Nguyễn Phương Uyên
- 20 tuổi - Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn của lớp 10CDTP1, phát thanh viên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
- Nguyên quán: Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận – Việt Nam
- Nguyễn Phương Uyên viết 2 câu thơ này và bị bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước (ĐL 88 BLHX)
Vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng
Tại sao thanh niên yêu nước, chống Tàu lại bị bắt?
Tại sao lại ém nhẹm tinh thần yêu nước?
Tại sao khi loan tin chống lại đồ ăn độc hại của Tàu cũng lại bị bắt?
Công lý ở đâu?
HÃY LÊN TIẾNG!
Mời quí vị ký vào thỉnh nguyện thư đòi trả tự đo cho cô Phương Uyên
http://www.change.org/petitions/free-nguyen-phuong-uyen-now
Những điểm sai trái nghiêm trọng trong thông báo của công an tỉnh Long An:
Cái "thông báo" này được tạo dựng ra một cách cập rập chỉ với mục đích duy nhất là để xoa dịu đối phó với dư luận chứ không thể hợp thức hóa được việc công an đã tùy tiện bắt người một cách sai trái, hoàn toàn không tuân theo qui định của pháp luật.
Thông báo v/v: bắt bi
̣ can để tạm giam.
Xét về mặt pháp lý, không hề có cái gọi là "bắt để tạm giam", đây là một kiểu chơi chử lập lờ đánh lận ngôn ngữ, BLTTHS qui định khi có quyết định khởi tố vụ án và có quyết định khởi tố bị can (tất cả phải được sự phê chuẩn của VKS) lúc đó mới được bắt người và mới là bị can. Cụ thể như trường hợp Dương Chí Dũng đã có quyết định khởi tố vụ án và đã có quyết định khởi tố bắt giam bị can nhưng chưa được sự phê chuẩn của VKS nên chưa có quyền bắt, đến khi được VKS phê chuẩn thì bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn...
Căn cứ vào Điều 71, Hiến pháp năm 1992:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định rất chặt chẻ về việc bắt giử người, cụ thể tại điều 80 quy định mọi hình thức bắt người mà không phải bắt phạm tội quả tang thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
“Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.
Điều 84 quy định bắt buộc phải lập biên bản về việc bắt người cách công khai:
“Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên”.
Điều 85 quy định bắt buộc phải thông báo kịp thời về việc bắt giữ cho những người liên quan:
“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”.
Qua sự việc bé Uyên bị bắt giam giử tại công an phường Tây Thạnh từ ngày 14/10/2012 cùng với 3 người bạn, đến ngày 16/10 khi đem cơm đến công an không nhận, bạn mới gọi báo cho gia đình nhưng sau đó người nhà đến hỏi thì tại đây chối là không có sự việc như vậy... Lần thứ hai khi phát hiện việc tờ giấy bé Uyên viết cho bạn là từ công an phường Tây Thạnh, mẹ bé Uyên một lần nữa đến yêu cầu trả lời làm rõ thì phó và trường công an phường Tây Thạnh mới nhận có bắt giử bé Uyên và đã chuyển đi tỉnh Long An nhưng chỉ nói miệng chứ không hề xác nhận bằng văn bản? Và cuối cùng khi mẹ bé Uyên đến công an tỉnh Long An thì nơi đây mới xì ra cái thông báo này, trong thông báo cố tình nói lập lờ là bắt để tạm giam lại cố tình không ghi ngày bắt (14/10/2012) và cũng hoàn toàn không hề nói đến quyết định khởi tố vụ án cũng như quyết định khởi tố bắt giam bị can, như vậy rỏ ràng trường hợp bé Uyên là bị công an lạm quyền bắt giam một cách tùy tiện mà không hề có quyết định khởi tố bắt giam, có lẽ họ nghĩ rằng gia đình bé Uyên ở nhà quê tỉnh lẽ không am tường pháp luật nhưng khi dư luận trong và ngoài nước đứng về phía nạn nhân cùng lên tiếng (trừ lề phải) thì họ bị động lúng túng, càng lúng túng càng sa lầy liên tục từ sai phạm này đến sai phạm khác.
Nói thêm,
Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng. Dù với tư cách là bị can, bị cáo nhưng họ cũng cần phải được đối xử một cách công bằng, nhân đạo như một con người bình thường,Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, người dân không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Hợp tác với cơ quan công an khác với thú nhận tội. không bao giờ khai báo sai sự thật theo gợi ý, mớm cung hay theo sự ép cung, bức cung.
Xét về mặt pháp lý, không hề có cái gọi là "bắt để tạm giam", đây là một kiểu chơi chử lập lờ đánh lận ngôn ngữ, BLTTHS qui định khi có quyết định khởi tố vụ án và có quyết định khởi tố bị can (tất cả phải được sự phê chuẩn của VKS) lúc đó mới được bắt người và mới là bị can. Cụ thể như trường hợp Dương Chí Dũng đã có quyết định khởi tố vụ án và đã có quyết định khởi tố bắt giam bị can nhưng chưa được sự phê chuẩn của VKS nên chưa có quyền bắt, đến khi được VKS phê chuẩn thì bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn...
Căn cứ vào Điều 71, Hiến pháp năm 1992:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam qui định rất chặt chẻ về việc bắt giử người, cụ thể tại điều 80 quy định mọi hình thức bắt người mà không phải bắt phạm tội quả tang thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
“Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.
Điều 84 quy định bắt buộc phải lập biên bản về việc bắt người cách công khai:
“Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên”.
Điều 85 quy định bắt buộc phải thông báo kịp thời về việc bắt giữ cho những người liên quan:
“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”.
Qua sự việc bé Uyên bị bắt giam giử tại công an phường Tây Thạnh từ ngày 14/10/2012 cùng với 3 người bạn, đến ngày 16/10 khi đem cơm đến công an không nhận, bạn mới gọi báo cho gia đình nhưng sau đó người nhà đến hỏi thì tại đây chối là không có sự việc như vậy... Lần thứ hai khi phát hiện việc tờ giấy bé Uyên viết cho bạn là từ công an phường Tây Thạnh, mẹ bé Uyên một lần nữa đến yêu cầu trả lời làm rõ thì phó và trường công an phường Tây Thạnh mới nhận có bắt giử bé Uyên và đã chuyển đi tỉnh Long An nhưng chỉ nói miệng chứ không hề xác nhận bằng văn bản? Và cuối cùng khi mẹ bé Uyên đến công an tỉnh Long An thì nơi đây mới xì ra cái thông báo này, trong thông báo cố tình nói lập lờ là bắt để tạm giam lại cố tình không ghi ngày bắt (14/10/2012) và cũng hoàn toàn không hề nói đến quyết định khởi tố vụ án cũng như quyết định khởi tố bắt giam bị can, như vậy rỏ ràng trường hợp bé Uyên là bị công an lạm quyền bắt giam một cách tùy tiện mà không hề có quyết định khởi tố bắt giam, có lẽ họ nghĩ rằng gia đình bé Uyên ở nhà quê tỉnh lẽ không am tường pháp luật nhưng khi dư luận trong và ngoài nước đứng về phía nạn nhân cùng lên tiếng (trừ lề phải) thì họ bị động lúng túng, càng lúng túng càng sa lầy liên tục từ sai phạm này đến sai phạm khác.
Nói thêm,
Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng. Dù với tư cách là bị can, bị cáo nhưng họ cũng cần phải được đối xử một cách công bằng, nhân đạo như một con người bình thường,Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, người dân không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Hợp tác với cơ quan công an khác với thú nhận tội. không bao giờ khai báo sai sự thật theo gợi ý, mớm cung hay theo sự ép cung, bức cung.
Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung lên Sài Gòn trong tâm trạng hoang mang đi tìm tung tích của con gái. Trong lúc trao đổi với chúng tôi bà không cầm được nước mắt khi nhắc đến con mình, “ở nhà nó hay dặn tui là không được mua hàng Trung Quốc, sợ tui quên nó còn ghi vào sổ các mã vạch để nhận biết hàng hóa Trung Quốc. Mấy hôm nay cứ cầm cuốn sổ lên là thấy nhớ nó quá. Bà ngoại nó đang nằm cấp cứu vì hở van tim, sợ bà lo tui chỉ nói là nó bận thi nên chưa về được. Giờ không biết phải tìm nó ở đâu
Chúng tôi đưa bà đến phòng
trọ của Phương Uyên, một căn phòng nhỏ khoảng 15m2 nằm trong hẻm đường Dương
Đức Hiền, Quận Tân Phú. Tại đây, chúng tôi gặp em Phương, bạn cùng phòng.
Phương nằm trong số ba bạn cùng phòng bị mời lên công an phường hơn bảy tiếng
ngày 14/10 để điều tra về sinh hoạt của Uyên.
“ Em hỏi Uyên bị tội gì thì
họ không nói, khi cho em về họ dặn không được thông báo về gia đình. Sau đó em
đem cơm lên thì họ không cho gặp”Sau hai ngày thì một người xuống phòng trọ
xuất thẻ ngành tên Phong, công an Thành Phố tịch thu máy ảnh của Uyên và một số
quần áo cá nhân kèm theo bài vở mà Uyên gửi kèm. Phương hỏi tình hình của Uyên
thì được anh Phong cho biết Uyên đang ở cùng với các chị nữ công an, cần
khai thác phục vụ điều tra nên tạm thời chưa về được. Anh Phong để lại số điện
thoại cho Phương và dặn có thông tin gì thì báo cho anh biết.
“ Em hỏi khi nào thì Uyên
mới được thả thì anh Phong nói đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia
đình” Phương kể
Khi được hỏi về Uyên, Phương cho biết “ Em biết Uyên qua việc đăng thông tin tìm người ở ghép, Uyên sống rất hòa đồng, bọn em sống chung một năm rưỡi nay mà không có chuyện gì. Uyên học rất giỏi, anh Phong (an ninh TP) còn khen và lấy làm tiếc khi cầm bảng điểm của Uyên ở Trường”
(Phương Uyên viết trong mẫu
giấy nhờ bạn cùng phòng lấy bài vở để học trong khi bị giam)
Cũng theo những người dân
xung quanh thì khu hẻm thời gian gần đây luôn có những người lạ mặt theo dõi
24/24 nhưng không biết là ai, giờ mới biết là nữ sinh này.Khi hỏi về số điện
thoại của anh Phong để hỏi thăm tin tức thì Phương sợ không dám cho vì anh
Phong có căn dặn. Mẹ Uyên đành ra về và trông chờ một chút xíu lương tâm còn
xót lại của những người mang nhiệm vụ bảo vệ người dân thông báo tung tích của
con gái mình.
Chúng tôi tiễn bà ra sân ga
trong chiều mưa vội vàng, bà tạm gác lại nỗi lo về sự mất tích của con gái để
về lo cho người mẹ mình đang nằm cấp cứu trong một hoàn cảnh khó khăn.
20/10/2012
Paulo Thành Nguyễn