THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
22 March 2013
Video CSGT CẦM SÁCH LUẬT dùng dùi cui đánh đầu dân: Điều tra người đưa clip lên mạng
LỜI NGƯỜI TRONG VIDEO CÓ BẠN BỊ CÔNG AN ĐÁNH VÀO ĐẦU:
Cảnh sát giao thông huyện Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa không thuộc luật còn hành hung người dân ( điên quá )
ngày 13/3/2013 khi qua QL 47 thuộc địa phận huyện đông sơn, TP.Thanh Hóa .CSGT phạt chúng tôi vì chở hàng quá khổ. nhưng khi chúng tôi thắc mắc hỏi thì họ không giả thích đc, rất bức xúc khi những ng xử lý vi phạm lại có nghiệp vụ kém như thế.
chúng tôi ghi lại hình thì CSGT có tên là Lê Bá Nam cán bộ 222-295 còn hành hung dùng dùi cui đánh vào đầu bạn tôi, nhưng do có mũ bảo hiểm nên rất may không có thương tích.
thật sự rất buồn về những “con sâu làm giàu nồi canh ” này!
công an dùng dùi cui đánh vào đầu người quay phim bằng điện thoại
Điều tra người đưa clip “CSGT cầm sách luật” lên mạng
Một video clip ghi lại cảnh người vi phạm giao thông “vặn” lại lỗi vi phạm của mình khiến chiến sỹ CSGT phải mở sổ luật ra để giải thích. Hiện cơ quan công an đang tiến hành điều tra làm rõ đối tượng đưa clip lên mạng.
Đoạn video clip dài 5’45 giây, được đưa lên mạng xã hội vào lúc 17h ngày 17/3 với nội dung ghi lại hình ảnh CSGT huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), đang kiểm tra và xử phạt một người đi xe máy vi phạm luật giao thông.
Trong quá trình lập biên bản, tổ viên ghi biên bản có mở sách luật ra xem. Địa điểm đoạn video clip trên được nickname chú thích khá rõ ràng: “Khi qua Quốc lộ 47 thuộc địa phận huyện Đông Sơn – Thanh Hóa, CSGT phạt chúng tôi vì chở hàng quá khổ, nhưng khi chúng tôi thắc mắc hỏi thì họ không giải thích được, rất bức xúc khi những người xử lý vi phạm lại có nghiệp vụ kém như thế”.
Cũng trong đoạn clip, khi người thanh niên có hỏi vi phạm về lỗi gì? thuộc thông tư bao nhiêu? điều bao nhiêu? thì người mặc sắc phục CSGT đã lấy sách luật ra tìm lỗi giải thích.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó trưởng Công an huyện Đông Sơn cho biết: “Đoạn video quay vào chiều ngày 12/3 khi tổ tuần tra, kiểm soát giao thông Công an Đông Sơn đang làm nhiệm vụ trên Quốc Lộ 47 đoạn qua xã Đông Anh. Đội hôm đó có 3 người gồm: Thượng úy Lê Đức Nam làm tổ trưởng, đồng chí Nguyễn Ngọc Dũng, tổ viên ghi biên bản và đồng chí Nguyễn Thanh Sơn tổ viên dừng phương tiện”.
“Sau khi biết được tình hình sự việc đang diễn ra trên mạng xã hội Facebook, chúng tôi đã chỉ đạo tổ báo cáo lại sự việc. Theo báo cáo và kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ thì việc lập biên bản và xử phạt người điều khiển xe máy như trong video là hoàn toàn đúng luật. Tôi rất bức xúc việc cá nhân nào đó đã quay đoạn video rồi đăng lên mạng xã hội để nhiều người có cách hiểu sai vấn đề, có những lời lẽ không thiện chí, làm ảnh hưởng đến hình ảnh CSGT Đông Sơn”, ông Quyền bức xúc.
Theo biên bản xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông thì người điều khiển xe máy vi phạm trong video là anh Lê Văn Tiến (trú tại thành phố Thanh Hóa), vi phạm chở hàng cồng kềnh, đã bị tổ căn cứ luật xử phạt 300.000đ, người vi phạm đã đến nộp tiền và lấy giấy tờ.
Cũng theo ông Quyền thì việc mở sách ra xem luật của đồng chí CSGT này cũng là điều bình thường, vì đôi khi giải thích bằng miệng thì họ không tin, nên phải lấy sách để làm căn cứ.
Hiện vụ việc đã được Công an huyện Đông Sơn báo cáo công an tỉnh Thanh Hóa tiến hành điều tra xác minh người đã quay và đưa clip lên mạng xã hội.
Theo Dân Trí
Ghi Chú
VideoCSGT
VIDEO: Cảnh sát giao thông mở cửa xe lấy tiền tài xế
Hình ảnh trên đây, được ghi lại trên QL12 đoạn qua huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình vào chiều ngày 19/3/2013.
Theo TTXVA
Ghi Chú
video
Thế nào là dân chủ thực, nhân quyền thực?
Hiện nay, đại đa số người dân chưa hiểu rõ khái niệm DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN.
Đất nước và xã hội chỉ thoát được độc tài và có DÂN CHỦ, tôn trọng NHÂN QUYỀN khi và chỉ khi dân trí người dân được cải thiện, mọi người đều biết, hiểu rõ và thực hành đúng giá trị của DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN
Lamvietblog không dám khẳng định mình đã thông suốt hết 100% về DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN, nhưng Lamvietblog xin được trình bày dưới đây để mọi người có thêm cái nhìn đa chiều đúng đắn và phân biệt được thế nào là DÂN CHỦ THỰC, NHÂN QUYỀN THỰC khác với ‘dân chủ và nhân quyền ngụy biện’. Lamvietblog hoạt động với tiêu chí phản biện độc lập để cải thiện dân trí trước, vì nếu dân trí không được cải thiện thì người dân quốc nội chỉ lâm vào khủng hoảng chính trị vì mù quáng, cả tin và cả nể dẫn đến độc tài mới thay thế độc tài cũ mà không thể có DÂN CHỦ THỰC và NHÂN QUYỀN THỰC.
Đôi khi DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN còn bị đánh tráo khái niệm để nhằm làm tư lợi và phục vụ cho nhóm lợi ích, thế nên miệng thì hô hào là dân chủ và nhân quyền nhưng hành động thì chỉ toàn là độc tài, phản dân chủ & phi nhân quyền. Bài viết này Lamvietblog xin được mạng phép trình bày ngắn gọn 2 khái niệm này:
DÂN CHỦ: Được hiểu đơn giản nhất bởi khái niệm, trong một cuộc họp – hội nghị – đại hội mà trong đó có sự biểu quyết công khai và minh bạch với kết quả đa số thắng thiểu số. Cho nên bất kỳ cá nhân nào hoặc thiểu số nào dùng chính kiến của mình để tự quyết, tước đoạt và không chấp nhận số đông mà không thông qua cuộc họp – hội nghị – đại hội là phản dân chủ => Độc Tài. Thế nên, người theo cộng sản cũng có quyền dân chủ và người chống cộng sản cũng có quyền dân chủ, không ai được tự ý đứng về bên này, hoặc bên kia mà tước bỏ quyền dân chủ của người khác.
VD: Số đông quy định hành động ăn cắp là trọng tội thì cá nhân người ăn cắp không được dùng chính kiến của thiểu số cá nhân để xem hành động ăn cắp là vô tội.
Nhóm 72 đã đánh tráo ‘khái niệm dân chủ‘ trở thành ‘quyền của nhân dân‘, họ hô hào tranh đấu đòi hỏi dân chủ khi ngụy biện dưới vỏ bọc bởi đòi hỏi ‘quyền của nhân dân’, nhưng chính họ lại tự quyết vai trò là 15 người đại biểu của đồng bào mà không qua bất kỳ sự biểu quyết công khai và minh bạch nào trước đồng bào thông qua một cuộc họp, hay một hội nghị, hay đại hội nào, đã vậy chính hành động đưa ra trưởng đại diện là Nguyễn Đình Lộc càng chứng minh cho thấy đây là hành động phản dân chủ (phi dân chủ) khi không có sự biểu quyết bầu chọn nhất trí của số đông… Mà chỉ là sự biểu quyết của thiểu số, thế nên họ (nhóm 72) là phản dân chủ và ngụy biện dưới vỏ bọc chung chung là ‘quyền của nhân dân’.
SỰ NGỤY BIỆN CỦA DÂN CHỦ: là một quá trình diễn giải khái niệm DÂN CHỦ bởi lập luận ‘dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân’. Thoạt nghe lần đầu có vẻ như hợp lý, nhưng đó chỉ là một thuật ngữ ngụy biện diễn giải sai ý nghĩa cho 2 chữ DÂN CHỦ, vì cụm từ “NHÂN DÂN” lại là một khái niệm vừa hẹp vừa rộng không có số lượng cụ thể. Một người cũng được gọi là nhân dân (người dân), hàng trăm người cũng được gọi là người dân – cụ thể hơn bằng nhóm dân, và nhân dân khác hẳn về mặt ý nghĩa với toàn dân (tất cả – toàn thể nhân dân), tức là chúng ta đang nói đến chi tiết về SỐ LƯỢNG mà không còn chung chung là nhân dân nữa. Khi nói chung chung “quyền của nhân dân” tức là quyền của một người cũng sẽ tương đương với quyền của một nhóm người và đồng thời cũng sẽ ngang bằng với quyền của toàn dân, vì như trên đã trình bày cụm từ “NHÂN DÂN” lại là một khái niệm vừa hẹp vừa rộng không có số lượng cụ thể. Thế nên, chính sự ngụy biện ‘quyền của nhân dân’ này đã làm sai lệch giá trị của DÂN CHỦ, vì khi đó một nhóm thiểu số cũng có thể lạm dụng và nhân danh là ‘quyền của nhân dân’ để gọi là dân chủ… dùng chính kiến của thiểu số để tự quyết, tước đoạt và không chấp nhận số đông mà không thông qua cuộc họp – hội nghị – đại hội là phản dân chủ => Đây đích thực là sự ngụy biện về DÂN CHỦ.!
VD: Đảng cộng sản Việt Nam đã ngụy biện là có dân chủ dưới vỏ bọc là lực lượng lãnh đạo của nhân dân, bởi ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà không là ý chí và nguyện vọng của TOÀN DÂN (mập mờ về số lượng). Cụm từ NHÂN DÂN ở đây có thể hiểu là thiểu số đã lấn áp đa số đi ngược lại giá trị của DÂN CHỦ.
Tương tự khi nhóm 72 đã lạm dụng và ngụy biện DÂN CHỦ khi họ tự quyết nội dung kiến nghị 72, hiến pháp 72 (quyền lập hiến là của nhân dân), họ tự quyết 15 đại biểu và 1 trưởng đại biểu.
QUY TẮC DÂN CHỦ: Trong một cuộc họp – hội nghị – đại hội khi nhóm đa số đã thắng thiểu số thì nhóm thiểu số phải tuân thủ theo nhóm đa số mà không được chống đối (chỉ được tiếp tục tranh luận và phản biện để giải quyết vấn đề mà không được quyền tự quyết).
QUYỀN DÂN CHỦ của công dân được thể hiện cụ thể thông qua QUYỀN CỬ TRI địa phương bởi ứng cử, tiến cử, bầu cử hoặc bãi nhiệm DÂN BIỂU QUỐC HỘI, mà không là sự ám thị chung chung quyền của nhân dân.! Vì có rất nhiều người dân không màn đến chuyện chính trị và quyền lực, hoặc họ không đủ năng lực để thực thi quyền hợp pháp của họ (người thiểu năng, người mất trí, tâm thần, trẻ em dưới 12 tuổi, người vùng sâu vùng xa hẻo lánh..v.v….). Thế nên QUYỀN DÂN CHỦ của công dân chỉ được thể hiện cụ thể thông qua QUYỀN CỬ TRI địa phương.!
NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐƯỢC COI LÀ THỰC THI DÂN CHỦ.?: Thực thi dân chủ là ở đó phải tiến hành tổ chức tối thiểu một hình thức thăm dò có cả kết quả và số lượng TÁN THÀNH và KHÔNG TÁN THÀNH (ủng hộ và không ủng hộ). Hoặc cao hơn nữa là sự biểu quyết TÁN THÀNH và KHÔNG TÁN THÀNH công khai của một cuộc họp – hội nghị – đại hội.! Bất kỳ một cuộc biểu quyết nào chỉ đăng tin số lượng TÁN THÀNHmà không đăng tải số lượng KHÔNG TÁN THÀNH đều là DÂN CHỦ GIẢ TẠO, PHI DÂN CHỦ, vì không thể hiện được đâu là thiểu số và đâu là đa số nên không thể coi là DÂN CHỦ.!!! Tuy nhiên, khi thể hiện số lượng TÁN THÀNH mà không thể hiện được số lượng KHÔNG TÁN THÀNH mà kết quả của TÁN THÀNH có số lượng quá thấp so với tổng số mặc định, thì đó là bằng chứng không là một đòi hỏi có giá trị DÂN CHỦ vì thiểu số không thể lấn áp đa số.!
VD: “Kiến nghị 72 – hiến pháp 72″ cho dù có 100,000 chữ ký ủng hộ thì cũng chỉ là thiểu số so với gần 90 triệu dân. Không thể lấy ý kiến của thiểu số mà áp dụng cho đa số, vì đó là phi dân chủ => độc tài.
“Lời tuyên bố của các công dân tự do” cho dù có 1,000,000 dân ký tên ủng hộ mà không có danh sách không ủng hộ, thì chính họ đã thừa nhận họ chỉ là nhóm thiểu số của cả đất nước. Một khi đã là nhóm thiểu số thì sẽ không bao giờ gọi là hành động dân chủ, vì thiểu số không thể áp chế cho đa số.
NHÂN QUYỀN: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện quan điểm, tự do chọn lựa đảng chính trị, tất cả các quyền khác không được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cho nên bất kỳ cá nhân nào, hoặc thiểu số nào dùng chính kiến của mình để cấm người khác phát biểu, hoặc chỉ muốn người khác nghe mình nói mà không chấp nhận lời nói của người khác, đồng thời chỉ muốn người khác theo mình hoặc phải theo phe phái mà mình yêu thích mà không chấp nhận việc người khác đối lập với lý tưởng của mình thì đều là phản nhân quyền.
Thế nên, nhân quyền là không được cưỡng đoạt, hoặc định hướng người khác phải nói thế này mà không được nói thế kia. Đồng nghĩa, cộng sản không thể cưỡng đoạt người chống cộng sản phải nói và hành động theo ý của cộng sản, người dân chống cộng sản cũng không được cưỡng đoạt người khác lúc nào cũng phải luôn luôn là chống cộng sản.
Đó chính là dân chủ và nhân quyền, xin đừng nói 1 đằng mà làm một nẽo lợi dụng nhân danh dân chủ và nhân quyền để được tôn sùng và được độc quyền (trí thức).
NHÂN QUYỀN là quyền bất khả xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Từ giá trị của DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN đó, tuyệt đối không một nhóm lợi ích nào, hay đảng chính trị nào được quyền nhân danh “lợi ích của Nhân Dân và Dân Tộc” để tước đi vai trò nhân dân và dân tộc của người khác khi có cùng nguồn gốc và tiếng mẹ đẻ.
Đứng trên phương diện của sự LOGIC, một khi đã là thể chế DÂN CHỦ tuyệt đối thì sẽ không bao giờ tồn tại đảng chính trị, vì một khi có sự tồn tại của đảng chính trị là có sự tồn tại quyền lực cá nhân của lãnh đạo đảng – sáng lập đảng mà không còn là quyền của nhân dân.! Chính vì sự LOGIC đó nên Lamvietblog không theo bất kỳ đảng phái chính trị nào và cũng không ủng hộ bất kỳ sự tồn tại của đảng phái chính trị nào.
theo Lam Viet blog
Ghi Chú
ChinhTri - XaHoi
Nợ xấu tăng ‘là do chính phủ’
Ông Trương Đình Tuyển từng dẫn đầu phái đoàn VN đàm phán gia nhập WTO.
Một thành viên của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia nói về các nguyên nhân dẫn tới nợ xấu lớn ở Việt Nam.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia, được dẫn lời nói tại một diễn đàn trực tuyến vào đầu tuần này rằng nguyên nhân trước tiên là do “Chính phủ quản lý lỏng lẻo”.
Hai nguyên nhân còn lại theo ông Tuyển là việc “các tổ chức tín dụng tham lam mở rộng cho vay, trong đó có nhiều khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, không trả được nợ” và “cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ để nợ xấu phát sinh lớn mà không có giải pháp ngăn chặn sớm”.
Bình luận được đưa ra tại buổi giao lưu trực tuyến giữa các chuyên gia kinh tế và ngân hàng do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức vào ngày 09/07 trong bối cảnh đã có trên 26.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay và nợ xấu tăng cao so với năm ngoái.
Theo quy định của các cơ quan tài chính quốc tế thì những khoản nợ vay quá 90 ngày và khả năng trả nợ cả gốc và lãi bị nghi ngờ được bị xếp vào loại nợ xấu.
“Để giải quyết vấn đề nợ xấu cần làm rõ tổng số nợ xấu, số nợ xấu trong từng ngành kinh tế, bất động sản, chứng khoán, trong từng ngân hàng”
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Tại diễn đàn này Kinh tế gia cao cấp Lê Đăng Doanh nói “tiêu chuẩn nợ xấu của Việt Nam chưa thống nhất với tiêu chuẩn nợ xấu của thế giới”.
“Tỷ lệ nợ xấu mà các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế đưa ra cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu mà chúng ta tự xác định, thí dụ Fitch đã đưa ra tỷ lệ nợ xấu 13%. Các chuyên gia Việt Nam đưa ra tỷ lệ nợ xấu khác nhau từ 8 – 14%”.
“Để giải quyết vấn đề nợ xấu cần làm rõ tổng số nợ xấu, số nợ xấu trong từng ngành kinh tế, bất động sản, chứng khoán, trong từng ngân hàng”, ông Doanh nói thêm.
Ông Doanh cũng phê phán cách điều hành của chính phủ theo chính sách mà ông gọi là “có tính tình thế, thay đổi giật cục, đột ngột, khó dự đoán và làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong đầu tư và kinh doanh”.
Ông Doanh nhắc lại hai nguyên nhân là “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra tại Hội nghị 3 Ban chấp hành Trung ương.
‘Cục máu đông’
Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước, mức nợ xấu của toàn ngành là 4,47%, tương ứng 108 nghìn tỷ đồng.
“Người ta coi đó là “cục máu đông” rất nguy hiểm của huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng đều rất sợ”, ông Trương Đình Tuyển nhận xét.
Cựu Bộ trưởng Thương mại cũng liên hệ tới bong bóng bất đọng sản vỡ vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế ký trước tại Nhật dẫn đến nợ xấu chiếm đến 9% tổng dư nợ và rằng cuộc tranh luận dai dẳng (có lấy tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu hay không) gây tác động dai dẳng đến nền kinh tế.
“Hiện nay có một số dự kiến, một số phương án khác nhau để giải quyết nợ xấu song chưa có quyết định cuối cùng của Chính phủ”, ông Tuyển nói thêm.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc xử lý nợ xấu khá tốn kém, phải đi liền với việc cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp.
Trong cuộc trao đổi với bạn đọc trên mạng, ông Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định cho điều ông gọi là sự hoài nghi của thị trường vẫn còn khiến việc khởi động phát triển kinh vẫn còn khó khăn.
“Về tổng thể, kinh tế Việt Nam năm nay rất dễ tổn thương, dù có vượt qua được khó khăn thì nhìn chung cả năm vẫn còn rất khó khăn”, ông Thành nói.
Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành tỏ ra quan ngại về thực trạng nợ xấu trong khối ngân hàng tại Việt Nam và khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là “thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác”.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày 09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có chịu khai báo một cách trung thực hay không.
“Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy”, ông Thành nói thêm.
Ông Thành cũng bình luận rằng theo một số nhà nghiên cứu khách quan thì số nợ xấu có thể lên tới hơn 14% trong khi giải trình trước quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình nói số nợ xấu trên toàn hệ thống lên tới 10%.
Ông Thành cảnh báo trong trường hợp nợ xấu lên tới 25% của GDP thì có thể xem Việt Nam có nguy cơ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.
Theo BBC
Ghi Chú
kinhdoanh
RẮN TRƯỜNG TÔ LỘT XÁC
Cách đây chưa đầy ba năm, Nguyễn Trường Tô, Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Hà Giang, đã làm xôn xao dư luận cả nước trong “Vụ án bán dâm học trò” do Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường trung học phổ thông Việt Vinh cầm đầu.
Sự việc được phát hiện từ năm 2005, nhưng Nguyễn Trường Tô giấu nhẹm, Giám đốc công an và Bí thư tỉnh ủy lờ đi, nên được thể cứ tiếp diễn.
Đến ngày 22-11-2006, công an bắt quả tang Nguyễn Thị Dung bán dâm ở khách sạn Thủy Tiên, thị xã Hà Giang, lập biên bản tạm thu giữ chiếc điện thoại di động Nokia, số thuê bao 0986623994, là phương tiện hành nghề “gái gọi” của Dung. Kiểm tra máy điện thoại có nhiều tin nhắn, đặc biệt có 13 kiểu ảnh khỏa thân của một người đàn ông tuổi ngoại ngũ tuần. Các chiến sỹ công an tá hỏa, vì đó chính là Nguyễn Trường Tô, một lãnh đạo ‘cỡ bự’ của tỉnh nhà.
Cô Dung khai, từ tháng 11-2005, đã ngủ với Chủ tịch Nguyễn Trường Tô. Chủ tịch Tô có thói quen ‘hành sự’ xong lăn ra ngủ, cứ trần như nhộng, nên Dung thấy hay hay, lấy điện thoại di động chụp các tư thế của vị khách sộp.
Chủ tịch Nguyễn Trường Tô chối phắt. Ông lớn tiếng mắng cả công an, và cho rằng có bàn tay của thế lực thù địch nhúng vào, dùng kỹ thuật vi tính ghép ảnh, bịa đặt, vu khống, nhằm làm mất uy tín cán bộ lãnh đạo, làm giảm niềm tin của nhân dân.
Theo yêu cầu, Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát tiến hành giám định 13 tấm ảnh thu được trong điện thoại của Nguyễn Thị Dung, đối chiếu với 2 tấm ảnh của Nguyễn Trường Tô, kết luận là ảnh thật, không phải ghép qua photoshop. Trong máy điện thoại Nguyễn Thị Dung, còn lưu cả tin nhắn của số điện thoại 09132771133, của Nguyễn Trường Tô. Bấy giờ ông Phó bí thư, Chủ tịch tỉnh đầy uy quyền này mới chịu im.
Một góc dinh thự sau khi về làm “dân thường”, vui thú điền viên của Nguyễn Trường Tô
Nhưng sự việc lại được ém nhẹm đi suốt gần 5 năm. Nguyễn Trường Tô vẫn là một Phó bí thư tỉnh ủy mẫu mực, một Chủ tịch tỉnh vẫn đương nhiệm, vẫn “đủ tư cách”, có triển vọng lên cao hơn. Ông Tô vẫn vênh váo hống hách với thuộc cấp, vẫn cao đạo dạy dỗ mọi người đạo đức, lối sống, vẫn mặt sắt đen sì ức hiếp dân lành .
Năm 2010, khi vụ án Sầm Đức Xương bùng phát, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô còn cao giọng phát biểu trước báo giới: “ Một nhà giáo, một hiệu trưởng mà sa đọa về đạo đức như Sầm Đức Xương thì không thể chấp nhận được!”.
Có lẽ do bị dồn ép vào cùng đường, “Tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả” (Trần Tử Ngang) không có ai cứu, không còn lối thoát, nhả giáo Sầm Đức Xương liều chết quậy tung lên! Viên hiệu trưởng đã tụt quần, phô cái thứ bèo nhèo của mình trước quan tòa để chứng minh, rằng mình bị liệt dương không có khả năng sinh lý, và công khai tố cáo tội mua dâm học trò của Chủ tịch Nguyễn Trường Tô.
Chả ai lạ gì nhân cách của một số quan tham thời nay, nhưng vụ Chủ tịch Hà Giang mua dâm học trò cũng làm dư luận xôn xao.
Có thơ rằng:
Có thầy hiệu trưởng họ Sầm
Cầm đầu tổ chức bán dâm học trò
Khách hàng toàn những quan to
Có cả chủ tịch Trường Tô tỉnh mình
Năm đồng một cú phá trinh
Ba đồng một cú làm tình con heo
Quê ta xứ núi tỉnh nghèo
Các em đành chịu giá bèo thế thôi
Phận hèn bèo dạt mây trôi
Các em bị chúng nó lôi ra tòa…
Cầm đầu tổ chức bán dâm học trò
Khách hàng toàn những quan to
Có cả chủ tịch Trường Tô tỉnh mình
Năm đồng một cú phá trinh
Ba đồng một cú làm tình con heo
Quê ta xứ núi tỉnh nghèo
Các em đành chịu giá bèo thế thôi
Phận hèn bèo dạt mây trôi
Các em bị chúng nó lôi ra tòa…
Ngày 5-10-2010, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ra thông báo như sau: “Qua kiểm tra nhận thấy đồng chí Nguyễn Trường Tô từ năm 2005 đến nay đã có vi phạm thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất thường trong đảng,và xã hội…
“Những sai phạm của đồng chí Nguyễn Trường Tô đã được Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhắc nhở, nhưng Tô không nghiêm túc tiếp thu, khắc phục và không thành khẩn nhận khuyết điểm.
“Bí thư tỉnh ủy và Giám đốc công an tỉnh biết nhưng không báo cáo xem xét giải quyết.
“Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Trường Tô bằng hình thức cách hết các chức vụ trong đảng, đề nghị cấp có thẩm quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân, và cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang…”.
Câu chuyện mua bán dâm học trò ở Hà Giang vẫn râm ran, nhưng bóng dáng vị chủ tịch tỉnh có cái đầu mum múp, cái mỏ nhọn gin tham bỗng lặn mất tăm. Đi trên đường Trần Phú, thị xã Hà Giang, để mắt nhỉn ngôi nhà số 218, một thời nườm nượp xe cộ cao sang, ríu rít nói cười, giờ vắng tanh vắng ngắt, cửa đóng im lìm. A, thì ra một quan to như Nguyễn Trường Tô vẫn còn biết xấu hổ ? Một người còn biết xấu hổ là một người vẫn còn chút tự trọng! Một cái mặt còn biết giấu đi là một cái mặt chưa quá dày! Niềm hy vọng mỏng manh nhen lên trong lòng ngưởi dân phố núi vốn thật thà và giàu độ lượng.
Nhưng mấy bữa nay trên nhiều trang Web lại đưa hình ảnh khu nhà vườn, trang trại của nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Phía sau cái cổng hình cầu vồng cao nghễu nghện là ngôi nhà gỗ trạm khắc cẩu kỳ, là ngôi biệt thự đúc kiên cố, là hồ nước, vườn cây, non bộ… Một trang viên bề thế, lộng lẫy gấp nhiều lần dinh cơ của Vua Mèo Vương Chí Sình ngày xưa. Mỉa mai thay, cái dinh cơ của ông cán bộ vô đạo ấy lại tọa lạc ngay trung tâm cái xã mang tên Đạo Đức!
Hà Giang là một tỉnh nghèo, hình như nghèo nhất nước thỉ phải.
Nơi đây ngày 17-2- 1979, quân Trung Quốc tràn sang xâm lược, giết người, cướp của, tàn phá dã man, xương cốt hàng ngàn cán bộ chiến sỹ quân đội ta, nhân dân ta vẫn còn lẫn trong đất đá, giờ mọc lên một dinh cơ lớn hơn Vương phủ Vua Mèo ngày xưa!
Tôi cũng như nhiều người chẳng ai dám soi nhìn vào những ngôi nhà, những biệt thự, của những người làm giàu bằng trí tuệ, bằng mồ hôi, nước mắt của họ. Nhưng cái trang viên và dinh cơ bề thế của Nguyễn Trường Tô kia thì khác! Mọi ngưởi có quyền đặt câu hỏi: “Ông ta làm gì mà giàu nhanh như vậy ?”.
Tôi cũng như nhiều người chẳng ai dám soi nhìn vào những ngôi nhà, những biệt thự, của những người làm giàu bằng trí tuệ, bằng mồ hôi, nước mắt của họ. Nhưng cái trang viên và dinh cơ bề thế của Nguyễn Trường Tô kia thì khác! Mọi ngưởi có quyền đặt câu hỏi: “Ông ta làm gì mà giàu nhanh như vậy ?”.
Ai cũng biết Nguyễn Trường Tô quê Thái Bình, tốt nghiệp trường đại học kinh tế, làm nhân viên Sở nông nghiệp Hà Giang từ 1986, leo dần lên chức giám đốc Sở kế hoạch đầu tư, rồi Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, rổi Phó bí thư, Chủ tịch tỉnh, cho đến ngày 28-7-2010 bị cách chức. Thử hỏi với quãng thời làm công bộc ấy, lương bao nhiêu,và ông ta tích lũy được nhiêu từ những khoản lương thưởng ? Vậy mà mới chỉ rời nhiệm sở chưa đầy ba năm đã có một cơ ngơi hàng chục tỷ? Hóa ra, cũng từ cai biệt tài giấu nhẹm của ông ta “thấy xương gà mới lòi đuôi cáo”.
Tôi còn nhớ, có lần ông thứ trưởng Bộ xây dựng bộc bạch trên TiVi: “Lương cỡ bộ trưởng thì 40 năm mới mua được một căn nhà diện thu nhập thấp”.
Ông Nguyễn Trường Tô mới làm Phó bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang từ năm 2005, nghĩa là mới có 5 năm lĩnh lương tương đương bộ trưởng, mà xây dựng một cơ ngơi trị giá gấp chục lần căn nhà diện thu nhập thấp thì quả là thần kỳ!
Nhưng đó mới chỉ là những “tảng băng nổi”. Khôn ngoan, tài giấu giếm như ông Tô, chắc chắn phần chìm còn lớn hơn nhiều!
Nguyễn Trường Tô sinh năm 1953, tuổi Qúy Tỵ, cầm tinh con rắn. “Con rắn Trường Tô” bị gẫy đuôi chốn quan trường, giờ lột xác thành một đại gia phố núi! Không biết có cơ quan nào để ý đến những điều dân dị nghị về ông ta?
Tôi chắc là không, bởi cái dinh cơ của Nguyễn Trường Tô chả thấm tháp gì với cơ ngơi của nhiều quan chức cỡ bự khác, những đầy tớ của dân đã “về vườn” hoặc vẫn yên vị ngon lành. Những dinh cơ ấy trị giá hàng trăm tỉ, chứ đâu chỉ khoảng chục tỉ như dinh cơ của Nguyễn Trường Tô.
“Mỗi cán bộ đảng viên phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải là những người đày tớ trung thành của nhân dân!” – Hồ Chủ tịch dạy như vậy, nhưng sao bây giờ nhìn những khuôn mặt mỡ màng của nhiều cán bộ lãnh đạo quá tương phản với những khuôn mặt héo hon của dân, nhìn dinh cơ của nhiều nhà lãnh đạo quá tương phản với những căn nhà chính sách dành cho các Mẹ Việt Nam anh hùng, càng tương phản với những túp lều của dân. Ứơc gì người dân được lột xác để trở thành những tên đầy tớ như vậy nhỉ?
theo Minh Diện
Ghi Chú
XaHoi
Nông dân DƯƠNG NỘI biểu tình trước CỬA ĐÀI TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI 21/3/2013
Vào buổi chiều khoảng 15h00 hôm nay, 21/3/2013, Nông dân Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội đã cùng nhau đến Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội số 3-5 Huỳnh Thúc Kháng để biểu tình.
Người dân cho biết đài TH Hà Nội đã phát bản tin sai sự thật về vụ việc liên quan đến khiếu kiện đất đai kéo dài mà không được cơ quan chính quyền giải quyết.
Sau đó bà con di chuyển sang báo Kinh tế Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, để tiếp tục phản ánh bức xúc.
Vẫn
những hình ảnh của bà con Văn Giang Dương nội, họ đã đi như thế này từ
hai năm nay tới các cửa quan khắp nơi ở Thủ đô mà chưa được giải quyết
gì cả:
Hà nội đang hỗn loạn chẳng khác gì một cái chợ đầu mối, vô chính phủ.
Tin
cập nhật : 2 giờ chiều nay đang có hơn 40 dân oan Vũng Tàu biểu tình
ngồi ở 37 Hùng Vương Hà nội, trụ sở của văn phòng Quốc hội.
TTXVA
Ghi Chú
BieuTinh,
DanAp - DatDai
Nhân chứng vụ trọng án ở Vĩnh Phúc bị dọa ‘xử cả nhà’?
Mẹ và cô của Nguyễn Duy Hiệp trao đổi với PV.
Cô Nga nhắc lại nội dung tin nhắn trong điện thoại của Hiệp: “Mày khai ra bọn tao thì anh mày cũng không còn cái đầu, mày cũng thế. Hai em mày học ở Hà Nội tao cũng không để yên”.
“Nhân vật đặc biệt” sợ bị báo thù?
Chỉ sau khi cô của Nguyễn Duy Hiệp – nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc (PV) là cô Nga vào thăm cháu và được nghe Hiệp kể chi tiết lại sự việc đã xảy ra, mẹ của Hiệp là bà Bùi Thị Tý mới trấn tĩnh lại và ngồi dậy nói chuyện được với mọi người.
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Tý cho biết: “Giờ Hiệp vì gia đình mà chịu những đè nén và Hiệp cũng rất lo sợ sẽ bị “báo thù” bởi các băng nhóm”.
Bà Tý cũng cho biết thêm: “Lúc vào thăm con khi đang ở cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc (PC45), tôi nghe các chú công an cầm điện thoại của Hiệp và nói trong điện thoại của Hiệp có tin nhắn với nội dung là “mày mà khai báo chúng tao thì cả nhà mày mất mạng”. Không biết có phải không vì tôi nghe nói thế”.
Ngồi ngay bên cạnh, cô Nga – cô của Hiệp khẳng định, nội dung tin nhắn đó là có. Cô Nga nhắc lại nội dung tin nhắn trong điện thoại của Hiệp: “Mày khai ra bọn tao thì anh mày cũng không còn cái đầu, mày cũng thế. Hai em mày học ở Hà Nội tao cũng không để yên”.
“Đinh ninh anh Lớn chạy được”
Cố giữ nụ cười gượng gạo, bà Tý kể lại những tâm sự Hiệp nói mỗi lần bà vào thăm. Theo bà Tý, Hiệp có nói với bà là đồng nghiệp của Tuấn Anh (nạn nhân đã chết – PV) còn nợ Hiệp 1.900.000 đồng. Nếu anh bạn này có trả thì đưa cho chị Thương (vợ Tuấn Anh) mua đường sữa vì chỉ còn hai tháng nữa là chị Thương sinh con. Giờ Hiệp nghĩ tới anh Lớn (tên thường gọi của Tuấn Anh) mà quá hận. Lúc xảy ra xô xát, Hiệp đinh ninh anh Lớn chạy được chứ không nghĩ sự việc lại như hôm nay.
Điều mẹ của Hiệp lo lắng nhất hiện nay là Hiệp có người anh trai sinh đôi tên Huy đang đi làm lái xe ngày hai chuyến về Hà Nội.
Chiều 20/3, trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, bà Bùi Thị Tý, mẹ của Nguyễn Duy Hiệp – nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc (PV) cho biết, bà nhận được thông báo của Phóng PC45 – Công an tỉnh Vĩnh Phúc về việc con trai bà sau khi được cơ quan công an cho về đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc (PC45).
Bà Tý cho biết thêm: “Trao đổi với tôi, cơ quan công an cũng nói, họ không có quyền giữ người vô tội nhưng vì Hiệp còn “hốt” nên đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại cơ quan CSĐT để công an bảo vệ an toàn tính mạng cho mình”.
Như tin đã đưa, liên quan đến cái chết của Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), chiều 17/3, người nhà nạn nhân cùng với nhiều người dân đã tập trung trước cổng tỉnh uỷ Vĩnh Phúc phản ứng vì cho rằng cái chết của Tuấn Anh có nhiều dấu hiệu nghi ngờ.
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng nhập cuộc và tiến hành giám định pháp y. Sau lần khám nghiệm tử thi thứ hai với kết luận, anh Tuấn Anh đã bị đánh trước khi chết, người nhà đã mang xác nạn nhân về lo an táng.
Cũng liên quan tới vụ việc này, ngày 18/3, cơ quan điều tra tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt giữ 5 nghi can gồm: Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn Định (SN 1983) cùng ở xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng; Phùng Đắc Tú (SN 1994), Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992) cùng ở Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc và Đặng Quốc Tú (đăng ký thường trú tại tỉnh Phú Thọ).
Sau khi tiếp tục điều tra, cơ quan công an xác định một nhân vật được coi là “mắt xích” quan trọng của vụ án là em họ của nạn nhân tên là Hiệp, vốn là người có mối quan hệ thân thiết với nạn nhân.
Hiện chưa có ý kiến của cơ quan chức năng về việc có hay không tin nhắn đe dọa Nguyễn Duy Hiệp, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến của vụ việc này tới độc giả.
Theo Giáo Dục
Ghi Chú
XaHoi - PhapLuat
VĨNH PHÚC: Nhân chứng duy nhất nói gì?
Sau khi cơ quan công an thả Hiệp về, người em họ nạn nhân và cũng là nhân chứng duy nhất chứng kiến từ đầu đến cuối vụ việc đã nói gì. Tại sao, ngay trong đêm xảy ra sự việc, thanh niên này lại không dám kể cho người nhà hay, có phải Hiệp bị thế lực nào khống chế…?
Nghi can thứ 6 bị bắt khi chuẩn bị nhuộm tóc
Tin mới nhất từ công an tỉnh Vĩnh Phúc cho hay, nghi can thứ sáu trong nhóm đối tượng có liên quan đến cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh đã bị bắt khi hắn đang định nhuộm tóc hóa trang nhằm che mắt cơ quan chức năng…
Theo Thiếu tướng Phùng Tiến Bộ – Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, vào khoảng 13h30 cùng ngày, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt được nghi cạn thứ sáu là Nguyễn Văn Bình (tức Bình Cong, 16 tuổi, ở phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Theo đó, Bình bị bắt tại một tiệm cắt tóc khi đang nhuộm đổi màu nhằm thay đổi nhận dạng.
Còn theo Thượng tá Hà Văn Chí, điều tra viên cao cấp – Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Vĩnh Phúc, trong số sáu nghi can liên quan tới cái chết của anh Nguyến Tuấn Anh có hai đối tượng từng có tiền án là: Đặng Quốc Tú từng bị xử 8 năm tù giam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và đối tượng Phùng Đắc Tú từng bị xử phạt 3 năm tù về tội Cướp tài sản công dân.
Có phải do nạn nhân gây sự trước?
Sau khi Công an tỉnh Vĩnh Phúc triệu tập một mắt xích quan trọng trong vụ án là Nguyễn Văn Hiệp (ở phường Hiệp Hội, TP Vĩnh Yên), em họ nạn nhân, người đã rủ anh Nguyễn Tuấn Anh đến quán ăn đêm tại Quán Tiên (phường Hội Hợp) rồi sau đó xảy ra án mạng. Qua quá trình lấy lời khai, xét thấy không có đủ căn cứ để ra quyết định tạm giữ hình sự nên cơ quan công an đã cho Hiệp về nhà. Tuy nhiên, vì lo sợ nên Hiệp đã làm đơn xin được ở lại.
Ngày 21/3, ngay sau khi Hiệp về nhà, chúng tôi đã tìm đến nhà Hiệp, người có mặt cùng với nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh trong suốt quá trình xảy ra sự việc và đã có cuộc trao đổi với Hiệp về toàn bộ diễn biến vụ việc trong đêm 14/3.
Theo lời Hiệp kể lại, khoảng 21h ngày 14/3, Hiệp cùng với bạn gái đi hát karaoke và có gọi điện rủ anh Tuấn Anh đến chung vui. Được một lúc thì Tuấn Anh cùng với một số đồng nghiệp trong công ty đến. Sau khi hát karaoke xong, Tuấn Anh có nói với Hiệp rằng mình đã uống hai bữa rượu từ chiều nên bây giờ đói quá, muốn rủ Hiệp đi ăn tối.
Theo lời Hiệp, nguyên nhân sự việc do nạn nhân say rượu gây sự trước.
Thấy anh kêu đói, Hiệp dẫn anh Tuấn Anh dẫn đến quán ăn quen trên Quán Tiên. Vừa đến cửa quán, Hiệp bắt tay đối tượng Tú là người từng uống rượu trong một cuộc trước đó. Khi Hiệp đang nói chuyện với Tú thì anh Tuấn Anh đi vào. Có lẽ vì ngà ngà say nên Tuấn Anh đã chỉ vào nhóm Tú nói: “Tụi mày là những thằng nào? Chúng mày sinh năm bao nhiêu?”.
Cũng từ những câu nói này, giữa anh Tuấn Anh và nhóm Tú đã có lời qua tiếng lại. Sau đó định đánh nhau thì anh Tuấn Anh bỏ chạy ra ngoài và bị nhóm Tú đuổi theo. Một lúc sau, nhóm Tú về mà không thấy anh Tuấn Anh quay lại. Một người trong bọn Tú đã đạp vào Hiệp dọa chém và chỉ hỏi: “Thằng kia là thằng nào? Nhà ở đâu?”. Hiệp vì sợ quá nên không nói gì, đi ra ngoài tìm anh Tuấn Anh. Tìm không thấy, Hiệp quay lại quán lấy xe của anh Tuấn Anh rồi đi về. Sáng hôm sau, gọi điện không thấy anh Tuấn Anh bắt máy, Hiệp vẫn không nghĩ Tuấn Anh bị đánh chết mà chỉ lo anh của mình đang bị nhóm Tú bắt giữ.
Nơi phát hiện xác nạn nhân Tuấn Anh và địa điểm này cũng gần quán ăn xảy ra mâu thuẫn.
Còn theo lời của bà Bùi Thị Tý (mẹ của Hiệp), sáng ngày 15/3, khi không thấy anh Tuấn Anh về, gia đình đã đến trụ sở công an báo Công an về sự việc. Đến khoảng 22h30 cùng ngày, Hiệp được mời lên Công an TP Vĩnh Yên để khai báo và bị tạm giữ để lấy lời khai. Chiều 16/3, Hiệp lại được thả về.
Đến 17/3, sau khi phát hiện thi thể của ạnh Tuấn Anh, Hiệp lại bị triệu tập lên trụ sở công an thành phố và bị tạm giữ. Do không có tài liệu chứng minh Hiệp phạm tội nên ngày 18/3, cơ quan công an đã cho Hiệp về. Tuy nhiên, do sợ sức ép từ gia đình Hiệp đã tự nguyện viết bản cam kết ở lại nơi tạm giam.
Theo quy định, đến ngày 19/3 cơ quan CSĐT không tạm giữ Hiệp nữa nên Hiệp đã rời đi. Từ đó, Hiệp không về nhà mà ở tại những nhà người quen, chỉ liên lạc với gia đình qua điện thoại.
Nhóm PV Petrotimes
Ghi Chú
XaHoi - PhapLuat
Lỗi chính tả ở sân bay Tân Sơn Nhất: Không có gì oan ức!
(TNO) Chiều 21.3, bà Trần Thị Minh Nguyệt, Chánh văn phòng Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam cho biết sau khi nhận được thông tin về lỗi chính tả ở các tấm biển báo tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đã chỉ đạo sân bay quốc tế sửa các lỗi này.
“Ở sân bay chỉ có hai biển báo sai ở chữ Information vì thiếu chữ r chứ không có gì ghê gớm cả. Sau khi phát hiện chúng tôi đã chỉnh sửa ngay”, bà Nguyệt nói.
Liên lạc với ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ông thừa nhận sân bay chỉ sai sót chính tả ở chữ Information và sân bay đã sửa ngay sau khi phát hiện.
Còn về các lỗi dịch thuật liên quan đến cụm từ Ticketing Counter, Foreign Exchange, To Planes…, ông Tú cho hay trách nhiệm thuộc về các hãng hàng không ở sân bay.
“Ở sân bay đều dành một số vị trí để các hãng thực hiện các thủ tục cho hành khách. Về phần trang trí các bảng hiệu ở khu vực này, do các hãng tự làm và chịu trách nhiệm. Tôi sẽ cho kiểm tra xem hãng nào sai để yêu cầu hãng đó sửa”, ông Tú nói.
Vietjet Air là hãng hàng không vừa mở đường bay quốc tế từ TP.HCM đi Bangkok (Thái Lan) xuất phát từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet Air không bình luận gì.
Ông Khánh cho biết ông chưa nhận được thông tin về lỗi chính tả ở bảng hướng dẫn ở sân bay Tân Sơn Nhất từ nhân viên của hãng hay từ hành khách.
Tương tự, bà Phạm Thị Phương Hải, Đoàn trưởng Đoàn tiếp viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines, cũng không bình luận gì đến vấn đề này.
“Tôi chưa nghe tiếp viên báo lên nên rất khó để trả lời”, bà Hải đáp.
Đại diện Jetstar Pacific cho hay nếu biển hiệu sai lỗi chính tả thì sửa lại cho chuẩn để tránh hiểu nhầm từ du khách nước ngoài.
“Giờ Việt Nam đã hội nhập với quốc tế. Ngôn ngữ tiếng Anh rất thông dụng và rất nhiều người biết”, đại diện Jetstar Pacific nói.
Dịch quá ngây ngô!
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên Online, tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế, Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM nhận xét "những từ bị phát hiện sử dụng sai lỗi chính tả là đúng rồi, không có gì oan ức cả".
TS Phương Anh có cho biết thêm, riêng từ to planes thì cách dịch quá ngây ngô!
Trong khi đó, theo tiến sĩ Phạm Quốc Lộc, Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học, Trường đại học Hoa Sen thì những lỗi chính tả do Thanh Niên Online phản ánh tại sân bay Tân Sơn Nhất là chính xác các lỗi. Theo ông Lộc, ở đây có thể thấy cả lỗi chính tả, lỗi dịch và cả lỗi diễn đạt.
Trong khi đó, theo tiến sĩ Phạm Quốc Lộc, Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học, Trường đại học Hoa Sen thì những lỗi chính tả do Thanh Niên Online phản ánh tại sân bay Tân Sơn Nhất là chính xác các lỗi. Theo ông Lộc, ở đây có thể thấy cả lỗi chính tả, lỗi dịch và cả lỗi diễn đạt.
"Theo tôi, các lỗi này khá đơn giản và không phải vấn đề là có hai hay nhiều cách diễn đạt, mà đơn thuần là “không ai nói thế” trong tiếng Anh. Có lẽ do sân bay thiếu một bộ phận hiệu chỉnh việc sử dụng ngôn ngữ (cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài) và do trình độ tiếng Anh của người phụ trách còn thấp, và do thiếu tìm hiểu, tham khảo" - TS Lộc kết luận.
TS Lộc cho biết bản thân đã đến khá nhiều sân bay trên thế giới và chưa thấy những bảng hiệu ngớ ngẩn như vậy. "Sân bay là một cơ sở khá chuẩn, dù ở đâu cũng có những phương tiện cơ bản như nhau, nếu chịu khó tham khảo cách người ta dùng từ ngữ thì đâu đến nỗi. Qua những lỗi này, tôi thấy một vấn đề nghiêm trọng đằng sau nó, đó là sự thiếu tìm hiểu, tham khảo" - TS Lộc nhận xét.
TS Phương Anh cho biết thêm rõ ràng các cơ quan ban ngành, không chỉ ngành hàng không, cần phải quan tâm nhiều hơn về vấn đề ngôn ngữ vì ngoài sân bay Tân Sơn Nhất thì những nơi khác cũng có thể có lỗi, đặc biệt là trong các địa điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, trên thực đơn, bảng hiệu,…
Minh Quyên - Đình Quân
Ghi Chú
XaHoi
Cảnh sát Hà Nội có thể được trang bị iPad
Mỗi tổ CSGT có thể được cấp một iPad để chỉ đường đi ngắn nhất cho người dân cũng như kiểm tra, lưu trữ tình trạng tái phạm lỗi của điều khiển phương tiện nhằm đưa ra mức phạt hợp lý.
> CSGT bụng phệ không được ra đường / 'Phần lớn cảnh sát giao thông đều rất tốt' / Hà Nội không giữ xe vi phạm vào giờ cao điểm
Sáng nay, trao đổi với VnExpress.net, đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT (Công an Hà Nội) cho biết, vừa khai giảng khóa tập huấn tin học cho tất cả cán bộ, chiến sĩ để áp dụng vào việc đảm bảo an toàn giao thông. Sau khóa học kéo dài đến 30/6, 100% cảnh sát giao thông phải có chứng chỉ Tin học loại B để xử lý vi phạm bằng hình ảnh, giải quyết tai nạn giao thông, đăng ký xe...
Sắp tới, cảnh sát giao thông sẽ lưu dữ liệu vi phạm của người dân để có mức phạt hợp lý cho những lần vi phạm sau. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo đại tá Thắng, Phòng CSGT có ý tưởng và sẽ báo cáo Bộ Công an về sáng kiến cấp cho mỗi tổ công tác một máy tính bảng iPad để mỗi khi người dân hỏi đường, cảnh sát sẽ tìm kiếm và chỉ đường đi gần nhất, thuận tiện nhất. Ngoài ra, cảnh sát sẽ tra xem người vi phạm đã có tên trong danh sách xử phạt trước đó chưa, vi phạm lần một hay lần hai để đưa ra mức xử phạt hợp lý.
"Đây là một trong những mục tiêu nhằm đáp ứng nhiệm vụ trau dồi công nghệ thông tin cho cảnh sát và xây dựng hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát giao thông đẹp, thanh lịch, thân thiện trong con mắt người dân và bạn bè quốc tế", đại tá Thắng nhấn mạnh.
Trước đó, để giảm ùn tắc giao thông và xây dựng hình ảnh cảnh sát thân thiện trong mắt người dân, Phòng CSGT Hà Nội đã đưa nữ cảnh sát ra chỉ huy giao thông, không xử phạt vi phạm vào giờ cao điểm và không đưa cảnh sát giao thông bụng phệ, thấp lùn ra đường. Các giải pháp này bước đầu đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tình từ phía người dân.
Ngày 15/12/2012 - 15/3/2013, Phòng CSGT Hà Nội đã triển khai 16 chuyên đề, tập trung xử lý xe khách, taxi, xe ba bánh vi phạm giao thông, vi phạm nồng độ cồn, tốc độ... Gần 180.000 trường hợp vi phạm bị xử lý, phạt tiền trên 51 tỷ đồng, tạm giữ gần 7.500 phương tiện... |
Bá Đô
Ghi Chú
CSGT
Google ấn tượng với học sinh Việt Nam !
(Dân trí) - Neil Fraser, một kỹ sư phần mềm của Google đã rất “ngạc nhiên và ấn tượng” với trình độ tin học của các em học sinh, đồng thời cho rằng “các em học sinh lớp 11 của Việt Nam có thể vượt qua kỳ thi sát hạch trong tuyển dụng của Google”.
Các em học sinh trường tiểu học Bế Văn Đàn (Thanh Khê, Đà Nẵng) đang chơi máy tính khi kỹ sư phần mềm của Google đến thăm quan.
Neil Fraser, một kỹ sư phần mềm của Google, đã có chuyến đi đến Việt Nam và thăm một số lớp học ở trường tiểu học Bế Văn Đàn (Thanh Khê, Đà Nẵng). Sau đó, trên trang blog của mình, kỹ sư phần mềm Neil Fraser của Google đã kể rất chi tiết về việc làm thế nào nhóm học sinh Việt Nam đang học lớp 11 có thể vượt qua nhiều phần khó khăn nhất trong cuộc phỏng vấn của Google mà không gặp khó khăn gì.
“Chẳng có gì phải nghi ngờ khi một nửa những em học sinh học lớp 11 có thể vượt qua quy trình phỏng vấn của Google”, Neil Fraser viết.
Neil Fraser cho biết trong một chuyến đi gần đây đến Việt Nam, ông đã đến thăm một số lớp học ở trường Bế Văn Đàn, quận Thanh Khê, Đà Nẵng, từ lớp 2 đến lớp 11, để hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo khoa học máy tính ở Việt Nam. Khỏi cần phải nói những gì ông phát hiện ra vừa ngạc nhiên vừa ấn tượng.
Ở lớp 3, mỗi học sinh sẽ học cách dùng Windows. Fraser cũng nói rất thật lòng rằng hầu hết người dân Việt Nam sử dụng Windows XP, do chi phí mua phần mềm mới quá cao so với các hộ gia đình. Song điều đó không ngăn cản các em học sinh học cách đánh máy không cần nhìn vào bàn phím, học tiếng Anh và dùng Microsoft Word rất thành thạo.
Đến lớp 4, các em học sinh lại học viết mã bằng Logo, ngôn ngữ lập trình máy tính đa hệ được dùng trong hệ thống giáo dục. Theo Fraser đánh giá, chương trình học này thực sự vượt xa trình độ kỹ năng và chương trình giảng dạy tại nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có cả Mỹ. Sau đó, Fraser đã đến một lớp 11 và nhận thấy các em học sinh đang giải những bài tập lập trình Pascal rất khó. Thế nhưng toàn bộ các em học sinh trong lớp đều có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Sau đó, Fraser đã trở về Mỹ và yêu cầu một kỹ sư phần mềm cao cấp khác ở Google đánh giá về độ khó của các bài tập của các em học sinh lớp 11 so với các bài kiểm tra của riêng Google, đặc biệt là các bài kiểm tra trong phỏng vấn tuyển dụng.
Người kỹ sư cấp cao kia đã nói rằng những bài tập này thuộc vào hàng một phần ba những bài thi khó nhất trong các kỳ thi phỏng vấn xin việc vào Google. Chính vì thế, Fraser cho rằng “học sinh lớp 11 ở Việt Nam có thể vượt qua được kỳ thi phỏng vấn tuyển dụng tại Google”.
Theo bình luận của trang The Next Web, suy nghĩ trên của Fraser chỉ mang tính tương đối, bởi vì “không có cách nào để biết liệu một câu hỏi, bài tập như thế có xuất hiện trong kỳ thi của Google hay không, hay có em học sinh nào có thể thực sự vượt qua các phần của kỳ thi Google. Hơn nữa, đây là chuyến tham quan nhanh đến một lớp học có những em học sinh xuất sắc tại Việt Nam”.
Tuy nhiên, The Next Web bình luận một điều cũng không thể phủ nhận rằng là nền giáo dục Việt Nam đã sản sinh ra những nhà lập trình đẳng cấp thế giới.
Trên blog cá nhân của mình, Neil Fraser cũng cho biết trong chuyến đi đó, Neil Fraser đã dành thời gian viết một bộ phần mềm tự dạy học để dành tặng cho nhà trường, đồng thời dành tặng số tiền 1.200 USD cho trường tiểu học Bế Văn Đàn để tài trợ trả tiền lương cho giáo viên dạy bộ môn Tin học cho học sinh của trường.
Hoàng An
Theo The Next Web
Ghi Chú
TruyenThong
Thêm nhiều bằng chứng nguyên bí thư tỉnh ủy khai man thành tích!
Thứ Năm, 21/03/2013 23:13
Ông Hồ Xuân Mãn được cho là gan dạ, dũng cảm; ngoài ra chẳng có đặc điểm nổi bật, thành tích nào đáng để nhớ
Trong lúc vụ nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn bị tố khai gian để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân đang được Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Tỉnh ủy tiến hành làm rõ thì khi tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động, rất nhiều người từng là cán bộ lãnh đạo ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định ông Mãn gian dối.
Có tham gia 2 trận đánh
Ông Thái Bình Dương (66 tuổi), nguyên bí thư Đảng ủy xã Phong An từ năm 1968-1969, chánh Văn phòng Huyện ủy Phong Điền từ năm 1970-1975, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Phú Hòa - TP Huế, cho biết ông và ông Hồ Xuân Mãn là người cùng quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, nhà gần nhau và đã cùng sống, chiến đấu với nhau nhiều năm trong chiến tranh nên ông biết rất rõ về ông Mãn.
“Tháng 5-1965, tôi là bí thư xã đoàn Phong An. Lúc này, ông Hồ Xuân Mãn đang ở nhà đi học, đến năm 1967 mới thoát ly theo kháng chiến” - ông Dương kể và khẳng định từ tháng 2-1968 đến tháng 9-1969, ông là bí thư Đảng ủy, chính trị viên xã đội Phong An nên biết rất rõ trong thời gian này có những trận đánh nào xảy ra trên địa bàn và không thấy ông Mãn tham gia kháng chiến tại xã Phong An. Trong thời gian này, vì chưa phải là đảng viên nên ông Mãn không thể được giao chức vụ xã đội trưởng Phong An.
Rất nhiều người từng là lãnh đạo xã Phong An trong thời chiến tranh tố cáo rằng ông Hồ Xuân Mãn đã khai man thành tích
Theo ông Dương, sau khi thoát ly lên rừng kháng chiến, ông Mãn được đưa ra Bắc học tập, công tác đến đầu năm 1971 mới về lại xã Phong An chiến đấu. Sau thời gian làm cần vụ cho bí thư Huyện ủy Phong Điền, ông Mãn trở lại Huyện đội Phong Điền và sau đó được điều trở lại xã Phong An tăng cường chiến đấu. “Ông Mãn gan dạ, dũng cảm; ngoài ra chẳng có đặc điểm nổi bật, thành tích nào đáng để nhớ” - ông Dương nhận xét và nói ghi nhận có 2 trận đánh có ông Mãn tham gia.
Trận đầu tiên diễn ra vào năm 1972, ở đám giỗ tại nhà ông Hồ Sưa, diệt được tên ấp trưởng Hoàng Sớm. Huyện ủy Phong Điền lúc đó đã nghiêm khắc phê bình và đánh giá đây là một trận đánh ảnh hưởng không tốt về chính trị, dân vận vì thiếu thận trọng, gây tổn thất dân thường và 2 cơ sở của ta. Trận thứ hai vào tháng 12-1974, diệt tên Le là trung đội trưởng địa phương quân. Trận này có 3 người tham gia, do Trần Văn Minh làm đội trưởng, ông Mãn là đội phó và chỉ diệt được 11 tên chứ không phải 27 tên. .
Không tham gia diệt chuyên gia quật hầm
Ông Hoàng Phước Sum, nguyên phó Ban An ninh huyện Phong Điền từ năm 1970-1975, kể: Cuối tháng 8-1969, ông ra Quảng Bình học lớp an ninh do Bộ Công an tổ chức. Ông Sum học lớp C8, còn ông Mãn học lớp C4. Đến khoảng đầu năm 1971, ông Mãn hồi hương, tham gia kháng chiến.
Ông Tạ Hồng Quang, nguyên du kích xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, khẳng định việc tiêu diệt Nguyễn Công Đảng (chuyên gia quật hầm) mà ông Mãn cho rằng mình là người có công thì do chính ông cùng ông Phạm Dương và ông Trương Văn Thành (đã hy sinh) thực hiện. “Khi đó, 3 chúng tôi xuống hầm trú ẩn sau khi gài mìn quanh. Tên Đảng cùng 3 tên lính khác khi đi lùng sục dấu vết Việt cộng đã bị trúng mìn nên chết tại chỗ. Nghe mìn nổ, chúng tôi mở nắp hầm lên và lấy được bảng tên của Đảng còn dính ở tay áo”.
Quy trình đều đúng và đầy đủ hồ sơ
Ngày 21-3, đại tá Nguyễn Việt Dũng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đơn vị này đã rà soát lại các quy trình mà đơn vị đã xác nhận trước khi hồ sơ của ông Hồ Xuân Mãn gửi lên cấp trên đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Toàn bộ quy trình đều đúng và đầy đủ hồ sơ với các huân, huy chương, bằng khen và chữ ký xác nhận của những cán bộ từng tham gia chiến đấu. Cũng theo ông Dũng, hiện đơn vị chưa nhận được văn bản của Bộ Quốc phòng yêu cầu báo cáo sự việc.
|
Bài và ảnh: QUANG NHẬT
Ghi Chú
GianLan
Subscribe to:
Posts (Atom)