THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 November 2012

Đang bị kỷ luật lại được thăng chức

Dư luận ở tỉnh Gia Lai đang khá bức xúc về việc bác sĩ Trần Thanh Phú đang chịu kỷ luật lại được thăng chức lên làm quyền Trưởng khoa Sản.

Bác sĩ Phú bị Hội đồng kỷ luật Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai kỷ luật cảnh cáo do liên quan đến vụ thai nhi của sản phụ Nguyễn Thị Hồng (trú tại xã Đăk Djrăng, H.Mang Yang, Gia Lai) bị chết lưu vào ngày 25.9. Về vấn đề này, ông Phạm Bá Mỹ, Giám đốc bệnh viện, cho rằng: “Đó là chuyện riêng của bệnh viện”.
Trước đó, ông Lê Thanh Minh, Trưởng khoa Sản, đã gửi đơn xin từ chức. “Tôi còn một năm nữa mới nghỉ hưu, nhưng tai biến trong khoa sản xảy ra như vậy đã tạo áp lực, nhiều đêm tôi không ngủ được, nên tôi muốn nghỉ hưu”, ông Minh cho biết.
Duy Anh

MÁY BAY TRUNG QUỐC GIẢ DẠNG PHI CƠ VIỆT NAM ĐỂ LÀM GÌ ?

Tin tức chiều thứ sáu 26/10 cho hay là ít nhất một chiếc chiến đấu cơ Su-30 của phi đội “Agressor Squadron” của Không Lực Trung Quốc đã được sơn y hệt như máy bay của Không Lực Việt Nam (vốn cũng sử dụng chiến đấu cơ Su-30s do Nga chế tạo.)


Trong vài năm qua, tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia Cộng Sản không ngừng gia tăng và chuyện máy bay Su-30 của TQ sơn màu y hệt như VN hoặc là một cảnh báo cho VN, hoặc vì nhiều phi công TQ ngày nay đang được huấn luyện chiến đấu để sau này đối đầu với phi cơ Su-30 của VN.
Một chiến đấu cơ Su-30 của không quân Việt Nam
Không quân TQ có một đơn vị huấn luyện đang cố gắng miêu tả gần dúng nhất các phi cơ của kẻ thù, đặc biệt máy bay của Hoa Kỳ và Ấn Độ, để các phi công TQ tập luyện “nhận diện” ra kè thù nếu có chiến tranh thật.
 
Trong 3 đội bay “Agressor Sqadron” có 3 chiếc sơn màu xanh (kẻ thù) và 3 chiếc sơn màu đỏ (phe ta). Một chiếc Su-30 “giả” làm chiến đấu cơ F-15 của Mỹ hay loại Su-30 của không lực Ân Độ và VN. Hai chiếc còn lại “đại diện” cho kiểu máy bay J-10 A, từa tựa như kiểu chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và chiếc kia là J-7s (phỏng theo mẫu Mig-21) giả làm máy bay chiến đấu Mig-21 mà không lực Ấn Độ vẫn còn sử dụng.
 
Kiểu huấn luyện như thế phát xuất từ chiến tranh VN, vì các phi công Mỹ lúc đó rất khó khăn vất vả khi phải đối đầu với các kiểu phi cơ do Nga sản xuất. Sau đó chương trình “Top Gun” của Không Lực Hoa Kỳ, sử dụng chính máy bay của mình huấn luyện tác chiến, đã tỏ ra thành công.
  
Năm 1980, không quân Nga bắt đầu bắt chước trường phái “Top Gun” của Mỹ để tập luyện và đến năm 1987 thì Không Quân TQ bắt chước theo.
 
Ngày nay Hoa Kỳ tin là TQ gia tăng nỗ lực huấn luyện phi công chiến đấu của họ theo kiểu “Top Gun” để chuẩn bị các trận không chiến thật sự sau này. Máy bay TQ giả dạng máy bay VN có lẽ không nằm ngoài mục tiêu đó.
 
Bài gốc : Stategypage.com

EU thúc giục VN tăng cường cải thiện nhân quyền



Defend the Defenders - Ngày 31/10/2012 – Áp lực quốc tế lên Việt Nam tăng cao hôm Thứ tư, yêu cầu phải đề cao quyền con người khi EU lên tiếng về việc bỏ tù hai nhạc sĩ can tội tuyên truyền chống nhà nước ở quốc gia cộng sản này. 

Điều này “rất quan trọng” đối với Việt Nam để tái khẳng định “cam kết cải cách, bao gồm quản trị tốt, nguyên tắc pháp quyền và quyền con người”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết trong một cuộc họp báo với nhà lãnh đạo của Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội.

Vị chủ tịch người Bỉ, thường không ai tranh cãi, thêm rằng ông vẫn giữ được niềm tin vào “tương lai của Việt Nam”. 

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm thứ Ba cũng lên án quốc gia này bóp nghẹt tự do phát biểu, vài giờ sau khi hai nhạc sĩ nối gót hàng chục các nhà bất đồng chính kiến ​​khác bước vào sau song sắt. 

Hôm thứ Ba, một tòa án ở trung tâm thương mại phía Nam, Tp. HCM đã tống tù nhạc sĩ Việt Khang, 34 tuổi, 4 năm và Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi, 6 năm với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. 

“Chính phủ Việt Nam nên phóng thích những nhạc sĩ này, tất cả các tù nhân lương tâm và tôn trọng triệt để các nghĩa vụ quốc tế của mình ngay lập tức”, phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ Christopher Hodges nói. 

Bộ đôi này bị bỏ tù, còn cộng thêm hai năm quản thúc tại gia sau khi hết án, vì viết lời hát lên án hành động của cảnh sát chống lại những người tham gia hoạt động chống Trung Quốc và cầm tù những người bất đồng chính kiến​​. 

Hôm thứ ba, tổ chức Human Righs Watch có trụ sở tại New York, kêu gọi Van Rompuy làm áp lực lên Việt Nam, yêu cầu thả tất cả các tù nhân chính trị và những người bị giam cầm trong chuyến thăm ba ngày của ông tai đất nước kiểm soát chặt chẽ này. 

“Việt Nam tống ngục đều đặn các công dân của họ vì kêu gọi dân chủ và các quyền tự do mà đối với người châu Âu thì những quyền này lại được phép”, ông Brad Adams, giám đốc Tổ chức Human Rights Watch nói. 

“Ông Van Rompuy có một nghĩa vụ đạo đức để làm cho chính phủ Việt Nam hiểu rõ rằng họ không thể vận hành một chế độ độc tài áp bức”. 




Công “khai ngấy”



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) Phiên tòa tuyên bố là xét xử “công khai” Nhưng nhìn khung cảnh, chúng ta thấy “lực lượng an ninh” đang “công khai tè” lên sự “công khai” khiến nó như tỏa ra cái mùi xú uế “bịp bợm, khai ngấy”!?.
“Nhân vô thập toàn”, có thể vì vậy mà nguyên lý và mục đích cao đẹp cuối cùng của Pháp Luật trong sứ mạng xét xử là hướng đến “Giáo Dục” chứ không phải chủ tâm để “trừng trị”. Tất cả nền Pháp Lý văn minh nhân loại và mọi quan tòa đều thuộc lòng khái niệm “nhân bản” mặc định này. Khi nghĩ đến giá trị và tác dụng của “giáo dục” thì người ta liên tưởng đến sự thẩm thấu lan tỏa phổ biến công khai sâu rộng của nó; vì vậy ở các quốc gia văn minh tự do dân chủ mọi cánh cửa pháp đình trong các phiên xét xử hầu như thường xuyên rộng mở cho cộng đồng công luận tự do tham dự chứng kiến, chỉ trừ một vài trường hợp cá biệt có thể bất lợi cho nạn nhân hay can phạm vì liên quan đến phạm trù đạo đức mà phải “xét xử kín” (đều có công bố lý do theo luật định). 

Xã hội hình thành bởi cộng đồng dân tộc, sự chứng kiến giám sát từ cộng đồng xã hội trong các phiên xét xử của tòa án có tác dụng rất tốt đẹp cho lý tưởng của một nhà nước Pháp Quyền - Bởi dưới ánh mắt phán xét trực tiếp của công luận, các quan tòa phải vận dụng năng lực đạo đức của chính mình thể hiện bản chất “chí công vô tư” của Pháp Luật. Mọi sai sót trong xét xử, vô tình hay cố ý trái pháp luật sẽ bị phát hiện tức thời, từ rất sớm, thông qua “đa kênh công luận” phản ảnh khiến kẻ cầm cân nảy mực thiếu “vô tư” phải điều chỉnh lại mình hoặc sẽ phải trả giá và điều này củng làm giảm thiểu, bớt “rủi ro” áp đặt duy ý chí do các hành vi vô tình hay cố ý bất lợi cho can phạm trước vành móng ngựa. 

Đối chiếu với nguyên lý và nguyên tắc nói trên, nhân dân đồng bào và công luận trong cũng như ngoài nước đã từng theo dõi cũng như bỏ công trực tiếp đến tham dự các phiên tòa của “nhà nước, đảng” CSXH/CNVN xét xử những công dân Việt Nam “bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” từ trước đến nay chúng ta đã thấy toát lên những điều gì? Khi mà truyền thông của “nhà nước, đảng” này vẫn hay công bố rộng rãi trong nước và quốc tế sẽ xét xử những người “bất đồng chính kiến” ấy “công khai” trước pháp đình??. 

Công Khai là gì? (nghĩa giản đơn) Công: mọi người - Khai: mở rộng – Có nghĩa: Mở rộng một sự việc cho mọi người cùng nghe, nhìn thấy hiểu được. 

Vậy chúng ta, đã nghe và thấy những gì? quá khứ và hiện tại? từ các phiên tòa gọi là “công khai” ấy? Gần như tất cả, từ phóng viên quốc tế, đại diện ngoại giao đoàn – nhân dân đồng bào mọi thành phần, trong, ngoài nước đều có chung một nhận xét: Nghe “Bịp bợm” và Thấy “Dối trá” rất “công khai” từ các cơ quan liên quan của nhà nước CSXH/CNVN. 

Gần đây, mới nhất (xin nhìn ảnh trên) 30/10/2012 phiên tòa xét xử 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình - Cũng mai mỉa và hài hước y hệt như các phiên tòa trước đây, phiên tòa này cũng gần như là “công khai” chỉ với chính họ - các quan tòa - và nhân viên an ninh, CA – ngoài ra đồng bào nhân dân từ công luận không có ai được phép vào tham dự chứng kiến? 

Một câu hỏi trong “quang minh chính đại” phải được đặt ra cho quan tòa và “nhà nước, đảng” này. Nếu nói rằng 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình can tội “tuyên truyền chống nhà nước” cần phải xét xử trừng phạt để làm gương giáo dục các đương sự cũng như rất cần thiết “giáo dục” cho cộng đồng xã hội để răn đe cho bất cứ ai đừng nên “bắt chước” hành động theo, thì tại sao không cho các nhân tố cộng đồng xã hội tham dự để tiếp thu? Nếu không muốn nói là nên truyền thanh, truyền hình toàn bộ diễn tiến trung thực của phiên xét xử, tạo lan tỏa sâu rộng cho cộng đồng xã hội học tập “thẩm thấu”? Nếu quan tòa thực sự xét xử trong quang minh chính trực, đúng qui định Pháp Luật? Một câu hỏi mà đồng bào nhân dân thắc mắc chờ đợi rất lâu nhưng không thấy nhà nước và ngành xét xử trả lời là tại sao phải “công khai cách ly” với đồng bào nhân dân khi xét xử như vậy? mà điều này là trái với qui định của Luật Pháp?. 

Đất nước, quốc gia không của riêng ai. Về nguyên tắc, Hiến Pháp có đề cập nhân dân được phép tham gia giám sát “quản lý” xã hội bằng nhận thức và quyền hạn của mình và vì vậy có quyền chứng kiến tham dự các phiên tòa để rút ra kinh nghiệm làm bài học cho riêng mình mà thượng tôn pháp luật – Hiến Pháp, Pháp Luật không cấm điều này thì tại sao “nhà nước, đảng” ngang nhiên vi phạm cấm đoán người dân? Tái diễn công khai nhiều lần. 

Có điều gì bất cập thiếu quang minh chính trực ở đây? Vì sao họ lại sợ hãi, ngăn cấm triệt để đồng bào nhân dân tham dự các phiên tòa xét xử như các anh chị Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải tháng trước và 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình mới đây? một hành vi mà không một quốc gia nào trong Asean hay Châu Á hoặc thế giới hành xử như vậy trừ 4 quốc gia CS trong đó cụ thể là chế độ CS/Việt Nam?? Thật là kỳ quặc – cứ rêu rao 2 nhạc sĩ này “tuyên truyền chống nhà nước” nhưng lại cấm mọi người vào chứng kiến xét xử để biết cụ thể can phạm chống nhà nước như thế nào - công khai minh bạch ở đâu? Vô tình hay cố ý hành vi ấy của các quan tòa như nói lên sự “hèn mọn” ném đá dấu tay, một mình một chợ, cả vú lấp miệng 2 người dân yêu nước trong phiên xét xử. 

Như nói ở trên – Nguyên tắc, trừ trường hợp đặc biệt phải thông báo diễn giải lý do, còn lại mọi phiên tòa phải được mở rộng cho quần chúng vào dự khán, bởi vì, hơn tất cả - Sự thật là chân lý của mọi chân lý - Cộng đồng thế giới khẳng định - Pháp Luật phải được soi rọi, tương tự như việc điều hành nhà nước, phải trong sáng dưới ánh mặt trời (government in sunshine) mọi phiên xét xử phải đúng luật qui định như một cuộc họp rộng mở “công khai” (law of open meetings) mà mọi người có thể nghe, thấy, hiểu được tất cả mọi tranh luận phân tách của can phạm, luật sư và quan tòa để khẳng định đâu là sự thật và chân lý, đó là sự trong sáng tất yếu của Văn Minh Công Lý trên toàn thế giới. 

Trái với những nguyên tắc trên thì chắc chắn, đó chỉ có thể là một nhà nước độc tài, bóp nghẹt nhân quyền và tự do dân chủ của toàn dân để dễ bề thao túng độc quyền cai trị - Những chế độ độc tài như vậy thường “bóp méo” Pháp Luật tự đặt ra một thứ Pháp Chế khuyết tật, bệnh hoạn, theo cái tư duy “luật là tao, tao là luật” đặc thù của riêng chế độ đó, một thứ pháp luật “chai lì” vô “liêm sỉ” như chính nhân cách của các quan tòa ngồi ghế xét xử - 

Những quan tòa - Họ trơ mặt, không dám giải thích vì sao một thằng ăn cướp, ăn trộm, họ có thể mở phiên tòa “lưu động” mang ra phường, khu phố, huy động đông đúc dân cư đến để xem xét xử gọi là lấy can phạm “làm gương” để trấn áp đe dọa tội phạm tương lai. 

Nhưng tuyệt nhiên họ không dám làm điều này với những anh chị em “tù nhân lương tâm, bất đồng chinh kiến”? (như 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình mới đây chẳng hạn) - Đơn giản, hơn ai hết – Những quan tòa và “nhà nước, đảng” thừa biết rất rỏ, dù không dám nói ra, 2 nhạc sĩ này cũng như các anh chị em tù nhân “bất đồng chính kiến” là những công dân “yêu nước mẫu mực”, hoàn toàn khác biệt với tội phạm xã hội, và quan trọng là trong trái tim đa phần đồng bào nhân dân chẳng những họ là nhạc sĩ mà còn là những “Tráng Sĩ” biết yêu nước, thương dân, cất cao lời ca tiếng hát phản kháng chế độ độc tài vong bản bạo quyền – Vì thế - Những quan tòa không dám mang họ ra cộng đồng xét xử - Bởi vì, nhà nước CSVN và các quan tòa cũng nhận thức rất rỏ, “chân lý và lẽ phải thuộc về các “can phạm” những người “bất đồng chính kiến” ấy”, chứ không phải họ, họ sợ mọi người “tiếp cận” các “Tráng Sĩ” của nhân dân này để noi gương “nhân bản thêm lên” nhiều Tráng Sĩ khác trong xã hội vốn dĩ độc tài đầy bất công và tham nhũng này – Và vì vậy họ rêu rao là “xét xử công khai” để lừa bịp công luận, thế giới, nhưng thực tế ai cũng thấy họ tốn rất nhiều “Công” sức ngăn cản công luận tham dự phiên tòa, chính hành vi “hạ đẳng” ấy làm cho cái từ “công khai” của họ như ô uế, bẩn thỉu, bốc mùi “công, khai ngấy” thêm lên là chính vì vậy! 


Chân dung Tổng biên tập báo Yên Bái: Lừa trên dối dưới, kẻ đạo báo có hạng



Giàng A Tu (Danlambao) - Xin được thưa với độc giả rằng: Giàng A Tu, là người không thù hằn, hay kèn cựa chức tước gì đối với Bùi Anh Túy- Tổng biên tập (TBT) báo Yên Bái. Trong bài viết: “Ai bao che, dung dưỡng cho TBT báo Yên Bái?”, Giàng A Tu chỉ muốn vạch mặt một kẻ dối trá, tên ăn cắp có hạng đã leo lên chức TBT bằng những thủ đoạn bẩn thỉu, một kẻ lừa trên dối dưới và đạo báo trắng trợn như thế nào.

Trong bài viết trước, A Tu đã vạch ra sự thiếu trung thực và dối trá của Bùi Anh Túy trong việc khai ngày, tháng, năm sinh trong lý lịch đảng viên và lý lịch công chức, cũng như khai man bằng cấp, không coi các quy định của Đảng, Nhà nước trong những việc làm ở báo Yên Bái. Bài viết này A Tu xin được cung cấp thêm một số việc làm để bạn đọc nhận ra chân dung Bùi Anh Túy như thế nào. 

Những người công tác ở báo Yên Bái từ 5-10 năm đều không lạ gì Bùi Anh Túy. Mặc dù Bùi Anh Túy tốt nghiệp Phân viện báo chí & Tuyên truyền Hà Nội, nhưng không có khả năng viết báo. Ông Nguyễn Văn Điền, bút danh Nguyễn Điền từng học đại học với Bùi Anh Túy đã kể:Ông Hà Phúc Đối, nhà báo kỳ cựu làm ở Phòng Biên tập-Thư ký báo Hoàng Liên Sơn đã nhiều lần phát hiện Bùi Anh Túy đạo bài ở các báo khác, với những bài viết na ná như ở các địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn, sau đó thay đổi tên địa phương, số liệu rồi ghi tên mình. Vì sao một kẻ đạo báo như vậy lại vẫn tồn tại được? Bởi vợ Bùi Anh Túy đang làm kế toán của báo, nắm niêu cơm của cơ quan nên chuyện Bùi Anh Túy đạo báo chỉ bị nhắc nhở qua loa. 

Do không có khả năng viết, lại háo danh nên Bùi Anh Túy bằng nhiều thủ đoạn để đạt được tham vọng của mình. Như nịnh hót, ôm chân các TBT: Hà Quyết, Bội Đông, Nguyễn Thanh Vân và Nguyễn Văn Tỵ. Chuyện rằng, khi ông Hà Quyết chưa dính líu chuyện tình ái thì Bùi Anh Túy luôn bên cạnh, khi ông Hà Quyết bị dính “phốt” thì Bùi Anh Túy quay ra nói xấu để lấy lòng ông Bội Đông- phó TBT đang ngấp nghé chức TBT. Để trả ơn Bùi Anh Túy đã cúc cung tận tụy với mình, sau khi lên chức TBT, ông Bội Đông đã đưa Bùi Anh Túy lên chức phó TBT. “Cuộc tình” giữa ông Bội Đông với Bùi Anh Túy tưởng đâu bền chặc, nhưng khi ông Bội Đông có dấu hiệu bị lung lay thì Bùi Anh Túy thập thụt nhà các lãnh đạo tỉnh, bóng gió rằng: Ông Bội Đông coi lãnh đạo tỉnh là những người ít học, nên mới đăng những bài gai góc, rằng ông Bội Đông có quan hệ tình ái với một số phụ nữ khi còn làm ở báo Khu tự trị Tây Bắc... Chính sự xúi bẩy đó khiến ông Bội Đông đã phải sớm về vườn khi chưa đến tuổi về hưu. Thương thay! Khốn thay cho người đã sử dụng một kẻ dối trá như Bùi Anh Túy. 

Bùi Anh Túy đã tìm mọi cách để triệt hạ những người không ăn cánh hay cản trở con đường công danh và những mánh khóe làm ăn bất chính của mình. Cuộc kình chiến giữa Bùi Anh Túy với ông Hồ Xuân Đoan chỉ được chấm dứt khi tách tỉnh, ông Đoan được điều lên làm TBT báo Lào Cai, tiếp đến là cuộc kình chiến với ông Lê Năng, bút danh Lâm Hồng, ông Năng là một nhà báo năng nổ, dám xông vào những vấn đề gai góc, đã bị Bùi Anh Túy chê không có bằng đại học và hay xin xỏ các ngành... Cuối cùng ông Lê Năng bị đá hất lên làm phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Yên Bái, cái chức vụ “hữu danh vô thực”. 

Khi ông Bội Đông rời ghế TBT, Túy đã thì thụt cửa sau nhiều nhà lãnh đạo, nhưng biết Túy là kẻ bất tài nên tỉnh Yên Bái khi đó quyết ông Nguyễn Thanh Vân từ Đài Yên Bái sang (điều này A Tu không nhớ chính xác, hình như ông Vân từ đài chuyển lên làm phó Ban Tuyên giáo trước khi về làm TBT báo Yên Bái). Sau đó ông Vân được điều lên làm bí thư huyện Văn Yên, chức TBT không giao cho Túy mà giao cho ông Nguyễn Văn Tỵ- phó Ban tuyên giáo, mặc dù ông Tỵ không có một ly nghiệp vụ báo chí. Trải qua làm phó cho ba đời TBT, Bùi Anh Túy đã rút ra được bài học: Phải biết quỵ luỵ, chăm sóc chính các TBT đương nhiệm, để được quy hoạch lên TBT. Điều này Túy đã thành công. Sau khi lên chức TBT, Túy loại dần các đối thủ chính trị và những người không cùng phe cánh. Người đầu tên là Hoàng Thế Sinh- phó TBT. Ông Hoàng Thế Sinh là dân văn nghệ, tính tào phào, không biết viết báo nhưng bắt tay ai cũng cúi rạp người xuống, thuộc loại người nịnh có tàn có tán. Dân Yên Bái còn nhớ khi viết nịnh cấp ủy và chính quyền Yên Bái trong phong trào trồng cà phê Catimo, ông Hoàng Thế Sinh tung ra bài “Công chúa Catimo”, cây cà phê đó đã chết rụi sau vài năm, kéo theo hệ luỵ là nông dân Yên Bái nợ ngân hàng hơn ba chục tỷ đồng đến nay vẫn chưa trả nổi. Được cái, Hoàng Thế Sinh tính không lèm nhèm, nếu để Hoàng Thế Sinh bên cạnh thì có ngày những chuyện làm khuất tất của mình sẽ bị phanh phui. Bùi Anh Túy tìm cách đẩy sang làm chủ tịch Hội Văn nghệ, bởi sang Hội Văn nghệ thì đói. Âm mưu đó bị phát hiện, Hoàng Thế Sinh phải nhờ vả người nọ, người kia tác động lãnh đạo tỉnh nên mới yên thân làm phó cho Túy. 

Một người mà Bùi Anh Túy không muốn đứng cạnh mình, đó là An Hải Nam-phó TBT. Bởi theo quy hoạch, An Hải Nam sẽ thay Bùi Anh Túy làm TBT, nhất là An Hải Nam lại biết những việc làm khuất tất của Túy, nguy cơ An Hải Nam sẽ hất Bùi Anh Túy khỏi ghế TBT sau Đại hội Đảng lần thứ XVII của tỉnh Yên Bái. Vì thế Túy đã mang đô la tới nhà Hoàng Xuân Lộc-bí thư Tỉnh ủy “xin” cho An Hải Nam đi làm phó chủ tịch huyện. Khi nhậm chức phó chủ tịch huyện Lục Yên An Hải Nam mới biết việc làm bẩn thỉu đó của Bùi Anh Túy. 

Kể lại vài chuyện như vậy để thấy chân dung của Bùi Anh Túy lừa trên dối dưới, lừa thầy phản bạn kinh khủng đến mức nào. Nay xin trở lại chuyện đạo báo của Bùi Anh Túy. Năm 2002, Túy muốn thể hiện tài năng viết lách của mình trước ông Nguyễn Văn Tỵ, nên nhận viết bài xã luận. Nhưng, Túy đâu là kẻ biết viết, nên đã đạo bài xã luận trên báo Nhân Dân chỉ thay đổi một số từ rồi đăng trên báo Yên Bái số ra ngày 1/1/2002. Ai đọc bài xã luận đó cũng biết là đạo báo, bởi khẩu khí cũng như nội dung bài viết rất chung chung có thể đăng ở bất cứ tờ báo địa phương nào. Chuyện ồn ào một dạo, ông Nguyễn Văn Tỵ không dám làm to, bởi làm to chuyện thì ông là người chịu trách nhiệm trước tỉnh chứ không phải là Bùi Anh Túy. 

Cuối năm 2010 Bùi Anh Túy đi dự Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang, khi về Túy đã bê nguyên xi bài phát biểu của tỉnh Tuyên Quang làm bài phát biểu của mình trong Đại hội Hội nhà báo tỉnh Yên Bái khóa VI. Khổ nỗi, là kẻ đạo báo đã không giấu được cái đuôi “cầy cáo” của mình. Câu cuối cùng Túy đọc: Thay mặt Ban chấp hành, tôi xin chúc sức khỏe toàn thể hội viên Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên quê hương Cách mạng Tân Trào lịch sử... Khiến cả hội trường phải ôm bụng không dám cười. Một kẻ đạo báo trắng trợn, dám bê cả cây đa Tân Trào từ tỉnh Tuyên Quang đặt giữa hội nghị tỉnh Yên Bái. 

Cả tháng nay báo Yên Bái đang rủng roảng chuẩn bị lễ kỷ niệm 50 năm số báo ra đầu tiên (5/11/1962-5/11/2012). Trong bài viết “Đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm Báo Yên Bái”, ký tên Bùi Anh Túy-Tổng biên tập báo Yên Bái. Trong đó có câu “Báo Yên Bái hàng ngày đã có bước đột phá về hình thức và phương pháp thể hiện nội dung các tác phẩm báo chí. Trình bày trang báo đã cải tiến, mang tính hiện đại hơn và đã làm thay đổi diện mạo của tờ báo Đảng, được đông đảo bạn đọc hoan nghênh”. Nhưng ảnh hai cô gái Mông cầm tờ báo Yên Bái lại in ngược, đủ thấy Bùi Anh Túy đã khinh bỉ và xúc phạm tới đồng bào và nhân dân các dân tộc Yên Bái biết chừng nào. 


Xin xem bài viết đó theo đường dẫn sau: 

Nhân dân Yên Bái có thể thấy “bước đột phá về hình thức và phương pháp thể hiện nội dung các tác phẩm báo chí” mà Bùi Anh Túy đang hô to, chỉ nhìn vào việc trình bày một bức ảnh đủ thấy trình độ nghiệp vụ báo chí của Bùi Anh Túy thuộc loại nào rồi. Qua bức ảnh này Túy đã nhổ nước bọt vào chính tờ báo mà Túy đang làm TBT, nhổ nước bọt vào mặt nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. 

Xin trích vài dòng mà Bùi Anh Túy đã viết để xem Túy nói gì: “Trước đây, viết về công tác xây dựng Đảng là một lĩnh vực rất khó khăn. Nhiều người cho rằng, đây là lĩnh vực viết rất khó và khó thể hiện nên ít người tham gia tuyên truyền. Nhưng với việc tìm tòi phương pháp, gợi mở những vấn đề cụ thể, cách chỉ đạo của Ban biên tập sâu sát hơn nên đến nay, các tác phẩm viết về xây dựng Đảng khá nhiều, đa dạng, phong phú”, “ Báo Yên Bái sẽ tăng cường những tác phẩm báo chí tổng kết từ thực tiễn, phân tích, đúc rút được những kinh nghiệm, bài học hay trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội cũng như đi sâu vào các đề tài khơi dậy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, đơn vị, cá nhân”. Đọc những dòng này, chắc nhiều người không hiểu Bùi Anh Túy viết gì, rối rắm và vô cùng tối nghĩa. 

Cuối bài viết Bùi Anh Túy kết thúc với những câu vô cùng xáo rỗng: “...phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Báo Yên Bái tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Đảng bộ giao, phấn đấu có nhiều tác phẩm báo chí hay, đúng, thể hiện “Tâm sáng, lòng trong, bút sắc”. Ô hô! Kẻ dối trá, kẻ lừa thầy phản bạn, kẻ đạo báo đã không biết ngượng lại hô hào mọi người “Tâm sáng, lòng trong, bút sắc”. Cũng giống như kẻ ăn cắp lại mang bài đạo đức thật thà đi rao giảng cho người tử tế. 

Kỷ niệm 50 năm báo Yên Bái ra số đầu tiên, những thế hệ làm báo Yên Bái đã nhìn rõ một kẻ dối trá, kẻ dối trên lừa dưới, tên đạo báo có hạng đang khoa môi múa mép trước bàn dân thiên hạ. Hắn có thể lừa dối và mua được bằng tiền vài vị lãnh đạo của tỉnh Yên Bái, nhưng không thể lừa dối và che đậy được những việc làm thối tha của hắn trước những người làm báo trung thực của tỉnh Yên Bái. 


Gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lên tiếng


"Bình khác với Việt Khang. Việt Khang chỉ có bài hát thôi. Còn Bình vừa vì bài hát, vừa vì rải truyền đơn. Nhưng truyền đơn không phải chống đối nhà nước, mà nói lên bức xúc của đất nước mình bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa-Trường Sa... Những phiên tòa xử các vụ như vậy thứ nhất là bất công, thứ hai cho thấy ý chí của người Việt Nam bảo vệ dân tộc rất mãnh liệt. Có nhiều người không dám nói lên mà Bình, Khang, hoặc blogger Điếu Cày dám nói lên. Những người đó ý chí của họ rất mãnh liệt. Họ dám nói lên những bức xúc trước việc đất nước bị xâm chiếm..." - Trần Anh Việt

*

Trà Mi (VOA) - Mười năm tù Việt Nam dành cho hai nhạc sĩ tác giả của các bài hát yêu nước phản đối bất công xã hội và chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam đang dấy lên những quan ngại trong giới yêu chuộng và bảo vệ nhân quyền cả trong lẫn ngoài nước. Nhạc sĩ Việt Khang bị kêu án 4 năm tù và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lãnh 6 năm tù sau 5 giờ xét xử tại một phiên tòa ở Sài Gòn hôm 30/10.

Phiên tòa được gọi là công khai nhưng chính thân nhân của bị can không được mời tham dự. Người thân của hai nhạc sĩ cho biết sau khi đấu tranh trước cổng tòa, họ mới được cho vào phòng theo dõi phiên xử qua màn hình của tòa án.

Diễn biến phiên xử như thế nào và phản ứng của gia đình bị can trước bản án này ra sao? Trà Mi ghi nhận qua cuộc trao đổi với anh ruột của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.

Anh Trần Văn Việt: Vô trong đó mình chỉ được vào giống như một phòng cách ly, chứ đâu phải được vô trực tiếp phiên tòa.

VOA: Anh ngồi bên ngoài phòng theo dõi qua màn hình?

Anh Trần Văn Việt: Dạ.

VOA: Bên gia đình anh Việt Khang có mấy người được vào?

Anh Trần Văn Việt: Được hai người gồm mẹ và vợ của Việt Khang.

VOA: Anh có ghi nhận sự hiện diện của ai khác nữa ngoài gia đình hai bị can không?

Anh Trần Văn Việt: Xung quanh là công an hết. Họ ngồi kế bên luôn. Tất cả các máy quay của họ quay hết.

VOA: Còn báo giới hay nhân viên ngoại giao nước ngoài thì sao thưa anh?

Anh Trần Văn Việt: Các nhà báo thì ngồi một bên. Báo chí nước ngoài họ lại ngồi ở một phòng khác nữa.

VOA: Qua màn hình, anh có được theo dõi thông suốt vụ xử từ đầu chí cuối không?

Anh Trần Văn Việt: Những lời Bình và Khang nói, ở ngoài tụi em coi bị cắt, một lát sau họ mới bật lên lại. Luật sư tranh cãi thì chánh tòa bác bỏ, không cho nói. Họ kêu ngưng ngay, không nói nữa. Em thấy bất công và quá đáng.

VOA: Tại tòa, anh Bình và anh Khang có được phát biểu, có được trình bày những lý lẽ không?

Anh Trần Văn Việt: Phát biểu vừa nói lên là họ bác bỏ, không cho nói. Tòa có hỏi chỉ được trả lời có hay không thôi.

VOA: Vì sao có sự khác biệt giữa bản án của anh Bình và anh Khang? Một người bị 4 năm, một người bị 6 năm. Có yếu tố nào dẫn tới sự chênh lệch đó?

Anh Trần Văn Việt: Bình khác với Việt Khang. Việt Khang chỉ có bài hát thôi. Còn Bình vừa vì bài hát, vừa vì rải truyền đơn. Nhưng truyền đơn không phải chống đối nhà nước, mà nói lên bức xúc của đất nước mình bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa-Trường Sa. Còn Việt Khang thì vì sáng tác nhạc, giao lưu trên mạng mà họ gọi là ‘lôi kéo mọi người để tạo nên một tổ chức chống đối nhà nước’. Họ nói vậy đó.

VOA: Hai anh Khang và Bình phản biện thế nào trước những điều bị cáo buộc?

Anh Trần Văn Việt: Khang chỉ đấu tranh về những lời bài hát. Khang vừa nói được những câu đó thì chủ tọa cắt, kêu không được nói, coi như đâu nói được gì.

VOA: Lời cuối cùng của anh Bình và Khang tại tòa anh ghi nhận được là gì? Họ có thái độ gọi là ‘nhận tội, xin khoan hồng’ hay không?

Anh Trần Văn Việt: Giờ dù có tội hay không có tội, họ cũng cho là mình có tội rồi. Họ bắt mình ‘có’ hoặc ‘không’ thì cũng phải chấp nhận thôi. Khi kết thúc phiên tòa, tòa có hỏi hai bị can có ước nguyện gì. Bình và Khang nói giờ chỉ xin tòa xem xét khoan hồng để được về sớm lo cho gia đình, cho mẹ già và vợ con.

VOA: Là người đại diện gia đình, anh muốn nói gì về bản án này?

Anh Trần Văn Việt: Em chỉ mong nhà nước bên này xem xét lại, giảm mức án cho Bình và Khang, chứ bây giờ nói chuyện được thả về thì hy hữu lắm. Chỉ có mong giảm án xuống thôi chứ hy vọng được thả về thì không có đâu.

VOA: Đối với gia đình, bản án này có ý nghĩa thế nào?

Anh Trần Văn Việt: Em thấy đó là điều bất công. Khang và Bình bức xúc trước việc đất nước đang bị Trung Quốc xâm chiếm và cách đối xử của chính quyền với người dân. Trăn trở và ý chí của họ về tinh thần dân tộc rất mãnh liệt. Bình là một người hăng hái sinh hoạt bên ngoài. Ở nhà thờ, sinh hoạt của Bình coi như ai cũng biết hết. Bình vừa công tác xã hội, vừa công tác trong nhà thờ, đi về các vùng sâu-vùng xa để cắt tóc, khám bệnh, phân phát quần áo cho thiếu nhi..v.v…

VOA: Gia đình có dự định gì sắp tới trước bản án dành cho anh Bình?

Anh Trần Văn Việt: Hỏi qua luật sư được biết mình cũng không được kháng án, chỉ có Bình với Khang mới được kháng án thôi. Ngày mai em đi thăm Bình. Nếu được gặp mặt, mình cũng trao đổi để khuyên Bình kháng án.

VOA: Hồi nãy anh có nói bản án này đối với gia đình là một sự bất công. Nhưng với xã hội và với thế giới, bản án của anh Bình và anh Khang nói lên điều gì, theo anh?

Anh Trần Văn Việt: Những phiên tòa xử các vụ như vậy thứ nhất là bất công, thứ hai cho thấy ý chí của người Việt Nam bảo vệ dân tộc rất mãnh liệt. Có nhiều người không dám nói lên mà Bình, Khang, hoặc blogger Điếu Cày dám nói lên. Những người đó ý chí của họ rất mãnh liệt. Họ dám nói lên những bức xúc trước việc đất nước bị xâm chiếm.

VOA: Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.



Trà Mi

http://www.voatiengviet.com/content/gia-dinh-nhac-si-tran-vu-anh-binh-len-tieng/1536732.html



Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình

Nhạc sĩ Việt Khang (trái) và Trần Vũ Anh Bình bị tuyên án về tội 'tuyên truyền chống nhà nước'

Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị kêu án hôm 31/10 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các khúc thể hiện lòng yêu quê hương-dân tộc, phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa-Trường Sa trong đó có bài Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, Ngục tối Hiên ngang, và Người Việt Nam.

Bản án 4 năm tù của Việt Khang và 6 năm tù dành cho Anh Bình bị quốc tế xem là một hành động thêm nữa chứng tỏ những vi phạm trầm trọng của chính quyền Hà Nội đối với quyền tự do tư tưởng của công dân, một trong những nhân quyền căn bản mà Việt Nam đã ký cam kết tôn trọng với quốc tế.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertson phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Rõ ràng đây là một diễn tiến hết sức đáng ngại cho thấy chính quyền Việt Nam đang mở rộng chiến dịch đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, bỏ tù từ những người chỉ trích nhà nước, các blogger bất đồng chính kiến, và bây giờ là tới các nhạc sĩ. Điều này chứng tỏ Hà Nội hoàn toàn không dung chấp bất kỳ ý kiến nào trái với quan điểm độc đoán của nhà nước. Bản án dành cho những nhà sĩ này quá đỗi nhẫn tâm. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ, Liên hiệp Châu Âu và các nước trên thế giới quan tâm đến nhân quyền áp lực Việt Nam mạnh mẽ để họ phải phóng thích hai nhạc sĩ này ngay lập tức và vô điều kiện.”

Hôm 31/10, Thượng nghị sĩ Ron Boswell của Australia ra thông cáo báo chí nhấn mạnh việc bỏ tù hai nhạc sĩ ôn hòa Việt Khang và Anh Bình cho thấy một mức thấp kém nữa của Việt Nam giữa lúc Hà Nội tíêp tục giữ một thành tích nhân quyền tồi tệ cùng cực.

Ông Boswell nói hai nhạc sĩ bị chính quyền Việt Nam gán cho là tuyên truyền chống chế độ là hai người vô tội chỉ thực thi quyền công dân của họ để chất vấn hành động của chính quyền.

Ông Boswell kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lắng nghe lời kêu gọi của quốc tế, tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, và phóng thích tất cả các tù nhân bị giam giữ chỉ vì đã phơi bày các hành động của nhà nước ra ánh sáng.

Bài hát Việt Nam Tôi Ðâu do Việt Khang sáng tác Hồi đầu năm, Thượng nghị sĩ Boswell đã lên tiếng trước Thượng Viện Australia về vụ việc của Việt Khang trước khi ông cùng với thượng nghị sĩ Mark Furner đệ trình kiến nghị thư đề nghị chính phủ Australia cải thiện các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam để áp lực Hà Nội phóng thích các công dân Việt Nam bị bắt giam phi lý.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ án của nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình.

Trong hơn 1 tháng qua tại Việt Nam có 6 người có các hoạt động chống Trung Quốc bị bắt giam hoặc bị tuyên án về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Nửa tháng trước khi tuyên án 10 năm tù đối với hai nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình, chính quyền đã bắt giam nữ sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên.

Trước đó vào cuối tháng 9, ba blogger gồm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù cũng với tội danh tương tự.