THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 July 2011

Thế hệ người Việt 1945 ở Thái Lan


Bà Trần Thị Loan (phải) là Việt Kiều tại Nong Khai

Nong Khai là nơi có nhiều người Việt sinh sống

Người Việt đã di cư đến Thái Lan từ nhiều thế kỷ. Nói chung, họ được đón tiếp tử tế và được khuyến khích dùng sở trường của mình để có thu nhập.

Tuy vậy, những người đến vào khoảng năm 1945 lại bị kỳ thị và gặp khó khăn đáng kể suốt đời. Đáng tiếc, câu chuyện về họ không hẳn được biết đến nhiều vì nhiều người đã sống bí mật ở Thái Lan.

Tôi lần đầu tiên làm nghiên cứu thực địa bằng việc phỏng vấn một số người nhập cư và con cháu họ, cùng một cựu sinh viên người Việt, vào năm 2005 – đúng 60 năm sau 1945, một điểm nhấn có thể cần được đánh dấu. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp một vài thông tin về những gì chúng tôi tìm thấy.

Lý do nhập cư

Vào cuối Thế chiến Hai, nhiều người dân ở Đông Nam Á hy vọng giai đoạn thực dân kéo dài làm họ đau khổ sẽ đến hồi chấm dứt. Nhưng cố gắng của nhà nước Pháp nhằm tái lập Đông Dương thuộc Pháp là đòn giáng mạnh. Hàng ngàn người tìm cách trốn chạy chiến tranh, hoặc kéo về miền Nam Trung Hoa, hoặc đi theo sông Mekong vào Thái Lan.

Nhiều người muốn quay lại chiến đấu cho tự do và họ đã nhiều lần bí mật qua lại dòng sông Mekong. Những người khác thì tái lập cuộc sống mới ở đất nước mới. Người Thái suốt nhiều thế kỷ đã chào đón người Việt vào nước họ. Thế hệ mới này – được gọi là Yuon Op Pha Yop – nói chung cũng được dân chúng đón tiếp như vậy, mặc dù chính quyền, đặc biệt giới chức quân sự, thì có thái độ khác.

Trong một thời gian ngắn, Thủ tướng Thái, Dr Pridi Banomyong, người có quan hệ tốt với Hồ Chí Minh, đem lại môi trường thân thiện cho người tị nạn Việt. Nhưng không may, Dr Pridi bị lật đổ năm 1947, bị thay bằng một chính thể ủng hộ quyền lợi của Mỹ và vì thế sau đó, miễn cưỡng tạm dung người Việt. Hàng ngàn người Thái có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản và tham gia chuẩn bị cho cách mạng suốt 30 năm tiếp theo.

Lo ngại xảy ra một cuộc cách mạng, chính quyền Thái ra luật khắt khe cấm chủ nghĩa cộng sản, tự do lập hội, tự do ngôn luận, tiến hành thiết quân luật dọc đường biên giới phía đông của Thái. Nhiều điều trong các đạo luật đó đến nay vẫn còn tồn tại.

Với sự hợp tác của quân Mỹ, đường xá, sân bay được xây dựng nối vùng đông bắc Isaan với Bangkok để quân đội có thể di chuyển nhanh chóng trên toàn quốc và kiểm soát các vùng xa xôi, bao gồm những tỉnh có người Việt sinh sống.

Quy định được lập ra bắt buộc người Việt đăng ký ở một tỉnh nhất định và không được đi đến các vùng khác của vương quốc. Người Việt không được có vị trí chính thức, không được học trường công và không được nói tiếng Việt. Tại vùng Isaan dọc sông Mekong và ở vùng biên giới phía đông giáp ranh Campuchia, hàng ngàn người Việt đăng ký sống ở đó, và hầu hết vẫn ở lại cho đến hôm nay.

Những vùng này khi đó còn heo hút, và bị an ninh Thái xem là nơi trú ẩn của cộng sản nước ngoài và người Thái có xu hướng lật đổ. Các chiến dịch đàn áp nặng tay diễn ra và đa số dân đều hứng chịu nghi ngờ.

Cuộc đời bí mật

Quy định được lập ra bắt buộc người Việt đăng ký ở một tỉnh nhất định và không được đi đến các vùng khác của vương quốc. Người Việt không được có vị trí chính thức, không được học trường công và không được nói tiếng Việt.

Có lẽ vấn đề chính lâu dài cho người nhập cư Việt là giáo dục cho con cái. Những người sinh ra ở Thái đa số vẫn không được phép đến trường hay vào đại học. Một cách đi vòng là họ đành bỏ con cho những gia đình Thái – Việt đã có hộ khẩu chính thức nuôi dưỡng.

Để học tiếng và truyền thống Việt, trẻ em cần phải đi vào các ngôi nhà một cách lén lút. Một số cha mẹ không thể chấp nhận rủi ro đó và vì vậy, con họ không nói được tiếng Việt, cũng không có mấy liên hệ với quê nhà. Tiếng Việt chỉ được nói bên trong gia đình một cách bí mật.

Cho mãi đến thập niên 1970, Việt Nam và Thái Lan mới có quan hệ ngoại giao, và vì thế không có sự hỗ trợ chính thức nào cho người nhập cư. Các hội đoàn phi chính thức được thành lập để truyền tin và giúp dạy nghề. Những người tôi gặp kể ra nhiều lĩnh vực mà họ cho là người Việt có thể có việc làm. Ví dụ nghề sửa xe máy, máy lạnh, và họ nói tại nhiều thị trấn ở Thái Lan, người Việt vẫn còn nắm giữ những dịch vụ này.

Hiện tại

Quan hệ ngoại giao Việt – Thái năm 1976 đã giúp quản lý vị thế pháp lý của người nhập cư, mặc dù chuyện này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Việc cả hai nước đều là thành viên Asean đem lại thêm một diễn đàn đối thoại.

Tuy vậy, vẫn chưa thấy có viễn cảnh về một thỏa thuận lao động giữa hai nước và quan hệ vẫn lắt léo vì những vụ như âm mưu đánh bom Sứ quán Việt Nam ở Bangkok năm 2001.

Vấn đề chính giữa hai nước vẫn là việc đa số người Việt ở Thái Lan chưa có địa vị pháp lý chính thức. Quá nhiều người buộc phải trốn tránh trong gần 60 năm, nên không lạ là nhiều người không dám cho biết sự có mặt của họ vì sợ trừng phạt. Dẫu vậy, Sứ quán Việt Nam tỏ ra lạc quan về tương lại. Khi nào có đủ nhiều các trường hợp tích cực, người ta hy vọng tin tức sẽ lan truyền ra cho cộng đồng.

Việc hai nước nay đều ở trong Asean tạo thêm kênh đối thoại, nhưng vấn đề người tị nạn vẫn còn đó

Một số nhỏ doanh nghiệp Việt Nam muốn làm ăn ở Thái Lan, nhưng vẫn ở tầm mức nhỏ. Đa số đầu tư hải ngoại của Việt Nam đang nhắm vào Lào. Còn đầu tư của người Thái ở Việt Nam không thật quan trọng so với tổng mức đầu tư hải ngoại của các công ty Thái, nhưng nó vẫn còn nhiều hơn là mức đầu tư của Việt Nam tại đây.

Vị trí đặc biệt

Thế hệ người nhập cư Việt Nam 1945 có vị trí đặc biệt trong lịch sử Đông Nam Á. Sự đau khổ lặng thầm của họ suốt nhiều thập niên nêu bật tổn phí con người từ các ý thức hệ cạnh tranh cấp nhà nước. Một khi các chính quyền có hình thức đối thoại và hợp tác mới, rủi ro mà những người khác gặp vấn đề tương tự sẽ giảm đi. Mặc dù sẽ chẳng bao giờ có đền bù cho những người đã chịu khổ, nhưng sẽ thật bất công nếu câu chuyện của họ không được biết đến rộng rãi hơn.

Vào năm 2015, dự kiến sẽ ra đời Cộng đồng Kinh tế Asean, trên lý thuyết sẽ cho phép người dân Đông Nam Á dễ dàng tìm việc ở các nước khác. Cho dù có lý do để chưa biết mọi sự có diễn ra như kế hoạch, nhưng đây cũng là cơ hội cho những người nhập cư lâu năm tìm lại liên lạc với người thân và cộng đồng, nếu họ muốn.

Đây sẽ là cơ hội được một số người hoan nghênh, mặc dù có lẽ sẽ có một số người Việt nhập cư đã phải phủ nhận lịch sử của mình quá lâu và nay sẽ không muốn quay lại nữa.

Tiến sĩ John Walsh đang dạy ở Đại học Shinawatra thuộc tỉnh Pathumthani của Thái Lan.

Vụ tiền polymer liên quan tình báo VN?


Ông Lương Ngọc Anh từng được ca ngợi trên báo Đảng CSVN

Báo Úc tiếp tục đưa tin về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với chi tiết mới nói người môi giới Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh.

Tờ The Age tiếp tục loạt bài về cáo buộc tham nhũng liên quan các quan chức cao cấp ngành ngân hàng, trong đó có cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, với bài mới ra hôm thứ Hai 04/07/2011 dưới tựa đề 'Bê bối hối lộ vươn ra tới một đại tá tình báo'.

Trong bài báo, hai phóng viên Nick McKenzie và Richard Baker nói ông Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD vốn đóng vai trò trung gian trong việc công ty Securency in tiền polymer cho Việt Nam, là nhân viên tình báo, cấp bậc đại tá.

Trước đó, The Age đã cáo giác ông Lương Ngọc Anh là người của cơ quan an ninh Việt Nam, nhưng chưa rõ cấp bậc.

Nay các phóng viên cho hay quan chức thương mại Australia đã tiếp xúc với ông tổng cộng 18 lần trước khi giới thiệu ông cho công ty Securency, chuyên cung cấp giấy và dịch vụ in tiền polymer.

Vụ cáo buộc công ty này, trực thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), hối lộ quan chức ngân hàng các nước trong đó có Việt Nam vẫn đang được điều tra và các quan chức nói đây là vụ điều tra hối lộ lớn nhất nước từ trước tới nay.

Báo The Age cũng tiết lộ rằng cảnh sát liên bang đã điều tra một đại diện thương mại của Úc, hiện còn đương chức ở châu Á, trong vụ này.

Hai hôm trước, ngày 02/07, cũng tờ The Age đã nêu đích danh tên của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy trong một danh sách ba quan chức nước ngoài mà Securency đã 'mua chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'.

Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt Nam: "Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đã hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh."

Vai trò chủ chốt

The Age nói 'vị đại tá' Lương Ngọc Anh hiện vẫn chưa bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn. Tờ báo này còn nhận xét rằng nhà chức trách Việt Nam vẫn "từ chối hỗ trợ phía Úc trong cuộc điều tra toàn cầu".

Các cựu quan chức thương mại và ngoại giao Australia đã xác nhận một cách riêng tư rằng nhân vật môi giới của Securency Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh và điều này đã được Đại sứ quán Úc ở Hà Nội biết từ khi cơ quan đại diện thương mại Austrade giới thiệu ông ta và công ty CFTD của ông làm trung gian vào năm 2002.

The Age

Báo này viết: "Các cựu quan chức thương mại và ngoại giao Australia đã xác nhận một cách riêng tư rằng nhân vật môi giới của Securency Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh và điều này đã được Đại sứ quán Úc ở Hà Nội biết từ khi cơ quan đại diện thương mại Austrade giới thiệu ông ta và công ty CFTD của ông làm trung gian vào năm 2002".

Theo luật Úc, việc công ty nước này thuê quan chức nước ngoài làm môi giới có trả tiền bị coi là trái phép. Thêm vào đó, Securency còn bị cáo buộc đã chuyển cho 'đại tá Lương Ngọc Anh' tới 20 triệu đôla Úc, đa số đó là để hối lộ.

Đổi lại, ông Anh đã giúp Securency thắng hợp đồng khổng lồ in tiền polymer cho Việt Nam.

Trong bài báo mới ra, The Age không nhắc tới chi tiết mà cũng chính báo này cáo giác trước đó, rằng ông Lương Ngọc Anh "có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quan hệ làm ăn với Securency bắt đầu".

Ông Lương Ngọc Anh từng được báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ca tụng như một tấm gương doanh nhân thành đạt.

Ông bị cáo buộc đã sử dụng một phần trong số tiền môi giới để trả học phí cho con trai của ông Lê Đức Thúy.

Các chi tiết mới được The Age tung ra là: vào tháng 11/1999, 'đại tá Lương Ngọc Anh' được mời tới Australia tham dự hội thảo của Austrade về thị trường Việt Nam.

Tháng 8/2008, ông đã là đại biểu của một ủy ban hợp tác Kinh tế-Thương mại Việt-Úc, nhiều lần tham dự họp hành chiêu đãi với sứ quán nước này.

Tài liệu nội bộ Austrade từ 1998 trở đi còn nói ông Anh có "quan hệ gia đình ở một số bộ ngành quan trọng". Cha ông được cho là có quan hệ rộng và bố vợ ông là quan chức công an cao cấp.

Tiền polymer

Vụ cáo buộc liên quan tiền polymer vẫn đang được điều tra

Các cơ quan công quyền Việt Nam hiện chưa có phản ứng gì trước các thông tin đưa ra ở trên.

Vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency với các quan chức Việt Nam và nước ngoài trong các thương vụ hoa hồng in tiền Polymer giai đoạn từ 1999 tới 2005 đã bị tờ The Age phát giác từ tháng 5/2009.

Các phát giác gây tác động lớn tại Úc và đã kéo các cơ quan điều tra, an ninh và tư pháp của nước này vào cuộc.

Báo The Age cho biết phóng sự điều tra của báo đã được cảnh sát sử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia. Chính quyền Indonesia và Malaysia miễn cưỡng hợp tác với cuộc điều tra, trong khi Việt Nam thì từ chối.

Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 8 năm, từ năm 1999. Người tiền nhiệm của ông là đương kim Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi ông Thúy thôi chức Thống đốc, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ nhiệm ông, từ tháng 3/2008 tới 05/2011 làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Thủ tướng bổ nhiệm, phê chuẩn hàng loạt nhân sự


04/07/2011 20:17:44

Thủ tướng Chính phủ vừa bổ nhiệm, phê chuẩn hàng loạt nhân sự thuộc 2 bộ và các tỉnh.

TIN LIÊN QUAN

*Bổ nhiệm Thứ trưởng bộ Nội vụ, bộ Khoa học và Công nghệ

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Anh Tuấn, viện trưởng viện Khoa học Tổ chức nhà nước, bộ Nội vụ giữ chức thứ trưởng bộ Nội vụ và bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Văn Tùng, vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ, bộ Khoa học và Công nghệ, giữ chức thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ.

Thủ tướng cũng vừa phê chuẩn thành viên UBND nhiều tỉnh, thành phố, cụ thể:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn việc bầu thành viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ông Nguyễn Thế Thảo, uỷ viên ban chấp hành Trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy, nguyên chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

6 phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội gồm:

Ông Vũ Hồng Khanh, ông Nguyễn Huy Tưởng, ông Nguyễn Văn Khôi, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, ông Nguyễn Văn Sửu, ông Trần Xuân Việt.

Các Ủy viên UBND thành phố Hà Nội gồm:

Ông Nguyễn Đức Nhanh, ông Phí Quốc Tuấn, ông Trần Huy Sáng, ông Nguyễn Thịnh Thành, ông Nguyễn Đình Đức.

* Thủ tướng phê chuẩn việc bầu ông Mùa A Sơn, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.

4 phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên gồm: Ông Hoàng Văn Nhân, ông Phạm Xuân Kôi, bà Giàng Thị Hoa, ông Lê Thành Đô.

Các uỷ viên UBND tỉnh Điện Biên gồm: Ông Vi Văn Long, ông Lưu Trọng Lư.

* Đối với tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu ông Bùi Văn Hải, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh.

3 phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang gồm: Ông Nguyễn Văn Linh, ông Bùi Văn Hạnh, ông Lại Thanh Sơn.

Các uỷ viên UBND tỉnh Bắc Giang gồm: Ông Phạm Văn Minh, ông Ngô Minh Tiến, ông Nguyễn Đức Hòa, ông Trịnh Hữu Thắng, ông Nguyễn Đức Kha.

* Với tỉnh Bình Dương, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu ông Lê Thanh Cung, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh.

3 phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương gồm: Ông Trần Văn Nam, ông Trần Thanh Liêm, ông Huỳnh Văn Nhị.

Các uỷ viên UBND tỉnh Bình Dương gồm: Ông Võ Thành Đức, ông Văn Công Danh, ông Mai Sơn Dũng, ông Phạm Văn Hảo, ông Huỳnh Văn Trai.

* Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Duy Cường, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.

3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái gồm: Bà Ngô Thị Chinh, ông Tạ Văn Long, ông Hoàng Xuân Nguyên.

Các ủy viên UBND tỉnh Yên Bái gồm: Ông Đặng Trần Chiêu, ông Phạm Văn Cường, ông Nguyễn Văn Kỳ, ông Vũ Xuân Sáng.

* Đối với tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng phê chuẩn ông Bùi Văn Thắng, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh.

4 phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình gồm: Ông Đinh Quốc Trị, ông Trần Hữu Bình, ông Đinh Văn Điến, ông Lê Văn Dung.

Các uỷ viên UBND tỉnh gồm: Ông Phạm Đức Hòa, ông Phạm Thành Sơn, ông Ngô Văn Nguyên, ông Vũ Công Hoan, ông Phạm Đức Vượng.

* Với tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng phê chuẩn ông Nguyễn Nhân Chiến, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh .

3 phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh gồm: Ông Nguyễn Tử Quỳnh, ông Nguyễn Lương Thành, ông Bùi Vĩnh Kiên.

Các uỷ viên UBND tỉnh Bắc Ninh gồm: Ông Ngô Xuân Thứ, ông Nguyễn Đăng Lợi, ông Đỗ Văn Thiêm, ông Nguyễn Hữu Thành, ông Nguyễn Quốc Chung.

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có các quyết định phê chuẩn việc bầu thành viên UBND các tỉnh Hà Nam, Phú Thọ và Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016.

* Đối với tỉnh Hà Nam, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu ông Mai Tiến Dũng, uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh.

Các phó chủ tịch UBND tỉnh gồm: Ông Nguyễn Xuân Đông, ông Phạm Sỹ Lợi, ông Trần Hồng Nga.

5 uỷ viên UBND tỉnh Hà Nam gồm: Ông Nguyễn Văn Khuông, ông Phạm Văn Tam, ông Nguyễn Bá Công, ông Nguyễn Văn Oang, ông Nguyễn Xuân Vân.

* Đối với tỉnh Phú Thọ, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu ông Hoàng Dân Mạc, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh.

Các phó chủ tịch UBND tỉnh gồm: ông Nguyễn Đình Cúc, ông Phạm Quang Thao, ông Hà Kế San.

Các uỷ viên UBND tỉnh Phú Thọ gồm: Ông Đỗ Đức Kính, ông Lê Quang Đại, ông Trần Mạnh Cường, ông Hoàng Công Thủy, ông Phạm Văn Tân.

* Thủ tướng phê chuẩn việc bầu thành viên UBND tỉnh Vĩnh Phúc như sau: chủ tịch UBND tỉnh là ông Phùng Quang Hùng, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2004-2011.

Các phó chủ tịch gồm: Ông Hà Hòa Bình, ông Đặng Quang Hồng, bà Dương Thị Tuyến.

Các uỷ viên UBND tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Ông Phùng Tiến Bộ, ông Nguyễn Xuân Thuyết, ông Nguyễn Kim Khải, ông Hà Quang Tiến, ông Phạm Quang Tuệ.

Phê chuẩn thành viên UBND TP Hải Phòng, các tỉnh Lạng Sơn, Nam Định

* Đối với TP Hải Phòng, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu ông Dương Anh Điền, phó bí thư thành ủy, nguyên chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh.

Các phó chủ tịch UBND TP gồm: Ông Đan Đức Hiệp, ông Đỗ Trung Thoại, ông Lê Văn Thành, ông Lê Khắc Nam.

6 uỷ viên UBND TP Hải Phòng gồm: Ông Đỗ Hữu Ca, ông Lê Thanh Sơn, ông Phạm Văn Mợi, ông Nguyễn Đào Sơn, ông Phạm Thanh Bình, Nguyễn Quang Cường.

* Thủ tướng phê chuẩn việc bầu thành viên UBND tỉnh Lạng Sơn như sau: chủ tịch UBND tỉnh là ông Vy Văn Thành, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2004-2011.

Các phó chủ tịch gồm: Ông Nguyễn Văn Bình, ông Tô Hùng Khoa, ông Lý Vinh Quang.

Các uỷ viên UBND tỉnh Lạng Sơn gồm: Ông Trần Đăng Yến, ông Hoàng Công Hàm, bà Triệu Thị Thúy Lan, ông Đào Đức Hoan, ông Hứa Hải Quỳnh.

* Đối với tỉnh Nam Định, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu ông Nguyễn Văn Tuấn, phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2004-2011 giữ chức chủ tịch UBND tỉnh.

Các phó chủ tịch UBND tỉnh gồm: ông Bùi Đức Long, ông Đoàn Hồng Phong, ông Nguyễn Viết Hưng.

Các uỷ viên UBND tỉnh Nam Định gồm: Ông Trần Quang Tiến, ông Đặng Văn Sinh, ông Phạm Đình Nghị, ông Trần Tất Tiệp, ông Nguyễn Công Thành.

(Theo Chinhphu.vn)

NHNN “thả lỏng” chính sách tiền tệ?


04/07/2011 20:22:51

Bằng động thái hạ lãi suất cho vay trên thị trường mở, NHNN đang phát đi tín hiệu nới rộng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách này được đưa ra trong hoàn cảnh phải đánh đổi với thực tế là lạm phát vẫn đang đứng ở mức cao.

Thông tin vĩ mô nổi bật hôm nay là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất đối với các khoản vay trên thị trường mở (OMO) từ mức 15% xuống 14%.

Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHNN mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá (tín phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,…) với các tổ chức tín dụng. Điều này có thể thực hiện bằng cách mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn.

Cung tiền tăng liệu có bùng nổ lạm phát?

Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHNN sẽ tác động đến nguồn vốn khả dụng của các các tổ chức tín dụng, điều tiết lượng tiền cung ứng và tác động đến lãi suất trên thị trường.

Khi các tổ chức tín dụng thiếu vốn, NHNN sẽ đưa tiền ra để mua các giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng nắm giữ. Ngược lại, khi các tổ chức tín dụng thừa vốn, NHNN bán ra các giấy tờ có giá để rút tiền về.

Bằng động thái hạ lãi suất cho vay trên thị trường mở, NHNN đang phát đi tín hiệu nới rộng chính sách tiền tệ. Các ngân hàng thương mại sẽ có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn giá rẻ hơn, tạo cơ sở kéo giảm lãi suất trong thời gian tới.

NHNN và Chính phủ đang phải lựa chọn nới lỏng tiền tệ nhất định để giảm lãi suất, "giải cứu" doanh nghiệp đang đình đốn, và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đây là mục tiêu ngắn hạn.

Cần phải lưu ý là chính sách này được đưa ra trong hoàn cảnh phải đánh đổi với thực tế là lạm phát vẫn đang đứng ở mức cao. Lạm phát 6 tháng đầu năm đã tăng 13.29% so với đầu năm và tăng 20.82% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong tuần trước, Chính phủ cũng đã báo cáo việc tăng mục tiêu kiểm soát lạm phát lên mức 17% sau khi đã nới rộng lên 15% vào tháng 5. Có thể hiểu đây là thông tin "mở đường" cho động thái nới lỏng tiền tệ hôm nay.

Với việc giảm lãi suất cho vay trên thị trường mở, cơ hội sẽ được mở ra để nền kinh tế tăng trưởng, hay ít ra là không tiếp tục co hẹp. Nhưng rõ ràng điều này sẽ đi kèm với rủi ro lạm phát có cơ hội quay trở lại vào năm sau – một vòng luẩn quẩn diễn ra mấy năm vừa qua ở Việt Nam.

Tuy vậy, cụm từ "linh hoạt" trong điều hành chính sách tiền tệ đã được Chính phủ và NHNN nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thời gian qua. Sẽ không ngạc nhiên nếu NHNN tiếp tục sử dụng công cụ trên thị trường mở để điều tiết.

Cần để ý rằng thông tin hôm nay chỉ là về lãi suất. NHNN vẫn còn nhiều công cụ (hành chính) khác có thể áp dụng để hạn chế việc bơm vốn giá rẻ ra thị trường. Nói cách khác, có thể lãi suất thấp hơn trước nhưng NHNN vẫn có thể chặn "lượng" tiền bơm ra hay tăng cường hút vào. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là cách ứng xử "linh hoạt" mà NHNN sẽ áp dụng trong thời gian tới.

Các chính sách tiền tệ đang phải đánh đổi giữa mục tiêu ngắn hạn và sự ổn định dài hạn. Con số lạm phát tháng 7, 8 và động thái "bơm hút" trên thị trường mở sẽ tiếp tục cần được theo dõi sát sao để kỳ vọng về một sự nới lỏng tiền tệ lâu hơn.

(theo Vietstock)

Muôn kiểu ngủ gục của thí sinh


04/07/2011 16:12:07
       
 - Bãi cỏ công viên, khuôn viên trường, yên xe, ghế đá... đều có thể trở thành nơi ngả lưng của thí sinh và phụ huynh.
Nhà xa, ít tiền…., sau buổi thi đầu tiên, nhiều thí sinh và phụ huynh đã chọn các công viên hay chính các điểm thi làm chỗ nghỉ trưa cho mình và con em.

11h trưa 4/7, tại công viên Gia Định (quận Gò Vấp, TP.HCM), hàng chục thí sinh và người nhà đã chọn nơi đây làm nơi "tập kết" để chờ đến buổi thi chiều.

Quê Đồng Tháp, em Phan Minh Trí được người anh họ đang làm việc ở TP.HCM đưa đi thi. Nhà trọ cách điểm thi chừng 3 km, cách công viên Gia Định 2km nhưng anh em Trí vẫn quyết định vào công viên nghỉ trưa, thay vì về nhà. Trí kể: "Tối qua, anh em đã thống nhất: sau giờ thi sẽ ra đây nghỉ ngơi vừa mát mẻ vừa gần điểm thi cho đỡ cực".

Buổi trưa, sau khi ăn cơm xong, anh họ Trí tranh thủ chợp mắt còn Trí  vẫn chăm chú ngồi ôn bài. "Lúc sáng, em làm môn Toán không được như ý nên giờ em đang cố củng cố lại môn Vật lý để gỡ lại điểm. Dù mệt nhưng em không còn cảm giác buồn ngủ", Trí cho hay.
 
 Em Phan Minh Trí đang tranh thủ  ngồi ôn bài cho 2 môn thi sau
Em Phan Minh Trí đang tranh thủ ngồi ôn bài cho 2 môn thi sau


Em Lê Văn Ngói, quê  Tiền Giang, dự thi vào ĐH Tài chính- Maketting thì  khác. Lên TP. HCM dự thi ĐH, Ngói được người anh con cậu hiện đang ở Lái Thiêu (Đồng Nai) "đảm trách" việc chăm sóc, đi lại. Nhưng vì đoạn đường từ nhà đến điểm thi tại trường THCS Độc Lập quá xa (35km) nên hai anh em Ngói quyết định ghé công viên làm chỗ nghỉ trưa.
 
"Em không có người quen ở gần đây, vào nhà nghỉ thì không có tiền nên vào công viên là hay nhất", Ngói thật thà.

Sáng nay, sợ trễ  giờ thi, hai anh em đã thức dậy từ 3h30 sáng để  đi thi. Người anh họ của Ngói đang tính chuyện đêm nay sẽ ngủ lại… công viên để tiện cho môn thi cuối cùng sáng mai!
 
 Công viên Gia Định trở thành điểm nghỉ ngơi lý tưởng của nhiều thí sinh và phụ huny
Công viên Gia Định trở thành điểm nghỉ ngơi lý tưởng của nhiều thí sinh và phụ huynh

Là địa điểm rất gần với nhiều điểm thi ở khu vực quận Gò  Vấp, Tân Bình, công viên Gia Định trở thành chỗ  nghỉ ngơi lý tưởng của nhiều thí sinh và  người nhà. Với 1 chiếc áo mưa, manh chiếu nhỏ hay đơn giản với vài tờ báo cũ, nhiều thí sinh và phụ huynh đã có một chỗ nằm nghỉ mát mẻ lại…miễn phí.

Tại điểm thi ĐH KHXH & NV TP. HCM (đường Đinh Tiên Hoàng), hai bố con thí sinh Lê Văn Minh lại quyết định nghỉ trưa ngay trên…vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng: bố ngồi bệt dưới đất, con trai nằm trên…yên xe máy. 

Còn dọc đường Hai Bà Trưng, quận 1- khúc gần công viên Lê Văn Tám cũng có không ít thí sinh và người nhà nghỉ trưa ngay trên  ghế đá vỉa hè.

Dưới đây là 1 số hình ảnh do PV Bee.net ghi nhận được tại nhiều hội đồng thi, công viên trên địa bàn TPHCM:

1
 

3
Hai mẹ con thí sinh này nằm ngay ven đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức
3
Tại điểm thi trường Cao đẳng xây dựng số 2
1
 Tại điểm thi trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật
1
 
3
 
4
 
e
 Vỉa hè đường Hoàng Diệu 2, quận Thủ Đức
e
 
Một phụ huynh
Một phụ huynh sau khi con vào thi buổi chiều mới lo bữa trưa cho mình.
d
Đợi con ngoài điểm thi trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật
f
Ven đường Bắc Ái, quận Thủ Đức
 
Tại hội đồng thi trường ĐHSP Kỹ Thuật
Tại hội đồng thi trường ĐHSP Kỹ Thuật


Phan Tú - Vũ Sơn

Cà Mau: bác sĩ chuẩn đoán sai khiến bệnh nhân tử vong


Bác sĩ Nguyễn Duy Tú bị cách chức vì thiếu trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.

Bác sĩ Nguyễn Duy Tú đã bị Sở y tế Cà Mau quyết định cách chức Phó trưởng khoa sản bệnh viện Năm Căn, cấm hoạt động chuyên môn 1 năm và chuyển sang công tác thuộc lĩnh vực hành chánh.
Lý do khiến bác sĩ Tú bị phạt do lơ là tắc trách dẫn đến cái chết của em Dưong Thị Thu Hiền.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, bác sĩ Nguyễn Duy Tú đã có những hành vi không đúng với một lương y cũng như các thiếu sót chuyên môn như: khám chữa bệnh không toàn diện, đánh giá bệnh tình của nạn nhân không chính xác.
Em Dương Thị Thu Hiền được chở tới bệnh viện Năm Căn vì bị chấn thương sọ não kín, nhưng khi khám bác sĩ Tú lại chẩn đoán là chấn thương phần mềm không nguy hiểm đến tính mạng. 
Nhưng theo người dân tại đây thì nguyên nhân sâu xa hơn làm bệnh viện không chịu khám kỹ lưỡng cho em Hiền vì thân nhân nhân của em không có mặt để đóng tiền viện phí, do đó bác sĩ cũng như nhân viên trực ca hôm đó bỏ mặc nạn nhân nằm chờ cho đến chết.
Vụ này dẫn đến sự bạo động của dân chúng, hàng trăm người kéo đến đập phá tư gia của bác sĩ Tú và sau đó là bệnh viện Năm Căn cũng bị đám đông đập phá vì uất ức.

Cần tuyển lãnh đạo cơ quan nhà nước?


Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Trung ương sớm quyết định việc giới thiệu nhân sự cho Quốc Hội phê chuẩn.

Trong phát biểu khai mạc hội nghị làn thứ hai Ban chấp hành trung ương đảng khoá XI Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị trung ương sớm giải quýêt việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước
Hội nghị này cũng tập trung nghiên cứu sửa đổi bổ xung hiến pháp năm 1992 nhằm lấy ý kíên rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý cũng như ý kiến của nhân dân về việc sửa đổi Híên pháp
Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khoá 13 sẽ khai mạc vào ngày 21 tháng 7 sắp tới Quốc hội sẽ bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của bộ máy nhà nước vì vậy Ban chấp hành trung ương có trách nhiệm chuẩn bị và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các vị trí quan trọng này
 

'Im tiếng về cáo buộc với ông Lê Đức Thúy'

BBC

Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm từ
năm 1999-2007.

Hơn một ngày sau khi báo chí Úc tái khẳng định nêu tên cựu Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Lê Đức Thúy trong vụ tai tiếng hối lộ
của công ty Securency về in tiền Polymer, các cơ quan công quyền và
báo chí Việt Nam chưa có phản ứng gì.

Hôm 02 tháng Bảy, tờ báo Úc The Age vốn đi đầu phát giác tham nhũng ở
vụ Securency hối lộ quan chức của một số nước, trong đó có Việt Nam,
để thắng thầu in tiền, đã nêu đích danh tên của ông Lê Đức Thúy, trên
một danh sách ba quan chức nước ngoài mà hãng này được cho là đã 'mua
chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'.

Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt
Nam: "Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong
những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà
Securency bị cáo buộc đã hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí
cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh."

Hai phóng viên Nick McKenzie và Richard Baker và đồng thời là tác giả
của bài báo trên The Age hôm thứ Bảy với tựa đề "Tiền giấy và hối lộ:
các vụ bắt giữ còn tiếp tục" cho hay nhiều triệu đô-la đã được công ty
của Úc hối lộ và chuyển tới các quan chức nước ngoài ở Indonesia,
Malaysia và đặc biệt là Việt Nam.

Thỏa thuận lớn nhất

Việt Nam là nơi mà Securency có thỏa thuận làm ăn lớn nhất tới
nay, với một hợp đồng 5 năm để chuyển đồng tiền của toàn bộ quốc gia
chuyển từ tiền giấy sang polymer

The Age

Trong bài báo thứ hai, cùng ngày, với tựa đề "Những con người tiền
bạc" (The money men) cũng của hai tác giả Úc khởi đăng ngay sau khi
Tòa án Melbourne ở Úc chính thức buộc tội sáu quan chức cấp cao của
Securency, tờ The Age khẳng định:

"Việt Nam là nơi mà Securency có thỏa thuận làm ăn lớn nhất tới nay,
với một hợp đồng 5 năm để chuyển đồng tiền của toàn bộ quốc gia từ
tiền giấy sang polymer.

"Người đóng vai trò trung gian kết nối rất mạnh mẽ trong vụ này là
thương gia Lương Ngọc Anh và công ty của ông này, CFTD."

Ông Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD, là
người đã bị tờ The Age nhiều lần nêu đích danh với cáo buộc đã nhận
lót tay nhiều triệu đô-la Úc từ Securency.
Ông Lương Ngọc Anh

Bài báo ca ngợi ông Lương Ngọc Anh trên Báo Điện tử của Đảng Cộng sản
VN đã bị tờ này rút xuống sau vụ việc.

Tổng số tiền 'lại quả' cho ông Ngọc Anh, người được cho là có các liên
hệ rất gần gũi với ông Lê Đức Thúy và ông Lê Đức Minh, con trai của
ông Thúy - người đứng đầu một công ty con có liên hệ tới quá trình in
tiền polymer, cũng như qua công ty của ông Ngọc Anh, theo The Age, là
hơn 12 triệu đô-la Úc.

Im lặng như tờ

Một phần trong đó, vẫn theo báo này, đã được gửi vào tài khoản ở Thụy Sĩ.

Cho tới 18h00 ngày Chủ Nhật, 02 tháng Bảy, trên các trang mạng của Văn
phòng Chính phủ Việt Nam, hay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như
hàng loạt báo chí trong nước, trong đó có các tờ Nhân Dân, Thời Báo
Kinh tế VN, Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên, hay các trang mạng
VietnamNet, VnExpress.net..., đều không xuất hiện bất cứ tin bài nào
đưa tin, hoặc bình luận, phản ứng về các cáo buộc đích danh mới nhất
của báo chí Úc.

Vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency với các quan chức Việt Nam
và nước ngoài trong các thương vụ hoa hồng in tiền Polymer giai đoạn
từ 1999 tới 2005 đã bị tờ The Age phát giác từ tháng 5/2009.

Các phát giác gây tác động lớn tại Úc và đã kéo các cơ quan điều tra,
an ninh và tư pháp của nước này vào cuộc, mà trong đó vụ buộc tội một
lúc 6 quan chức cao cấp của công ty này hôm 01 tháng Bảy có thể chưa
phải là các diễn biến cuối cùng.

Báo The Age cho biết phóng sự điều tra của báo đã được cảnh
sát sử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia. Chính quyền
Indonesia và Malaysia miễn cưỡng hợp tác với cuộc điều tra, trong
khi Việt Nam thì từ chối.

Được biết, ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trong 8 năm, từ năm 1999. Người tiền nhiệm của ông là đương kim Thủ
tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi ông Thúy thôi chức Thống đốc, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ
nhiệm ông, từ tháng 3/2008 tới 05/2011 làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia.

TPHCM: Tắc đường nghiêm trọng ngày làm thủ tục dự thi


03/07/2011 16:17:34
 - Sáng nay (3/7), tại TP.HCM, các thí sinh đến điểm thi để làm thủ tục cho kỳ thi đại học. Mặc dù là ngày chủ nhật không nhiều phương tiện tham gia giao thông tuy nhiên tình trạng kẹt xe tại nhiều tuyến đường đã xảy ra hết sức nghiêm trọng.
TIN LIÊN QUAN

Dự báo, vào 2 ngày thi đại học diễn ra đầu tuần, tình trạng kẹt xe sẽ diễn biến phức tạp.

Những hình ảnh được PV Bee.net.vn ghi nhận tại một số tuyên đường trên địa bàn TP.HCM sáng 3/7:
 
TP.HCM kẹt xe nghiêm trọng ngày các thí sinh đi làm thủ tục đăng ký dự thi
TP.HCM kẹt xe nghiêm trọng ngày các thí sinh đi làm thủ tục đăng ký dự thi
Đường Kha Vạn Cân, quận  Thủ Đức
Đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức
Đường Lê Văn Việt, quận 9
Đường Lê Văn Việt, quận 9
Ngã tư Thủ  Đức
Ngã tư Thủ Đức
Đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức
Đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức
Lực lượn CSGT vất vả  điều tiết giao thông
Lực lượng CSGT vất vả điều tiết giao thông
Xa lộ Hà Nội cũng không
Xa lộ Hà Nội cũng không thông thoáng hơn


Vũ Sơn