi lặng lẽ trong một quán cà phê giữa Sài Gòn ồn ào. Họ chờ tin về một người bạn, Bùi Chát. Anh lại vừa bị bắt. Đại sứ quán Thụy Điển đã mời anh ra Hà Nội dự một buổi lễ. Đó chỉ là một chuyến bay nội địa, nhưng Bùi Chát không đến được Hà Nội. Công an bắt anh ngay tại sân bay TP Hồ Chí Minh[i]. Anh bị giữ từ lúc đó. Đây là lần thứ hai anh bị bắt, trong vòng vài tháng[ii].

“Bây giờ là tròn 24 tiếng Bùi Chát bị giữ”, Lý Đợi nói vào không gian im lìm. Ngoài họ không có khách nào trong quán. Nhạc không mở. Với hàng ria mép và áo thể thao tân cổ, Lý Đợi, 33 tuổi, bạn chí cốt của Bùi Chát, 32 tuổi, trông không khác những thanh niên ở Berlin-Mitte[iii]. Hai người sống chung nhà tại TP Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế Việt Nam. Họ viết thơ về tình yêu, tình bạn và về tự do, ước mơ của họ. Những bài thơ khi tục, khi thô, khi đau đớn và buồn da diết. Ở Việt Nam, họ thuộc giới tiên phong của một thế hệ trẻ không muốn dính dáng gì đến nền văn học cộng sản với những phấn khởi chào mừng vô tận.

Tôi trò chuyện với những người cộng sản
Những người anh em
Những người muốn chăn dắt chúng tôi
Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn[iv]

Chế độ cộng sản thống trị tại Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông. Các mạng xã hội như Facebook và Twitter đều bị chặn. Chỉ Trung Quốc mới vượt qua Việt Nam trong kỉ lục tống blogger vào tù mà không cần một phiên tòa tử tế. Không hiếm khi họ bị giam giữ nhiều năm ròng, tuyệt đối không được liên lạc với thế giới bên ngoài. Thậm chí ở nơi công cộng, tụ tập từ bốn người trở lên mà không xin phép cũng bị cấm. Trong con mắt của chính quyền, hai chàng trai làm thơ này là một cái gì nguy hiểm cho trật tự chính trị. Nhà nước theo dõi và đe dọa họ, các tác phẩm của Lý Đợi và Bùi Chát không được bày trong các cửa hàng sách. Đối với Bùi Chát, tên thật là Bùi Quang Viễn, chính quyền tỏ ra đặc biệt lưu ý. Mười năm trước, anh sáng lập nhóm Mở Miệng và Nhà Xuất bản Giấy Vụn. Cho đến nay, NXB Giấy Vụn đã phát hành khoảng 40 đầu sách, trong đó có những tác phẩm như Trại súc vật của George Orwell mà ở Việt Nam bị cấm và 5 tác phẩm của Bùi Chát. Sách được làm từ những bản photocopy thông thường và sau đó phân phát tại những buổi đọc văn tự phát, thông tin qua tờ rơi hay tin nhắn bằng điện thoại di động.

Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
Không phải để cân nhắc
Im lặng
Rồi quay đầu

Trong ánh sáng đục ở quán cà phê, bạn bè Bùi Chát kể cho tôi nghe về cuộc sống của họ, các văn nghệ sĩ, tại một đất nước không có tự do tư tưởng. Người trẻ nhất mới ngoài hai mươi, sinh viên báo chí; người nhiều tuổi nhất đã trên bảy mươi, là một tác giả từng sống nhiều năm tại Canada. Họ đều ủng hộ nhóm Mở Miệng. Họ bảo, tất cả đều vô ích: học báo chí cũng vô ích, viết thơ cũng vô ích, dịch sách cấm cũng vô ích. Nhưng biết đâu. Biết đâu một ngày nào đó chế độ này tận số, như ở nhiều nước khác.

Ở nước ngoài, hoạt động của Bùi Chát cũng đã có tiếng vang. Vì sự can đảm đương đầu với chính sách kiểm duyệt của nhà nước, Trung tâm Văn bút Thụy Điển đã chọn anh làm thành viên danh dự. Năm ngoái, anh được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế IPA trao Giải thưởng Tự do Xuất bản. Lễ trao giải diễn ra tại Hội chợ sách Buenos Aires. IPA đã giữ kín thông tin này, trước khi anh rời khỏi Việt Nam. Nhưng khi về nước, anh bị công an bắt và tạm giam 48 tiếng đồng hồ. Các tập thơ anh mang theo, giải thưởng và bằng chứng nhận đều bị tịch thu. Như thể bằng cách đó thì coi như xóa được sự vinh danh ấy.

Lý Đợi bật dậy khi điện thoại di động của anh reo và cầm máy chạy ra ngoài. Ngay sau đó anh quay vào, như trút được gánh nặng: “Bùi Chát được thả rồi!”

Hôm sau, Bùi Chát đợi tôi trong căn phòng khuất ở một quán cà phê nhỏ ở khu phố Tây ba lô Phạm Ngũ Lão, từ ngoài nhìn vào không thấy. Quần bò, áo phông, trông anh cũng như mọi người ở khu Phạm Ngũ Lão này. Anh chỉ nói được một chút tiếng Anh, nên có hai người bạn đến phiên dịch giúp. Tuy còn mệt vì vụ bắt giữ hôm qua, Bùi Chát rất nhã nhặn, gần như rụt rè. Anh cân nhắc trước khi nói, và rất lựa lời.

“Họ nhắc đi nhắc lại các biên bản từ những cuộc thẩm vấn trước đây và lặp lại toàn các câu hỏi giống nhau”, Bùi Chát kể. “Ai đứng đằng sau các anh, ai tài trợ? Mở Miệng có quan hệ với những nước nào? Có liên lạc với những văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư nào?” Rồi họ cho anh xem những văn bản luật pháp và bảo rằng in sách không có giấy phép của nhà nước là bị nghiêm cấm. Bùi Chát cho biết, anh đã quen với những vụ “làm việc” như vậy với công an ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nỗi sợ vẫn thường xuyên rình rập.

Cách đó không lâu, anh về thăm gia đình, cách Sài Gòn 40 cây số. Hai giờ đêm, cha mẹ gọi anh dậy, thì thào: Có mấy người sục vào nhà. Bùi Chát lẻn cửa sau qua nhà hàng xóm, trốn ở đó đến sáng hôm sau. Cha mẹ anh bị thẩm vấn suốt đêm. Hai ông bà chối là con trai không về thăm nhà. “Cả nhà rất sợ. Công an ở địa phương ác lắm”, Bùi Chát kể.

Những người anh em
Vẫn lừa lọc chúng tôi
Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói của chúng tôi
Vẫn dọa dẫm chúng tôi
Bằng súng và thực phẩm

Ở Việt Nam, kẻ thù của nhà nước là các nhà văn nhà thơ trẻ tuổi viết thật tư tưởng của mình. Việc có những tác giả vượt qua hàng rào kiểm duyệt của nhà nước bằng cách tự in sách khiến chính quyền lo ngại. “Họ cũng không muốn tôi được thế giới biết đến nhiều hơn”, Bùi Chát nói, “vì họ sợ những người Việt Nam khác sẽ làm theo tôi và phát biểu thật quan điểm của mình. Chế độ sợ một phong trào.”

Bùi Chát đang học luật, anh hi vọng kiến thức luật pháp có thể sẽ giúp anh tự vệ trước các cơ quan quyền lực. Anh hi vọng Việt Nam sẽ thay đổi, ý thức về pháp luật và công bằng xã hội sẽ hình thành. Hiện giờ thì điều đó còn rất mỏng manh. “Tôi muốn những người cầm quyền hành xử hợp pháp và tôn trọng luật pháp. Họ không được quyền tùy tiện làm theo ý họ. Nhưng muốn được như thế thì người dân phải biết rõ quyền của mình.”

Nhưng học luật để làm gì, khi nhà nước kiểm soát tất cả? “Ở đây cũng vẫn có tự do”, Bùi Chát nói, “vấn đề chỉ là phải biết giành lấy nó. Phải đi tìm những nguồn độc lập. Internet là một phương tiện đặc biệt quan trọng.” Vì chính quyền không cho họ một lựa chọn nào khác. “Ngay ở trường đại học cũng vậy, cả ngày sinh viên bị nhồi nhét toàn thông tin sai sự thật và lừa mị. Chẳng qua chỉ để duy trì chế độ.”

Có lẽ Bùi Chát sẽ chẳng bao giờ được làm nghề luật sư, vì sinh viên đã tốt nghiệp khoa luật còn phải qua một khóa đào tạo của Bộ Tư pháp mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Bùi Chát quen một số luật gia không hề được cấp chứng chỉ, dù đã tốt nghiệp xuất sắc và qua khóa đào tạo đó. Một số người trong đó thậm chí đang ngồi tù không án. Tuy nhiên, Bùi Chát vẫn hi vọng được hành nghề luật sư sau khi tốt nghiệp. Anh muốn lấy đó làm nghề nuôi hoạt động văn chương và xuất bản độc lập của mình. “Không phản kháng thì chẳng bao giờ có tự do”, anh nói và rời khỏi quán cà phê. Ra đường, đội mũ bảo hiểm, và lên xe phóng đi. Có thể chiếc mũ bảo hiểm ấy sẽ cứu mạng anh đêm nay.

Anh đến ăn mừng với bạn bè vì anh vừa được thả. Trên đường về nhà, có bốn người đàn ông đi xe máy bám theo anh. Anh dừng xe, hỏi vì sao. Không một lời đáp, họ đánh anh vào ngực, vào lưng và rất nhiều lần vào đầu. Vài ngày sau, Bùi Chát gửi email cho tôi, thông báo. Một trong số những người đó bảo: “Mày còn thò mặt đến con hẻm này thì chúng tao giết.”

Bùi Chát sống ở chính con hẻm đó.

Nguồn: Meike Fries: “Der Staatsfeind”, tạp chí Zeit Campus số 2 (tháng 3&4 2012) của tuần báo Zeit, trang 70-73

Phạm Thị Hoài
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra
http://www.procontra.asia/?p=624 
Ảnh: Bùi Chát trong buổi đọc văn tại Literaturwerkstatt, Berlin tháng 11.2010 (Ảnh của Hồ Phạm Huy Đôn)

[i] Bùi Chát bị bắt giữ tối ngày 05.6.2011 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh chuẩn bị lên máy bay ra Hà Nội dự lễ kỉ niệm Quốc khánh Thụy Điển ngày 06.6.2011 theo lời mời của Tòa Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội. (Các chú thích trong bài đều của người dịch.)
[ii] Bùi Chát bị bắt giữ lần thứ nhất ngày 30.4.2011 tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi anh vừa nhận Giải thưởng Tự do Xuất bản của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế IPA ở Buenos Aires trở về.
[iii] Berlin Mitte: Quận ở trung tâm phía Đông Berlin, với nhiều văn nghệ sĩ, người nước ngoài, khách du lịch.
[iv] Các đoạn thơ dẫn trong bài đều trích từ tập Bài thơ một vần của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn, 2009

Nhân Quyền, Ngôn Luận đang trên Bờ Vực Thẳm.




David Thiên Ngọc (Danlambao) - Đúng như bảng dự thảo 60 điều mà đảng CSVN đưa ra để siết chặt vào đầu của tự do ngôn luận, tôn giáo và báo chí. Nhà cầm quyền CSVN đem hết mọi sức lực, khả năng nào có thể để ra tay bóp chết, ngăn chặn tiếng nói của người dân đang vạch trần các tội ác mà bọn chúng đã và đang gây ra cho toàn xã hội.

Bất chấp với những lời chỉ trích, cảnh báo của tất cả các quốc gia và các tổ chức tự do, dân chủ văn minh trên thế giới. Nhà cầm quyền CSVN đang trên đà lao dốc rơi xuống hố diệt vong để lãnh lấy hậu quả của việc dùng bạo quyền bảo vệ chế độ, dùng máu lửa làm vũ khí cai trị. Diệt vong là điều tất yếu. Bởi ta nhìn vào lịch sử hàng ngàn năm của loài người trên thế giới nếu một chính thể nào, triều đại nào dùng bạo lực để che giấu cái ác, cái xấu rồi cuối cùng cũng phải bị phơi bày ra ánh sáng và đền tội cho những việc làm mà các thế lực đó gây ra. Bởi nhân dân là một luồng sinh khí vô tận tạo ra một động lực vô biên để đánh tan những trở lực làm nguy hại đến sự tồn vong của cộng đồng xã hội.

Đi ngược lại ý toàn dân là đi ngược lại lẽ tự nhiên, đi ngược lại sự tiến hóa, sinh tồn của xã hội con người. Bởi mỗi người dân là một tế bào của xã hội. Dùng sắt lửa tiêu diệt, đốt cháy tế bào thì thử hỏi cơ thể có được nguyên vẹn để trường tồn?

Trong thời gian những ngày qua người dân VN đang sống trong một xã hội mà ta đem ra so sánh với mọi triều đại của mọi dân tộc-kể cả trong phim, truyện cũng chưa thấy một đất nước nào mà người dân không còn là người nữa. Những bọn sai nha còn ghê tởm hơn là ngạ quỉ. Thật tình mà nói khi tôi nhìn cái cảnh hai mẹ con bà Phạm Thị Lài và Hồ Thị Nguyên Thuỷ ở Cái Răng-Cần Thơ đang bị hàng chục tên đầu trâu mặt ngựa tay búa tay liềm lôi kéo khiêng đi trong tình trạng trần truồng giống như trong cảnh 12 cửa ngục mà Diêm Vương sai quỉ bắt tội nhân lôi ra chặt chém và ném vào vạc dầu để đền tội khi còn ở trần gian phạm phải. Những cảnh trần truồng lôi kéo đó chỉ có trong phim truyện, ngụ ý để răn đe, dạy bảo con người nên làm việc thiện tránh việc ác để khỏi đền tội và sẽ bị đọa đày theo luật nhân quả luân hồi mà thôi. Đàng này cảnh hãi hùng đó hiện hữu trên mảnh đất thần tiên XHCNVN. Từ trước đến nay những cảnh quỉ ma bủa vây xé xác người đã diễn ra lồ lộ ở khắp mọi nơi từ Tiên Lãng-Hải Phòng, Văn Giang-Hưng Yên, Vụ Bản-Nam Định rồi Đắc Nông, Gia-Lai cao nguyên nay lại tràn xuống đồng bằng sông Cửu Long. Những cảnh tượng hãi hùng đó thách thức, chứng tỏ cho đất trời, cho toàn thế giới biết rằng đảng CSVN công khai chống lại loài người.

Trở lại vấn đề nhân quyền, ngôn luận, tôn giáo, báo chí. Để củng cố quyền lực và bưng bít mọi việc làm chống lại loài người, CSVN phải chặn đứng mọi thông tin, bóp chết nhân quyền, cắt lưỡi ngôn luận và tiêu diệt niềm tin tôn giáo.

Quyền tự do căn bản của mỗi con người được sinh ra trên thế gian này trước tiên là được nói, sau tiến lên qua việc học hành thì được viết. Tất nhiên nói và viết ở đây là một phạm trù ở tầm cao. Nói lên tiếng nói của lương tâm, của công luận, nói lên tiếng nói của những trái tim nhân ái, biết yêu thương đồng loại, yêu non sông yêu tổ quốc đồng bào. Biết vạch trần cái ác cái xấu chống lại nhân loại. Viết lên những dòng tẩy rửa trí óc những ai bị đầu độc, mê hoặc, bị giăng phủ bởi những lớp bụi nhơ. Những tiếng nói và dòng viết đó góp phần cho xã hôi loài người được trong sạch, được ngời sáng. Khía cạnh này nằm ở phần ngôn luận và báo chí.

Nói đến cái quyền và đức tin của con người. Sống trong một xã hội mà mọi người được tự do nói và viết. Đó là lúc nhân quyền đã hé lộ. Nhưng phạm trù nhân quyền nó còn bao hàm cả lĩnh vực văn hoá, dân tộc nữa. Vấn đề này tôi xin hẹn ở một tiểu luận tôi sẽ có điều kiện phân tích đầy đủ và khúc chiết hơn. Nơi đây tôi chỉ bức xúc và nói lên suy nghĩ của mình về các quyền căn bản của con người mà nhân dân VN đang bị bóp chết.

Với thời đại Internet, thông tin đại chúng hiện đại văn minh thì sự ngăn cấm những quyền căn bản con người nếu một chính quyền, quốc gia nào áp đặt thì cũng chỉ trong tình trạng giật gấu vá vai và cũng chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định chứ không thể trường tồn. Bởi những nguồn sinh khí, năng lượng của toàn dân, của toàn thể tế bào trong xã hội cùng quay về một hướng để đánh đổ cái lực cản làm nguy hại đến chủ thể thì không có môt thế lực nào ngăn được.

Việc làm của đảng CSVN là làm ngược lại qui luật tự nhiên, như ngăn nước chảy về chỗ trũng. Đảng phái chỉ là tập hợp của một số cá nhân có cùng một định hướng cho một luồng tư duy nào đó mà họ có cùng một điểm chung (các đảng viên đảng CS gọi nhau là đồng chí-cùng chí hướng). Thế thì cái tư duy và đường lối của một số người đó đâu phải là tất cả? Đâu chỉ là một con đường sáng duy nhứt mà họ vạch ra? Thế thì tại sao họ lấy một thế lực nào đó mà họ có được, dùng một số vũ khí nào đó mà họ cầm được và bắt buộc những người chung quanh phải nghe và tuân theo? Ở VN thật hãi hùng cho người dân khi nghe nói đến hai từ "Chống Đảng" mà một khi ý đó được chụp vào một ai thì người đó chắc chắn bị lôi đi từ bàn tay của ngạ quỉ như trong thời gian qua đang diễn ra trên đất nước VN. Đó là chưa kể những trường hợp bị qui kết là "Có âm mưu chống đảng"một câu chữ thật mơ hồ nhưng vô cùng tai ác và oan nghiệt cho người dân VN.

Tất cả mọi hoạt động trong cuộc sống, mọi quyền lợi từ con gà, con lợn đến dòng sông, ngọn núi. . . đều bị nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo. Có nghĩa rằng đảng đứng trên đầu tất cả mọi lĩnh vực từ chính quyền, luật pháp đến mồ mả tổ tiên, trên thân xác trần truồng của nhân dân già trẻ gái trai. Và đảng có quyền tước đoạt tất cả những gì nhân dân có. Như đức tin, lời nói, chữ viết, tài sản mọi thứ kể cả một mảnh"Hồng Quần"để che những chỗ cần che!!!. Như vậy từ "đảng" ở đây đã sai không đúng với từ nguyên của nó.

Bàn thêm vấn đề viết. Như thế giới đã chỉ trích và cảnh báo VN vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngày 24/5/2012 trong báo cáo thường niên về nhân quyền thế giới. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố"Chính phủ VN dùng các điều khoản an ninh quốc gia và vu khống rộng khắp để hạn chế tự do ngôn luận. Trong đó có tự do báo chí. "Đại học Harvard, Toronto, Oxford, Cambridge đánh giá mức kiểm duyệt báo chí, thông tin của VN là sâu rộng(Pervasive), tổ chức phóng viên không biên giới xếp VN trong 10 nước cuối bảng (162/169) là kẻ thù của Internet, dùng nhiều biện pháp kiểm tra, khống chế cả pháp lý lẫn kỹ thuật.

Mới trong ngày 1/6/2012 này đã diễn ra một sự việc mà tôi nghĩ vô cùng phản cảm và bức xúc trước sự kiện sở Văn Hoá Thông Tin (VHTT) Hà nội điều tra và gởi giấy mời TS Nguyễn Xuân Diện đang làm việc tại viện Hán Nôm lên sở VHTT để thanh tra (tại sao phải thanh tra?) nhưng thực chất là để làm tình làm tội ông vì ông đã viết trên trang Blog của mình có nội dung nói lên cái sai, cái ác của chính quyền CSVN hành xử với nhân dân trong thời gian qua. Tiếp TS Diện nơi đây còn có một số nhân viên an ninh nữa. Cùng đi với TS Nguyễn Xuân Diện có LS Hà Huy Sơn và cụ bà Lê Hiền Đức người đang tích cực đấu trang chống tham nhũng, chống độc tài ở VN. Thế nhưng hai người đi cùng TS Diện đều bị cấm cản. LS Sơn thì không được vào mặc dù có trình thẻ LS và nêu quyền hỗ trợ pháp lý. Còn cụ bà Lê Hiền Đức thì hầu như bị hành hung, giam giữ trong sở VHTT đến khuya mà chưa được thả ra. Mặc dù bên ngoài vô số nhân dân, và những người quan tâm chia sẻ đòi hỏi phải thả cụ Lê Hiền Đức ra, đưa sữa và thức ăn vào cho cụ nhưng bị an ninh, bảo vệ cấm cản từ chối. Cụ bà Lê Hiền Đức còn bị bọn sai nha đầu trâu mặt ngựa sức trai lực lưỡng 5, 7 thằng cùng nhau xô đẩy, lôi kéo và khiêng cụ bà ném như súc vật. Đến 23h55 khuya mà cụ bà còn bị giam giữ, gào thét kêu cứu nhưng tất cả bọn chúng đều lặng câm và vô cảm trong khi máu của bà đã đổ xuống, nhân dân bên ngoài bức xúc lo lắng cho sức khoẻ già yếu của cụ bà không biết sẽ ra sao nên đã yêu cầu được đưa bà đi cấp cứu nhưng lũ sai nha vẫn lạnh như tiền và hoàn toàn vô cảm. Những tiếng gào thét trên đều bị rơi và chìm sâu vào khoảng không vô tận.

Rõ ràng chính quyền CSVN đã bất chấp mọi thủ đoạn. Từ chính sách cai trị đến cách hành xử. Từ những tiếng thét vang của nhân dân đến những lời cảnh báo của toàn thế giời hầu như đảng CSVN đều đạp bằng. Công lý và qui luật tự nhiên đều bị xoá bỏ. Chúng như những con dã thú đang đói khát say mồi lao vào nhân dân vội vã vồ lấy trong đêm trường. . . kẻo bình minh ló dạng sẽ không còn kịp nữa.

David Thiên Ngọc

Chuyện xảy ra ở Sở Thông Tin - Truyền thông: Điều không tin nổi



Mai Xuân Dũng - "...Trăm nghe không bằng một thấy. Sáng nay nhiều người tận mắt thấy cụ bà Lê Hiền Đức, người từng là liên lạc của “ông Ké” thời chống Pháp, từng là chiến sỹ an ninh cách mạng, người từng được tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao Giải Liêm chính bị người của sở 4T đánh cho tóe máu..."
*
Theo giấy hẹn, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện công tác ở Viện Hán Nôm đã đến văn phòng Thanh tra Sở Thông tin – Truyền thông Hà nội để “làm việc”.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được bạn đọc khắp nơi biết đến qua blog của mình với chủ đề chính trị - xã hội. 

Cùng đi với ông Diện có bà Lê Hiền Đức và luật sư Hà Huy Sơn. Theo cách nghĩ thông thường, cơ quan Thanh tra của Sở Thông tin-Truyền thông là một cơ quan Văn hóa nên chẳng thể nào hành xử giống cơ quan Công an cảnh sát. Ai mà chẳng nghĩ thế.

Lâu nay. hễ nói đến "công an nhân dân" là nhân dân thất kinh. (Có lẽ vì thế người ta mới đặt tên cho cơ quan này “công an nhân dân” chăng?
Khắp cả nước đã biết dân đi đường chẳng ai làm gì mà cũng tự nhiên “đập mặt” vào dùi cui của công an rồi thì gục xuống máu chảy chan hòa trên đất nước "vạn lần dân chủ" này là chuyện thường. Không hiếm trường hợp dân vào đồn công an “làm việc”, khi đi khỏe mạnh khi về nằm xe...cấp cứu. Nhiều người trong số đó một đi không trở lại vì lý do lãng xẹt là “treo cổ tự tử”. Một số khác “tự cấu véo hoặc va chạm với vật cứng không xác định”, khắp người thâm tím, khi đưa đến được bệnh viện thì đã sang thế giới bên kia gặp cụ Các mác-Lê nin từ lúc nào không ai biết.

Có lẽ không hứng thú lắm với việc gặp cụ Các mác-Lê nin quá sớm nên nhiều người ở thành phố Hà nội Vì Hòa bình bắt đầu có thói quen hễ có giấy mời “làm việc” với cơ quan "công an nhân dân" là người dân nhất thiết phải đi cùng vài người thân, nếu có luật sư thì càng tốt để đề phòng trường hợp xảy ra ngoài mong muốn như “tự nhiên đập đập đầu vào vật cứng không xác định” rồi đến thẳng nhà xác thì thật mang tiếng cho ngành công an "trung với đảng" như trường hợp ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà nội mới đây.

Nhưng đó là chuyện nội bộ của ngành công an chứ ngành Văn hóa hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc của ta, nhất là sỏ Thanh tra Thông tin-Truyền thông Hà nội thì những chuyện như đã kể ở trên làm sao mà xảy ra được. 

Bởi vậy việc ông Nguyễn Xuân Diện đến sở 4T cùng với luật sư thì hình như ông đã “quá lo xa”.

Ấy vậy mà mọi người lầm to. Kể lại với BBC Việt ngữ sau buổi “làm việc”, luật sư Hà Huy Sơn, người đi cùng ông Diện cho hay tại văn phòng Thanh tra Thông tin-Truyền thông ngoài ông chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh còn có một số cán bộ an ninh.

Tại sao sở Thông tin-truyền thông còn có người của ngành an ninh cùng “làm việc”? Chẳng lẽ công an đã đi sâu vào tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Việt nam. 

Hay đây có lẽ là một “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” để công an có điều kiện tham gia vào tất cả mọi mặt hoạt động dân sự của đất nước. Hoặc giả, nhằm xóa đói giảm nghèo, đảng đã có sáng kiến huy động tất cả thanh niên chưa hoặc không có điều kiện lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội đều có thể gia nhập lực lượng “thanh kiếm và lá chắn” vốn đã vô cùng đông đúc cho đảng?

Trăm nghe không bằng một thấy. Sáng nay nhiều người tận mắt thấy cụ bà Lê Hiền Đức, người từng là liên lạc của “ông Ké” thời chống Pháp, từng là chiến sỹ an ninh cách mạng, người từng được tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao Giải Liêm chính bị người của sở 4T đánh cho tóe máu. 



Tại sao ngay tại văn phòng một ngành Văn hóa nhất là cơ quan Thanh tra Thông tin-Truyền thông mà một cụ bà gần tám chục tuổi lại bị người ta đàng hoàng thoải mái đánh đập dã man như vậy?

Bây giờ thì đừng có ai nghi ngờ gì nữa nhé. Cuộc vận động "học tập và làm theo" đã thúc đẩy người người thi đua, ngành ngành thi đua. Bộ 4T, cụ thể là sở Thanh tra Thông tin-truyền thông đã gương mẫu thi đua với ngành "thanh kiếm và lá chắn" bằng hành động thiết thực và cụ thể nhằm lấy thành tích chào mừng đại hội lần thứ VI của đảng rồi đấy.

Điều khôi hài là sự việc xảy ra đúng ngày 01/6 là ngày Trẻ em. Người ta dễ liên hệ rằng đây là hành động có chủ ý của sở 4T nhằm giáo dục và làm gương sáng cho các cháu thiếu niên nhi đồng bài học chuyên chính vô sản: đánh đập các cụ già là một biểu hiện rực rỡ của nền văn hóa cách mạng và là phương tiện rất tốt để giáo dục thiếu nhi Việt nam trở thành những người kế tục sự nghiệp vĩ đại của cha anh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới.

Điều đáng nói là sau khi người của sở 4T đánh tóe máu cụ Đức, họ còn không cho thân nhân của cụ được vào chăm sóc. Chi tiết này dễ cho người ta liên tưởng đến sự tàn bạo vô nhân của cơ quan Gettapo dưới thời Đức Quốc xã. 

Thông tin mới nhất cho biết khi bị sức ép của gia đình, con cháu và người thân, công an cùng bác sỹ (cũng của công an) đã chở cụ Đức đến bệnh viện, bỏ cụ xuống và thản nhiên phóng xe về không thèm bàn giao nạn nhân với cơ quan Y tế.

Đạo đức của ông công an và bác sỹ ngành công an này thật "đáng nể" vô cùng. Cha mẹ, vợ con mấy ông đó đã có cơ hội để mà nở mày nở mặt với hàng xóm, bạn bè khắp đó đây.

Mấy lời nói thêm: Lướt mạng xã hội Facebook thấy có một bạn bình luận về việc này như sau: “Buổi làm việc của cán bộ sở 4T với Ts Nguyễn Xuân Diện giống như buổi làm việc của của những tay “anh chị” giang hồ với người tử tế” và “Rất may cho cụ Đức là người nhà của cụ rất khôn ngoan khi bám sát chiếc xe cứu thương nên cụ đã được công an thả xuống bện viện Việt xô chứ nếu không có lẽ chúng đã đưa cụ ra sông Hồng không biết chừng”.

Mai Xuân Dũng