THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 December 2011

Trung Quốc đóng vai trò gì trong chính quyền Khmer Đỏ?


Ảnh The Today News.com

Trong khi những phiên toà của những cựu lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ đang tiếp diễn, những tranh luận đang căng thẳng về việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã biết gì về một dự án cưỡng bức lao động quan trọng

Trên một vùng đất rộng 300 héc ta tại một khu vực hẻo lánh miền trung Cambodia, một đường băng rộng lớn có khả năng chịu đựng những chiếc máy bay ném bom nặng nhất đang nằm bỏ hoang. Là một tàn dư của cuộc Chiến tranh Lạnh, đường băng dài 1,4 ki lô mét hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên nó vẫn là trọng tâm của một trò nhạo báng vĩ đại.

Ey Sarih biết rất rõ về nó và từng đứng gác tại cổng sân bay này trong hơn 20 năm. Hiện đã 46 tuổi, ông có ba con và vợ ông đang bán một hàng nước nhỏ bên đường. Và ông nhớ rất rõ về những người Khmer Đỏ và những gì họ từng làm ở đây.

"Đa số những công trình ở đây đã được thực hiện vào năm 1978," ông nói."Rồi họ giết rất nhiều người. Họ xứng đáng bị đưa ra trước toà."

Tại thủ đô, toà án xét xử Khmer Đỏ đã bị ảnh hưởng sau một năm đầy tranh cãi, nhưng với ba thành viên cao cấp nhất còn sống sót đang đứng trước vành móng ngựa về tội ác chống lại loài người như một phần của Vụ án 002. Những truy tố về tội diệt chủng, giết người và tra tấn sẽ được đưa ra sau.

Những tiết lộ mới nhất cho biết rằng những thành viên của Ban Chấp hành quan trọng đã thường xuyên đến thăm viếng khu vực sân bay, nơi Khieu Samphan, cựu chủ tịch nước, đã hối thúc nhân công làm việc chăm chỉ hơn nữa.

Có vài ước đoán về việc có bao nhiêu người đã được điều động đến làm việc tại đây, nhưng nguồn tin của toà đưa ra là 30 nghìn người. Những người bị đưa đến đây để xây dựng đường băng, đường xá đi lại, tường cản và và một đài không lưu mà đến nay vẫn có thể sử dụng được. Nhưng điều kiện sống của những người lao động được cho là vô cùng khắc nghiệt đến nỗi nhiều người muốn tự sát, lao người vào gầm xe tải. Treo cổ, trầm mình và uống thuốc độc cũng được lao công sử dụng để tự sát. Và rồi hầu như toàn bộ những người còn sống sót đến cuối năm 1978 đều đã bị giết.

Ey Sarih nói rằng những người chết được chôn chung quanh sân bay và tại ngọn núi gần đấy, nơi có những đường hầm bí mật được đào để chứa kho hậu cần và máy tính của Trung Quốc kết nối đến đài không lưu.

Đương nhiên là tội ác này là một phần của tội ác còn tàn bạo hơn. Có từ 1,7 triệu đến 2,2 triệu người đã chết dưới thời của bạo quyền Pol Pot từ tháng Tư 1975 đến tháng Giêng 1979. Đấy là những tháng ngày đen tối nhất của cuộc chiến Cambodia dài 30 năm và đã chấm dứt vào năm 1998, khi những nỗ lực khởi động toà án tội phạm chiến tranh đã tiến triển phần nào.

Bắc Kinh đã biết được bao nhiêu về những tội ác đã xảy ra vẫn còn là đề tài tranh cãi nhiều trong giới nghiên cứu và những nhà phân tích quân sự. Trung Quốc đã không nói gì về sân bay này hoặc sự hậu thuẫn của họ đối với Khmer Đỏ, ngoại trừ việc tuyên bố rằng toà án truy tố những lãnh đạo còn sống của Khmer Đỏ là công việc nội bộ của Cambodia.

Vào thời gian ấy, Trung Quốc cũng có những khó khăn riêng. Trong những năm 1970, cuộc Cách mạng Văn Hoá đang ở đỉnh cao, và giới lãnh đạo Bắc Kinh đang trong tình trạng hỗn loạn sau cái chết của Mao Trạch Đông vào tháng Chín 1976. Nhân vật duy nhất được xem là đủ quyền lực để can thiệp là Đặng Tiểu Bình đã bị trục xuất về miền quê. Đặng quay về và nắm quyền điều khiển Trung Quốc vào tháng Mười hai 1978, cùng tháng ấy Việt Nam đã tấn công và lật đổ chính quyền Pol Pot. Bắc Kinh, đang ủng hộ Khmer Đỏ, đã trả đũa bằng cách phát động một chiến dịch tấn công biên giới phía bắc Việt Nam.

Sân bay này đã có thể cho phép Trung Quốc sắp xếp những phi vụ đánh bom tầm ngắn vào miền nam Việt Nam và một số nhà phân tích quân sự cho rằng tình trạng sắp hoàn tất của nó chắc chắn đã nằm trong suy nghĩ của Hà Nội và là một phần nguyên nhân của việc đánh chiếm Cambodia.

Ey Sarih nói rằng lý do đường băng được xây dựng là vấn đề mà Văn phòng Đặc biệt của Toà án Cambodia (ECCC) cần thiết lập, mặc dù ông bổ xung rằng "Người Trung Quốc đến đây xây sân bay để tham chiến."

Các học giả cho rằng có ít nhất 5 nghìn người Trung Quốc dưới danh nghĩa kỹ thuật viên và đã làm việc cho chính quyền Kampuchea Dân chủ như những cố vấn cho Pol Pot và Ban Chấp hành của ông. Trung Quốc là quốc gia duy nhất đã có hiện diện đáng kể ở đây, và những người chỉ trích cho rằng đây là một mối nhục quốc gia.

Những người khác cũng cho rằng vai trò của Trung Quốc đã kích thích đối thủ là Nhật Bản tài trợ hầu hết cho toà án, vốn đã tốn gần 150 triệu Mỹ kim kể từ năm 2006, khi những điều tra ban đầu được khởi sự.

Cơ quan ECCC yêu cầu phải truy tố những ai có trách nhiệm nhất, vì thế nó đã chú trọng vào những thành viên còn sống sót của Ban Chấp hành – Khieu Samphan, nhà tư tưởng chủ chốt Nuon Chea và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary – người đã soạn thảo và thực thi những chính sách nhà nước.

Vợ của Ieng Sary và là cựu Bộ trưởng Nội vụ Ieng Thrith cũng đã bị truy tố nhưng đã được xét là không đủ khả năng hầu toà vì bệnh mất trí. Bà vẫn bị giam giữ trong khi bác sĩ tiến hành những thử nghiệm. Năm cựu Khmer Đỏ khác cũng đã bị đề nghị truy tố và những cuộc điều tra đang tiếp diễn.

Trong những tuần qua, Ieng Sary và Khieu Samphan đã im lặng trong khi Nuon Chea và một cố vấn Khmer Đỏ cao cấp là Long Norin đã đưa ra những bằng cớ. Nuon Chea có vẻ thích thú làm trọng tâm của sự chú ý và giữ nguyên bào chữa từ lâu của mình rằng Việt Nam là nước chịu trách nhiệm cho tất cả những cái chết.

Ông cũng đã cho rằng bí danh Anh Hai của mình thì không chính xác và nó làm ông "trông có vẻ quá to lớn" và rằng chẳng ai trong những người lãnh đạo cao cấp chịu trách nhiệm về việc trục xuất người dân ra khỏi Phnom Penh hoặc các thành phố khác để biến họ thành nô lệ trong các trại lao động, như công trình sân bay trên ở Kampong Chhang.

Tuy nhiên, Nuon Chea đã tìm cách biện hộ cho chính sách này bằng cách nói rằng những thành phố đầy đĩ điếm, bợm nhậu, con bạc và những kẻ hưởng thụ chẳng khác gì thành phố Sodom trong kinh thánh, trong khi đất nước đang cần nông dân. Ông đã làm những vị sư Phật giáo đang theo dõi phiên toà phải kinh hoảng khi nói rằng Khmer Đỏ không bao giờ tìm cách loại bỏ tôn giáo, và tuyên bố rằng Khmer Đỏ qua việc thanh trừng đại trà trong đảng, đã tự phá hoại mình.

Tuy nhiên trong điểm thứ hai, ông nói thêm rằng "Một số người có thể cải tạo được trong khi những người khác thì không… cách mạng chuyên xây dựng lực lượng chứ không phá huỷ ngoại trừ những hoàn cảnh khi con người sau nhiều đợt cải tạo và xây dựng vẫn không thể cải tạo và chuyển hoá được."

Cơ quan ECCC đã đối diện với chỉ trích mạnh mẽ trong việc điều hành những cuộc điều tra và việc bổ nhiệm nhân viên quốc tế cũng như địa phương. Nó cũng được cho là phiên toà khó khăn nhất kể từ Nuremberg. Tuy thế, bên cạnh chiếc cổng của sân bay bỏ hoang tại Kampong Chhang, Ey Sarih nói rằng toà án xứng đáng với chi phí đã dùng và ông đã sung sướng khoe những tài liệu của ECCC, giải thích về thành phần và trách nhimệ của toà án.

"Nhiều, rất nhiều người đã chết, và họ xứng đáng bị đưa ra toà," ông nói về những bị cáo. "Giờ đây con tôi đang học tất cả những chuyện này ở trường và như thế rất tốt."

Cho đến hôm nay, có hơn 100 nghìn người Cambodia đã đổ về ECCC để tận mắt chứng kiến quá trình xử án. Và còn có vô số thời gian để mọi người xem diễn tiến phiên toà – những luật sư bào chữa nói với The Diplomat rằng họ tin phiên toà hiện tại sẽ kéo dài thêm hai năm nữa.

Bản Anh ngữ: The- diplomat.com

Tổng thống Nga Medvedev kêu gọi thay đổi chính trị


18/12/2011 15:22:33
Theo Reuters, sau các cuộc biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) ngày 4/12, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 17/12 khẳng định cấu trúc chính trị của nước Nga đã "kiệt sức" và cần phải thay đổi. 
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Dmitry Medvedev. Ảnh: AP
Tổng thống Dmitry Medvedev. Ảnh: AP
Phát biểu tại cuộc gặp các thành viên Đảng Nước Nga Thống nhất ngày 17/12, ông Medvedev nói: "Rõ ràng chúng ta sẽ có một giai đoạn phát triển mới trong hệ thống chính trị của mình. Không nên bỏ qua điều này. Nó đã bắt đầu rồi. Và nó bắt đầu không giống như kết quả của một vài cuộc biểu tình, vốn chỉ là biểu hiện bên ngoài của sự bất mãn trong dân chúng, mà bắt đầu vì mô hình cũ vốn phục vụ chúng ta một cách trung thành, trung thực, được tất cả chúng ta bảo vệ trong những năm qua đã kiệt sức theo nhiều cách."

Hôm 10/12, hàng chục nghìn người ở Mátxcơva và hàng nghìn người ở các thành phố khác trên khắp nước Nga đã biểu tình đòi chấm dứt sự thống trị của Thủ tướng Vladimir Putin và tiến hành lại cuộc bầu cử Duma Quốc gia.

Đây là cuộc biểu tình lớn nhất của phe đối lập kể từ khi ông Putin nắm quyền 12 năm trước.
 
(Theo TTXVN)

Đề nghị các nước cho ngư dân lên đảo tránh bão


18/12/2011 15:08:02

 - Đêm 17/12, cơn bão nhiệt đới Washi đã đi vào vùng biển phía Đông Nam biển Đông với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, cấp 11, đe dọa an toàn vùng biển phía Nam.

TIN LIÊN QUAN

Bão Washi tàn phá Philippines. Ảnh: Reuters
Bão Washi tàn phá Philippines. Ảnh: Reuters
Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp giao ban khẩn với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương nhằm chỉ đạo, chuẩn bị các biện pháp ứng phó cơn bão số 7. 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tập trung ứng phó với bão trên biển. Các lực lượng chức năng khẩn trương kêu gọi, kiểm đếm tàu thuyền. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao soạn thảo công hàm cho các quốc gia lân cận, tạo điều kiện cho ngư dân lên đảo trú tránh bão.

Các lực lượng trên biển sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn, nhanh chóng thông báo, kêu gọi tất cả số tàu thuyền đang hoạt động trên khu vực quần đảo Trường Sa, các tàu thuyền hoạt động từ vùng biển Quảng Trị xuống phía Nam khẩn trương tìm điểm trú, tránh an toàn. Các tàu thuyền khu vực dự báo bão đi qua chạy thẳng xuống phía Nam để tránh gió mạnh.

Phó Thủ tướng lưu ý tránh tâm lý  chủ quan, nhất là khi tàu thuyền khu vực phía Nam chủ yếu là loại nhỏ, ít kinh nghiệm chống bão như tàu miền Trung và khu vực này ít có đảo trú, tránh. Trên đất liền, cũng cần cảnh giác đề phòng mưa kèm bão gây thiệt hại.

Theo thống kê chưa đầy đủ, khu vực Trường Sa hiện có 255 tàu với 2.855 người đang hoạt động, khu vực gần bờ có 32.833 tàu đang hoạt động. Hiện đã có một số thiệt hại ban đầu khi 1 tàu Phú Yên bị chìm trên đường chạy tránh gió, 1 tàu khác đang neo đậu bị sóng đánh chìm.

Hiện các lực lượng chức năng đã thông báo kêu gọi được 43.532 tàu/220.099 người trên biển.

Trong khi đó, theo thông tin mới nhất từ các cơ quan chức năng Philippines, tính đến chiều 17/12, cơn bão nhiệt đới Washi đã cướp đi mạng sống của 180 người và khiến gần 400 người mất tích trong các trận lũ quét.

Người phát ngôn quân đội đảo Mindanao nơi cơn bão tràn qua, Đại tá Leopoldo Galon, cho biết đã tìm thấy 97 thi thể ở khu vực cảng chính của thành phố Cagayan de Oro và 75 thi thể tại một cảng khác ở thành phố Iligan lân cận. Chỉ riêng ở hai thành phố này, số người mất tích đã lên tới 375 người.


Cũng theo Đại tá Galon, quân đội đã huy động máy xúc, tàu thuyền và trực thăng cứu được khoảng 2.000 người ở cảng Cagayan de Oro. 15 người khác bị sóng cuốn ra ngoài khơi cảng Iligan cũng đã được cứu sống.

 

Chiều mai bão số 7 ở trên khu vực đảo Trường Sa

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn TƯ, hồi 13h ngày 18/12, vị trí tâm bão số 7 (Washi) cách quần đảo Trường Sa khoảng 500 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13h ngày 19/12, vị trí tâm bão ở trên khu vực quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo khoảng 440km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Nam và Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi qua khu vực quần đảo Trường Sa và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13h ngày 20/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Côn Đảo khoảng 290km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh ở khu vực Giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, có mưa rào và dông mạnh. Biển động mạnh; Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy. Vùng biển ngoài khơi Trung Bộ và khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh.

TH

Hà Nội: Ô tô Mercedes bất ngờ bốc cháy dữ dội


18/12/2011 16:10:21

 - Đang lưu thông trên đường Nguyễn Xiển, chiếc Mercedes-Benz E300, bất ngờ bốc cháy, khiến người đi đường hốt hoảng.

Vào hồi 14h chiều nay, 18/12, chiếc xe Mercedes-Benz E300 mang BKS: 29M-3345, đang lưu thông trên đường Nguyễn Xiển theo hướng Nguyễn Hữu Thọ đoạn thuộc xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội), bất ngờ bốc cháy dữ dội, khiến người dân khu vực cũng như người đi đường hoảng hốt.

Phần nguyên vẹn nhất còn lại của chiếc xe
Phần nguyên vẹn nhất còn lại của chiếc xe

 

Một số người dân, chứng kiến vụ việc cho biết, vào khoảng thời gian kể trên, chiếc này đang chạy trên đường, bỗng nhiên dừng lại và thấy 4 người lao ra khỏi xe.

Sau đó, chiếc xe bốc cháy dữ dộ và phát ra tiếng nổ khá lớn. Người dân địa phương cùng người đi đường mang nước dập lửa nhưng không ngăn chặn được đám cháy.

Anh Ngô Văn Linh (50 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Chiếc xe này đăng ký từ năm 2001 và tôi mua lại năm 2006. Bốn anh em tôi đang đi xuống Nam Định, đến đoạn đường này có một người đi đường bảo xe bốc khói. Chúng tôi hoảng hồn chạy ra khỏi xe thì thấy lửa bùng phát rất mạnh ở phần đầu xe".

Tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy, chiếc xe chỉ còn lại bộ khung và hai bánh xe phần bên phải. Tuy nhiên bánh trước bị cháy khá mạnh còn bánh sau thì bị lửa đốt sém. Cùng với đó là bức tường của công trường xây dựng đường vành đai 3 và cây xanh bên đường bị thiêu rụi. 

Vụ hỏa hoạn này không gây thại về người, tuy nhiên khiến giao thông ách tắc cục bộ gần 1 tiếng.

 

Dưới đây là hình ảnh chiếc xe sau vụ cháy:

 

 
 
 
 
 

 

Tiến Dũng

World Bank cho Việt Nam vay 457 triệu đô la


Hội đồng quản trị Ngân Hàng Thế Giới, World Bank, hôm nay phê chuẩn khoản tín dụng trị giá 457 triệu đô la Mỹ cho Việt Nam.

RFA

Bộ Tài Chính Việt Nam

Tin cho biết khoản tín dụng vừa nói được sử dụng cho các mục tiêu sau. Trước hết để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại ba thành phố Lào Cai, Phủ Lý và Vinh với nguồn tín dụng 210 triệu đô la. Nguồn tín  dụng 97 triệu đô la dành cho dự án giúp chính phủ tăng cường khả năng tiếp cận của các cộng đồng dân cư nông thôn với các thị trường, các cơ hội kinh tế phi nông nghiệp và dịch vụ xã hội. Nguồn tín dụng 150 triệu đô la còn lại dành cho dự án hỗ trợ giảm nghèo thứ 10 tại Việt Nam với mục tiêu duy trì động lực cải cách cần thiết đưa Việt Nam trở nên nước có mức thu nhập trung bình.

Khoản tín dụng 457 triệu đô la Mỹ của World Bank vừa chuẩn thuận cho Việt Nam vay có thời gian trả nợ là 25 năm. Năm năm sau khi các dự án triển khai là đến thời điểm bắt đầu trả nợ.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hội chứng "vãi luyện" và "cháu chú nhanh"


Khoai Lang (danlambao) - Khác với lê văn luyện, ông Nhanh là đại diện cho pháp luật. Luật do bầy của ông đưa ra, và ông thay mặt bầy đó làm luật! Cũng không phải ngẫu nhiên khi trên mạng tràn lan câu "Ra đường gặp công an bảo là cháu chú Nhanh – gặp giang hồ nói là em anh luyện".

*

Có lẽ chẳng ai ở đây còn xa lạ với cái tên lê văn luyện (tôi không muốn viết hoa cái tên này) – sát thủ giết người gây chấn động dư luận 1 thời. Đó chính là sản phẩm được sinh ra khi Việt Nam được cai trị bởi đảng cộng sản. Nó chính là minh chứng rõ nét nhất cho một xã hội suy đồi đạo đức trầm trọng đến báo động. Trước kia nếu giết một con trâu, có thể bị thế mạng. Ngày nay giết cả nhà – ghê tởm nhất là giết một em bé 18 tháng tuổi – chỉ bị 18 năm tù! Sự cổ hủ và bảo thủ của pháp luật Việt Nam, và sư lăng xê quá mức của các báo lề phải, vô tình làm cho nó nổi tiếng. Các báo liên tục đưa tin, làm cho ai cũng biết. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là giới trẻ! Và rồi từ điển của họ lai sinh ra 1 từ mới "vãi luyện". Không hiểu cái từ này có ý nghĩa gì. Nhưng dám chắc nó nói về sự ghê tởm và khinh bỉ cho nguồn gốc từ vựng này. Cái từ này đại diện cho sự tàn ác, sự cổ hủ của pháp luật, và thể hiện cho thực trạng đạo đức xuống dốc trâm trọng ở Việt Nam ngày nay. 

Song song với nó – không phải đối lập, là cụm từ mới "cháu chú nhanh". 

Nguồn gốc của cái cụm từ "cháu chú nhanh" cũng xuất phát từ 1 con người – Nguyễn Đức Nhanh – giám đốc công an Hà Nội

Khác với lê văn luyện, ông Nhanh này là đại diện cho pháp luật. Luật do bầy của ông đưa ra, và ông thay mặt bầy đó làm luật! Cũng không phải ngẫu nhiên khi trên mạng tràn lan câu "Ra đường gặp công an bảo là cháu chú Nhanh – gặp giang hồ nói là em anh luyện". 

Một người làm quan, cả họ được nhờ. Cái này chẳng bao giờ sai. Trong thời kì "quá độ lên xã hội chủ nghĩa" này thì càng đúng! Ông trung tướng này là giám đốc công an thủ đô, tất nhiên bạn bè, người thân họ hàng ông ta sẽ dựa hơi quan rồi. Mặc dù cái hơi này hơi thối, nhưng cũng làm cho lắm kẻ xanh mặt! Cái văn hóa dựa hơi này tồn tại và diễn ra hàng ngày, trên mọi vấn đề, mọi nơi mọi lúc. 

Hiện tượng quái xế liên tục tự xưng là "cháu chú nhanh" mà mấy hôm nay báo chí đưa tin là minh chứng rõ ràng cho điều này. Theo như ông tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình, thì đó chính là "văn hóa tiểu nông cố hữu của người Việt Nam. Họ thích ra oai hoặc sĩ diện khi nhận là con cháu ông này ông kia..". Thật buồn cười cho ông khi lấy cái bằng tiến sĩ xã hội học. Thưa ông, nếu quái xế đó không phải là người quen của ông Nhanh, người đó có dám tư nhận là "cháu chú nhanh" không? Và có quen đi chăng nữa, có dám nói "cháu chú nhanh" khi ông Nhanh không đồng ý "bảo kê"? Ông đừng có nói là "thích ra oai" nhé. Ở cái đất nước này, ai cũng biết được cái hậu quả khi động chính quyền nhé, nhất là động tới công an! Chẳng ai ngu vì thích ra oai hay sĩ diện mà tư nhận là con cháu cán bộ cao cấp đâu. Thích ra oai và sĩ diện để đổi lấy cháo bệnh viện hoặc cơm tù thì chẳng ai dám đâu tiến sĩ ạ! Còn vì sao quái xế bị bắt và đưa lên báo mấy vụ như thế, chẳng qua là màn đấu đá, dằn mặt lẫn nhau của nội bộ các bác mà thôi. Kiểu như băng nhóm xã hội đen giành nhau bảo kê quán bia ôm hay lãnh địa làm ăn thôi mà. Khi lợi ích băng nhóm bị xâm hại, tất có giành giật và xâu xé. 

Đó là chuyện dân, còn cán bộ, có văn hóa dựa hơi thế không? Tất nhiên, là cái nguồn xì ra hơi thối này nên thối hơn rồi! Ông quan địa phương dựa hơi ông thuyện, ông huyện lại mượn hơi ông tỉnh. Rồi ông tỉnh cũng lấy danh nghĩa ông nào đó ngoài bộ ngoài trung ương mà leo len leo xuống. Thế nên cái hơi thối đấy lan truyền và phát triển trong đội ngũ các quan, vừa nhanh, vừa mạnh! 

Cũng là cán bộ cao cấp nào đó ở Việt Nam, hít hơi cán bộ China rồi quay lại dằn mặt cán bộ nước mình. Thế thôi, cái văn hóa cộng sản mà! 

Nhưng hít cũng nên hít cẩn thận nhé các cán bộ. Hít đúng lúc China khó tiêu thì hơi mệt. China nó ham ăn lại ăn nhiều, nên khó tiêu cũng thường xuyên đấy! 

Ông Nhanh, thì cũng ngang hàng với lê văn luyện mà thôi. Cả 2 đều đại diện cho sự mục rữa văn hóa và đạo đức. Những cá thể này, giải pháp duy nhất, là loại bỏ! 


Ngược đãi trẻ em trong nhà trường


Lê Hiền Đức (danlambao) - Nếu trên đất nước ta vẫn còn những cháu bé phải sống trong các thảm cảnh thì mọi điều chúng ta nói về thành tựu của hòa bình, độc lập, thống nhất, của phát triển kinh tế, đi lên chủ nghĩa xã hội… đều là vô nghĩa...

GIỚI HẠN: 

Nhân dân ta có câu: Hùm tha con lợn không sao - Mèo tha con chuột xôn xao cả làng. Tôi cho rằng đối với sự ngược đãi trẻ em trong nhà trường, cũng có tình trạng ấy. 

Ngược đãi trẻ em trong nhà trường rất đa dạng về mục đích, cách thức, thủ đoạn và đối tượng tiến hành song lâu nay có một nghịch lí là trong khi đưa tin rầm rộ, bình luận dông dài về những vụ việc có tính chất cá biệt, bộc phát như một cô giáo đứng trên bục giảng chửi mắng học sinh hàng chục phút, một thầy giáo vỗ 5-7 học sinh thâm tím mông thì báo chí của ta lại ít đề cập, nếu đề cập thì cũng đánh trống bỏ dùi về những vụ ngược đãi có tính chất tổ chức, có âm mưu nham hiểm, thủ đoạn độc ác, nhằm vào hàng hàng trăm, hàng ngàn học sinh, thậm chí còn nhiều hơn, với mục đích tư lợi, gây ra hậu quả xấu và kéo dài… Vì thế, tôi chỉ bàn về những vụ ngược đãi mà trong đó: 

- Có tính tổ chức, có sự tham gia của nhiều người, hầu hết là do người có chức quyền chủ mưu; 
- Nhằm vào một số lượng lớn học sinh, gây hại cho các em về vật chất, tinh thần; 
- Có mục đích tư lợi bất chính, chủ yếu là về vật chất. 

Căn cứ 3 đặc điểm nhận dạng trên thì lạm thu cũng là ngược đãi trẻ em. 

THỰC TRẠNG: 

Tôi có thông tin về nhiều vụ và đã trực tiếp tham gia tìm hiểu, xác minh, đưa ra công luận, kiến nghị xử lí… một số vụ. Ở đây chỉ nêu hai vụ diễn ra ngay tại thủ đô Hà Nội, đã được báo chí đề cập. 

1- Vụ bớt xén tiền ăn tại Trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc - quận Cầu Giấy. 

Đầu năm 2006, tôi nhận được đơn của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Nguyễn Khả Trạc tố cáo hiệu trưởng kiêm bí thư Chi bộ Tạ Thị Bích Ngọc bớt xén tiền ăn của hơn 400 cháu bé trong suốt 2 năm học. Tôi đã cùng một số phóng viên tham gia tìm hiểu, xác minh, sau đó đưa sự việc ra công luận và đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết. 

Tạ Thị Bích Ngọc

Tháng 11-2006, Thanh tra quận và UBND quận kết luận Ngọc đã để xảy ra nhiều sai phạm, trong đó có việc lập "quỹ đen" bằng cách bớt khẩu phần ăn hằng ngày của các cháu bé. Tổng tiền ăn tiêu chuẩn một ngày của hơn 400 cháu là 2,2 triệu đồng, Ngọc chỉ đạo thủ kho bớt tới hơn 500 ngàn, tức là hơn 20 %. Phó chủ tịch UBND quận Nguyễn Thị Vân Khanh còn thừa nhận Ngọc có nhiều thiếu sót về quản lí, điều hành, bị các giáo viên tố cáo là sau khi nhận chức đã thắp hương, cúng bái tại trường đủ 100 ngày và bắt cán bộ, giáo viên phải làm cỗ mang tới trường cúng bái vào các dịp lễ tết… 

Sự việc tưởng rõ mười mươi, vậy mà Ngọc vẫn ung dung tại vị, ngày ngày lên mặt rao giảng đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Cuối năm 2009, sau khi Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thành phố vào cuộc, phát hiện ra ngoài 49 triệu đồng đã bị làm rõ từ trước, Ngọc còn tham ô 18 triệu nữa của học sinh thì Ngọc mới phải rời cái ghế này. Nhưng Ngọc không bị kỉ luật gì mà được điều sang Trường tiểu học Nam Trung Yên làm hiệu trưởng kiêm bí thư Chi bộ. Xin nói thêm đây là một ngôi trường được xây mới rất khang trang, rộng rãi, nằm sát tòa tháp KeangNam cao nhất Việt Nam, có số lớp, số học sinh nhiều hơn hẳn Trường Nguyễn Khả Trạc. 

Lễ Khai Giảng tại trường tiểu học Nam Trung Yên

Chuyện chưa hết. Về trường mới, Ngọc lại tổ chức tham ô tiền do cha mẹ học sinh đóng góp và bị họ làm đơn tố cáo. Khi nhận được những lá đơn này, tôi kinh hoàng thốt lên: "Con rắn độc đã bò từ Trường Nguyễn Khả Trạc sang Trường Nam Trung Yên". 

Chúng tôi đoàn kết, kiên trì đấu tranh hơn 5 năm qua, đã đưa ra rất nhiều bằng chứng cụ thể, xác thực nhưng với các ý kiến, kết luận tiền hậu bất nhất của một số cơ quan chức năng, vụ việc đang có chiều hướng "chìm xuồng". 

Một số người bảo tôi Ngọc tồn tại được là vì các khoản tiền tham ô, Ngọc đã rải khắp lên trên chứ không ăn một mình. Vì đã mắt thấy, tai nghe về sự lấp liếm, bao che cho Ngọc của nhiều quan chức mà tôi tin điều người ta nói là hoàn toàn có cơ sở. 

2- Vụ phạt học sinh tại Trường tiểu học Đình Xuyên - huyện Gia Lâm. 


Tối 7-5-2011, nhân dân 2 thôn 3 và 6 của xã Đình Xuyên tiến hành một buổi cổ động nhằm kêu gọi các xưởng sản xuất gỗ dán và gỗ ép trên địa bàn ngừng gây ô nhiễm không khí bằng việc thải ra chất phoóc-man-đê-hít độc hại. 

Ngày 8-5, UBND xã ra thông báo đình chỉ hoạt động vô thời hạn đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nêu trên. 

Sáng 9-5, sau lễ chào cờ, hiệu trưởng Trường Đình Xuyên đăng đàn phê phán buổi cổ động, yêu cầu các em đã tham gia đi lên sân khấu, sau đó cho người xuống đe dọa, cưỡng ép một số em. Kết quả là có 33 em phải đứng trên sân khấu độ một giờ dưới ánh nắng gay gắt, trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn, kêu khóc… và trước sự chứng kiến của hơn 600 học sinh cùng hàng chục cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. 

Chiều 9-5, cha mẹ một số em bị phạt buổi sáng tới gặp ban giám hiệu, yêu cầu giải thích lí do phạt các em. Ban giám hiệu và một cán bộ UBND xã chối bỏ sự việc. 

Học sinh trường tiểu học Đình Xuyên

Ngày 12-5, cha mẹ các em bị phạt gửi đơn khiếu nại tới Phòng giáo dục huyện. 

Từ ngày 10 tới 19-5, trường có những hoạt động nhằm lấp liếm như yêu cầu các em bị phạt viết tường trình bác bỏ sự việc hoặc nói chỉ bị phạt một lúc, không bị nắng chiếu vào. Cha mẹ các em thì được bắn tin là nếu khiếu nại, việc học của các em sẽ bị ảnh hưởng xấu. 


Chiều 19-5, Phòng giáo dục huyện gửi giấy mời cha mẹ các em bị phạt tới làm việc vào 15 giờ 30 ngày 20-5. 

Sáng 20-5, ban giám hiệu nhờ phó chủ tịch UBND xã tới nhà gặp một vị có con bị phạt và có đơn khiếu nại, ngỏ ý nhận lỗi và muốn hòa giải bằng cách họp 3 bên (UBND xã, ban giám hiệu và cha mẹ học sinh). 9 rưỡi sáng cùng ngày, cuộc họp được bắt đầu. Sau khi UBND xã và trường công nhận có sự việc phạt học sinh, nhận khuyết điểm, hứa không can thiệp vào những việc học sinh tham gia cùng gia đình ngoài giờ học ở trường, ba bên đã kí biên bản hòa giải, mấy vị cha mẹ học sinh có mặt đồng ý rút đơn khiếu nại. 

Ngày 27-5, vào cuối buổi họp tổng kết năm học, trường yêu cầu đại diện cha mẹ học sinh các lớp viết văn bản bác bỏ sự việc song nhiều người khước từ. 

Trong thời gian đó, nhiều tòa báo đã cử phóng viên về tìm hiểu, xác minh và có bài đưa tin, bình luận về sự việc này. 

Ngày 29-6-2011, tôi nhận được đơn của người dân. Tôi đã liên lạc với Phòng giáo dục huyện, đề nghị được tới trường làm việc, sau đó tôi tới một nhà ở xóm 3. Tại đây, tôi đã gặp gỡ nhiều người dân và các cháu học sinh. Được bố mẹ các cháu cho phép, tôi đã hỏi chuyện một số cháu. Các cháu đều kể lại diễn biến sự việc như trên. Thấy vậy là rõ, tôi vào trường gặp ban giám hiệu, cán bộ công đoàn và vài giáo viên. Qua trao đổi, hiệu trưởng Nguyễn Thị Hương thừa nhận mình đã sai lầm và có lời xin lỗi. Tôi yêu cầu chị ta xin lỗi dân, xin lỗi học sinh chứ không phải xin lỗi tôi. 

Nhưng nửa năm đã trôi qua, người dân và các cháu bé vẫn chưa nhận được lời xin lỗi nào, hiệu trưởng Hương vẫn chưa phải nhận hình thức kỉ luật nào. Nực cười hơn, mới đây một tờ báo còn đưa tin người dân đã phải xin lỗi vì khiếu nại, tố cáo sai. 


Qua hai vụ đó, tôi sơ bộ rút ra mấy điểm chung về thực trạng ngược đãi trẻ em trong nhà trường ở Việt Nam hiện nay: 

* Nếu ở thời chúng tôi, các vụ việc ngược đãi lớn và kéo dài đối với trẻ em trong nhà trường chủ yếu mang tính chính trị và không có mục đích cụ thể về vật chất (ví dụ: kì thị, phân biệt đối xử đối với con em các gia đình tư sản, địa chủ, có người bỏ vào Nam trong các năm trước giải phóng) thì hiện nay, chúng lại có mục đích vật chất là chủ yếu. 

* Mỗi vụ việc đều gây ra hậu quả cực kì xấu vì chúng đánh thẳng vào bữa ăn, giấc ngủ, vào quá trình phát triển thể chất và đời sống tinh thần của một số lượng lớn trẻ em. Gần 2 tháng sau khi vụ việc ở Trường Đình Xuyên xảy ra, trong lúc trò chuyện với tôi, các cháu bé - cả bị phạt lẫn không bị phạt - vẫn tỏ ra hoảng sợ, lo lắng. 

* Việc xử lí các vụ việc bị phát hiện, tố cáo nói chung không nghiêm minh vì thường được tiến hành một cách "nội bộ", kiểu đóng cửa bảo nhau mà "nội bộ" thì lại có nhiều kẻ nhúng chàm, kể cả những kẻ có chức quyền. Nếu có một buổi họp kiểm điểm Tạ Thị Bích Ngọc thì sẽ không có gì lạ khi Ngọc nói: "Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ". 

* Báo chí chưa thật sự là diễn đàn của dân nên thường đánh trống bỏ dùi trong việc vạch mặt kẻ ngược đãi, bảo vệ các cháu bé bị ngược đãi. Nhiều phóng viên tâm sự với tôi là ấm ức lắm, muốn đấu tranh lắm nhưng bị lãnh đạo tòa báo ngăn cản. Cá biệt, có tòa báo còn bao che, lấp liếm cho những kẻ sai phạm, và như thế đã trở thành đồng phạm. 

* Tổng quan lại thì tình trạng ngược đãi trẻ em trong nhà trường là phổ biến và rất nghiêm trọng. Ở nhiều trường học (đặc biệt là trường công lập), trẻ em thật sự bị biến thành con tin để người ta tróc tiền cha mẹ chúng. Sự bao che, lấp liếm của lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo các cơ quan công quyền, sự im lặng của báo chí chính là những biểu hiện rõ ràng, cụ thể về mức độ phổ biến và rất nghiêm trọng ấy. 

ĐỀ NGHỊ: 

Đến dự một buổi hội thảo "hoành tráng" như thế này nhưng tôi không hề thấy vui mà ngược lại, càng thêm đau lòng vì ở bên ngoài kia vẫn đang có rất nhiều cháu bé bị những kẻ như Tạ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hương ngược đãi về vật chất, tinh thần, vẫn đang có những cháu bé phải trèo đèo, lội suối, bơi qua sông đi học, phải lần mò bắt chuột, bắt rắn về ăn để có sức mà học. Chưa hết, vẫn còn những cháu bé vì quá nghèo đói mà không được cắp sách tới trường, không được chăm sóc sức khoẻ. 

Vì vậy, tôi đề nghị các vị quan khách hãy làm hết trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nghiêm trị những kẻ lạm dụng, ngược đãi trẻ em. Tôi nghĩ nếu trên đất nước ta vẫn còn những cháu bé phải sống trong các thảm cảnh như trên thì mọi điều chúng ta nói về thành tựu của hòa bình, độc lập, thống nhất, của phát triển kinh tế, đi lên chủ nghĩa xã hội… đều là vô nghĩa.