THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 August 2011

Bộ Tài chính quyết định chưa giảm giá xăng dầu

Trái với mong đợi của người tiêu dùng, chiều 12/8, Bộ Tài chính khẳng định chưa giảm giá bán lẻ đồng thời hứa công khai cách tính giá và các khoản lỗ lãi.

Giấc mơ xăng giảm giá xa dần. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho biết lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành rà soát các khoản thuế, phí. Trên cơ sở theo sát diễn biến giá thế giới các đơn vị sẽ tính toán các kịch bản cụ thể cho mặt hàng xăng dầu trong thời gian tới.

"Đến thời điểm này có thể khẳng định: Giá xăng dầu sẽ được điều hành trên cơ sở ổn định - không tăng cũng chưa giảm", ông Thỏa nói. Ông Thỏa hiện đảm đương vai trò Tổ trưởng Tổ giám sát Giá xăng dầu.

Ngoài ra để tránh những hoài nghi trong dư luận, chiều nay, Bộ Tài chính sẽ công bố công khai giá cơ sở, công thức tính giá bán lẻ, các khoản thuế, phí, giá nhập khẩu, với mong muốn người tiêu dùng hiểu rõ hơn cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong thời gian.

Ông tiết lộ có nhiều thời điểm giá thế giới tăng cao, doanh nghiệp lỗ và xin điều chỉnh giá. Khi ấy, Bộ Tài chính đã yêu cầu doanh nghiệp giữ ổn định đồng thời dùng công cụ thuế để can thiệp. "Nói như vậy để thấy cơ quan chức năng luôn theo dõi sát diễn biến thị trường và có sự điều chỉnh phù hợp chứ không có chuyện doanh nghiệp muốn tăng là tăng được hay doanh nghiệp cứ báo cáo lỗ là cơ quan quản lý cho phép điều chỉnh", ông Thỏa nói thêm.

Chốt phiên giao dịch sáng nay tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu thô tiếp tục giảm nhẹ và chỉ còn 85,13 USD một thùng, sau khi đã lên tới trên 85,9 USD trong cuối ngày hôm qua. Trong khi đó, giá xăng A92 thành phẩm giao dịch tại thị trường Singapore vẫn giữ ở mức cao với trên 113,4 USD một thùng. Với giá này, sau khi cộng các khoản thuế, phí, lợi nhuận định mức... doanh nghiệp bắt đầu tiệm cận ngưỡng hòa vốn.

Tuy nhiên, theo Nghị định 84 của Chính phủ, giá bán lẻ xăng được tính trên cơ sở xăng dầu lưu thông 30 ngày. Và trong 30 ngày qua, giá xăng A92 thành phẩm lại giữ ở mức rất cao với trên 120 USD một thùng. Bộ Tài chính tính toán, với giá này, mỗi lít xăng doanh nghiệp lỗ khoảng 600 đồng. "Với mức lỗ như vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá là rất khó", ông Thỏa cho biết thêm.

Một tuần trước, khi giá thế giới ở thời điểm hạ nhiệt nhất với trên 79 USD mỗi thùng dầu thô và dưới 111 USD mỗi thùng xăng thành phẩm, doanh nghiệp đã có văn bản đề xuất tăng giá bán lẻ. Mức giá đề nghị tăng từ trên 500 đồng mỗi lít. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không thông qua đề xuất này mà yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục theo dõi diễn biến, giữ nguyên giá bán lẻ để ổn định thị trường.

Lần tăng giá bán lẻ gần đây nhất được thực hiện từ ngày 29/3. Tại thời điểm ấy khi người tiêu dùng đang đối mặt với cơn sốt giá cả hầu hết các mặt hàng, Bộ Tài chính bất ngờ ra quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu. Với mức tăng 2.000 đồng đã đưa xăng A92 lên kỷ lục mới, với 21.300 đồng mỗi lít.

Tại thời điểm ấy, Bộ Tài chính cho rằng mức tăng này vẫn chưa bù đắp chi phí vì nếu tính đúng, tính đủ, giá bán lẻ xăng còn cao hơn nữa.

Hồng Anh

Lương tối thiểu có thể tăng lên 2 triệu đồng

Theo phương án tăng lương tối thiểu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Chính phủ, từ 1/10, mức cao nhất áp dụng cho vùng một là 2 triệu đồng một tháng, thay vì đề xuất trước đây là 1,9 triệu đồng.
>Tăng lương tối thiểu: Người lao động mừng, doanh nghiệp lo

Lương lao động của Việt Nam bị cho là không theo kịp tốc độ tăng giá.
Lương lao động của Việt Nam bị cho là không theo kịp tốc độ tăng giá. Ảnh: Hoàng Hà.

So với dự kiến ban đầu, mức lương cao nhất áp dụng cho vùng một tăng thêm 100.000 đồng. Phương án đề xuất Chính phủ trước đây và tại thời điểm lấy ý kiến các đơn vị chức năng có liên quan, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mức lương tối thiểu áp dụng cho vùng 1 (nơi tập trung các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM) là 1,9 triệu đồng, sau đó được nâng lên thành 2 triệu đồng.

Cơ quan này cho rằng phương án lương tối thiểu mới được căn cứ trên nhiều yếu tố như GDP, CPI và mức tiền công trên thị trường năm 2011. Theo đó, đối với vùng 2, mức lương tối thiểu dự kiến áp dụng là 1,78 triệu đồng, tăng 50.000 đồng so với dự kiến ban đầu. Còn vùng 2 vùng 3 có mức dự kiến lần lượt là 1,55 triệu đồng và 1,4 triệu đồng, giữ nguyên mức đề xuất ban đầu.

Tại thời điểm lấy ý kiến, Tổng Liên đoàn Lao động VN cho rằng, mức lương tối thiểu mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng ở trên vẫn lạc hậu quá xa so với đời sống thực tế của đại bộ phận cán bộ công nhân viên. Thậm chí, lãnh đạo cấp cao của Liên đoàn còn khẳng định ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM... mức lương tối thiểu 1,9 triệu đồng hay 2 triệu đồng là không đủ sống. Khoản thu nhập này cũng không khuyến khích được lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ tiền Lương tiền công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho hay tại thời điểm trình đề án tăng lương lên Chính phủ vẫn còn một số ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng là thấp, số khác lại nói là quá cao. Tuy nhiên, hợp chung lại, các mức kiến nghị Chính phủ được coi là hài hòa và nhận được sự đồng thuận hơn cả từ phía các bộ ngành, doanh nghiệp...

Theo ông, khi đưa ra các phương án về lương, Ban soạn thảo tính toán và lựa chọn mức hợp lý trên cơ sở ít tác động nhất đến giá cả. Bởi quy luật nhiều năm nay cho thấy, mỗi đợt điều chỉnh lương, giá một số mặt hàng lại có cớ để "té nước". Tuy nhiên, bối cảnh lạm phát hiện tại, nếu không điều chỉnh lương thì đời sống của người dân khó khăn.

Nguyên tắc xây dựng lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp không phải là chỉ là cho các đơn vị kinh doanh bình thường, có lợi thế mà còn phải tính đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là loại khối có số doanh nghiệp đông tập trung nhiều lao động.

"Phương án lương tối thiểu được chúng tôi trình trên cơ sở lấy ý kiến của các bộ ngành, đơn vị có liên quan. Quyết định cuối cùng thuộc về Chính phủ", ông Hào cho biết thêm.

Đề xuất tăng lương tối thiểu ở mọi loại hình doanh nghiệp lần đầu tiên được công bố là tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6. Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết đợt tăng này sớm hơn lộ trình 2 tháng nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động.

Hồng Anh

Sinh viên Cần Thơ dán truyền đơn: Đừng Vô Cảm!

1 nhóm blogger ở Cần Thơ đã gửi hình và tin nhắn nhờ TTXVA đăng tin như  sau:
"Bắc Kinh đang điều động số lượng lớn quân tập trung sát biên giới Việt Trung.  Hôm nay nói tập trận , còn ngày  mai ra sao, chính  là âm mưu Nam tiến chiếm đoạt đất nước hình chữ S của chúng ta.
Vào ngày Thứ Sáu 12/8/2011 anh em sinh viên Cần Thơ  chúng tôi chia nhau dán truyền đơn ở một số tỉnh miền Tây.Trước họa xâm lược đang gần kề, sinh viên Cân Thơ tiếp tay gióng lên tiếng chuông thức tỉnh nhiều người dân đang thơ ờ trước vận nước. Dậy mà đi đồng bào ơi, SƠN HÀ NGUY BIẾN xin đừng VÔ CẢM"
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

Xót xa: Người VN xếp hàng bán thận ở TQ

(Tin tuc) - Thượng tá Nguyễn Phú Thương, Phó phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP Cần Thơ, Trưởng ban chuyên án, cho biết đối với những người vượt biên bán thận, trong lúc gây mê để lấy thận, bác sĩ bên TQ có thể cắt thêm bất cứ bộ phận nào trong nội tạng như gan, tuỵ... để ghép cho người khác mà nạn nhân không hề hay biết và không biết khiếu kiện với ai.
Bên cạnh đó bất cứ việc phẫu thuật nào trong ngành y tế cũng đều có thể gặp sự cố liên quan đến tính mạng BN. Chưa kể, việc vượt biên sang TQ để bán thận tại một BV không được phép của chính phủ nước sở tại lại càng nguy hiểm hơn.
Thượng tá Thương cho biết thêm đến nay vụ án đưa người trái phép ra nước ngoài bán thận vẫn chưa kết thúc điều tra như một số báo đã đưa tin, mà đang tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 để truy bắt các nghi can còn lại.
Lúc nào cũng có cả chục người VN chờ bán thận
Sáng 11-8, PV tiếp xúc với anh Võ Văn Công (18 tuổi) và Trần Văn Đại (21 tuổi, cùng ngụ xã Đông Bình, H.Châu Thành, Hậu Giang), hai trong số 3 nạn nhân ở địa phương này vừa qua TQ bán thận trở về.
Xót xa: Người VN xếp hàng bán thận ở TQ
Vết mổ sau khi bán thận của anh Đại
Công và Đại cùng sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo, cha mẹ, anh chị em trong gia đình sống bằng nghề làm mướn. Cuối năm ngoái, có một số người từ nơi khác đến rủ sang TQ bán thận với giá 40 triệu đồng/quả. “Họ nói mỗi người có đến 2 quả thận, mất 1 quả không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, chi phí ăn uống, đi  lại được người ta lo hết; trong khi mình vừa có món tiền lớn giúp đỡ gia  đình, vừa được đi máy bay, được biết Sài Gòn, Hà Nội và cả TQ nữa, nên thích lắm”, Công nói.
Thế là Công và Đại rủ thêm Tô Văn Hải (19 tuổi, anh em bạn dì với Công) trốn nhà đi bán thận. Khi đi, họ chỉ mặc duy nhất bộ đồ trên người và trong túi của cả ba cộng lại chưa đến 200 ngàn đồng.
Họ được một người tên Văn đưa lên TP Cần Thơ nghỉ qua đêm. Sáng sớm hôm sau, ba người được đưa lên TP.HCM, sau đó bay ra Hải Phòng, rồi được một người đưa tiếp ra Móng Cái (Quảng Ninh). “Đến đây, có một phụ nữ tên Thịnh ra đón rồi dẫn xuống bến đò gần cửa khẩu. Sau đó, bà Thịnh mướn đò đưa chúng tôi sang TQ”, anh Đại nói.
Sang đến đất TQ, cả ba được một người bản địa dẫn lên xe đò, đi khoảng 1 ngày 1 đêm thì đến TP Quảng Châu. Sau đó, họ dồn cả ba vào ở trong một căn phòng rộng khoảng 20m2, trong đó có sẵn 7-8 người đến từ TP.HCM nằm chờ tới lượt bán thận. “Chúng tôi được cho nghỉ ngơi một ngày, sau đó họ đưa đến một bệnh viện (BV) lớn cách nơi ở chừng 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi được các bác sĩ khám tổng quát, làm các xét nghiệm rồi được chở về nhà trọ chờ đến lượt bán thận. Trong thời gian sống tại đây, chúng tôi không được đi ra ngoài. Họ mua thực phẩm, đồ ăn để sẵn trong tủ lạnh, chúng tôi tự nấu nướng. Khoảng một tuần sau, cả ba được một người TQ chở đến một BV lớn rồi được dẫn lên tầng 21 (tầng cao nhất), sau đó được đưa vào phòng mổ gây mê, cắt  mỗi người 1 quả thận”, Đại nhớ lại.
Gần 2 ngày sau, khi tỉnh dậy, bệnh nhân (BN) được bác sĩ cho tập ăn cháo, tập đi đứng, mặc dù vết thương còn rất đau và “khi vừa đi được thì phải xuất viện về VN ngay”. Theo lời anh Đại, nhiều người chỉ 3-4 ngày sau khi cắt thận là bác sĩ cho thuốc giảm đau rồi xuất viện, người yếu hơn nằm viện 7-8 ngày, khi vừa mới đi đứng được cũng xuất viện để theo đường dây trở về VN ngay. Trước khi xuất viện, mỗi người được bác sĩ trao một hộp thuốc, dặn khi nào thấy đau ở vết thương thì uống vào. Do xuất viện quá sớm nên cả ba về VN mới cắt chỉ vết mổ.
Anh Đại cho biết, tại nhà trọ lúc nào cũng có sẵn gần chục người từ VN sang nằm chờ bán thận...
Trở thành gánh nặng gia đình
Rời Quảng Châu, sau một ngày đêm ngồi xe đò, cả ba về đến biên giới. Họ lại được bà Thịnh ra đón, đưa trở về VN bằng đường bộ. Khi đến lãnh thổ VN, bà Thịnh  đưa tiền cho mỗi người rồi chỉ đường đi từ Móng Cái về Hà Nội. “Chúng tôi hỏi lúc đầu nói bán thận giá 40 triệu, sao chỉ đưa cho mỗi người 36 triệu thì bà Thịnh nói  phải trừ mỗi người 4 triệu đồng, gồm tiền xe, vé máy bay và ăn uống trong thời gian chờ lấy thận”, anh Công kể.
Cũng theo lời anh Công, sau khi ở Hà Nội một đêm, các anh hỏi thăm đường ra sân bay Nội Bài  rồi mua vé vào TP.HCM để về quê. “Khi chúng tôi về nhà nói với cha mẹ vừa sang TQ bán thận, ai nấy đều bàng hoàng. Riêng mẹ của Công hay tin đã té xỉu”, anh Đại kể.
Số tiền bán thận khi về đến quê còn chưa đầy 30 triệu đồng, Đại và Công bảo đưa hết cho gia đình để giải quyết khó khăn. “Nhưng cũng không giải quyết được gì. Trong khi đó bây giờ sức khoẻ chúng tôi yếu lắm, không làm việc nặng được vì vùng thắt lưng đau ê ẩm, vết mổ hay đau buốt. Tôi ước bây giờ có tiền đi ghép thận lại để khoẻ mạnh như xưa, không trở thành gánh nặng cho gia đình…”, Đại nói.
Ghép thận hết bao nhiêu tiền?
Theo tìm hiểu của PV, trong nước cũng có không ít người qua TQ ghép thận, với chi phí mỗi ca ghép lên đến 1,5 - 1,8 tỉ đồng. Trong khi đó, trao đổi với PV, PGS-TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Tiết niệu BV Chợ Rẫy kiêm Chủ nhiệm bộ môn Tiết niệu học trường ĐH Y Dược  TP.HCM, cho biết chi phí bình quân cho một ca ghép thận người lớn tại VN chỉ từ 50 - 80 triệu đồng. Chi phí này bao gồm tiền khám, xét nghiệm từ khi bắt đầu vào BV cho đến khi phẫu thuật và tái khám một tháng sau ghép thận cho cả BN được ghép thận và người cho thận (nếu có BHYT sẽ được thanh toán 50% chi phí trên).
Bình quân, thời gian từ khi bắt đầu vào viện đến khi tiến hành ghép thận, nếu mọi việc thuận lợi thì kéo dài khoảng 2 tháng. Tiền thuốc BN uống sau khi ghép bình quân khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. Còn TS-BS Trương Quang Định, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM (đơn vị ghép thận cho trẻ duy nhất tại TP.HCM tính đến thời điểm hiện tại) cho biết chi phí bình quân cho một ca ghép thận ở trẻ em tuỳ trường hợp dao động từ 50-100 triệu đồng.
Theo PGS-TS Trần Ngọc Sinh, trong nước bắt đầu ghép thận từ tháng 6-1992, nơi ghép đầu tiên là BV 103 (Học viện Quân y, Hà Nội). Đến nay, cả nước có khoảng 12 trung tâm ghép thận (phần lớn là ghép cho người lớn; 2 đơn vị ghép thận cho trẻ em) và đến nay đã ghép được khoảng 500 ca, trong đó BV Chợ Rẫy ghép nhiều nhất (với 220 ca). Khó khăn lâu nay của người cần ghép thận là nguồn cho thận.
Ở VN, nguồn thận để ghép chủ yếu lấy từ người thân của BN.  Để nguồn thận có được nhiều hơn từ người cho, hiến, tặng trong nước, PGS-TS Trần Ngọc Sinh cho rằng Bộ Y tế cần sớm ban hành thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật “Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” được QH ban hành vào năm 2006; đồng thời cần có nhiều cuộc tuyên truyền vận động người dân hiểu việc cho, hiến thận mang nhiều tính nhân đạo, nhất là những trường hợp người thân bị chết não (do tai nạn...), hướng dẫn người dân khi cần cho, hiến, tặng mô tạng thì đến nơi nào... Bên cạnh đó, cần có trung tâm quản lý điều phối về nguồn mô, tạng...
Thanh Tùng
* Tên nhân vật đã được thay đổi

free counters
Free counters

Trung Quốc tập kết quân tại biên giới Việt - Trung

Bài này trích từ “Bản tin A” của Bộ Ngoại giao Việt Nam

Tin từ Đài Bắc, Hồng Kông, Mỹ, Thượng Hải, BBC – 10/8: Tổng hợp tin từ các báo TQ ngày 9 và 10/8 về thông tin Trung Quốc tập kết quân tại khu vực biên giới với Việt Nam. Nội dung chính như sau:
 

Mạng tin tức “Liên hợp buổi sáng” đưa tin không dẫn nguồn cho biết, từ 3h30 sáng đến 14h chiều ngày 4/8, TQ đã di chuyển một lực lượng lớn bộ đội đến tập kết tại thành phố Sùng Tả, thuộc Khu tự trị Quảng Tây, giáp với biên giới Việt – Trung (nơi có cửa khẩu Hữu Nghị Quan). Trong quá trình chuyển quân, các hoạt động quay phim, chụp ảnh đều bị ngăn cấm. Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị Quan cũng bị giới nghiêm toàn bộ, khách du lịch không được qua lại.

Lực lượng tập kết bao gồm tăng thiết giáp, pháo binh, bộ binh với số lượng và thành phần như sau: quân đoàn 20, quân đoàn 54 Quân khu Tế Nam; quân đoàn 41 quân khu Quảng Châu; sư đoàn tác chiến tăng lội nước Quân khu Nam Kinh; quân đoàn lính dù số 15. Ngoài ra, hai quân đoàn 13 và 14 thuộc Quân khu Thành Đô cũng đã tập kết về khu vực tỉnh Vân Nam. Theo mạng “Phượng Hoàng”, các xe cơ giới quân sự mang biển số Bắc Kinh, Tế Nam, Tứ Xuyên…

Có thông tin cho biết, quân đội TQ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự liên tỉnh với quy mô lớn nhất trong năm 2011. Tuy nhiên, cũng có những thông tin khác cho rằng, hoạt động chuyển quân trên nhiều khả năng là có liên quan tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông gần đây, thậm chí một số diễn đàn mạng còn đồn đoán TQ đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự với VN (có thông tin nói vào mùa thu tới).

Phản ứng trước các tin đồn này, ngày 9/8, BQP/TQ đã ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này. Các kênh thông tin chính thống của VN chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.

Mục diễn đàn thảo luận của trang mạng Asiafinest.com có bài viết cho rằng TQ đang chuẩn bị chiến tranh chống VN.

Trước tình hình VN và PLP ngày càng tăng cường hoạt động xâm chiếm các đảo và khai thác dầu cũng như các nguồn tài nguyên khác, TQ có thể lấy lý do tuyên bố phá hủy hiệp định hòa bình của các nước này để thực hiện chiến tranh và buộc họ phải rời khỏi các đảo chủ quyền của TQ. Khi TQ tăng cường chuẩn bị chiến tranh, VN chắc chắn sẽ có một số dấu hiệu nhượng bộ.

Theo bình luận, nếu chiến tranh xảy ra, việc phá hủy lực lượng không quân và hải quân VN không phải là nhiệm vụ quá khó khăn bởi VN không có quá nhiều máy bay chiến đấu và tiêm kích. Không lực VN chỉ có khoảng 60 chiếc Su-30 và Su-27 và khoảng 30 Mig-23 và 200 Mig-21, đều là máy bay của Nga, là quá nhỏ nếu so với số lượng của TQ là khoảng 600 Su-30, Su-27, J-10, và J-11cùng với hàng trăm chiến đấu cơ khác và máy bay của TQ thuộc thế hệ cao cấp hơn nếu xét về công nghệ và khả năng chiến đấu. Hơn nữa, TQ cũng có nhiều tên lửa có thể triển khai đánh chặn từ xa. Lực lượng hải quân hiện nay của VN chỉ là một vài tàu tuần tra biển có thể được trang bị súng máy. Mặc dù hiện VN đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhưng để có được các tàu này cũng phải trong giai đoạn từ 2012 – 2016. Vì vậy TQ sẽ có lợi thế để phá hủy lực lượng hải quân VN với tổn thất thấp hơn. Hơn nữa, các tàu chở tên lửa của TQ có thể bắn trúng mục tiêu từ cách xa 100 km.

Liên quan đến vấn đề này, trên mục blog quân sự của trang mạng Hoàn Cầu” ngày 8/8 đưa thông tin: BTQP TQ Lương Quang Liệt mới đây đã ký ban hành Sắc lệnh số 01 Bộ Quốc phòng, chỉ thị tấn công VN trong dịp Quốc khánh (không nói rõ là Quốc khánh TQ 1/10 hay Quốc khánh VN 2/9). Đồng thời Quân ủy Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo tác chiến với VN, do BT Lương Quang Liệt làm Trưởng ban, Tổng Tham mưu trưởng Trần Bính Đức làm Phó Trưởng ban, thành viên bao gồm các ông Chương Tiết Sinh (Phó Tổng Tham mưu trưởng thường trực), Ngô Thắng Lợi (Tư lệnh Hải quân), Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân); Chỉ định Tư lệnh Quân khu Thành Đô Lý Thế Minh làm Tổng Chỉ huy tác chiến tiền tuyến Trung – Việt; Tư lệnh hạm đội Biển Đông Tô Chi Tiền và Phó Tư lệnh không quân Trần Tiểu Công làm Phó Tổng chỉ huy tác chiến; Tham mưu trưởng Quân khu Thành Đô Ngải Hổ Sinh, Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu Giả Hiểu Vỹ làm Tham mưu trưởng Liên tịch tiền tuyến. Tổng Tham mưu trưởng đề ra phương án tác chiến dự kiến là: trước tiên tiến hành ném bom oanh tạc liên tục 72 giờ đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các căn cứ quân sự quan trọng, sau đó đưa bộ binh tiến đánh. Quân đoàn 20 thuộc Quân khu Tế Nam sẽ phối hợp với quân đoàn 41 tại Quảng Tây đánh xuống VN từ phía Đông; quân đoàn 13 thuộc Quân khu Thành Đô phối hợp với quân đoàn 14 tại Vân Nam đánh xuống từ phía Tây; quân đoàn 54 thuộc Quân khu Tế Nam xuất phát từ Vân Nam đi qua Lào, CPC đánh vào TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hải quân hạm đội Biển Đông và Sư đoàn tăng lội nước Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Hà Nội; đặc biệt, quân đoàn lính dù số 15 sẽ lần đầu tiên tham chiến, với nhiệm vụ nhảy dù chiếm lĩnh khu vực trung bộ VN, nơi có địa hình hẹp.

BBC, RFA – 10/8: Trung Quốc đưa hàng nghìn công nhân vào Cà Mau. Nhiều tờ báo lớn trong nước vừa đồng loạt đưa tin về việc có đến hơn 1.000 lao động TQ không phép đang làm việc tại công trường nhà máy đạm Cà Mau thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Theo báo Tiền Phong, số lao động “chui” người TQ là 1.360 người, trong khi con số này theo báo Tuổi Trẻ là 1.051 người. Số công nhân TQ bất hợp pháp này bị phát hiện trong một đợt kiểm tra về lao động nước ngoài của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau vào đầu tháng 8/2011.

Hiện công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn của TQ đang là nhà thầu chính hiện đang thi công dự án nhà máy đạm trong tổ hợp dự án kể từ năm 2008. Theo báo Tuổi Trẻ, nhà thầu này đã trực tiếp đưa số lao động này từ TQ sang làm việc. Các công nhân này làm việc, ăn, ngủ và sinh hoạt trực tiếp trong các khu nhà tập thể tại công trường. Phần lớn lao động TQ này là công nhân lành nghề và lao động phổ thông, làm những công việc mà công nhân VN có thể thay thế được.

Báo Thanh Niên còn mô tả cụ thể hơn là những công nhân này làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng. Tờ báo dẫn lời ông Văn Tiến Thanh, Phó Trưởng ban quản lý dự án khí-điện-đạm Cà Mau, giải thích rằng nhà thầu TQ không tuyển được người VN nên phải thuê lao động TQ. Ông nói lao động VN không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng như công nhân TQ. Ngoài ra, do nhà thầu Ngũ Hoàn trả lương theo mặt bằng TQ, tức là chỉ 100.000 đồng cho một ngày lao động đơn giản nên nhiều lao động VN không muốn làm.

Trong khi đó, báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, nói rằng phía nhà thầu TQ chưa từng có động thái gì để nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ tìm công nhân địa phương để đắp vào chỗ lao động bị thiếu hụt. Ông Tòng cho biết ông đã gửi văn bản báo cáo về vụ việc lên Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng từ chối nói rõ chi tiết với BBC. Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, bà Chung Ngọc Nhẫn, cho biết việc nhà thầu TQ sử dụng lao động nước ngoài “không phép”, “không có hồ sơ” và “không báo cáo” đã gây khó khăn cho việc quản lý lao động người nước ngoài. Báo Tiền Phong cũng dẫn lời ông Dữ Minh Huân từ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau cho biết nhà thầu TQ đã từng bị phạt về sử dụng lao động nước ngoài không phép và họ đều nộp phạt đầy đủ. Theo Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, hướng giải quyết các lao động TQ không phép này phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban tỉnh Cà Mau.

Nguồn: Anh Ba Sàm

free counters
Free counters

Giới đầu tư vàng ào ạt chốt lời, giá sụt mạnh

Giá quốc tế mất 50 USD buộc các doanh nghiệp trong nước giảm giá bán 1 triệu đồng xuống sát 44,5 triệu đồng mỗi lượng. Tỷ giá đôla ngân hàng sau cơn sóng hai ngày qua cũng bắt đầu bình ổn.

Giá vàng trong nước đã giảm một triệu đồng so với chốt ngày hôm qua. Ảnh: Tuệ Minh.
Giá vàng trong nước đã giảm một triệu đồng so với chốt ngày hôm qua. Ảnh: Tuệ Minh.

Đầu ngày, tại Hà Nội, vàng miếng SJC giao dịch quanh 44,1-44,52 triệu đồng một lượng, mất một triệu đồng cả chiều mua và bán so với chốt ngày hôm qua. Tại TP HCM, giá thu gom tương đương, nhưng bán ra rẻ hơn Hà Nội 20.000 đồng.

Tại khu vực Hà Nội, 8h50 sáng, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào - bán ra ở mức 44,3-44,8 triệu đồng một lượng (bán lẻ) và 44,35-44,75 (bán sỉ).

Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tổng lượng giao dịch trong ngày đạt khoảng 2000lượng, trong đó chủ yếu là lượng khách hàng đi mua.

Giá quốc tế cũng đã mất 50 USD mỗi ounce so với mức kỷ lục trên 1.810 USD xác lập ở phiên trước.

Các nhà đầu tư thế giới liên tục bán ra với số lượng lớn khiến giá rơi mạnh khoảng 50 USD vào sáng nay. Từ mức kỷ lục trên 1.810 USD mỗi ounce, theo bảng điện tử Kitco.com lúc 8h15 giờ Việt Nam, vàng giao ngay chỉ đứng ở 1.753 USD mỗi ounce.

Trong phiên giao dịch cách đây vài giờ, quỹ SPDR Gold Trust đã xả ra số lượng vàng cực lớn sau nhiều ngày mua vào hoặc đứng quan sát thị trường. 23,62 tấn vàng được đẩy ra đã đưa số vàng quỹ này nắm giữ chỉ còn 1.272,89 tấn. Đây là lần bán tháo lớn nhất từ đầu năm của SPDR.

Ngày thứ ba liên tiếp, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn đậu ở 20.618 đồng. Nhiều ngân hàng thương mại có xu hướng ổn định mua bán USD. Tại Vietcombank đầu ngày, USD giao dịch ở 20.814-20.824 đồng.

ACB giữ nguyên giá thu gom ở 20.800 đồng, bán ra ở 20.824 đồng. Eximbank cũng ổn định tỷ giá ở 20.780-20.824 đồng như chiều qua và chưa có động thái thay đổi giá giao dịch dù bảng giá đã đổi lần thứ ba.

Trên thị trường tự do ở Hà Nội, mua bán phổ biến ở 20.850-20.900 đồng, tăng 30 đồng chiều thu mua so với hôm qua. Chiều bán ra ổn định.

Tuệ Minh

'Không có chủ trương để nước ngoài khai thác bô xít'

Trước lo ngại của cử tri về lao động Trung Quốc không có giấy phép tại 2 dự án xây dựng nhà máy alumin (Tây Nguyên), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết đơn vị chức năng đã có lỗi khi giám sát, kiểm tra không tốt.
> Tháng 9 sẽ có sản phẩm alumin đầu tiên

Sáng 11/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại biểu Quốc hội khóa 13, gồm các ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và ông Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Doanh thương Mỹ Á tiếp tục có buổi tiếp xúc cử tri quận 4.

Ngoài một số ý kiến xung quanh vấn đề đời sống dân sinh, cử tri Phan Đình Toàn trăn trở với chức năng giám sát của Quốc hội. "Giám sát không phải nghe cán bộ nói với nhau mà phải xuống dưới dân, nghe người dân nói", cử tri Toàn kiến nghị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.

Đối với dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại vấn đề an ninh trước việc sử dụng nhiều lao động nước ngoài trong dự án. Ông Võ Tuấn Thảo cho rằng dự án này sử dụng quá nhiều nhà thầu và lao động nước ngoài sẽ rất nguy hiểm. Một cử tri khác phản ánh dù đăng ký là công nhân kỹ thuật cao, nhưng hầu hết lao động ở công trường này chỉ là lao động phổ thông.

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam không có chủ trương cho người nước ngoài vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên. "Hiện nay, Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị lắp đặt nhà máy luyện alumin ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông), chứ không phải là khai thác alumin. Số lao động nước ngoài sau khi xây dựng xong, bàn giao nhà máy, chuyển giao công nghệ và quản lý vận hành cho phía Việt Nam, sẽ trở về nước", Chủ tịch nói.

Theo Chủ tịch nước, đây là hai dự án thí điểm ban đầu gồm 100% là vốn của Việt Nam. Dự án phải đảm bảo được 3 yếu tố công nghệ hiện đại, môi trường môi sinh và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề quốc phòng an ninh sẽ được đặc biệt chú ý khi đưa vào khai thác.

Về băn khoăn phần lớn lao động Trung Quốc tại nhà máy alumin Nhân Cơ không có bằng cấp và giấy phép, Chủ tịch nước cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý lao động nước ngoài, tuy nhiên đơn vị sử dụng lao động đã rất lỏng lẻo. "Lỗi thuộc về đơn vị đăng ký hợp đồng lao động của Việt Nam kiểm tra giám sát không tốt nên mới để xảy ra sự việc trên", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thừa nhận chức năng giám sát của Quốc hội có nhiều hạn chế về hiệu quả, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, sẽ nghiên cứu xem xét lại luật giám sát để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Tá Lâm

'Việt Nam không có tù nhân lương tâm' ??

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 9/8 khẳng định, toà án đã xét xử nghiêm minh vụ Cù Huy Hà Vũ và Việt Nam không hề có "tù nhân lương tâm" như nước ngoài cáo buộc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về những phát biểu của phía Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu liên quan đến phiên tòa phúc thẩm xét xử Cù Huy Hà Vũ vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ:

"Chúng tôi bác bỏ những phát biểu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Cũng như ở mọi quốc gia khác, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Không có cái gọi là 'tù nhân lương tâm' ở Việt Nam".

"Cù Huy Hà Vũ đã phạm tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án Việt Nam đã xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội", bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh thêm.

Trước đó, Cao uỷ đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton cho rằng bà "lo ngại sâu sắc" và "đặc biệt thất vọng" về việc toà phúc thẩm ở Việt Nam bác đơn kháng nghị của Cù Huy Hà Vũ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho Hà Vũ.

Mai Trang

Việt Nam nguy cơ rớt hạng tín nhiệm nếu lạm phát còn cao

Dù vẫn đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của Việt Nam ở mức B+ với triển vọng ổn định nhưng Fitch cho biết sẽ cân nhắc lại xếp hạng này nếu lạm phát và những bất ổn trong hệ thống ngân hàng vượt tầm kiểm soát.
> Fitch quan ngại về thanh khoản ngân hàng Việt Nam

Fitch Ratings vừa công bố xếp hạng tín nhiệm đối với khả năng trả nợ của Việt Nam. Theo đó, đánh giá đối với khả năng trả nợ dài hạn (bao gồm cả nợ tiền đồng và ngoại tệ) vẫn được giữ ở mức B+. Trong khi đó, đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn ở mức B. Các điểm số này đều được Fitch duy trì kể từ cuối tháng 7/2010.

Những bất ổn của hệ thống ngân hàng tiếp tục được Fitch đặt nhiều quan ngại. Ảnh: Economist
Những bất ổn của hệ thống ngân hàng tiếp tục được Fitch đặt nhiều quan ngại. Ảnh: Economist

"Một số bất ổn vĩ mô, đặc biệt là lạm phát cao và những vấn đề mang tính "kinh niên" của hệ thống ngân hàng đã là sức ép lớn ảnh hưởng tới uy tín và khả năng vay nợ của Việt Nam ", Andrew Colquhoun, Trưởng bộ phận Đánh giá tín nhiệm quốc gia, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Fitch nhận xét.

Theo ông Colquhoun, bên cạnh đà tăng giá nông phẩm, lạm phát cao tại Việt Nam (22,2% của tháng 7 năm nay so với cùng kỳ) còn xuất phát chủ yếu từ chính sách tín dụng và chi tiêu công trong năm 2010. Tình trạng này làm suy giảm dự trữ ngoại hối (theo số liệu của Fitch là 12,4 tỷ USD vào cuối tháng 2/2011), lung lay lòng tin vào tiền đồng cũng như làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.

Fitch đánh giá cao nỗ lực sau đó của Chính phủ Việt Nam khi cho ra đời Nghị quyết 11 với tinh thần chủ yếu là thắt chặt tiền tệ - tài khóa để giảm lạm phát. Các giải pháp và việc thực hiện Nghị quyết đã góp phần ổn định dần kinh tế vĩ mô, cải thiện lòng tin đối với nhà đầu tư trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài. Bằng chứng rõ ràng nhất của điều này là tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ đã được giữ ổn định trong suốt thời gian từ tháng 2 đến nay.

Tuy vậy, cơ quan xếp hạng tín dụng cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận một cách định lượng về hiệu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ thời gian qua, nhất là khi nó đang để lại những ảnh hưởng ít nhiều tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.

Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia (các doanh nghiệp thường được xếp hạng dưới ngưỡng này) của Việt Nam cũng ở mức B+. Nguồn: Fitch
Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia - Country Ceilng (các doanh nghiệp, ngân hàng thường được xếp hạng ngang bằng hoặc dưới ngưỡng này) của Việt Nam cũng ở mức B+. Nguồn: Fitch

Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng tới uy tín nợ của Việt Nam được chỉ ra là những bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Trong tất cả các nền kinh tế được Fitch xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 3 về tỷ lệ cấp tín dụng so với GDP (125% vào cuối năm 2010). Fitch cũng cho rằng con số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam (2,5%) mới được công bố gần đây sẽ còn cao hơn nhiều nếu áp dụng chuẩn kế toán quốc tế. Điều này gây ra mối quan ngại lớn về khả năng quản lý nợ, trong khi các ngân hàng hiện vẫn phải đua nhau tăng lãi suất đầu vào để huy động vốn.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam có ưu thế so với các quốc gia cùng xếp hạng tín dụng ở khung B (trung bình 4,3% một năm). Tuy nhiên, Fitch cho rằng thu nhập bình quân khoảng 1.200 USD một năm vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng này. Trong khi đó, nợ quốc gia của Việt Nam hiện tương đương khoảng 50% GDP, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình 37% của các nước có cùng xếp hạng.

Với những tồn tại nêu trên, Fitch cho biết hãng này có thể xem xét hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong trường hợp những nỗ lực thắt chặt tiền tệ không mang lại kết quả rõ ràng trong việc kiềm chế lạm phát, lòng tin vào tiền đồng suy giảm gây ra những bất ổn khác.

Trong trường hợp người lại, nếu các diễn biến vĩ mô thuận lợi, xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể được cải thiện. Tuy nhiên, Fitch nhấn mạnh tới việc cải tổ hệ thống ngân hàng (trong đó có phân loại nợ) và coi đó là điều kiện kiên quyết để tạo ra sự ổn định của hệ thống tài chính.

Nhật Minh

Lao động Trung Quốc quậy tung quê nghèo, đánh nhau với công nhân Việt và lao động không phép

Hơn 200 lao động nước ngoài có mặt tại KCN Long Giang (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) dùng tiền làm hư con gái mới lớn, đánh nhau với lao động Việt khiến quê nghèo trở nên xáo trộn.

Tan nát gia đình
Từ khi bắt đầu khởi động việc xây dựng, KCN Long Giang đã có rất nhiều công nhân người nước ngoài đến làm việc. Nhiều chị em đã có chồng, thấy mấy anh công nhân người nước ngoài này "vừa đẹp trai vừa có tiền" liền đem ra bàn cân để so sánh với chồng. Đó là mở đầu cho bi kịch của nhiều gia đình. Còn mấy cô gái trẻ cũng mê tít mấy tay công nhân ngoại quốc này, mặc cho thiên hạ dèm pha, chê bai…

Chị T - sinh năm 1986, cao 1,73m với làn da trắng ngần, được coi là hoa khôi của xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước). Hồi chưa có chồng, chị T nhiều lần tham gia các cuộc thi thanh niên thanh lịch ở huyện và thường "gom" giải cao nhất. 20 tuổi, chị yêu anh V - công nhân gần nhà, chỉ vì anh hiền lành, ăn nói có duyên.
*

*
Khu nhà lưu trú của công nhân KCN Long Giang
Cưới nhau được đầy năm, gia đình nhỏ của họ có thêm đứa con trai bụ bẫm, cuộc sống gia đình càng đầy ắp tiếng cười. Khi KCN Long Giang khởi động, anh V mở quán cà phê để vợ ở nhà có thêm thu nhập. Thấy khách có nhu cầu ăn uống, chị T bán thêm rượu bia và vài món ăn đơn giản.

Trong nhóm công nhân kỹ sư người Trung Quốc là "mối ruột" của quán, có một người đàn ông dáng cao lớn, bệ vệ, gần 60 tuổi luôn hào hứng "chi đẹp" khi chị T ra tính tiền. Chỉ sau một tháng người đàn ông này ghé quán, chị T chuyển từ chiếc xe gắn máy Tàu sang xe tay ga Air Blade nhập khẩu từ Thái với giá lên đến hơn 60 triệu đồng.

Anh V gặng hỏi, chị T mặt nặng mày nhẹ bóng gió chê chồng lâu nay bất tài nên chị thua thiệt với người ta. Và chiếc xe này là "quà tặng" làm quen của một người đàn ông ngoại quốc vì khen chị "nấu ăn ngon"!

Đến khi anh V phát hiện chị T "tòm tem" với gã kỹ sư đáng tuổi ông nội, anh mới ngã ngửa khi lâu nay không để ý tới những biểu hiện khác thường của vợ. Lúc này chị V ném lá đơn ly hôn ra bắt anh ký và... đuổi anh khỏi nhà.

Thương vợ, thương con, anh V cố nhịn nhục và hứa với vợ sẽ cố gắng phấn đấu làm thật chăm chỉ để vợ con sung sướng. Thế nhưng, anh V càng xuống nước năn nỉ chị T càng coi thường chồng. Chị công khai qua lại với gã đàn ông kia mà không cần biết tâm trạng của chồng mình ra sao.

Uất ức, anh V canh vợ chạy xe trên đường rồi cho xe tông vào để "cả hai cùng chết". Cú tông khá mạnh, cả hai phải nhập viện cấp cứu. Xuất viện, anh V đồng ý ly hôn và dọn đồ ra khỏi nhà. Còn người vợ đầu ấp tay gối với anh lâu nay lấy tiền của nhân tình cất thêm căn nhà tường khang trang bên cạnh căn nhà cũ để vui vầy duyên mới.

Mẹ cặp bồ, con cũng noi theo
Theo anh V, lương của những công nhân nước ngoài tại KCN Long Giang cả chục triệu đồng, còn bậc kỹ sư thì thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Do vậy, họ chi xài rất thoải mái so với những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn trong xã. Với mẽ ngoài bảnh bao, tiền bạc rủng rỉnh họ nhanh chóng hạ gục những phụ nữ muốn "đổi đời".
*

*
Anh Nguyễn Văn Thảnh - một nạn nhân của nhóm công nhân Trung Quốc.


Ông Ba K - ở ấp 4, có cô con gái mới 16 tuổi dáng vẻ phổng phao, đã lọt vào tầm ngắm mấy tay công nhân ngoại quốc. Thấy cô con gái ông K phải tắm ngoài cầu ao, đám công nhân chi ngay 20 triệu đồng làm nhà tắm. Khi thấy cô gái mới lớn xiêu lòng, cả nhóm thay nhau ve vãn, hết anh này "chia tay" lại tới lượt anh khác xáp vô…

Còn bà M ở ấp 5, thấy mình "hết lửa" khó cặp bồ với mấy tay công nhân ngoại, nên xúi đứa cháu gái chưa tới 18 tuổi "dụ" tay công nhân ngoại quốc lớn hơn tuổi bà, về ăn ở trong nhà như vợ chồng. Chưa hết, cũng tại ấp 4, có trường hợp cả hai mẹ con cùng cặp bồ với đám công nhân ngoại. Họ bất chấp mọi thứ, "miễn có tiền là được". Thậm chí, “thấy con cháu người ta cặp bồ mà phát ham", bà còn rước đứa cháu mới 16 tuổi ở Kiên Giang đem lên mai mối cho một anh chàng xấp xỉ 50 tuổi.

Theo một cán bộ xã Tân Lập 1, chỉ riêng ấp 4, nơi có KCN, đã có hơn chục trường hợp các bà vợ chủ động xin ly hôn với chồng. Tất cả đều hòa giải bất thành vì các bà nhất quyết bỏ chồng với lý do chồng không biết làm ăn, say xỉn, quan điểm bất đồng... "Ly hôn bữa trước, bữa sau đã thấy các chị công khai qua lại với mấy ông chồng hờ ngoại quốc" - vị cán bộ này nói.


Đánh công nhân Việt
Không chỉ ve vãn đàn bà con gái, một số công nhân ngoại quốc còn đánh nhau với công nhân Việt. Anh Nguyễn Văn Thảnh kể lại: Mất hết đất sản xuất, tui với mấy ông bạn xin vào KCN làm phụ hồ. Cùng phận cu li như nhau nhưng lương của mấy ông Trung Quốc cao gấp 3-4 lần chúng tôi, tới 350.000 đồng/ngày.

Có lần tôi đang trộn hồ thì một công nhân tên A Sịn tự dưng cầm cán cuốc gõ vào đầu tôi, miệng xí xô tiếng Trung. Đau quá, tôi cầm cái vá trộn hồ quật luôn vào chân A Sịn. Anh ta quăng cuốc bỏ chạy. Tôi tưởng vậy là thôi, nào ngờ A Sịn vác ra cây búa và tụ tập mấy công nhân khác đòi ăn thua đủ với tôi. May mà sự việc sau đó được can ngăn kịp thời, nếu không sẽ có án mạng.

Mới đây, một nhân công người Việt tên Danh C, khi làm việc trong KCN gây ra lỗi. Thay vì giải quyết theo Luật Lao động, một nhóm công nhân "ngoại" đã lôi Danh C vào phòng, đánh cho một trận thâm tím mặt mày.

Anh Hồ Quang Huấn- một công nhân ở đây kể: "Có lần nhóm công nhân ngoại quốc không biết mượn ở đâu chiếc xe ô tô 7 chỗ lượn lờ trước cổng KCN. Anh chàng ôm vô lăng không có bằng lái, khi bo cua ôm không sát tông phải chiếc xe gắn máy đi cùng chiều làm hai cha con đang đi trên xe ngã lăn ra đất. Họ xuống xe, nói xí xô mấy câu, đưa vài tờ giấy bạc cho nạn nhân rồi toan bỏ đi khiến người dân bất bình".

Trao đổi với NTNN, ông Lê Văn Rớt - cán bộ tư pháp xã Tân Lập 1, cho biết: "Chúng tôi vận động tuyên truyền để chị em hiểu và cố gắng giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tình hình phụ nữ cặp bồ với mấy ông công nhân Trung Quốc hồi mới thành lập KCN Long Giang gây xôn xao dư luận dữ lắm, nhưng bây giờ lắng dịu rồi. Theo tôi biết, chỉ có 2 trường hợp làm đám cưới, còn lại là theo kiểu chồng hờ vợ tạm, hết hợp đồng lao động mấy ổng bỏ về nước, mấy chị trót bỏ chồng phải chịu thiệt thòi. Dư luận thì nhiều nhưng tôi nắm chỉ khoảng chục trường hợp xin ly hôn thôi…".

Theo hồ sơ của Ban quản lý các KCN Tiền Giang, trên địa bàn tỉnh này có 204 lao động nước ngoài đang làm việc, trong số này có 69 lao động chưa có giấy phép. Hiện nay, số lao động có phép lẫn không phép đều tập trung chủ yếu tại KCN Long Giang. Hầu hết những lao động này là lao động phổ thông, không có chứng chỉ hành nghề, bằng cấp chuyên môn và phần đông là người Trung Quốc.

Hữu Danh

http://www.danviet.vn/53353p1c24/lao-dong-ngoai-quay-tung-que-ngheo.htm
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/08/lao-ong-trung-quoc-quay-tung-que-ngheo.html

free counters
Free counters

VIDEOS - Những Cảnh Video Tai Nạn Ở Trung Công, Ai Qua Đó Du Lịch Thì Xem Đi !





Hà Nội chi 3 tỷ đồng để lập dự án bảo vệ môi trường !


Hà Nội chi 3 tỷ đồng để lập dự án bảo vệ môi trường

Ủy ban nhân dân Hà Nội vừa ra quyết định dành 3,3 tỷ đồng lập dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ô nhiễm không khí do bụi luôn là nỗi cho người dân thủ đô. Ảnh: Hoàng Hà.
Ô nhiễm không khí do bụi luôn là nỗi lo của người dân thủ đô. Ảnh: Hoàng Hà.
Mục tiêu của dự án nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, năng lực quản lý môi trường của thành phố Hà Nội, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội thành phố bền vững.
Thành phố Hà Nội yêu cầu dự án phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội.
Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm chủ đầu tư. Trách nhiệm của chủ đầu tư phải nghiên cứu, kế thừa, sử dụng cao nhất kết quả các dự án đã và đang thực hiện; khảo sát, quy hoạch bổ sung mạng lưới quan trắc nước trên địa bàn thành phố mở rộng đến năm 2020.
Trong quyết định, thành phố Hà Nội cũng yêu cầu phải lựa chọn nhà thầu đúng quy định pháp luật để thực hiện các Dự án lập quy hoạch bảo vệ môi trường gồm Quy hoạch hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung của các đô thị, đặc biệt là đô thị trung tâm; các công trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn.
Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2012.
Hương Thu

Thiếu kiểm tra nên mới có nhiều lao động nước ngoài ở Tây Nguyên !

Trước lo ngại của cử tri về lao động Trung Quốc không có giấy phép tại 2 dự án xây dựng nhà máy alumin (Tây Nguyên), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết đơn vị chức năng đã có lỗi khi giám sát, kiểm tra không tốt.
> Tháng 9 sẽ có sản phẩm alumin đầu tiên

Sáng 11/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại biểu Quốc hội khóa 13, gồm các ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và ông Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Doanh thương Mỹ Á tiếp tục có buổi tiếp xúc cử tri quận 4.

Ngoài một số ý kiến xung quanh vấn đề đời sống dân sinh, cử tri Phan Đình Toàn trăn trở với chức năng giám sát của Quốc hội. "Giám sát không phải nghe cán bộ nói với nhau mà phải xuống dưới dân, nghe người dân nói", cử tri Toàn kiến nghị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.  

Đối với dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại vấn đề an ninh trước việc sử dụng nhiều lao động nước ngoài trong dự án. Ông Võ Tuấn Thảo cho rằng dự án này sử dụng quá nhiều nhà thầu và lao động nước ngoài sẽ rất nguy hiểm. Một cử tri khác phản ánh dù đăng ký là công nhân kỹ thuật cao, nhưng hầu hết lao động ở công trường này chỉ là lao động phổ thông.

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam không có chủ trương cho người nước ngoài vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên. "Hiện nay, Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị lắp đặt nhà máy luyện alumin ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông), chứ không phải là khai thác alumin. Số lao động nước ngoài sau khi xây dựng xong, bàn giao nhà máy, chuyển giao công nghệ và quản lý vận hành cho phía Việt Nam, sẽ trở về nước", Chủ tịch nói.

Theo Chủ tịch nước, đây là hai dự án thí điểm ban đầu gồm 100% là vốn của Việt Nam. Dự án phải đảm bảo được 3 yếu tố công nghệ hiện đại, môi trường môi sinh và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề quốc phòng an ninh sẽ được đặc biệt chú ý khi đưa vào khai thác.

Về băn khoăn phần lớn lao động Trung Quốc tại nhà máy alumin Nhân Cơ không có bằng cấp và giấy phép, Chủ tịch nước cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý lao động nước ngoài, tuy nhiên đơn vị sử dụng lao động đã rất lỏng lẻo. "Lỗi thuộc về đơn vị đăng ký hợp đồng lao động của Việt Nam kiểm tra giám sát không tốt nên mới để xảy ra sự việc trên", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thừa nhận chức năng giám sát của Quốc hội có nhiều hạn chế về hiệu quả, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, sẽ nghiên cứu xem xét lại luật giám sát để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Tá Lâm

Bùng nổ trung tâm tìm kiếm mộ liệt sĩ CSVN

Chỉ trong 3 tháng, riêng Nghệ An có tới 15 trung tâm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ mọc lên. Tỉnh này cũng ghi nhận 13 trường hợp sau khi đi tìm hài cốt bằng phương pháp tâm linh về đã bị bệnh tâm thần.

Cách thành phố Vinh chừng 20 km, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), trong 3 tháng, lần lượt 5 trung tâm tìm mộ liệt sĩ mọc lên khắp các xã, thị trấn. Gần như cùng thời điểm, huyện Hưng Nguyên có 4 trung tâm mọc lên. Tại các huyện khác trong tỉnh cũng xuất hiện một số trung tâm. 

Hầu hết trung tâm áp dụng phương pháp tìm kiếm giống nhau, tức là nhờ người được cho là có khả năng ngoại cảm tác động để "áp vong" (vong linh liệt sĩ được cho là nhập vào một người trong gia đình). 

Theo lời kể của một số gia đình, khi làm lễ, vong liệt sĩ "nhập" vào người thân, giao lưu, nói chuyện và chỉ cho người thân biết nơi có mộ, đưa ra yêu cầu về thời gian cất bốc và địa điểm an táng... Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể "nói chuyện" được ngay với liệt sĩ mà có khi làm lễ hàng tuần cũng không có kết quả.
Tại Hà Tĩnh, Hà Nam... cùng trong nửa đầu năm 2011, nhiều trung tâm tìm mộ liệt sĩ đồng loạt mọc lên, kéo theo hàng trăm thân nhân gia đình liệt sĩ tìm đến đăng ký, lập bàn thờ bày mâm hoa quả, bia rượu, di ảnh, bằng tổ quốc ghi công, di vật, thắp hương cầu hồn... với mong mỏi tìm được hài cốt người thân đang mất tích.
Một trung tâm tìm kiếm mộ liệt sĩ bằng phương pháp tâm linh ở Nghệ An. Ảnh: K.T.
Trước tình trạng trên, mới đây Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã nhóm họp với các tỉnh. Theo ông Bùi Nguyên Lân, Giám đốc Sở Lao động Nghệ An, việc tìm mộ liệt sĩ bằng phương pháp tâm linh phần nào giải quyết được vấn đề tâm lý cho các gia đình thân nhân liệt sĩ, nhất là đối với bố, mẹ liệt sĩ hiện tuổi cao, sức yếu. Tuy nhiên, đã có biểu hiện lợi dụng việc tìm kiếm và sự tự nguyện của gia đình liệt sĩ để trục lợi đồng thời gây nhiều hệ quả khác.

Qua khảo sát của Sở Lao động tỉnh này, hoạt động của các cơ sở tìm kiếm mộ liệt sĩ bằng con đường tâm linh đã ảnh hưởng tới an ninh trật tự, môi trường, sức khỏe, tinh thần và kinh tế của người dân. Các cơ sở đặt ra nhiều khoản thu trái quy định pháp luật. Số người của mỗi gia đình đến làm lễ khá lớn (5-15 người), đều trong độ tuổi đi học và lao động, thời gian "áp vong" lâu (5-30 ngày, có trường hợp trên 40 ngày), gây ảnh hưởng tới học tập, lao động của nhiều người. 

Sở Lao động Nghệ An ghi nhận đã xuất hiện hiện tượng dùng vong để uy hiếp người dân, nói xấu, thậm chí đánh nhau giữa các cơ sở nhằm tranh giành khách. Chi phí cho việc đi tìm mộ bằng phương pháp tâm linh tốn kém, một số gia đình đã phải vay mượn tiền bạc, cầm cố tài sản. "Đặc biệt, có 13 trường hợp sau khi đi áp vong tại các trung tâm tự phát trở về bị bệnh tâm thần, phải nhập viện", ông Lân cho biết.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết, việc tìm kiếm mộ liệt sĩ bằng phương pháp tâm linh không mới, nhưng gần đây có sự lan truyền nhanh, mức độ không bình thường. Tuy có ghi nhận việc tìm kiếm được một số hài cốt bằng phương pháp tâm linh nhưng muốn chính xác phải kết hợp với nhiều nguồn thông tin hỗ trợ. Mặt khác, đại đa số hài cốt liệt sĩ được đưa về không còn xương cốt và các yếu tố để khẳng định đó là hài cốt liệt sĩ.

Cũng theo lãnh đạo các Sở, công tác quản lý ở địa phương hiện rất lúng túng. Hiện chưa có cơ sở khoa học rõ ràng trong việc tìm kiếm hài cốt mộ liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm, song một số cán bộ, người dân tin vào phương pháp tâm này, từ đó gây khó khăn trong việc ngăn chặn sự bùng phát.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến nay vẫn còn 650.000 bộ đội Việt Nam mất tích hoặc chưa tìm được. Trong số này, khoảng 350.000 hài cốt vô danh được quy tập tại hàng nghìn nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước.
Nguyễn Hưng