THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 December 2012

Nhận diện công an đánh đập anh Trương Văn Dũng trong trại Lộc Hà

CTV Danlambao - Một hình ảnh được chia sẻ trên facebook xác định một viên công an to béo, tóc đầu đinh chính là kẻ đã hành hung, tra tấn anh Trương Văn Dũng - người biểu tình chống Trung Quốc bị bắt đưa về trại Lộc Hà hôm 9/12.
Ngay sau khi bức ảnh được phổ biến, một số nạn nhân cho biết cũng đã từng bị người này hành hung khi đi biểu tình. Tên của viên công an này được xác định là Nguyễn Tiến Thắng, khoảng dưới 30 tuổi.
Một bài viết trên blog Xuân Việt Nam tường thuật về cuộc biểu tình trước đó, hôm 5/8, có đăng hình ảnh của viên CA này, kèm theo lời chú thích: "Tên béo ị này nói với bà con rất vô lễ, mày tao, con nhỏ này..."
Ngoài ra, chính Nguyễn Tiến Thắng là kẻ đã hành hung, tra tấn chị Bùi Thị Minh Hằng khi chị bị giam giữ ở CA Hoàn Kiếm.
Trong đoạn video phỏng vấn do nhà văn Nguyễn Tường Thụy thực hiện, anh Trương Văn Dũng tường thuật lại việc bị viên công an tên Nguyễn Tiếng Thắng hành hung như sau:
Nguyễn Tiến Thắng
"Khi nó thọc vào nó đè người tôi ra nó mới khám moi hết cả điện thoại, cả máy ảnh, cả ví của tôi ra, nó dùng đầu gối huých vào mạng sườn. Tôi uất ức quá không kiềm chế được nữa tôi nhìn thẳng vào cái thằng huých vào bụng tôi tôi chửi:  - Đ. mẹ mày! 
Nó mới ghé sát, nó bảo: - Mày chửi tao à? 
Tôi bảo: - Tao chửi mày. 
Nó ghé sát vào tai tôi cho tôi đủ nghe và mọi người kia nghe thấy. Nó bảo: - Mày có giỏi thì nói lại một lần nữa. 
Sau khi nó hỏi mày có giỏi chửi lại tao một câu nữa tao nghe xem. Trong thâm tâm tôi nghĩ, nếu tiếp tục chửi nó thì sẽ tiếp tục bị ăn đòn. Nếu không dám chửi nó nữa thì nó coi mình là thằng hèn. Hai phương án lựa chọn, chấp nhận phương án thứ nhất: chấp nhận đau đớn. 
Tôi nhìn vào nó, tôi chửi: - Đ. mẹ mày! 
Thì nó nhằm đúng mạng sườn tôi nó đấm. Tôi ưỡn người ra như thế này nên nó đấm vào thành ghế. Chắc nó đau. Sau đó nó giơ chân, đạp tôi túi bụi. Một thằng nhảy vào can: "Thôi đừng đánh nữa". Theo tôi chắc là nó nghĩ nếu nó quá tay không phải là đơn giản, là phiền to. Đấy là cái lúc nó đánh."

Bài phỏng vấn Trương Văn Dũng đấu tranh trong trại Lộc Hà và bị đánh ra sao? do nhà văn Nguyễn Tường Thụy thực hiện đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem trên Danlambao, với hơn 60 phản hồi được đăng.
CTV Danlambao

Một vụ lộn xộn nhỏ, khó hiểu trước Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, tối 17-12-2012


Đôi lời: Một độc giả gửi tới những thông tin sau, chưa rõ thực hư và bản chất sự việc. Xin đưa lên để quý độc giả tham khảo. Nểu đúng có sự việc này xảy ra, thì ngoài phỏng đoán của độc giả là người thanh viên gây chuyện do “ghét Tàu cộng”, cũng cần cảnh giác khả năng ngược lại, chính bọn chúng đưa người tới hành sự để đổ tại phía ta đã có những hành động quá khích, chống Trung Quốc, xâm phạm cả cơ quan ngoại giao.
.
Em chào anh BS,
Sự việc nóng tối qua tại cửa Sứ quán tầu như sau: lúc 7h tối tự nhiên xuất hiện 1 thanh niên to béo đi đến bảng tin cửa SQ và dùng 1 thanh gậy ngắn phang thẳng vào ô kính bảng tin, gây vỡ nứt toàn bộ tấm kính (ô có mũi tên), thanh niên này có vẻ rất bức xúc, sau khi phang xong anh ta đứng tại chỗ và bức xúc nói vài câu gì đó, có vẻ là người tầu !!!
Ngay lập tức chú CA đứng gác ở cửa lao đến và khống chế anh ta, anh thanh niên không tỏ vẻ chạy trốn, chỉ phản ứng lại; tiếp đó có 1 số quần chúng “bức xúc” từ phía ngã tư Điện biên phủ chạy đến hỗ trợ khống chế anh thanh niên này.
Sau khi sự việc lùm xùm xảy ra, đến 10h tối, ô kính bị đập vỡ đã được che tạm bằng gỗ dán và CA gác cửa không cho người qua lại đừng xem và chụp ảnh !
Không rõ sự việc của anh thanh niên (tàu hay Ta) ghét tầu cộng trên tiếp diễn ra sao !? chắc phải lên hỏi CA Hanoi hay CA Ba đình mới rõ !!!
Chắc hiện nay đi qua vẫn thấy tủ kính bị đập vỡ hay đã được sứ tàu thay ngay trong đêm !!!???
Em chúc Anh BS mạnh khỏe :)
.
1 2 4 5 7 8 9

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc

ANTĐ - Chỉ tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển” là âm mưu gì?
Hiện nay, trên phân mục “Các tàu hải quân chuyển đổi thành hải giám” thuộc chương mục “Bạn có biết” của trang Web tìm kiếm nổi tiếng của Trung Quốc “Baidu” thông báo tổng cộng có 11 tàu hải quân Trung Quốc đã và đang hoán cải thành tàu hải giám. Con số này dự kiến còn có thể tăng lên trong thời gian tới, các tàu chiến trá hình thành tàu hải giám cụ thể như sau:
Tổng đội hải giám Bắc Hải có 03 tàu, bao gồm: Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110; tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112. Tất cả các tàu này đều do Hạm đội Bắc Hải bàn giao cho lực lượng hải giám.
Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
Tổng đội hải giám Đông Hải gồm 03 tàu: Tàu kéo Đông Đà 830 biến đổi thành Hải giám 137, tàu đo đạc luồng lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong. Các tàu này trước khi chuyển sang lực lượng hải giám đều trực thuộc hạm đội Đông Hải.
Tổng đội hải giám Nam Hải được biên chế nhiều hơn với 05 tàu là: tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167, tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 (nguyên là Nam Tiêu 411) được “phù phép” trở thành Hải giám 168, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (nguyên là Hải Dương 13 hay còn gọi là Hướng Dương Hồng 21) biến hóa thành Hải giám 169, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 và tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong nên không rõ phiên hiệu.
Khảo sát tất cả các tàu hải giám đã hoàn thành chuyển loại cho thấy, tàu hải quân ở hạm đội nào thì sẽ biên chế về Phân cục hải giám khu vực đó. Số hiệu các tàu hải giám chuyển loại từ tàu hải quân đều được đánh bằng 3 số có quy luật. Tàu thuộc Tổng đội hải giám Bắc Hải bắt đầu là 11x, tàu thuộc hải giám Đông Hải có thể là 13x (mới được 1 tàu nên chưa khẳng định), các tàu thuộc hải giám Nam Hải bắt đầu là 16x.
Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 2 tàu thuộc loại lớn nhất trong khu vực là Ngư chính 311 và Ngư chính 206, dự kiến sắp tới sẽ có thêm 1 tàu được hoán cải từ tàu Nam Bác 952 của hạm đội Nam Hải. Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn.
Tiền thân của Ngư chính 206 là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 “Lý Tứ Quang” (trước đây là Hải Dương 18), trực thuộc hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, có lượng giãn nước 5872 tấn, dài 129,82m, rộng 17m.
Âm mưu thâm độc...
Hiện các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, ngoài việc sơn sửa lại phiên hiệu tàu và phù hiệu lực lượng, các tàu hải giám trá hình này không có gì thay đổi về kết cấu để phù hợp với các nhiệm vụ được chuyển đổi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua các hình ảnh so sánh.
Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169
Những tàu hải quân chuyển loại đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, hơn nữa, chúng có lượng giãn nước rất lớn (thấp nhất là tàu rải lôi 814 với tải trọng 1000 tấn) nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp trên biển. Đơn cử ví dụ như tàu Hải Băng 723 (Hải giám 111) có lượng giãn nước thuộc dạng lớn nhất của tàu Hải giám Trung Quốc là 4420 tấn, vận tốc 20 hải lý/h, có thể phá vỡ các lớp băng dày tới 80cm, khả năng chịu va đập cực mạnh. Các tàu hải quân còn không va chạm nổi với nó nói gì đến các tàu chấp pháp, tàu cá? Ở khu vực Đông nam Á liệu có mấy tàu hải quân có tải trọng lớn bằng tàu Ngư chính 206 (5872 tấn), tàu Ngư chính 311 (4500 tấn), Hải giám 111 (4420 tấn) hoặc các tàu khu trục tên lửa chuyển loại?
Thế nhưng mục đích chính của Trung Quốc không phải là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà chúng ta cần tỉnh táo nhận thức rõ vấn đề này, ẩn giấu đằng sau chiến lược “quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều. Các tàu hải giám này được “phù phép” nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác.
Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167
Các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy. Chúng bao gồm: tàu kéo, tàu đo đạc luồng lạch, tàu điều tra hải dương, tàu trinh sát điện tử, vận tải đổ bộ và có cả các loại tàu tác chiến thực thụ như tàu rải lôi, tàu vận tải đổ bộ, tàu khu trục tên lửa và có thể cả tàu hộ vệ tên lửa.
Núp dưới danh nghĩa các tàu chấp pháp dân sự, các tàu điều tra hải dương như Nam Điều 411 có thể tiến hành các hoạt động điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên tại các khu vực mà nếu là tàu thuộc biên chế hải quân nó không thể tiến vào được, phục vụ âm mưu vơ vét tài nguyên khoáng sản trên đại dương của Trung Quốc trong tương lai.
Liệu có khi nào người Nhật nghĩ đến việc các tàu hải giám Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các đảo ở Senkaku, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo trong tương lai? Các tàu Hải giám sẽ tiến hành hoàn hảo công việc mà các tàu như Đông Trắc 226 khi còn trong biên chế hải quân không thể làm được.
Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814)
có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?
Khi các tàu điều tra và đo đạc hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đến lượt các tàu tác chiến, lúc đó chúng sẽ bất ngờ tiến hành các nhiệm vụ theo chức trách hải quân dưới cái lốt tàu chấp pháp.
Khi xảy ra xung đột trên biển, các tàu đổ bộ như Nam Vận 830 sẽ bí mật vận chuyển quân tiếp cận khu vực tác chiến, tàu Hải giám 112 (rải lôi 814) với 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm tiến hành phong tỏa các con đường tiếp ứng của đối phương, tàu trinh sát điện tử tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử, còn các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn máy bay và tàu chiến đối phương.
Với ưu thế bí mật, bất ngờ, nhiệm vụ tác chiến của một biên đội tàu hải quân sẽ được thực hiện hoàn hảo bằng một cụm tàu hải giám (Trung Quốc thường triển khai một biên đội từ 4-5 tàu hải giám và ngư chính trên khu vực tranh chấp), điều mà nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ đến.
Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”

Đây không phải là một viễn cảnh mà là điều hoàn toàn có thể xảy ra, với các hành động và thủ đoạn trắng trợn đã từng thực hiện trong quá khứ, chúng ta cần cảnh giác đề phòng âm mưu thâm độc này.
Nguyễn Ngọc
Tổng hợ

Những vụ cướp táo tợn trên địa bàn TP hcm

Ba ‘sát thủ săn ngầm’ của Không quân Việt Nam

Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị 3 loại máy bay cánh bằng và trực thăng chuyên dùng để tiêu diệt tàu ngầm.
Cuối năm 1980, Bộ Tư lệnh quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội Beriev Be-12 thuộc trung đoàn 933 (sư đoàn 372). Be-12 là loại thủy phi cơ săn ngầm cỡ lớn do Liên Xô phát triển chuyên dùng để săn lùng tàu ngầm.
Cuối năm 1980, Bộ Tư lệnh quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội Beriev Be-12 thuộc trung đoàn 933 (sư đoàn 372). Be-12 là loại thủy phi cơ săn ngầm cỡ lớn do Liên Xô phát triển chuyên dùng để săn lùng tàu ngầm.
Be-12 có khả năng mang được 3-4 tấn vũ khí gồm ngư lôi chống ngầm tự dẫn và bom để tấn công tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Trong ảnh là cửa khoang vũ khí dưới bụng thủy phi cơ Be-12. (Ảnh minh họa nước ngoài).
Be-12 có khả năng mang được 3-4 tấn vũ khí gồm ngư lôi chống ngầm tự dẫn và bom để tấn công tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Trong ảnh là cửa khoang vũ khí dưới bụng thủy phi cơ Be-12. (Ảnh minh họa nước ngoài).
Năm 1981, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam 4 chiếc Be-12. Trong suốt nhiều năm hoạt động, Be-12 tích cực tham gia công tác bay tuần tra bảo vệ biển đảo Việt Nam. Trong ảnh là tổ lái máy bay Be-12 Việt Nam sau một chuyến bay tuần tiễu bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Năm 1981, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam 4 chiếc Be-12. Trong suốt nhiều năm hoạt động, Be-12 tích cực tham gia công tác bay tuần tra bảo vệ biển đảo Việt Nam. Trong ảnh là tổ lái máy bay Be-12 Việt Nam sau một chuyến bay tuần tiễu bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Cùng thời điểm Việt Nam tiếp nhận Be-12, Liên Xô cũng viện trợ cho ta một số trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25. Đây là một loại trực thăng cực kỳ độc đáo trên thế giới với cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục (hai cánh quạt nâng chồng lên nhau). Với cơ cấu cánh này, máy bay có tính cơ động cao, không cần cánh quạt đuôi và có kích thước nhỏ gọn phù hợp hoạt động trên biển.
Cùng thời điểm Việt Nam tiếp nhận Be-12, Liên Xô cũng viện trợ cho ta một số trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25. Đây là một loại trực thăng cực kỳ độc đáo trên thế giới với cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục (hai cánh quạt nâng chồng lên nhau). Với cơ cấu cánh này, máy bay có tính cơ động cao, không cần cánh quạt đuôi và có kích thước nhỏ gọn phù hợp hoạt động trên biển.
Trực thăng săn ngầm Ka-25 và Be-12 tham gia nhiều chuyến bay tuần tra bảo vệ biển Việt Nam.
Trực thăng săn ngầm Ka-25 và Be-12 tham gia nhiều chuyến bay tuần tra bảo vệ biển Việt Nam.
Sau Ka-25, Việt Nam còn được trang bị mẫu cải tiến trực thăng săn tàu ngầm Kamov Ka-28. Hiện nay, Ka-28 gần như là trực thăng chuyên chống tàu ngầm chủ lực của Không quân Việt Nam.
Sau Ka-25, Việt Nam còn được trang bị mẫu cải tiến trực thăng săn tàu ngầm Kamov Ka-28. Hiện nay, Ka-28 gần như là trực thăng chuyên chống tàu ngầm chủ lực của Không quân Việt Nam.
Tương tự Ka-25, Ka-28 cũng thiết kế với cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục phù hợp cho hoạt động trên biển.
Tương tự Ka-25, Ka-28 cũng thiết kế với cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục phù hợp cho hoạt động trên biển.
Ka-28 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117V cho phép đạt tốc độ tối đa 270 km/h, tầm bay 980 km. Khoang vũ khí của Ka-28 mang được ngư lôi tự dẫn và bom chống tàu ngầm.
Ka-28 trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117V cho phép đạt tốc độ tối đa 270 km/h, tầm bay 980 km. Khoang vũ khí của Ka-28 mang được ngư lôi tự dẫn và bom chống tàu ngầm.
Không quân Nhân dân Việt Nam còn có một vài chiếc máy bay Ka-32T thiết kế tương tự Ka-25/28 nhưng là dành cho mục đích vận tải và cứu hộ.
Không quân Nhân dân Việt Nam còn có một vài chiếc máy bay Ka-32T thiết kế tương tự Ka-25/28 nhưng là dành cho mục đích vận tải và cứu hộ.
(BKT)

MỞ LẠI HỒ SƠ CSVN THẢM SÁT 3,157 ĐỒNG BÀO LÀNG BA CHÚC, TỈNH AN GIANG ĐÊM 18/4/1978


Những kẻ làm cho 'dân nghèo nước mạt'



Họ sợ lỡ cơ hội đầu tư hay sợ mất dịp để tham nhũng? Họ lo cho dân giàu nước mạnh hay đang làm cho dân nghèo nước mạt?

Nông dân Bình Dương (Danlambao) - Ông Lê Văn Phước, cha liệt sĩ, sinh năm 1915, cư ngụ tại xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã bốn đời nay. Từ Ông cha để lại, ông có được một hecta đất. Với 9 đứa con, 20 cháu nội ngoại, ông cũng yên tâm là tuy thời buổi khó khăn, nhưng con cháu lớn lên cũng có chỗ để mỗi đứa cất được một căn nhà. Còn mấy năm nay, trên 10.000 m2 đất, con cháu trồng trọt hoa màu, đời sống gia đình cũng kha khá. Một số đứa có dư, mua được thêm chỗ khác cất nhà. Cho tới năm 2009, có 4 đứa con, cháu cất được 4 ngôi nhà, sống quay quần với ông, gia đình cũng vui vẻ.

Cuối năm 2009, UBND huyện Tân Uyên ban hành quyết định rồi sau đó tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất mà tỉnh, huyện đã ban hành trái pháp luật vào năm 2005 trong khi chưa có quy hoạch sử dụng đất cũng chưa có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Họ đưa hàng ngàn công an, bộ đội, dân quân với đủ thứ xe cộ, trang bị và máy móc, phong tỏa toàn bộ khu vực, rồi cho xe càn ủi san bằng tất cả. Trong mấy tiếng đồng hồ, mấy chục hộ dân đang sống với nhà cửa, vườn tược, hoa màu, gia súc… đều trở thành bình địa.


Ảnh chụp vào những ngày đầu năm 2010, sau khi chính quyền tổ chức cưỡng chế ngày 29-12-2009, nhà cửa, vườn tược bị phá nát, người dân phải sống thế nầy đây.

Những người bị cưỡng chế thu hồi đất trong phút chốc biến thành những kẻ “vô gia cư, vô nghề nghiệp”, phải sống cảnh màn trời chiếu đất. Quan quân, đại diện tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh,phụ lão… đến chứng kiến việc tổ chức cưỡng chế, lãnh tiền bồi dưỡng xong, ai về nhà nấy. Từ đó về sau, chẳng thấy ai ló mặt tới để coi coi những kẻ bị cưỡng chế hôm ấy, ngày nay sống chết thế nào.

Thấm thoát đã 3 năm, Ông Lê Văn Phước đã chết vào năm 2011. Một người cha liệt sĩ chết lúc 96 tuổi trong khi chưa có một căn nhà để ở, cũng chẳng được một cái nền nhà.Người ta lấy của Ông 10.000m2 đất, bồi thường một số tiền không đủ để ông mua lại một cái nền nhà 300m2 ngay trên mãnh đất ngày xưa của mình. Người ta ủi mất của gia đình ông 4 căn nhà, trong đó một của ông,một của con trai và hai căn của hai đứa cháu nội. Nhưng người ta chỉ trả lại cho có một cái nền nhà. Con cháu ông không chịu nhận tiền bồi thường và cái nền nhà đó.Vì vậy, cho tới ngày ông chết, Ông không có nhà cửa gì cả, một mét đất nền cũng không! Và cho tới hôm nay, cuối năm 2012 nầy, con cháu ông vẫn là người vô gia cư, vô nghề nghiệp.

Có điều may mắn hơn những người cùng cảnh ngộ vì ông là cha liệt sĩ, nên sau khi nhà cửa bị ủi mất hết, ông 'được' cưỡng bức vào ở trong một căn hộ của dãy nhà 46 căn do một công ty xây cất lên để kinh doanh. Công ty nầy, vào những năm 2007-2008, chụp thời cơ lấy đất của dân cất lên hai dãy nhà lầu để bán. Nhà cất xong, cũng như hằng ngàn căn nhà khác ở khu trung tâm thành phố mới và ở Mỹ Phước, Chơn Thành, Bền Cát… không bán được căn nào. Họ đưa Ông vào ở đây, để lấy tiếng là đã lo chỗ tạm cư cho những hộ có nhà bị cưỡng chế!

Nhưng có yên đâu. Trong khi trên bốn chục căn hộ vẫn hoàn toàn bỏ trống, và trong khi họ không hề giải quyết khiếu nại để bồi thường lại nền nhà cho con cháu ông,không hề bồi thường hoa màu và đất đai cho gia đình ông như pháp luật đã quy định, thì họ lại gởi giấy liên tục đuổi con cháu Ông đi ra để trả lại căn hộ tạm cư cho họ. Rõ ràng chính quyền và chủ đầu tư chỉ biết nghĩ tới mình mà không cần biết gì đến hoàn cảnh của người dân. Họ thừa biết rằng lấy lại căn hộ nầy, họ cũng để đó như hằng ngàn căn hộ khác chứ đã bán được cho ai. Họ cũng thừa biết rằng con cháu Ông Lê Văn Phước, sau khi nhà cửa bị chính quyền càn ủi để lấy đất thì không còn nơi nào để ở, một cái nền nhà cũng không. Vậy thì ra khỏi nơi tạm cư họ sẽ ở đâu? Cho dù có sẵn đất, sẵn tiền thì cũng không thể nào trong bảy ngày họ có chỗ ở để trả nhà cho chính quyền, huống hồ gì ba năm nay họ không còn một tấc đất và không làm gì ra một đồng bạc!


Không còn chịu đựng nổi nên trong năm 2012, anh Lê Văn Bửng, con của Ông Lê Văn Phước đã ra Hà nội 3 lần, mỗi lần cả tháng trời, để cùng với những người có chung hoàn cảnh, nộp đơn yêu cầu Thủ tướng chính phủ xem xét kết luận và xử lý việc tỉnh Bình Dương cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, trả lại sự công bằng cho nhân dân.

Gặp tôi tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, anh Bửng tâm sự:

Gia đình tôi đã đổ xương máu để họ leo lên ngồi trên những chiếc ghế lãnh đạo. Họ quay lại cướp hết đất đai tài sản của chúng tôi. Họ làm mà không cần kể gì đến đạo lý, không cần kể gì đến quy định của pháp luật. Họ làm hấp tấp, làm ngang ngược. Họ nói là sợ mất cơ hội đầu tư. Thật ra, họ chỉ sợ lỡ dịp tham nhũng. Họ lấy đất, bồi thường 30.000đ/m2; bán lại từ 5 triệu đến 40-50 triệu đồng/m2. Họ nói họ quy hoạch vì mục tiêu lo cho dân giàu, nước mạnh. Nhưng thực tế, họ tước đoạt hết đất đai, phá nát cả nhà cửa, vườn tược. 

Gia đình chúng tôi đang sống yên ấm, bỗng chốc, cả nhà phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không còn chỗ ờ, không có việc làm. Thế mà họ vẫn bình chân như vại. 

Đất đai của dân bị họ cưỡng chế lấy hết, rồi để đó, chờ phân lô bán nền. Hàng nghìn hecta, đã bị bỏ hoang từ cả chục năm nay trong khi người dân không còn đất sống. Họ đang làm cho“dân nghèo nước mạt”. Vậy mà chính phủ vẫn cứ làm ngơ.  Mỗi lần có đoàn Thanh tra, hay cán bộ lãnh đạo nào từ trung ương vào, thì lại có dư luận là Tỉnh đã phải chi thêm vài chục tỷ bạc. Lúc đầu chúng tôi không tin, nhưng đã ba đời Chủ tịch nước, không cơ quan trung ương nào lên tiếng, không một cán bộ nào của tỉnh, huyện bị kỷ luật. Nay tôi tin là họ đã ăn chia với nhau những phần xương máu đã cướp được của nông dân. Vì ra đây mới thấy, bao nhiêu dân oan ở các tỉnh, từ Nam tới Bắc, nhiều người đã đi khiếu kiện hằng chục năm nay, có ai được giải quyết gì đâu!

15-12-2012

Nông dân Bình Dương 

Thêm một hành động sách nhiễu trắng trợn của Công sản VN nhắm vào gia đình tôi



Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Từ tháng 9 năm 2012, ba tôi là Huỳnh Ngọc Tuấn và tôi đã nhận được thông báo của Human Rights Watch về kết quả giải thưởng Hellmen-Hemmett năm 2012 của HRW. Theo đó, cả hai cha con tôi đều được nhận giải như hai cá nhân độc lập.

Theo lời mời của Human Rights Watch trong thư ngày 7 tháng 11 năm 2012, Huỳnh Trọng Hiếu - em trai tôi sẽ thay mặt hai cha con tôi đến New York nhận giải thưởng trực tiếp từ đại diện của HRW.

Ngày 3 tháng 12, sau một cuộc phỏng vấn ngắn với nhân viên di trú của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Hiếu được cấp visa với thời hạn một năm. 

Ngày 16 tháng 12, Hiếu đến sân bay Tân Sơn Nhất từ 7h tối. Đúng 10h, Hiếu vào làm thủ tục check-in và tiếp đó làm việc tại Cổng xuất nhập cảnh của Hải quan. Tại quầy check-in, một nữ nhân viên đã giữ vé máy bay cùng với passport của Hiếu, rồi gọi cho một nhân viên hải quan khác. Anh này yêu cầu Hiếu vào phòng làm việc.

Hiếu được đưa đến phòng làm việc của Cục QLXNC. Ở đó có nhiều nhân viên hải quan và công an sân bay trong đó có hai người : Thượng tá Phạm Tất Hưng - phó trưởng đồn và Trung úy Tô Văn Nam - cán bộ đồn CACK-TSN. Họ dùng số đông nhân viên để khống chế Hiếu phải ngồi tại chỗ để chờ làm việc, không được rời khỏi ghế. Một người trong số đó thông báo: Hiếu bị cấm xuất cảnh vì yêu cầu của an ninh tỉnh Quảng Nam. Anh ta nói thêm: “Lý do của việc cấm xuất cảnh thì chắc anh cũng đoán ra rồi, nên chúng tôi sẽ không cần nói nữa”.

Rồi Hiếu được đưa đến một phòng làm việc khác .Trong phòng này, có đầy đủ an ninh sân bay, an ninh của thành phố Sài Gòn và an ninh Quảng Nam. Hiếu nhận ra mặt của hai an ninh Quảng Nam vì họ đã từng làm việc với gia đình tôi rất nhiều lần kể cả những lần khám xét, tịch thu tài sản, ra quyết định xử phạt... cùng nhiều an ninh khác.

Hiếu yêu cầu các an ninh công khai danh tính và yêu cầu được lấy bút để ghi lại họ tên. Một tên an ninh chỉ tay vào mặt Hiếu với thái độ hăm dọa kiểu côn đồ: “Bây giờ tau không nói tên mày có làm việc không? Mày ở trong phòng này chứ không phải ở ngoài kia đâu mà thích nói gì thì nói nghe chưa!”.

Hiếu phản đối thái độ côn đồ của anh ta: “Tôi làm việc với mấy anh với tư cách là một công dân với cơ quan nhà nước. Các anh là đại diện của cái Nhà nước này, đến đây để làm việc với tôi. Tôi là một công dân, tôi có quyền và tư cách của một công dân, tôi đề nghị các anh công khai họ tên và cư xử đúng mực, đúng nguyên tắc. Ở đây các anh định chơi luật rừng hay luật hiện hành của nhà nước VN?”. Anh ta đứng dậy, trợn mắt chỉ tay sát vào mặt Hiếu : “Ở đây tau thích sử dụng luật rừng mày làm gì tau. Tau cấm mày bước ra khỏi đây, mày làm gì tau”.

Một tên an ninh xưng tên Quân nói với Hiếu: “Chúng tôi sẽ nói luôn cho anh biết lý do tại sao anh không được xuất cảnh. Bởi vì gia đình anh đang trong thời gian bị xử lý vi phạm hành chính mức phạt là 270 triệu đồng nhưng gia đình anh không chịu nộp phạt. Chính vì vậy, chúng tôi không cho anh xuất cảnh”.

Trước thái độ côn đồ của an ninh, Hiếu không tranh cãi thêm, chỉ yêu cầu 2 việc:

1. Giao Quyết định chính thức của Cục quản lý xuất nhập cảnh, trong đó ghi rõ lý do tại sao Hiếu bị cấm xuất cảnh;

2. Trả lại toàn bộ giấy tờ liên quan cho Hiếu.

Họ trả lời: “Chúng tôi chỉ có biên bản về việc cấm xuất cảnh, còn những vấn đề khác thì chúng ta sẽ làm việc vào ngày hôm khác”. 

An ninh đã nhân chuyện ngăn giữ Hiếu tại sân bay để tiến hành một buổi “làm việc” với đầy đe dọa và những hạch hỏi, thẩm vấn vô lý về các vấn đề không có liên quan.

Cuối cùng, sau hơn hai giờ đồng hồ “làm việc” với những tên an ninh hung hăng, vô giáo dục, Hiếu được yêu cầu lên “làm việc” vào sáng hôm sau ngày 17 tháng 12 theo giấy hẹn. An ninh đã giao cho Hiếu một Biên bản cấm xuất cảnh. Hiếu được ra về nhưng Hộ chiếu đã bị tịch thu.

Sáng nay, ngày 17 tháng 12, Hiếu đã không lên làm việc với họ theo “giấy hẹn” vì xét thấy không cần thiết.

Tất cả những diễn biến trên thêm một lần nữa là bằng chứng cho bản tính côn đồ của an ninh, chứng tỏ thái độ căm thù và sự sách nhiễu liên tục của an ninh Cộng sản Việt Nam đối với gia đình tôi.

Xin thông báo với cộng đồng mạng những thông tin này để quý vị hiệp thông, chia sẻ với gia đình chúng tôi vì những đàn áp mà chúng tôi đang phải đối mặt.

Buôn Hồ, ngày 16 tháng 12 năm 2012



S-Fone mất khả năng chi trả !



Nợ lương và phúc lợi xã hội của nhân viên lên đến hàng chục tỷ đồng, S-Fone còn bị niêm phong phòng làm việc và cắt điện nước vì chưa thanh toán tiền thuê văn phòng.
S-Fone ngừng hợp đồng với toàn bộ nhân viên
S-Fone nợ người lao động hơn 40 tỷ đồng

Sáng 17/12, một nhóm nhân viên của mạng S-Fone tiếp tục tập trung trước cửa trụ sở công ty tại số 11 đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) để tìm gặp lãnh đạo đơn vị, nhằm làm rõ trách nhiệm các bên trong việc thanh toán lương và chế độ, bảo hiểm. Nhóm người cùng giơ biểu ngữ yêu cầu S-Telecom (S-Fone) và SPT (đơn vị chủ quản) trả nợ cho người lao động.
Đại diện duy nhất của hãng ra tiếp nhận khiếu nại và phản ánh của nhân viên là ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc chi nhánh S-Fone tại Hà Nội, nhưng không phải tại văn phòng của công ty. Theo ông Tuấn, hiện phòng làm việc đã bị niêm phong và cắt điện nước, nên đành ngồi nói chuyện dưới sảnh dành cho khách của tòa nhà.
Theo các nhân viên, tư trang, vật dụng cá nhân của họ khi còn làm việc vẫn để trong văn phòng và không có cách nào để lấy ra. Bà Đỗ Thị Ngọc Khánh, Chủ tịch Công đoàn của công ty S-Fone miền Bắc cho biết, người lao động đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo công ty, nhưng đây là lần thứ 2 phải làm việc trong cảnh không có văn phòng.
"Chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản, email kiến nghị lên các cấp lãnh đạo của SPT nhưng không được trả lời. Cuối tháng 11 vừa rồi mọi người đã lên trụ sở, triệu tập Giám đốc chi nhánh lên làm việc nhưng khi được yêu cầu đi cùng sang cơ quan công an thì anh Tuấn từ chối tham gia", bà Khánh chia sẻ.
Nhân viên S-Fone căng biểu ngữ trước cổng trụ sở của công ty trên đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: Anh Quân
Nhân viên S-Fone căng biểu ngữ trước cổng trụ sở của công ty trên đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: Anh Quân
Giám đốc S-Fone Hà Nội xác nhận công ty nợ hàng chục tỷ đồng chưa thanh toán hết cho nhân viên. Ông phân trần: "Công ty đang rất khó khăn, đang phải chờ nguồn vốn mới nên tạm thời chậm tiền của người lao động". Vị Giám đốc khẳng định sẽ giải quyết các vướng mắc về lương, chế độ cũng như bảo hiểm xã hội, tuy nhiên chỉ hứa được như vậy chứ không thể khẳng định bao giờ thực hiện được.
Ông Tuấn cho biết thêm, công ty đang thuê hai tầng của tòa nhà số 11 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), nhưng hiện đã bị quản lý tại đây niêm phong, cắt toàn bộ điện nước do chậm trả phí sử dụng, dịch vụ hàng tháng. Thậm chí đã có thời gian ban quản lý không cho nhân viên công ty vào làm nhằm thúc đóng tiền. Sau khi thanh toán được thì trở lại hoạt động, được một thời gian lại tái diễn cảnh trên. Từ ngày 5/11 đến nay thì trụ sở S-Fone tại Hà Nội đã đóng cửa hẳn.
Trong buổi làm việc giữa người lao động (là nhân viên đang làm việc và cả "người cũ" của S-Fone) với lãnh đạo công ty, đại diện là ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc chi nhánh tỏ ra mệt mỏi khi không thể làm gì hơn bởi SPT mới là đơn vị mẹ. Ông Tuấn có gọi điện cho ông Hoàng Sỹ Hóa, là Tổng giám đốc SPT (công ty quản lý S-Fone) nhưng ông Hóa cho hay đang bận họp nên chưa thể trả lời được.
Bà Khánh cho biết, hiện tại nhân viên của toàn bộ nhà mạng này tại Hà Nội chỉ còn khoảng 20 người, nhưng không ai có việc làm và phải ở nhà từ ngày 5/11. Các đợt cắt giảm biên chế diễn ra từ tháng 12/2011 đến nay đã rút số nhân viên từ 400 người xuống con số hiện nay.
Không việc làm, toàn bộ nhân viên cũng chưa được công ty thanh toán lương các tháng 6, 8, 9/2012, 50% lương tháng 13 năm 2011, riêng tháng 7/2012 được thanh toán khoảng 70%. Số còn làm việc cũng bị chậm lương tháng 10, 11/2012. Các khoản theo chính sách, trợ cấp, đền bù khác cũng "chưa thấy đâu". Ngoài ra, S-Fone cũng không thanh toán được tiền bảo hiểm xã hội cho nhân viên tại Hà Nội.
Theo phản hồi của Trung tâm S-Fone, đơn vị mới đóng bảo hiểm cho người lao động đến hết năm 2009. Điều này đã gây không ít khó khăn đối với nhân viên bị cắt hợp đồng hoặc tự ý hủy hợp đồng lao động của S-Fone khi muốn đi xin việc tại doanh nghiệp khác. Tiền bảo hiểm cho khu vực TP HCM cũng chỉ đóng hết năm 2010, riêng khu vực Đà Nẵng đã thanh toán hết tháng 5/2011.
Một số nhân viên nhà mạng S-Fone cho biết, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm vẫn trừ đều đặn các khoản bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp) vào tiền lương hàng tháng của người lao động. Tuy nhiên không ai rõ Trung tâm có tiến hành trích nộp cho cơ quan bảo hiểm hay không.
Sổ bảo hiểm một nhân viên S-Fone tại Hà Nội được thanh toán hết năm 2009 nhưng đến tận tháng 9/2012 mới đóng dấu. Ảnh: Anh Quân
Sổ bảo hiểm một nhân viên S-Fone tại Hà Nội được thanh toán hết năm 2009 nhưng đến tận tháng 9/2012 mới đóng dấu. Ảnh: Anh Quân
Trước đó, trong biên bản hòa giải tranh chấp lao động thực hiện ngày 18/7/2012 giữa thành viên hội đồng hòa giải lao động cơ sở (trong đó có ông Hóa), và bên tranh chấp lao động, ông Hoàng Sỹ Hóa cam kết mỗi tháng công ty trả 5 tỷ đồng cho người lao động. Số tiền này gồm một tỷ đồng bảo hiểm xã hội (ưu tiên người đã nghỉ việc trước) và 4 tỷ đồng lương trợ cấp thôi việc. Việc thanh toán được thực hiện trong vòng tháng, bắt đầu từ tháng 8/2012.
Đến đầu tháng 9, Chủ tịch SPT Trần Tấn Đức đã có văn bản gửi Chủ tịch Liên đoàn lao động Quận Bình Thạnh (TP HCM), là đại diện của địa phương nơi công ty đóng trụ sở và có tham gia cuộc hòa giải hồi tháng 7. Trong đó, ông Đức thay mặt SPT thừa nhận tình hình kinh doanh của công ty đang trong cảnh khó khăn, nguồn tài chính hạn chế nên trong tháng 8 mới chỉ giải quyết được 50% lương tháng 5/2012 cho người lao động với số tiền một tỷ đồng.
"Có những người đã nghỉ làm hơn một năm, cá biệt có trường hợp đã 3 năm nhưng vẫn chưa nhận đủ các khoản tiền từ công ty", bà Khánh nói. Hiện bà Ngọc Khánh là một trong 21 nhân viên của S-Fone đang làm việc mà không nhận đồng lương nào.
Chủ tịch Công đoàn của S-Fone miền Bắc nhận định, với cảnh cắt điện nước và đóng cửa văn phòng hiện nay, không có nhân viên nào đi làm được nên khách hàng sẽ thiệt thòi rất nhiều. Thực tế, toàn khu vực Hà Nội hiện chỉ còn một trạm thu phát sóng được đặt trên nóc trụ sở trên đường Trần Hưng Đạo, nhưng lại bị cắt điện. Như vậy, thuê bao S-Fone "vô phương liên lạc".
Trao đổi về vấn đề thu cước một số thuê bao còn hoạt động, bà Khánh cho biết chỉ những ai đăng ký thanh toán tại nhà mới có nhân viên đến, còn lại, các đại lý, phòng giao dịch đã bị đóng cửa hết nên không thu được tiền. "Bản thân trụ sở còn không có điện thì lấy đâu người làm cước? Dù có cho nhân viên đến tận nhà khách hàng thì cũng không có căn cứ, dữ liệu nào để biết tiền cước của họ là bao nhiêu", đại diện Công đoàn S-Fone giãi bày.
>>>Xem thêm: Đại lý S-Fone tại Hà Nội chuyển hướng kinh doanh
Anh Quân

Những nạn nhân trong vụ thảm sát trường học Mỹ

20 trẻ em và 7 người lớn đã ra đi sau vụ thảm sát trường học tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ hồi cuối tuần. Dưới đây là một số gương mặt nạn nhân trong thảm kịch này.

Nữ hiệu trưởng lấy thân mình che học sinhChân dung nghi phạm vụ thảm sát

John Engel shows Olivia Engel, 6, in Danbury, Conn. Olivia Engel,
Olivia Engel, 6 tuổi. "Cô bé là học trò cưng của cô giáo", Dan Merton, một người bạn của gia đình Engel kể. "Con bé rất ngoan ngoãn. Lỗi duy nhất của Olivia là một cô bé 6 tuổi hay cười".
Jack Pinto was 6.
Jack Pinto, 6 tuổi, là một trong những nạn nhân nhỏ tuổi trong vụ thảm sát hôm 14/12.
Fighting back tears and struggling to catch his breath, Robbie Parker the father of 6-year-old Emile Parker who was gunned down in Friday's school shooting in Connecticut told the world about a little girl who loved to draw and was always smiling, and he also reserved surprising words of sympathy for the gunman.
Emile Parker, 6 tuổi. Bố của em, ông Robbie Parker kể rằng cô con gái xinh xắn rất thích vẽ và hay cười.
Jesse Lewis, six (above)
Jesse Lewis, 6 tuổi, chụp cùng bố, ông Neil Heslin.
Noah Pozner. The six-year-old was one of the victims in the Sandy Hook elementary school
Noah Pozner, 6 tuổi. Noah là nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong số các học sinh bị thiệt mạng khi cậu bé vừa bước qua tuổi thứ 6 vào tháng trước. Chị gái sinh đôi của Noah, Arielle, học ở một lớp khác của trường Sandy Hook, may mắn sống sót trong vụ nã súng. Noah cũng có một chị gái 8 tuổi học trong trường.
Tang lễ cho Noah dự kiến diễn ra vào 13h hôm nay (giờ địa phương).
Ana Marquez-Greene, whose father is Canadian jazz musician Jimmy Greene. Both children were six years old, among the youngest victims named. The Sun News reports Ana Marquez-Greene and her family had recently moved to the U.S. from Canada.
Ana Marquez-Greene, 6 tuổi, có cha là nghệ sĩ nhạc jazz người Canada Jimmy Greene. Em và gia đình chỉ mới chuyển từ Canada sang Mỹ sinh sống gần đây.
Charlotte Bacon was 6. Charlotte, who had long curly, red hair, had begged her mother for a new outfit she was supposed to receive, her uncle told Newsday. Her mother relented on Friday and allowed her to wear the outfit: a pink dress and boots.
Charlotte Bacon, 6 tuổi, có mái tỏ màu hung, dài và xoăn. Hôm xảy ra thảm sát, Bacon còn năn nỉ mẹ cho diện bộ váy màu hồng cùng đôi bốt mới. Anh trai của của Bacon, Guy, cũng học cùng trường nhưng không bị trúng đạn.
Gia đình kể rằng Bacon ước mơ trở thành một bác sĩ thú y từ năm em lên hai tuổi. Em cũng thường xuyên tập Taekwondo hàng tuần với bố và anh trai.
Grace McDonnell posing for a portrait in this family photo taken Aug. 18, 2012.
Grace McDonnell, 7 tuổi. Người hàng xóm họ Kim mô tả Grace là một cô bé tóc vàng với khuôn mặt xinh xắn và hiền lành. "Nếu bạn miêu tả một thiên thần thì đó chính là con bé", bà Kim nói.
Jessica Rekos. Rekos, 6, was killed Friday, Dec. 14, 2012,
Jessica Rekos, 6 tuổi.
Video: Lễ tưởng niệm các nạn nhân tối 14/12
Dylan Hockley, six (above)
Dylan Hockley, 6 tuổi, người Anh. Em vừa chuyển từ Hamphsire đến Newtown cùng cha mẹ cách đây hai năm. Mẹ em, một nhà tư vấn marketing, gần đây còn ca ngợi Newtown là "một nơi tuyệt vời để sính sống" với những người hàng xóm đáng tin cậy và những trường học tuyệt vời.
Nhà của Hockley sống gần như đối diện nhà của hung thủ Adam Lanza.
Lauren Rousseau, 30, had started a job as a full-time teacher at Sandy Hook Elementary School this fall
Lauren Rousseau, 30 tuổi (trái), chỉ mới trở thành giáo viên toàn thời gian ở trường Sandy Hook mùa thu vừa rồi.
Victoria Soto, 27 tuổi (phải), là giáo viên lớp một. Em họ của cô, Jim Wiltsie, cũng là một giáo viên, đã thiệt mạng khi che chắn cho các học sinh khỏi tên sát nhân.


Nancy J. Lanza
Nancy J. Lanza, 52 tuổi, mẹ của hung thủ giết người Adam Lanza. Bà Nancy được phát hiện đã tử vong tại nhà ở Newtown và được cho là do chính con trai bà ra tay.

School psychologist Mary Sherlach, 56, was killed during an attempt to stop gunman Adam Lanza during the Dec. 14 mass shooting at Sandy Hook Elementary School in Newtown, Conn.
Mary Sherlach, 56 tuổi, là nhà tâm lý học của trường Sandy Hook. Bà và hiệu trưởng Dawn Hochsprung, 47 tuổi, thiệt mạng khi đang nỗ lực ngăn chặn Adam Lanza nã súng vào các học sinh và giáo viên trong trường.
Anh Ngọc (Ảnh: AP)