THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 July 2013

Lời kêu gọi biểu tình ủng hộ tinh thần bất khuất của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

 Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn và Người Việt Tự Do tại Pháp

Bureau de Liaison des Associations et Vietnamiens Libres en France

www.vanphonglienlac.fr - vanphonglienlac@yahoogroupes.fr - mob : 0761096467

 Bản Tin - Bulletins - News



Lời kêu gọi biểu tình ủng hộ tinh thần bất khuất của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải










Chế độ CSVN có thể cầm tù thể xác con người, nhưng không thể cầm tù tinh thần của họ

Cuộc tuyệt thực của anh Điếu Cày đã bước sang ngày thứ 35 liên tục mà nhà cầm quyền bán nước hại dân Hà Nội vẫn không đáp ứng đơn tố cáo của anh Điếu Cày phản đối và tố cáo Ban Giám Thị trại giam số 6 Thanh Chương Nghệ An đã có những quyết định phi pháp cưỡng ép tù nhân nhận tội..

Để báo động dư luận quốc tế về tình trạng tính mạng rất nguy ngập của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và để ủng hộ tinh thần không khuất phục của người tù yêu nước Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Pháp kêu gọi và kính mời quý đồng hương, các tổ chức, và hội đoàn người Việt Quốc Gia hãy hưởng ứng tham gia cuộc biểu tình đốt nến hiệp thông cùng Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vào :







                                                Chiều Thứ Sáu 02.08.2013



                                                 Từ 17 giờ đến 21 giờ



                                                     tại  Place St Michel



                                               M° Saint Michel - Paris 6



                    Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn và Người Việt Tự Do tại Pháp






Reporters Sans Frontière
http://fr.rsf.org/vietnam-dieu-cay-en-danger-de-mort-rsf-et-23-07-2013,44964.html

Đọc nhanh hai Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam – Trung Quốc

Đọc nhanh hai Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam – Trung Quốc



Đăng bởi lúc 2:05 Sáng 28/07/13

VRNs (28.07.2013) – Sài Gòn – Sự khác biệt rõ nhất trong hai bản Tuyên bố chung sau hai chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là với Trung Quốc, chú ý đến Đảng, với Hoa Kỳ, chú ý đến nhân quyền.
Trong vòng một tháng, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có hai chuyến thăm đến hai cường quốc lớn nhất trên thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông Sang đã thăm Trung Quốc từ ngày 19-21/6/2013 và thăm Hoa Kỳ từ ngày 23-26/7/2013. Cuộc viếng thăm Hòa Kỳ và Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang diễn ra như thế nào và đạt được kết quả gì đã được các phương tiện truyền thông “lề phải” cũng như “lề trái” đăng tải qua nhiều bản tin, bài phân tích, đánh giá của những nhà chuyên môn. Tuy nhiên, một trong những văn bản quan trong nhất được đưa ra sau mỗi chuyến viếng thăm của ông Sang là bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc và Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ. Đọc hai bản Tuyên bố chung này, người đọc có thể nhận thấy những điểm khác biệt giữa hai cuộc viếng thăm ông Trương Tấn Sang đã thực hiện tại Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Hình thức, câu chữ
Người đọc có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau về hình thức, câu chữ giữa hai bản Tuyên bố chung.
Nếu so bản văn tiếng Việt, thì độ dài Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ ngắn hơn Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc khoảng 500 từ. Tuy nhiên trong cách viết và việc dùng từ giữa hai bản Tuyên bố chung có sự khác nhau rõ rệt:
Cách viết bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc lòng vòng, các mỹ từ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bản văn sử dụng nhiều cụm từ như: “hai bên đánh giá tích cực”, “hai bên hài lòng”, và dùng không dưới 20 lần cụm từ “hai bên nhất trí”.
Cách viết bản Tuyên bố Việt Nam – Hoa Kỳ đi vào nội dung cách cụ thể hơn và tần số mỹ từ cũng ít xuất hiện, ví dụ: cụm từ “hai bên nhất trí” xuất hiện khoảng 7 lần. Thay vì dùng các cụm từ “đánh giá tích cự, hài lòng” như bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, thì trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ dùng một số cụm từ “hoan nghênh, ghi nhận”.

Quá khứ và tương lai
Nếu phần đầu bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhắc nhiều tới những “gia sản” đã có trong mối quan hệ giữa hai nước, thì bản Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ chỉ nhắc tới việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc viết:
“tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước,”
“tiếp tục kiên trì phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’”
Trong khi đó, bản Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ nói như sau:
“hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung.
“mong muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước”

Vấn đề Biển Đông
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc cho thấy, ông Sang không hề nhắc tới những hành động vi phạm của Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như những vi phạm của quân đội Trung Quốc trong việc rượt đuổi, cướp phá, đánh đập ngư dân Việt Nam ngay chính trong khu vực lãnh hải Việt Nam. Thay cho những lời thẳng thắn đáng lẽ phải có là thái độ nhừng nhịn, cam chịu.
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc viết:
“Hai bên tiếp tục thực hiện tốt ‘Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”,
“nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ”,
“đánh giá cao thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việt thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”,
“trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển”, “duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển, thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển”
“nghiêm túc thực hiện ‘Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”,
“gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”,”khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”,
“hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển”
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ cho thấy, ông Sang dường như đã chấp nhận vai trò can thiệp của Mỹ.
Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ viết:
“hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.”
“nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả”

Khác nhau giữa hai tuyến bố chung: Hợp tác giữa hai đảng và nhân quyền
Một trong những chủ đề thảo luận của ông Sang trong chuyến viến thăm Trung Quốc là việc hợp tác giữa hai đảng cộng sản. Đã có nhiều lời lẽ “tốt đẹp” dành cho mối quan hệ giữa hai đảng và đưa ra những hoạt động cụ thể.
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc viết:
“hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng,”
“nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước”
“phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9,”
“tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.”
“Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị”
Nếu như bản Tuyên bố chung Việt – Trung nói đến việc hợp tác giữa hai đảng cộng sản thì bản Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ nói đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ viết:
“ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người.”
“nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.”
“Chủ tịch Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.”
“Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.”
“Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.”
Vài so sánh rút ra sau khi đọc hai bản Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam – Trung Quốc cho thấy có những khác biệt giữa hai bản Tuyên bố chung sau hai cuộc viếng thăm của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Tuyên bố là một chuyện, thực hiện tuyên bố đó lại là chuyện khác. Tuy nhiên, khi nhìn vào những vấn đề hai bản Tuyên bố chung đưa ra, ngay từ bây giờ, chúng ta có thể có những kỳ vọng hay thất vọng qua hai cuộc viếng thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang.
Nguyễn Mới, VRNs

Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang

Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013

 
Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên hợp tác toàn diện

Bà Phạm Chi Lan
Ông Dương Danh Dy

Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự mong đợi của tôi.
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên, hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó, cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được nhấn mạnh nhiều.
… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó, hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng lớn.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.

Nhân quyền


 "Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan

… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần cải thiện.
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn, hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào thúc đẩy quá trình đó.
Bấm Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013

Nhân sĩ gửi thư vụ Điếu Cày tuyệt thực

Nhân sĩ gửi thư vụ Điếu Cày tuyệt thực

Cập nhật: 12:13 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013

 
Gia đình nói ông Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực trong tù

Một nhóm nhân sĩ trí thức gửi thư cho Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam yêu cầu giải quyết vụ tuyệt thực trong tù của ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày).
Tin từ người thân của ông Hải nói ông đã tuyệt thực hơn một tháng để phản đối việc bị “ngược đãi”.

Lá thư gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tính mạng ông Hải “đang trong tình trạng nguy cấp”.
Đăng trên trang Bauxite Việt Nam, những người ký tên kêu gọi chính quyền “cung cấp những thông tin xác thực về Điếu Cày”.
Họ cũng “đòi các nhà chức trách trả tự do vô điều kiện cho công dân Nguyễn Văn Hải và các tù nhân lương tâm khác”.
Nhiều người ký tên vào thư cũng đã từng tham gia gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khuyến cáo ông nắm thời cơ 'giải Hán và thực thi dân chủ' trong chuyến đi Mỹ tháng Bảy.
Trả lời BBC hôm 26/7, vợ cũ của blogger Điếu Cày, bà Dương Thi Tân, nói đại diện phía công an đã hứa sẽ có văn bản giải quyết đơn xin can thiệp của gia đình.
Bà Tân cho biết bà cùng với con trai và một số người khác đã tới Tổng cục 8 thuộc Bộ Công an sáng 26/7, theo như kế hoạch đã được đặt ra trước đó.
Tổng Cục 8 là đơn vị thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an.
Tại đây, một thượng tá tên Bùi Thanh Tiến cho bà Tân biết là chỉ có thể trình đơn của bà lên cấp trên, và giải quyết là việc của cấp trên nữa, sau đó yêu cầu mẹ con bà ra về.

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày



Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Với tang chứng rất mơ hồ từ những bài báo của Câu lạc bộ Nhà Báo Tự do (CLBNBTD) mà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là nhân vật chủ chốt, tòa án của Nhà nước Cộng sản Việt Nam buộc Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước và giáng cho anh 12 năm tù giam, 5 năm quản chế sau tù. Mức án nặng đến man rợ! Vì mức án man rợ không bình thường đó người ta phải truy tìm đến bản chất thật của vụ án Điếu Cày là gì.

Tháng chín năm 2007 Điếu Cày mới lập ra CLBNBTD thì tháng tư năm 2008 anh đã bị bắt vì tội trốn thuế. Bảy tháng hoạt động với ba người đều không có nghề báo. Một người làm kinh doanh. Hai người làm nghề luật. CLBNBTD chưa làm được gì đáng kể, chẳng có bài báo nào để lại được dấu ấn cho CLBNBTD, không gây được chú ý cho người đọc. Vì thế, cố gán cho ba thành viên CLBNBTD tội tuyên truyền chống Nhà nước nhưng cáo trạng cũng không thể nêu được ra bài nào chống Nhà nước và chống Nhà nước như thế nào? Đành phải thống kê ra những con số vô hồn, câm lặng, không nói được điều gì: Số bài viết đăng trên trang mạng CLBNBTD 421 bài, trong đó ba thành viên viết 94 bài, còn 327 bài tải từ các trang mạng khác về. Rồi lại phải nhờ đến cơ quan không có nghiệp vụ pháp lí, không có chức năng, không đủ tư cách và không đủ sức giám định văn bản chính trị là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sài Gòn giám định những bài viết của CLBNBTD. Thực chất việc giám định chỉ là thủ tục và người giám định chỉ viết theo ý cường quyền. Dù vậy cũng chỉ có được bản nhận định rất chung chung, gượng ép về nội dung chống Nhà nước của CLBNBTD.

Tội tuyên truyền chống Nhà nước ở những bài viết của CLBNBTD vu vơ, nhạt nhòa đến mức ngay hệ thống tư pháp Nhà nước rất muốn trị tội Điếu Cày, lúc đầu cũng không thể gán tội cho những bài viết đó vì thế họ phải dựng lên tội trốn thuế.

Khi tội trốn thuế được định tên, dù không chấp nhận, gia đình Điếu Cày vẫn xin truy nộp để khắc phục nhưng không được cơ quan tư pháp cho khắc phục mà quyết đưa Điếu Cày ra tòa. Đó cũng là điều vô cùng bất thường. Trốn thuế chỉ là tội kinh tế, không gây nguy hiểm cho xã hội, số tiền lại quá nhỏ, chỉ vài trăm triệu đồng. Quan hệ giữa người dân đóng thuế và Nhà nước thu thuế là quan hệ dân sự, hành chính. Quan hệ giữa người dân có công đóng thuế nuôi Nhà nước và Nhà nước chịu ơn người dân đóng thuế nuôi mình. Người đóng thuế chưa nộp thuế đầy đủ, Nhà nước phải tạo điều kiện và hướng dẫn cho người dân khắc phục số tiền thuế còn thiếu. Không cho người dân được truy nộp thuế, quyết đẩy người dân thành tội phạm, Nhà nước đã hình sự hóa một quan hệ dân sự. Đó là việc cố tạo dựng tội cho người dân lương thiện, cố biến người đang kinh doanh đóng thuế nuôi Nhà nước thành người ngồi không ăn cơm tù để Nhà nước phải nuôi!

Tư tưởng chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện tại là kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin. Viết bài không tán thành nền tảng tư tưởng Mác Lê nin và những chủ trương, chính sách, việc làm theo tư tưởng Lê nin nít thì những bài viết của Điếu Cày và CLBNBTD không thể so được với những bài viết của nhiều người khác đã viết trước Điếu Cày hàng chục năm.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu với những tác phẩm dày dặn đã thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, bác bỏ tư tưởng chính thống của đảng Cộng sản và Nhà nước đương quyền: “Thực chất chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ là một khát vọng đẹp đẽ nhưng ảo tưởng, phi khoa học, chống lại qui luật tự nhiên”. Những tác phẩm của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ, Chia Tay Ý Thức Hệ như tiếng sét, như tia chớp làm nhiều người Việt Nam bừng tỉnh thoát khỏi cơn mê sảng lầm lạc trong mớ lí thuyết huyễn hoặc của chủ nghĩa Mác Lê nin. Tầng lớp trí thức tiếp nhận những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như tiếp nhận một chân lí hiển nhiên, một sự thật bình dị mà lâu nay họ không nhận ra.

Bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng bác bỏ nhiều chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước Cộng sản gây thiệt hại cho nước, gây tai họa cho dân. Những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã giải thiêng chủ nghĩa Mác Lê nin, giải độc cho xã hội Việt Nam, thức tỉnh nhiều người dân Việt Nam, tạo nên một đội ngũ, một lực lượng xã hội đông đảo, mạnh mẽ đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, quyền công dân, đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ sự độc quyền quyền lực của đảng Cộng sản. Những bài viết mang tư tưởng không đồng thuận với đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của tiến sĩ Hà Sĩ Phu có tác động xã hội sâu rộng và mạnh mẽ như vậy thực sự rất bất lợi cho đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Một Nhà nước quyền uy, say bạo lực, cai trị dân bằng bạo lực chuyên chính vô sản thì không thể tha thứ cho những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu phản bác lại đảng và Nhà nước Cộng sản vậy mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng không thể buộc tiến sĩ Hà Sĩ Phu tội tuyên truyền chống Nhà nước!

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu công bố tác phẩm Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ năm 1988, đến cuối năm 1995 bộ máy công cụ bạo lực mới tìm được cơ hội đưa tiến sĩ vào tù bằng một tội từ trên trời rơi xuống. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đang thong dong đạp xe trên đường phố Hà Nội thì có người đi xe máy cố ý quẹt vào xe ông làm cho ông ngã. Công an giăng sẵn trên đường liền xô lại. Kẻ gây tai nạn thì được tự do. Người bị nạn thì bị bắt giữ đưa về đồn công an. Bản sao bức thư ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Ban Chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam mà công an khám thấy trong túi xách tiến sĩ Hà Sĩ Phu liền được công an sử dụng làm tang chứng cho tội “Có hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước” để tiến sĩ Hà Sĩ Phu phải nhận bản án một năm tù giam!

Nhắc lai chuyện tiến sĩ Hà Sĩ Phu để càng thấy rằng Điếu Cày không có tội. Buộc cho Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước là hoàn toàn áp đặt, ngang trái, vi Hiến và phiên tòa tuyên Điếu Cày 12 năm tù 5 năm quản chế là phiên tòa không có công lí. Phiên tòa bộc lộ rất rõ mưu đồ độc ác hãm hại một khí phách Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam nồng nàn yêu nước.

Hoạt động xã hội nổi bật nhất của Điếu Cày không phải là những bài viết trên trang mạng CLBNBTD mà là ở những hoạt động phản đối Tàu Cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo Việt Nam.

Với chiếc máy ảnh trước ngực, Điếu Cày lặn lội lên mảnh đất đầu cùng của Tổ quốc Việt Nam ở Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng chụp ảnh thác Bản Giốc, ghi vào hình ảnh một mảnh đất Việt Nam yêu thương đã bị giặc Tàu chiếm đoạt. Thời thực dân Pháp đô hộ dân ta, làm chủ nước ta, toàn bộ thác Bản Giốc còn là của Việt Nam, đường biên giới còn cách xa thác về phía Bắc tới 12 cây số. Thời đảng Cộng sản Việt Nam làm chủ đất nước Việt Nam, thác Bản Giốc chỉ còn phần nửa dưới thấp, phần thác cao hùng vĩ đã thuộc Tàu Cộng rồi! Điếu Cày chụp ảnh thác Bản Giốc, chụp ảnh vết thương nhức nhối trên cơ thể Tổ quốc Việt Nam đưa lên trang mạng.

Điếu Cày cầm bảng chữ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đi đầu trong những cuộc biểu tình liên tiếp, sôi sục đầu năm 2008 phản đối Tàu Cộng đưa Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào đơn vị hành chính Tam Sa của Tàu Cộng.

Đúng ngày Tàu Cộng đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 năm trước, ngày 19. 1. 2008, đúng khi Tàu Cộng đang tưng bừng rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đi khắp thế giới và ngọn đuốc đó sắp qua Sài Gòn thì Điếu Cày cùng những người bạn mặc đồ đen để tang Hoàng Sa, trên ngực áo có biểu tượng năm vòng tròn Olympic Bắc Kinh là năm chiếc còng số 8 cạnh hàng chữ Pekin 2008. Nhìn Điếu Cày đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn ngực áo mang hình Olympic Bắc Kinh chỉ là những chiếc còng số 8, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Tàu, những kẻ cướp Hoàng Sa của Việt Nam đang có mặt lúc nhúc đầy Sài Gòn hẳn phải bầm gan tím ruột. Vì sự bầm gan tím ruột đó và cũng vì ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh khi đến Sài Gòn phải được chào đón tưng bừng, 9 ngày trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đến Sài Gòn, Điếu Cày bị bắt.

Với những tình tiết trên đủ để nhận ra quyền lực đòi hỏi phải bắt Điếu Cày không phải là quyền lực Nhà nước Việt Nam. Những kẻ bầm gan tím ruột vì Điếu Cày chưa thể hả dạ khi khi Điếu Cày chỉ bị ba mươi tháng tù về tội trốn thuế. Vì thế, sau khi mãn hạn tù trốn thuế, 10. 2010, Điếu Cày lại bị đưa đi biệt tăm để những kẻ bị Điếu Cày chỉ mặt chỉ tên cướp đất cướp biển Việt Nam tìm được hình thức trừng phạt hủy hoại Điếu Cày!

Trong thời gian Điếu Cày bị giam trong bóng tối vô định, có một sự kiện xảy ra cách xa Điếu Cày hàng vạn dặm mà dường như có liên hệ đến số phận Điếu Cày. Đó là sự kiện Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi thăm Tàu Cộng đã cùng Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu Cộng Hồ Cẩm Đào kí bản Tuyên bố chung tám điểm ngày 15. 10. 2011.

Điểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ năm là: “Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh;... Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp;... tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.” Thực tế trong quan hệ giữa Tàu Cộng với Việt Nam, giữa nước lớn quen thói trịch thượng, lấn lướt, áp đặt cho nước nhỏ thì “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” chỉ để cho cơ quan công an, tòa án Tàu Cộng nhảy vào các vụ việc, can thiệp, áp đặt buộc công an, tòa án Việt Nam phải thực hiện mà thôi.

Ngày 15. 10. 2011 Tuyên bố chung Việt - Tàu “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” được kí kết ở Bắc Kinh. Ngày 24. 9. 2012, người đàn ông sáu mươi tuổi Điếu Cày bị kêu mức án man rợ 12 năm tù, 5 năm quản chế bởi một tội danh vu vơ, áp đặt, gượng ép Tuyên truyền chống Nhà nước, trong phiên tòa ô nhục ở Sài Gòn.

Điều bất thường nữa là, tòa án định tội và bị cáo nhận tội là việc ở tòa án. Nhà tù chỉ quản lí việc thi hành án của người tù. Nhưng nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An đã làm công việc của tòa án, ép người tù Điếu Cày kí vào bản nhận tội. Điếu Cày quyết liệt không kí liền bị quản giáo tống vào biệt giam. Bị biệt giam vô lí và bị đối xử tàn ác, phi pháp, Điếu Cày gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Chờ đợi không thấy Viện Kiểm sát trả lời, Điếu Cày phải tuyệt thực đòi công lí.

Lần theo sự việc để xác định thời điểm Điếu Cày bị ép kí bản nhận tội: Bị biệt giam hà khắc. Gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát. Chờ không thấy viện Kiểm sát trả lời đơn. Tuyệt thực. Điếu Cày bắt đầu tuyệt thực từ 22. 6. 2013 thì nhà tù ép Điếu Cày kí vào bản nhận tội vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 tháng sáu, tạm xác định mốc thời gian cụ thể là ngày 12. 6. 2013

Lại phải nhắc đến một sự kiện diễn ra cách xa Điếu Cày vạn dặm mà dường như có liên hệ đến việc nhà tù số 6 phải đường đột làm cái việc không thuộc chức năng của nhà tù là ép người tù Điếu Cày kí bản nhận tội: Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Tàu Cộng.

12. 6. 2013, Điếu Cày bị ép phải kí vào bản nhận tội.

19. 6. 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Tàu.

Có phải Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần có bản nhận tội của Điếu Cày để ông có món quà quí tặng chủ nhà? Có phải những kẻ bầm gan tím ruột vì lòng yêu nước của Điếu Cày cần có chữ kí nhận tội của Điếu Cày để hả hê là đã khuất phục được một Giang Văn Minh Việt Nam thế kỷ hai mươi mốt?

Trước chuyến đi Tàu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An lồng lộn ép Điếu Cày phải kí bản nhận tội càng thấy rõ bản án độc ác, man rợ dành cho Điếu Cày đến từ đâu. Vì cái văn bản thỏa thuận của ông Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam kí với Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu “Đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” mà công an, tòa án Việt Nam đang nhẫn tâm, lạnh lùng đầy đọa đến chết một khí phách Việt Nam, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải!


Phạm Đình Trọng
danlambaovn.blogspot.com

VIDEO - Gia đình anh điếu cày nộp đơn tại thanh tra bộ CA bị gây khó dễ

Đại “siêu thị” may mặc Trung Quốc ở Hà Nội

Từ nhiều năm nay, chợ Ninh Hiệp (xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) là khu chợ đầu mối, trung chuyển vải, đồ may mặc xuất xứ Trung Quốc lớn nhất miền Bắc. Giá cả rẻ, mẫu mã phong phú nên nơi đây thu hút lượng khách hàng rất lớn.

Đây là một khu phố khá lớn, với nhiều con phố tràn ngập vải vóc, quần áo. "Trên là trời, dưới là vải vóc, quần áo" đó là cảm nhận của bất kỳ ai lần đầu đến với khu chợ đầu mối vải vóc, quần áo lớn nhất miền Bắc này.

Chỉ cách trung tâm Thủ đô chừng 20 km nhưng vải ở đây chỉ rẻ bằng nửa so với mua ở các chợ trong nội thành Hà Nội và ở đây còn bán vải bằng kg. Theo nhiều chủ cửa hiệu quần áo ở Hà Nội thì vải, quần áo ở Ninh Hiệp rẻ do hầu hết là nhập từ Trung Quốc và thậm chí nhập lậu.

Khắp các khu phố thuộc xã Ninh Hiệp các cửa hiệu quần áo, vải vóc ken nhau san sát.
Khắp các khu phố thuộc xã Ninh Hiệp các cửa hiệu quần áo, vải vóc ken nhau san sát.

Cổng làng Nành quây quanh bởi cửa hiệu quần áo.
Cổng làng Nành quây quanh bởi cửa hiệu quần áo.

Quần áo được bày giữa đường.
Quần áo được bày giữa đường.

Quanh bờ ao làng san sát các cửa hiệu thời trang.
Quanh bờ ao làng san sát các cửa hiệu thời trang.

Quầy bán quần áo án ngữ cổng chùa.
Quầy bán quần áo án ngữ cổng chùa.

Quầy bán quần áo án ngữ cổng chùa.
Quần áo, vải vóc được bán buôn là chính nhưng những ngày cuối tuần, đặc biệt dịp giao mùa khách từ khắp các tỉnh thành miền Bắc đến mua lẻ rất đông.

Vải vóc bày ngồn ngộn khắp khu chợ.
Vải vóc bày ngồn ngộn khắp khu chợ.

Những súc vải đủ màu sắc, chủng loại.
Những súc vải đủ màu sắc, chủng loại.

Xe chuyên chở vải vóc từ các kho hàng nằm quanh xã chạy rầm rập suốt ngày.
Xe chuyên chở vải vóc từ các kho hàng nằm quanh xã chạy rầm rập suốt ngày.

Quần áo phần lớn là hàng nhái các mẫu mã, thương hiệu nổi tiếng thế giới đều xuất xứ Trung Quốc.
Quần áo phần lớn là hàng nhái các mẫu mã, thương hiệu nổi tiếng thế giới đều xuất xứ Trung Quốc.

Rất hiếm quần áo không dán nhãn bằng tiếng Trung Quốc.
Rất hiếm quần áo không dán nhãn bằng tiếng Trung Quốc.

Mẫu mã rất phong phú.
Mẫu mã rất phong phú.

Giá cả rẻ nên rất thu hút khách hàng.
Giá cả rẻ nên rất thu hút khách hàng.

Hàng giảm giá bày ra giữa đường.
Hàng giảm giá bày ra giữa đường.

Với giá quá bèo bao giờ cũng kèm điều kiện không thử, cũng không mặc cả.
Với giá quá "bèo" bao giờ cũng kèm điều kiện không thử, cũng không mặc cả.

Với giá quá bèo bao giờ cũng kèm điều kiện không thử, cũng không mặc cả.
Là chợ đầu mối cung cấp vải vóc, quần áo lớn nhất miền bắc, đời sống người dân Ninh Hiệp hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung cấp hàng từ Trung Quốc.

Theo Lê Anh Dũng

Người dân 'dựng lều' ngăn không cho thi công bãi rác

(TNO) Vì không đồng tình với việc xây dựng khu chứa rác tại địa phương, nhiều người dân xã Quế Cường (H.Quế Sơn, Quảng Nam) đã tụ tập, “dựng lều” để phản đối.

Sự việc này được ông Nguyễn Hữu Sơn, Chủ tịch UBND xã Quế Cường (H.Quế Sơn, Quảng Nam) xác nhận vào chiều nay 27.7.

Theo ông Sơn, hiện chính quyền đang nỗ lực vận động nhiều người dân tại thôn 2 và 3 không tiếp tục tụ tập, “dựng lều” ngăn cản việc thi công khu chứa và xử lý rác thải tại địa phương. 

Ông Sơn cho biết, những ngày gần đây, vì lo lắng việc xây dựng khu chứa rác sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nên nhiều người dân, trong đó chủ yếu là phụ nữ, đã tập trung tại khu vực chuẩn bị thi công để phản đối. 

Sự việc diễn ra từ sáng 26.7, cho đến cuối giờ chiều 27.7, người dân vẫn chưa chịu ra về. 

“Trước đó, chúng tôi đã dẫn người dân đến tham quan các khu xử lý rác khác để chứng kiến các công đoạn, đồng thời đã có họp dân để tuyên truyền thuyết trình, giải thích thế nhưng người dân vẫn không an tâm. Quan điểm của chúng tôi là ổn định tình hình trước và sẽ xử lý, đối thoại với người dân”, ông Sơn nói.

Thượng tá Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng công an H.Quế Sơn, cho biết thêm trước đây, người dân đã không đồng ý xây dựng nhà máy xử lý rác này. Sau đó, chính quyền địa phương đã vận động ổn thỏa, tiếp đó Sở Tài nguyên - Môi trường mới triển khai dự án. Nhận được tin báo về việc nhiều người dân đang tụ tập, chúng tôi đã cử cán bộ, chiến sĩ về địa bàn để nắm tình hình, đảm bảo an ninh trật tự. 

Được biết, khu chứa và xử lý rác thải xây dựng tại thôn 3, xã Quế Cường được UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư 35 tỉ đồng. 

Dự án này được triển khai theo thiết kế gồm hộc chứa rác thải, đê bao và đê ngăn. Trong đó, hộc chứa rác thải có diện tích gần 8 ha, có thể chôn lấp hàng trăm ngàn mét khối rác thải.
Hoàng Sơn

Dự án bệnh viện nhi 'đắp chiếu' vì thiếu vốn!

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại TP.Đà Lạt ngày 26.7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Bộ Y tế bố trí hoặc hỗ trợ đủ vốn để xây dựng và hoàn thiện hai bệnh viện (Bệnh viện nhi Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng) cho giai đoạn 2014 - 2015.

Hai bệnh viện này được xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, và so với kế hoạch, tổng vốn đầu tư hai dự án trên còn thiếu hơn 562 tỉ đồng; trong đó dự án Bệnh viện nhi thiếu hơn 174 tỉ đồng, dự án Bệnh viện II Lâm Đồng thiếu trên 388 tỉ đồng.
Dự án bệnh viện nhi
Công trình dự án Bệnh viện nhi Lâm Đồng đã “đắp chiếu” nhiều tháng qua - Ảnh: G.B
Được khởi công từ năm 2009, dự án Bệnh viện nhi Lâm Đồng (tại TP.Đà Lạt) đã thực hiện xong phần đền bù giải phóng mặt bằng và đã triển khai thi công xây dựng, nhưng đã phải “đắp chiếu” ngừng thi công từ nhiều tháng qua do không có vốn. Trong khi đó, dự án Bệnh viện II Lâm Đồng (tại TP.Bảo Lộc) được khởi công năm 2011, có tổng mức đầu tư 495,23 tỉ đồng, nhưng vốn bố trí đến hết năm 2013 mới được 67 tỉ đồng và vốn thông báo giai đoạn 2014 - 2015 chỉ hơn 38,8 tỉ đồng. Dự án cũng đã thực hiện xong phần đền bù, giải phóng mặt bằng và đang thi công phần xây dựng nhưng do thiếu vốn nên tiến độ rất chậm. Dù vậy, bệnh viện này vẫn đang duy trì thi công nhờ được tỉnh cho vay từ Quỹ đầu tư phát triển 18 tỉ đồng.
Gia Bình

Vừa đi, vừa hát rồi cắt cổ tự sát!

(NLĐO) - Đến chiều 27-7, người dân sống trong hẻm 166 Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4, TP HCM, vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi chứng kiến cảnh một thanh niên dùng dao cứa vào cổ mình 2 nhát để tự sát.

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân có tên thường gọi là Bờm (SN 1986, ngụ đường Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4). Khoảng 8 giờ 50 phút sáng cùng ngày, một số người nhìn thấy Bờm ra hẻm 166 Đoàn Văn Bơ, hai tay cầm 2 dao, vừa đi vừa nghêu ngao hát.
Bỗng dưng Bờm ngừng hát và đưa 1 dao lên tự cứa vào cổ mình, máu phun ra thành tia ướt đẫm người. Sau đó Bờm bước lảo đảo trên đường hẻm khoảng 30 m nữa. Khi đến trước căn nhà số 42 trong hẻm, Bờm tiếp tục dùng con dao thứ 2 đưa lên cổ mình cứa một nhát thật mạnh rồi gục xuống chết ngay tại chỗ.

Hiện trường nơi Bờm tự sát

Do vụ việc xảy ra quá bất ngờ và quá nhanh nên không ai kịp phản ứng và do nạn nhân cầm 2 con dao nên chẳng ai dám can thiệp. Chị Nga, một người dân sống trong hẻm 166 Đoàn Văn Bơ, cho biết trước khi Bờm tự cứa cổ tự sát, chị đã thấy người này đi lảo đảo giống như người đang phê ma túy.

Ngay sau khi xảy ra vụ tự sát kinh hoàng, Công an quận 4 tới hiện trường để khám nghiệm điều tra. Nhiều người dân trong hẻm khi được hỏi đều cho biết Bờm có tiền án về tội “cướp giật tài sản”, mới ra tù hơn một năm và đã có vợ. Anh trai Bờm đã chết vì sốc ma túy, còn cha Bờm cũng nghiện ma túy và đang thụ án tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Gần đây người dân trong hẻm thấy Bờm có biểu hiện bất thường. Đêm 26-7, Bờm còn vừa điều khiển xe máy chạy vòng vòng khắp xóm vừa hát ngêu ngao...
Tin - ảnh: T. Tiến

Dân Quảng Nam hoang mang vì bị sâu "tấn công"

(NLĐO) - Khoảng một tuần nay, tại xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam bỗng xuất hiện loài sâu lạ tấn công ruộng đồng, hoa màu, bò vào nhà khiến người dân hết sức hoang mang.


Loài sâu lạ khiến người dân hoang mang. Ảnh: Phương Thu

 
Theo người dân, vài ngày trước, sau một cơn mưa lớn, tại những thửa ruộng bỗng xuất hiện loài sâu có màu nâu, dài khoảng 2-3 cm. Chỉ sau vài ngày, sâu đã ăn trọc những đám cỏ ở các thửa ruộng và bắt đầu “tấn công” vào nhà dân ở gần đó. Số lượng sâu bò vào nhà quá nhiều khiến người dân rất lo lắng. Nhiều người cao tuổi ở địa phương chưa bao giờ thấy loài sâu này xuất hiện.
 

Sâu vào nhà quá nhiều khiến người dân hết sức lo lắng. Ảnh: Phương Thu

 
Ông Cao Đức Tân, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Quế Sơn, cho biết sau khi nghe thông tin, đơn vị đã cử cán bộ xuống cơ sở để kiểm tra và xác định đó là loài sâu khoang, sinh sống và đẻ trứng trong những ruộng khô nứt nẻ, khi mưa xuống, trứng nở ra và sâu lớn lên rất nhanh. Theo ông Tân, đây chỉ là loài sâu bình thường, ít gây hại và cũng đã xuất hiện tại các xã Quế Châu, Quế Hiệp chứ không riêng gì ở Quế Thuận.
Q.Vinh

Cần Thơ có nhiều con đường “lạ”!

Nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ đã bị “chết” tên thành những món khoái khẩu

5 giờ sáng ngày cuối tuần, đang lơ mơ ngủ thì điện thoại báo tin nhắn inh ỏi. Mở máy lên, tôi choáng khi đọc những dòng tin nhắn của ông bạn: “Đúng 8 giờ có mặt ở đường thịt cầy nhe cha nội!”. Tôi nhắn hỏi đường đường thịt cầy là đường nào thì nhận tiếp dòng tin nhắn như muốn quát tháo: “Ông xuống Cần Thơ hơn 10 năm rồi mà không biết đường đó à? Là đường Trần Văn Hoài đó!”.
Từ đường thịt cầy…
Tuy mới sáng sớm nhưng quán cầy T.V đã có 4 bàn có khách. Vừa kéo tôi ngồi xuống, ông bạn vừa giãi bày: “Cả tuần nay đi công tác Sóc Trăng nhưng chẳng thấy quán cầy nào vừa miệng như quán này nên vừa về tới là tui gọi ông liền”. Ông khách ngồi bàn bên cạnh đã ngà ngà say, nghe lỏm câu chuyện, tỏ ra rất phấn khích. “Bởi vậy, bọn nhậu mình mới đặt con đường này là đường thịt cầy đó 2 chiến hữu” - ông nói rồi cười hể hả.
 
Quán nhậu Tại bàn dê (Dê tại bàn) trên đường Võ Văn Kiệt Ảnh: NGỌC TRINH
Năm 2002, tôi và ông bạn đến vùng đất Tây Đô này lập nghiệp thì tuyến đường mang tên 1 cán bộ chỉ huy quân sự thời chống Pháp là Trần Văn Hoài (phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) cũng vừa mới làm xong. Lúc ấy, tuyến đường dài khoảng 700 m chỉ có vài căn nhà, trong đó quán thịt cầy T.V được xem là quán nhậu “mở đường”. Sau đó không lâu, hàng chục quán cầy đua nhau mọc lên, như: C.U, S.H, B.D, C.V…
Hồi ấy, cứ mỗi chiều hết giờ làm việc thì dân nhậu kéo nhau đến đây như trẩy hội. Hiện nay, một số quán cầy đã dời sang những tuyến đường khác nên đường Trần Văn Hoài chỉ còn lại 5 quán. Thế nhưng, dân nhậu vẫn quen gọi đường này là đường thịt cầy. “Lúc đầu chỉ vài người gọi dí dỏm khi rượu vào lời ra nhưng dần dần thì “chết” tên luôn rồi” - một chủ quán thịt cầy ở đây cho biết.
... Đến đường ba khía, dê xối xả
Đường Đinh Tiên Hoàng (phường Thới Bình, quận Ninh Kiều) được hình thành cách nay vài năm nhưng hầu hết phần mặt tiền đều là quán nhậu bình dân, trong đó món “ba khía” là chủ lực. Vì vậy, khách ở xa đến Cần Thơ đều được dân “thổ địa” dắt đến đây thưởng thức món “ba khía rang muối”, “ba khía rang me”… Và tên “đường ba khía” hình thành lúc nào cũng chẳng ai nhớ.
Cách “đường ba khía” khoảng 3 km là đường Võ Văn Kiệt, một trong những con đường đẹp nhất Cần Thơ vừa được đưa vào lưu thông hồi tháng 4-2012. Đây là tuyến đường ăn nhậu nổi tiếng chuyên phục vụ món dê. Lúc mới khai trương, các quán trương bảng hiệu rất “bốc”: Dê bốc lửa, Dê xối xả, Dê bốn mùa, Dê tại bàn…
Bị dư luận phản ánh vì tên quán... kỳ quá, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ phối hợp với một số ngành chức năng cử cán bộ đến vận động các chủ quán đổi lại tên. Hiện tại, “Dê xối xả” và “Dê bốc lửa” đã được thay thế bằng tên khác hoặc di dời sang địa điểm kinh doanh mới, chỉ còn 2 trong 8 quán dê vẫn còn giữ nguyên tên cũ là quán “Dê bốn mùa” và quán “Dê tại bàn”. Trong đó, “Dê tại bàn” đổi bảng hiệu nằm ngoài mặt tiền thành... “Tại bàn dê”, còn bảng hiệu cũ vẫn đặt phía trong quán.
Đường mít, đường ấu
Trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, do nhiều người dân bày bán mít nên được cánh tài xế quen gọi là “đường mít”. Còn tuyến đường tránh nội ô TP Vĩnh Long do có nhiều hộ dân trồng ấu đem ấu ra đổ ven đường chào bán nên được gọi là “đường ấu”.

PHẠM CÔNG

Cảng trăm tỉ đồng “đắp chiếu”

Sau nhiều năm xây dựng, cảng biển Năm Căn và nhà máy đóng tàu do Vinalines làm chủ đầu tư rơi vào hoang phế trong khi nhiều người dân mất đất, mất nhà và vỡ mộng làm công nhân

Từng được kỳ vọng là một thương cảng quốc tế, mở ra nhiều thuận lợi cho Cà Mau xuất khẩu hàng nông thủy sản nhưng từ khi được đưa vào khai thác gần 10 năm nay, cảng Năm Căn (ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) vẫn cứ đìu hiu, hoang phế, không một bóng tàu cập bến. Tiền tỉ đã đầu tư vào đây đang lãng phí từng ngày.
Tiền tỉ phơi sương
Khoảng giữa năm 1990, để phục vụ thương mại quốc tế, cảng Năm Căn được nâng cấp từ cảng sông thành cảng biển với tổng vốn đầu tư hơn 111,6 tỉ đồng. Các đơn vị của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thiết kế, giám sát, thi công.
Theo thiết kế, cảng Năm Căn khi hoàn thành có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng từ 5.000-12.000 tấn, công suất xếp dỡ hàng hóa 800.000 tấn/năm. Sau khi được Bộ GTVT bàn giao cảng, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thành lập doanh nghiệp để quản lý khai thác nhưng… không có việc để làm vì đường bộ chưa thông; đường sông cạn, tàu lớn khó vào được.
 
Hiện trạng hoang phế, ngổn ngang của cảng Năm Căn

Năm 2006, Cà Mau chuyển giao nguyên trạng cảng Năm Căn và Khu Công nghiệp Năm Căn cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đầu tư, khai thác nhưng vẫn giẫm chân tại chỗ. Khi Vinashin khốn đốn, cảng được chuyển cho Vinalines.
Sau khi đổi chủ, lãnh đạo cảng Năm Căn vay vốn mua chiếc cẩu 32 tấn trị giá hơn 15 tỉ đồng để xếp dỡ hàng hóa nhưng không có hàng, chiếc cẩu nay thành đống sắt gỉ. Hiện nay, cảng Năm Căn ngổn ngang, hoang phế, chủ yếu được tận dụng cho thuê bãi đậu xe, tập kết vật liệu xây dựng...
Ông Trần Hoàng Khện, Giám đốc Công ty TNHH MTV cảng Năm Căn, cho biết từ khi tỉnh Cà Mau giao hiện trạng cảng Năm Căn cho Vinashin rồi Vinalines quản lý cho đến nay hầu như không được đầu tư gì thêm. Theo ông Khện, cảng được xây dựng ở vị trí khá thuận lợi nhưng do không được đầu tư đúng mức nên không phát huy hiệu quả.
“Chết” theo nhà máy đóng tàu
Cùng thời điểm tiếp quản cảng Năm Căn, Vinashin quyết định đầu tư 300 tỉ đồng để xây dựng Nhà máy đóng tàu Cà Mau ngay bên cạnh. Trên giấy tờ, nhà máy được triển khai trên diện tích 58 ha bên bờ sông Cái Lớn (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn), có năng lực đóng mới tàu trọng tải từ 5.000-10.000 tấn và sử dụng khoảng 4.000 công nhân.
Có 127 hộ dân, chủ yếu là những hộ sản xuất tôm giống, nuôi tôm và mua bán nhỏ phải di dời để nhường đất thực hiện dự án. Ông Võ Văn Hành, Chủ tịch UBND xã Hàng Vịnh, cho biết: “Việc áp giá bồi thường không đúng thực tế khiến bà con khiếu nại. Mức bồi thường sau đó được tăng lên nhưng đến nay, chủ đầu tư còn nợ của dân 2,8 tỉ đồng”.
Theo ông Hành, mặc dù bị giải tỏa, mất nhà, mất đất nhưng đa số người dân khi ấy vẫn vui vẻ vì hy vọng con em có cơ hội đi học nghề, học ĐH để về làm việc tại nhà máy đóng tàu. Thực hiện đúng lời hứa, Vinashin đã cùng các ngành các cấp của Cà Mau tuyển chọn lao động, đào tạo công nhân và mời Trường ĐH GTVT chi nhánh tại TP HCM mở 2 lớp đại học về máy thủy và thiết kế tàu thủy tại TP Cà Mau. Tuy nhiên, sau 4 năm học ĐH, tự đóng học phí với giấc mơ làm việc tại nhà máy đóng tàu trên quê hương, nhiều sinh viên ra trường vỡ mộng, phải chạy vạy khắp nơi tìm việc nhưng vẫn thất nghiệp.
 
Lãng phí kép
Theo lãnh đạo tỉnh Cà Mau, việc sớm đầu tư và đưa cảng Năm Căn vào hoạt động là rất cần thiết vì tỉnh Cà Mau đang có nhu cầu vận tải hàng thủy hải sản, gỗ dăm xuất khẩu với khối lượng khá lớn. Tuy nhiên, do Công ty TNHH MTV Cảng Năm Căn gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên tiến độ thực hiện dự án xây dựng cảng thời gian qua rất chậm, mức độ thực hiện khoảng 30%-60%.
Năm 2012, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng đã ký văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Vinalines xem xét chuyển giao cảng Năm Căn lại cho tỉnh Cà Mau quản lý và đầu tư, khai thác nhưng chưa được chấp thuận. “Tỉnh Cà Mau hằng năm xuất khẩu hàng trăm triệu USD hàng thủy sản, đạm... và tới đây sẽ là gỗ nhưng phải xuất qua các các cảng tại
TP HCM, trong khi tại tỉnh nhà có cảng Năm Căn đủ khả năng xuất khẩu nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức là rất lãng phí” - ông Dũng nhận định.
Bài và ảnh: DUY NHÂN

Cá tra lóp ngóp ...lỗ!

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp

Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL - vùng nuôi cá tra chủ lực của cả nước - đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 đồng đến 20.200 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ ít nhất 3.000 đồng/kg.
Lỗ triền miên, không biết bán cho ai!
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2013, ĐBSCL thả nuôi 4.341 ha (giảm 4,1% so với cùng kỳ), sản lượng đạt 545.718 tấn (tăng 2,3%). Một số địa phương trọng điểm nuôi cá tra có diện tích giảm nhiều là An Giang 846 ha (giảm 3%), Cần Thơ (746 ha, giảm 5,1%), Vĩnh Long (434 ha, giảm 10,6%)…
 
Ngành cá tra chưa thể vượt qua khó khăn trong năm nay Ảnh: CA LINH
Do giá nguyên liệu đầu vào đều tăng, cụ thể: giá thức ăn (tăng từ 300-500 đồng/kg), thuốc thú y (tăng bình quân 10%), xăng dầu cũng vừa trải qua 2 đợt tăng giá mạnh… đã đẩy giá thành sản xuất lên từ 20.000-24.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá thu mua của các nhà máy cũng dao động bằng hoặc thấp hơn giá thành nên người nuôi lỗ khoảng 3.000 đồng/kg. Những hộ nuôi nhỏ lẻ vì quá khó khăn nên đã “treo ao”.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú, tỉnh An Giang - chán nản: “Trước đây, nuôi cá tra có lãi từ 2.000-4.000 đồng/kg, còn hiện giờ chỉ biết lỗ ít hay nhiều mà thôi. Lỗ lã hoài như vậy thì ngân hàng nào dám cho nông dân vay vốn vì sợ rủi ro. Chỉ trong 5 năm trở lại đây, tôi phải bán 8,5 ha đất (bao gồm ao nuôi cá tra) để trả nợ nhưng vẫn chưa đủ”.
Cũng theo ông Nguyên, HTX nơi ông làm chủ nhiệm có 16 xã viên và đang thả nuôi 41 ha. Các xã viên chuẩn bị thu hoạch 10 ha diện tích cá tra với sản lượng khoảng 5.000 tấn. Nếu doanh nghiệp (DN) mua với giá 19.000 đồng/kg thì xã viên chịu lỗ 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến giờ này vẫn chưa biết bán cho ai.
Còn theo ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến cá tra xuất khẩu An Giang (AFA), trong tình hình đang khó khăn chung, rất khó cho nông dân có vốn để đầu tư thả nuôi mới trong khi có nhiều DN đi thuê ao trong dân cũng không dám thả cá vì thị trường xuất khẩu vẫn còn khá ảm đạm. Do đó, nếu nông dân cứ tiếp tục đầu tư nuôi cá tra sẽ lâm nợ vì lỗ.
“Tự xử”
Theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, không chỉ người nuôi mà DN ngành cá tra cũng đang gặp khó. Các DN xuất khẩu cá tra cho biết đang chịu áp lực rất lớn vì phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư cho trung và dài hạn. Rồi vì trả nợ cho nguồn vốn vay ngắn hạn nên nhiều DN buộc phải bán tháo sản phẩm với giá rẻ để sớm thu hồi vốn, quay vòng đầu tư cho các mục tiêu khác hoặc tự chủ vùng nguyên liệu.
Ngoài ra, có DN còn cạnh tranh giá bán bằng cách giảm chất lượng hàng hóa thông qua kỹ thuật chế biến như quay tăng trọng hoặc mạ băng. Hậu quả là bị kiện chống bán phá giá tại thị trường Mỹ.
Về vấn đề này, ông Lê Chí Bình cho rằng nhà nước nên có biện pháp xử lý mạnh tay đối với các DN bán phá giá trên các thị trường xuất khẩu truyền thống và cả những thị trường tiềm năng; phải sàng lọc, DN nào gắn kết với nông dân mới được hưởng chính sách hỗ trợ chứ không nên làm dàn trải như thời gian vừa qua.
“Chúng ta không thể chấp nhận việc DN ép giá nông dân khi nguồn nguyên liệu dồi dào, khi thì than thiếu vốn do xuất khẩu khó khăn hoặc cứ bán phá giá nhau chỉ vì lý do hàng tồn kho nhiều… Trước mắt, thị trường Mỹ đang bão hòa, thị trường EU thì cũng chưa có gì khởi sắc. Do đó, rất khó kéo giá cá tra xuất khẩu trong những tháng còn lại của năm 2013” - ông Bình nhận định.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cafatex (Hậu Giang), đề xuất: “Chính phủ nên có chính sách để kiểm soát sản lượng, giải quyết được giá cho ngành cá tra. Đồng thời, cần nắm lại nhu cầu thế giới để có quy hoạch theo mục tiêu: Sản xuất ít nhưng chất lượng và có lãi cho nông dân và DN”.
 
Giảm thuế thức ăn chăn nuôi
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các hộ nuôi và DN phải có hợp đồng chặt chẽ với nhau để tránh tình trạng ép giá cũng như bảo đảm về chất lượng. Bên cạnh đó, cần xây dựng giá sàn mua cá nguyên liệu cũng như xuất khẩu để vừa bảo đảm người nuôi có lãi, DN không còn chuyện bán phá giá.
“Nhà nước không nên hỗ trợ tràn lan đối với những DN làm ăn không hiệu quả hoặc đầu tư không đúng mục đích. Chúng ta cũng không nên lãng phí khi chi hàng ngàn tỉ đồng để “cứu” những DN không có hợp đồng nguyên liệu với nông dân hoặc hợp đồng xuất khẩu. Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị không thu thuế GTGT 5% đối với thức ăn chăn nuôi để các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ bớt gánh nặng” - ông Thắng nói.
CA LINH - THỐT NỐT

Nghiêm cấm CSGT “vẫy xe” xem giấy tờ qua loa rồi cho đi !

(NLĐ)- Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT phải tuần tra cơ động là chính, nghiêm cấm lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm tổ chức dừng xe để kiểm tra (trừ địa điểm là “điểm đen” giao thông).

Ngày 27-7, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, đã ký Điện chỉ đạo các Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu lực công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Qua báo cáo của các đơn vị, địa phương và trực tiếp kiểm tra thị sát, lãnh đạo Bộ thấy: Hiện nay, trên các tuyến đường (cả quốc lộ và đường đô thị), nơi thì có quá nhiều lực lượng, nơi thì để trống địa bàn; lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) ít tổ chức tuần tra cơ động, nhiều nơi có biểu hiện lập chốt cố định tại đường quốc lộ, dẫn đến nhiều lái xe chỉ chấp hành giao thông mang tính đối phó, thông tin cho các xe khác.

Ở một số đơn vị, địa phương, việc phối hợp với Thanh tra giao thông trong kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải, cân tải trọng xe còn chưa đúng với phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao, gây hiểu lầm, dẫn đến tinh thần thiếu xây dựng đối với CSGT khi thi hành công vụ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc Công an các địa phương chấn chỉnh ngay việc bố trí lực lượng công an ra đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, lực lượng CSGT phải thực hiện phương thức tuần tra cơ động là chính. Nghiêm cấm lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm tổ chức dừng xe để kiểm tra (trừ địa điểm là “điểm đen” giao thông).

Việc dừng phương tiện để kiểm tra phải thực hiện đúng quy trình công tác và điều lệnh Công an nhân dân, nghiêm cấm tình trạng “vẫy xe” xem giấy tờ qua loa rồi cho đi.

Mặt khác, việc phối hợp với các lực lượng chức năng khác phải có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm đúng phận sự, chức trách được giao, không làm thay lực lượng khác, không để lực lượng khác làm thay CSGT. CSGT tập trung điều tiết, hướng dẫn giao thông, xử lý nghiêm các lỗi chủ yếu gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông, chỉ xử lý những trường hợp xe quá khổ, quá tải đang lưu thông trên đường phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Bộ Công an cũng cũng khẳng định: “Nếu phát hiện có các biểu hiện vi phạm quy trình công tác, tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ, phải kiên quyết lập biên bản, xử lý theo quy định”.
N.Quyết

VIDEO - Cách làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An

Bia rượu: Vấn nạn quốc gia!



Bia rượu: Vấn nạn quốc gia!



 
Tình trạng lạm dụng bia rượu tại Việt Nam lâu nay gây ra cho xã hội nhiều vấn nạn nhức nhối.


Ngày hội uống bia do hãng bia Hà Nội tổ chức. AFP photo
Quán nhậu mọc lên như nấm
Việt Nam - một trong những quốc gia nằm trong danh sách nghèo nhất thế giới - nhưng cũng là một trong những nước có mức tiêu thụ bia rượu hàng đầu thế giới. Theo đánh giá của tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam với dân số 90 triệu người, lượng tiêu thụ bia hằng năm từ  2011 đến 2016 sẽ tăng 10% mỗi năm. Hiện mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng gần 30 lít/năm, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ tư Châu Á sau Nhật, Nam Triều Tiên và Trung Quốc.
Khi đến Việt Nam, người ta có thể nhận thấy ở địa phương nào cũng có nhà máy bia, có cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia. Quán nhậu mọc lên như nấm khắp mọi nơi và người ta có thể nhậu từ sáng đến tối khuya, bất cứ lúc nào.
Ở các quốc gia trong khu vực như Thailand, Singarore, Miến Điện… bia rượu bị đánh thuế rất cao và hạn chế giờ buôn bán. Ở Việt Nam chưa có những biện pháp tương tự như thế. Chị Hương đang cư ngụ tại Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh có người thân trong gia đình bị nghiện rượu, cho biết thực tế và ước muốn nhà nước có biện pháp để hạn chế tình trạng nhậu nhẹt, say xỉn suốt ngày như thế:
“Con sâu rượu nhà Chị một ngày đi nhậu 3 tăng, 10 giờ nhậu đến 4,5 giờ, 4,5 giờ nhậu đến 8,9 giờ, giờ này hàng xóm kêu thì sẽ nhậu nữa đến 11,12 giờ đêm, từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Việt Nam mình bây giờ nhất nhì Châu Á uống rượu rồi, tiêu thụ rượu bia. Mà bây giờ các hãng bia của Đức…cứ đầu tư vào Việt Nam, vì dân số Việt Nam giờ gần 90 triệu người rồi. Bây giờ theo Chị, thì nhà nước hạn chế cho các hãng bia vào Việt Nam, sản xuất bia rượu tại Việt Nam, thứ hai là đừng có cấp giấy phép mở hàng quán bia tràn lan. Bây giờ nếu các Ông không có chỗ nhậu thì từ từ cũng bớt thôi, chứ bây giờ nhiều quán nhậu quá trời.”
Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, Hiệu phó trường Đại học Hùng Vương cho chúng tôi biết sự trăn trở của Ông về vấn đề sử dụng quá nhiều bia rượu tại Việt Nam:
“Ngày xưa, người ta nói rượu ngon thì có bạn hiền, tuy nhiên, ngày nay người ta lạm dụng vấn đề này quá. Rất nhiều chính sách luật lệ của Việt Nam được đưa ra đã không thực hiện được một cách nghiêm túc. Trong xã hội của chúng ta, luật lệ không được tôn trọng, rất nhiều những điều đúng đắn nhưng đã không thực hiên. Và không có một cái chế tài, không có một cái kiên quyết đối với việc đó.
Tôi nghĩ là đáng nhẽ ra, ở Việt Nam "thằng" nào nó chả mong có chức tước, thế nghĩa ra "thằng" nào mà lại uống rượu bia, đi nhậu nhẹt thì không cho lên chức tước gì nữa. Đang làm chức tước phải đi xuống, chỉ cần đưa ra một cái đó thôi làm gương cho một vài thằng thì mọi người sợ rúm lại, chuyện đâu vào đấy cả thôi.”


Cái hại trước mắt và lâu dài


Một quán nhậu ở Hà Nội. AFP photo


Với tình hình đất nước Việt Nam kinh tế - chính trị - xã hội đang vô cùng khó khăn, nhưng ngừơi dân vẫn ung dung lạc quan trên những bàn nhậu bất kể giờ giấc, địa điểm với đủ lý do để nhậu. Có các doanh nghiệp còn tự hào cho việc nhậu là một nét văn hóa của Việt Nam, và thường đưa vào bàn nhậu để bàn các chuyện kinh doanh hoặc ký kết hợp đồng. Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, cho chúng tôi biết:
“Ở xã hội Việt Nam bây giờ là đúng như thế, thực tiễn, người ta thảo luận với nhau công việc trên bàn bia rượu, thảo luận với nhau những vấn đề rất nghiêm túc thế thì đây là một vấn nạn, là một sự xuống cấp ở  xã hội Việt Nam. Thậm chí là những công việc bàn một cách nghiêm túc thì nhiều lúc người ta cũng đưa ra cái bàn nhậu để bàn. Rồi trong lúc họ say sưa, họ đưa ra những ký kết, đưa ra những quyết định, mà chúng ta có thể nào tin tưởng những con người trong lúc say sưa, kích thích ký vào những  văn bản hợp đồng kinh tế, kể cả những văn bản mang tính chất pháp quy không? ”

Nếu không ngăn chặn kịp thời mà cứ để như bây giờ thì nó sẽ không phải là hại trước mắt mà hại lâu dài, không phải chỉ ảnh hưởng đến thế hệ ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
- Giáo sư Nguyễn Mộng Giao
Lạm dụng bia rượu sẽ làm cho con người  khó kiểm soát được bản thân dẫn đến nhiều điều đáng tiếc cho chính họ, người thân và người chung quanh. Giáo sư Nguyễn Mộng Giao phân tích:
“Nếu uống bia rượu quá nhiều sẽ làm u mê, làm hại nòi giống, sinh con đẻ cái thì các DNA sẽ biến dạng đi, con cái sẽ không thể nào khỏe mạnh được, nòi giống sẽ kém đi về mặt trí tuệ. Cho nên đây là một vấn nạn lớn của xã hội Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời mà cứ để như bây giờ thì nó sẽ không phải là hại trước mắt mà hại lâu dài, không phải chỉ ảnh hưởng đến thế hệ ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.”
Và Ông tiếp tục chia sẻ trong tâm trạng bức xúc:
“Những người nông dân uống bia uống rượu quá đáng rồi gây tan nát gia đình thì có những chế tài, nhưng trước mắt có lẽ là những từng lớp công chức nhà nước, những người có trách nhiệm trong bộ máy chính quyền, thì đầu tiên là phải trừng phạt về tội uống bia rượu, bởi vì nếu họ uống bia rượu, họ sẽ làm sai lãng mọi cái gì hay nhất của luật pháp, và cái gì hay nhất của thuần phong mỹ tục của đất nước và tấm gương đạo đó rất xấu cho các thế hệ trẻ, nhất là các em đó còn đang học ở trường.”
Vấn đề ăn nhậu quá mức được nêu ra lâu nay; tuy nhiên dường như tình trạng đó vẫn chưa hề được giải quyết mà trái lại thực tế cho thấy dường như cơ quan chức năng và nhà nước bỏ lơ cho chuyện đó phát triển.


An Nhiên, thông tín viên RFA

Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày

Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày

 

 



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng


Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm của mình để khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực, nhằm giữ mạng sống cho công dân yêu nước Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày.

Công dân Nguyễn Văn Hải, do các hoạt động bảo vệ nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam, đã bị kết án 30 tháng tù “vì tội trốn thuế”, sau khi hết hạn tù lại bị kết án tiếp 12 năm tù giam “vì tội tuyên truyền chống nhà nước”. Bị ngược đãi trong tù, ông phải tuyệt thực để phản đối.

Chúng tôi kêu gọi những người Việt Nam trong và ngoài nước ký tên vào Bản yêu cầu này để cứu blogger Điếu Cày mà tính mạng đang trong tình trạng nguy cấp.

Chúng tôi kêu gọi các nhà ngoại giao, các sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế đang có mặt ở Việt Nam đòi các nhà cầm quyền Việt Nam cung cấp những thông tin xác thực về Điếu Cày, tạo điều kiện cho họ đến thăm Điếu Cày nơi giam giữ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của ông.

Chúng tôi đòi các nhà chức trách trả tự do vô điều kiện cho công dân Nguyễn Văn Hải và các tù nhân lương tâm khác.

Những người ký tên:

Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
Phùng Liên Đoàn, TS, Hoa Kỳ
Vũ Giản, TS, nguyên chuyên gia Tư vấn Tài chính, Ngân hàng cho Bộ Kinh Tế Thụy Sĩ trợ giúp Việt Nam, cựu Giám đốc các ngân hàng Thụy Sĩ, Nhật Bản, Canada, và Pháp
Nguyễn Ngọc Giao, giảng viên Đại học, đã về hưu, Pháp
Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Ðại học Paris-Sud, Pháp
Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
Nguyễn Đức Hiệp, TS, chuyên gia khoa học khí quyển, Australia
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), TS, nguyên GS Đại học Laval, Canada
Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, giáo sư danh dự thực thụ Đại học Liège, Bỉ
Hoàng Hưng, nhà thơ-nhà báo tự do, nguyên Trưởng ban Văn hóa văn nghệ báo Lao Động thời Đổi mới, TPHCM
Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
André Menras - Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
GB Huỳnh Công Minh, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
Đinh Xuân Quân, TS, Hoa Kỳ
Hoàng Xuân Phú, GS Viện Toán học, Hà Nội
Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
Jos Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Thành đoàn TP HCM, hưu trí, TP HCM
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ thông tin, Pháp
Phạm Quang Tuấn, PGS TS, Đại học New South Wales, Australia
Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
Nguyễn Đức Tường, nguyên GS Đại học Ottawa, Canada
Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
Để ký tên vào bản yêu cầu này, xin bạn đọc gửi e-mail về địa chỉ sau:

dieucaynguyenvanhai2013@gmail.com

Trong thư, xin cho biết đầy đủ tên họ, địa chỉ, chức danh (nếu có). Đến 19g Việt Nam ngày Chủ Nhật 28/7/2013 chúng tôi sẽ khóa sổ và công bố toàn bộ danh sách vào sáng thứ Hai, 29/7/2013.


BOXITVN
Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh


Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh

 
Chia rẽ trong chính trị Hoa Kỳ lại được khơi dậy sau câu nói của Tổng thống Barack Obama về lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.


Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau ở Nhà Trắng ngày 25/7


Khi tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng hôm 25/7, ông Obama cho biết phía Việt Nam tặng ông bản sao lá thư Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1946 bày tỏ mong muốn có quan hệ “hợp tác đầy đủ” .

“Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson.”

“Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ,” ông Obama nói.

‘Thiếu hiểu biết’

Ngay lập tức kênh truyền hữu cánh hữu Fox News gọi bình luận của ông Obama là “ngu dốt”, đặt câu hỏi phải chăng ông xúc phạm giới cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam.

Chris Stirewalt, biên tập viên chính trị của Fox News, cho rằng ngụ ý của ông Obama, tổng thống thuộc đảng Dân chủ, là “giá như ông Hồ và Truman có thể làm những gì mà Obama và ông Sang làm tuần này, thì đã tránh được biết bao hiểu lầm”.

Ông này nói “thật khó hiểu làm sao” Người Cha Lập Quốc như Jefferson lại “gây cảm hứng cho sự nghiệp giết chóc của nhà độc tài Việt Nam”.

“Việc liên hệ giữa những nhà sáng lập Hoa Kỳ và ông Hồ cho thấy hoặc tổng thống vô cùng thiếu hiểu biết lịch sử hoặc chứng tỏ sự mềm dẻo đạo đức đáng ngạc nhiên.”

Viết trên tờ Wall Street Journal, cây bút Ronald Radosh lại nói Hồ Chí Minh “không phải là Washington hay Jefferson; ông ta là tay Marxist-Leninist trung thành”.



Ông Hồ Chí Minh đã trích dẫn Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ

“Hãy gạt đi ý tưởng là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập, ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản,” người này viết.

Một số chính khách đảng Cộng hòa cũng ra tuyên bố phản đối.

Dân biểu Texas, Sam Johnson, từng bị giam bảy năm tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong thời chiến, nói ông Obama “xúc phạm” các tù nhân chiến tranh.

“Đây là cú tát vào mặt những người từng phục vụ - và đặc biệt những ai phải trả cao nhất cho tự do trong thời kỳ đen tối đó,” ông này ra thông cáo.

Từ Florida, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen tuyên bố "đánh đồng Hồ Chí Minh với Thomas Jefferson là xúc phạm cống hiến và hy sinh của những người từng phục vụ ở Việt Nam".

"Dám nói một tay đồ tể tàn sát đối thủ và giết những người chống lại ách chuyên chế lại có cảm hứng từ những lý tưởng đã đưa quốc gia này trở thành đất nước tự do và dân chủ nhất thế giới, là coi thường những Người Cha Lập Quốc và những người đổ máu để bảo vệ viễn kiến của họ," bà giận dữ.

Nhưng cũng có người bênh vực tổng thống Mỹ, như cây bút Asawin Suebsaeng trên trang Mother Jones.

“Bình luận của Obama không phải là nói hớ hay xúc phạm các cựu binh Mỹ,” ông này viết.

“Điều Obama nói là sự thật lịch sử. Tháng Chín 1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội.”

“Lá cờ ánh sao chói lọi [quốc ca Mỹ ] được một ban nhạc người Việt chơi lúc ông ta đọc diễn văn, nhưng ông ta còn mở đầu tuyên ngôn bằng trích dẫn Thomas Jefferson,” cây bút này nhắc lại.


BBC