THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 October 2013

Hố sâu 'nuốt' đường Kim Ngưu, cả nghìn hộ dân mất nước!...

VNE - Thứ sáu, 4/10/2013

Đường cống ngầm và đường ống nước sạch tại ngã tư Trần Khát Chân – Kim Ngưu (Hà Nội) đang thi công bất ngờ bị vỡ tạo chiếc hố "khổng lồ" chiếm 2/3 lòng đường. Sự cố làm giao thông ách tắc, toàn quận Hai Bà Trưng mất nước.

Hố sụt lún rộng hơn chục m2, sâu 2m, chiếm 1/2 diện tích đường Kim Ngưu, khiến đường ùn tắc.
Hố sụt lún rộng chiếm 1/2 diện tích đường Kim Ngưu khiến giao thông ùn tắc.
Rạng sáng 4/10, khi các công nhân đang thi công đường cống ngầm trên ngã tư thì đường ống nước sạch bị vỡ, tạo ra hố rộng 5-7m2 và sâu 2-3mnuốt trọn 2/3 lòng đường Kim Ngưu. Nước sạch chảy tràn xuống cống. Quanh miệng hố xuất hiện nhiều vết rạn nứt.
Một công nhân cho hay, vài ngày trước, trong quá trình thi công đã phát hiện van nước sạch tại đây không an toàn và có thể xảy ra sự cố. "Đến khoảng 5h sáng nay, khi đang cố gắng hoàn thành nốt công việc thì bất ngờ van tung ra, dòng nước sạch phun tung tóe vào bên dưới lòng đường gây lở đất", anh này nói.
Sau khi sự cố xảy ra, đơn vị đã khắc phục tạm thời bằng việc bịt đầu đường ống để cho nước không chảy ra ngoài và không tiếp tục gây lở đất, sụt đường. Tuy nhiên việc này đã gây ảnh hưởng đến việc cấp nước cho người dân. Đường Kim Ngưu bị ùn tắc kéo dài đến trưa nay.
DSC-0919.jpg
Đến 17h đường ống D200 đã được khắc phục triệt để và cấp nước lại cho người dân.
Trao  đổi với VnExpress, ông Nguyễn Như Hải, tổng giám đốc Công ty nước sạch Hà Nội cho biết, sự cố xảy ra là do Ban quản lý dự án thoát nước đào đường để làm hệ thống cống ngầm. Việc này đã khiến đường ống D200 cấp nước sạch cho toàn bộ hộ dân khu vực Đông Kim Ngưu như các phường Thanh Lương, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai và Quỳnh Lôi bị vỡ. Ước tính khoảng 1.000 hộ dân bị mất nước.
Đến 17h, Công ty nước sạch Hà Nội đã khắc phục xong và cấp nước trở lại cho người dân. Đơn vị cũng yêu cầu nhà thầu thi công đảm bảo những biện pháp an toàn khi đào đường để tránh ảnh hưởng đến đường ống nước.
Phương Sơn

Cựu thiếu tá công an bị bác kháng cáo kêu oan!...

VNE - Thứ sáu, 4/10/2013

7 năm vướng lao lý, qua 4 phiên xét xử, ông Phạm Đình Tiếng (cựu thiếu tá Công an Hà Nội) tiếp tục bị tuyên phạm tội Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chiều 4/10, TAND Tối cao sau hai ngày xét xử đã tuyên phạt ông Tiếng (nguyên cán bộ Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy Công an Hà Nội, PC17) án 18 năm tù cho 2 tội danh. Kháng cáo kêu oan, đề nghị tuyên "không có tội" của ông Tiếng bị cấp phúc thẩm cho rằng không có cơ sở xem xét.
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, vụ "chợ ma túy Thanh Nhàn" do Cao Thị Lan cầm đầu đã khép lại với 2 vụ án lớn, 78 người bị phạt tù. Trong số này 13 bị cáo nguyên là cán bộ công an. Sau phiên phúc thẩm ngày 5/4/2010, phần liên quan ông Tiếng bị TAND Tối cao hủy để điều tra lại từ đầu.
Ngày 27/4, tại phiên sơ thẩm lần 2, ông Tiếng bị TAND Hà Nội quy kết thêm hành vi nhận 12.000 USD "chạy án" cho vợ chồng Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan, cùng là bị can trong vụ án. Trước đó, ông bị báo buộc nhận hối lộ 8.000 USD để "lo lót" cho Nguyễn Viết Mạnh, người bán thuê ma túy; lừa đảo nhận 5.000 USD "chạy án" cho Trần Thị Lành (chị vợ Bảy) trong khi không còn tham gia ban chuyên án. Do vậy, ông Tiếng lĩnh thêm một năm tù, chịu tổng hình phạt 18 năm cho 2 tội Nhận hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên phúc thẩm lần 2 mở sáng 3/10, bị cáo Tiếng với dáng vẻ mệt mỏi cho rằng cấp sơ thẩm chỉ dựa vào lời khai của Bảy và Lan quy kết ông nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD là không có căn cứ.
Theo ông Tiếng, với vai trò trinh sát, ông không có thẩm quyền triệu tập lấy lời khai của các nghi can cũng như “thả người” nên không thể hứa hẹn những điều trên. Cựu thiếu tá cho rằng ông là nhân tố tích cực, chủ động tham gia triệt phá đường dây ma túy gây nhức nhối giữa lòng Hà Nội từ nhiều năm qua, lập danh sách 20 người nghi vấn. “Tôi làm gì cũng bị giám sát và phải được sự đồng ý của lãnh đạo”, ông Tiếng trình bày.
tieng-JPG-8880-1380887350.jpg
Bị cáo Phạm Đình Tiếng, từng là cựu thiếu tá công an, bị bắt giam từ năm 2006.Ảnh: Việt Dũng
Có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng, Bảy ban đầu khai đưa ông Tiếng tổng cộng 28.000 USD, sau khai 25.000 USD. Nhận có biết việc này và vài lần đi giao tiền cùng chồng, Lan khai không thống nhất, lúc 23.000 USD khi 25.000 USD, trong khi địa điểm giao nhận cũng không nhớ rõ.
Nhân chứng Nguyễn Đại Dương (từng là chủ vũ trường New Century, có thời gian ở cùng buồng giam với Bảy) khẳng định nghe Bảy tâm sự rằng giữa anh ta và cơ quan điều tra có việc "đổi chác" nên đổ vấy tội Nhận hối lộ cho ông Tiếng. Nhân chứng thứ hai tại phiên tòa là Dương Trường Giang (từng bị giam cạnh buồng với Lan) cho hay được Lan hỏi về việc tư vấn pháp luật về việc "phản cung" để vu khống cho ông Tiếng.
Đại diện gia đình bị cáo, vợ ông Tiếng cho rằng trước khi bị bắt ông có nói rằng "đang bị hãm hại". Theo bà, danh sách 20 nghi can ông Tiếng lập đã bị bỏ ngoài hồ sơ và thay vào đó là một tài liệu “lạ” với dấu hiệu bị tẩy xóa, chữa bút phê... Nêu ra nhiều chứng cứ, cũng là công an, vợ ông Tiếng cho rằng vụ án có dấu hiệu làm sai lệch nhằm "kết tội oan cho chồng tôi".
Chiều 4/10, khép lại 2 ngày xét xử với nhiều luồng ý kiến, HĐXX phúc thẩm nhận định lời khai về việc đưa tiền cho ông Tiếng của vợ chồng Bảy - Lan có căn cứ. Lời khai của hai nhân chứng "không có chứng cứ để chứng minh là sự thật".
Việt Dũng

Sếp Công an Hải Phòng lái xe tông chết người!...

VNE - Thứ sáu, 4/10/2013

Đâm chị Lan đang đi xe đạp phía trước, chiếc Nissan 7 chỗ tiếp tục đè vào xe của bà Mai. Nổ bánh trước, xe tông lên vỉa hè.

Chiều 4/10, Công an Hải Phòng xác nhận tài xế gây tai nạn là ông Tạ Xuân Phượng, 60 tuổi, một trưởng phòng của đơn vị.
Khoảng 20h10' ngày 3/10, trên đường cầu Bính, ôtô Nissan 7 chỗ do ông Phượng cầm lái đã đâm vào chị Nguyễn Thị Lan (31 tuổi) đi xe đạp điện cùng chiều. Sau đó, ôtô đâm vào bà Nguyễn Thị Mai (60 tuổi) lao lên vỉa hè, nổ lốp trước bên phải.
Vụ tai nạn khiến chị Lan gãy chân, bà Mai tử vong vào sáng hôm nay do chấn thương sọ não.
bien-480-7750-1380877216.jpg
Chiếc xe gây tai nạn được che biển số. Ảnh: Quốc Biên
Tại hiện trường, Công an Hải Phòng ghi nhận hai bánh bên phải nằm trên vỉa hè, 2 bánh trái dưới lòng đường. Mặt kính phía trước bị rạn vỡ. Đầu xe hư hỏng, túi khí bung ra.
Theo một số người dân, ôtô chạy từ nội thành hướng sang huyện Thủy Nguyên với tốc độ khá cao.
Người phát ngôn Công an Hải Phòng cho biết các đơn vị liên quan đang làm rõ nguyên nhân vụ việc, sẽ xử lý người liên quan theo đúng quy định.
Quốc Biên

Náo loạn vì hơn 600 công nhân ngộ độc thực phẩm!...

VNE - Thứ sáu, 4/10/2013

Sau bữa ăn trưa, hàng trăm công nhân ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) kêu gào vì đau bụng dữ dội. Đến sáng 4/10 có đến hơn 400 người được đưa đi cấp cứu tại 3 bệnh viện, 200 người khác điều trị tại các trung tâm y tế.

ngo-doc-7823-1380884422.jpg
Các công nhân được đưa vào cấp cứu tại 3 bệnh viện trong tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Lê Vân
Trao đổi với VnExpress, bà Lê Thanh Tiền, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang cho biết, vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Wondo Vina ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Sau bữa ăn trưa 3/10, nhiều công nhân bắt đầu đau bụng, nôn ói được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Chợ Gạo điều trị.
Đến sáng 4/10, có trên 600 công nhân bị tiêu chảy, sốt, chóng mặt… kêu la vì không ngừng đau đau đầu, đau bụng. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang huy động trên chục xe cấp cứu liên tục chuyển khoảng 400 người vào Bệnh viện Chợ Gạo, Bệnh viện TP Mỹ Tho và Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, còn có trên 200 công nhân đau bụng, nôn ói nhẹ tự đến các cơ sở y tế khám, nhận thuốc điều trị ngoại trú.
tham-benh-6391-1380884424.jpg
Chiều 4/10, lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang và Liên đoàn Lao động Tiền Giang đến các bệnh viện thăm hỏi công nhân bị nghi ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Lê Vân
Theo các công nhân chuyên sản xuất áo ấm, bữa cơm hôm qua có 4 loại thức ăn gồm canh bắp cải thảo, thịt vò viên dồn trứng cút, cá nục chiên và bầu xào được một công ty ở TP HCM ký hợp đồng với Wondo Vina cung cấp hàng ngày. Ngành y tế Tiền Giang đã lấy mẫu vật xét nghiệm và nghi ngờ nguyên nhân ngộ độc từ món thịt vò viên dồn trứng cút.
Do quá nhiều công nhân ngộ độc cùng lúc lên các bệnh viện quá tải. Liên đoàn lao động cùng lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đến các bệnh viện thăm bệnh nhân, hỗ trợ mỗi người 100.000 đồng. "Hiện 3 bệnh viện còn khoảng 400 công nhân điều trị nội trú được truyền dịch, theo dõi sức khỏe. Không có người tử vong", vị Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang cho biết thêm.
Duy Khang

Cựu giới chức Mỹ: Trung Quốc phải ‘chơi theo luật’ ở Biển Đông!

VOA- 04.10.2013
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Trung Quốc trong một cuộc tập trận phô trương sức mạnh hải quân tại Biển Đông.
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Trung Quốc trong một cuộc tập trận phô trương sức mạnh hải quân tại Biển Đông.
Hai cựu giới chức cao cấp Hoa Kỳ đề nghị Trung Quốc phải học cách “chơi theo luật” và Philippines phải đẩy mạnh tăng cường khả năng quốc phòng để tránh cho tranh chấp Biển Đông không bị leo thang.

AFP ngày 4/10 trích phát biểu của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Walter Slocombe bên lề một diễn đàn an ninh hàng hải tại Manila nhấn mạnh rằng không ai muốn đụng độ với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Ông Slocombe nói quân đội đồng minh Philippines và Hoa Kỳ phải tìm cách bảo vệ các lợi ích và chủ quyền của mình một cách ôn hòa theo luật lệ, chứ không phải bằng việc đe dọa dùng vũ lực.

Ông cũng cảnh báo rằng thật sự đang có nguy cơ một sự cố bùng phát thành nguyên nhân dẫn tới một cuộc xung đột lớn hơn.

Còn cựu Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Dennis Blair, kêu gọi cần phải thuyết phục Trung Quốc rằng họ phải học chơi theo luật bao gồm luật về thương mại, ngoại giao hay quân sự.

Về lý do Trung Quốc đòi chủ quyền Biển Đông mạnh mẽ như hiện nay, hai cựu quan chức Mỹ cho rằng có thể là do các lãnh đạo Trung Quốc muốn khai thác chủ nghĩa dân tộc, hoặc cho rằng Hoa Kỳ đang rút khỏi Châu Á, hoặc có thể cho rằng Trung Quốc phải vận hành thế giới.

Ông Slocombe đề nghị Philippines nên có nỗ lực nghiêm túc phát triển khả năng quốc phòng tối thiểu, chớ nên chỉ dựa vào Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc.

Nguồn: AFP, South China Morning Post, The Malay Mail Online, The Standard

Tranh chấp đất đai: Nguyên nhân chính gây bất ổn xã hội tại Việt Nam!

VOA - 04.10.2013

Nông dân phản đối việc chính phủ tịch thu đất đai tại Hà Nội, Việt Nam.
Nông dân phản đối việc chính phủ tịch thu đất đai tại Hà Nội, Việt Nam.
50% tranh chấp đất đai và khiếu nại về môi trường tại Việt Nam trong năm qua không được giải quyết, theo báo cáo về chỉ số công lý lần đầu tiên của Việt Nam.

Chỉ số Công lý 2012 do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam công bố ngày 3/10 cho thấy gần phân nửa số người tham gia khảo sát nói rằng tranh chấp đất đai là nguyên nhân phổ biến nhất gây bất bình công chúng và bất an xã hội.

Tân Hoa xã trích thuật báo chí trong nước cho hay khoảng 38% tranh chấp đất đai liên quan đến giấy phép về quyền sử dụng đất, các chính sách bồi thường và tái định cư cho dân bị trưng thu đất đai.

Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 1/5 tổng số đơn thư khiếu nại về cách các cơ quan chức năng của nhà nước giải quyết chính sách xã hội và ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường không được giới hữu trách hồi đáp.

Những người trả lời khảo sát cũng cho biết các cơ quan nhà nước thường trì trệ thời gian xử lý khiếu nại hành chính quá mức luật định. Thời gian giải quyết trung bình đối với  các đơn khiếu nại về môi trường là khoảng 1 năm rưỡi. Khiếu nại về chính sách xã hội thường mất trên 2 năm. Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trung bình phải  chờ gần 3 năm rưỡi.

Hơn phân nửa số người tham gia cuộc khảo sát cho rằng chính quyền địa phương ưu tiên phát triển kinh tế hơn là bảo vệ môi trường.

Ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh kết quả cuộic khảo sát này phản ánh những đánh giá trung thực của người dân về các thức làm việc của các cơ quan nhà nước tại Việt Nam.

Theo Chỉ số Công lý 2012, địa phương có hoạt động của các định chế nhà nước trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính hiệu quả nhất là thành phố Đà Nẵng trong khi Khánh Hòa là địa phương có thành tích kém nhất, nằm chót bảng.

Kết quả khảo sát dựa trên các cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên với hơn 5 ngàn dân trên 21 tỉnh thành cả nước trong năm 2012 để ghi nhận ý kiến của người dân về hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính ở Việt Nam.

Nguồn: Bernama, Xinhua

TS Cù Huy Hà Vũ góp ý Hiến pháp!...

Ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa
Ông Cù Huy Hà Vũ bị án tù 7 năm hồi năm 2011
BBC - thứ sáu, 4 tháng 10, 2013
Từ trong tù, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vừa gửi kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 dài 20 trang tới Quốc hội Việt Nam.

"Anh Vũ có thông báo cho tôi biết là anh gửi bản ý kiến viết tay dài 20 trang khổ A4 tới Quốc hội hôm 30/9."Vợ ông Hà Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, nói với BBC từ Hà Nội, rằng ông Vũ đã cho bà biết việc này qua điện thoại vào sáng thứ Sáu 4/10.
Theo bà Hà, trước đó gia đình đã gửi cho ông Cù Huy Hà Vũ văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho ông nghiên cứu.
Chủ đề Hiến pháp là một trong các quan tâm lớn của TS Hà Vũ. Trước khi bị tòa kết án tù 7 năm vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự vào tháng Tư năm 2011 , ông đã nhiều lần công khai nói tới nhu cầu phải cải tổ Hiến pháp, cổ súy đa đảng và bỏ Điều 4 Hiến pháp.
Vợ ông cho hay mạch suy nghĩ này được tiếp tục trong bản ý kiến mà ông Cù Huy Hà Vũ mới gửi cho Quốc hội, gồm 7 phần chính.

Kêu gọi đa đảng

Bà Dương Hà nói một trong các ý chính trong kiến nghị của ông Cù Huy Hà Vũ là yêu cầu bỏ sự lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện chế độ đa đảng.
Ông cũng đề xuất bỏ tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thay bằng quốc hiệu 'Việt Nam' và thiết lập chức vụ Tổng thống đồng thời thực hiện tam quyền phân lập, lập tòa án hiến pháp.
TS Hà Vũ còn ủng hộ ý kiến bỏ câu “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ Đảng, chế độ Xã hội chủ nghĩa” trong Hiến pháp 92.
Ông cho rằng phải quy định rõ trong luật những giới hạn của Quyền con người và Quyền công dân để tránh tình trạng Nhà nước xâm phạm Quyền con người.
"Tâm huyết thì góp ý, còn lắng nghe và tham khảo đến đâu thì là việc của các quan chức chứ chúng tôi không thể chắc được."
LS Nguyễn Thị Dương Hà
Theo LS Dương Hà, ông Hà Vũ thường xuyên theo dõi thời sự nên biết rằng Hội nghị Trung ương 8 của Đảng CSVN có đề cập tới vấn đề sửa đổi Hiến pháp.
"Thế nhưng tâm huyết thì góp ý, còn lắng nghe và tham khảo đến đâu thì là việc của các quan chức chứ chúng tôi không thể chắc được."
Hồi tháng Sáu, ông Cù Huy Hà Vũ có một đợt tuyệt thực kéo dài, nhưng sức khỏe của ông nay đã "ổn định trở lại".
Tuy nhiên, bà Dương Hà nói bà vẫn lo ngại vì "huyết áp của anh Vũ trồi sụt thất thường".

Án tù 7 năm

Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật đào tạo tại Pháp.
Ông là con trai của nhà thơ Huy Cận, một vị công thần của chế độ, và là con nuôi của thi sỹ lừng danh Xuân Diệu.
Bị bắt ngày 5/11/2010 tại TP Hồ Chí Minh, ông Cù Huy Hà Vũ bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông Vũ hiện đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.

Ông bị buộc tội đã có một số bài viết, bài trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài với nội dung kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng CSVN, phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước.

Bao giờ có tự do nghiệp đoàn?!...

000_Hkg4913878-250.jpg
Một phụ nữ đi qua một tranh tuyên truyền về bầu cử ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2011.
AFP
Nam Nguyên, phóng viên RFA - 2013-10-04
Xu thế hội nhập thế giới tạo ra những áp lực cho Việt Nam phải tiến tới cải cách thực sự. Quyền lập hội của người lao động là một trong những vấn đề mà Nhà nước Việt Nam sớm muộn cũng phải giải quyết, để Nhà nước và người dân được hưởng lợi ích nhiều mặt thông qua hội nhập.

Trách nhiệm của Quốc hội

Điều 69 Hiến pháp 1992 hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tư do báo chí, có quyền được tự do thông tin;có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.” Như vậy quyền lập hội của công dân mà ở nghĩa hẹp hơn là quyền tự do nghiệp đoàn của người lao động được Hiến pháp qui định. Nhưng trên thực tế người lao động ở nước Việt Nam Cộng sản chưa bao giờ có quyền lập hội hoặc tự do nghiệp đoàn. Hơn nữa Quốc hội cũng chưa hề soạn thảo các bộ luật về quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội hoặc biểu tình để thực thi hiến pháp. LS Trần Vũ Hải ở Hà Nội, một nhà hoạt động quyền dân sự từng phát biểu với chúng tôi:
“Cái gì ghi trong Hiến pháp là đương nhiên được hưởng, còn nếu có luật thì lúc đó luật phải qui định những điều kiện, mà những điều kiện đó cũng không được phép gây cản trở biến cái quyền của Hiến pháp trở thành không thực hiện được… Luật phải làm thế nào để ban hành để quyền có trong Hiến pháp dễ thực hiện và thực hiện được. Còn nếu chưa có luật qui định thì trách nhiệm ấy là của Quốc hội chưa làm tròn, trong trường hợp ấy công dân phải có quyền.”
Công đoàn mà thực sự là một bộ phận nối dài của đảng Cộng sản như vậy hoàn toàn không bảo vệ lợi ích của người lao động.
-TS Nguyễn Quang A
Quốc hội Việt Nam qua nhiều khóa vẫn trì hoãn không lên kế hoạch soạn thảo nhiều bộ luật về quyền căn bản của công dân, trong đó có luật tự do lập hội. Ngoài ra Hiến pháp 1992 còn có điều 10 với nội dung không cần thiết, trong trường hợp điều 69 liên quan đến quyền lập hội được tôn trọng và thực thi. Điều 10 qui định: “Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác…”
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức độc lập ở Hà Nội đã tự giải thể, nhận định về nhu cầu cần thiết phải có các tổ chức nghiệp đoàn độc lập qua vụ bê bối tiền lương ở các công ty công ích Nhà nước trực thuộc chính quyền TP.HCM.
“Công đoàn mà thực sự là một bộ phận nối dài của đảng Cộng sản như vậy hoàn toàn không bảo vệ lợi ích của người lao động. Điều kiện của TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương buộc Nhà nước Việt Nam phải cho phép có những nghiệp đoàn lao động độc lập, đấy là một bước một áp lực từ bên ngoài rất là quan trọng, nhưng tôi nghĩ rằng cái áp lực từ bên trong mới là chính.”
000_Hkg4153200-250.jpg
Công nhân tại một nhà máy ở Hải Phòng, ảnh chụp 15/10/2010. AFP PHOTO.
Nhìn lại lịch sử hình thành tổ chức công đoàn ở Việt Nam. Trong thập niên 1930-1940 các hội kín, mang tính cách nghiệp đoàn như Công hội Đỏ thời Pháp thuộc, từng là công cụ giúp cho đảng Cộng Sản trong quá trình xây dựng quyền lực. Khi Việt Nam còn chia cắt, miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa không có khái niệm tự do nghiệp đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với mỹ từ là đại diện cho hàng chục triệu người lao động, thực chất là một tổ chức trực thuộc đảng Cộng sản và được chính phủ điều hành.
Trong thời gian từ 1954 tới 1975 ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, quyền lập hội được tôn trọng trong đó có quyền tự do nghiệp đoàn. Thời kỳ đó có hàng trăm nghiệp đoàn đủ các ngành nghề được thành lập và tham gia vào các hệ thống nghiệp đoàn khác nhau, đáng chú ý nhất là tổ chức Tổng Liên đoàn Lao công với Chủ tịch Trần Quốc Bửu.

Phải có qui định rộng mở hơn

Sau 30/4/1975 Việt Nam thống nhất dưới chế độ toàn trị của đảng Cộng sản, toàn bộ người lao động về nguyên tắc được đại diện bởi Tổng Công đoàn Việt Nam và từ 1988 đến nay được đổi tên là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Luật về hội nếu được thiết kế, theo tôi nghĩ thứ nhất phải theo tinh thần quyền tự do lập hội được Hiến pháp qui định.
-Bà Phạm Chi Lan
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định rằng, xã hội Việt Nam đang mong muốn cải cách toàn diện về nhiều mặt trong đó có cả cải cách chính trị. Điều này hàm ý mong muốn mở rộng thêm thể chế thiết chế dân chủ ở Việt Nam và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, quyền con người được qui định trong hiến pháp và một trong những quyền đó là quyền lập hội. Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh là quyền lập hội được qui định trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1992 hiện nay. Bà hy vọng sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi, sắp tới Quốc hội sẽ sớm đưa ra các luật để đảm bảo quyền cho công dân, nhất là những luật còn thiếu vắng nhất như quyền lập hội. Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:
“Luật về hội nếu được thiết kế, theo tôi nghĩ thứ nhất phải theo tinh thần quyền tự do lập hội được Hiến pháp qui định. Thứ hai nữa là cũng phải phù hợp tập quán ở đông đảo các nước mà Việt Nam đang tham gia hội nhập với mức độ càng ngày càng rộng, cũng như càng ngày càng sâu hơn, để đảm bảo quyền cho người dân cũng như tương ứng với các luật pháp khác của quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Như vậy phải có qui định cho rộng mở hơn.”
Theo lời bà Phạm Chi Lan, những người lao động làm công ăn lương  vốn dĩ đã gắn bó với đất nước, không ước mong gì hơn là có được tổ chức công đoàn tốt, bảo vệ được quyền lợi của họ và đóng góp vào sự phát triển ổn định bền vững của đất nước. Nếu lãnh đạo Nhà nước đặt niềm tin vào người dân của mình, vào những người lao động thì có thể cải tổ để mở rộng tự do nghiệp đoàn.
Và như bà Phạm Chi Lan nói với chúng tôi, khả năng cải cách cơ hội cải cách Việt Nam đều có, nhưng vấn đề là những người lãnh đạo đất nước có đủ quyết tâm chính trị để thực hiện và có muốn làm đến nơi đến chốn hay không.

haikhoai
nơi gửi kiengiang
Lập hội thì không ai cấm,cũng không ai cho phép chỉ ngăn cản bằng miệng,chưa có văn bản nào cắm lập hội,
04/10/2013 08:06

Vợ LS. Lê Quốc Quân: Không có cơ sở để kết tội!...

httphuynhngocchenh.blogspot.com-305.jpg
Gia đình LS Lê Quốc Quân chụp trước đây.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2013-10-04
Một ngày sau khi phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân về tội trốn thuế với bản án 30 tháng tù giam, Mặc Lâm phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hiền, vợ luật sư Quân về cảm nhận của bà về phiên tòa này.
Không có cơ sở kết tội
Mặc Lâm: Theo như chúng tôi được biết, bà đã bị ngăn cản rất là nhiều lần trước khi vào phiên tòa. Xin được hỏi bà là bà có được giấy mời tham dự phiên tòa hay không và tại sao người ta ngăn cản và khi nào bà được vào tòa, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hiền: Cho tới sáng ngày phiên xử anh Quân tôi vẫn không được giấy mời và theo như luật sư tư vấn thì tôi chỉ cần chứng minh thư vì đây là một phiên tòa xử công khai nên bất cứ ai cũng được vào. Khi tôi đến cổng tòa thì bảo vệ yêu cầu phải có giấy mời và tôi cũng nói là tôi không có giấy mời. Họ bảo tôi chờ một lúc thì một lát sau, tôi nghĩ là lúc đấy phiên tòa đã bắt đầu rồi, họ mới đưa cho tôi một giấy mời đề ngày là 1 tháng 10. Như vậy là trước ngày xử. Và tôi vào dự phiên tòa.
Mặc Lâm: Trong khi tham dự phiên tòa và trước đó nữa, bà có bao giờ suy đoán ra được bản án như phiên tòa đã công bố hay không?
Nguyễn Thị Hiền: Thật ra bản thân tôi quả thật có hy vọng. Trong suốt thời gian tôi vào tham dự phiên tòa cho đến trước khi tuyên án thì tôi cũng có phần lạc quan. Thời gian tham dự phiên tòa cũng rất dài. Tôi lạc quan vì tất cả các tranh luận và bày tỏ của mọi người cho tôi thấy rằng hoàn toàn không có cơ sở để mà bắt giam anh Quân, kết tội anh Quân và anh hoàn toàn vô tội.
Mặc Lâm: Điều gì đã làm bà lạc quan như vậy ạ?
Bà Nguyễn Thị Hiền: Tôi nhớ một số chi tiết khi luật sư Trần Thu Nam có hỏi giám định viên là người cũng có mặt trong phiên tòa rằng “Anh có phải là giám định viên không?” Ông ta trả lời “Đúng, tôi là giám định viên”. Luật sư Nam hỏi tiếp "Thế anh có thẻ không?” Tôi thấy giám định viên trả lời rất hồn nhiên “Không, tôi không có thẻ”.
Khi giải thích về nguyên nhân những sai phạm mà luật sư đưa ra thì đại diện viện Kiểm Sát có giải thích đó là do lỗi chính tả và có một số văn bản họ chưa kịp bỏ vô hồ sơ.
- Bà Nguyễn Thị Hiền
Sau đó luật sư Nam có hỏi thêm một vài câu liên quan đến vụ án thì giám định viên có vẻ là không trả lời được và từ chối câu trả lời. Luật sư Nam cũng bày tỏ là không hỏi thêm gì nữa vì luật sư cho rằng anh này không phải là giám định viên.
Tiếp theo luật sư Nam cũng hỏi việc công ty bị cáo buộc trốn thuế thì không biết Chi cục thuế đã có bao giờ thanh tra về thuế của công ty anh Quân cũng như  nhắc nhở về việc nộp thuế chưa. Đại diện trả lời cũng rất là rõ ràng là "Chưa!".
Khi giải thích về nguyên nhân những sai phạm mà luật sư đưa ra thì đại diện viện Kiểm Sát có giải thích đó là do lỗi chính tả và có một số văn bản họ chưa kịp bỏ vô hồ sơ. Tôi thấy trả lời rất là hồn nhiên. Tiếp nữa tôi thấy phần tranh luận diễn ra cũng không nhiều. Và kết thúc phần tranh luận cũng là lời của luật sư Trần Thu Nam.
Toasotham_Lqq-(19)-250.jpg
Người dân đến tham dự phiên tòa nhưng bị ngăn chặn từ xa. Photo by JB. Nguyễn Hữu Vinh
Ông kết thúc rằng các lý lẽ kiểm sát viên đưa ra đều ngụy biện và không có căn cứ. Sau câu này thì tôi nghĩ chắc chắn kiểm sát viên cũng phải có phần phản biện nào đấy nhưng mà họ cũng chỉ im lặng. Một lúc sau thì kiểm sát viên nói một câu đại ý là giữ nguyên quan điểm cũ. Tôi cảm thấy gương mặt mọi người ngồi trong phiên tòa có vẻ giản nở ra như tôi. Cảm giác thì rất rõ ràng rằng là chồng mình vô tội, không có cơ sở để kết tội anh ấy và không có lý do gì để mà bắt giam anh ấy.
Mặc Lâm: Thưaxin được hỏi bà trong phiên tỏa bà nhận thấy vai trò của những luật sư bảo vệ cho ông Quân họ có hoạt động đúng với chức năng của họ hay không và bà có hài lòng hay không ạ?
Bà Nguyễn Thị Hiền: Tôi rất biết ơn các luật sư. Tôi đánh giá cao sự nỗ lực làm việc của luật sư. Dẫu sao tôi nghĩ trong một khoảng thời gian như vậy, các luật sư cũng làm cho khoảng 50 người, cụ thể là hơn 30 người trong phòng xử án, kể cả thẩm phán, thẩm định viên, đại diện viện Kiểm Sát, thư ký phiên tòa.....và những người ngồi ở dưới cũng hiểu rõ thêm về anh Quân. Tôi tin rằng mọi người nếu thật lòng thì cũng tin chắc một điều là không có cơ sở để buộc tội anh ấy. Thật sự là tôi cảm nhận như thế cho đến khi tòa tuyên án.
Mặc Lâm: Chúng tôi được biết là trước khi phiên tòa diễn ra thì giáo dân của nhiều giáo phận đã có những đêm cầu nguyện mà ủng hộ tinh thần anh Quân cũng như là cho gia đình. Riêng về những giáo dân ở quê nhà anh Quân, khi họ ra tham dự phiên tòa thì sự tham dự ủng hộ của họ có làm cho lòng tin của bà về bản án của anh Quân có nhẹ thêm không. Bà có cảm giác như thế nào về sự đồng hành đó thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hiền: Tôi vẫn luôn tin rằng sự ủng hộ của mọi người chắc chắn là sẽ mang lại điều tốt hơn cho anh Quân. Tôi tin tưởng như vây. Và tôi cũng cảm nhận được sự yêu thương vô cùng qua sự ủng hộ của mọi người nơi quê nhà của anh Quân. Mọi người nhiệt tình vô cùng, nỗ lực vô cùng để mà ra tham dự phiên tòa.
Ba tháng về trước cũng đã hết sức nỗ lực rồi; Nhiều người ra giữa đường thì lại quay về. Và họ cũng khẳng định một điều là quyết tâm sẽ có mặt mặc dầu phiên tòa xử ở đâu đi nữa. Lần này cũng vậy. Thật sự lần này còn phải vất vả hơn rất nhiều bởi vì thời tiết thì mưa gió lại gặp sự ngăn cản rất là nhiều trên đường đi. Thế nhưng mọi người vẫn hiện diện.
Gia đình sẽ kháng án
Toasotham_Lqq-(31)-250.jpg
Công an, an ninh dàn hàng ngang ngăn cản người dân đến tham dự phiên tòa sáng 02/10/2013. Photo by JB. Nguyễn Hữu Vinh
Mặc Lâm: Thưa bà ngay sau khi bản án có kết quả thì ngay lập tức tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã đưa ra một bản tuyên bố là 30 tháng tù giành cho luật sư Quân rất nặng nề. Bà có cảm giác như thế nào về cái tuyên bố này ạ?
Bà Nguyễn Thị Hiền: Đương nhiên là tôi cảm thấy gia đình của chúng tôi được an ủi rất là nhiều khi các tổ chức quốc tế thấu hiểu và quan tâm đến trường hợp của anh Quân và gia đình chúng tôi. Cụ thể hơn nữa, tôi cũng rất vui khi nghe chia sẻ của bà Janice Beanland thuộc tổ chức Ân xá quốc tế. Bà nói luật sư Lê Quốc Quân quyết định kháng cáo thì Ân xá quốc tế sẽ hết lòng vận động và ủng hộ và sẵn sàng đứng sau người dám cất tiếng nói chống lại bất công, áp bức và đòi hỏi nhân quyền cho người dân như anh Quân.
Mặc Lâm: Dạ vâng. Bà vừa nói là tổ chức Ân xá quốc tế sẽ sẵn sàng ủng hộ nếu có chuyện kháng cáo lên tòa phúc thẩm. Như vậy gia đình có suy nghĩ về vấn đề này cặn kẽ hơn hay không để mà đưa ra một quyết định cuối cùng ạ?

Dạ, đương nhiên là tôi biết anh Quân vô tội. Khi tòa tuyên án thì anh cũng khẳng định anh sẽ kháng án. Gia đình chắc chắn là sẽ kháng án.
- Bà Nguyễn Thị Hiền
Bà Nguyễn Thị Hiền: Dạ, đương nhiên là tôi biết anh Quân vô tội. Khi tòa tuyên án thì anh cũng khẳng định anh sẽ kháng án. Gia đình chắc chắn là sẽ kháng án ạ
Mặc Lâm: Trước khi dứt lời thì bà có chia sẻ gì thêm với thính giả nghe đài cũng như những người biết cái bản án của luật sư Quân hay không, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hiền: Dạ trước hết xin cảm ơn anh Mặc Lâm đã hỏi thăm gia đình và cũng qua anh thì thay mặt cho gia đình được bày tỏ lòng cảm ơn vô cùng của gia đình đối với những tấm lòng ủng hộ, đồng hành cùng với gia đình trong thời gian qua theo cách riêng của mình và cảm ơn đối với các tổ chức quốc tế bằng cách này hay cách khác đã lên tiếng ủng hộ gia đình trong suốt thời gian qua. Gia đình chúng tôi cũng cầu mong mọi người lại tiếp tục bền bỉ và cầu nguyện cũng như là đồng hành cùng với gia đình trong phiên xử phúc thẩm sắp tới ạ.
Mặc Lâm: Vâng, xin một lần nữa cảm ơn bà và cầu chúc cho gia đình may mắn.
Bà Nguyễn Thị Hiền: Dạ xin cảm ơn anh Mặc Lâm.

Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên kiện công an cướp tài sản

Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên kiện công an cướp tài sản



Đăng bởi lúc 2:38 Sáng 3/10/13

VRNs (03.10.2013) – Bình Thuận – Ngày 28.09 vừa qua, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên đã gởi Đơn tố cáo an ninh công an cướp tài sản đến ông Bộ trưởng công an.
Bà Nhung nói với VRNs: “Chính ông trung tá Lương Quang Tuấn đã trực tiếp cướp túi xách của tôi”. Làm sao bà biết người lấy túi xách bà là công an? Bà Nhung cho biết: “Ông ta mặc quân phục, có đeo bản tên, chính tôi đã đọc được. Sau này xem lại video clip trên mạng tôi càng thấy rõ bộ mặt ông an ninh này”.
Hiện nay bà Nhung và nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang gặp khó khăn về di chuyển, vì toàn bộ giấy tờ, tiền bạc để trong túi xách đã bị công an an ninh cướp tại sân bay Nội Bài, tối 25.09.2013.


Đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Nhung gởi Ông bộ trưởng công an

Việt Nam: Nhiều người không biết về Hiến pháp


Việt Nam: Nhiều người không biết về Hiến pháp

04/10/2013 11:39


Dân Việt - Theo khảo sát, tại thời điểm Quốc hội đang bàn thảo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, có tới 42,4% số người được phỏng vấn cho rằng không nghe hoặc không biết về Hiến pháp.
Nhiều người không biết về Hiến pháp

Ngày 3.10, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển (UNDP - Liên Hợp Quốc) công bố chỉ số công lý – thực trạng về công bằng và bình đẳng ở Việt Nam dựa trên ý kiến của người dân năm 2012.

Việc giải quyết khiếu nại về môi trường là 17 tháng; khiếu nại về chính sách xã hội là 27 tháng; giải quyết các vướng mắc về kinh tế, thương mại thường mất khoảng 16 tháng...

Kết quả được xây dựng trên cơ sở phân tích dữ liệu từ 5.045 người được phỏng vấn trên 1/3 số tỉnh, thành phố của cả nước.

Theo khảo sát, tại thời điểm Quốc hội đang bàn thảo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, có tới 42,4% số người được phỏng vấn cho rằng không nghe hoặc không biết về Hiến pháp.

Trong số người nhận có biết về Hiến pháp, có 23% không biết về quá trình xem xét sửa đổi đang diễn ra. Khi được hỏi về quyền tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, có đến hơn 74% số người được hỏi cho là người dân nên có quyền phúc quyết trong Hiến pháp sửa đổi. Khảo sát cũng cho thấy phụ nữ bất lợi hơn nam giới 2,25 lần cơ hội biết về Hiến pháp.


Mức độ hài lòng của người dân với việc giải quyết các thủ tục, hồ sơ của cơ quan công quyền còn thấp.

Bên cạnh học vấn, thông tin giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho người dân được cập nhật và hiểu biết, tuy nhiên có đến hơn 94% số người được phỏng vấn cho biết họ không theo dõi thông tin tình hình thời sự, kinh tế -xã hội của đất nước. Những người quan tâm chủ yếu tiếp cận qua truyền hình gần 97%, loa đài hơn 40%, báo, tạp chí 41%.

Còn chậm giải quyết

Đánh giá của người dân về thể chế công quyền, kết quả khảo sát cho thấy việc giải quyết của cơ quan công quyền với yêu cầu của người dân thường kéo dài, bất kể tính chất của yêu cầu hoặc tranh chấp có phức tạp.

Việc giải quyết khiếu nại về môi trường là 17 tháng; khiếu nại về chính sách xã hội là 27 tháng; giải quyết các vướng mắc về kinh tế, thương mại thường mất khoảng 16 tháng. Đối với các khiếu nại về môi trường và chính sách xã hội có khoảng 22% yêu cầu của người dân không được cơ quan nhà nước ở địa phương phản hồi. Về tranh chấp dân sự, kinh tế có khoảng hơn 70% có phản hồi và giải quyết.

Theo báo cáo được công bố, trong quan hệ lao động, có tới 59% tranh chấp là về tiền lương, 40% tranh chấp xảy ra với người lao động thời vụ, ngắn hạn, không có hợp đồng. 19% người tham gia khảo sát cho biết, tình trạng sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi là phổ biến ở địa phương.

Nhiều yêu cầu của người dân được thụ lý trên 2 năm mà chưa được giải quyết xong, trong đó 31% khiếu nại về chính sách xã hội, 16% khiếu nại xử lý bồi thường ô nhiễm môi trường; 15% về thuế và đăng ký kinh doanh.

Việc yêu cầu cấp “sổ đỏ” cho người dân cũng mất nhiều thời gian, qua khảo sát những hộ chưa có “sổ đỏ” được biết họ nộp hồ sơ đã 41 tháng (tương đương gần 3,5 năm). Có đến 43% số người được phỏng vấn cho rằng khiếu nại, tranh chấp về đất đai là vấn đề nóng ở địa phương.

Điều này khẳng định thực tế, các bất cập về chính sách và quản lý đất đai ở các địa phương dẫn tới xung đột, khiếu nại, khiếu nại đông người mà các diễn đàn chính sách gần đây đã phân tích.

Các chính sách xã hội, nhân đạo đã được thực hiện một thời gian dài, nhưng có không ít người dân gặp vướng mắc, khiếu nại về thực thi. Có 32% khiếu nại chính sách với người có công; gần 37% khiếu nại chính sách với hộ nghèo, cận nghèo, gần 11% khiếu nại chính sách với người khuyết tật.

Ngọc Lương

Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên


Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên



Sunday, September 29, 2013

Ngày 18/7/2013, Tuyên bố 258 ra đời với chữ ký của hơn 100 blogger Việt Nam công khai danh tính. Trong thời gian ngắn ngủi này, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông.

Những việc làm này nhằm để vận động:

- Nhà nước Việt Nam xem xét việc hủy bỏ Điều 258 của Bộ luật Hình sự để chứng tỏ cam kết và đóng góp của mình cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền;

- Các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thúc đẩy Nhà nước Việt Nam thực hiện điều trên trong thời gian vận động tranh cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

- Nhà nước Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền để Việt Nam có thể là một ứng cử viên xứng đáng, tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của Nhà nước Việt Nam. Việc bãi bỏ Điều 258 phải là một trong các cam kết đó.

Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhận Tuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.

Tuy nhiên, ngược lại, những vận động này cũng đã gặp phản ứng bất đồng từ một số người. Điển hình là những bài viết, lời kêu gọi:

- Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và... lừa bịp! của tác giả Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân;

- Tự do ngôn luận và các giới hạn về tự do ngôn luận của tác giả Vũ Văn Tính trên báo Nhân Dân;

- “Đoan Trang - tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ” của tác giả Đông La

- Những điều cần biết về “Tuyên bố 258" và

- Lời kêu gọi ký tên vào bản: Phản bác tuyên bố 258” trên blog Phản bác Tuyên bố 258

Tạm thời bỏ qua những cách nhìn, cách viết dùng các từ như tiếm danh, loạn ngôn, lộng ngôn, lừa bịp, tạm thời chưa phân tích các phán xét, tấn công cá nhân, hoặc lối quy chụp như mạo danh, phản bội lợi ích dân tộc, lừa bịp dư luận, cầu viện nước ngoài, sỉ nhục quốc gia... Nhìn về mặt tích cực, có thể nói những phản ứng không đồng ý với Tuyên bố 258 là một hình thái tự nhiên, nên có trong một xã hội dân chủ, đa nguyên.

Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 cho thấy bước khởi đầu để tiến đến một sinh hoạt đa nguyên trong một xã hội mà thường để giải quyết những bất đồng quan điểm thì việc viện dẫn những điều luật mơ hồ như Điều 258 để bắt bớ lại là phương thức hay được sử dụng nhất.

Để góp phần xây dựng nền tảng cho xã hội đa nguyên ấy, để làm sáng tỏ mọi góc cạnh, quan điểm khác nhau, và quan trọng hơn cả là để cổ vũ sự công khai, đường hoàng, minh bạch và ứng xử văn minh, chúng tôi, những người ký tên trong bức thư mới này, với địa chỉ, chữ ký, người thật đang sống tại Việt Nam, đề nghị:

- Tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính, Đông La và những người chủ xướng Phản bác Tuyên bố 258 cùng chúng tôi tranh luận về Tuyên bố 258 cũng như Điều 258 của Bộ luật Hình sự.

- Nếu đồng ý, xin mời các bạn cử đại diện để cùng với đại diện của của Mạng lưới Blogger Việt Nam thảo luận và đồng ý với nhau về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận.

- Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực.

- Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tải Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan.

- Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội.

Trong tinh thần "nhân dân làm chủ" và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên; và trong việc phát huy tính quang minh chính đại, công khai, người thật việc thật, chúng tôi tin rằng những đề nghị trên sẽ được đáp ứng và trả lời trên báo Nhân Dân và những trang web, blog của những cá nhân liên quan.

Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được hồi đáp trước ngày 5 tháng 10 năm 2013.

Để chuẩn bị cho cuộc tranh luận, các bạn có thể liên hệ với Mạng lưới Blogger Việt Nam qua email tuyenbo258@gmail.com hoặc qua comment vào trang blog của Mạng lưới Blogger Việt Nam tại địa chỉ tuyenbo258.blogspot.com.


Đồng ký tên:

1. Nguyễn Hoàng Vi - 107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Sài Gòn

2. Huỳnh Thục Vy - Tổ dân phố Tân Hà 2, P. Thống Nhất, Thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk

3. Trịnh Kim Tiến - 288 Tô Hiến Thành, P. 15, Q.10, Sài Gòn

4. Đặng Bích Phượng - P. 1002 - N06, Dịch Vọng, KĐT Mới, Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

5. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - 24 Đặng Tất, Vĩnh Phước, Nha Trang

6. Hoàng Thị Hà - 358/25/3, Phố Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội

7. Phạm Thanh Nghiên - 17 Liên khu Phương Luu, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Hải Phòng

8. Nguyễn Tường Thụy - 11 Cụm Quỳnh Lân, Xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

9. Nguyễn Chí Tuyến - Tổ 2 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội

10. Võ Trường Thiện - 2A, Nguyễn Thị Định, Nha Trang

11. Lã Việt Dũng - 14 Ngõ 26, Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

12. Vũ Sỹ Hoàng - 20, Đường số 4, Tổ 5, Kp 3, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, Sài Gòn

13. Nguyễn Văn Viên - 33, Ngõ 132, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

14. Nguyễn Hồ Nhật Thành - 288 Tô Hiến Thành, P. 15, Q.10, Sài Gòn

15. Lê Hồng Phong - 2, Ngõ 560, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

16. Nguyễn Đình Hà, 50 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội

17. Châu Văn Thi - 180 /1 KP4, Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng, Q. 7, Sài Gòn

18. Lê Văn Dũng - 54, Hà Trì 3, Hà Đông, Hà Nội

19. JB Nguyễn Hữu Vinh - 9, Ngách 21, Ngõ 111, Đường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

20. Khổng Hy Thiêm - Suối Tân - Cam Lâm - Khánh Hoà


Mạng lưới Blogger Việt Nam
tuyenbo258.blogspot.com
tuyenbo258@gmail.com

Lề công lý (thơ)





VRNs (03.10.2013) –

 Sài Gòn - Ôi ! Thương quá người Mẹ Việt Nam


Lê bước chân gối mỏi, lưng còng
Và đôi mắt lện hòa năm tháng
Dõi bước con trong chốn lao tù
Tìm công lý giữa bầy lang sói
Để tim con đau nhói quặn lòng

Đất nước Quê hương, một chốn lưu đày.
Dành cho những kẻ mang tội danh “Yêu Nước”
Đây dùi cui, roi điện, gông cùm

Và lũ chó săn, mặt người dạ thú
Sống xa hoa trên nước mắt dân lành
Bán biển đảo, rừng xanh cho Tàu khựa

Công lý nơi đâu khi dân nghèo mất đất?
Lý tưởng nào khi tham nhũng tràn lan.
Chủ nghĩa nào đưa dân tộc lầm than
Xã hội nào làm suy đồi đạo đức
Đất nước ơi, bốn ngàn năm văn hiến
Bỗng điêu tàn bởi chủ nghĩa Mác, Lê nin

Ôi! Thương quá Mẹ can trường, bất khuất
Lê Quốc Quân vẫn ngục tối lưu đày
Mẹ ngồi đó tấm thân gầy, héo hắt
Để một ngày cả Dân tộc bừng lên
Phá ách vong nô, bức xiềng xích lao tù
Đưa dân Việt bước vào ngày hội mới.

Quan lớn lộ két tiền tỷ, vàng trăm lượng khi trộm vào nhà

- Thời gian gần đây, nhiều gia đình quan chức bị trộm "viếng thăm", lấy đi nhiều tài sản có giá trị, có khi lên tới hàng tỷ đồng.

PGĐ Sở Tài chính mất két sắt cất nửa tỷ
Dư luận đang xôn xao về vụ trộm "viếng thăm" nhà Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định rinh két sắt.

Sáng 10/9, lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, kẻ trộm phá cửa đột nhập vào nhà ông Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định (ở đường Phan Huy Chú, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn), lấy đi két sắt và nhiều tài sản giá trị khác.

Đến trưa, khi gia đình về thì phát hiện đồ đạc trong nhà bị lục tung, còn két sắt cũng biến mất, nạn nhân đã báo cho cơ quan chức năng. Ước tính tổng giá trị tài sản bị mất khoảng 500 triệu đồng. Đây không phải lần đầu tiên trộm đột nhập vào nhà các quan chức.
siêu trộm, tiền tỷ, tài sản, cán bộ, quan chức, đại gia
 (ảnh minh họa)
Trộm 57 lượng vàng trong nhà cán bộ tỉnh
Trước đó, sáng ngày 3/7, Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã bắt ba nghi can trộm 57 lượng vàng và 50 triệu đồng tại nhà một cán bộ văn phòng UBND. Các nghi can gồm: Phan Xuân Nam (14 tuổi, trú tại thị trấn huyện Nam Đàn); Lữ Văn Sang (14 tuổi, trú xã Mậu Đức, huyện Con Cuông); Nguyễn Cao Cường (18 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh).

Theo đó, ngày 25/6, nhóm đối tượng này đã đột nhập gia đình bà Trần Thị Anh Đào (53 tuổi, trú tại P.Hưng Dũng, TP. Vinh) cạy tủ, két sắt để trộm số tài sản nêu trên. Được biết, bà Đào là cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (chồng bà Đào nguyên cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu).

Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum bị mất trộm 3 tỷ
Công an TP. Pleiku (Gia Lai) vừa bắt khẩn cấp Nguyễn Quốc Nam (21 tuổi), Lê Đình Trung (24 tuổi), Nguyễn Mạnh Quân (23 tuổi) và Lê Đình Đạt (21 tuổi, cùng trú tại phường Yên Đỗ, TP. Pleiku), do liên quan đến vụ trộm cắp số tài sản có trị giá khoảng 3 tỷ đồng tại nhà bà Trần Thị Xuân Lan (Trưởng phòng Tổ chức, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) và chồng là Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum.
siêu trộm, tiền tỷ, tài sản, cán bộ, quan chức, đại gia
Một phần tang vật vụ trộm ở nhà của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum.
Theo lời khai ban đầu của các nghi can, cuối tháng 12/2012, sau nhiều lần thăm dò, rình rập, biết bà Trần Thị Xuân Lan ở số nhà 117 Cao Bá Quát, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku có nhiều tài sản có giá trị, nên cả bọn lên kế hoạch trộm tài sản. Lợi dụng gia đình bà Lan đi vắng, các nghi can trên và một người tên Thuận dùng kìm cộng lực phá khóa, cạy cửa nhà lục lọi lấy trộm nhiều tài sản.

Theo cơ quan công an, phía bị hại cho biết tài sản bị mất gồm 63 lượng vàng SJC, nữ trang, dây chuyền vàng; lắc, nhẫn đeo tay tổng cộng 15 chỉ vàng, 1 máy vi tính hiệu HP, 1 sừng bò tót, 1 khẩu súng điện... với tổng giá trị hơn 3 ỷ đồng.

Đột nhập nhà trưởng BQLDA khoắng 1,5 tỷ
Tháng 2/2013, trộm đột nhập nhà riêng ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt. Theo trình bày của ông Tú, tài sản trên gồm 1 tỷ đồng tiền mặt của nhiều doanh nghiệp gửi để qua Tết nộp ngân sách; 4.000 USD của cha mẹ vợ ông Tú và tiền, vàng là tài sản của gia đình.
siêu trộm, tiền tỷ, tài sản, cán bộ, quan chức, đại gia
Các đối tượng trong vụ trộm ở nhà Trưởng ban quản lý dự án Bạc Liêu bị bắt
Ban chuyên án phát hiện với thủ đoạn trên, bọn trộm đột nhập nhà ông Tú có liên quan đến hàng loạt vụ trộm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh... Điểm đáng chú ý là chúng chỉ tìm đến nhà cán bộ khá giả hoặc tiệm vàng để trộm. Sau khi có chứng cứ, ban chuyên án đã bắt Quách Văn Chiến (21 tuổi), Trần Văn Giàu (34 tuổi) và Lê Nhựt Cường (31 tuổi), cùng ngụ TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng về hành vi trộm cắp tài sản.

Nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh bị trộm ôtô
Ngày 18/10/2012, ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa cũng bị trộm ‘viếng thăm’ và lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng của gia đình.

Trước đó, tối 17/10/2012, tài xế lái chiếc xe ô tô trên cho xe vào gara, để toàn bộ giấy tờ và chìa khóa trên xe rồi đi ngủ. Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, đánh xe đi mất.
siêu trộm, tiền tỷ, tài sản, cán bộ, quan chức, đại gia
Tên trộm được cho là đã cắt khoá cổng ngôi biệt thự rồi vào trộm ôtô.

Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng
Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) đi làm về thì phát hiện cửa bên hông nhà bị cạy bung nên gọi điện cho chồng về nhà để kiểm tra.

Sau khi vào nhà, vợ chồng ông Chiến phát hiện két sắt đặt trong phòng ngủ bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Tên trộm chuyên khua khoắng nhà quan chức
Hồi tháng 6/2013, TAND Đà Nẵng đã xét xử Đặng Ngọc Tân - thủ phạm đột nhập tư gia của hàng chục đại gia, quan chức ở Đà Nẵng, ăn trộm hơn 10 tỷ đồng.

Từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt 36 vụ, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Mục tiêu của chúng là những gia đình có của ăn của để tại Đà Nẵng.

Chẳng hạn, tối 6/10/2010, Tân được Phước chở đến nhà bà Phạm Thị Ngọc (vợ ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam) trên đường Núi Thành. Tân vượt rào sắt, dùng xà beng cạy cửa gỗ và lấy đi một chiếc hộp đựng 110 lượng vàng SJC.
Tối 10/3/2010, Tân cùng Phước đến nhà ông Hoàng Dương Việt Anh (con trai nguyên chủ tịch UBND Đà Nẵng) lấy trộm 6 dây chuyền vàng, 7 lắc đeo tay, 22 nhẫn, 1.500 USD cùng 250 triệu đồng. Tổng giá trị tài sản ước tính trên 600 triệu đồng nhưng Tân nói với Phước là không lấy được gì.
Tối 22/9/2010, Tân và Phước tiếp tục đột nhập nhà bà Lê Thị Thủy (Phó chánh văn phòng Công ty truyền tải điện lực 2, phụ trách miền Trung), chồng bà Thủy là Giám đốc công ty, ăn trộm 12 dây chuyền vàng, 13 nhẫn, 8 lắc, 9 mặt dây chuyền vàng, tổng số tiền hơn 600 triệu đồng...

Hạnh Nguyên(tổng hợp)

Sau khi gây tai nạn liên hoàn, xe "điên" được bịt kín biển số!...

Thứ Sáu, 04/10/2013 

(NLĐO)- Sau khi gây ra tai nạn liên hoàn khiến 1 phụ nữ dập não dẫn đến tử vong, 1 phụ nữ khác gãy chân và chỉ chịu dường lại khi tông vào gốc cây ở TP Hải Phòng, chiếc Nissan được bịt kín biển số phía trước và phía sau, đưa khỏi hiện trường.

Chiếc xe ô tô gây tai nạn được bịt kín biển kiểm soát phía trước và phía sau
 
Vào khoảng 20 giờ ngày 3-10, tại chân cầu Bính, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng (TP Hải Phòng) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến bà Nguyễn Thị Mai (SN 1953, trú tại đường Cầu Bính, phường Thượng Lý) bị chấn thương nặng dẫn tới tử vong và 1 phụ nữ khác tên Lan gãy chân.
 
Một số nhân chứng có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn giao thông kinh hoàng này cho biết chiếc xe ô tô Nissan mang biển kiểm soát 16A-04.726 đi từ trung tâm TP Hải Phòng về phía cầu Bính với tốc độ cao, đâm vào bà Nguyễn Thị Mai đang đi xe đạp trên đường về nhà. Bà Mai bị hất tung vào lề đường, bất tỉnh.
 
Sau khi gây tai nạn cho bà Mai, chiếc xe gần như không giảm tốc độ, tiếp tục đâm vào một người phụ nữ tên Lan đang đi xe đạp khiến người phụ nữ này bị gãy chân. Sau đó, chiếc xe ô tô lao lên vỉa hè và chỉ chịu dừng lại khi đâm vào gốc cây to, nổ lốp.
 
Thấy người điều khiển xe gây tai nạn không chịu xuống xe, một số người dân ra mở cửa xe thì thấy từ miệng người đàn ông phả ra nồng nặc mùi rượu.
 
Lực lượng chức năng đưa chiếc xe được bịt kín biển số khỏi hiện trường
 
Theo ghi nhận tại hiện trường, vụ tai nạn để lại dấu vết kéo dài trên 200 m, chiếc xe ô tô bị bẹp dúm đầu, kính bị vỡ, nổ bóng khí…
 
Ngay sau vụ tai nạn, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường xác minh điều tra nguyên nhân.
 
Theo người dân phản ánh, có điều rất lạ là sau khi xảy ra tai nạn, chiếc xe ô tô này được bịt kín biển kiểm soát, khiến hàng trăm người dân trong khu vực tập trung bàn tán. Nhiều người nhận ra người đàn ông này tên là Ph., một cán bộ đang công tác tại TP Hải Phòng.
 
Cũng theo người dân, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, người nhà bà Mai và người dân đã đưa bà Mai đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, còn người phụ nữ tên Lan không biết được xe cứu thương đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nào.
 
Nạn nhân Nguyễn Thị Mai khi còn đang được cấp cứu tại bệnh viện
 
Theo bác sĩ bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, bà Mai đến viện cấp cứu trong tình trạng tim gần như ngừng đập, chấn thương nặng vùng đầu, dập não...
 
Sau khi được bệnh viện trả về, đến 8 giờ sáng nay 4-10, nạn nhân Nguyễn Thị Mai đã tử vong.
 
Tin - ảnh: Tr.Đức

Việt Nam bàn việc bán "chiến lợi phẩm" kiếm tiền!...

VIỆT NAM (NV).Thursday, October 03, 2013 Hiệp hội các nhà đầu tư - tài chính Việt Nam,  vừa chính thức đề nghị nhà cầm quyền "làm giàu ngân sách" bằng cách tư nhân hoá các "chiến lợi phẩm" đã tịch thu được từ sau năm 1975 đến nay.

Hiệp hội các nhà đầu tư - tài chính Việt Nam, viết tắt là VAFI, một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam từ cuối tháng 11, năm 2003 cho đến nay.

Hiệp hội này qui tụ các nhà đầu tư; nhà hoạch định chính sách, luật gia… có tham vọng thúc đẩy, định hướng hoạt động cho giới đầu tư tại Việt Nam. 

 
Khách sạn Metropole, một trong những bất động sản đắt giá tại Hà Nội. (Hình: VNExpress)

Ngoài việc bán 'chiến lợi phẩm,' VNExpress dẫn phúc trình của VAFI cho hay, nhà nước Việt Nam có thể thu thêm 5 tỉ đôla nếu gom bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại các công ty cổ phần hiện nay, như Mobifone, Viettel, Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội, Vinamilk…


Tuy nhiên, VAFI cho rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, Hà Nội nên bán một số bất động sản có giá trị khổng lồ tại trung tâm thành phố này.

Phúc trình của VAFI cho rằng, nhiều khách sạn, văn phòng cao tầng như Daewoo, Rex, Caravelle, Metropole Hà Nội … "giá đắt, nhưng không mang lại một đồng nào cho ngân sách chính quyền các thành phố."
VAFI cũng nói rằng chính quyền địa phương nên tung ra bán đấu giá khách sạn sang trọng để tìm vốn xây tàu điện, còn tốt hơn cả việc cổ phần hoá các khu đất "vàng" nêu trên. 

Trước đó, tại diễn đàn "Kinh tế mùa thu 2013," một số diễn giả đăng đàn cho rằng "ngân khố quốc gia" hiện nay "đang rất đáng báo động."

Một trong những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tại Sài Gòn, ông Trần Du Lịch cho rằng nguồn thu quá thấp là "vấn đề mới xuất hiện của năm 2013, có nguy cơ gây bất ổn kinh tế." Ông Trần Du Lịch còn dựa vào phúc trình của Bộ Tài Chính khẳng định rằng "túi tiền quốc gia" đang cạn với sự suy sụp "khủng khiếp" của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, có đến 40 tỉnh không thu đủ tiền chi cho ngân sách địa phương. Đến giữa tháng 9, 2013, tổng thu ngân sách của năm 2013 chỉ mới đạt 62.5% dự toán, tức mới thu được 510 tỉ đồng, tương đương 25.5 triệu đôla.

Phúc trình này của Bộ Tài Chính báo động nguy cơ bị thất thoát 21,000 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đôla tiền thu ngân sách trong năm 2013.

Cũng mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chính thức đề nghị hạ mức lương tối thiểu xuống thêm 100,000 đồng, tương đương 5 đô la. (PL)