THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 September 2013

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bất ngờ tuyên bố giải nghệ


Sau những ồn ào liên quan đến phát ngôn gây chấn động làng giải trí Việt vừa qua, vị nhạc sĩ 74 tuổi đột ngột tuyên bố rút lui khỏi sân khấu.


Vừa phải trải qua một khoảng thời gian đầy sóng gió nên nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã xuất hiện tại buổi họp báo giới thiệu liveshow 10 năm ca hát của nhạc sĩ Quang Hà vào chiều 4/9 tại TP.HCM với vẻ mặt khá mệt mỏi.
Trong buổi họp báo, ông đã chính thức tuyên bố sẽ rút lui khỏi làng nhạc. Tuy nhiên, vì đã nhận lời góp mặt trong đêm nhạc của Quang Hà từ rất lâu trước đó nên đây cũng sẽ lần cuối cùng khán giả có cơ hội được nghe tiếng đàn của ông, được nhìn thấy ông trên sân khấu.
"Tôi sẽ trở về với cây đàn cũ kỹ của mình, đó là nơi tôi tìm thấy niềm vui", nhạc sĩ Nguyễn Ánh xúc động cho biết. "Tôi sẽ rất nhớ các khán giả, nhưng giờ tôi đã tuổi cao sức yếu rồi, cũng không làm được gì nhiều nữa", vị nhạc sĩ đáng kính nói.
Nguyễn Ánh 9, showbiz, Đàm Vĩnh Hưng
Trước đó, khi nhận được câu hỏi vì sao ông lại tham gia vào chương trình này, có phải vì ông đánh giá cao giọng hát của Quang Hà hơn những tên tuổi khác? nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chia sẻ thẳng thắn rằng ông nhận lời vì rất thương Quang Hà, còn nói về giọng hát của nam ca sĩ này thì vẫn còn rất nhiều nhược điểm.
Qua đây, ông cũng gửi lời nhắn nhủ Quang Hà cũng như các ca sĩ khác rằng người hát hay là người hát bằng trái tim chứ không phải bằng cái đầu. "Bởi chỉ có tiếng hát từ trái tim mới đến được với trái tim", ông nói.
Được biết, với lần biểu diễn cuối cùng này, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cùng con trai mình là nhạc sĩ Nguyễn Quang sẽ đàm nhận vai trò Chỉ đạo Nghệ thuật và Đạo diễn âm nhạc. Chương trình sẽ diễn ra tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM vào ngày 14/9 và tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội vào ngày 27/9.
Câu chuyện ồn ào thời gian qua chắc chắn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhưng việc ông quyết định rút khỏi làng nhạc sẽ khiến cho nhiều khán giả cũng như các nghệ sĩ cảm thấy nuối tiếc.
Linh Phạm

Xã Nghi Phương: Công an bắt đầu dùng bạo lực, một học sinh lớp 12 phải nhập viện

Free Music - Free Audio - phong van anh Nhat - Nghi Ph...

VRNs (04.09.2013) – Nghệ An – Phóng viên VRNs từ Nghệ An cho biết, lúc 17 giờ: Anh Nhật, người dân tại xã Nghi Phương nói: “Có hơn 100 cảnh sát cơ động, chưa kể CSGT, công an, dân phòng… rất đông cảnh sát có mặt ở đây. Lực lượng công an có mặt ở đây để trấn áp tinh thần người dân, đánh đập người dân, đạp lên người dân và lực lượng công an dùng gậy đập vào đầu người dân bị chảy máu đầu. Có một học sinh lớp 12 bị thương nặng trong tình trạng nguy kịch và đã đưa em đi bệnh viện”.

Đến giờ này, nhà cầm quyền vẫn chưa thả người như đã hứa.

17 giờ 30: Cha Quý, Quản xứ Xuân Mỹ đang đối chất với lực lượng công an. Người dân phản đối việc công an vào nhà dân đánh người một cách vô lý. Có khoảng 20 người dân ở xã Nghi Phương bị bắt. Hiện nay, truyền thông của nhà nước đang quay phim và công an cơ động đã rút vào ủy ban xã Nghi Phương để nghe lệnh. Còn người dân yêu cầu nhà cầm quyền thả những người đã bị bắt.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nghệ An – TIN KHẨN NGÀY 04/09/2013: Theo lời hứa của chính quyền các cấp thì chiều hôm nay vào lúc 16g00 sẽ trả tự do cho 2 dân oan Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn khởi vì cáo buộc “Gây rối mất trật tự công cộng”. Lúc 14g chiều nay 04/09, các giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã có mặt tại trụ sở UBND xã Nghi Phương để nhận người thân, người anh em của họ. Một lực lượng CSGT, CSCĐ, chó nghiệp vụ, và đông đảo dân quân tự vệ đã được bố trí tập trung tại UBND xã Nghi Phương nhằm trấn áp, đe doạ tinh thần người dân.
Một lực lượng CSGT, CSCĐ, Côn đồ, chó nghiệp vụ, và đông đảo dân quân tự vệ đã được bố trí tập trung tại UBND xã Nghi Phương nhằm trấn áp, đe doạ tinh thần người dân.

Tình hình đang rất khẩn thiết kính xin các cơ quan ngôn luận, dưới báo chí, truyền thông công lý quan tâm và sớm vào cuộc để bảo vệ công lý sự thật và an nguy cho người dân.

15h30: Lực lượng cảnh sát đã trực tiếp dùng vũ lực, xả hơi cay và đàn áp người dân

Hiện tại lực lượng Công an và côn đồ rất đông, họ đã bắt đi 7 thanh niên giáo dân xứ Mỹ Yên

16h: Tin cho biết công an huyện Nghi Lộc đang điều động quân lên đàn áp giáo dân tại xã Nghi Phương, Dân quân các xã lân cận đã nhận lệnh xuất quân.

16h30: Một số phụ nữ đã bị đánh trọng thương, tình hình rất khẩn cấp. Công an đã dùng bạo lực để đàn áp giáo dân

Xin được nói thêm Nhà quyền tỉnh Nghệ An, Chủ tịch huyện Nghi Lộc, UBND xã Nghi Phương đã hứa 16h ngày hôm nay họ sẽ trả người. Nhưng nhà cầm quyền họ đã nuốt lời hứa và đã dùng công an, côn đồ, chó nghiệp vụ để đàn áp giáo dân kg một tấc sắt trong tay, và họ yêu cầu quyền lợi một cách ôn hòa.

16h50 nhiều giáo dân bị đánh trọng thương...

17h: Hiện tại theo tin chúng tôi vừa xác minh được thì đã có 7 người bị đánh trọng thương, gồm anh Nguyễn Văn Văn, anh Nguyễn Văn Điệp ,xóm 6 xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ an

17h:15: Chúng tôi vừa xác minh được thầy giáo lý viên Nguyên Văn Trung bị chém vỡ đầu, hiện giờ thầy đang được các xơ dòng mến thánh giá bang bó.

17h:20: Công an đã bắt đi rất nhiều giáo dân, họ dùng 2 xe bọc kín chở đi. Đặc biệt có một em học sinh phổ thông bị đánh rất trọng thương, có thế không qua khỏi.

17h:30: Chúng tôi xác đinh được em học sinh phổ thông bị đánh nguy kịch đó tên là Tam.

Hiện nay các giáo xứ bên cạnh đang kịp thời kéo về ứng cứu cho bà con giáo dân xứ Mỹ Yên gồm Giáo Xứ Ngọc Luyện, giáo xứ Bình Thuận và giáo xứ Mẫu Lâm.

Thông tin chúng tôi vừa nhận được thì nhà cầm quyền Nghê An đang huy động thêm 500 cảnh sát các loại đến đàn áp người dân và ngăn chặn các ngã đường hướng về giáo xứ Mỹ yên.

18h: Chúng tôi vừa xác minh được em học sinh bị nguy kịch tính mạng đó là Nguyễn Văn Được chấn thương nặng ở đầu đang cấp cứu tại bệnh viện Xã Đoài

Tin tức chúng tôi vừa cập nhật được, hiện nay đã có gần 20 người bị đánh trọng thương đang được đi bệnh viện cấp cứu.
Lực lượng công an, côn đồ đang chấn giữ tất cả các ngã đường, họ rất hung dữ - khát máu. Một người dân đi vào lối đó và đã bị hành hung, chiếc xe Airblad của anh ta bị đập bể đầu, hiện giờ anh đang đòi công an và côn đồ bồi thường.

19h: Chúng tôi mới xác minh được 2 người trong ban Điều hành giáo xứ bị bắt đi: là ông Công và ông Hoa. Hai ông này bị công an đạp ngã và hốt lên xe chở đi

19h30: Hiện giờ nhà cầm quyền đang tiếp tục tăng cường lực lượng tiến về hiện trường. Tại giáo xứ tối nay có thánh lễ cầu nguyện cho Công lý - Hòa bình tại nhà thờ giáo xứ Mỹ Yên, đặc biệt cầu nguyện cho nhà cầm quyền biêt tôn trọng lẽ phải, tôn trọng công lý, tôn trọng quyền con người.

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất về tình hình giáo xứ Mỹ Yên, mong quý độc giả chia sẽ thông tin và hiệp dâng lời Cầu nguyện cho bà con giáo dân nơi đây


22:25 Dân chạy trốn đòn trấn áp của công an và bộ độ, nhưng bị chặn lại. Một số người dân Mỹ Yên cho rằng, trong công an rượt đuổi một số người Lương dân chặn lại để công an đánh. Thực tế không phải như vậy, đây là lực lượng công an thường phục được điều động từ cánh rừng phía sau Mỹ Yên. Họ cố tình làm vậy để gây chia rẽ lương giáo. Một số người thuộc giáo xứ Bình Thuân quan sát thấy có máy bay từ phía sau đồi
21:30 Phóng viên VRNs tại Nghệ An cho hay: Nhà cầm quyền đang điều công an từ Hà Nội vào. Tôi nhìn thấy có 3 xe biể nsố  80 chạy về hướng Nghi Phương. Và nghe được cuộc điện thoại của phó huyện Nghi Lộc là phải làm theo sự chỉ đạo của tỉnh. Quân số công an và dân phòng tậ ptrung ở huyện và các vùng lân cận lên đến trên 3000 người. Chúng đang tập trung ở sân sau công an huyện Nghi Lộc và các cơ quan xung quanh huyện. Có cả bộ đội trong đợt đàn áp này. Hiện quân đội đã nã đạn vào nhà thờ từ phía sau nhà thờ Mỹ Yên. Em Điệp 16 tuổi bị công an đánh đang trong tình trạng nguy kịch, đang trên đường chuyển ra bệnh viện Hà Nội.
 



















Công an đánh dân chảy máu
 
Công an dày đặc, trong tư thế an toàn chuẩn bị tấn công dân
 
Nhà cầm quyền viết cam kết thả người từ hôm qua, nhưng đến giờ vẫn không thả.
Nội dung cam kết thả ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải của ông Nguyễn Trọng Tạo, Chủ tịch UBND xã được chứng nhận bởi bà con xã Nghi Phương, vào ngày 03.09.2013, như sau: Hôm nay, ngày 03/09/2013, đông đảo bà con và người thân của gia đình ông Khởi và ông Hải đến UBND xã yêu cầu công an tỉnh thả ông Khởi và anh Hải về với gia đình. Trước yêu cầu của nhân dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo thay mặt UBND xã cam kết với nhân dân, sáng mai trực tiếp đề nghị với công an tỉnh thả người trước 16 giờ ngày mai (04.09.2013). Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, thì UBND xã nhận trách nhiệm trước nhân dân.
PV. VRNs Vinh và Sài Gòn

Tin nóng: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh trong tù

Tin nóng: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh trong tù


Posted on September 4, 2013 by VNHRDs


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa


Hôm nay 4/9/2013 chị Dương Thị Tân và Nguyễn Trí Dũng đi thăm anh Điếu Cày tại Trại giam số 6, Nghệ An. Cuộc gặp mặt kéo dài khoảng 20 phút. Khi Điếu Cày nói nhanh “Bác Nguyễn Xuân Nghĩa bị thằng Tiến đánh rồi” thì ngay lập tức tất cả cán bộ quản giáo đứng dậy ngắt đường dây ống nói không cho Dũng và anh Điếu Cày nói tiếp. Quản giáo nói “không được nói ra vấn đề khác”.
Được biết phạm nhân Trần Văn Tiến can tội làm gián điệp cho Trung Quốc và bị kết án chung thân.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị tách riêng sau khi thông báo qua vợ ông vụ việc Điếu Cày tuyệt thực. Việc bị đánh không loại trừ khả năng ông Nghĩa tiếp tục chịu sự trả thù của Trại giam số 6 Nghệ An.
Ngày mai bà Nga vợ ông Nghĩa sẽ tức tốc đi thăm ông.
Trong thời gian gần đây có rất nhiều tù nhân lương tâm bị đánh như Đỗ Thị Minh Hạnh, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Anh Trí, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Kim Nhàn, Hồ Thị Bích Khương.

Defend the Defenders

- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/09/04/tin-nong-nha-van-nguyen-xuan-nghia-bi-danh-trong-tu/#sthash.HudPCFAw.dpuf

Công nhân bị đánh, chích điện vì ngưng việc tập thể?

Công nhân bị đánh, chích điện vì ngưng việc tập thể?

Thứ Tư, 04/09/2013 11:31


(NLĐO) - 8 giờ ngày 4-9, hơn 3.000 công nhân Công ty May Wondo Vina ( Hàn Quốc) có trụ sở ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đồng loạt ngừng việc tập thể vì cho rằng công ty không chi tiền thưởng cho các ngày lễ 30-4, 1-5 và 2-9; chi trả phụ cấp tăng ca không thỏa đáng


Hơn 3.000 công nhân Công ty May Wondo Vina ngừng việc tập thể

Nghiêm trọng hơn, theo phản ánh của công nhân (CN), trong lúc hàng ngàn công nhân ngưng việc thì ông Phan Chí Độ, Trưởng Phòng nhân sự của Công ty Wondo Vina đã đánh công nhân. Còn phó phòng tên Diện thì giật roi điện của bảo vệ chích vào một phụ nữ đang mang thai té ngã xuống đất.


Hàng trăm công nhân vay kín phòng nhân sự Công ty May Wondo Vina
bày tỏ bất bình về việc cán bộ phòng này hành hung công nhân

 Chính vì lý do này mà một CN đã dùng tay đập bể kính phòng bảo vệ, trong khi đó, hàng trăm công nhân vây kín khu vực Phòng nhân sự yêu cầu phải đưa ông Độ và ông Diện ra cho công nhân “xử”.
Ngay sau đó, xe CSGT phải hộ tống ông Độ trở về phòng làm việc với công an huyện Chợ Gạo. Một công an huyện Chợ Gạo xác nhận có xảy ra việc cán bộ phòng nhân sự của Công ty  Wondo Vina đánh, chích điện CN.


Một nữ công nhân ngất xỉu khi ngưng việc tập thể

Do tình hình tranh chấp căng thẳng, một số CN đã ngất xỉu khi ngưng việc tập thể.
Hiện LĐLĐ và UBND huyện Chợ Gạo đã đến can thiệp tình hình, cố gắng thuyết phục CN không manh động, đồng thời làm việc với lãnh đạo công ty liên quan đến giải quyết quyền lợi của CN.
Tin-ảnh: M. Sơn

TIN KHẨN ( giáo xứ Mỹ Yên) NGÀY 04/09/2013......


TIN KHẨN NGÀY

 04/09/2013.


facebooker Bui Thị Minh Hang (vào lúc 12giờ trua giờ Paris, ngày 04/09/13)

Theo như lời hứa của chính quyền các cấp thì vào lúc 16h hơm nay họ sẽ thả tự do cho 2 dân oan Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi đã bị họ bắt cóc và cáo buộc "Gây rối mất trật tự công cộng".
Lúc 14h chiều nay 04/09, các giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã có mặt tại trụ sỡ UBND xã Nghi Phương để nhận người thân, người anh em của họ. Tuy nhiên, phía chính quyền đã huy động một lực lượng đông đảo CSGT, CSCĐ, chó nghiệp vụ, dân quân tự vệ và côn đồ đến để trấn áp, gấy hấn, đe dọa bà con nới đây.
Tình hình đang rất khẩn thiết, kính xin các cơ quan truyền thông lên tiếng bênh vực và hướng về bà con dân oan này.
Hiện tại, lực lượng cảnh sát đã trực tiếp dùng vũ lực, xả hơi cay và đàn áp bà con.
MỘT SỰ TRÁO TRỞ KHỐN NẠN CỦA MỘT CHÍNH QUYỀN BA QUE XỎ LÁ













 


18h: Con số bị đánh trọng thương đang được đưa đi cấp cứu là gần 20 người một số người bị bắt đi.
Tình hình hết sức căng thẳng.

Nữ Vương Công Lý



22:59 Người ở xứ Mỹ Yên cho hay, công an thuê côn đồ mỗi người 500 ngàn đồng để trực đêm nay và đi lại khắp xã. Anh Nhân và anh Diễu người xóm 8, xã Nghi Phương được thuê. Xóm này là xóm lương dân và hai anh này thuộc tầng lớp giang hồ trộm chó.
22:55 Sự ngông cuồng của công an cộng sản đến tột đỉnh. Sau khi đánh đuổi người dân chạy, chúng thấy trong nhà anh Văn có người, chúng xông vào đánh đâp mọi người, có người sợ quá cẩm ảnh Ông Thánh Antôn cầu nguyện, chúng bắt tháo dở bàn thờ xuống, nếu không chúng giết. Mọi người đã khóc than thảm thiết xin tha, nhưng chúng vẫn hành hạ. Hiện trường nhà anh Văn Giờ vẫn đang đẫm máu. 

FACEBOOKER Minh Hằng.

Người dân xã Nghi Phương quyết tâm đòi người



Nghệ An - Vào khoảng 8g sáng nay, ngày 03/9/2013, hai người vợ có chồng bị bắt cóc đã đến xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An để làm việc theo hướng dẫn của Công an tỉnh Nghệ An. Tại buổi làm việc sáng nay, có hai cán bộ của xã và 3 cán bộ của huyện. Tuy nhiên, những viên cán bộ này đã không trả lời được về lí do bắt cóc, giam giữ tùy tiện ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải. Thậm chí, hai viên cán bộ xã Nghi Phương còn tuyên bố là xã không liên quan đến việc bắt giữ này. Vì quá bức xúc trước việc làm mờ ám của chính quyền trong hơn hai tháng qua, thân nhân và bà con trong xã Nghi Phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương căng băng rôn, khẩu hiệu để phản đối và yêu cầu làm rõ việc bắt cóc hai thân nhân của họ.

Như tin chúng tôi đã đưa, sau 8 ngày kể từ khi ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải bị mất tích, hai gia đình bất ngờ nhận được thông báo của Công an tỉnh Nghệ An về việc bắt giữ và khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Trong hơn tháng qua, hai gia đình đã tìm mọi cách để được thăm nuôi nhưng phía Công an Nghệ an gây rất nhiều khó khăn. Trong lần thăm nuôi cuối tháng 8 vừa qua, qua hai lớp kính của nhà giam, ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải đã ôm bụng ra hiệu là mình bị đánh và thân hình rất tiều tụy.
Hiện nay hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đang bị giam giữ trái phép tại trại giam Nghi Kim, Tp. Vinh. Tuy nhiên, ngày 30/8/2013 gia đình hai ông đã đến công an tỉnh Nghệ An hỏi lí do bắt người thân của họ thì công an Nghệ An nói là do xã Nghi Phương bắt, nay lên xã hỏi thì xã lại nói là ko biết!
Theo nguồn tin của giáo dân cho biết thì trên Bộ đã có quyết định thả người nhưng huyện Nghi lộc và xã Nghi Phương vẫn chưa chịu thả. Họ còn nói Đức Cha Phaolô đã làm việc và nói nếu như sau 6 ngày chính quyền không trả người thì ngài sẽ không làm việc với chính quyền nữa mà sẽ để cho giáo dân giải quyết. Hôm nay là ngày cuối cùng.


VRNs (04.09.2013) – Nghệ An – Chính quyền chối tội và đổ tội cho nhau đã quá quen với người dân, nên dân tại xã Nghi Phương, huyện Nghị Lộc, tỉnh NGhệ An đã quyết tâm làm cho ra nhẻ, hôm 03.09.2013.
Công an bắt người như kiểu bắt cóc để khủng bố. Khi thương lượng với Tòa giám mục thì hứa đủ điều, nhưng sau đó tìm cách trả thù giáo dân, bắt bớ cách vô lý.

Công an bắt người sai pháp luật rồi ép cung bắt nhận tội là thói quen cố hữu của ngành này. Nay dân chúng không còn sợ những hành vi côn đồ nữa, nên đã công khai đòi thả người.


Nếu nhà cầm quyền không thật tâm giải quyết vấn đề này hợp tình hợp lý, thì chính nhà cầm quyền đã tiếp xăng cho ngọn lửa này !


Các cán bộ xã bị dân quản thúc, vì làm sai lại không nhận.


Cán bộ chạy trốn, dân bắt được và áp giải trở lại trụ sở UBND – chuyện xưa nay hiếm



Dân các vùng lân cận đến ủng hộ ngày càng đông


Phái đoàn Tòa giám mục Xã Đoài đến thăm dân. Một linh mục trong đoàn đang lắng nghe dân kể sự tình.

Thương lái Trung Quốc lại giở trò

Thương lái Trung Quốc thu mua cả cỏ, nấm độc khiến hàng trăm hộ dân đổ xô vào rừng sâu tìm kiếm, đối mặt biết bao hiểm nguy

Ngày 3-9, từ trung tâm huyện An Lão, tỉnh Bình Định, chúng tôi vượt gần 50 km đường núi mới đến được xã vùng cao An Toàn. Thế nhưng, tại đây chẳng thấy bóng thanh niên, người lớn đâu cả. "Họ vào rừng hái lan, hái nấm cả rồi" - một cụ già nói.

Thứ gì cũng mua
Ông Nguyễn Xuân Đào, Phó Chủ tịch UBND xã An Toàn, cho biết muốn gặp người dân ở đây thì chỉ có ban đêm vì sáng sớm họ đã mang gùi lên rừng, chiều tối mới về. Hơn 180 hộ dân với 735 nhân khẩu nhưng ban ngày, xã này chỉ có cán bộ xã, người già và con nít. "Hơn 1 năm nay, thứ gì thương lái Trung Quốc cũng mua nên người dân đổ xô vào rừng tìm hàng để bán" - ông Đào nói.
 
 
 
Bà Bùi Thị Kim Hoa giới thiệu số lan kim tuyến vừa mua được
Người dân vào rừng gặp gì thu nấy nhưng nhiều nhất vẫn là nấm linh chi và lan kim tuyến vì những mặt hàng này có giá cao. Mỗi ký lan kim tuyến được mua tại chỗ với giá 1,25 triệu đồng, còn nấm linh chi tươi cũng có giá 50.000 đồng/kg. "Tất cả đều được đầu nậu thu mua rồi bán lại cho thương lái Trung Quốc. Giá này đã bị đầu nậu bắt chẹt rồi vì tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, lan kim tuyến có giá hơn 2,5 triệu đồng/kg" - ông Đào cho biết.
Ông Đào dẫn chúng tôi đến nhà bà Bùi Thị Kim Hoa, một đầu nậu thu mua các sản phẩm ở rừng. Tại đây, đồ rừng có đủ, từ nấm linh chi, nấm chân voi, lan kim tuyến, vỏ quế... và đến cả những loại cực độc như nấm hòm. Theo bà Hoa, thương lái Trung Quốc thu mua tất tần tật, còn người dân thì có tiền là tìm bán.
Trong số những sản phẩm của rừng ở nhà bà Hoa, có một loại đen sì mà người dân nơi đây gọi là nấm hòm vì nếu ăn phải thì không có thuốc chữa, chỉ còn cách vào hòm (quan tài). "Nấm này mà còn tươi thì tôi thu vào với giá 40.000 đồng/kg. Trước đây, trong rừng cao thuộc rừng đặc dụng An Toàn có đầy nấm này nhưng nay hết rồi" - bà Hoa nói.
Gần 17 giờ, vợ chồng ông Đinh Văn Ninh mới trở về. Kết quả của một ngày đi rừng là hơn 1 lạng lan kim tuyến cùng vài cây nấm hòm, nếu bán được thì cũng chỉ 130.000 đồng. "Nguy hiểm lắm, rừng cao, rắn rết đầy, sẩy chân là bỏ mạng như chơi" - ông Ninh nói. Theo ông Ninh, trước đây, gia đình 4 người của ông Đinh Văn Rem vào rừng hái nấm, cứ nghĩ rằng bán cho người Trung Quốc để họ ăn thì mình ăn được nhưng không ngờ sau khi ăn xong, cả nhà nôn đến mật vàng, mật xanh. "May mà lần ấy không phải ăn trúng nấm hòm, nếu không thì đã bỏ mạng" - ông Ninh lo lắng.
Chẳng biết thu mua để làm gì
Người dân, kể cả cán bộ xã An Toàn, đều không ai biết thương lái Trung Quốc thu mua các sản phẩm ở rừng để làm gì. "Nấm linh chi dùng làm thuốc, lan kim tuyến thì chưng cảnh nhưng còn cỏ thông và nấm hòm thì không biết họ mua về làm gì" - ông Đinh Văn Lực, cán bộ nông lâm xã An Toàn, băn khoăn.
Ngoài bà Hoa, ở xã An Toàn còn có những người mua dạo các loại thực vật từ rừng như bà Đinh Thị Lan nhưng tất cả đều không biết mục đích thương lái Trung Quốc thu gom. Sau khi thu mua của người dân, những đầu nậu này sẽ gom hàng để bán lại cho bà Nguyễn Thị Kết (ngụ xã An Hòa, huyện An Lão) và một người tên Sơn (ngụ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Chúng tôi liên lạc với ông Sơn qua điện thoại thì được biết ông cũng mù mịt về mục đích mua hàng của thương lái Trung Quốc. "Sau khi xem hàng, nếu ưng ý thì các thương lái Trung Quốc thường ủy quyền cho người Việt đứng ra giao dịch nên tôi chẳng tìm hiểu được gì nhiều" - ông Sơn nói. Ông Sơn cho biết đã nhiều lần bị các thương lái Trung Quốc đặt hàng rồi không đến lấy nên phải bán đổ bán tháo. "Tôi tính nay mai bỏ nghề thôi..." - ông Sơn rầu rĩ.
Theo ông Nguyễn Xuân Đào, việc người dân đổ xô vào rừng thu lâm sản bán cho thương lái Trung Quốc không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đối với rừng đặc dụng mà còn ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
 
Vơ vét cả... lá dừa
Gần 1 tuần trở lại đây, tại tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một số người chuyên lùng sục đến các gia đình trồng dừa để hỏi mua với giá 1.000 đồng/lá.
Sáng 2-9, có khoảng 10 thanh niên sử dụng xe tải đến các nhà vườn ở phường Đài Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm đặt vấn đề thu mua lá dừa. Những người này chỉ mua tàu lá tươi trên cây, theo phương thức: chặt lấy 1/3 lá tính từ ngọn xuống. Trong một buổi sáng, họ đã gom được gần nửa xe tải với khoảng hơn 300 lá dừa.
Khi được hỏi mua làm gì thì những người này cho biết về bán lại cho người nuôi tôm hùm lồng để kết bè ngoài biển. Tuy nhiên, theo nhiều ngư dân, lá dừa rất dễ mục khi ngâm nước nên không thể kết bè ngoài biển. Hơn nữa, nếu làm bè thì phải dùng nguyên lá khô chứ không thể chỉ dùng 1/3 lá tươi.
Trong khi đó, nhiều nông dân khẳng định số người này đi thu gom lá dừa để bán cho thương lái Trung Quốc. "Cây dừa nếu không có tàu lá thì không thể quang hợp dẫn đến chết dần mòn hoặc không tạo trái được" - anh Định, một chủ vườn ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, cho biết.
L.Trường
Bài và ảnh: Hồng Ánh

Thuốc giá “bèo”, chất lượng kém “tràn” vào bệnh viện?

(Dân trí) - “Có những loại thuốc đầy đủ các tiêu chí đấu thầu, giá rẻ bằng 1/10 thuốc khác, thế nhưng bệnh nhân dùng thì không khỏi. Vì thế, không thể để những thuốc giá “bèo” nhưng chất lượng lại không đạt vào bệnh viện, bệnh nhân sẽ là người khổ đầu tiên”.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức thẳng thắn chia sẻ tại buổi mở thầu nhận các hồ sơ đấu thầu thuốc vào BV Việt Đức theo hướng dẫn mới về đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện.
 
Lần đầu tiên báo chí được tham dự công khai buổi mở thầu thuốc tại BV. Ảnh: H.Hải
Lần đầu tiên báo chí được tham dự công khai buổi mở thầu thuốc tại BV. Ảnh: H.Hải
“Tự bắn vào chân” nếu nhập thuốc rẻ, kém chất lượng!
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Việt Đức là bệnh viện đầu ngành ngoại khoa, có những bệnh nhân phải mổ 3 - 5 lần. Vì thế, thuốc vào bệnh viện phải là thuốc tốt, giá hợp lý. Còn ham rẻ, đấu thầu thuốc rẻ thì chính người bệnh khổ, bởi thuốc chất lượng không tốt không thể nào chữa bệnh được. Cụ thể, một bệnh nhân nam bị viêm phúc mạc sau mổ cắt túi mật ở bệnh viện tuyến tỉnh vừa được chuyển lên bệnh viện Việt Đức ngày 29/8. Dù đã được mổ cấp cứu, được chỉ định dùng một loại kháng sinh tương đối tốt nhưng đến hai ngày bệnh nhân vẫn không cắt được sốt, bụng vẫn chướng lên và buộc phải thay một loại kháng sinh khác. Ngay sau khi dùng một ngày bệnh nhân đã cắt sốt, tỉnh táo, bụng xẹp.
Giám đốc BV Việt Đức cũng bày tỏ, với riêng bệnh viện Việt Đức, nếu cũng chấm thầu theo đúng thông tư về hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế (có hiệu lực từ tháng 6/2012) của Bộ Y tế, các loại thuốc muốn trúng thầu phải có giá thành thấp nhất, thì để lo cho toàn bộ số thuốc dùng từ nay đến hết năm 2014, BV chỉ phải chạy khoảng 150 tỷ. Nhưng nếu lấy đúng thuốc để chữa được bệnh cho bệnh nhân tại BV Việt Đức thì số tiền sẽ tăng gấp đôi.
“Rõ ràng, chấm thầu cho thuốc có giá thành thấp, tiền sẽ ít đi. Về mặt quản lý, chúng tôi rất muốn chi ít tiền. Nhưng chúng tôi là những người chịu trách nhiệm cho tính mạng bệnh nhân, đứng trước sự sống - chết của người bệnh, chúng tôi không thể làm thế được. Bởi những thuốc này nếu trúng thầu vào bệnh viện, có dùng cho bệnh nhân thì cũng không khỏi bệnh. Như thế, chúng tôi có tội với người bệnh”, ông Quyết thẳng thắn bày tỏ.
 
TS Quyết cho rằng, cùng là loại thuốc với hoạt chất giống nhau, hàm lượng giống nhau,
TS Quyết cho rằng, cùng là loại thuốc với hoạt chất giống nhau, hàm lượng giống nhau, cùng đủ tiêu chuẩn tham gia dự thầu nhưng Hội đồng tư vấn sẽ xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn thuốc tốt, giá hợp lý chứ không thể chọn thuốc rẻ, hiệu quả kém. Ảnh: H.Hải
Ông Quyết lấy dẫn chứng về một loại thuốc kháng sinh Ciprofloxacin, cùng tiêm tĩnh mạch, một loại hoạt chất, hàm lượng 200mg/100ml nhưng một loại thuốc có nguồn gốc từ Châu Âu sản xuất có giá đến 80.000 đồng/lọ, trong khi lọ thuốc còn lại chỉ có giá bang 1/10. “Về mặt pháp lý, cả 2 loại thuốc này đều đã được cấp phép vào Việt Nam, đều có đầy đủ điều kiện dự thầu, cùng được chấm thang điểm kỹ thuật trên 70, nghĩa là đủ điểm dự thầu vào BV nên đương nhiên loại thuốc giá rẻ hơn được chấm trúng thầu. Đã có bệnh viện, sau khi “chấm” thuốc giá rẻ này thì đã không thể dùng cho người bệnh vì chất lượng quá kém, không đáp ứng điều trị. Vì thế, nếu cứ áp dụng cứng nhắc theo quy định của Thông tư 01 về đấu thầu thuốc vào BV thì chẳng khác nào tự bắn vào chân mình”, ông Quyết phân tích. 

Chọn thuốc tốt, người bệnh đỡ khổ
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc BV Việt Đức, cho biết, bệnh viện vẫn thực hiện đấu thầu thuốc theo thông tư 01, tuy nhiên, quan điểm của BV là phải ưu tiên các loại thuốc có chất lượng tốt, có hiệu quả điều trị chứ không phải ưu tiên giá.
Theo thông tư 01 về hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế (có hiệu lực từ tháng 6/2012) của Bộ Y tế, các loại thuốc muốn trúng thầu phải có giá thành thấp nhất. Thực hiện theo hướng dẫn này, nhiều tỉnh đã tiết kiệm được 20 - 30% chi phí tiền thuốc so với các năm. Tuy nhiên, một điều đáng báo động cũng được đặt ra, đó là bệnh nhân đáp ứng điều trị chậm.
Giám đốc BV Việt Đức cũng cho rằng, thuốc là một mặt hàng đặc biệt nên phải có tiêu chí chấm thầu riêng. “Chúng ta không phải vì mục đích giảm giá thuốc nhằm trấn an dư luận mà phải đặt mục tiêu chữa được bệnh, đưa giá thuốc về giá hợp lý của thực tế. Nhà nước, Bộ Y tế cũng không khuyến khích chúng ta lấy thuốc rẻ mà không chữa được bệnh. Vì thế, tôi quán triệt là mua được thuốc đúng, giá hợp lý, không bao giờ được mua thuốc kém chất lượng”, ông Quyết khẳng định.
Cũng theo Ban giám đốc BV Việt Đức, những năm qua, BV Việt Đức luôn đặt tiêu chí thuốc tốt, giá hợp lý, chú ý đến từng mục đích sử dụng. Trong nhiều năm qua, Việt Đức đã chọn được giá hợp lý mà thuốc tốt vì đã có hội đồng đấu thầu thuốc với đầy đủ các chuyên gia của các lĩnh vực để phân tích thuốc nào tốt, thuốc nào không tốt.
TS Quyết bày tỏ: “Không dùng thuốc tốt rất nguy hiểm, vừa kéo dài thời gian điều trị, tăng gánh nặng cho người bệnh, vừa khó giảm tải được bệnh viện. Có một số thuốc bảo hiểm rất ủng hộ BV lấy thuốc hãng, thuốc đắt nhưng hiệu quả.
Với những loại thuốc đắt tiền này, BV Việt Đức có những quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Ví như những loại thuốc có giá trị trên 200 ngàn/ đơn vi thuốc đều được đưa vào danh mục để bác sĩ điều trị biết giá. Và khi kê đơn sẽ có đơn vị kiểm soát kê đơn. Đã từng có bác sĩ bị phạt vì kê đơn thuốc đắt tiền, dẫn đến tình trạng nhiều bác sĩ khác e dè trong chỉ định. Chúng tôi luôn chủ trương phải điều trị theo tình trạng bệnh chứ không phải là vượt quá chi phí điều trị”.
Hồng Hải

Hàng ngàn người... đổi họ vì cán bộ viết “ngọng”



Ở xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, có đến hàng ngàn người mang họ Nguyễn. Trong khoảng 10 năm gần đây, rất nhiều người bị mang họ “Nguyển” do cán bộ xã cấp giấy khai sinh… viết sai chính tả. Sai sót nhỏ trong giấy tờ không ai phát hiện ra trong gần thập kỷ qua, nay dẫn đến phiền phức lớn khi các con cháu họ đến tuổi nhập học.

Phiền phức từ một dấu hỏi lạc lối
Họ Nguyễn là một trong những họ đông dân nhất ở Việt Nam, từ bao đời nay người dân luôn biết chữ Nguyễn được viết bằng dấu ngã. Tuy nhiên, do sơ suất trong lỗi chính tả, một cán bộ xã chuyên làm giấy khai sinh cho người dân trong xã lại mắc một sai lầm không giống ai.
 
Một giấy khai sinh có họ Nguyển
Một giấy khai sinh có họ "Nguyển"
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch xã Phú Thịnh cho biết, ông Nguyễn Hòa Khởi vào làm cán bộ Tư pháp, Hộ tịch của xã Phú Thịnh từ năm 1994 cho đến năm 2005. Trong công việc ông luôn hoàn thành tốt, không gây phiền hà gì đến ai. Cho đến khi những người dân họ Nguyễn bắt đầu thấy được sự phiền hà khi có việc dùng đến giấy khai sinh của mình.
Trong suốt hơn mười năm làm việc ở xã, mỗi lần khai sinh cho một đứa trẻ mang họ Nguyễn ông đều viết sai họ, từ Nguyễn trở thành Nguyển. Điều đặc biệt là bản thân của ông cũng mang họ Nguyễn nhưng không hiểu vì lý do gì mà ông lại có sự nhầm lẫn tai hại đến như thế.
Những đứa trẻ ra đời từ năm 1994, vào thời điểm ông Khởi nhậm chức có cha họ Nguyễn thì hầu hết đều bị ông Khởi làm giấy khai sinh sai. Lý do vụ việc không được phát hiện sớm là vì người dân khi nhận giấy khai sinh cũng không xem rõ ràng, cho đến khi con em đi học thì có trường hợp nhà trường không để ý cứ nhận bình thường, nhưng cũng có trường hợp phát hiện và yêu cầu người nhà cải chính lại.
Điều đáng nói ở đây là chỉ có giấy khai sinh của những người họ Nguyễn viết sai thành Nguyển, trong khi sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân thì lại viết đúng.
Giấy khai sinh ít khi được sử dụng hơn so với hai loại giấy tờ kia nên sự việc mới kéo dài cho đến tận bây giờ người ta mới phát hiện ra. Vị cán bộ Tư pháp kia cứ thế viết họ Nguyễn trở thành Nguyển trong suốt thời gian mình làm việc tại xã mà không biết mình đang vô tình khai sinh thêm dòng họ mới.
Ông chủ tịch xã cho biết, để sửa chữa trong giấy khai sinh người mang họ “Nguyển” cần mang giấy khai sinh của cha để chứng thực họ của mình mới được xã xác nhận rồi mang lại lên huyện để sửa đổi.
Nghe qua tưởng chừng như cũng khá đơn giản nhưng có những trường hợp lại rơi vào cảnh oái ăm, khi cả giấy khai sinh của cha và con đều viết sai Nguyễn trở thành Nguyển. Điển hình là trường hợp của em Nguyễn Thanh Danh (SN 1996) ngụ ấp Phú Ninh, xã Song Phú (thời điểm khi xã Phú Thịnh và Song Phú chưa tách xã), giấy khai sinh của em Danh được ông Khởi cấp vào thời điểm năm em sinh và bị viết sai họ thành “Nguyển”.
Tuy nhiên, sự việc được phát hiện chỉ vào mấy tháng vừa qua, khi tốt nghiệp THPT xong, em muốn thi vào một trường dạy nghề trong tỉnh, lục lại giấy tờ khai sinh của mình để nộp hồ sơ vào trường mới thì mọi chuyện mới vỡ lẽ: Họ của em trong giấy khai sinh không đúng với họ trong sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân.
Nghiêm trọng hơn, cha của Danh, ông Nguyễn Văn Ghi (sinh năm 1965)  trước đây bị mất giấy khai sinh, khi làm lại cùng thời điểm với con trai nên nay trong giấy khai sinh mới của ông cũng mang họ Nguyển. Nay người con đối chứng với cha thấy giống nhau nên hai cha con ông Danh không biết kêu ai để được mang lại họ Nguyễn của mình.
Nhiều hàng xóm dọa ông Ghi nếu không đổi được họ của mình thì có nguy cơ sẽ phải đổi họ cho cả mấy đứa con trở thành họ “Nguyển”. Ông Ghi bức xúc nói: “Từ hồi nào đến giờ họ Nguyễn ai cũng biết là phải viết dấu ngã chứ có ai mang họ “Nguyển” bao giờ.
Bây giờ xã làm sai mà cha con tôi phải khốn đốn thế này. Nhà trường không chịu nhận hồ sơ của con trai tôi, không cho con trai tôi thi nếu không sửa được họ. Mấy tháng nay tôi hết lên huyện rồi xuống xã, nhưng thủ tục rườm rà quá, tôi lại ít học đâu biết gì, phải nhờ thằng cháu giải quyết, vất vả nhiều lắm mà không biết có được không nữa”.
Sau khi “cha đẻ” của dòng họ Nguyển nghỉ việc ở xã thì cũng đúng lúc những đứa trẻ được ông cấp giấy khai sinh tên tuổi bắt đầu nhập học, phiền toái nảy sinh. Từ trường hợp cha con ông Ghi, người dân trong xã lo lắng, vất vả rủ nhau lên xã xuống huyện cách nhau mấy chục cây số để sửa lại họ của mình. Nhưng không phải ai cũng được đổi do nhiều thủ tục lằng nhằng.
Đã có gia đình chấp nhận lấy họ Nguyển
Vì thiếu hiểu biết và mong muốn cho con được thi đại học một cách suôn sẻ, gia đình của anh Nguyễn Văn Cường (SN 1971), ngụ ấp Phú Hữu Tây, xã Phú Thịnh đã chấp nhận đổi hết thành viên trong gia đình thành họ “Nguyển”. Anh Cường cho biết, khi làm khai sinh cho hai đứa con thì đều được ghi đúng họ Nguyễn. Nhưng khi con gái ông là Nguyễn Thị Thúy An (SN 1995) chuẩn bị thi đại học thì sự sai sót mới được phát hiện.
 
Cô bé Thúy An chấp nhận mang họ “Nguyển” để kịp thi đại học.
Cô bé Thúy An chấp nhận mang họ “Nguyển” để kịp thi đại học.
Trước ngày thi vài ngày, để chắc chắn giấy tờ không có việc gì cản trở việc thi cử của mình, An lấy hết giấy tờ của mình và cha mẹ để so sánh đối chiếu xem như thế nào thì phát hiện họ của cha trong giấy khai sinh cũng bị viết sai thành “Nguyển”.
Trong khi lúc đó, chỉ còn vài ngày nữa là đến kì thi đại học, để tránh mọi phiền toái có thể xảy ra, cả nhà quyết định đi sửa lại giấy tờ cho đúng. Nhưng để xác minh lại chính xác họ của anh Cường thì rất phức tạp, trong khi đó tờ giấy khai sinh của anh lại bị viết sai, nếu muốn chứng minh đúng thì phải tìm giấy khai sinh của cha anh đã mất từ lâu.
Đắn đo mất mấy ngày, cuối cùng anh quyết định đổi hết họ của mình và hai đứa con trong sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân thành “Nguyển” để theo đúng với giấy khai sinh của con gái. Mất hai ngày xuống huyện, lên xã, cuối cùng anh cũng đổi được như ý muốn để con gái yên tâm thi đại học.
Với quyết định của mình, anh Cường không biết những phiền toái mà mình và con cái sau này sẽ gặp phải. “Ở Việt Nam, từ lâu họ Nguyễn dã là một họ nổi tiếng với nhiều vĩ nhân, anh hùng dân tộc. Ai cũng biết họ Nguyễn được viết bằng dấu ngã chứ không phải là dấu hỏi.
Mọi chuyện ban đầu có thể diễn ra bình thường suôn sẻ, con gái anh có thể thuận tiện khi đi thi đại học mà không vấp phải trở ngại nào, nhưng sau này khi giới thiệu tên của mình, thì anh và hai con sẽ phải kèm chú thích là họ “Nguyển” chứ không phải Nguyễn”, một hàng xóm nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch xã Phú Thịnh cho biết thêm, vụ việc sai sót trong khâu cấp giấy khai sinh cho người dân trong xã đang được sửa chữa lại khi những ai có yêu cầu. Giải thích sự sơ suất của vị cán bộ Tư pháp, ông bảy cho biết, ông Khởi hiện đã ngoài 60 tuổi. Vào thời điểm những năm 1990, khi lực lượng cán bộ có trình độ học vấn không nhiều, vị cán bộ kia cũng không được học hành bài bản nên xảy ra sai sót.
Trong thời gian ông Khởi làm việc, do nhận thức của dân còn kém nên không ai phàn nàn về chuyện viết sai họ, nên mọi chuyện cứ thế tiếp diễn mà không được sửa chữa. “Vụ việc được phát hiện khi ông Khởi đã nghỉ việc nên cũng khó để kiểm điểm hay nhận trách nhiệm. Hiện tại chúng tôi rất mong người dân thông cảm vì sơ suất này, và sẽ hết sức tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân lấy lại họ của mình”, Chủ tịch xã Phú Thịnh cho biết.
Theo Xa lộ pháp luật

82 người chết vì tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ



(Dân trí) - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong 3 ngày nghỉ lễ (31/8 - 2/9), trên cả nước xảy ra 198 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 82 người và bị thương 117 người.

Một vụ TNGT ở TP.HCM (ảnh minh họa: Trung Kiên)
Một vụ TNGT ở TP.HCM (ảnh minh họa: Trung Kiên)
 
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho hay, trong tổng số 198 vụ TNGT, đường bộ chiếm tới 197 vụ làm chết 81 người và bị thương 117 người, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 67 vụ, giảm 34 người chết nhưng số người bị thương lại tăng 23 người; TNGT đường sắt xảy ra 1 vụ làm 1 người chết (so với cùng dịp này năm ngoái giảm 3 vụ, 3 người chết và 2 người bị thương).
Cũng theo ông Hiệp, ngoài vụ TNGT ở Phú Thọ làm 10 người chết khi đang hiếu kỳ đứng xem tai nạn, các địa phương khác không xảy ra vụ TNGT nào nghiêm trọng.
Nói về nguyên nhân xảy ra TNGT, ông Hiệp cho biết: “Có tới 40% vụ TNGT xảy ra do bia rượu, còn lại là do lấn làn và các lỗi vi phạm Luật giao thông khác”.
Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã tiếp nhận hàng trăm ca tai nạn, trong đó số trường hợp bị chấn thương nặng, chấn thương sọ não do TNGT cũng tăng nhiều so với ngày thường.
Cụ thể, từ 31/8 đến 1/9, Khoa Cấp cứu (BV Việt Đức) đã tiếp nhận 270 trường hợp khám cấp cứu, trong đó khoảng 200 trường hợp cấp cứu do TNGT và sinh hoạt. Riêng trong sáng 2/9, BV đã tiếp nhận gần 60 bệnh nhân cấp cứu, trong đó có tới 35 trường hợp cấp cứu do TNGT.
Được biết, nhiều bệnh nhân được chuyển đến BV trong tình trạng bị thương rất nặng, chấn thương sọ não, đa chấn thương… trong đó nguyên nhân chủ yếu là do va chạm hoặc tự ngã trong lúc tham gia giao thông.
C.N.Q

Độn đá vào nho Ninh Thuận, kiếm lợi chục triệu/tháng



Lấy đá độn vào nho, lấy nho hư, nho bệnh trộn lẫn với nho đạt chất lượng nhằm kiếm lời bất chính, hành vi gian lận này đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu nho Ninh Thuận.

Một công đoạn không thể thiếu trước khi đưa mặt hàng nho ra thị trường là khâu đóng gói và phân loại. Với mặt hàng nho được xếp loại 1, chùm còn nguyên, quả nho bắt mắt, tại thời điểm này các tư thương bán với giá không dưới 20.000 đồng/kg. Còn những chùm nho bị xếp xuống loại 2, loại 3, với những quả rời rạc, chùm nho thưa thớt, giá chỉ còn một nửa so với giá nho loại 1. Và để bán được, người bán hàng phải dùng những sợi dây để xâu chuỗi, biến nho rời thành một chùm nho nguyên vẹn.

Với cách làm như vậy, nhìn bên ngoài, khách hàng sẽ không dễ phân biệt đâu là nho loại 1, đâu là nho loại 2. Sự phân biệt đó càng khó khăn hơn nếu như người mua vội mua, người bán vội bán. Và đã có không ít người lợi dụng điều này trà trộn nho xấu với nho tốt, mang lên bán trên tàu. Thậm chí đã xảy ra trường hợp có người lấy đá độn vào giữa chùm nho để cân nặng hơn thực tế.

Kiểu bán hàng gian dối đang làm ảnh hưởng tới thương hiệu mặt hàng nho Ninh Thuận (Ảnh: VTV News)
Kiểu bán hàng gian dối đang làm ảnh hưởng tới thương hiệu mặt hàng nho Ninh Thuận (Ảnh: VTV News)

Phản ứng của một số hành khách trên các chuyến tàu khi mua phải nho Ninh Thuận từ những người bán hàng lừa lọc được đăng tải trên các trang mạng xã hội, đã khiến cho không ít người ngại ngần khi chọn mua loại đặc sản này. Chính kiểu làm ăn gian dối đó đã làm cho không ít người kinh doanh buôn bán chân chính cũng bị vạ lây.

Theo quan sát của nhóm phóng viên VTV, tại ga Tháp Chàm (Ninh Thuận), có không dưới chục người thường mang nho lên bán trên tàu. Họ mua vé hẳn hoi và do được phép mang theo 20 kg hành lý, nên những người bán hàng này lách được quy định nghiêm cấm bán hàng rong trên tàu. Mua một vé tàu chỉ 50.000 đồng, nhưng nếu bán được 20 kg nho, họ có thể thu lãi đến 200.000 - 300.000 đồng.

Trước thực tế thương hiệu nho Ninh Thuận đang bị ảnh hưởng bởi những người làm ăn bất chính, Hiệp hội nho Ninh Thuận cũng bày tỏ sự lo ngại, nhưng giải quyết triệt để kiểu kinh doanh này lại phụ thuộc vào ngành chức năng, trong khi đây lại là hành vi mua bán nhỏ lẻ, không dễ kiểm soát.
 
 
 

Theo VTV

Pics : Giao thông kẹt cứng vì đường lại thành... sông !


(Dân trí) - Cơn mưa lớn trong chiều tối 3/9 đã khiến nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng, đặc biệt hàng ngàn người dân đã đứng chờ nước rút mới đi tiếp khiến giao thông trên đường Hòa Bình quận 11 bị ù ứ nghiêm trọng.
 >>  TPHCM: Mưa 30 phút, “sông” lại về phố

Theo ghi nhận của PV Dân trí, cơn mưa lớn vào chiều 3/9 đã khiến nhiều tuyến đường như: Hòa Bình, Lạc Long Quân (quận 11),  Tân Hóa (quận 6), Đồng Đen (quận Tân Bình)… bị ngập nặng. Tuyến đường bị ngập nặng nhất trong đợt mưa lớn này là đường Hòa Bình đoạn trước công viên Văn hóa Đầm Sen. Do tuyến đường bị ngập sâu nên nhiều người dân đã không dám lưu thông tiếp mà ngồi chờ nước rút khiến giao thông 2 đầu đường Hòa Bình bị kẹt xe nghiêm trọng. Đến 20h cùng ngày toàn bộ tuyến đường Hòa Bình vẫn như một khúc “sông”.
Toàn bộ tuyến đường Hòa Bình như một khúc sông
Toàn bộ tuyến đường Hòa Bình như một khúc sông
Toàn bộ tuyến đường Hòa Bình như một khúc sông
Toàn bộ tuyến đường Hòa Bình như một khúc sông
Hàng ngàn người dân ngồi chờ nước rút khiến giao thông kẹt cứng
Hàng ngàn người dân ngồi chờ nước rút khiến giao thông kẹt cứng
Hàng ngàn người dân ngồi chờ nước rút khiến giao thông kẹt cứng
Hàng ngàn người dân ngồi chờ nước rút khiến giao thông kẹt cứng
Cảnh sát giao thông có mặt để điều tiết
Cảnh sát giao thông có mặt để điều tiết
Bì bõm dắt xe
Bì bõm dắt xe
Bì bõm dắt xe
Bì bõm dắt xe
Ô tô cũng chung số phận
Ô tô cũng chung số phận
Nước tràn vào nhà
Nước tràn vào nhà
Nước tràn vào nhà
Nước tràn vào nhà
Đắp đê
Đắp đê
Đình Thảo
 
 
Đình Thảo