THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 November 2013

Cảnh sát Hà Nội 'đánh vỡ quai hàm dân'



Cập nhật: 11:52 GMT - thứ bảy, 16 tháng 3, 2013

Nạn nhân Nghiêm Duy Hoàng
Ông Nghiêm Duy Hoàng điều trị tại bệnh viện vì đa chấn thương
Lãnh đạo công an thành phố Hà Nội đã "chỉ đạo" điều tra về vụ cảnh sát cơ động bị cáo buộc dùng dùi cui "đánh vỡ quai hàm" người dân tham gia giao thông, theo truyền thông trong nước.
Hôm 16/3, chỉ huy trung đoàn cảnh sát cơ động thuộc công an thành phố, Đại tá Phạm Văn Hưng, được tờ BấmVietnamNet trích dẫn cho hay Giám đốc công an Hà Nội "đã chỉ đạo các đơn vị liên quan báo cáo, làm rõ sự việc" được báo chí, truyền thông nêu.
"Chúng tôi sẽ xem xét và sẽ xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, nếu thông tin báo chí và người dân phản ánh là chính xác,” Đại tá Hưng nói với tờ báo điện tử.
Hôm thứ Bảy, tờ BấmVnExpress.net cho biết chi tiết ông Nghiêm Duy Hoàng, 23 tuổi quê ở Thanh Hóa, "đi (xe máy) ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm... bị cảnh sát đánh vào mặt khi bỏ chạy."
Tờ báo mạng này nói: "Nhiều nhân chứng khác cũng xác nhận thông tin này nhưng cảnh sát lại khẳng định nạn nhân tự đâm vào dải phân cách rồi ngã."
Theo báo chí trong nước, sáng 16/3, ông Hoàng quê ở Thanh Hóa đã tố cáo cảnh sát cơ động Y5/141, thuộc Công an Hà Nội, "đánh vỡ mặt" ông.
Ông Hoàng theo tường thuật đã trải qua phẫu thuật tại Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương ở Hà Nội.
Tờ VnExpress cho hay "Theo lời bác sĩ, ca mổ kéo dài 2 tiếng đã thành công, anh Hoàng được nắn chỉnh xương, nối 2 đoạn gãy bằng ốc vít."
Trước đó, chiều hôm thứ Sáu, tờ VietNamNet đưa tin chi tiết cho hay:
"Vào khoảng 15h30 ngày 14/3 anh Nghiêm Duy Hoàng... đang điều khiển xe máy biển kiểm soát 29H1 - 048.16 lưu thông qua ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì bị một chiến sĩ trong tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội ra dấu hiệu yêu cầu dừng xe.
Tờ báo mạng cho biết thêm: "Vì không đội mũ bảo hiểm nên anh Hoàng đã bỏ chạy. Lập tức có một người mặc thường phục đuổi theo. Khi xe anh Hoàng dừng lại thì có một người mặc sắc phục cảnh sát dùng dùi cui lao ra để chặn lại
"Rất nhiều người dân chứng kiến sự việc đã vô cùng bức xúc khi chứng kiến sự việc trên. Họ nói sẵn sàng đứng ra làm chứng về sự việc chiến sỹ công an dùng dùi cui vụt vào người vi phạm giao thông"
VietnamNet
"Khi xe vừa dừng lại, một cảnh sát mặc sắc phục, trên áo có logo của lực lượng cảnh sát dùng dùi cui lao ra chặn lại và vụt vào mặt anh Hoàng khiến anh bị thương nặng, ngất xỉu. Người dân đã đưa nạn nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn."
VietnamNet trích lời bác sỹ điều trị của ông Hoàng nói bệnh nhân "nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương ở vùng mặt, cổ và lưng. Đặc biệt, phía gò má bên trái bị gãy xương, mất máu rất nhiều."

'Vô cùng bức xúc'

Tờ báo mạng phản ánh: "Rất nhiều người dân chứng kiến sự việc đã vô cùng bức xúc khi chứng kiến sự việc trên. Họ nói sẵn sàng đứng ra làm chứng về sự việc chiến sỹ công an dùng dùi cui vụt vào người vi phạm giao thông."
Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam thường xuất hiện nhiều tin, bài về nạn bạo hành do công an thực hiện đối với người dân.
Nhiều báo chính thức và báo mạng phản ánh đã xảy ra 'hàng trăm vụ' được cho là cảnh sát đã "hành hung, tra tấn, đánh chết dân" với mức độ báo động, trong đó có nhiều vụ gia đình các nạn nhân cáo buộc người nhà của họ đã "thiệt mạng ngay tại đồn công an" do bạo hành của nhà chức trách.
Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng
Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng rước di ảnh của ông đòi công lý
Nhiều cáo buộc cho hay nạn bạo hành và lạm dụng bạo lực, chức trách "khi thi hành công vụ" của cảnh sát với dân còn diễn ra với "tần xuất khá phổ biến" ở các lực lượng tham gia giữ trật tự ở đô thị như "cảnh sát giao thông", "cảnh sát cơ động."
Đầu năm ngoái, phiên tòa xử nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh tội vì tội làm chết người trong khi thi hành công vụ đã kết thúc với mức án bốn năm tù giam cho bị cáo, bao gồm mười tháng tạm giam trước đó.
Ông Ninh ra tòa vì cáo buộc đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu năm 2011, với nạn nhân được cho là chỉ vi phạm lỗi nhỏ khi "không đội mũ bảo hiểm" trong lúc "ngồi sau xe ôm" nhưng đã phải trả giá bằng mạng sống.
Gần đây, một số luật sư nói với BBC rằng họ ' Bấmngạc nhiên' hoặc băn khoăn về một dự thảo nghị định bị đặt vấn đề là có khả năng "vi hiến" khi cho phép cảnh sát được quyền nổ súng trước hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Mặc dù Bộ Công an đang đề xuất cho phép công an “nổ súng trực tiếp” nếu có dấu hiệu “tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng,” ý kiến của luật sư cho rằng luật này có thể bị lạm dụng dẫn tới vi phạm "quyền được sống", đe dọa "an toàn tính mạng" của công dân được quy định trong Hiến pháp.
Một số bình luận của dư luận trên mạng cũng bày tỏ quan ngại khi cho rằng dự thảo này có thể làm "trầm trọng thêm" tình trạng "lạm dụng bạo lực," "bạo hành" của cảnh sát vốn được cho là đã khá phổ biến với người dân thường.

Dân đi tù ‘vì cắn công an phường’



Cập nhật: 13:42 GMT - thứ tư, 20 tháng 11, 2013chia sẻ
Sự việc xảy ra vào ngày 30/11/2012
Tòa phúc thẩm tại TP. HCM giảm án cho một phụ nữ về tội "Chống người thi hành công vụ".
Truyền thông trong nước cho hay bà Nguyễn Thị Thanh Xuân trước đó kháng cáo án tù ba năm vì xô xát với dân quân và công an cách đây một năm.

Báo Công an Nhân dân mô tả những tình tiết giảm nhẹ mới so với mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên là có phần “quá nghiêm khắc”.Bà Xuân 25 tuổi đã có một số hành động bao gồm cả việc “cắn" một dân quân và một phó trưởng Công an phường tại Quận 10, TP HCM khi tổ công tác tiến hành xử lý việc gia đình buôn bán lấn chiếm lòng đường vỉa hè.
“Thấy cửa hàng bán hoa T-X số 70-72 Hồ Thị Kỷ (mẹ bà Nguyễn Thị Thanh Xuân) bày bán lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông Tổ công tác liền nhắc nhở nhưng những người này không nghe.
“Vì vậy, Tổ công tác liền tiến hành lập biên bản vi phạm và đề nghị thu giữ 5 chiếc ghế nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Vân (mẹ bị cáo Xuân, chủ tiệm hoa T-X) không ký tên vào biên bản mà còn chửi bới,” theo báo Công An.
Báo BấmThanh Niên cho hay “những nhân viên tại đây chỉ dọn dẹp hoa, còn một số ghế nhựa vẫn để lấn chiếm xuống lòng đường” với lý do “nhiều người khác cũng vi phạm như mình”.
Trong một bài viết gửi BBC, tác giả Nguyễn Văn Đặng từ Hà Nội bàn về “Bấmvăn hóa nhà mặt tiền” đã tạo ra nếp sống ở Việt Nam và có hệ lụy tới trật tự giao thông đô thị.
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè là thực trạng xảy ra tại rất nhiều nơi, đặc biệt là các đô thị ở Việt Nam.
'Làm chết người'
Vụ án gây tử vong ông Trịnh Xuân Tùng gây bức xúc trong quần chúng.
Nhà chức trách thường dùng lực lượng hỗn hợp gồm dân phòng và công an phường để xử lý những vi phạm.
Tuy nhiên cách hành xử của giới an ninh trong một số vụ gây căng thẳng và nghi ngại giữa dân chúng và nhà chức trách.
Vụ việc được nhiều người chú ý là trường hợp một trung tá công an Bấmbị xử tù 4 năm vì tội "Làm chết người khi thi hành công vụ".
Ông Trịnh Xuân Tùng bị chết sau khi bị suy hô hấp, suy tuần hoàn sau chấn thương cột sống cổ kèm theo liệt tủy sau khi bị một trung tá bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông và bị đưa về đồn.
Mới tháng Chín năm nay Tòa sơ thẩm TP Nha Trang, Khánh Hòa, xử công an viên Nguyễn Trọng Hiếu 9 tháng tù vì tội Gây thương tích khi thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu, 27 tuổi, nguyên công an viên xã Diên Khánh, Khánh Hòa, trong khi phối hợp tuần tra giao thông hồi tháng 4/2010 đã đuổi theo một nam thanh niên vì người này không đội mũ bảo hiểm.
"Trong quá trình truy đuổi, ông Hiếu đã dùng gậy giao thông đánh vào vai gáy thanh niên tên là Huỳnh Tấn Nam làm anh này mất thăng bằng ngã xuống lề đường quốc lộ.
"Anh Nam bị thương tích 77%, xếp loại thương tật vĩnh viễn," truyền thông Việt Nam cho hay.
Đầu tháng 11 năm nay, một công dân ở Hà Nội nói với BBC về điều ông gọi là bị Bấmgãy xương sườn khi có 10 công an còng tay và đánh hội đồng trong đồn công an phường Thụy Khuê.
Ông Trương Văn Dũng nói ông từng bị "đánh" bốn lần từ trước tới nay trong đó có lần ông bị chảy máu đầu ở trại giam Lộc Hà khi đi biểu tình chống Trung Quốc.

Kiều hối đã chán địa ốc



Gần 70% lượng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh trong những tháng đầu năm, khi các kênh đầu tư khác, như bất động sản, chứng khoán… không còn hấp dẫn.
Kieuhoi
Ước tính, gần 70% lượng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh
trong những tháng đầu năm
Trong thời kỳ hoàng kim của chứng khoán và bất động sản, các thị trường này đã thu hút lượng kiều hối rất lớn. Năm 2011, bất động sản là lĩnh vực hút kiều hối nhiều nhất, với 4,7 tỷ USD, chiếm 52% tổng doanh số kiều hối chuyển về Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý là, trong năm 2009 – 2010, khi lạm phát của Việt Nam tăng tới 17 – 19%/năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải nâng lãi suất tiết kiệm để hút tiền vào.
Chính lãi suất tiết kiệm tăng, nhất là với lãi suất tiền gửi ngoại tệ, đã thu hút lượng lớn kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam để nhờ người thân gửi tiết kiệm.
Thế nhưng, hiện nay, các thị trường chứng khoán, bất động sản èo uột, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, nên không còn sức hút đối với dòng kiều hối.
Trong tình hình như vậy, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh được xem là hiệu quả hơn. Do vậy, trong 9 tháng đầu năm, các lĩnh vực này đã thu hút gần 70% tổng lượng kiều hối.
Tính chung, thu hút kiều hối trong năm nay vẫn tăng trưởng khá. Lãnh đạo một công ty kiều hối tại TP.HCM cho biết, doanh số kiều hối chi trả của Công ty trong 10 tháng qua vẫn tương đối khả quan và khả năng hoàn thành được kế hoạch xây dựng cho năm nay. Dự kiến, công ty này sẽ đạt mức tăng trưởng doanh số chi trả kiều hối thêm 20% so với mức đạt được của cả năm trước là 1,6 tỷ USD.
“Nhiều kiều bào gửi tiền về Việt Nam để cùng người thân mở nhà hàng hoặc đầu tư các công trình khách sạn nghĩ dưỡng…, thay vì đổ vào kênh đầu tư cổ phiếu như trước, do chứng khoán giảm”, lãnh đạo công ty kiều hối trên nói.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng, nhà đầu tư hiện vẫn chưa tin vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản và chứng khoán, nên vẫn chưa tập trung vốn vào đây. Thay vào đó, vốn chảy nhiều vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, hộ gia đình.
Theo đánh giá của ông Minh, với hàng tỷ USD kiều hối chảy vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được xem là nguồn vốn vàng trong lúc này, nhất là khi doanh nghiệp đang gặp những khó khăn nhất định nếu được sự hỗ trợ cơ hội phát triển sẽ tốt hơn.
Ông Phan Huy Khanh, Tổng giám đốc Sacombank cũng cho hay, trong lúc này, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, kể cả với vốn vay. Vì thế, khi nguồn kiều hối chảy vào lĩnh vực này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp.
Thùy Vinh 
Theo Báo Đầu Tư

Làm phòng máy lạnh nuôi… lợn !!



Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

“Năm 2011, khi vợ tôi quyết định cho lợn ở phòng lạnh thì gia đình tôi vẫn chưa ai được hưởng thụ máy điều hoà. Cha con tôi không hề tự ái chuyện đó. Tôi tin ở quyết định của vợ. Và thực tế chứng minh vợ tôi đã đúng”.
Anh Trần Đình Nhơn
anh-chi-Chuc-1
Chị Chúc chăm sóc đàn lợn trong trại nuôi có trang bị máy lạnh.
Lập gia đình, chồng làm ở xã, lương ba cọc, ba đồng, chị Chúc làm đủ thứ việc mà gia cảnh vẫn túng bấn. Khi 3 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống càng khó khăn hơn. “Trong đầu tôi lúc nào cũng suy nghĩ phải làm cái gì đó để chồng con bớt túng thiếu, chứ sống thế này khổ quá”- chị Chúc kể.
Đưa hoa cúc về đồi hoang
Một lần lên Đà Lạt thăm người quen, thấy bà con ở đây trồng hoa cung cấp cho cả nước, chị nghĩ sao mình không mua giống về quê trồng. “ND quê tôi trồng trọt đã quen nhưng trồng hoa thì chưa bao giờ. Nhiều người can lắm nhưng tôi vẫn quyết tâm làm”. Chị mua giống hoa cúc về quê kiếm đất trồng thử. Trồng qua vài vụ là chị quen và quyết định?thuê 13.500m2 đất lâu nay để hoang trong thời hạn 50 năm để làm trang trại. Thuê được đất, cả nhà mừng lắm, đổ công sức, tiền bạc cải tạo thành trang trại trồng hoa cúc. Mùa hoa nở, cúc vàng rực cả một vùng, ai nhìn cũng thích. Đến năm 2003, mỗi lứa cúc chị trồng tới 3 vạn cây. Mỗi năm trồng 2 lứa, lãi hàng chục triệu đồng.
Thấy chị trồng cúc, nhiều người ở địa phương trồng theo. Diện tích cúc lớn hơn, nhưng khách hàng lại ít dần. Không bán sỉ cho khách hàng ngay tại trang trại được, chị mang hoa xuống chợ Đà Nẵng bỏ mối. 12 giờ đêm chị theo xe chở hoa xuống Đà Nẵng giành chỗ bán. “Nếu đi trễ, những chỗ thuận tiện người ta giành hết, mình không có chỗ bán, hoa bầm giập, hỏng hết” – chị kể. Thấy tình hình sản xuất và mua bán không còn thuận lợi, chị Chúc quyết định thôi trồng cúc.
Lắp máy lạnh nuôi lợn
Nghỉ trồng hoa hôm trước, hôm sau chị đã bàn với chồng việc nuôi lợn gia công cho Công ty C.P Đà Nẵng. Công ty đưa ra nhiều điều kiện về quy trình nuôi, về xử lý môi trường rất nghiêm ngặt, chị chấp nhận hết. Chị vét hết vốn liếng, mượn thêm bạn bè và vay ngân hàng 400 triệu đồng (lãi suất 21%/năm) đầu tư 2 trại nuôi lợn. Để đảm bảo môi trường, chị làm hầm biogas xử lý chất thải. Công ty C.P Đà Nẵng đến kiểm tra, thấy đáp ứng yêu cầu, cấp con giống, thức ăn chăn nuôi… cho chị. Lứa đầu, chị nuôi 700 con.
Anh Trần Đình Nhơn – chồng chị Chúc kể: “Lúc đi bán hoa ở chợ Đà Nẵng nghĩ đã vất vả nhưng không ngờ nuôi lợn còn vất vả hơn. Khi trước, thức chỉ nửa đêm về sáng và chỉ trong mấy ngày là thu hoạch xong hoa, còn bây giờ thức trắng cả đêm, mà thường xuyên như vậy. Hơn nửa tỷ bạc bỏ ra, không chăm lo, lỡ có chuyện gì không biết đi đâu mà sống. Nuôi được 1 năm, đến năm 2006 gặp bão Xangsane, 2 trại cái sụp, cái đổ… vợ chồng ngồi nhìn mà rơi nước mắt”.
Khi ấy, anh Nhơn đã nản lòng nhưng chị Chúc thì không. Chị lại vay mượn bạn bè sửa sang, đầu tư và nuôi lợn trở lại. Liên tiếp mấy năm sau, không có thiên tai, đàn lợn phát triển tốt, tiền nuôi gia công được trả cao nên nợ ngân hàng và bạn bè lần lượt được chị trả hết. Năm 2011, chị đầu tư thêm một trại nuôi thứ 3 quy mô lớn, và đặc biệt là trại có gắn hệ thống làm lạnh –mô hình chăn nuôi chưa hề có ở Hoà Tiến vào lúc đó. Trại này nuôi được 800 con, trang bị hệ thống cho ăn, cho uống tự động…
Các vật liệu xây dựng trại, như hệ thống làm lạnh, tủ điện, quạt điện, trần laphông, bạt chịu lực… đều được mua từ nước ngoài. Hệ thống xử lý nước thải của trại này gồm 6 hầm tự hoại, chất thải sẽ đi qua từng hầm, mỗi hầm mỗi lượt xử lý, để không còn ô nhiễm. Chị đã đầu tư 1,3 tỷ đồng hoàn thành trại 3 này, tính ra chi phí làm trại có hệ thống máy lạnh tốn gấp 2,5 lần so với trại thường.
“C.P Đà Nẵng không ép tôi phải làm trại lạnh. Tôi nghĩ, làm trại lạnh, lợn sẽ được chăm sóc tốt hơn (luôn ở trong nhiệt độ thích hợp 25-30 độ, bất kể nhiệt độ bên ngoài thế nào), ít dịch bệnh hơn, do đó năng suất cao hơn. Ngoài ra, làm trại lạnh sẽ triệt tiêu hoàn toàn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm mùi hôi” – chị Chúc lý giải.
Chị Chúc nói không ngoa. Chị xây ngôi nhà mới ngay bên trại 3 này. Vợ chồng, con cái và cả cháu nội của chị ở đó. Khách đến đây hoàn toàn không thấy mùi hôi, tiếng ồn dù ở bên cạnh 800 con lợn. Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến Nguyễn Đình Anh nhận xét: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chúng tôi lo lắng nhất là tiêu chí về môi trường. Nhờ những người có ý thức chăn nuôi tốt như chị Chúc mà xã chúng tôi đã nhanh chóng hoàn thành tiêu chí này”.
Chị Chúc đã được đền đáp xứng đáng. Nuôi lợn trại thường, 1kg thịt C.P trả chị 1.800 đồng tiền gia công, trong khi với trại có hệ thống máy lạnh, chị được trả 3.000 đồng/kg. Ngay năm đầu tiên đưa trại lạnh vào hoạt động, thu nhập gia đình chị đã lên nửa tỷ đồng, gấp đôi mấy năm trước.
Khải Phong
Theo Dân Việt


Long An: Bất công với gia đình liệt sĩ, ưu tiên “đại gia”



Published on November 21, 2013   ·   No Comments
 
Một gia đình liệt sĩ, làm nghề đưa đò ngang  từ lúc còn chiến tranh cho đến nay. Từ một bến đò nhỏ, họ đầu tư nâng cấp thành chiếc phà chở được 30 người. Họ làm ăn tuân thủ pháp luật, đưa khách an toàn… Vậy mà, họ phải giao bến lại cho một “đại gia”.
 DSC_0005_DXOO.JPG
Bến đò Chợ Kinh
Gia đình liệt sĩ đưa đòGia đình ông Phạm Thanh Lợi (ấp Chợ, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) là gia đình liệt sĩ. Bà Phan Thị Huấn (mẹ ông Lợi) thuộc diện có công với cách mạng, được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến.
Gia đình bà Huấn sống bên sông Cần Giuộc, thời con gái bà từng đưa rước chiến sĩ qua sông.
Bà Huấn lớn lên với nghề đưa đò qua sông, một bên là ấp Chợ, bên kia là xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc. Ban đầu chỉ là con đò nhỏ, bà con quen gọi là đò Chợ Kinh.
Sau ngày miền Nam giải phóng, bà Huấn và các con tiếp tục đưa đò. Được sự cho phép của chính quyền địa phương, gia đình bà Huấn đầu tư nâng cấp dần phương tiện chuyên chở, bến bãi, đến nay thành chiếc phà nhỏ chở được 3 tấn – 30 khách.
Báo cáo của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Cần Đước (tháng 6.2013) về tình hình hoạt động của bến đò Chợ Kinh nêu rõ: “Chấp hành tốt các quy định trong việc kinh doanh vận tải khách ngang sông”.
Trong suốt mấy chục năm hành nghề, gia đình bà Huấn chưa hề để xảy ra tai nạn hay bị xử phạt điều gì. Nghề đưa đò nuôi sống cả gia đình.
Ưu tiên cho “đại gia”
Ngày 25.6.2013, UBND huyện Cần Giuộc ra công văn số 535/UBND-KT&HT với nội dung: Cho Cty TNHH Long Phi Vân (Q.11, TPHCM) đầu tư nâng cấp, khai thác bến khách bến đò Chợ Kinh.
Công văn giải thích rõ, do chủ bến hiện tại (bà Huấn) sử dụng tàu gỗ không an toàn, cần thay bằng phà sắt chở từ 49 khách và 10 tấn trở lên. Vì vậy, phải ngừng cấp phép cho bà Huấn và giao cho Cty TNHH Long Phi Vân đầu tư nâng cấp, khai thác.
Công văn ghi: “Cty TNHH Long Phi Vân có trách nhiệm hỗ trợ các chi phí đối với chủ cũ, do đã đầu tư xây dựng bến”. Vậy là gia đình bà Huấn bỗng dưng bị mất phương tiện làm ăn, nuôi sống cả gia đình.
Ông Phạm Thanh Lợi (con bà Huấn) đã gửi đơn khiếu nại, nêu rõ: Nếu UBND huyện Cần Giuộc có chủ trương đầu tư nâng cấp bến đò thì thông báo cho chủ đang khai thác để đầu tư. Hoặc ít nhất, UBND huyện Cần Giuộc phải tổ chức đấu thầu khai thác bến, khi đó gia đình ông phải được tham gia đấu thầu một cách bình đẳng với mọi người, chứ không thể giao ngang cho Cty TNHH Long Phi Vân. Thậm chí, nếu phải giao bến thì chủ mới phải bồi hoàn hợp lý chi phí xây dựng bến cho gia đình ông, chứ không thể chỉ “hỗ trợ”!
Liên quan tới vụ việc, phía huyện Cần Đước lại có cách xử lý khác hẳn, có tình có lý. Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Cần Đước đề xuất: UBND huyện nên mời chủ bến thông báo chủ trương nâng cấp bến đò. Nếu chủ bến không đáp ứng được thì UBND huyện tổ chức đấu giá. Trường hợp Cty TNHH Long Phi Vân trúng thầu thì lúc đó mới có quyền đề nghị nâng cấp bến.
Ngày 5.7, Chủ tịch UBND huyện Cần Đước – ông Nguyễn Quý Tính – kết luận: Khẩn trương nâng cấp bến và phương tiện; trước hết ưu tiên cho gia đình bà Huấn…
Vậy là, chỉ một chuyện bến đò Chợ Kinh mà 2 huyện có 2 cách giải quyết khác nhau; đến nay, sự việc trên vẫn chưa ngã ngũ, làm cho gia đình liệt sĩ phải điêu đứng!
Trung Ngôn 
Theo Lao Động


Chiêu gian lận của đại lý vé máy bay



Các mẩu tin rao bán vé Tết rẻ hơn bình thường đang tái xuất trên cộng đồng mạng thời gian gần đây, hấp dẫn những hành khách ít kinh nghiệm.
download
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng chuyền tay nhau cảnh báo một hình thức lừa đảo không mới nhưng lại nở rộ vào mỗi dịp sắp Tết. Vì vé Tết luôn đắt hơn bình thường, hầu như không có vé rẻ, nên nhiều kẻ gian lợi dụng tâm lý “thèm” khuyến mãi của khách hàng để trục lợi.
Theo đó, những người này rao bán trên mạng vé máy bay Tết rẻ hơn bình thường và liên hệ với hành khách có nhu cầu. Nhiều người chủ quan nhờ các đại lý đặt vé, lại càng thấy yên tâm khi nhận được vé thật và kiểm tra với hãng thấy vé không có vấn đề gì.
Thực tế hiện nay Vietnam Airlines cho phép người đặt mua hoàn vé (với hạng vé thường trở lên), hoặc Vietjet Air cho phép đổi tên – chỉ cần mất vài trăm nghìn tiền phí. Lợi dụng kẽ hở này, một số đại lý sau khi bán vé cho khách đã âm thầm đi trả vé hoặc đổi tên vé để bán cho người khác. Vì họ là người đặt, nên việc trả vé, hoặc đổi tên đều hợp lệ. Chỉ khi ra đến sân bay, hành khách mới ngã ngửa rằng vé của mình không còn hiệu lực.
Một chiêu khác của đại lý là canh được vé rẻ, nhưng báo giá với khách cao hơn để ăn chênh lệch. Trên tấm vé máy bay không ghi giá vé, nên hành khách không biết giá vé thực tế là bao nhiêu. Khách mua có thể được nhận hóa đơn (tờ IR), nhưng đại lý đã sửa thông tin giá vé trên tờ này.
Với hình thức gian lận này, hành khách vẫn được vé và lên máy bay như bình thường, nhưng họ chịu thiệt một khoản chênh khá lớn và chỉ biết khi muốn đổi trả vé.
Vietnam Airlines đã ra nhiều hình thức phạt, cảnh cáo với các đại lý gian lận giá vé, nhưng hiện tượng này vẫn không có chiều hướng giảm. Thậm chí nhiều đại lý “cãi” rằng đây là điều hiển nhiên, khi họ đã mất công canh vé rẻ thì có quyền ăn thêm chút chênh lệch – ngoài số hoa hồng mà hãng đã chi.
Gần đây, một chiêu thức khác đang ngày một nở rộ là làm tên giả cho hành khách đi máy bay. Lợi dụng tâm lý ham vé rẻ, đại lý đã thuyết phục khách chịu “thay tên đổi họ” trong tờ giấy xác nhận nhân thân. Đổi lại, khách mua được vé rẻ mà đại lý đã canh từ trước với họ tên người mua do họ bịa sẵn.
Với hình thức gian lận này, khách không bị thiệt hại gì nếu lên máy bay trót lọt. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan an ninh hàng không đang ngày một siết chặt kiểm tra đối với hành khách đi lại bằng giấy xác nhận nhân thân. Từ cuối tháng 3 đến nay, các nhà chức trách đã phát hiện gần 30 trường hợp dùng tên giả đi máy bay. Khi bị phát hiện, khách chịu phạt một triệu đồng mỗi người.
Do việc xin cấp phép mở đại lý bán vé cấp dưới hiện nay khá dễ dàng, có hiện tượng đến gần Tết số lượng đại lý vé mở ra lại nở rộ rồi đóng lại sau khi mùa Tết kết thúc. Trong số đó, không ít đại lý mở ra chỉ để đi lừa đảo. Ngoài những hình thức trên, các đại lý gian dối còn nhiều chiêu ăn tiền khách hàng. Ví dụ, đại lý mua vé cho hành khách bằng tài khoản VISA “chùa”. Dù vé này là vé thật, nhưng nếu hãng hàng không phát hiện vé mua bằng tài khoản ăn cắp trên mạng sẽ bị hủy. Một số đại lý khác lại giữ chỗ, thu tiền của hành khách rồi không xuất vé, hoặc có xuất vé nhưng không nộp lại tiền cho hãng nên vé bị hủy.
Để tránh hiện tượng lừa đảo, ăn chặn tiền, hành khách được khuyên nên đến các phòng vé của hãng, hoặc đại lý lớn có uy tín. Ngoài ra, họ cũng cần cảnh giác với các lời chào mời mua vé lẻ trên mạng, chỉ mua khi người bán hoặc đại lý thực sự có uy tín trên cộng đồng.
Thanh Bình
Theo Vnexpress 


Thịt hổ’ giá bèo bao vây trường học



Đi học về, đứa cháu gái học lớp 2 hớn hở hỏi: “Dì ăn thịt… hổ không?”.
“Thịt hổ”, thịt bò khô, cá viên chiên không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan
“Thịt hổ”, thịt bò khô, cá viên chiên không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan.
 
Tưởng đùa, ai ngờ nó dúi vào tay tôi gói “thịt hổ” màu sắc sặc sỡ, nhơn nhớt dầu mỡ thấm cả ra ngoài bao bì. Thấy lạ, tôi hỏi và được biết, “thịt hổ” bán ở các hàng quà vặt gần trường. Cháu còn kể thêm: “Các bạn lớp con ngày mô cũng mua, một gói 2 ngàn đồng, không chỉ thịt hổ mà còn có cả thịt bò khô, xúc xích, cá viên chiên cũng chỉ 2 ngàn đồng”.
Qua quan sát, gói “thịt hổ” có nhãn hiệu là Hổ Kaka được làm từ… đậu nành! Bao bì, nhãn mác có chữ Trung Quốc và kèm phụ đề bằng tiếng Việt. Để thêm phần tin tưởng, cả 2 mặt đều có dòng chữ “Bao bì đã được cấp bằng sáng chế, không được bắt chước”, mặt sau còn được dập mã vạch và bảng thành phần dinh dưỡng rõ ràng. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng không cụ thể khi chỉ có dãy số bị in mờ, phần vỏ dễ bị bóc tách, lớp mực in nhanh phai và không hề có bất kỳ dấu chứng nhận nhập khẩu của ban ngành liên quan. Bên trong, sản phẩm “Hổ Kaka” màu nâu, bê bết mỡ, có mùi hăng hắc của ngũ vị hương, dai và vị lờ lợ.
Một quầy hàng trước cổng trường tiểu học rất “hút” học sinh
Một quầy hàng trước cổng trường tiểu học rất “hút” học sinh.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các món quà vặt bán trước cổng trường tiểu học, mầm non trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện nay rất hấp dẫn trẻ em vì có màu sắc sặc sỡ, hình ảnh minh họa thú vị, kiểu dáng đa dạng và cũng khá rẻ.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, đóng hộp và bảo quản cẩu thả vẫn được bày bán tràn lan. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em – đặc biệt là ở cấp tiểu học. Vì vậy, phụ huynh nên khuyên bảo con em và hạn chế mua quà vặt trước cổng trường. Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để giải quyết tình trạng này.
Theo Thành Chung 
Ha Tĩnh Online

Anh trai cõng hai em bị thương chạy trốn trong đêm


Nghe tiếng kêu khóc, Nghĩa chạy lên thì thấy hai em người bê bết máu. Cậu liền cõng, dìu hai em suốt quãng đường dài để kêu cứu.
Cậu bé 15 tuổi chưa hết thảng thốt kể lại sự việc
Cậu bé 15 tuổi chưa hết thảng thốt kể lại sự việc.
Em Nguyễn Văn Nghĩa (sinh năm 1998, ngụ ấp Thuận Nam, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, Long An), người duy nhất chứng kiến cảnh cha và các em bị nạn, khá gầy gò so với tuổi 15. Sự hoảng sợ, buồn bã, lo lắng vẫn còn hằn rõ trên khuôn mặt thơ ngây.
Nghĩa kể, tối hôm đó, mẹ không về nhà, bốn cha con vẫn sinh hoạt như thường lệ. Ăn cơm xong, cha Nghĩa là anh Nguyễn Văn Điền (sinh năm1965) mắc màn ngủ cùng hai con trai nhỏ, một bé 9 tuổi, bé còn lại mới 4 tuổi. Nghĩa nằm một mình ở nhà dưới.
Khoảng 2h sáng 5/11, đang say ngủ, Nghĩa bỗng giật mình tỉnh giấc bởi nghe tiếng các em khóc trên nhà. Không thấy cha nói gì, sợ có chuyện chẳng lành, cậu vội chạy lên xem. Vừa bước vào phòng, người anh cả kinh hoàng trước cảnh tượng hai em mình nằm sõng soài trên nền nhà, máu me đầy người, miệng kêu la thảm thiết.
Vừa lúc đó, người cha từ trong buồng bước ra, không nói không rằng, đi về phía sau nhà. Nghĩa cố kêu cha quay lại đưa các em đi viện nhưng không thấy trả lời. Cậu bé 15 tuổi đành gắng sức bế em bé 4 tuổi lên, đồng thời nâng đỡ đứa em 9 tuổi, động viên "Em cố gắng, anh em mình ra ngoài đường, anh kêu người đưa hai đứa đi bác sĩ".
Ra đến hiên, Nghĩa thấy cha đứng trên nóc nhà. Cậu năn nỉ cha xuống, đưa hai em đi bệnh viện nhưng người cha vẫn không trả lời. Trước tình trạng nguy kịch của các em, Nghĩa đành tự thân vận động, đứa bế trước ngực, đứa dìu sau lưng, ra khỏi nhà. Lúc đó, đứa em út đã mê man, nằm thiêm thiếp trong tay anh.
Cậu em thứ hai máu me đầy người, xiêu vẹo bám vào anh trai, lết đi. Ba anh em lần mò men theo đường ruộng để ra đường lớn. Được chừng 500m, cậu em thứ hai cũng khuỵu xuống, nói: "Anh ơi, em không đi nổi nữa đâu". Em út thì đang lả đi trên tay, cậu bé 15 tuổi rơi nước mắt: "Em ráng bám vào cổ, anh cõng ra ngoài đường, ở đây thằng út chết mất".
Trong đêm tối, cậu bé 15 tuổi đã đưa được cả hai em vượt qua hơn 1 km đường ruộng, tìm về nhà bà nội.
Người chú ruột kể lại: "Lúc đó khoảng hơn 3h sáng, tôi nghe tiếng gọi: 'Nội ơi, nội ơi!'. Ra mở cửa, thấy thằng anh tay bế thằng út, lưng cõng thằng thứ hai, máu me đầy người. Thằng Nghĩa chỉ nói được mỗi câu: 'Chú út ơi!' rồi ngã vật ra nhà".
Nhớ lại cảnh tượng lúc đó, mắt Nghĩa đỏ hoe: "Em ôm thằng nhỏ phía trước, thằng lớn đu ở phía sau. Đường đi gập ghềnh lại tối. Hai đứa nặng quá, em lết từng bước, mệt đến mức nhiều lúc tưởng đi không nổi. Nhưng nghĩ đến hai em sẽ chết, em sợ quá, vừa cố gắng bước, vừa khóc. Em cũng chẳng nhớ mình đến nhà nội khi nào, chỉ biết khi tỉnh dậy, mọi người bảo hai em đã được đi viện rồi".
Sau khi đưa hai bé nhập viện Cần Giuộc, một người cháu trong gia đình được cử quay lại nhà để tìm người cha hai bé. Gọi mãi không thấy đâu, dùng đèn pin của điện thoại soi, người cháu ngã ngửa khi thấy cha của hai đứa trẻ be bét máu, nằm ở trước sân. 5h sáng 5/11, cả ba cha con nạn nhân đều được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) để điều trị.
Đứa con út vào viện trong tình trạng nguy kịch
Đứa con út vào viện trong tình trạng nguy kịch.
Sáng hôm sau vụ việc, được cấp cứu kịp thời, bé 9 tuổi đã tỉnh, nhưng hoảng loạn chưa thể nói chuyện. Bé út và người cha vẫn mê man bất tỉnh. Các bác sĩ cho biết 3 nạn nhân đều nhập viện trong tình trạng chấn thương sọ não, đa chấn thương nghiêm trọng.
Sau khi xảy ra vụ việc, vợ chồng người em út của nạn nhân Điền phải bỏ cả nhà cửa, lên Sài Gòn chăm anh và các cháu. Chia sẻ về hoàn cảnh của anh trai, người em này khá rụt rè: "Anh Điền lấy vợ cách đây gần 20 năm. Chị dâu nhỏ hơn anh tôi cả mười mấy tuổi. Thời gian đầu, gia đình khá hạnh phúc. Anh Điền khỏe mạnh còn chị dâu thì nhanh nhẹn. Nhà không có đất, vợ chồng anh ấy đi thuê ruộng của người ta về làm. Tuy chưa phải có của ăn của để nhưng kinh tế cũng không đến nỗi khó khăn".
Theo người em, mọi chuyện đang yên ấm, bỗng nhiên cách đây khoảng 3 năm, anh Điền có biểu hiện lạ, hay cười vô cớ hoặc nói chuyện một mình. Từ người đàn ông tháo vát, trụ cột gia đình, anh trở thành người lầm lì, chậm chạp. Người vợ lo lắng đưa đi khám bác sĩ, tá hỏa khi biết chồng mình bị "rối loạn thần kinh".
Từ đó, anh Điền liên tục phải uống thuốc điều trị. Có thuốc, bệnh tình còn thuyên giảm một phần. Chẳng may hết thuốc, chưa kịp mua, anh lại lên cơn. Tuy bị bệnh như vậy, nhưng theo đánh giá của người em, anh trai mình rất hiền, không làm hại ai. Những lúc khỏe khoắn, anh Điền vẫn chăm chỉ làm lụng, chỉ có điều chậm chạp hơn xưa. Chạy chữa nhiều nơi tốn nhiều tiền, bệnh không khỏi, gia đình đành đưa anh Điền về nhà tự điều trị.
Cậu con cả cũng nhận xét về cha: "Ba con tuy bị bệnh, chậm chạm nhưng vẫn chăm chỉ, hàng ngày, ngoài bó chổi đi bán cho người ta, ba còn đi làm ruộng. Mẹ con đi làm công nhân, việc nhà ba con đều làm hết. Đối với bọn con, thỉnh thoảng ba cũng nóng nảy, la mắng nhưng hầu như không bao giờ đánh bọn con".
Từ khi chồng bị bệnh, người vợ trẻ thay thế trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình. Đồng lương công nhân eo hẹp nhưng với mức sống miệt vườn, vẫn là thu nhập chính để duy trì 5 miệng ăn. Tuy nhiên, bắt đầu từ đây, nhiều mâu thuẫn nảy sinh. Thời gian vợ anh Điền làm trong nhà máy, những người quen cùng làm chung thường xì xào về mối quan hệ trên mức tình bạn của chị với một đồng nghiệp cùng phân xưởng.
Nhiều người còn quả quyết đã bắt gặp họ đi chơi tối cùng nhau. Nghe điều tiếng không hay về chị dâu, gia đình người em chồng cũng đôi lần bóng gió nhắc nhở. Thế nhưng, chị dâu một mực khẳng định: "Người ta đặt điều chứ tôi với anh ta chỉ là bạn bè".
Mối nghi ngờ đã lâu nhưng người trong gia đình không ai dám nói với anh Điền, sợ anh bực tức, bệnh tình lại nặng thêm. Tuy nhiên ngày 4/11, một người họ hàng nhà chồng tận mắt trông thấy người vợ đi chơi với "nghi can". Được nhắc nhở nhẹ nhàng, một lần nữa, vợ anh Điền khăng khăng: "Chúng tôi chỉ là bạn".
Quá bực bội, không suy nghĩ thiệt hơn, ngày hôm sau, người họ hàng này bèn đem chuyện nói lại với anh Điền. Nghe nghi vấn vợ mình ngoại tình, người chồng chỉ lặng im, hồi lâu mới hỏi "Sao biết lâu rồi mà bây giờ mới nói với tôi?". Rồi không chờ nghe giải thích, khuyên răn, anh bỏ vào nhà ngồi như hóa đá. Tối hôm đó, không hiểu vì lý do gì, người vợ không về. Đến đêm thì xảy ra vụ việc kể trên.
Người em út anh Điền chia sẻ: "Việc người ta đồn chị dâu có quan hệ bất chính, gia đình tôi đã nghe từ lâu. Nhưng ai cũng mới thấy chị ấy đi chơi, còn họ quan hệ với nhau mức độ đến đâu thì tôi không được biết. Song là người nhà, chúng tôi cũng đôi lần nhắc nhở. Chị ấy nói, không có chuyện đó nhưng rồi đâu vẫn đóng đó, vẫn đi chơi, qua lại với nhau.
Hiện giờ anh tôi chưa tỉnh, gia đình cũng chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Cháu Nghĩa cũng chỉ thấy hai em bị thương, rồi thấy ba đứng trên mái nhà, nghi là nhảy lầu, chứ không ai nhìn thấy anh ấy hành hung các con. Tuy nhiên, qua xét đoán sự việc từ đầu đến cuối, tôi nghĩ có lẽ anh mình bệnh tật, nghe chuyện vợ ngoại tình, suy nghĩ quẩn, mới nảy sinh ý định sát hại các con rồi tự vẫn".
Khi được hỏi suy nghĩ của mình về sự việc, cậu bé 15 tuổi lí nhí: "Con nghe người ta nói, mẹ có người khác, chắc ba buồn quá, ba phát bệnh...". Theo người em trai, từ khi anh Điền bị bệnh, kinh tế gia đình ngày càng khó khăn, mảnh ruộng nhỏ cấy hái không đủ thóc gạo ăn. Công việc hàng ngày của anh giờ chỉ là bó chổi để bán. Người vợ đi làm công nhân, lương không đủ nuôi 3 đứa con ăn học. Để đỡ đần cha mẹ, cậu con cả đã quyết định nghỉ học, tìm việc làm kiếm tiền, lo cho các em được học tiếp.
Nghĩa cho biết: "Con nghỉ học hơn một tháng rồi, đi rửa xe thuê cho người ta, mỗi ngày được trả 100.000 đồng nhưng chưa lĩnh. Hôm bữa, bố và các em bị nạn, con đã xin ứng trước 3 triệu đồng để đóng viện phí".
Người em trai anh Điền tâm sự, phía bệnh viện yêu cầu đóng viện phí cho hai cháu hết 5 triệu đồng, gia đình đã xoay xở được. Nhưng để chữa trị cho người cha, các bác sĩ yêu cầu ứng viện phí 17 triệu đồng. Gia đình hết tiền, đành rao bán mảnh ruộng 500 m2.
Khi này, gia đình mới biết, trước đó cần tiền chữa bệnh, anh ấy đã cầm ruộng lấy 2 chỉ vàng, giờ có bán cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Vận động họ hàng, anh em mỗi người góp một ít mới được 10 triệu. "Tuy nhiên, nghe bác sĩ nói, 3 bố con bị rất nặng, đây chỉ là ứng viện phí ban đầu. Nếu có chữa chạy được, tốn kém phải lớn hơn số đó rất nhiều. Tôi lo quá. Nhà người ta có một người đi viện là cả nhà lao đao. Nhà tôi nay có đến 3 người nằm viện, đều trong tình trạng nguy kịch, giờ chẳng biết xoay xở, trông mong vào đâu", anh này chia sẻ.
Theo Pháp luật Việt Nam