THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 October 2013

Tập đoàn Vinashin chính thức ngừng hoạt động

Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông báo khẳng định Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) chính thức chấm dứt hoạt động. Bộ này đã quyết định thành lập thay thế Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy được thành lập ngày 21/10/2013, trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Vinashin. Như vậy, sau nhiều năm tai tiếng vì thua lỗ và thất bại trong đầu tư, kinh doanh và quản trị, việc Vinashin ngừng hoạt động được xem là sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong nền kinh tế nước nhà.
Tập đoàn Vinashin chấm dứt hoạt động từ ngày hôm nay 31/10
Tập đoàn Vinashin chấm dứt hoạt động từ ngày hôm nay 31/10
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty TNHH một thành viên (MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
SBIC có 8 công ty con, gồm: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh; Công ty TNHH MTV Công nhiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.
Tại thời điểm thành lập, SBIC có vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng. Các ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là: Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; Tái chế, phá dỡ tàu cũ.
Ngoài ra, Tổng công ty này còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; Kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; Xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; Sản xuất chế tạo kết cấu thép; Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Bộ GTVT cho hay, sau khi được thành lập, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.
SBIC sẽ thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Vinashin trước đây không tiếp tục duy trì trong cơ cấu Tổng công ty; Cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp; Bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đơn vị thành viên của Tổng công ty tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của đơn vị thành viên với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chuyển đổi mô hình tổ chức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân có liên quan của các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của đơn vị, không để hư hỏng, hao hụt, thất thoát.
Khi đi vào hoạt động, Hội đồng thành viên SBIC có trách nhiệm xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty trình Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt; Xây dựng ban hành quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty theo quy định; Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy giúp việc của Tổng công ty theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền của Tổng công ty theo quy định;
Tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Châu Như Quỳnh

Đà Nẵng: Cầu Rồng mới khánh thành đã bắt đầu nứt

Cầu Rồng (Đà Nẵng) có giá 1.700 tỷ đồng, vừa khánh thành được 7 tháng nhưng bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng…

Theo đó, ở phần mố cầu nằm bên khu vực phía đường Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà) đã xuất hiện tình trạng nước thấm chảy trên bề mặt. Ngoài ra tại vị trí này cũng xuất hiện nhiều vết nứt dài từ 0.5 m cho đến gần 2m.
Công nhân đang trám lại các vết nứt của cầu Rồng
Công nhân đang trám lại các vết nứt của cầu Rồng.

Từ ngày 30.10, các chuyên viên kỹ thuật của Công ty Quản lý Cầu đường Đà Nẵng cùng hai công nhân đang tiến hành đục và trám lại các vết nứt.

Theo một chuyên viên giấu tên biết, “Có thể các vết nứt là do công tác bảo dưỡng bê tông không tốt. Tuy những vết nứt này chưa ảnh hưởng đến kết cấu của cầu nhưng nếu không có biện pháp sửa chữa, khắc phục thì 5 đến 7 năm nữa độ an toàn của cầu sẽ bị ảnh hưởng”.

Theo đó cầu Rồng được chính thức khánh thành và thông xe vào ngày 29.3.2013 sau hơn 3 năm thi công.

Cây cầu này đã được UBND thành phố Đà Nẵng đăng ký kỷ lục Guiness với tên gọi “Con rồng thép lớn nhất thế giới”. Với kinh phí đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, cầu Rồng có trọng lượng 900 tấn, chiều dài khoảng 666 m, chiều rộng 37,5 m được chia 6 làn đường.

Hải Dương: Cháu bé 6 tuổi bị đánh gãy xương sườn rồi bị bỏ ngoài nghĩa trang

Công an huyện Kinh Môn cho biết, đang tiến hành xác minh làm rõ đơn trình báo về việc cháu bé 6 tuổi, trú tại xã Phạm Mệnh bị bố đẻ và mẹ kế đánh đập dã man rồi mang cháu ra nghĩa trang xã bỏ ở đó.

Người có đơn trình báo là ông Nguyễn Văn Tròn, trú tại xã An Sinh (ông nội cháu bé Nguyễn Minh T - cháu bị bố, mẹ kế hành hạ). Ông Tròn làm đơn gửi cơ quan công an huyện Kinh Môn ngày 30.10.

Theo nguồn tin từ nhân dân, trước đó, cháu T bị bố đẻ là Nguyễn Doãn Thắng, SN 1983 và mẹ kế là Nguyễn Thị Huệ, SN 1984, trú tại thôn Lĩnh Đông, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, Hải Dương đánh đập tàn nhẫn rồi đưa ra cháu ra nghĩa trang xã bỏ ở đó.

Người dân phát hiện ra vụ việc khi nghe thấy cháu kêu khóc ở nghĩa trang. Ra tới nơi mọi người tá hỏa thấy cháu T bị bầm dập ở vùng ngực, cổ… và cho cháu đi viện điều trị.

Do vết thương quá nặng cháu T phải chuyển lên viện 7 Quân đội. Kết quả bước đầu cho thấy ngoài bị bầm dập, cháu T còn bị gãy 1 rẻ xương sườn số 6.

Hiện, cháu T đã được ông bà nội đưa về nhà chăm sóc. Dư luận trong xã Phạm Mệnh, An Sinh và các xã lân cận rất phẫn nộ trước cách hành xử vô tàn nhẫn của bố đẻ, mẹ kế cháu T với cháu.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên, anh Thắng, chị Huệ hành xử tàn nhẫn với cháu, có lần anh Thắng còn dìm cả cháu T xuống ao.

Cà Mau: Trung úy công an tắm chung với... vợ hàng xóm

Phó công an thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau), bị bắt gặp ở chung phòng tắm với vợ người khác.

Ngày 31.10, ông Nguyễn Quốc Toản - Chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau) cho biết các cơ quan quan chức năng đang làm rõ dư luận bàn tán nhiều ngày qua ở thị trấn Thới Bình về việc ông Tô Quốc Việt - Phó công an thị trấn Thới Bình, bị bắt gặp ở chung phòng tắm với vợ người khác.

Trước đó, ngày 30.10, ông Liêu Hôn ở khóm 1, cạnh trụ sở Công an thị trấn Thới Bình, gởi đơn đến Công An tỉnh Cà Mau, các cơ quan huyện Thới Bình và thị trấn Thới Bình tố cáo ông Tô Quốc Việt có quan hệ tình cảm bất chính với vợ ông là Nguyễn Mỹ N.

Theo đơn tố cáo, vào khoảng 20 giờ ngày 13.10, ông Liêu Hôn về nhà ở riêng ở khóm 1, cạnh trụ sở Công an thị trấn Thới Bình, phát hiện vợ ông với ông Tô Quốc Việt trong phòng tắm, có tiếng xối nước, vài chục phút sau mới bước ra. Ông Liêu Hôn cho biết đã mời người thân đến chứng kiến vụ việc.

Theo ông Liêu Hôn, kể từ khi vợ chồng ông dời nhà về gần trụ sở Công an thị trấn Thới Bình thì vợ ông có biểu hiện liên tục điện thoại, nhắn tin với người khác mà ông cho rằng nhắn vào máy ông Việt.

Ông Triều Xuân - Trưởng Công an thị trấn Thới Bình cho biết, vừa nhận được đơn tố cáo, sẽ mời ông Tô Quốc Việt về cơ quan làm rõ.

“Một thanh niên tâm thần bị Công an bắt trái luật”: Không nhớ nổi họ tên vẫn bị 3 năm tù.

KENH13.INFO- 30/10/2013
Không thể tự mình lên cầu thang để vào phòng xét xử, bị cáo Nguyễn Đức Nhương đã phải nhờ đến sự trợ giúp của cảnh sát dẫn giải. Suốt phiên tòa, nhiều câu trả lời của bị cáo rất ngô nghê, không rõ nghĩa, thỉnh thoảng bị cáo ngồi thụp xuống đất, cầm chiếc dép mân mê rồi lén giấu vào túi quần như sợ mất đi một “báu vật”…
Ngồi nghe xét xử, nhưng chẳng mấy khi bị cáo Nhương tập trung, mà thường ngó lơ đi nơi khác.
Ngồi nghe xét xử, nhưng chẳng mấy khi bị cáo Nhương tập trung, mà thường ngó lơ đi nơi khác.
Không nhớ cả tên của bố mẹ
Sáng ngày 29/10, TAND TP Hải Dương đã đưa bị cáo Nguyễn Đức Nhương ra xét xử về tội cố ý gây thương tích. Ngay trong phần thủ tục, phiên tòa đã trở nên “nóng” khi bà Lại Thị Nê (SN 1946, trú tại xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, mẹ anh Nhương) đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên tòa, cho con trai được đi giám định tâm thần lại. Bà Nê cho rằng, anh Nhương bị tâm thần là sự thực, được Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa xác nhận.
Trong phần kiểm tra căn cước, Nhương thậm chí còn không nhớ nổi họ, tên bố mẹ, anh chị của mình. Ngồi trước vành móng ngựa, bị cáo ngây ngô, ngó lên trần nhà, thỉnh thoảng lại ngồi thụp xuống đất, mân mê chiếc dép, rồi lén giấu vào túi quần. Không ít lần trong phiên xử, chủ tọa đã phải nhờ cảnh sát bảo vệ đỡ bị cáo ngồi lên ghế. Hình ảnh Nhương một tay bị tật, loay hoay mãi không mở nổi lọ nước lọc để uống khiến nhiều người tham dự chạnh lòng.
Tòa hỏi bị cáo có nhớ thời điểm bị bắt giam không, Nhương ngây ngô trả lời: “Trong tù không có lịch nên không biết”. Rồi Nhương khai, hôm bị bắt, điều tra viên gặp và nói là đưa đi nghỉ ở khách sạn, nhưng khi vào thì mới biết đây là nhà tù. Ở trong đó, Nhương nhiều lần bị lên cơn động kinh, cán bộ trại tạm giam phải cho uống thuốc để điều trị. Thậm chí, trước khi ra tòa, thương cảnh bị cáo không có áo ấm, cán bộ trại giam đã tặng cho chiếc áo khoác để khỏi lạnh.
Khai về quá trình phạm tội, Nhương cho biết, nhiều lần bị anh Viên Đình T (nạn nhân của vụ án) chặn đánh vì không chịu nộp tiền bảo kê nên có bức xúc. Thậm chí, trước khi gây án, Nhương tiếp tục bị anh T chặn đánh, biết thân phận tàn tật nên bị cáo chỉ biết đứng ở góc đường ôm mặt khóc. Khi đó, một người phụ nữ đi qua, thương tình dừng xe lại hỏi thăm, biết sự tình người này đã cho Nhương 20.000 đồng và một con dao dặn để “phòng thân”. Bị cáo Nhương trình bày: “Khoảng 21 giờ ngày 9/6/2012, cháu đang bán tăm trước số nhà 8A, đường Trần Hưng Đạo thì anh T đến đánh cháu. Bức xúc, cháu rút con dao đâm một nhát…”.
Đi lại khó khăn, bị cáo Nhương đã phải nhờ tới sự trợ giúp của cảnh sát.
Đi lại khó khăn, bị cáo Nhương đã phải nhờ tới sự trợ giúp
của cảnh sát.
Triệu tập cả người… đã chết?
Tại phiên tòa, HĐXX cho biết, đã triệu tập 2 nhân chứng hợp lệ nhưng họ không có mặt tại tòa nên nếu xét thấy cần thiết sẽ công bố những lời khai của họ tại cơ quan điều tra. Thế nhưng, nạn nhân T khai nhận, nhân chứng Vũ Đình Ninh đã chết từ năm ngoái nên không đến theo giấy triệu tập được. Anh T khai nhận: “Tôi không nhớ rõ, vì thời điểm ấy đang đi làm nhưng nhớ vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2012”.
Từ lời khai của nạn nhân T, Luật sư Thu Anh (Văn phòng Luật sư Nguyễn Khánh Toàn và Cộng sự) đặt nghi vấn, trong các bút lục hồ sơ vụ án cho thấy, ngày 5/9/2012 Cơ quan Công an TP Hải Dương đã lấy lời khai của nhân chứng này thể hiện có chứng kiến việc Nhương vô cớ đâm T (ông Ninh và T cùng thuê trọ một phòng và cùng đi hát dạo với nhau – PV). Vậy có hay không việc lập hồ sơ nhân chứng giả để ép tội bị cáo Nhương?
Luật sư Thu Anh lập luận: “Anh T và ông Ninh quen biết, cùng đi bán hàng với nhau nên lời khai sẽ có lợi cho nạn nhân. Hơn nữa, ông Ninh đã chết cách thời điểm lấy lời khai khoảng 3 tháng, nhưng không hiểu sao CQĐT vẫn lấy lời khai của nhân chứng này được. Mặt khác, trong kết luận giám định tâm thần không thể hiện thời điểm giám định là lúc nào, trước hay sau khi gây án? Trong khi đó, theo kết luận của Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa bị cáo Nhương bị tâm thần và đang được điều trị ngoại trú. Để làm rõ được vấn đề này, tôi đề nghị HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu VKSND cùng cấp trưng cầu lại giám định tâm thần đối với bị cáo Nhương”.
Thế nhưng, bất chấp những mâu thuẫn chưa được làm sáng tỏ, HĐXX phiên sơ thẩm vẫn tuyên phạt bị cáo Nhương 36 tháng tù giam và bồi thường 4 triệu đồng tiền chữa trị vết thương cho nạn nhân T.

(Gia Đình)

'Trùm ốc bươu vàng' ở Hà Nội tiết lộ mua ốc để làm gì

"Chúng nó mang vào nội thành bán cho các hàng bún ốc, để bọn ấy giả làm ốc bươu ta bán cho khách".
Khi tôi đến, ông Nguyễn Mạnh Hùng (thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) vừa đi bắn chim về. Nghe câu hỏi của tôi về “chuyện ốc iếc hồi này thế nào?”, ông gieo mình xuống ghế, làm một điếu thuốc lào tụt nõ rồi mới trả lời:

- Em ngừng mấy hôm nay rồi, bác ạ.

- Thương lái Trung Quốc không mua hàng nữa hay sao?

- Không phải. Có bao nhiêu họ cũng cân hết. Nhưng mà mùa này hanh khô, nguồn ốc đã cạn. Phải chờ đến tháng 3 sang năm, hàng mới dồi dào.

- Tôi vẫn thấy hằng ngày có người ở đây chở ốc ra Hà Nội. Và hai bên đường gom đại lộ Thăng Long, vẫn có rất nhiều người bày những chậu ốc bán. Hỏi, bà con thề sống thề chết rằng đó là ốc bươu ta. Mang về ăn, nếu là ốc bươu vàng thì cứ mang đây, chúng em đền tiền gấp mười.

- Toàn ốc bươu vàng chứ làm gì có ốc bươu ta. Ở Cấn Hữu này có mấy người vẫn mua vét, mỗi ngày mỗi anh mua được chừng dăm bẩy chục cân. Cũng toàn là ốc bươu vàng. Chúng nó mang vào nội thành bán cho các hàng bún ốc, để bọn ấy giả làm ốc bươu ta bán cho khách...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (áo kẻ), sau một mùa kinh doanh ốc bươu vàng

- Bỏ mẹ, món ốc bươu tần thuốc bắc của những quán ốc ven Hồ Tây, có khi cũng là ốc bươu vàng.

- Không, những hàng đó em cam đoan với bác là ốc bươu ta thật. Vì họ tần cả con ốc còn nguyên vỏ, ốc sống. Con ốc bươu vàng chỉ khác với ốc bươu ta ở chỗ giữa cái mồm của nó có một cái nhân màu vàng. Đó chính là cái dạ dày con ốc, ăn rất độc.

Không thể xẻ mồm ốc bươu vàng ra lấy cái dạ dầy vứt đi rồi lại cho cả con còn nguyên vỏ vào tần được. Làm thế khách biết ngay. Bọn bún ốc thì khác. Chúng nó nhể ruột ốc bươu vàng ra, xẻ mồm lấy dạ dầy vứt đi, thái đôi mồm con ốc, ướp gia vị xào chín rồi cho vào bát bún, thế mới lừa được khách.

Con ốc bươu vàng được đưa về Việt Nam vào khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, và được nuôi ở khá nhiều địa phương để làm thức ăn. Dạo ấy, có lần đi viết bài về một trại giam của ngành Công an ở một tỉnh miền núi. Nói đến chuyện tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn cho phạm nhân, ông Phó giám thị trại hồ hởi đưa tôi ra để “mục sở thị” khu nuôi ốc bươu vàng của trại.

Đó là một cái ao rộng chừng non mẫu ta, được quây lưới xung quanh cẩn thận, lòng ao xâm xấp nước. Mấy phạm nhân từ chỗ trồng sắn của trại về, người nào trên lưng cũng cõng một bó lá sắn lù lù. Họ rải lá sắn xuống ao. Chỉ chốc lát, hàng vạn con ốc bươu vàng bò lên bám lúc lỉu trên những cành lá sắn đó, ăn rào rào.

Ông Phó khoe: Ốc bươu vàng dễ nuôi, lớn nhanh, sinh sản cực khoẻ. Bữa trưa, tôi được trại đãi một bữa rượu ốc bươu vàng bí tỷ. Chủ khách cứ say sưa dùng tăm vót nhọn nhể ruột ốc mà xơi, chẳng hề biết đến chuyện con ốc có cái dạ dầy rất độc trong mồm.

Hồi ấy, chính tôi cũng tin rằng con ốc bươu vàng là loài có ích. Chỉ đến khi nông dân cả nước kêu dậy trời về đại hoạ ốc bươu vàng trên đồng ruộng, và người ta phát hiện ra cái dạ dầy rất độc hại của nó, thì mới tỉnh ra. Mấy năm nay, không hiểu sao thương lái Trung Quốc lại chú ý, lại “ăn” con ốc bươu vàng ghê thế...

Ông Hùng kể, đầu năm 2012, “bắt” được mối bán ốc bươu vàng cho thương lái Trung Quốc, ông tổ chức thu mua. Đến nay là 2 năm rồi. Vụ thu mua ốc bươu vàng bắt đầu từ tháng 2, tháng 3 âm lịch, cho đến cuối tháng 9 âm lịch thì ngừng. Giá ông mua vào lúc cao nhất là 23.000 đồng/kg, thấp nhất là 18.000 đồng/kg, với tiêu chuẩn là ốc ruột, làm sạch, luộc chín, nhể sạch cái nhân ở mồm ốc vứt đi.

Một trạm thu mua ốc bươu vàng ở Cấn Hữu

Ngày nhiều nhất ông mua được 11 tấn, thường thường là năm, sáu tấn. Sau khi cân, ốc ấy được cấp đông trong các thùng xốp, thuê xe tải chở lên Móng Cái (Quảng Ninh) bán cho thương lái Trung Quốc. Hai ba ngày thu mua đủ cho một xe trên dưới 20 tấn.

Trong xã Cấn Hữu, ông Hùng là chủ đại lý thu mua ốc lớn nhất. Ngoài ra còn mấy anh nữa nhưng chưa đến tầm của ông. Người bán, ngoài những bà con trong xã đến bán trực tiếp, còn những người các địa phương khác đi gom ốc của dân trong vùng đi bắt, sơ chế rồi nhập cho ông, người dăm ba tạ, người một tấn, có người đến vài ba tấn.

Nhờ mấy đại lý thu mua ốc bươu vàng như ông Hùng, nên chỉ một thời gian ngắn, không chỉ đồng ruộng Cấn Hữu mà đồng ruộng của cả chục xã ở Quốc Oai sạch bách ốc bươu vàng, và mang lại nguồn thu nhập khá cao cho hàng chục hộ nông dân.

Anh Nguyễn Văn Hạnh, một người dân ở Cấn Hữu, kể: Hết ốc bươu vàng ở đồng nhà, vợ chồng anh phóng xe máy đi đồng xa, sang tận Bắc Ninh bắt. Đi đến đâu vợ chồng anh cũng được bà con ở đó hoan nghênh. Có người còn kéo vợ chồng anh lên quán giải khát đãi, sau khi vợ chồng anh “quét” sạch ốc bươu vàng ở thửa ruộng nhà họ.

Ngày cao nhất vợ chồng anh bắt được 70 kg ốc ruột, nhập cho đại lý với giá 23.000 đồng/kg, nhận ngay một triệu sáu trăm mười nghìn tiền tươi, còn bán với gia thấp nhất 18.000 đồng mỗi cân, cũng bỏ túi một triệu hai trăm sáu chục ngàn, một thứ thu nhập “siêu khủng” với người nông dân không có nghề nghiệp gì như vợ chồng anh.

Thế nên dù rét độc rét hại hay mưa bão, anh cũng bất chấp, cứ nhào đi bắt. Ngày thấp nhất cũng được trên ba chục kg. Sau mỗi mùa bắt ốc, vợ chồng anh có cả trăm triệu đồng, nâng cấp được nhà. Dân bắt ốc như anh, người thấp nhất mỗi vụ cũng được dăm chục triệu, bằng mấy làm ruộng. Tôi hỏi ông Hùng:

- Mỗi vụ ốc từ tháng 3 đến tháng 9, ông kiếm bao nhiêu?

- Cũng chỉ được vài ba chục triệu thôi bác ạ.

- Nói phét. Dân bắt ốc còn được dăm chục, một trăm triệu mỗi mùa. Thế là “trùm kinh doanh ốc” lại chịu chỉ có chừng ấy ?

- Chẳng giấu gì bác. Mỗi cân ốc đến tay thương lái Trung Quốc, em được mấy giá. Thì nào thuê xe, nào mua đá ướp, nào công xá cho từ người cân đến người bốc xếp, và trăm thứ tiền dọc đường từ đây ra đến Móng Cái, nào hao hụt, nào lãi vay ngân hàng... chứ có được cả đâu.

Tôi nhẩm tính, với mỗi xe ốc hai chục tấn, chỉ cần có lãi mỗi cân bốn, năm giá, tức là bốn năm trăm đồng thôi, thì trừ chi phí đi, ông cũng có lãi cả chục triệu rồi. Cứ hai ba ngày một xe, có dạo cao điểm mỗi ngày một xe. Một mùa thu mua ốc sáu tháng, tính ra có tới hàng trăm xe, lãi tiền tỷ là cái chắc. Nhưng thôi, ông trùm đã không muốn tiết lộ, thì cũng chẳng cần đi sâu làm gì.

Quảng Bình: “Ém” hàng cứu trợ bán lại cho dân


 Thứ năm, 31/10/2013  
 

Trưởng thôn Ngô Công Quảng trình bày sự việc
Sau hai cơn bão trong tháng 10-2013, người dân thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy nhận được khá nhiều hàng hóa và tiền hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp... Nhưng một số mặt hàng cứu trợ sau đó đã bị cán bộ thôn thu lại đem bán cho chính người dân trong thôn khiến dư luận bức xúc.
Có mặt tại thôn này vào hạ tuần tháng 10-2013, chúng tôi được nhiều người dân bức xúc cho biết, sau cơn bão số 10, thôn được Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam hỗ trợ 90 suất quà, mỗi suất gồm: 1 chăn chiên, 1 màn tuyn, 5 kg gạo, 20 trứng gà, 5 cái xúc xích. Tuy nhiên, khi tiếp nhận, cán bộ thôn không phân phát hết mà giữ lại rồi đem bán cho người dân gần một nửa số quà nói trên với giá 130 nghìn đồng/suất. Theo họ, số tiền thu được từ việc bán những suất quà cứu trợ trên sẽ dùng để sửa lại nhà văn hóa thôn.
Những người mua lại số hàng cứu trợ ấy đã xác nhận việc này. Một phụ nữ khoe: “May nhờ quen biết với trưởng thôn và nhanh chân, còn không thì chẳng đến phần mình”. Đưa chúng tôi vào nhà, chỉ chiếc màn tuyn xanh đã treo lên sử dụng cùng chiếc chăn chiên màu đỏ, chị nói tiếp: “Đó là một số trong gói hàng cứu trợ gia đình mua được”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Công Quảng - Trưởng thôn Tân Hải - thừa nhận thôn có bán số hàng cứu trợ trên cho người dân, nhưng chỉ được khoảng 5 suất và chống chế: “Chúng tôi bán để có tiền vận chuyển hàng cứu trợ từ UBND xã về phát cho dân chứ chúng tôi lấy đâu ra tiền đưa hàng hóa về được. Trước khi bán đã có tổ chức hội nghị bàn bạc, thống nhất, thành phần tham gia gồm cấp ủy, ban điều hành thôn, các trưởng cụm... Tất cả đều nhất trí và có biên bản hẳn hoi”. Tuy nhiên, khi xem biên bản họp thôn (lập ngày 22-10-2013), chúng tôi thấy một số nội dung trong đó mâu thuẫn với lời ông Quảng. Cụ thể, trong biên bản thể hiện cấp ủy, ban điều hành thôn, các trưởng cụm đều thống nhất bán 42 suất quà với giá 130 nghìn đồng/suất.
Chúng tôi đem vấn đề này trao đổi với lãnh đạo UBND xã Ngư Thủy Bắc nhưng chỉ nhận được sự bất hợp tác từ ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã. Tay phì phèo thuốc lá ngay trong phòng làm việc của mình, ông Thoảng hỏi chúng tôi: “Các anh về thôn Tân Hải đã thông qua chính quyền chưa?”. Khi chúng tôi trả lời “chưa” thì chủ tịch lên giọng: “Nếu chưa thì chúng tôi không có gì để làm việc với các anh”. Phóng viên nhẫn nại hỏi thêm: “Việc chính quyền thôn Tân Hải bán hàng cứu trợ của dân, UBND xã có biết và tiến hành kiểm tra chưa?”, ông Thoảng miệng phà khói thuốc, đáp tỉnh bơ: “Tôi không cần trả lời các anh!”.
Phó chủ tịch UBND xã Trần Quang Cả chia sẻ: “Xã không biết sự việc xảy ra tại thôn Tân Hải. Chúng tôi sẽ sớm xác minh làm rõ, tránh gây bức xúc trong nhân dân”. 
 
 QUỲNH TRANG

Kon Tum: Chánh Thanh tra Sở Y tế nói người bổ cuốc là em trai !

(Dân trí) 30/10/2013  - “Khi về nhà tôi nghe mọi người kể thôi, chứ nó trúng cuốc của em trai tôi chứ không phải của tôi” - ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum - phân trần.

 >> Chánh Thanh tra Sở Y tế bổ cuốc vào đầu một phụ nữ

Từ một vụ tranh chấp đất...
Nhiều ngày nay, dư luận tỉnh Kon Tum "nóng" bởi vụ việc một Chánh Thanh tra Sở Y tế của tỉnh dùng cuốc bổ vào đầu chị Phan Kim Uyên Trâm (SN 1972, trú TP Kon Tum). Sự việc được chú chị Trâm là ông Phan Tân Tiến (SN 1968) kể lại như sau:
Năm 1975, mẹ ông Tiến là cụ bà Nguyễn Thị Kim Vinh có bán nhà cho bà Phan Thị Quýt (74 tuổi, mẹ vợ ông Hoàng) mảnh đất liền kề nhà ông Tiến bây giờ với giá 120 đồng. Tuy nhiên, trong giấy tờ mua bán ghi rõ nội dung chỉ bán nhà (làm bằng gỗ - PV) chứ không bán đất: “Nếu sau này bà Phạm Thị Quýt không ở, dỡ nhà phải hoàn trả lại đất cho bà Nguyễn Thị Kim Vinh”. Từ đó đến năm 2013, bà Quýt sống trong căn nhà này.
Ngày 24/5/2013, bà Quýt tháo dỡ toàn bộ ngôi nhà nên gia đình ông Tiến đến yêu cầu bà Quýt trả đất, nhưng bà Quý không trả. Khoảng 1 tháng sau, gia đình ông Tiến mang sắt B40 ra rào lối đi vào lô đất của 2 bên gia đình tranh chấp. Gia đình ông Tiến gửi đơn lên UBND TP Kon Tum thì được biết lô đất trên đã được cấp sổ đỏ cho gia đình bà Quýt. Gia đình ông Tiến tiếp tục khiếu nại lên cấp tỉnh.
Ngày 4/10/2013, UBND TP Kon Tum ra Quyết định số 1288/QĐ-CC về việc cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đến khoảng 8h30 ngày 25/10, đoàn cưỡng chế gồm 65 người đã đến lô đất đang tranh chấp liền kề nhà ông Tiến để tháo hàng rào mà nhà ông Tiến đã rào. Khi cưỡng chế thành công, đoàn cưỡng chế ra về thì người thân bà Quýt, trong đó có con rể là ông Hoàng, cầm cuốc, xẻng, búa… đến lô đất trên để tiến hành xây dựng.
Thấy vậy, gia đình ông Tiến và một số người thân, trong đó có chị Trâm đã chạy ra ngăn cản không cho gia đình bà Quýt vào làm, khiến 2 bên xảy ra cãi lộn, xô xát. Hậu quả, chị Trâm bị một nhát cuốc bổ trúng vào đầu, chảy nhiều máu, ngất xỉu.Chánh Thanh tra Sở Y tế nói người bổ cuốc là em trai
Chánh Thanh tra Sở Y tế nói người bổ cuốc là em trai
Theo hình ảnh cắt từ đoạn video người dân quay được quá trình xô xát thì người cầm cuốc, đội mũ bảo hiểm đỏ chính là ông Hoàng.
Sự việc trên đã được một số người ghi lại bằng điện thoại, và theo nội dung trong đó thì người trực tiếp bổ cuốc vào chị Trâm chính là ông Hoàng.
“Trâm bây giờ thị lực kém, đầu đau nên đã xin chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng khi đi đến Gia Lai thì cơn đau đầu hành hạ nên đã phải nhập viện vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai”, ông Tiến cho biết thêm.
Ông Hoàng nói em trai mình là “thủ phạm”
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng nói bản thân ông không dại gì đi đánh người. Khi xảy ra sự việc, mọi người lao vào xô xát nhau, xô qua lại nên cái cuốc mới trúng vào người chị Trâm chứ không phải chủ tâm cuốc vào đầu chị này. “Lúc đó người cầm cuốc có, người cầm xà beng có, tôi cầm cuốc nhưng bị người ta xô thì đụng vô thôi chứ không phải cố tình. Thấy căng thẳng quá nên gia đình đẩy tôi đi về, khi về nhà tôi nghe kể thôi chứ lúc đó không biết người ta bị thương chảy máu. Tôi khẳng định tôi không đụng nó (chị Trâm - PV), nó trúng cuốc của em trai tôi thôi chứ không phải tôi”, ông Hoàng kể.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ven, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, bà mới nhận được đơn về vụ việc ngày 29/10, sáng 30/10 bà đã yêu cầu ông Hoàng viết tường trình vụ việc. “Sở chỉ quản lý ông Hoàng về mặt hành chính, công việc, còn lúc xảy ra là ở nhà nên không thể quản lý được ngoài giờ”, bà Ven nói.
Tuy nhiên, nếu sự việc đúng như phản ánh, Sở sẽ xử lý theo góc độ vi phạm đạo đức của cán bộ công chức và đảng viên.
Về công tác chuyên môn, bà Ven cho biết ông Hoàng luôn làm tốt công việc của mình và chưa từng có vi phạm.
Ông Trần Xuân Động, Phó Trưởng Công an phường Thống Nhất (TP Kon Tum), nơi xảy ra sự việc, cho biết, hôm đó các cán bộ công an phường vừa rời khỏi hiện trường về trụ sở thì nghe người dân gọi quay lại. Khi quay lại thì sự việc đã xảy ra rồi: “Lúc đó công an phường đã lập biên bản ngay tại chỗ nhưng không có ông Hoàng ở đó. Hiện công an đang xác minh làm rõ vụ việc”, ông Động cho biết thêm.
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cũng đã yêu cầu Sở Y tế và các cá nhân liên quan giải trình, báo cáo sự việc lên UBND tỉnh để có cơ sở xử lý.
Thiên Thư

100 nóc nhà, 34 người ung thư: Sở Y tế vào cuộc điều tra!

(Dân trí) - Ngày 30/10, ông Đoàn Mạnh Tiến, Giám đốc Sở Y tế Hải Dương, cho biết, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành điều tra hồi cứu về thông tin báo chí phản ánh mật độ người mắc bệnh ung thư cao đột biến ở khu dân cư Ngọc Sơn.


Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, tại khu dân cư Ngọc Sơn (Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương) có hơn 100 nóc nhà thì có tới 34 người chết và đang chờ chết vì ung thư. Người dân nơi đây cho rằng sự bất thường này liên quan đến nhà máy sản xuất tấm lợp fibro xi măng thuộc Công ty TNHH Thiên Lộc đóng trên địa bàn. Vì lý do này, ngày 14/10 vừa qua, người dân đã thuê xe đổ đất lấp cổng nhà máy nhằm phản đối ô nhiễm.

 
Trước thực trạng trên, Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành điều tra hồi cứu về thông tin báo chí phản ánh mật độ người mắc bệnh ung thư cao đột biến ở khu dân cư Ngọc Sơn. Việc điều tra, tiến hành thu thập thông tin phải mất thời gian tới vài tháng mới đưa ra được kết luận.
 
Toàn cảnh nhà máy sản xuất tấm lợp bị tố là nguyên nhân gây ung thư
Toàn cảnh nhà máy sản xuất tấm lợp bị tố là nguyên nhân gây ung thư
Ông Bùi Huy Nhanh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương khẳng định: “Cơ quan y tế dự phòng tỉnh Hải Dương chưa nhận được báo cáo nào của cấp dưới cũng như chính quyền địa phương phản ánh gì về tình trạng số người mắc ung thư đột biến xảy ra tại khu dân cư Ngọc Sơn. Sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương đã yêu cầu Chi cục Y tế dự phòng thị xã Chí Linh tới khu dân cư Ngọc Sơn để tiến hành tìm hiểu về hiện tượng này. Chúng tôi yêu cầu Chi cục Y tế dự phòng thị xã Chí Linh cuối tuần này phải có báo cáo, từ đó làm cơ sở để đề xuất có một cuộc điều tra hồi cứu về vấn đề này".
 
Thu Hằng

Pics: Hà Nội: Cháy dữ dội tại công ty sản xuất đệm mút

(Dân trí) 30/10/2013  - Ngọn lửa bùng lên dữ dội, trong phút chốc đã thiêu rụi một kho chứa thành phẩm của một công ty chuyên sản xuất đệm mút. Thiệt hại ban đầu ước tính nhiều tỷ đồng.

Cột khói đen khổng lồ có thể nhìn thấy từ xa

Cột khói đen khổng lồ có thể nhìn thấy từ xa
Cột khói đen khổng lồ có thể nhìn thấy từ xa
 
Vụ hỏa hoạn trên xảy ra vào khoảng 11h30 trưa ngày 30/10, tại Công ty TNHH Nam Vang (Tiền Phong, Thường Tín) - công ty chuyên sản xuất đệm mút.

Một công nhân chưa hết bàng hoàng kể lại: “Buổi trưa khi chúng tôi đang đi ăn cơm, nghỉ ngơi thì nghe bảo vệ hô hoán “cháy”… Chúng tôi vội vã chạy ra vận chuyển hàng hóa nhưng không kịp”.

Nhận được tin báo, lực lượng PCCC công an TP Hà Nội đã huy động 5 xe cứu hỏa tới hiện trường để tiến hành dập lửa. Do trong kho toàn là đồ dễ cháy nên chỉ trong phút chốc, ngọn lửa đã bùng lên rất nhanh, thiêu rụi hoàn toàn 1 kho chứa thành phẩm của công ty. Gần 30 phút sau, ngọn lửa mới được khống chế.
 
Nhà xưởng cùng nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm cháy rụi
Nhà xưởng cùng nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm cháy rụi

Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa và đưa những bình gas ra khỏi vùng nguy hiểm

Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa và đưa những bình gas ra khỏi vùng nguy hiểm
Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa và đưa những bình gas ra khỏi vùng nguy hiểm

Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người. Nhưng tại hiện trường, nhà xưởng bị đổ sập, nhiều nguyên vật liệu, thành phẩm bị thiêu rụi, cháy đen. Tường rào, tôn lợp bị nứt, hư hỏng nặng.

Lực lượng chức năng đã có mặt để điều tra nguyên nhân và đánh giá thiệt hại.

Nguyễn Dương

Tòa CSVN bác yêu cầu đòi bồi thường của gia đình ông Vươn !

TTO - Kết thúc phiên xét xử vụ án “khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai” giữa ông Đoàn Văn Vươn với UBND huyện Tiên Lãng vào sáng 30-10, HĐXX TAND huyện Tiên Lãng đã quyết định bác toàn bộ các yêu cầu đòi bồi thường của gia đình ông Vươn.

Về quyết định thu hồi đất số 461 của UBND huyện Tiên Lãng, HĐXX cho biết trong quá trình thụ lý vụ án, UBND huyện đã có quyết định thu hồi quyết định này. Vì vậy quyết định số 461 của UBND huyện không còn giá trị pháp lý.

Về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định 461 gây ra, theo HĐXX, đại diện cho gia đình ông Vươn tại phiên tòa là ông Vũ Văn Luân (thư ký liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng), đã yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng bồi thường thiệt hại trực tiếp là giá trị quyền sử dụng đất với các khoản chi phí đầu tư, kiến trúc, công trình trên đất… với trị giá hơn 11 tỉ đồng. 

Giá trị thiệt hại gián tiếp khoảng gần 3 tỷ đồng, bồi thường về thu nhập thực tế bị mất sau 5 năm đi kiện, hơn 1 tỷ đồng, thiệt hại về tinh thần của gia đình khoảng 10 tỷ đồng và các thiệt hại khác. 

Tổng số tiền gia đình ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) đòi bồi thường khoảng 40 tỷ đồng.

Tuy nhiên tại phiên tòa, ông Luân cho biết gia đình không đòi cụ thể số tiền tổn thất về tinh thần mà để hai bên tự thỏa thuận. Vì vậy tổng số tiền gia đình ông Vươn đòi bồi thường còn 30 tỷ đồng.

Theo quan điểm của HĐXX, nhận thấy mặc dù quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng quy định của pháp luật nhưng không gây thiệt hại về tài sản của gia đình ông Vươn. HĐXX cho rằng quyết định này chưa làm mất đi giá trị sử dụng đất của gia đình ông Vươn.

Theo HĐXX, diện tích, tài sản trên khu đầm của gia đình ông Vươn vẫn còn nguyên trạng, không bị phá hủy đến trước khi diễn ra cuộc cưỡng chế vào ngày 5-1-2012. Việc tài sản bị thiệt hại trong cuộc cưỡng chế đã được xét xử trong một vụ án hình sự trước đó nên không xem xét trong vụ án này. Kể từ khi ra quyết định thu hồi đất đến nay gia đình ông Vươn vẫn sử dụng diện tích đất này. Vì vậy HĐXX tuyên không có căn cứ để gia đình ông Vươn đòi bồi thường thiệt hại giá trị sử dụng đất và bác yêu cầu này.

Về yêu cầu bồi thường thiệt hại gián tiếp, thiệt hại thu nhập thực tế bị mất… HĐXX tuyên trường hợp của gia đình ông Vươn không nằm trong các trường hợp được quy định trong các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. 

Về thiệt hại tinh thần, HĐXX cũng không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của gia đình ông Vươn.
Về các thiệt hại do thuê luật sư, ủy quyền người đại diện tham gia phiên tòa… HĐXX nhận thấy đây là việc bảo vệ quyền và lợi ích của người khởi kiện nên cũng bác yêu cầu đòi bồi thường.

HĐXX yêu cầu gia đình ông Vươn phải nộp án phí với tổng số tiền hơn 23 triệu đồng.

THÂN HOÀNG
------------------------------------
* Tin bài liên quan:

Giám đốc Công an Hà Nội: Phải tìm bằng được xác bị phi tang!

VNE - 30/10/2013

Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, từ tự thú của bác sĩ Tường và lời khai của nhân chứng độc lập, đủ căn cứ nhận định nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã bị ném xuống sông.

Ngày 29/10, sau một tuần tìm kiếm trong vô vọng xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, người bị ném xuống sông Hồng theo lời khai của nghi can Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường), Giám đốc công an Hà Nội, Nguyễn Đức Chung khẳng định cơ quan điều tra không bỏ cuộc. Hiện vẫn có 10 thợ lặn tìm kiếm xác chị Huyền dọc từ đầu cầu Thanh Trì (Hà Nội) đến cầu Yên Lệnh (Hưng Yên).
Tướng Chung nhận định, đủ cơ sở để tin rằng chị Huyền đã bị ném xuống sông theo lời khai của nghi can Tường. "Chúng tôi có nhân chứng về việc này", ông nói.
Người đứng đầu Công an Hà Nội cho biết, không còn cách nào khác tìm xác nạn nhân ngoài biện pháp mò lặn, thả câu. “Chúng tôi quyết bằng mọi giá phải tìm được xác nạn nhân”, tướng Chung khẳng định.
Ông cho hay theo tổng kết kỹ thuật hình sự thế giới, với người chết đuối thường 5-7 ngày xác sẽ nổi lên, điều này tùy thuộc vào điều kiện thời tiết nóng hay lạnh. Tuy nhiên, với những trường hợp xác bị ném, có thể phải từ 18 đến 25 ngày mới nổi.
Theo một số chuyên gia luật hình sự, tài liệu, chứng cứ của vụ án đủ cơ sở để xác định bị can đã phạm tội Giết người. Do đó, việc phải tìm thấy thi thể nạn nhân không còn là điều kiện bắt buộc.
nc2-6304-1383039213.jpg
Tại khu vực chân cầu Thanh Trì (Hà Nội), người nhà nạn nhân vẫn kiên trì tổ chức tìm kiếm. Ảnh: Hữu Nam
Vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường đã khiến dư luận bàng hoàng bức xúc. Hàng loạt các đơn vị chức năng đã vào cuộc điều tra xác minh vụ việc. Hôm qua, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu Bộ Y tế, ngành y tế Hà Nội xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan và chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến thừa nhận thấy “đau đớn, xót xa và nặng nề” về vấn đề y đức.
Theo lời khai của ông Tường, sáng 19/10 chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường do ông ta làm chủ ở số 45 đường Giải Phóng để hút mỡ bụng và nâng ngực. Sau nhiều tiếng phẫu thuật, đến 16h cùng ngày, thiếu phụ 39 tuổi nặng 49 kg thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh bê nạn nhân ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì vứt phi tang.
Hiện, Tường và Khánh bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi giết người. Bệnh viện Bạch Mai đã đình chỉ công tác với Tường.
Theo điều tra, Tường làm bác sĩ khoa Ngoại chuyên ngành xương khớp, mở Thẩm mỹ viện Cát Tường khoảng 6 tháng, chưa được cấp phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Rộ tin đồn thấy xác nạn nhân bị bác sĩ phi tang 
Nguồn tin của VnExpress cho biết, sáng 29/10 một người dân chài phát hiện bao tải nổi lên mặt sông Hồng, dưới chân cầu Yên Lệnh, giạt về địa phận tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, ông này không vớt lên.
Nghi trong đó có xác chị Lê Thị Thanh Huyền, Trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an Hà Nội Dương Văn Giáp và Phó phòng Cảnh sát đường thủy Nguyễn Văn Cương trực tiếp đến hiện trường kiểm tra. Cả nghìn người dân hiếu kỳ cũng đổ xô về đây.
Tuy nhiên, đến chiều nay, nhà chức trách địa phương đã phủ nhận việc tìm thấy xác chị Huyền tại đây. Lãnh đạo của một đơn vị công an đang phụ trách tìm kiếm xác chị Huyền cũng cho hay chiếc bao tải "không liên quan" vụ án do bác sĩ Tường gây ra.
Nhóm phóng viên

Ì ạch cải cách, môi trường kinh doanh ‘dẫm chân tại chỗ’!

 Cung cấp điện ổn định và thủ tục thuế nhanh gọn vẫn còn là “ước mơ” của các doanh nghiệp. Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 99 về cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy được đánh có nhiều cải cách nhất khu vực nhưng tốc độ cải cách lại ỳ ạch hơn nhiều nước láng giềng nền vị trí của nước ta vẫn “dẫm chân tại chỗ”.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đầy rẫy khó khăn, thoát khỏi khủng hoảng chậm hơn rất nhiều nước thì những nhận định về một môi trường kinh doanh chậm cải thiện hơn người bạn hàng xóm, dường như là điều dễ hiểu.
Hôm 29/10, Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo môi trường kinh doanh năm 2014. Theo đó, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho biết, thứ hạng của Việt Nam tiếp tục giữ số 99 trên tổng số 189 nền kinh tế.
Điện và thuế vẫn bị than phiền rất nhiều. Thống kê của nhóm nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam phải mất 115 ngày để hoàn tất thủ tục cấp điện, đồng thời phải chi mất một khoản tiền tương ứng 17% thu nhập bình quân trên đầu người cho việc mua điện. Đây là lĩnh vực chỉ xếp thứ 156.
Tương tự, ở lĩnh vực thuế, Việt Nam chỉ xếp thứ 149. Các doanh nghiệp mất tới 870 giờ để hoàn thành thủ tục liên quan đến thuế. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thì mất tới 1/3 số ngày làm việc chỉ để thực hiện việc kê khai và nộp thuế. Cùng đó, tổng thuế suất phải đóng trung bình chiếm tới 35% lợi nhuận của doanh nghiệp.
môi trường kinh doanh, thuế, điện, xếp hạng
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI chia sẻ, việc nộp thuế chiếm tới 1/3 thời gian làm việc quả là gánh nặng. Doanh nghiệplớn có thể có chuyên viên riêng. Nhưng với 96% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ thì đây khoản chi phí thời gian lớn. Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giãn nộp thuế trong năm qua nhưng tỷ lệ doanh nghiệp không lãi lại lớn. Tỷ lệ hơn thuế đóng bằng 35% lợi nhuận,cho thấy, gánh nặng thuế phí còn rất lớn.
Câu chuyện thủ tục phá sản doanh nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều doanh nghiệp muốn phá sản lại vấp thủ tục rườm rà và nhiều chủ nợ mất thời gian rất lâu để thu hồi nợ của doanh nghiệp này. Theo nghiên cứu, các doanh nghiệp muốn được “chết” sẽ phải mất 5 năm cùng với khoản chi phí tương ứng 15% giá trị tài sản.
Tuy nhiên, Việt Nam có những lĩnh vực quan trọng khác đã được cải thiện đáng kể. Tiêu biểu là việc cấp phép xây dựng, đứng thứ 29, vay vốn đứng thứ 42, thực thi hợp đồng xếp thứ 46, thương mại quốc tế xếp hạng thứ 65..
Nhóm nghiên cứu bày tỏ, mặc dù có những cải thiện đáng kể nhưng thứ hạng chung vẫn khiêm tốn, xếp hạng vẫn chỉ ở mức trung bình, thậm chí tụt hạng vì nhiều nước cải cách nhanh hơn ta.
Bà Wendy Werner, Giám đốc Chương trình Tư vấn Môi trường Đầu tư khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của IFC, thành viên Nhóm WB nhận định, thực tế thứ hạng của Việt Nam năm nay cho thấy nhiều cải thiện trong nhiều lĩnh vực, nhưng so với các hàng xóm láng giềng, các đối thủ cạnh tranh thì vẫn còn nhiều thua kém.
Bà nhấn mạnh: ‘So với hàng xóm họ tích cực thế nào thì chúng ta còn phải nỗ lực hơn nữa. Việc cải cách các lĩnh vực phải thấy được xu hướng tương lai phải làm gì?”
“Thủ tục thuế phức tạp rườm ra là bài ca trường kỳ của cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam kể từ khi có báo cáo này. Năm nay tệ hơn khi chỉ số xếp hạng xấu đi. Dù các chuyên gia quốc tế nói Việt Nam có cải thiện nhưng vì chậm nên thứ hạng giảm. Sau bao năm, chúng ta vẫn duy trì cách thức nộp thuế gây khó cho doanh nghiệp. Trong khi không có gì khó khăn để sửa mà ta lại không sửa được”, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam bình luận.
Theo Phạm Thị Thu Hằng, báo cáo này được chờ đợi hàng năm để biết Việt Nam đã cải cách được như thế nào và sẽ phải cái cách gì cho năm tới.
“Năm nay, điều quan trọng là qua báo cáo, chúng ta thấy được những khoảng trống cần lấp đầy để môi trường kinh doanh hấp dẫn bền vững hơn”, bà Hằng nói.
Trong 10 lĩnh vực được nghiên cứu, Việt Nam có 5 lĩnh vực, liên quan mật thiết đến đời sống kinh doanh bị xếp hạng “chót” bảng. Trong đó, thấp nhất là chỉ số chỉ số bảo vệ nhà đầu tư xếp thứ 157, liền kề sau đó lĩnh vực tiếp cận điện năng xếp thứ 156. Tiếp sau đó, lĩnh vực nộp thuế và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đều cùng xếp thứ 149 và thủ tục thành lập doanh nghiệp của Việt Nam xếp thứ 109. Hai lĩnh vực cải thiện tốt nhất là cấp phép xây dựng, thứ 29 và vay vốn thứ 42.
Kể từ năm 2005, 96% các nền kinh tế trong khu vực đã thực hiện các cuộc cải cách về quy định kinh doanh thuộc những lĩnh vực mà được báo cáo Môi trường Kinh Doanh đo lường. Tổng số có 216 cải cách diễn ra tại 25 nền kinh tế. Trong năm qua, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách nhất trong khu vực với 21 cải cách, tiếp sau là Trung Quốc với 18 cải cách.
Phạm Huyền

Pics: Đại án tham nhũng nào sẽ ra tòa ngay năm nay?!

VNN - 30/10/2013

Sáng 28/10, Trong báo cáo tới Quốc hội, Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hòa Bình thông báo, 6 trên tổng số 10 vụ đại án về tham nhũng sẽ được đưa ra xét xử trong quý 4 năm 2013.

6 vụ đại án tai tiếng trên khiến dư luận sửng sốt không chỉ bởi quy mô sai phạm lên tới hàng nghìn tỉ đồng mà còn bởi cách thức bòn rút những tưởng chỉ xuất hiện ở... trong phim.
Thua lỗ, nợ nần, dính vào những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,... có lẽ chưa bao giờ người dân cảm thấy quen thuộc với những từ khóa này như hiện nay.
Dương Chí Dũng, tham nhũng, xét xử,Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, cơ quan điều tra, lừa đảo 
Dưới đây là chân dung 6 nhân vật sẽ bị đưa ra xét xử trong thời gian tới:
Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Vinalines
Gắn liền với sự thất bại của Vinalines, cái tên Dương Chí Dũng đã quá quen thuộc.
Sinh năm 1957, ông Dũng từng là Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI toàn quốc.
Dương Chí Dũng, tham nhũng, xét xử,Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, cơ quan điều tra, lừa đảo 
Trước khi về Vinalines năm 2005, ông Dũng từng quản lý Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị cũng thua lỗ nặng.
Nắm giữ chức vụ cao, ông Dũng thực hiện hành vi tham nhũng thông qua việc đội giá các dự án lên gấp đôi, gấp ba so với dự toán ban đầu.
Khi vụ việc bại lộ, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn nhưng bị bắt lại sau đó.
Dương Tự Trọng - Nguyên Phó Giám đốc Công an Hải Phòng
Ông Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, PGĐ Công an Hải Phòng, nguyên phó Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) là em trai của cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng.
Dương Chí Dũng, tham nhũng, xét xử,Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, cơ quan điều tra, lừa đảo 
Thời điểm ông Dũng bị truy nã, đại tá Trọng giữ chức vụ Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng. Sau đó, ông về Hà Nội làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Cơ quan điều tra xác định, sau khi anh trai bị truy nã, ông Trọng đã liên hệ với một số đối tượng thân tín khác, trong đó có cả giang hồ cộm cán, để đưa ông Dũng trốn ra nước ngoài.
Ngoài tội danh giúp tội phạm bỏ trốn, ông Dương Tự Trọng còn bị khởi tố, điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, do làm giả chứng minh nhân dân để khai sinh cho các con ngoài giá thú.
Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch HĐ sáng lập ACB
Từng là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), là cái tên nổi bật trong cả giới tài chính và thể thao.
Việc ông Kiên bị bắt ngày 20/8/2012 khiến thị trường tài chính rúng động. Chứng khoán đã bốc hơi hàng tỉ USD ngay sau đó.
Dương Chí Dũng, tham nhũng, xét xử,Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, cơ quan điều tra, lừa đảo 
4 tội danh chính của ông Kiên bao gồm:
- Kinh doanh trái phép: dù các công ty của ông Kiên không có .
- Cố ý làm trái: bầu Kiên đã chỉ đạo HĐQT của ACB gửi hơn 700 tỉ đồng vào chi nhánh VietinBank Nhà Bè để hưởng lãi suất vượt trần (toàn bộ sau đó bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt).
Ngoài ra, ông Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như và phi vụ lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng
Mới ngoài 30 tuổi, Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, đã từng rất nổi tiếng trên sàn chứng khoán, từng được xem như một trong những đại gia trong giới kinh doanh cổ phiếu OTC những năm 2007-2008.
Bằng cách vay của người này trả cho người kia và trả lãi cao từ 5-7%/tháng, Huỳnh Thị Huyền Như đã huy động hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư tài chính.Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, các khoản thua lỗ ngày càng lớn.
Dương Chí Dũng, tham nhũng, xét xử,Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, cơ quan điều tra, lừa đảo 
Đến tháng 10 năm 2011, Như đã bị khởi tố với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo cơ quan điều tra, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, Như đã lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng.
Tại sao Huỳnh Thị Huyền Như chiếm
Vũ Quốc Hảo - TGĐ Công ty cho thuê tài chính II, Agribank
Năm 2006, Vũ Quốc Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, điều hành công ty cho thuê tài chính II (ALCII).
Trong thời gian làm lãnh đạo tại đây, Hảo cùng đồng bọn đã gây ra vụ tham nhũng động trời có một không hai: Mua một bán lại gấp... 1.300 lần".
Dương Chí Dũng, tham nhũng, xét xử,Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, cơ quan điều tra, lừa đảo 
Theo kết luận điều tra, năm 2003, Vũ Quốc Hảo đã vận chuyển thiết bị lặn Tinro 2 ra Hải Phòng và cố tình để Hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng.
Sau khi hợp pháp hoá được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên công ty Cát Long Hải (công ty sân sau của Hải) thông qua Hoàng Lộc, Tổng giám đốc công ty cổ phần giám định Việt Nam (Vivaco), để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên... 1.300 lần thành 130 tỉ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 10 bị can, bao gồm ông Hảo và những nhân vật trong ban lãnh đạo ALCII.
Riêng Vũ Quốc Hảo được kết luận đã chiếm đoạt 88 tỉ đồng.
Nguyễn Thanh Huyền - nguyên PTGĐ Vifon
Ngày 4/11/2008, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C37) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thanh Huyền (SN 1955), nguyên Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon), để điều tra về hành vi “Tham ô tài sản”, theo điều 278 Bộ luật Hình sự.
Dương Chí Dũng, tham nhũng, xét xử,Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, cơ quan điều tra, lừa đảo 
Theo kết luận điều tra, từ năm 2003 đến năm 2006, lợi dụng việc cổ phần hóa, Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT), Nguyễn Thanh Huyền và một số đối tượng khác đã tiến hành hạch toán sai quy tắc, lập chứng từ thu, chi giả để lấy tiền công quỹ chia nhau.
Theo đó, 290.000 USD đã được đem đi chia thưởng. Riêng bà Huyền được xác định tham ô khoảng 8,1 tỉ đồng.
(Theo Tri thức trẻ)