15% dân số VN có vấn đề tâm thần?
Cập nhật: 16:51 GMT - thứ tư, 31 tháng 10, 2012
Nhiều trẻ vị thành niên ở Việt Nam bị rối loạn ứng xử, 15% dân số Việt Nam có vấn đề về tâm thần là thống kê của Bộ Y tế, được nêu ra trong hội thảo khoa học Việt-Pháp về tâm thần và tâm lý y học vừa diễn ra ở Sài Gòn.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho rằng có khoảng 12 triệu người Việt Nam (15% dân số) đang có vấn đề về rối loạn tâm thần, trong đó phần lớn là bệnh trầm cảm.
Bình luận về chủ đề này, Chủ nhiệm bộ môn tâm lý y học khoa y Đại học Quốc gia TP. HCM Lê Thị Hồng Nhung nói với BBC, bệnh tâm thần ở Việt Nam có những đặc thù riêng do là nước đang phát triển, có những thay đổi nhanh về xã hội để theo kịp các nước phát triển.
Bác sỹ Nhung giải thích: “Con người càng ngày muốn hòa nhập với thế giới văn minh, thì ngược lại cũng sẽ có những cái mất đi...”
“...Sự quan tâm giữa người với người với nhau cũng ít đi, như cha mẹ với con cái, cha mẹ đi làm suốt ngày ít có thời gian quan tâm đến con, hoặc là khi môi trường làm việc nhiều, căng thẳng thì con người dễ bị stress hơn, dễ bị trầm cảm hơn, lo âu, mất ngủ nhiều hơn.
Trầm cảm 'kiểu Việt Nam'
Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê Thị Hồng Nhung phân tích, bệnh lý tâm thần ở Việt Nam có đa nguyên nhân và không khác gì với ở nước ngoài.
“Nhưng mà điều đặc biệt ở Việt Nam là do xã hội, môi trường cuộc sống trong gia đình thay đổi...
“...Vì phát triển nhanh nên là người Việt Nam tưởng theo kịp nhưng mà khi tưởng là theo kịp như vậy lại mắc các vấn đề về tâm lý tâm thần”.
"Khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con coi tivi suốt ngày, thì con trẻ nó không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói."
Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê thị Hồng Nhung
Khi lấy ví dụ so sánh, bác sỹ Nhung nói, bên Anh có trầm cảm theo mùa và người ta dễ tự tử vào mùa đông hơn, còn “Việt Nam không có vấn đề đó”.
“Trầm cảm ở Việt Nam là do thay đổi, do xã hội thay đổi, vì stress trong công việc, hay là stress trong gia đình, chẳng hạn như vợ chồng ly thân, rồi gây gổ vì kinh tế hay làm ăn...”
Ở Việt Nam hiện nay, số trẻ nhỏ ở lứa 2,3 tuổi bị chậm nói nhiều hơn trước, “có thể nguyên nhân là ba mẹ không có thời gian chơi với con, cho nên là con không học nói từ ba mẹ”.
“Còn đặc điểm của tuổi vị thành niên là hay bị rối loạn ứng xử,” theo bác sỹ Nhung.
Bác sỹ Nhung nhấn mạnh, ở Việt Nam hiện nay, khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con “coi tivi suốt ngày, thì con trẻ không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói”.
Khi trẻ lớn thêm chút nữa, có thể xảy ra rối loạn tâm lý “sâu sắc” hơn, là “hình ảnh cha mẹ nó không còn, nghĩa là hình ảnh cha mẹ cũng chỉ như người làm thôi chứ không phải là cha mẹ,”
“Cho nên nó lẫn lộn cha mẹ nào là thật, cha mẹ nào là không thật, nó dễ bị những cái xáo trộn như vậy, dễ bị những bệnh lý tâm thần.”
“Hoặc là nhiều khi trẻ con nó học theo cách phát âm về ngôn ngữ các vùng miền của người làm thì nó tạo thành các rối loạn trong học tập, rối loạn về ngôn ngữ.”
Bệnh mất ngủ?
Nhiều người tưởng mình bị mất ngủ mà không biết mình bị bệnh trầm cảm.
Theo nghiên cứu của tổ chức Sức khỏe thế giới WHO, trên thế giới hiện có 350 triệu người bị trầm cảm, trong số đó rất nhiều người không biết bị bệnh, một nửa số này chối bệnh và khoảng 10% không muốn điều trị.
Bà Lê Thị Hồng Nhung lý giải, thường mọi người đến khám là do mất ngủ. “Nhưng đằng sau cái mất ngủ đó là do lo âu và trầm cảm chứ không chỉ là mất ngủ đơn thuần.”
“Giữa bình thường và bất thường là ví dụ một tháng chỉ mất ngủ một đêm hoặc là vài ba tháng mới mất ngủ một đêm, thì lúc đó không ai đến khám hết”.
“Nhưng có những người mất ngủ gần như liên tục, hoặc là thức trắng cả đêm trong vòng mấy ngày thì cái đó chắc chắn có vấn đề”.
“Khi người ta mất ngủ thì người ta hay suy nghĩ vẩn vơ, và thường hay suy nghĩ theo hướng bi quan hơn hướng lạc quan, hoặc vì người ta suy nghĩ quá đến mức không ngủ được mà người ta không biết”.
“Hoặc là người ta buồn quá mà không biết. Người ta buồn, suy nghĩ mà không biết mình bị trầm cảm, mà chỉ nghĩ là bị mất ngủ thôi."
VietnamNet từng trích đăng báo cáo về thanh niên và người trưởng thành Việt Nam do giáo sư Micheal Dune, Đại học công nghệ Queensland rút ra sau 5 năm nghiên cứu tại Việt Nam, cứ 6 – 7 người được phỏng vấn thì một người cho rằng họ thấy buồn, thất vọng, khóc, ngủ không yên, không có giá trị với người khác.
Cập nhật: 16:51 GMT - thứ tư, 31 tháng 10, 2012
Nhiều trẻ vị thành niên ở Việt Nam bị rối loạn ứng xử, 15% dân số Việt Nam có vấn đề về tâm thần là thống kê của Bộ Y tế, được nêu ra trong hội thảo khoa học Việt-Pháp về tâm thần và tâm lý y học vừa diễn ra ở Sài Gòn.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho rằng có khoảng 12 triệu người Việt Nam (15% dân số) đang có vấn đề về rối loạn tâm thần, trong đó phần lớn là bệnh trầm cảm.
Bình luận về chủ đề này, Chủ nhiệm bộ môn tâm lý y học khoa y Đại học Quốc gia TP. HCM Lê Thị Hồng Nhung nói với BBC, bệnh tâm thần ở Việt Nam có những đặc thù riêng do là nước đang phát triển, có những thay đổi nhanh về xã hội để theo kịp các nước phát triển.
Bác sỹ Nhung giải thích: “Con người càng ngày muốn hòa nhập với thế giới văn minh, thì ngược lại cũng sẽ có những cái mất đi...”
“...Sự quan tâm giữa người với người với nhau cũng ít đi, như cha mẹ với con cái, cha mẹ đi làm suốt ngày ít có thời gian quan tâm đến con, hoặc là khi môi trường làm việc nhiều, căng thẳng thì con người dễ bị stress hơn, dễ bị trầm cảm hơn, lo âu, mất ngủ nhiều hơn.
Trầm cảm 'kiểu Việt Nam'
Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê Thị Hồng Nhung phân tích, bệnh lý tâm thần ở Việt Nam có đa nguyên nhân và không khác gì với ở nước ngoài.
“Nhưng mà điều đặc biệt ở Việt Nam là do xã hội, môi trường cuộc sống trong gia đình thay đổi...
“...Vì phát triển nhanh nên là người Việt Nam tưởng theo kịp nhưng mà khi tưởng là theo kịp như vậy lại mắc các vấn đề về tâm lý tâm thần”.
"Khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con coi tivi suốt ngày, thì con trẻ nó không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói."
Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê thị Hồng Nhung
Khi lấy ví dụ so sánh, bác sỹ Nhung nói, bên Anh có trầm cảm theo mùa và người ta dễ tự tử vào mùa đông hơn, còn “Việt Nam không có vấn đề đó”.
“Trầm cảm ở Việt Nam là do thay đổi, do xã hội thay đổi, vì stress trong công việc, hay là stress trong gia đình, chẳng hạn như vợ chồng ly thân, rồi gây gổ vì kinh tế hay làm ăn...”
Ở Việt Nam hiện nay, số trẻ nhỏ ở lứa 2,3 tuổi bị chậm nói nhiều hơn trước, “có thể nguyên nhân là ba mẹ không có thời gian chơi với con, cho nên là con không học nói từ ba mẹ”.
“Còn đặc điểm của tuổi vị thành niên là hay bị rối loạn ứng xử,” theo bác sỹ Nhung.
Bác sỹ Nhung nhấn mạnh, ở Việt Nam hiện nay, khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con “coi tivi suốt ngày, thì con trẻ không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói”.
Khi trẻ lớn thêm chút nữa, có thể xảy ra rối loạn tâm lý “sâu sắc” hơn, là “hình ảnh cha mẹ nó không còn, nghĩa là hình ảnh cha mẹ cũng chỉ như người làm thôi chứ không phải là cha mẹ,”
“Cho nên nó lẫn lộn cha mẹ nào là thật, cha mẹ nào là không thật, nó dễ bị những cái xáo trộn như vậy, dễ bị những bệnh lý tâm thần.”
“Hoặc là nhiều khi trẻ con nó học theo cách phát âm về ngôn ngữ các vùng miền của người làm thì nó tạo thành các rối loạn trong học tập, rối loạn về ngôn ngữ.”
Bệnh mất ngủ?
Nhiều người tưởng mình bị mất ngủ mà không biết mình bị bệnh trầm cảm.
Theo nghiên cứu của tổ chức Sức khỏe thế giới WHO, trên thế giới hiện có 350 triệu người bị trầm cảm, trong số đó rất nhiều người không biết bị bệnh, một nửa số này chối bệnh và khoảng 10% không muốn điều trị.
Bà Lê Thị Hồng Nhung lý giải, thường mọi người đến khám là do mất ngủ. “Nhưng đằng sau cái mất ngủ đó là do lo âu và trầm cảm chứ không chỉ là mất ngủ đơn thuần.”
“Giữa bình thường và bất thường là ví dụ một tháng chỉ mất ngủ một đêm hoặc là vài ba tháng mới mất ngủ một đêm, thì lúc đó không ai đến khám hết”.
“Nhưng có những người mất ngủ gần như liên tục, hoặc là thức trắng cả đêm trong vòng mấy ngày thì cái đó chắc chắn có vấn đề”.
“Khi người ta mất ngủ thì người ta hay suy nghĩ vẩn vơ, và thường hay suy nghĩ theo hướng bi quan hơn hướng lạc quan, hoặc vì người ta suy nghĩ quá đến mức không ngủ được mà người ta không biết”.
“Hoặc là người ta buồn quá mà không biết. Người ta buồn, suy nghĩ mà không biết mình bị trầm cảm, mà chỉ nghĩ là bị mất ngủ thôi."
VietnamNet từng trích đăng báo cáo về thanh niên và người trưởng thành Việt Nam do giáo sư Micheal Dune, Đại học công nghệ Queensland rút ra sau 5 năm nghiên cứu tại Việt Nam, cứ 6 – 7 người được phỏng vấn thì một người cho rằng họ thấy buồn, thất vọng, khóc, ngủ không yên, không có giá trị với người khác.