21/10/2012 06:51:40
- Vậy là Giải Nobel về Văn học năm nay được trao cho Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc mà không phải là… thi sĩ Việt Nam. Nghe đâu trước đó, có dư luận ồn ào ta cũng gửi hồ sơ kèm hàng chục ký lô thơ thiền của một tác giả nào đó đi… tranh giải.
Tôi có ông bạn, cũng dân “buôn chữ” với nhau, thường than vãn: “Dạo này tôi phải xa lánh văn vẻ và thơ thẩn ông ạ, lắm lúc còn thấy ghét. Tưởng đó là cảm giác của riêng mình, nhưng không. Hôm ngồi cà phê với gã bạn, nói chuyện mới biết gã cũng cảm giác như tôi. Gã “căm thù” thơ và nhà thơ ra mặt”.
Tôi mới hỏi lý do tại sao. Ông bạn khề khà: “Tôi lúc đầu cũng thắc mắc như ông. Hỏi ra mới biết cái sự “thù hằn” trên của gã bắt nguồn từ vị Tổng biên tập - sếp gã. Sếp thích thơ và thích “mần thơ”, dĩ nhiên đó là cái tốt. Nhưng hoảng nhất là sếp bỏ tiền túi ra nhờ nhà xuất bản in hàng trăm quyển rồi đem tặng cho các anh em trong tòa soạn mình lẫn tòa soạn bạn, sau đó bảo anh em đọc để cảm nhận, rồi bình, rồi viết, rồi gửi bài đăng báo thì... "chuối" hết chịu nổi”. Nói xong, bạn tôi thở dài.
Tôi có ông bạn, cũng dân “buôn chữ” với nhau, thường than vãn: “Dạo này tôi phải xa lánh văn vẻ và thơ thẩn ông ạ, lắm lúc còn thấy ghét. Tưởng đó là cảm giác của riêng mình, nhưng không. Hôm ngồi cà phê với gã bạn, nói chuyện mới biết gã cũng cảm giác như tôi. Gã “căm thù” thơ và nhà thơ ra mặt”.
Tôi mới hỏi lý do tại sao. Ông bạn khề khà: “Tôi lúc đầu cũng thắc mắc như ông. Hỏi ra mới biết cái sự “thù hằn” trên của gã bắt nguồn từ vị Tổng biên tập - sếp gã. Sếp thích thơ và thích “mần thơ”, dĩ nhiên đó là cái tốt. Nhưng hoảng nhất là sếp bỏ tiền túi ra nhờ nhà xuất bản in hàng trăm quyển rồi đem tặng cho các anh em trong tòa soạn mình lẫn tòa soạn bạn, sau đó bảo anh em đọc để cảm nhận, rồi bình, rồi viết, rồi gửi bài đăng báo thì... "chuối" hết chịu nổi”. Nói xong, bạn tôi thở dài.
Trước đó, có dư luận từng cho rằng thơ của tác giả Hoàng Quang Thuận từng được gửi đi để cử giải thưởng Nobel. |
Bạn tôi kể, hồi trước những buổi giới thiệu sách của một tác giả nào đấy bạn tôi vẫn thường hay đến, nghe giới thiệu sách thì ít mà hóng hớt chuyện bên lề thì nhiều. Cuối buổi, thường thì bạn tôi được tặng một cuốn (cũng có khi mua với giá rẻ) kèm theo chữ ký của tác giả.
Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ ở phường mỗi khi sinh hoạt cũng kéo bạn tôi đến bằng được để dự... sinh hoạt. Cuối buổi, nhiều cụ nhét vào tay mình cả tập thơ dày cộp như tiểu thuyết, rồi lắc lắc: “Ông đọc đi nhé, tôi viết đấy, tâm tình gửi hết vào thơ đấy. Thơ là người mà. Ông đọc rồi viết bài đăng lên báo cho tôi nhé…”.
Quả thực rất khó xử, thơ các cụ thế nào thì biết rồi, khỏi cần phải đọc. Thành thử đành phải lấy thêm ít thông tin hoạt động của phường rồi viết dạng cổ xúy phong trào như mô hình sinh hoạt độc đáo, tổ dân phố văn hóa, tấm gương người cao tuổi,... rồi “đá” vào đó dăm vần thơ của các cụ để các cụ khỏi thấy tự ái. Sách thơ, truyện cầm về bỏ lăn lóc trên bàn, trên nóc tủ. Nhiều hôm khó ngủ lấy ra đọc vài trang rồi chán, lại ném đấy.
Cũng theo ông bạn, sáng tác đã chán, đội ngũ phê - bình (luận, loạn, phẩm) hiện nay lại càng chán. Vào mấy trang chuyên về văn nghệ hay blog đọc thấy toàn kiểu bình như bạn bè nể nương mà khen nhau. Đôi lúc cố tìm một bài phê bình ấn tượng mà khó quá.
Nhân tiện bạn tôi kể: “Hôm rồi đi họp báo, đến muộn, ngồi bàn cuối. Lăng quăng thế nào ngồi cạnh một gã cũng hay viết phê bình văn học kiêm hội họa. Lúc họp xong đi uống nước, tôi nói đến chuyện phê bình văn nghệ, gã thản nhiên: “Phê bình ấy à? Nhiều loại lắm. Loại thứ nhất là phê xong rồi bình, loại thứ hai là bình xong rồi phê, loại thứ ba là vừa bình vừa phê, loại thứ tư là không biết gì về nghệ thuật nhưng vẫn cố phê bình để giải quyết khâu… oai. Ngoài ra còn một loại nữa, loại này khá phổ biến hiện nay, đó là: nghệ thuật phê bình” . Mình và gã nhìn nhau, cười trừ”.
Quả thực rất khó xử, thơ các cụ thế nào thì biết rồi, khỏi cần phải đọc. Thành thử đành phải lấy thêm ít thông tin hoạt động của phường rồi viết dạng cổ xúy phong trào như mô hình sinh hoạt độc đáo, tổ dân phố văn hóa, tấm gương người cao tuổi,... rồi “đá” vào đó dăm vần thơ của các cụ để các cụ khỏi thấy tự ái. Sách thơ, truyện cầm về bỏ lăn lóc trên bàn, trên nóc tủ. Nhiều hôm khó ngủ lấy ra đọc vài trang rồi chán, lại ném đấy.
Cũng theo ông bạn, sáng tác đã chán, đội ngũ phê - bình (luận, loạn, phẩm) hiện nay lại càng chán. Vào mấy trang chuyên về văn nghệ hay blog đọc thấy toàn kiểu bình như bạn bè nể nương mà khen nhau. Đôi lúc cố tìm một bài phê bình ấn tượng mà khó quá.
Nhân tiện bạn tôi kể: “Hôm rồi đi họp báo, đến muộn, ngồi bàn cuối. Lăng quăng thế nào ngồi cạnh một gã cũng hay viết phê bình văn học kiêm hội họa. Lúc họp xong đi uống nước, tôi nói đến chuyện phê bình văn nghệ, gã thản nhiên: “Phê bình ấy à? Nhiều loại lắm. Loại thứ nhất là phê xong rồi bình, loại thứ hai là bình xong rồi phê, loại thứ ba là vừa bình vừa phê, loại thứ tư là không biết gì về nghệ thuật nhưng vẫn cố phê bình để giải quyết khâu… oai. Ngoài ra còn một loại nữa, loại này khá phổ biến hiện nay, đó là: nghệ thuật phê bình” . Mình và gã nhìn nhau, cười trừ”.
Cần những người dám sống, dám viết, dám tìm tòi những cái mới cho trang viết của mình. |
Bạn tôi thật thà tâm sự: “Cũng lâu rồi tôi ghét những vần thơ tao nhã, những truyện rặt đạo đức. “Đạo đức” nhiều quá rồi, đọc truyện và thơ là để giải trí cho đỡ xì-choét mà đến truyện cũng “đạo đức” nữa thì vứt. “Đạo đức” đậm đặc, đạo đức có mặt khắp chốn, len lỏi đến từng xó xỉnh ngóc ngách. “Đạo đức” khiến người ta chết ngạt vì nó toàn là… đạo đức giả”.
Bạn tôi còn bảo: “Văn học cũng không ngoại lệ ông ạ. “Cái áo đạo đức khoác lên bề mặt câu chữ càng dày thì cái đạo đức của người cầm bút càng mỏng”, một nhà văn gạo cội có tiếng trong làng văn, trong một lần ngồi trò chuyện đã nói với tôi như thế. Nghĩ mà phát hoảng”.
Một lúc, bạn tôi lại quay sang nói chuyện thơ. Bạn kể, vẫn giữ thói quen như xưa, nghĩa là hay lang thang trên mạng để tìm đọc những bài thơ “ngồ ngộ” (chả biết dùng từ thế có đúng không nữa) và những lời bình cũng “ngồ ngộ”.
Bạn tôi còn bảo: “Văn học cũng không ngoại lệ ông ạ. “Cái áo đạo đức khoác lên bề mặt câu chữ càng dày thì cái đạo đức của người cầm bút càng mỏng”, một nhà văn gạo cội có tiếng trong làng văn, trong một lần ngồi trò chuyện đã nói với tôi như thế. Nghĩ mà phát hoảng”.
Một lúc, bạn tôi lại quay sang nói chuyện thơ. Bạn kể, vẫn giữ thói quen như xưa, nghĩa là hay lang thang trên mạng để tìm đọc những bài thơ “ngồ ngộ” (chả biết dùng từ thế có đúng không nữa) và những lời bình cũng “ngồ ngộ”.
“Ngồ ngộ” vì chẳng biết hay dở thế nào, nhưng chắc là đọc xong người ta cũng chưa đến mức bị... ngộ độc. Những bài viết “găng găng” một tí, “khang khác” một tí, chanh chua một tí, sắc lẹm một tí và đôi khi cũng cần… “khốn nạn” một tí! Miễn đừng có “đạo đức” quá.
Một cây bút nữ trong làng thơ có lần đã từng thổ lộ, đại ý: “Những bài thơ đủ để cho những thằng đàn ông đang cương, đọc xong ỉu xìu như đỉa phải vôi, lắm kẻ cao chạy xa bay, không dám quay lại lần 2; hay những em gái luôn tự tin với thân hình khuôn vàng thước ngọc lẫn cái học vấn cao vất vưởng ngọn tre làng, vào đọc xong cũng thấy mình hóa thành những Thị Nở, Thị Màu bên cạnh cái ao rau bèo ngàn năm”...
Nói chung, hãy để cho độc giả đọc xong còn vương vấn lại chút gì đó, dù rất ít, nhưng cũng đã tìm thấy con người, cảm xúc thực của mình trong đấy”, bạn giải thích.
“Cần những người dám viết ông ạ. Và càng cần hơn những người dám “lột quần áo” cho câu chữ, bắt câu chữ… nuy. Người ta đang nuy nhiều lắm. Nuy từ sàn catwalk cho đến ngoài đường. Nuy dạo phố, nuy trong quán ăn, nuy trong rạp hát, nuy cả những nơi vốn tôn nghiêm “sặc mùi nước hoa” giáo lễ... Cả xã hội hoa mắt quay cuồng vì ngợp "màu nuy".
Nhưng cái “mặt nạ đời” thì chẳng ai chịu cởi bỏ. Sao không nuy cả trái tim? Và với thơ, sao lại không, dù chỉ một lần, nuy cho những câu chữ lẫn ý tưởng nhỉ?!...”, bạn tôi cười chua chát.
Lúc ra về, bạn tôi còn bảo: “Tôi cá với ông là nếu không chịu tìm tòi đổi mới, cứ giữ cách sáng tác thơ văn như hiện nay, dù có cả tấn thơ như ông thi sĩ nào đó của ta từng làm thơ thiền đem đi dự giải thì cũng đừng bao giờ mơ đến việc tranh giải Nobel. Còn tiếc dài dài…”.
Tuấn Linh - Đỗ Văn
Một cây bút nữ trong làng thơ có lần đã từng thổ lộ, đại ý: “Những bài thơ đủ để cho những thằng đàn ông đang cương, đọc xong ỉu xìu như đỉa phải vôi, lắm kẻ cao chạy xa bay, không dám quay lại lần 2; hay những em gái luôn tự tin với thân hình khuôn vàng thước ngọc lẫn cái học vấn cao vất vưởng ngọn tre làng, vào đọc xong cũng thấy mình hóa thành những Thị Nở, Thị Màu bên cạnh cái ao rau bèo ngàn năm”...
Nói chung, hãy để cho độc giả đọc xong còn vương vấn lại chút gì đó, dù rất ít, nhưng cũng đã tìm thấy con người, cảm xúc thực của mình trong đấy”, bạn giải thích.
“Cần những người dám viết ông ạ. Và càng cần hơn những người dám “lột quần áo” cho câu chữ, bắt câu chữ… nuy. Người ta đang nuy nhiều lắm. Nuy từ sàn catwalk cho đến ngoài đường. Nuy dạo phố, nuy trong quán ăn, nuy trong rạp hát, nuy cả những nơi vốn tôn nghiêm “sặc mùi nước hoa” giáo lễ... Cả xã hội hoa mắt quay cuồng vì ngợp "màu nuy".
Nhưng cái “mặt nạ đời” thì chẳng ai chịu cởi bỏ. Sao không nuy cả trái tim? Và với thơ, sao lại không, dù chỉ một lần, nuy cho những câu chữ lẫn ý tưởng nhỉ?!...”, bạn tôi cười chua chát.
Lúc ra về, bạn tôi còn bảo: “Tôi cá với ông là nếu không chịu tìm tòi đổi mới, cứ giữ cách sáng tác thơ văn như hiện nay, dù có cả tấn thơ như ông thi sĩ nào đó của ta từng làm thơ thiền đem đi dự giải thì cũng đừng bao giờ mơ đến việc tranh giải Nobel. Còn tiếc dài dài…”.
Tuấn Linh - Đỗ Văn