THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 July 2011

Máy bay "lạ" xua đuổi ngư dân Philippines

*Người Philippines thúc giục Mỹ hỗ trợ Philippines trước các hành động
gây hấn của Trung Quốc.

SGTT.VN - Hôm qua (4.7), bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire
Gazmin cho biết, một máy bay chiến đấu chưa được nhận dạng đã bay lượn
phía trên, chỉ cách tàu cá của ngư dân nước này vài mét, nhằm xua đuổi
họ ra khỏi khu vực gần quần đảo Trường Sa.

Máy bay lạ kêu vù vù, cách đỉnh angten của thuyền cá có 6m, khiến
thuyền bị chao đảo mạnh nhưng các ngư dân may mắn không bị tổn hại gì.
Ngay sau đó ngư dân Philippines đã phải rời khỏi khu vực mà họ thường
gọi là bãi cát ngầm Dalagang Bukid Shoal, cách đảo Balabac của tỉnh
Palawan khoảng 210 km. Tuy nhiên, các ngư dân đã không nhận dạng được
máy bay.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines từ chối suy đoán nhận dạng máy bay
chiến đấu nói trên, nhưng ông cho biết, hầu hết các lần xâm nhập vào
vùng mà Philippines tuyên bố chủ quyền trong và gần quần đảo Trường Sa
đều được cho là tàu của Trung Quốc. Thậm chí, quân đội Philippines còn
buộc tội cả tàu quân đội và tàu dân sự của Trung Quốc xâm nhập trái
phép.

Trước đó, Philipppines đã lên án tàu của Trung Quốc xâm nhập ít nhất 9
lần vào các khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền trong vài tháng
gần đây.

Vụ việc nghiêm trọng nhất là tàu hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân
Philippines hôm 25.2, nhằm xua đuổi ngư dân ra khỏi khu vực đảo san hô
Jackson, cũng gần Trường Sa. Tuy nhiên, đại sứ Trung Quốc tại
Philippines, ông Liu Jianchao đã phủ nhận cáo buộc việc làm này là của
hải quân Trung Quốc.

Thế nhưng, đại sứ Liu khẳng định các lực lượng của Trung Quốc có can
dự vào vụ việc hồi tháng 3 vừa qua, khi chính quyền Philippines buộc
tội hai tàu tuần tra của Trung Quốc đe dọa đâm vào tàu thăm dò của
Philippines, nhằm khiến họ rời khỏi khu vực bãi Cỏ Rong (Reed Bank)
gần Trường Sa.

Ông Liu nói các lực lượng của Trung Quốc thực hiện quyền chủ quyền của
Trung Quốc ở Reed Bank, nhưng Chính quyền Philippines phản đối, cho
rằng khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế dưới 200 hải lý của
Philippines và không thuộc khu vực có tranh chấp ở Trường Sa.

Cũng trong hôm qua (4.7), hàng chục người Philippines đã biểu tình gần
đại sứ quán Mỹ, thúc giục Mỹ hỗ trợ Philippines trước các hành động
gây hấn của Trung Quốc.

Thiên Bình (theo AP)

Mưa đá ở Sài Gòn sau buổi thi đại học


Khi thí sinh kết thúc môn thi thứ hai, một cơn mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đã làm cho giao thông Sài Gòn hỗn loạn. Mưa đá xuất hiện tại nhiều quận.
Kẹt xe gần 3 giờ sau buổi thi đầu tiên

16h30 ngày 4/7 trên đường 3/2 (quận 10, TP HCM), anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi, quê Lâm Đồng) đang chở em trai đi thi về phải tấp lại vì có những hạt mưa đá khá to rơi vào tay, đập vào xe kêu lốp bốp.

"Mình đau quá nên tấp xe vào lề đường. Nhặt một viên lên xem, nhìn kỹ thì đó là viên đá. Nó tan nhanh và lạnh hơn so với đá lạnh thường sử dụng. Viên lớn to bằng đầu ngón tay út", anh Minh cho biết.

Những viên đá nhỏ bằng ngón tay út vẫn còn đông cứng khi rơi xuống đất. Ảnh: SGTT.
Những viên đá nhỏ bằng ngón tay út vẫn còn đông cứng khi rơi xuống đất. Ảnh: SGTT.

Hiện tượng mưa đá còn xuất hiện tại quận 1, 3, 5, 11, Thủ Đức... Nhiều người dân đã phải trú ẩn để tránh bị thương.

Theo bà Lê Thị Xuân Lan, Trung tâm khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, đây là lần thứ hai mưa đá xuất hiện tại khu vực phía Nam kể từ đầu mùa mưa đến nay. Theo bà Lan, mưa đá thường có sau những ngày oi bức. Nhiều ngày qua, thời tiết TP HCM nắng nóng tăng cao dễ tạo ra mây đối lưu phát triển mạnh, là điều kiện để có mưa đá.

"Những cơn mưa đá thường chỉ rơi một ngày. Ở TP HCM ngày 4/7 mưa rồi, ngày 5/7 sẽ dịu mát, mây đối lưu không phát triển mạnh nên khó có xảy ra mưa đá. Nhưng có thể ở những vùng khác mưa đá lại xuất hiện", bà Lan nói.

Cơn mưa lớn kèm theo giông giật cũng làm cho nhiều cây xanh bị đổ xuống đường gây ùn tắc giao thông trên đường Trương Định, Trần Quốc Thảo (quận 3)... Sau đó, người dân đã chủ động kéo cây, giải tỏa ùn tắc giao thông.

Ngã tư Thủ Đức kẹt cứng hơn 2h. Ảnh: Tá Lâm.
Ngã tư Thủ Đức kẹt cứng hơn 2h. Ảnh: Tá Lâm.

Ngã tư Thoại Ngọc Hầu - Ân Cơ - Hồng Lạc chiều 4/7 tiếp tục kẹt xe nhiều giờ đồng hồ khiến cho nút giao thông ở đây tê liệt. Đến 19h, đường phố mới trở lại thông thoáng.

Clip kẹt xe tại ngã tư Thủ Đức

Cơn mưa lớn làm nhiều tuyến đường ngập nước như quốc lộ 13, đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp (quận 9)... Tại chợ Thủ Đức, nước chảy siết khiến nhiều người đi đường bị ngã nhào.

Nghiêm trọng nhất là ngã tư Thủ Đức xảy ra kẹt xe kinh hoàng hơn 2 giờ (từ 17h đến 19h30), kéo dài từ ngã tư Bình Thái đến khu du lịch Suối Tiên. Nhiều tài xế đã phải xuống hướng dẫn giao thông nhưng bất lực. Đến 19h30, khi có lực lượng chức năng, kẹt xe mới được giải quyết.

Tá Lâm

Sập cổng chào triển lãm, 4 người bị thương nặng


Chiều 4/7, cơn mưa to kèm gió lốc đã làm đổ sập cổng chào triển lãm với khung bằng sắt tại Nhà thi đấu Phú Thọ, đường Lữ Gia, quận 11, TP HCM làm 4 người đi đường bị thương nặng.
Mưa đá ở Sài Gòn sau buổi thi đại học

Biển quảng cáo đổ ập ra đường. Ảnh: An Nhơn.
Biển quảng cáo đổ ập ra đường. Ảnh: An Nhơn.

Tại hiện trường, dàn sắt cổng chào dài 20 m, rộng 4 m với bốn trụ cao lên tới 8 m nằm đổ ra đường Lữ Gia. Đây là cổng chào quảng cáo triển lãm đang diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ.

Theo nhân chứng, lúc đó trời đang mưa to kèm theo gió lớn, có rất đông người đang đi trên đường Lữ Gia. Bất ngờ cổng chào triển lãm đổ ầm xuống đè nhiều người và xe máy, trong đó 4 người bị thương nặng. Mọi người xung quanh nhanh chóng đưa nạn nhân ra ngoài đi cấp cứu tại bệnh viện Trưng Vương cách đó vài chục mét.

Một cây xanh bị đổ trong cơn mưa lớn. Ảnh: An Nhơn.
Một cây xanh bị đổ trong cơn mưa lớn. Ảnh: An Nhơn.

Cách vụ đổ sập cổng chào khoảng 10 m, một cây xà cừ đường kính khoảng 40 cm bị gió quật bật gốc đổ chắn ngang đường. Rất may không có người đi đường nào bị thương vong khi cây xanh ngã xuống.

Trên đường Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, xe taxi của hàng Vinasun do tài xế Nguyễn Hồng Chương điều khiển đã bị một nhánh cây dài gần chục mét rơi trúng làm bể kính bên trái của ôtô. May mắn trên xe không có hành khách nên không gây thương tích về người.

Taxi  bị nhánh cây rơi trúng vỡ cửa kính.
Taxi bị nhánh cây rơi trúng vỡ cửa kính. Ảnh: An Nhơn.

Chiều 4/7 đã xuất hiện mưa đá ở nhiều nơi tại TP HCM như quận 1, 3, 5, 10, 11… Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết, cơn mưa đá không gây nguy hiểm vì kích thước các hạt mưa đá không lớn.

An Nhơn

Những chiêu bắt chẹt phụ huynh, thí sinh


Bị lừa mua đáp án cũ, đi xe ôm, uống nước, ăn cơm bình dân... với giá cao gấp 2-4 lần ngày thường, nhiều phụ huynh và sĩ tử đã trở thành miếng mồi ngon cho các dịch vụ "chặt chém".
1001 kiểu vi phạm quy chế thi đại học

Sáng 4/7, khi tiếng trống làm bài thi môn Toán được 10 phút, tại điểm thi THPT Phan Bội Châu, thành phố Vinh (Nghệ An), xuất hiện một phụ nữ cao gầy, mặt bịt kín khẩu trang, tay ôm một tập giấy trên tay vừa đi vừa rao: "Đáp án đây các bác ơi, vào thi được 5 phút là có đề và đáp án của Bộ GD&ĐT trên mạng rồi. Các bậc phụ huynh nên mua trước cho con để tự chấm điểm".

Với giá 3.000 đồng một tờ đáp án, chỉ trong mấy phút, người phụ nữ này đã bán hết. Hàng trăm phụ huynh vui mừng vì mua được đáp án sớm cho con. Nhưng khi một số sinh viên tình nguyện chạy lại xem đã nhận ra đây là đáp án năm 2010. Lúc này, nhiều phụ huynh mới biết mình bị lừa.

chat chem
Một phụ huynh ở điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (Vinh, Nghệ An) với tờ đáp án giả. Ảnh: Nguyên Khoa.

"Rõ ràng là tờ đáp án có in chữ Bộ GD&ĐT cùng dòng chữ Đề thi chính thức năm 2011 nên chúng tôi cứ nghĩ rằng đây là đáp án xịn chứ có biết đâu mình bị lừa", anh Nguyễn Hùng Cường ở huyện Thanh Chương nói. Không chỉ anh Cường, nhiều phụ huynh chờ con ở điểm thi xa trung tâm thành phố Vinh như thị trấn Hưng Nguyên, các xã Nghi Ân, Nghi Liên… cũng mua phải đáp án dởm.

Những ngày thi thời tiết miền Bắc và miền Trung đều nắng nóng, các quán nước trà đá, nước mía ở gần điểm thi được dịp hốt bạc. Khuôn viên ĐH Quốc gia Hà Nội với những vỉa hè rộng rãi, tán cây rộng trở thành "thiên đường" cho quán nước tự phát. Các loại đồ uống như C2, trà xanh không độ giá bán đều cao hơn ngày thường 5.000-10.000 đồng.

Tương tự, tại cổng ĐH Thương mai, ĐH Ngoại thương (Hà Nội) la liệt các quán nước với giá rất "tự phát". Một bát tàu phớ, một cốc nước mía thường ngày chỉ 7.000-10.000 đồng thì nay 10.000-20.000 đồng. Sau khi uống hết 2 cốc nước trà đá để chờ con làm bài, ông Nguyễn Đức An phải trả 15.000 đồng. "Họ chém ác quá, ở quê tôi, nước chè mời nhau uống cả năm cả tháng không mất tiền. Bình thường thì cũng chỉ 1.000-2.000 đồng một cốc, nay đưa con đi thi, trả hai cốc nước chè 15.000 đồng mà xót quá", ông An thở dài.

Các quán cơm bụi cũng không bỏ qua cơ hội kiếm chác. Việt Hòa sống ở Hà Nội đã 3 năm, được gia đình giao trọng trách đưa em đi thi. Tự tin vì khá sành sỏi, Hòa không ngờ vẫn trở thành nạn nhân của việc "chặt chém". Buổi trưa 4/7 dẫn em trai đi ăn bún đậu mắm tôm ở cổng trường Học viện Ngoại giao, khi trả tiền hết 30.000 đồng một suất, gấp đôi giá ngày thường, dù bất ngờ nhưng Hòa cũng đành "ngậm ngùi" trả tiền vì "ăn của người ta rồi chẳng lẽ giờ không trả".

Hà Minh đưa em đi thi tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) phải mua đồ ăn sáng ở gần trường gồm một bát xôi thịt, một chai C2 với giá 50.000 đồng. Biết là đắt, cậu vẫn phải "nhắm mắt" trả tiền vì "các hàng quanh đó toàn bán giá như vậy, chẳng lẽ lại để em nhịn đói vào phòng thi".

Tại các cổng trường, đội ngũ xe ôm đứng hàng dài chờ đưa đón sĩ tử và giá cũng "trên trời". Hoài An cho biết hôm đi làm thủ tục dự thi, do quên chứng minh nhân dân ở nhà nên vội bắt xe ôm về lấy. Cả đi lẫn về có 5 km mà An phải trả 100.000 đồng. "Biết là đắt đỏ nhưng không ngờ lại đến mức cắt cổ như vậy", An nói.

hang quan
Quán nước tự phát trong khuôn viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Yến Hoa.

Từ huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), hai mẹ con chị Lang Thị Lan tìm đến Trường THCS Quang Trung (thành phố Vinh) dự thi. Trong buổi đi làm thủ tục đầu tiên, chị chưa biết đường nên phải nhờ một tài xế xe ôm ở bến xe Vinh chở. Sau một hồi lòng vòng, hai mẹ con chị phải trả 100.000 đồng. Đến nơi chị mới biết bị lừa bởi chỗ mà con mình thi chỉ cách bến xe khoảng 3 km.

Một số phụ huynh khác ở Quảng Bình, Thanh Hóa lần đầu tiên đến thành phố Vinh dự thi cũng bị đám xe ôm chở lòng vòng đến địa điểm thi rồi "chém đẹp". "Cũng may là chỉ bị chém ở buổi đầu tiên đi làm thủ tục, các buổi khác đã có các cháu tình nguyện hướng dẫn nên chúng tôi biết rõ giá cả rồi mới đi xe ôm", anh Nguyễn Đình Vinh ở Thanh Hóa tâm sự.

Không chỉ quán cơm, hàng nước tăng giá mà ngay cả dụng cụ học sinh như thước kẻ, bút viết, compa, tẩy… cũng bán với giá cao hơn bình thường nhằm phục vụ sĩ tử hay quên. Nhẹ thì tăng 2.000-3.000 đồng, có những cửa hàng "độc quyền" ở khu vực đó thì giá tăng gấp nhiều lần. Một chiếc thước kẻ 20 cm giá 15.000 đồng trong khi ngày thường được bán với giá 4.000 đồng.

Dù phải trả giá cao, nhưng nhìn chung các phụ huynh đều không quá bức xúc. "Cha mẹ khổ cả đời rồi, giờ có đắt thêm mấy nghìn nữa cũng không sao. Miễn là con mình làm bài tốt, đậu đại học cho cha mẹ nở mày nở mặt", một phụ huynh vừa uống cốc trà đá vừa cười lớn.

Yến Hoa - Nguyên Khoa

Tại sao chè ngoài hàng nhanh nhừ, khó thiu?


05/07/2011 11:20:38
 - Ở các cơ sở chế biến thực phẩm công nghiệp, các phụ gia cho vào được kiểm định nghiêm ngặt về liều lượng và độ tinh khiết. Còn cá nhân dùng, người ta thường không định lượng được, tùy tay mà cho nhiều hay ít hơn,  và nguy hiểm chính là ở cái sự tùy tiện ấy.
TIN LIÊN QUAN

Chè nhanh nhừ, khó thiu

Nếm những hạt đậu màu sắc tươi tự nhiên, rắn chắc, nguyên hạt nhưng lại nhừ, mềm khiến ai cũng tấm tắc khen: Chè nhừ, ngon thật. Mà sao ở nhà nấu kiểu gì cũng không mềm được thế này?
 

d
Chè nhừ, ngon thật, nhưng có an toàn hay không còn tùy tay người nấu

Mới bước vào hè nhưng những quán chè đã mọc lên nhan nhản tại các phố có đông sinh viên hoặc nhân viên văn phòng như: Trường Chinh, Tạ Quang Bửu, Cầu Giấy (Hà Nội). Tại một quán gần trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người mua, người bán tấp nập. Phải mất khoảng 5 - 10 phút chờ đợi mới đến lượt mình. 

Nói khẽ thôi, kẻo công an...

Qua một người bạn thường xuyên ăn chè tại Hà Đông, tôi được giới thiệu là em gái ở quê lên học nghề, nhờ chị chủ quán cho làm nhân viên phụ việc. Chị chủ quán tên Hương, 35 tuổi, cũng là người từ quê lên đây thuê cửa hàng rồi bán chè. Qua cái liếc mắt của chị chủ và những lời dò hỏi về hoàn cảnh, tin cô bạn tôi, chị Hương đã nhanh chóng nhận lời cho tôi bưng bê. 

Sau 1 tuần tiếp cận, tôi được chị Hương truyền nghề: "Quan trọng nhất là mua được chất phụ gia. Đó là chất chống thiu (cần sủi) và chất làm nhừ (săm pết). Những chất này mua ở chợ Đồng Xuân, nhưng phải gọi đúng tên họ mới bán, và sử dụng như muối, mỳ chính sẽ khiến thời gian đun giảm khoảng 1 tiếng đồng hồ so với bình thường. Điều quan trọng, nếu hàng bán ế có thể để 2 - 3 ngày mà không vấn đề...".

Theo chỉ dẫn, tôi tới cổng sau của chợ Đồng Xuân (ngã ba phố Nguyễn Thiện Thuật - Cao Thắng, Hà Nội). Đập ngay vào mắt là cửa hàng đề tên  Loan - Thuận chuyên bán hàng khô, tươi. Tôi tự tin như người đã quá thuộc mặt hàng này, liền hỏi: Chị ơi, bán cho em 1kg săm pết và 1kg cần sủi. Chị chủ hàng ngó nghiêng một chút và bảo: Khẽ thôi, không công an. Đợi chị nhé, hàng này phải lấy trong kho, chứ ai bày ra đây để bị bắt à?! 5 phút sau, chị ta xách 2 túi gần giống nhau, màu trắng, dạng bột, không nhãn mác, bao bì, chị dặn: Túi đánh dấu DT là săm pết, V là cần sủi. Cho một hai thìa là có tác dụng rồi...

Săm pết, cần sủi là gì?

Xách cả hai túi bột nhờ chuyên gia phân tích giúp, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, săm pết là cách đọc chệch phiên âm tiếng nước ngoài (salpêtre - tiếng Pháp và saltpetre - tiếng Anh) là một sản phẩm thương mại dùng để bảo quản thịt, thực phẩm. Thành phần chính của săm pết là Kali nitrat (KNO3). Ở châu Âu, người ta dùng săm pết để bảo quản thịt trong gia đình và trong các nhà máy với mục đích chống lại hư hỏng thịt do Clostridium butilinum là một một loại vi sinh vật gây ra chất độc rất nguy hiểm (độc tố thịt - botulism). Sản phẩm săm pết được các công ty có uy tín sản xuất và được kiểm soát rất chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ sức khoẻ, đồng thời có sự hướng dẫn sử dụng rất đầy đủ, người sử dụng cũng tuân thủ đúng hướng dẫn. Vì thế, săm pết không gây ra sự lo lắng cho người tiêu dùng ở châu Âu. 

PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm cho hay, cần sủi là chất giúp thực phẩm nhanh nhừ, có hàm lượng bicacbonat nhất định, nhưng giống như săm pết, phải dùng có liều lượng. Ở các cơ sở chế biến thực phẩm công nghiệp, các phụ gia cho vào được kiểm định nghiêm ngặt về liều lượng và độ tinh khiết. Còn nếu dùng ở góc độ tư nhân, cá thể, người ta thường không định lượng được, chỉ vẩy vào khi nấu, có người tùy tay cho nhiều, người cho ít hơn và sự nguy hiểm ở chính cái sự tùy tiện ấy.
 

Nếu có 1kg KNO3  (săm pết) chúng ta có thể bảo quản cho 6.849kg thịt tươi. Rất tiếc rằng tại thị trường Việt Nam, việc sử dụng chất bảo quản mà chúng ta thường gọi là săm pết đã không được kiểm soát, nên người bán thường cho nhiều để đồ tươi lâu. Những người kinh doanh thịt đã mua rẻ thịt bị hư hỏng để xử lý và qua mắt người tiêu dùng, đặc biệt là họ đưa đi tiêu thụ ở các chợ cóc, chợ nông thôn hoặc các nhà hàng bình dân giá rẻ.

 
Nhóm PV y tế

Giảng viên thừa nhận gạ tình sinh viên


05/07/2011 14:13:57

Theo băng ghi âm mà nữ sinh viên C.T.D. chuyển cho Báo Người Lao Động, ông Trần Xuân Ninh, Trưởng phòng Tài vụ - Kế toán kiêm giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên, đã thừa nhận nhắn tin dụ dỗ cô vào nhà nghỉ.

TIN LIÊN QUAN

Ngày 5/7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, D. cho biết: "Thầy Ninh đã mời em lên và nói rằng thầy là người nhắn tin chứ không ai khác. Thầy nói thầy thật buồn vì em đã làm đơn tố cáo thầy. Bây giờ thầy mong em tha thứ và rút lại đơn kiện". 

 C.T.D. chưa có ý định rút lại đơn tố cáo ông Ninh

  
Tuy nhiên, D. chưa có ý định rút lại đơn tố cáo dù đang phải chịu áp lực rất lớn từ nhiều phía.
 
"Lúc đầu em nghĩ rất tốt về thầy Ninh vì thầy đã nhiệt tình giúp em làm luận văn. Nhưng qua nhiều lần đi uống cà phê với thầy, em nhận ra thầy giúp em chỉ để dụ dỗ em mà thôi. Em thực sự thấy mình bị xúc phạm rất nhiều, chẳng lẽ để hoàn thành luận văn thì em phải chiều theo những ý muốn của thầy? Đã vậy, thầy còn nhắn tin dọa nạt, ép em đi nhà nghỉ, gây áp lực khiến em không có tâm trí để làm luận văn. Không còn con đường nào khác, em buộc phải nhờ đến pháp luật, nhờ đến báo chí bảo vệ quyền lợi cho mình" – D. tâm sự. 
 
Như đã đưa tin, C.T.D., sinh viên năm 4 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Tây Nguyên, tố cáo ông Trần Xuân Ninh (SN 1960), Trưởng phòng Tài vụ - Kế toán kiêm giảng viên môn Quản trị doanh nghiệp, đã nhiều lần nhắn tin dụ dỗ cô vào nhà nghỉ. Đổi lại, ông Ninh hứa giúp D. hoàn thành luận văn suôn sẻ trong vai trò người hướng dẫn.

 Ông Ninh và một tin nhắn gạ tình gửi đến máy D.

  
Trong buổi làm việc ngày 1/7, ông Ninh cho rằng có lẽ vợ mình là người đã nhắn tin cho D. Hiện vụ việc vẫn đang trong vòng điều tra.

(Theo NLDO)

Im lặng mặc cả bằng tổ quốc?


2011-07-04

Tối 2 tháng 7, mọi người nhắn nhau rằng ngày mai, Chủ nhật 3 tháng 7, nhà nước sẽ bật đèn xanh cho một cuộc biểu tình. Tin nhắn điện thoại được chuyển đi từ Hà Nội đến Saigon với sự háo hức.

Source Blog-boxitvn7

Đoàn thanh niên biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011.

Nếu để ý đến cái tin ngắn được khởi đăng từ ngày  24 tháng 6 này trên các tờ báo, về chuyện thủ tướng CSVN sẽ tìm cách phê chuẩn giảm, giãn, miễn thuế đến gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2011, không thể không suy đến hiện tình Việt Nam lúc này.

Số tiền này được đưa ra, chia đều cho hàng triệu người Việt Nam, có phải như là một món quà nhỏ cho việc mọi người đang hừng hực vì vấn đề xâm lấn của Trung Quốc, xoa dịu và làm lãng quên đi vụ án Vinashin? 

Hay là số tiền này, là món quà Giáng sinh đang đến sớm từ ông già Noel đội nón đỏ với 5 ngôi sao, nhằm xoa dịu và giúp cho nhiều người quên lãng vấn đề rất thời sự trong nước lúc này?

Từ câu chuyện thỏa hiệp mập mờ giữa 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nhà bình luận ở các quán cafe vỉa hè đùa rằng chắc hẳn ông thứ trưởng bộ ngoại giao Hồ Xuân Sơn cùng với những đồng sự, đồng chí của ông cũng đang bước vào buổi tiệc Giáng sinh đen, chia phần biển, xương máu và nước mắt của cả dân tộc Việt Nam. 

Giáng sinh đến sớm để quên đi biển, quên đi đảo. Và quên luôn những người yêu nước đang sục sôi, biến họ trở thành những kẻ phản loạn. Liệu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kiểm soát đất nước như thế nào, giả sử họ coi tối thiểu hơn phân nửa dân số Việt Nam là những kẻ phản loạn?

Ai còn dám biểu tình?

Tin không được kiểm chứng, vào buổi tối ngày 2 tháng 7, mọi người nhắn nhau rằng trên blog của ông Nguyễn Xuân Diện lộ một ý rằng ngày mai, chủ nhật 3 tháng 7, nhà nước sẽ bật đèn xanh cho một cuộc biểu tình. 

Tin nhắn điện thoại được chuyển đi từ Hà Nội đến Saigon với sự háo hức. 

Nhưng phía Nam thì dè dặt hơn. Những cuộc trấn áp tàn bạo từ "các âm binh của Thái Thú" - nói như trang tin Dân Làm Báo - đã giới thiệu cho biết một thái độ dứt khoát của ngành an ninh.
Nhưng phía Nam thì dè dặt hơn. Những cuộc trấn áp tàn bạo từ "các âm binh của Thái Thú" - nói như trang tin Dân Làm Báo - đã giới thiệu cho biết một thái độ dứt khoát của ngành an ninh.
Đoàn người biểu tình tuần hành trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội sáng Chủ nhật 03-07-2011. NguyenXuanDien's blog.
Đoàn người biểu tình tuần hành trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội sáng Chủ nhật 03-07-2011. NguyenXuanDien's blog.
Quả là điều không ngoài dự đoán của các blogger khi nói trước rằng sẽ không thể có gì vui cho ngày 3 tháng 7 này. 

Ở Saigon, an ninh lại tiếp tục dày đặc, và lần này ngành an ninh thậm chí còn tỏ ra tự tin hơn khi cho phép các quán cafe quanh khu vực Tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc được mở cửa như bình thường.

Hà Nội có vẻ "thoáng" hơn với cuộc biểu tình nhỏ được diễn ra. 

May mắn hơn khi một vài thanh niên đứng đọc tuyên cáo phản đối Trung Quốc đã bị công an nhảy vào chụp bắt, còn may mắn hơn nữa khi đám đông đã thành công trong một màn vật lộn cứu 2 thanh niên đó giữa rừng an ninh mật vụ. Thực tế cho thấy chẳng có cái "đèn xanh" nào cả.

Bản tin về chuyện suýt tí nữa tàu Bình Minh lại bị cắt cáp lần 3 vào 30 tháng 6 vừa qua, lại góp thêm những chứng cứ quan trọng về những điều mờ ám trong chuyến đi của ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn.

Vì sao, khác với lần trước, Việt Nam chủ trương im lặng, không phản ứng? Ngay cả các quan chức của Petro Times cũng được lệnh không được nói gì về chuyện này. Đài BBC, đài RFA, RFI...v.v khi gọi điện đến các quan chức này, đều được một câu trả lời chung là không biết và không thể bình luận.

Rõ ràng sau cuộc họp xác định vai trò 16 chữ vàng 4 tốt của ông Hồ Xuân Sơn, dù có tuyên bố chính thức, nhưng Bắc Kinh vẫn không tin tưởng và quyết định phải làm một bài "thử" xem Việt Nam có tráo trở hay không. 

Lần này, chắc hắn Bắc Kinh đã hài lòng vì thấy Việt Nam đã một mực xuất sắc trong vai trò đàn em ngoan ngoãn.

Ai còn dám yêu nước?

Kể từ thời giặc phương Bắc xâm lược, cho đến thời thực dân Pháp... người ta lại thấy tái diễn trong lịch sử Việt Nam ý nghĩa yêu nước là một điều hiểm nguy cho bản thân mình và gia đình mình.

Sống trên một đất nước, mà việc cầm lá cờ của tổ quốc mình, tung hô chủ quyền đất nước mình, có thể bị công an, mật vụ bắt giữ, thẩm tra, sách nhiễu... không khác gì sống trong vùng tô giới của người Việt, thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc, quả là một thách thức của lòng yêu nước.

Điều nực cười, là một khi các viên chức chính phủ, các nhà lãnh đạo vẫn lên truyền hình, lên mặt báo... kêu gọi phải yêu nước, phải biết tỏ thái độ nghĩa vụ của một công dân nhưng khi những người yêu nước bị bắt vỉ biểu tình chống xâm lược, công an lại thẩm vấn và luôn hỏi một câu "ai xúi giục".

Ai sẽ còn dám yêu nước nữa, khi thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam lại hai mặt đến kinh sợ như vậy? Và như vậy, có phải hiện trạng yêu nước, tức là chống lại Đảng cộng sản Việt Nam? 

Trong các bài giảng của ngành an ninh, dành cho các sinh viên, blogger... bị bắt, vẫn là một luận điệu cũ "Chúng ta muốn hòa bình, vì chúng ta đã trãi qua chiến tranh nên không muốn chiến tranh". 

Thật không ai muốn chiến tranh, nhưng im lặng chấp nhận cướp vào nhà trong hòa bình thì càng không ai muốn. 

Điều mâu thuẫn ở đây, là các lực lượng quân đội, an ninh... được nhân dân đóng thuế, nuôi nấng trong việc huấn luyện nhằm sẵn sàng trãi qua mọi cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước, giờ đây lại rất giỏi trong các lý luận từ chối phải đối mặt với chiến tranh.

Ai sẽ còn dám yêu nước nữa, nếu chính những người lãnh đạo đang cho thấy họ không là những người yêu nước? Và yêu nước lúc này, có phải là một cuộc cách mạng đối với những kẻ im lặng mặc cả bằng tổ quốc?

(Phan Nguyễn Việt Đăng, Sài Gòn 03-07-2011)

Vai trò của trí thức trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc


2011-07-04

Liên tiếp trong 5 tuần lễ vừa qua, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với Việt Nam, nơi mà bất cứ cuộc biểu tình nào cũng không được xuất hiện, kể cả với lý do chống Trung Quốc xâm lược.

RFA file

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011.


Bao vây, cấm đoán

Trước mỗi sáng Chủ Nhật, hầu như lúc nào an ninh cũng bao vây tất cả những hộ khẩu có thành tích biểu tình chống Trung Quốc, những thành viên trong các tổ chức tranh đấu cho dân chủ cũng như những người từng bị bắt trước đây với các tội danh chống phá nhà nước sẽ không có cơ hội bước ra khỏi nhà để tham gia xuống đường. 

Phương pháp bao vây cô lập này tỏ ra hiệu quả vì chính những người từng kinh nghiệm chống lại nhà nứơc sẽ làm cho đoàn biểu tình khí thế hơn. 

Tuy nhiên, sự vằng mặt của những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ lại khiến cơ quan an ninh không có lý do nào để đàn áp người đi biểu tình. Họ chỉ cố giữ trật tự và thỉnh thoảng tạm giữ một vài người hăng say nhất trong nhóm rồi sau đó phải thả ra trước áp lực của người biểu tình mạnh mẽ chống đối.

Giới trí thức có mặt tuy không nhiều nhưng cũng nói lên được sự ưu tư của họ trước các vấn đề sống còn của đất nước. Sự xuất hiện của họ làm cho thanh niên sinh viên phấn khích vì nghĩ rằng sau lưng mình vẫn còn nhiều bậc trí thức ủng hộ, như một lực đẩy cho những ai còn chần chừ trứơc những buổi tập trung chứng tỏ lòng yêu nứơc này. 

Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Đà 
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm.
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm. 

Lạt cho biết lý do ông tham gia biểu tình như sau:
Từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng, cho tới các hiệp hội hội... tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình! 
GS Phạm Duy Hiển
"Tôi là một công dân, trong trường họp này thì phải nghĩ đến đất nước mình chứ còn nhiềungười khác họ lên tiếng được, từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng đều lên tiếng cho tới các hiệp hội hội Luật sư, hiệp hội dầu khí... tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình! 

Lý do thứ hai tôi không thề chịu đựng nỗi những người đánh cá quê tôi là Quảng Ngãi, vợ con cứ bồng bế nhau ra trước biển ngóng chờ chồng con mình về và sau khi nghe tin họ bị ức hiếp ở ngoải biển Hoàng Sa thì tôi hông thể chịu đựng được. Đó là hai lý do cơ bản khiến tôi nghĩ rằng phải xuống đường.

Tôi cho rằng cái việc tôi làm thì hiều người khác vẫn có thể làm được và chính phủ không nên ngăn cản người ta làm gì, việc đó chỉ có lợi cho dất nước thôi không có việc gì mà chính phủ pahỉ ngăn cản cả. Những người đi biểu tình dấy tôi thấy họ rất hiền hòa, rất có trách nhiệm nói cách khác là họ rất có văn hóa vì vậy không có gì đáng sợ cả.
"

Không còn biết sợ

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi người từng nhiều lần tham gia biểu tình với các bạn trẻ kể lại cuộc biểu tình vào ngày Chủ Nhật 3 tháng 7 như sau:

"Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức. Hành trình đi từ Dại sứ quán Trung Quốc đến nhà hát lớn có những việc diễn ra như thế này: Tức là khi đi đến Hai Bà Trưng thì tự nhiên ở trong một nhà nào đấy có một thanh niên mang ra cả thùng nước Lavie cho mọi người khát thì uống, chứng tỏ việc biểu tình đã được người dân hết sức hưởng ứng mặc dù người ta không nói ra". 
Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức.
GS Nguyễn Huệ Chi
Cuộc biểu tình có cái lý thú là có một ông già khi đến Nhà hát lớn ông lấy Violon ra ông ấy kéo, và ông già ấy lại từ miền Nam ra, chứng tỏ rằng đây là sự phối hợp giữa Nam và Bắc rất nhịp nhàng mặc dù là tự phát chính tiếng đàn violon của ông ấy đã làm cho người khác đem theo một saxo-phon cũng đem ra thổi luôn làm cho không khí bừng bừng thức tỉnh nhiệt huyết của đoàn biểu tình."

Giáo sư Ngô Đức Thọ thuộc viện Hán Nôm thì cho rằng với con số một vài trăm người không thể so sánh với các cuộc biểu tình ở ngoại quốc vì tinh thần người đi biều tình tại Việt Nam thật ra không thể đánh giá bằng con số, ông đưa ra nhận xét:

"Có những cuộc biểu tình 4,5 lần như vậy mà không phải là không hoành tráng, 100, 150 người đi đường ở Hà nội với mật độ lớn như vậy ai người ta cũng nhiệt tâm cả. Bây giờ không khí sợ hãi không như gày xưa, rất bình thuờng, đi mấy trăm người với cờ hoa biểu ngữ hùng dũng như vậy, nhất là cuộc biểu tình hôm 
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội. Source damlambao.com
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội. Source damlambao.com
qua rất tự nhiên đọc bản tuyên cáo trứơc Nhà hát lớn.
"

Giáo sư Ngô Đức Thọ nêu lên sự thật vì sao Đảng Cộng sản nào cũng sợ biểu tình vì ngay một doanh nghiệp cũng sợ người công nhân đòi hỏi quyền lợi bằng cách biểu tình vì đây là vũ khí chống lại họ, Giáo sư Thọ nói:

"Trong hoàn cảnh này thì những cuộc biểu tình có ý nghĩa rất đặc biệt. Hôm qua tôi đã suy nghĩ kỹ vấn đề này, từ 1955 tức là từ ngày mà Hà Nội do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp quản năm 1954 cả Miền Nam sau 75 thì hiện tượngngười dân xuống đường biểu tình là vô cùng có ý nghĩa. Bởi vì nó gần như tuyệt đối không được xảy ra.

Cố nhiên mình cũng có vài ba cuộc biểu tình ở một vài nơi xa xôi ở xã nào đó cũng có thể có những cuộc biều tình nhưng có điều những cuộc biểu tình đó truyền thông quốc tế, trong nứơc không biết đến. Hơnnữa nó lại gằn đến vấn đề bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì nó quá thiêng liêng.

Nếu nói người Nhật người Hàn quốc Thụy Điển Hà Lan người ta biểu tình thì chỉ đơn giản thôi vì quyền của họ được thể hiện. Giống như một gnười sống torng bầu trời tự do giữa một bầu không khí rất đầy đủ dưỡng khí, nhưng ở Việt Nam đấy là cả một vấn đề, thậm chí không thể dùgn chữ vần đề nhưng là một cái gì đó lớn lao vô cùng.

Mình cũng phải hiểu trong chế độ do đảng Cộng sản lãnh đạo thì chính đảng Cộng sản đã dành được chính quyền từ những cuộc biểu tình. Nhà nước hay ai đó cũng thế thôi kể cả một ông chủ doanh nghiệp ông đã dành được thắng lợi bằng một biện pháp gì đó thì ông không bao giờ muốn nhân vật A nhân vật B có được cái vũ khí như ông ta đã có cả.
"

Tiếng nói của quần chúng

Nhận xét về cuộc biểu tình hôm Chúa nhật 3 tháng 7 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng người dân đã phát huy được cái quyền lên tiếng của họ và lôi kéo sự đồng thuận của nhân dân qua bản tuyên cáo hùng hồn do một thanh niên đọc trứơc cửa Nhà hát lớn Hà Nội. Ông chia sẻ:  

Đoàn tuần hành kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ. 20 tháng 6,2011 Source blog Nguoibuongio
Đoàn tuần hành kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ. 20 tháng 6,2011
Source blog Nguoibuongio
"Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới tức là tôi lên tiếng bằng một bản tuyên ngôn hẳn hòi àm bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủgn hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa, mặc dù cả đoàn biểu tình vẫn là tự phát.
"

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng kể lại việc an ninh bắt người nhưng cả đoàn biểu tình bao vây trụ sở công an phường khiến cho họ sợ hãi phải thả người thanh niên bị bắt ra chỉ sau vài phút. 

Giáo sư Huệ Chi cho đây là sự chiến thắng của tinh thần yêu nước trước những hèn nhát của người thi hành pháp luật:
Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới. Bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủng hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa.
GS Nguyễn Huệ Chi
Khi đoàn biểu tình rời Nhà hát lớn rồi thì an ninh lại vô cớ bắt một anh thanh niên vào trụ sở, không hiều là họ muốn làm gì. Thế nhưng khi đòan biểu tình họ nhìn thấy, họ quay trở lại họ bao vây trụ sở công an, đòi cho bằng được phải thả anh ấy ra, nếu không thì chúng tôi vẫn cứ đứng ở đây. 

Điều này chứng tỏ rằng quần chúng hiểu được giá trị của mình trong việc làm chính nghĩa, vì đất nứơc mà ra đi tuần hành chứ không phải vì một mục đích nào khác cho nên đứng về phương diện lương tâm mà nói thì người chống lại biểu tình phải cúi mặt xuống trứơc hành động chính nghĩa này. Vì vậy cho nên chỉ trong vòng 10 phút họ phải thả anh thanh niên ra. 

Những việc như thế theo tôi nó phản ảnh sự thức tình của quần chúng về nhiều phương diện và cho thấy yêu nước bao giờ cũng hết sức thiêng liêng đối với dân tộc."


Sau những lần tham gia xuống đường vừa qua Giáo Sư Phạm Duy Hiển nhận xét việc của người trí thức cần làm hôm nay để góp sức tranh đấu một cách khoa học trước các luận điệu áp đặt của Trung Quốc, ông nói:

"Với tư cách một nhà khoa học tôi nghĩ rằng những nhà khoa học Việt Nam, những người trí thức Việt nam cần phải có cách chứgn minh thật khoa học, khách quan rằng cái đường lưỡi bò của Trugn Quốc là phi pháp rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. 

Thậm chí là bao nhiên phần của Việt nam thật khoa học chứ hông phải tất cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nếu có những chứng cứ khoa học và co những logic về mặt khoa học nó rất rõ là như vậy. 

Nếu khoa học chứng minh đựơc như thế nào thì chúng ta chấp nhận đó là một sự thực. Còn khi mìh hô Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam thì đấy chỉ là lòng yêu nước."


Mỗi ngày người dân mỗi có thêm kinh nghiệm về biểu tình và cảm nhận của họ thật phấn khởi khi làm được một điều có ý nghĩa cho quê hương. 

Bất kể tuổi tác, chức phận hay giai tầng xã hội, một tiếng nói góp vào cuộc biểu tình chính đáng là một tuyên ngôn mạnh mẽ nhất cho Trung Quốc và những ai còn mơ màng về chỗ đứng của mình hiểu ra dân tộc này có thể chết nhưng không thể mất.