THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 November 2012

Công “khai ngấy”



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) Phiên tòa tuyên bố là xét xử “công khai” Nhưng nhìn khung cảnh, chúng ta thấy “lực lượng an ninh” đang “công khai tè” lên sự “công khai” khiến nó như tỏa ra cái mùi xú uế “bịp bợm, khai ngấy”!?.
“Nhân vô thập toàn”, có thể vì vậy mà nguyên lý và mục đích cao đẹp cuối cùng của Pháp Luật trong sứ mạng xét xử là hướng đến “Giáo Dục” chứ không phải chủ tâm để “trừng trị”. Tất cả nền Pháp Lý văn minh nhân loại và mọi quan tòa đều thuộc lòng khái niệm “nhân bản” mặc định này. Khi nghĩ đến giá trị và tác dụng của “giáo dục” thì người ta liên tưởng đến sự thẩm thấu lan tỏa phổ biến công khai sâu rộng của nó; vì vậy ở các quốc gia văn minh tự do dân chủ mọi cánh cửa pháp đình trong các phiên xét xử hầu như thường xuyên rộng mở cho cộng đồng công luận tự do tham dự chứng kiến, chỉ trừ một vài trường hợp cá biệt có thể bất lợi cho nạn nhân hay can phạm vì liên quan đến phạm trù đạo đức mà phải “xét xử kín” (đều có công bố lý do theo luật định). 

Xã hội hình thành bởi cộng đồng dân tộc, sự chứng kiến giám sát từ cộng đồng xã hội trong các phiên xét xử của tòa án có tác dụng rất tốt đẹp cho lý tưởng của một nhà nước Pháp Quyền - Bởi dưới ánh mắt phán xét trực tiếp của công luận, các quan tòa phải vận dụng năng lực đạo đức của chính mình thể hiện bản chất “chí công vô tư” của Pháp Luật. Mọi sai sót trong xét xử, vô tình hay cố ý trái pháp luật sẽ bị phát hiện tức thời, từ rất sớm, thông qua “đa kênh công luận” phản ảnh khiến kẻ cầm cân nảy mực thiếu “vô tư” phải điều chỉnh lại mình hoặc sẽ phải trả giá và điều này củng làm giảm thiểu, bớt “rủi ro” áp đặt duy ý chí do các hành vi vô tình hay cố ý bất lợi cho can phạm trước vành móng ngựa. 

Đối chiếu với nguyên lý và nguyên tắc nói trên, nhân dân đồng bào và công luận trong cũng như ngoài nước đã từng theo dõi cũng như bỏ công trực tiếp đến tham dự các phiên tòa của “nhà nước, đảng” CSXH/CNVN xét xử những công dân Việt Nam “bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm” từ trước đến nay chúng ta đã thấy toát lên những điều gì? Khi mà truyền thông của “nhà nước, đảng” này vẫn hay công bố rộng rãi trong nước và quốc tế sẽ xét xử những người “bất đồng chính kiến” ấy “công khai” trước pháp đình??. 

Công Khai là gì? (nghĩa giản đơn) Công: mọi người - Khai: mở rộng – Có nghĩa: Mở rộng một sự việc cho mọi người cùng nghe, nhìn thấy hiểu được. 

Vậy chúng ta, đã nghe và thấy những gì? quá khứ và hiện tại? từ các phiên tòa gọi là “công khai” ấy? Gần như tất cả, từ phóng viên quốc tế, đại diện ngoại giao đoàn – nhân dân đồng bào mọi thành phần, trong, ngoài nước đều có chung một nhận xét: Nghe “Bịp bợm” và Thấy “Dối trá” rất “công khai” từ các cơ quan liên quan của nhà nước CSXH/CNVN. 

Gần đây, mới nhất (xin nhìn ảnh trên) 30/10/2012 phiên tòa xét xử 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình - Cũng mai mỉa và hài hước y hệt như các phiên tòa trước đây, phiên tòa này cũng gần như là “công khai” chỉ với chính họ - các quan tòa - và nhân viên an ninh, CA – ngoài ra đồng bào nhân dân từ công luận không có ai được phép vào tham dự chứng kiến? 

Một câu hỏi trong “quang minh chính đại” phải được đặt ra cho quan tòa và “nhà nước, đảng” này. Nếu nói rằng 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình can tội “tuyên truyền chống nhà nước” cần phải xét xử trừng phạt để làm gương giáo dục các đương sự cũng như rất cần thiết “giáo dục” cho cộng đồng xã hội để răn đe cho bất cứ ai đừng nên “bắt chước” hành động theo, thì tại sao không cho các nhân tố cộng đồng xã hội tham dự để tiếp thu? Nếu không muốn nói là nên truyền thanh, truyền hình toàn bộ diễn tiến trung thực của phiên xét xử, tạo lan tỏa sâu rộng cho cộng đồng xã hội học tập “thẩm thấu”? Nếu quan tòa thực sự xét xử trong quang minh chính trực, đúng qui định Pháp Luật? Một câu hỏi mà đồng bào nhân dân thắc mắc chờ đợi rất lâu nhưng không thấy nhà nước và ngành xét xử trả lời là tại sao phải “công khai cách ly” với đồng bào nhân dân khi xét xử như vậy? mà điều này là trái với qui định của Luật Pháp?. 

Đất nước, quốc gia không của riêng ai. Về nguyên tắc, Hiến Pháp có đề cập nhân dân được phép tham gia giám sát “quản lý” xã hội bằng nhận thức và quyền hạn của mình và vì vậy có quyền chứng kiến tham dự các phiên tòa để rút ra kinh nghiệm làm bài học cho riêng mình mà thượng tôn pháp luật – Hiến Pháp, Pháp Luật không cấm điều này thì tại sao “nhà nước, đảng” ngang nhiên vi phạm cấm đoán người dân? Tái diễn công khai nhiều lần. 

Có điều gì bất cập thiếu quang minh chính trực ở đây? Vì sao họ lại sợ hãi, ngăn cấm triệt để đồng bào nhân dân tham dự các phiên tòa xét xử như các anh chị Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải tháng trước và 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình mới đây? một hành vi mà không một quốc gia nào trong Asean hay Châu Á hoặc thế giới hành xử như vậy trừ 4 quốc gia CS trong đó cụ thể là chế độ CS/Việt Nam?? Thật là kỳ quặc – cứ rêu rao 2 nhạc sĩ này “tuyên truyền chống nhà nước” nhưng lại cấm mọi người vào chứng kiến xét xử để biết cụ thể can phạm chống nhà nước như thế nào - công khai minh bạch ở đâu? Vô tình hay cố ý hành vi ấy của các quan tòa như nói lên sự “hèn mọn” ném đá dấu tay, một mình một chợ, cả vú lấp miệng 2 người dân yêu nước trong phiên xét xử. 

Như nói ở trên – Nguyên tắc, trừ trường hợp đặc biệt phải thông báo diễn giải lý do, còn lại mọi phiên tòa phải được mở rộng cho quần chúng vào dự khán, bởi vì, hơn tất cả - Sự thật là chân lý của mọi chân lý - Cộng đồng thế giới khẳng định - Pháp Luật phải được soi rọi, tương tự như việc điều hành nhà nước, phải trong sáng dưới ánh mặt trời (government in sunshine) mọi phiên xét xử phải đúng luật qui định như một cuộc họp rộng mở “công khai” (law of open meetings) mà mọi người có thể nghe, thấy, hiểu được tất cả mọi tranh luận phân tách của can phạm, luật sư và quan tòa để khẳng định đâu là sự thật và chân lý, đó là sự trong sáng tất yếu của Văn Minh Công Lý trên toàn thế giới. 

Trái với những nguyên tắc trên thì chắc chắn, đó chỉ có thể là một nhà nước độc tài, bóp nghẹt nhân quyền và tự do dân chủ của toàn dân để dễ bề thao túng độc quyền cai trị - Những chế độ độc tài như vậy thường “bóp méo” Pháp Luật tự đặt ra một thứ Pháp Chế khuyết tật, bệnh hoạn, theo cái tư duy “luật là tao, tao là luật” đặc thù của riêng chế độ đó, một thứ pháp luật “chai lì” vô “liêm sỉ” như chính nhân cách của các quan tòa ngồi ghế xét xử - 

Những quan tòa - Họ trơ mặt, không dám giải thích vì sao một thằng ăn cướp, ăn trộm, họ có thể mở phiên tòa “lưu động” mang ra phường, khu phố, huy động đông đúc dân cư đến để xem xét xử gọi là lấy can phạm “làm gương” để trấn áp đe dọa tội phạm tương lai. 

Nhưng tuyệt nhiên họ không dám làm điều này với những anh chị em “tù nhân lương tâm, bất đồng chinh kiến”? (như 2 nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình mới đây chẳng hạn) - Đơn giản, hơn ai hết – Những quan tòa và “nhà nước, đảng” thừa biết rất rỏ, dù không dám nói ra, 2 nhạc sĩ này cũng như các anh chị em tù nhân “bất đồng chính kiến” là những công dân “yêu nước mẫu mực”, hoàn toàn khác biệt với tội phạm xã hội, và quan trọng là trong trái tim đa phần đồng bào nhân dân chẳng những họ là nhạc sĩ mà còn là những “Tráng Sĩ” biết yêu nước, thương dân, cất cao lời ca tiếng hát phản kháng chế độ độc tài vong bản bạo quyền – Vì thế - Những quan tòa không dám mang họ ra cộng đồng xét xử - Bởi vì, nhà nước CSVN và các quan tòa cũng nhận thức rất rỏ, “chân lý và lẽ phải thuộc về các “can phạm” những người “bất đồng chính kiến” ấy”, chứ không phải họ, họ sợ mọi người “tiếp cận” các “Tráng Sĩ” của nhân dân này để noi gương “nhân bản thêm lên” nhiều Tráng Sĩ khác trong xã hội vốn dĩ độc tài đầy bất công và tham nhũng này – Và vì vậy họ rêu rao là “xét xử công khai” để lừa bịp công luận, thế giới, nhưng thực tế ai cũng thấy họ tốn rất nhiều “Công” sức ngăn cản công luận tham dự phiên tòa, chính hành vi “hạ đẳng” ấy làm cho cái từ “công khai” của họ như ô uế, bẩn thỉu, bốc mùi “công, khai ngấy” thêm lên là chính vì vậy!