THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 November 2013

PICS : TRỰC TIẾP: 1.500 DÂN OAN KÉO VỀ HÀ NỘI VÀ BẮT ĐẦU BIỂU TÌNH



12h40: Hình ảnh dân oan xuống đường - Đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân HN
Sáng nay, 28.11.2013, khoảng 1.500 dân oan các tỉnh đã kéo về trụ sở tiếp dân của nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông, Hà Nội. Họ đến từ nhiều tỉnh, thành; mang theo nhiều uất ức và oan khuất.  
Khoảng gần trưa, đoàn người bắt đầu diễu hành trên phố, xuất phát từ số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, hướng ra Hà Nội trên đường Nguyễn Trãi. 
Đoàn dân oan diễu phố đã tự kết thúc diễu hành tại Ngã tư Khuất Duy Tiến lúc gần 13h00.
Trực tiếp từ đường Nguyễn Trãi, HN lúc 13h00








Sáng nay, 28.11.2013, khoảng 1.500 dân oan các tỉnh đã kéo về trụ sở tiếp dân của nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông, Hà Nội. Họ đến từ nhiều tỉnh, thành; mang theo nhiều uất ức và oan khuất. 

Hình ảnh từ trụ sở tiếp dân, số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, HN:











ĐỒNG THANH LÊN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HÀ NỘI


BN TIN LIÊN HNHÂN QUYN VIT NAM  THY SĨ

VĂN BÚT QUỐC TẾ HỌP ĐẠI HỘI THẾ GIỚI Ở REYKJAVIK THỦ ĐÔ ISLANDE
ĐỒNG THANH LÊN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HÀ NỘI

          Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 79 của Văn Bút Quốc Tế vừa diễn ra tại Reykjavik, thủ đô nước Islande từ ngày 9 đến 13 tháng 9 năm 2013. Chủ đề của Đại Hội là Biên giới Kỹ thuật số - Quyền Ngôn Ngữ và Quyền Tự Do Ngôn Luận. Có 70 Trung tâm Văn Bút gởi đại biểu tới ‘’Thành Phố Văn Chương của UNESCO’’. Phái đoàn Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại gồm có nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, đệ nhứt phó chủ tịch (Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù), nhà văn Zeki Ergas, tổng thư ký (Ủy Ban Nhà Văn vì Hòa Bình), nữ tiểu thuyết gia Fawzia Assaad, cựu chủ tịch, đại diện Văn Bút Quốc Tế tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và nhà văn nữ Clara Franceschetta (Ủy Ban Nhà Văn Nữ).
          Trong phiên họp khoáng đại sáng ngày 12 tháng 9, Đại hội đồng Đại biểu đồng thanh thông qua Bản Quyết Nghị về Việt Nam. Bản Dự thảo Quyết Nghị được Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại đề nghị, với sự tán trợ của ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức Thoại, Thụy Sĩ Ý Thoại và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
          Qua Bản Quyết Nghị, Văn Bút Quốc Tế bày tỏ sự Bất bình và phẫn nộ vì ‘’được khẩn báo về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và nhà hoạt động bênh vực nhân quyền bị hành hạ và ngược đãi’’. Văn Bút Quốc Tế nhận xét rằng ‘’Trong 12 tháng qua, tình hình của các nhà văn bị hành hạ và ngược đãi tại Việt Nam càng tồi tệ hơn nữa. Công an đã tăng cường đàn áp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, ở trong lẫn ở ngoài không gian mạng Internet bằng cách cho áp dụng những điều luật hình sự nhằm hủy diệt quyền tự do. Đặc biệt là điều 88 ‘’Tuyên truyền chống nhà nước’’ trù liệu những án tù giam đến 20 năm. Hay là điều 258 ’’Lạm dụng các quyền tự do dân chủ’’, án tù giam đến 7 năm’’Cũng không quên tố cáo cái gọi là pháp lệnh 44 cho phép quản chế hành chính mà không xét xử, và nhứt là việc cho áp dụng kể tháng 9 mới đây, nghị định 72 cấm chỉ người Việt Nam sử dụng Internet để bànluận về chuyện thời sự và ngăn chận sự phổ biến trên mạng những tài liệu "chống đối’’ chính phủ hoặc ‘’xâm phạm an ninh quốc gia’Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới ‘’Cực lực lên án những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm tại Việt Nam và thúc giục nhà nước CHXHCNVN (tức là chế độ Cộng sản Hà Nội)
- Trả tự do, ngay lập tức và không điều kiệnnhà thơ Nguyễn Hữu Cầulinh mục Nguyễn Văn Lýnhà báo Nguyễn Văn Hảibà Hồ Thị Bích Khươngbà Tạ Phong Tần và tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử đang bị nhốt tù, quản chế hoặc giam cứu vì đã hành sử quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình’’.
          Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đích thân trình bày toàn văn bản dự thảo Quyết Nghị lúc duyệt xét tại phiên họp của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù. Trước khi Đại hội đồng Đại biểu thông qua Quyết Nghị, nhà thơ Việt Nam lưu vong đã phát biểu : Giống như các văn thi hữu, chúng tôi, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, thiết tha gắn bó,trung thành với tinh thần Hiến chương Văn Bút Quốc Tế. Những nỗi đau thương áp đặt một cách quá bất công đối với các nhà văn ở Việt Nam, cũng như ở những nơi kháctiếp tục tra hỏi chúng tôi và làm chúng tôi thêm lo lắng. Ở đất nước xinh đẹp nhưng xa xôi đó - nước Việt Nam từng bị chia cắt, tan nát bởi nhiều cuộc chiến tranh kéo dài, muốn được sống tự do, độc lập và trung thực, một tác giả phải chiến đấu chống lại cái bóng đen của nhân viên an ninhphường hay quận huyện​​chống lại sự dối trá của nhà nướcmối đe dọa bị bắtbị tra tấnbị kết án tù và bị lưu đày trong các trại lao động cưỡng bức chỉ vì dám viết ra và nói lên ý kiến ​​của mìnhCảm ơn sự đoàn kết và sự ủng hộ của quý bạn dành cho bản Quyết Nghị này’’. 
           Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có đề nghị ghi thêm trong Dự thảo Quyết Nghị lời ‘’Chào đón bà Nguyễn Phương Uyên và ông Phan Thanh Hải được ra khỏi nhà tù và yêu cầu bải bỏ tất cả những sự hạn chế còn lại đối với hai tác giả viết nhựt ký điện tử’’. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đồng ý với đề nghị nhưng có lưu ý Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù về sự kiện bà Nguyễn Phương Uyên ‘’không được tha bổng’’ và bà bị áp đặt ‘’bản án 3 năm tù treo’’* (có ghi trong Quyết Nghị). Còn về nhà báo Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải, ông chỉ được về với gia đình sau khi mãn hạn 3 năm tù giam, nhưng ông còn bị kiềm tỏa bởi ‘’3 năm tù quản chế’’.  Hai bản án tù - kể cả án tù treo hay thử thách và tù quản chế - hoàn toàn vi luật quốc tế, bất công và vô nhân đạo, cho nên chúng ta không thể chấp nhận và bỏ qua được.
          Được biết bên cạnh ông chủ tịch Vũ Văn Tùng còn có bà Vũ Tuyết Yên, vợ ông, cũng là đại diện chính thức của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
          Đại hội đồng Đại biểu đã biểu quyết chấp thuận tất cả 18 Quyết Nghị, gồm có 
- 15 Quyết Nghị liên quan đến Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù : Ai Cập, Liên bang Nga, Hung Gia Lợi, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Trung Cộng, Cuba, Việt Nam cộng sản, Erythrée, Belarus, Châu Mỹ la tinh, Syrie, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Tạng (bị chiếm đóng) và Sự theo dõi vi phạm quyền Tư riêng, và
- 5 Quyết Nghị liên quan đến Ủy Ban Phiên Dịch và Quyền Ngôn Ngữ : Tiếng Kurde, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Basque ở Navarre (Tây Ban Nha), Tiếng Arpitan ở Thụy Sĩ và Hiến chương Âu châu về những ngôn ngữ Vùng hoặc Thiểu số.
          Riêng Quyết Nghị về Liên bang Nga, sau khi được biểu quyết, toàn thể đại biểu tuần hành từ Trung tâm Hội Nghị Harpa đến tận tòa đại sứ Nga để văn hữu John Ralston Saul, chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, trao Quyết Nghị này cho một nhà ngoại giao Nga.
          Chúng tôi có đính theo Bản Tin này Quyết Nghị về Việt Nam với văn bản tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Theo yêu cầu của Văn Bút Quốc Tế, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã phiên dịch ra tiếng Pháp các Quyết Nghị về Ai Cập, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các văn bản tiếng Anh được tu chỉnh tiếp theo cuộc duyệt xét tại các phiên họp của Ủy Ban liên hệ. 
          Ngoài các buổi họp công tác, các văn thi hữu còn tham gia chương trình sinh hoạt văn học nghệ thuật, hội thảo chung quanh chủ đề ‘’Giải thoát Tiếng Nói’’ của Văn Bút Quốc Tế, kết hợp với Đại Hội Văn chương Quốc tế. Đông đảo thi văn hữu, kể cả nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, đã đọc thơ văn tại các Thư viện, Trung tâm Văn hóa Pháp và Phòng họp của các khách sạn lớn. Bộ trưởng Văn Hóa, Đô trưởng Reykjavik, Đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức và thi văn hữu Hội Nhà Văn Islande đã niềm nỡ  tiếp đón các đại biểu Văn Bút Quốc Tế.
          Đại Hội năm nay là dịp giới thiệu ba nhà văn trẻ được vào chung kết Giải thưởng ‘’Những Tiếng Nói Mới’’ của Văn Bút Quốc Tế : Masande Ntshanga (Nam Phi), José Pablo Salas (Mễ Tây Cơ) và Claire Battershill (nữ sĩ Gia Nã Đại). Nhà văn ‘’Mầm Non’’ Masande Ntshanga là khôi nguyên ‘’Những Tiếng Nói Mới’’ năm 2013.
          Đại Hội cũng nồng nhiệt chào mừng hai Trung tâm Văn Bút mới thành lập là Delhi (Ấn Độ) và Miến Điện. Nhân dân Miến Điện nhờ biết đoàn kết, sáng tạo, kiên trì và anh dũng tranh đấu đã vượt thoát được chế độ độc tài quân phiệt bản xứ. Tấm gương đó càng làm chúng ta thêm tin tưởng vào cuộc thắng lợi sau cùng và nhứt định của chính nghĩa những thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước, thương đồng bào, quý chuộng Nhân Ái, Công Lý và Hòa Bình.
          Chúng tôi rất tiếc khuôn khổ hạn hẹp của bản tin phổ biến trên mạng Internet không cho chúng tôi được giới thiệu cùng quý bạn đọc và diễn đàn bản tường trình đầy đủ về Đại Hội Văn Bút Quốc Tế của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. Tài liệu được viết bằng tiếng Pháp dành cho Ban Chấp hành và văn thi hữu hội viên Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại. Chúng tôi hy vọng có dịp trở lại vấn đề này vì có nhiều điểm đáng nêu ra liên quan đến Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù.    

Genève ngày 27 tháng 10 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
* Nghị định số 61/200/NĐ-CP 30.10.2000 Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù), hội viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu – Thái Bình Dương.
Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ. 
Ghi chú: Bản tiếng Việt của Quyết Nghị về Việt Nam được bà Nguyễn Ngọc và ông Hà Tản Viên thực hiện từ hai bản tiếng Pháp và tiếng Anh của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Văn Bút Quốc Tế cung cấp bản tiếng Tây Ban Nha. 

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo và đề nghị với sự tán trợ của các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Hội đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 79 tại Reykjavik, nước Islande, từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 9 năm 2013

VIỆT NAM : Trong 12 tháng qua, tình hình của các nhà văn bị hành hạ và ngược đãi tại Việt Nam càng tồi tệ hơn nữa. Công an đã tăng cường đàn áp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, ở trong lẫn ở ngoài không gian mạng Internet bằng cách cho áp dụng những điều luật hình sự nhằm hủy diệt quyền tự do. Đặc biệt là điều 88 ‘’Tuyên truyền chống nhà nước’’ trù liệu những án tù giam đến 20 năm. Hay là điều 258 ‘’’’Lạm dụng các quyền tự do dân chủ’’, án tù giam đến 7 năm. Ngoài ra, pháp lệnh 44 cho phép quản chếhành chính mà không xét xử và lạm dụng đưa người bất đồng chính kiến ​​vào bệnh viện tâm thầnCác tòa báo in, các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh và truyền hình), mạng Internet và các cơ sở xuất bản bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoặc chịu sự kiểm duyệt gắt gao. Việc hạn chế tùy tiện trắng trợn vẫn còn hiệu lực đối với quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và trao đổi tin tức, nhứt là tin tức nhằm xác định trách nhiệm đối với các hành động vi phạm nhân quyền, tham nhũng và bất công xã hội. Có hiệu lực từ ngày 1tháng 9 mới đây, nghị định 72 cấm chỉ người Việt Nam sử dụng Internet để bàn luận vềchuyện thời sự và ngăn chận sự phổ biến trên mạng những tài liệu "chống đối’’ chính phủhoặc ‘’xâm phạm an ninh quốc gia’’Nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà hoạt động bênh vực nhân quyền là nạn nhân của những vụ gây hấn để đánh đập tàn nhẫn, những vụ bắt giữ độc đoán, những sự đối xử hung ác của công an cùng những trậnđòn tra tấn, những sự giam cứu kéo dài, những phiên tòa thiếu công minh và những bản án tù bất công. Trong các trại lao động cưỡng bức, tù nhân từ chối nhận tội hoặc tuyệt thực để phản đối các điều kiện giam cầm vô nhân đạo đều bị biệt giam. Tù nhân mắc bệnh nặng bị tước quyền được chăm sóc y tế thích hợp và được gặp gia đình tới thăm nom.

Chào đón bà Nguyễn Phương Uyên và ông Phan Thanh Hải được ra khỏi nhà tù, và yêu cầu bải bỏ tất cả những sự hạn chế còn lại đối với hai tác giả này.

Bất bình và phẫn nộ vì được khẩn báo về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và nhà hoạt động bênh vực nhân quyền bị hành hạ và ngược đãi. Trong số những trường hợp nguy cấp nhứt :

- Ông Nguyễn Hữu Cầu là nhà thơnhà soạn nhạc và viết lời ca tiếng hát, và nhà hoạt động chống tham nhũng. Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982  bị kết án tử hình năm 1983vì là tác giả của những bài hát và bài ​​thơ bị coi là ''phạm tội''. Ông đã viết những lời tố cáohai viên chức cấp cao cộng sản hãm hiếp và tham nhũng. Hành vi đó khiến cho ông bị buộc tội ‘’phá hoại’’, gây tổn thương cho hình ảnh của chế độ. Ông không nhận tộiÁn tử hìnhđược đổi thành átù chung thân năm 1985. Kể từ đó ông bị biệt giam trong một trại tù ởsâu trong rừng. Ông bị mù mắt trái hoàn toàn. Thị giác mắt phải của ông ngày càng trở nên mờ đục. Ông gần như điếcÔng bị suy tim nặng, bệnh tình càng bi đát hơn  thiếuchăm sóc y tế thích đáng và các điều kiện giam cầm thật tồi tệ.

Linh mục Nguyễn Văn Lý từng là biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (bất hợp pháp đối với cộng sản). Năm 2007, linh mục bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế. Linh mục không nhận tội. Nhắc lại, linh mục từng bị tù giam 15 năm trong thời gian 1977 - 2005. Tháng 11 năm 2009, linh mục bị tai biến mạch não gây liệt nửa người phải. Tháng 3 năm 2010, sợ linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ chết nếu bị tai biến mạch não một lần nữa, Cộng sản quản thúc vị tù nhân giữa thành phố Huế, có công an kiểm soát. Cuối tháng 7 năm 2011, xe công an áp tải linh mục trở về trại tù. Linh mục vẫn bị liệt một phần cơ thể và chân phải.

Ông Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày) là nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử, đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Đáng lẽ ông phải được trả lại tự do từ tháng 10 năm 2010 sau khi mãn hạn án tù giam (2 năm 6 tháng) về cái tội mà cộng sản đã gian dối dựng lên gọi là ‘’trốn thuế’’ hồi tháng 9 năm 2008. Thay vì vậy, ông bị chúng nhốt bí mật trong một trại giam. Ông không được gia đình thăm nom, tiếp nhận thuốc men và cung cấp thêm thức ăn cho tới ngày 2 tháng 5 năm 2012. Ông tuyệt thực để phản đối trong năm 2011. Ông không nhận phạm những tội mới mà công an dựng lên, dựa vào những bài ông viết đã phổ biến trên trang thông tin điện tử của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và trên trang nhựt ký điện tử của ông trước khi ông bị bắt năm 2008. Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế về cái tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’. Tình trạng sức khoẻ của ông rất dễ bị suy sụp và rất yếu kém.

- Bà Hồ Thị Bích Khương  tác giả nhựt ký điện tử và nhà bênh vực nhân quyền. Bà còn là tác giả một cuốn hồi ký viết trong tù, nhiều bài thơ châm biếm và bài báo trên mạng. Được các đài phát thanh ngoại quốc phỏng vấnbà chỉ trích những sự lạm dụng quyền lực chống lại người nông dân nghèo. Bị bắt hồi tháng 12 năm 2010, mãi đến tháng 12 năm 2011 bà mới bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế về cái tội ''tuyên truyền chống nhà nước''.  không nhận tội. Bà đã bị giam cầm hai lần trong năm 2005 và 2007. Bà bịhành hung gây thương tích nghiêm trọng và nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạnBà bị tra tấn trong tù. Tháng 11 năm 2012, bốn thường phạm đã đánh vào mặt, vào bụng và vùng chỗ kín của bà.  bị thương nặng. Trước đó, những tên gây hấn khác đánh đập bà đến gãy tay trái lúc bà bị giam cứu. Bị biệt giam, bà tuyệt thực phản đối. Tình trạng sức khỏe của bà rất xấu từ tháng 5 năm 2013.
    
- Bà Tạ Phong Tần  tác giả nhựt ký điện tử có sáng tác phong phúnhà luật học và hội viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Bị bắt ngày 5 tháng 9 năm 2011, mãi đến ngày 24 tháng 9 năm 2012 bà mới bị kết án 10 năm tù giam và 3 năm tù quản chế về cái tội ''tuyên truyền chống nhà nước''. Bà là tác giả của hơn 700 bài viết về các vấn đề nhạy cảm, bao gồm tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tịch thu độc đoán đất của người dân cô thế ngược đãi trẻ con. Những bài viết cho nhựt ký của bà được đọc nhiều nhứt trên các cơ quan truyền thông lớn và được phổ biến trên trang thông tin đài BBC. Từ năm 2008,  bịtạm giam ngắn hạn nhiều lần. Công an đã sách nhiễu bà thật hung bạo. Đảng cộng sảnthu hồi tư cách đảng viên của bà. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Mẹ tù nhân Tạ Phong Tần qua đời sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm bất công con gái của mình. Vẫn không nhận tội, bà Tạ Phong Tần bị hành hạ, ngược đãi trong trại tù. Tình trạng sức khỏe của bà rất xấu.

Cực lực lên án những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểmtại Việt Nam và thúc giục nhà nước CHXHCNVN :
- Trả tự do, ngay lập tức và không điều kiện, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, linh mụcNguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Văn Hải, bà Hồ Thị Bích Khương, bà Tạ Phong Tần và tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử đang bị nhốt tù, quản chế hoặc giam cứu vì đã hành sử quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình;
- Chấm dứt tất cả những vụ công kích, sách nhiễu, đe dọa bắt bớ hoặc giam cầm độc đoán đối với những người có quan điểm và chính kiến khác biệt hoặc những người cổ xúy cho tự do tư tưởng, tự do về lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng;
- Cải thiện điều kiện giam cầm trong các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức, chận đứng việc các tù thường phạm gây hấn và tấn công các tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi hình thức tra tấn, hành hạ ngược đãi, cho phép các tù nhân ngôn luận và lương tâm mắc bệnh được chữa trị tại bệnh viện, được chăm sóc y tế thích hợp, cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho gia đình tới thăm nom;
- Xóa bỏ mọi hình thức kiểm duyệt và giải tỏa các cấm đoán về quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, quyền tự do báo chí, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả nhứt là Internet, cũng như quyền tự do hội họp và lập hội, phù hợp với các điều 19, 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (PIDCP/ICCPR).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bản văn đính kèm: Danh sách (không đầy đủ) các nhà văn, nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử bị đàn áp ngược đãi : 

1. Đang thọ hình với bản án tù giam nặng nề hoặc án tù treo :
Ông Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam, bà Đặng Ngọc Minh 3 năm tù giam, ông Đặng Xuân Diệu 13 năm tù giam, ông Đinh Đăng Định 6 năm tù giamông Đinh Nguyên Kha 4 năm tù giamông Hồ Đức Hòa 13 năm tù giam, ông Hồ Văn Oanh 2 năm 6 tháng tù giam, ông Lê Thanh Tùng 5 năm tù giam, ông Lê Văn Sơn 4 năm tù giam, ông Lư Văn Bảy 4 năm tù giam, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn 9 năm tù giam, ông Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, ông Nguyễn Kim Nhàn 5 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo, ông Nguyễn Thanh Long (mục sư Nguyễn Công Chính) 11 năm tù giam, ông Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Duyệt 3 năm 6 tháng tù giam, ông Nguyễn Văn Khương 4 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, ông Nguyễn Xuân Anh 2 năm tù giam, ông Nguyễn Xuân Nghĩa 6 năm tù giam, ông Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, ông Phan Ngọc Tuấn 5 năm tù giam, ông Thái Văn Dũng 4 năm tù giam, ông Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam, ông Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù giam, ông Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, ông Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, ông Vi Đức Hồi 5 năm tù giam, ông Võ Minh Trí (bút hiệu Việt Khang) 4 năm tù giam;

2. Đang bị nhốt tù chờ đưa ra tòa:
Ông Lê Quốc Quân bị bắt hồi tháng 12 năm 2012, ông Trương Duy Nhứt bị bắt hồi tháng 5 năm 2013, ông Đinh Nhật Uy bị bắt hồi tháng 6 năm 2013 và ông Phạm Viết Đào bị bắt hồi tháng 6 năm 2013 ;

3. Bị quản chế từ năm 2003 :
- Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 84 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đại biểu các Trung tâm Văn Bút Quốc Tế đã đồng thanh phê chuẫn Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Reykjavik, thủ đô nước Islande

PEN Algérien – PEN Allemand – PEN Américain – PEN Anglais – PEN Asie Centrale – PEN Autrichien – PEN Basque – PEN Belge d’Expression française – PEN Belge d’Expression flamande - PEN Biélorusse – PEN Cambodgien – PEN Canadien – PEN Catalan – PEN Chilien – PEN Chinois Taipei – PEN Coréen – PEN Croate – PEN Danois – PEN Delhi – PEN Ecossais - PEN Egyptien – PEN Espérantiste – PEN Estonien – PEN Ethiopien – PEN Finlandais – PEN Français – PEN Ghanéen – PEN Guinéen – PEN Haïtien – PEN Hongrois – PEN Indépendant Chinois – PEN des Ecrivains Iraniens en Exil – PEN Iraquien – PEN Islandais – PEN Japonais – PEN Kazakhstan – PEN Kurde – PEN Langue d’Oc – PEN Lituanien – PEN Malawite - PEN Melbourne – PEN Mexicain – PEN Myanmar – PEN des Ecrivains Nord-Coréens en exil – PEN Norvégien –  PEN Ougandais – PEN Ouïghour - PEN Pays-Bas – PEN Porto Ricain – PEN Portugais – PEN Slovène – PEN Québécois – PEN Russe – PEN San Miguel de Allende - PEN Serbe – PEN Sud Africain – PEN Suédois – PEN Suisse Allemand – PEN Suisse Romand - PEN Sydney – PEN Tchèque - PEN des Ecrivains Tibétains à l’Etranger – PEN de Trieste – PEN Turquie    PEN des Vietnamiens à l’étranger.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
RÉSOLUTION  relative au VIÊT NAM. Proposée par le Centre PEN Suisse Romand, et soutenue par le Centre PEN Suisse Allemand, le Centre PEN Suisse Italien et Rhéto-romanche et le Centre PEN des Vietnamiens à l’étranger

L'Assemblée des délégués de PEN International, réunie dans le cadre du 79econgrès international de Reykjavik, en Islande, du 9 au 13 septembre 2013

VIÊT NAM : Au cours des 12 derniers mois, la situation des écrivains persécutés au Viêt Nam s'est encore détériorée. La police de sécurité a intensifié la répression de la liberté d'expression,
 à la fois en ligne et hors ligne, en appliquant des articles liberticides de son Code pénal. Ainsi, l'article 88, « Propagande contre l'État », prévoit des peines pouvant aller jusqu’à 20 ans de prison, et l'article 258,  « Exercice abusif des libertés démocratiques », des peines pouvant aller jusqu'à 7 ans de prison. En outre, l'Ordonnance 44 autorise la détention administrative sans procès, permettant de placer les voix dissidentes en hôpital psychiatrique. La presse écrite, les médias audiovisuels, Internet et les maisons d'édition sont sous le strict contrôle de l'État ou soumis à la censure sévère. Des restrictions flagrantes sont imposées à la liberté de rechercher, de recevoir et de transmettre des informations, notamment toute information relative aux responsables de violations des droits de l’homme, à la corruption et à l'injustice sociale. Le 1er septembre dernier est entré en vigueur le Décret 72, qui interdit aux internautes vietnamiens de discuter d’actualité et prohibe la publication en ligne de matériels qui s’« opposent » au gouvernement vietnamien ou « portent atteinte à la sécurité nationale ». Plusieurs écrivains, journalistes, blogueurs et défenseurs des droits de l’homme ont été victimes d'agressions violentes, d’arrestations arbitraires, de brutalités policières et de torture, de longues détentions préventives, de procès inéquitables et de peines de prison injustes. Dans les camps de travaux forcés, les prisonniers qui refusent de plaider coupable ou se livrent à la grève de la faim pour protester contre les conditions de détention inhumaines, sont maintenus à l'isolement. Les prisonniers gravement malades se voient refuser le droit de recevoir un traitement médical adéquat et des visites de leur famille.