THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 October 2012

Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên



VRNs (20.10.2012) – Công an phường, nơi bắt cô Nguyễn Phương Uyên, trưa chủ nhật, 14.10.2012, đã phủ nhận việc bắt nữ sinh viên trường Công nghiệp thực phẩm này.

Theo bà Nguyễn Thị Nhung, 40 tuổi, mẹ của Phương Uyên, thì hôm 12 tháng 10 vừa qua là sinh nhật lần thứ 20 của cô sinh viên này. Bà cho biết, vào ngày sinh nhật cô bé đã gọi điện thoại xin mẹ cho thêm tiền để chia vui với các bạn.

Cũng theo bà Nhung, mãi tới trưa 16.10.2012, một người bạn ở khu trọ chung với Phương Uyên mới gọi điện thoại cho biết rằng Uyên đang bị giam tại công an phường, nơi sau đó, ba của nữ sinh viên này đến hỏi, thì lại nghe lời chối của công an.

Hiện nay bà Nhung và chồng bà đang rất lo lắng không biết con mình đang ở đâu. Theo nữ sinh viên cùng bị bắt trưa Chủ nhật thì họ và Phương Uyên bị bắt lên phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. Ngày hôm sau các cô này còn mang cơm lên nuôi Phương Uyên ngay tại đồn công an này.

Quý độc giả nào có cách điều tra, xin tìm cách báo cho gia đình của nữ sinh viên này biết nên làm thế nào để tìm gặp con. Từ tháng 7 năm 2011 đến nay, công an tại Sài Gòn và công an Bộ đã tổ chức bắt cóc rất nhiều người.

Sau đây kính mời quý vị cùng nghe bà Nhung kể đầu đuôi câu chuyện này.




Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2012 

Thư cầu cứu khẩn cấp

Kính gởi: Bác Chủ tịch Nước CHXHCNVN: Trương Tấn Sang 

Trước hết chúng cháu xin gởi lời chào, và lời chúc sức khỏe đến Bác.

Chúng cháu là những sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 140 A Lê Trọng Tấn, Quận Tân Phú. TPHCM

Chúng cháu mạn phép viết thư này cho Bác là để cầu cứu đến Bác về trường hợp bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên.

Nguyên quán: Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận – Việt Nam

Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên Lớp 10CDTP1

Vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012 bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên đã bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công An Quận Tân Phú khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi và nói là để xác minh một số vấn đề về Truyền Đơn chống Trung Quốc Xâm Lược do bạn ấy dán. Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn ấy về. Cha mẹ và bà nội của bạn Uyên đã đến cơ quan công an Phường Tây Thạnh và công an Quận Tân Phú để xin cho bạn được thả nhưng mấy chú công an nói là không có bắt giữ bạn ấy. Hiện giờ cha mẹ bạn Uyên rất lo lắng cho bạn đó, không biết an nguy của bạn Uyên thế nào? Cha mẹ của bạn ấy là gia đình thuần nông, gia cảnh rất khó khăn bây giờ cha của bạn ấy là chú Nguyễn Duy Linh đã gom hết tiền của ở nhà và gõ cửa các cơ quan nhà nước xin được giúp đỡ nhưng không được đáp ứng. Mẹ bạn ấy khóc rất nhiều vì nhớ con.

Kính xin bác Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hãy lên tiếng giúp đỡ bạn ấy và gia đình. Bản thân bạn Nguyễn Phương Uyên là một người có đạo đức tốt, luôn được lòng các bạn bè và thầy cô trong trường. Bạn ấy luôn xung phong đi đầu trong các hoạt động về phúc lợi xã hội do đoàn trường phát động. Xin Bác hãy thương xót đến gia cảnh khó khăn của bạn ấy, và nỗi lòng của một người cha, người mẹ đã mất con mà can thiệp giúp cho bạn Uyên sớm về lại với gia đình.

Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì mà bác đã gửi đến các cháu cùng nhân dân nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.” 

Sở dĩ chúng cháu viết thư cho Bác là vì chúng cháu tin chỉ có Bác mới giúp được cho bạn ấy. Chúng cháu đã có dịp đọc báo trên các trang báo của cơ quan nhà nước khi tường thuật lại buổi gặp gỡ của bác với đồng bào cử tri quận 4 TP HCM. Những lời của bác thật là giản dị, sâu sắc khiến cho sinh viên chúng cháu rất cảm động khi thấy Bác cương quyết với tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, vấn nạn tham nhũng vẫn và đang tồn tại trong một số bộ phận cán bộ đang suy đồi đạo đức Cách Mạng. Nhưng thật may mắn thay cho dân tộc Việt Nam vẫn còn nhiều cán bộ trong bộ máy lãnh đạo như Bác đang nỗ lực bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải. Chúng cháu đọc trên báo nghe lời bác nói:

“Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. ” “Bữa nay tôi nói dứt khoát là vậy”. 

“Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”. 

“Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc.” 

Thật sự chúng cháu rất ngưỡng mộ Bác, một vị lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm với dân tộc. Những gì bác nói xứng đáng để tập thể sinh viên chúng cháu noi theo. Với tinh thần đạo đức, nhân bản và lòng ái quốc, xin Bác hãy can thiệp khẩn cấp để giúp cho bạn Nguyễn Phương Uyên sớm về lại với gia đình, trường lớp và thầy cô. Bạn ấy là sinh viên năm cuối cấp, nên việc học cho tương lai là rất quan trọng. Chúng cháu tập thể sinh viên và gia đình rất nhớ bạn Uyên. Rất mong nhận được sư giúp đỡ của Bác.
Cuối thư chúng cháu xin kính chúc bác luôn luôn khỏe mạnh để tiếp tục sự nghiệp chống tham nhũng và đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhân dân và đất nước.

Tập Thể sinh viên: Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh 

Tập Thể Sinh Viên Khoa Công Nghiệp Thực Phẩm Khóa 10
Em bé Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên ngày còn bé
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên

VIDEO : Chien Dich Co Vang Tai Sai Gon 20-10-2012

Bát cơm trưa nghẹn ngào bên bãi rác

(NLĐO) – Hôm nay, 20-10, khi nhiều phụ nữ Việt Nam hạnh phúc bên chồng con, chào đón ngày dành riêng cho mình thì tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) trăm phụ nữ vẫn vất vả mưu sinh.

Đà Nẵng những ngày này trời nắng gắt, bãi rác Khánh Sơn giống như một công trường với hàng trăm người đang làm việc hăng say. Trong đó hầu hết là phụ nữ, khuôn mặt rám nắng, quần áo vấy bẩn, lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi.

Đồ bảo hộ của họ chỉ là những đôi bao tay mỏng dính, một số người chỉ mang đôi dép xốp để nhặt rác. Trong khi đó, dưới chân họ là từng đống kim tiêm luôn chực chờ đâm người.

Cứ xe chở rác đến là mọi người lại đua nhau chạy. Người đứng trước đầu, người đứng sau đuôi, người đứng trên bãi rác dốc dựng đứng hết sức nguy hiểm.

“Khổ lắm anh, đất không có, nghề nghiệp cũng không, mỗi người một hoàn cảnh nhưng tất cả đều bám bãi rác để sống. Đối với chúng tôi, một ngày rời bãi rác là một ngày cả gia đình bị đói”- một phụ nữ tâm sự.

Những thứ mà người dân ở đây thu nhặt chủ yếu là bao nilông, chai lọ, sắt vụn. Trung bình mỗi ngày phơi lưng ngoài nắng từ 5 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều sẽ kiếm được 100.000 đến 150.000 đồng.

Buổi trưa, những người này tranh thủ ăn cơm ngay trên bãi rác đầy ruồi nhặng, mùi hôi thối rồi tiếp tục cuộc đào bới.

Về đêm, bãi rác cũng không hề vắng lặng. Nhiều công nhân ban ngày đi làm ở các công ty, xí nghiệp, đêm về lại nhặt rác kiếm thêm thu nhập.

Những người nhặt rác mặc dù vẫn biết nguy hiểm, bệnh tật luôn rình rập, nhưng vì gánh nặng mưu sinh nên họ chỉ biết nhắm mắt chấp nhận tất cả.

Một số hình ảnh được PV Báo Người Lao Động ghi lại:
 
Bãi rác như một công trường với hàng trăm người đang vất vả đào bới
 
 Người nhặt rác đa số là phụ nữ
 
 
Mùi hôi thối kết hợp với bụi bặm là những nguy cơ gây nên bệnh tật đối với những người nhặt rác
 

Nguy hiểm luôn rình rập những phận người nhặt rác
 


 Hàng chục người đua nhau cào bới ngay trên xe rác
 

 Người phụ nữ này đang cào bới tìm kiếm kim loại
 

 Một cụ bà vất vả cõng thành quả thu lượm được sau buổi sáng
 

Sau khi thu nhặt, những người này cõng về địa điểm tập kết để bán
 
Bữa cơm trên bãi rác
 


Ruồi bám đầy vào thức ăn
 
Người phụ nữ này chỉ ăn cơm với canh "đại dương" để tiết kiệm tiền lo gia đình
 
 Góc khác là một phụ nữ luống tuổi
 

Bát cơm trưa nghẹn ngào của cụ Nguyễn Thị M. (66 tuổi)
 
Nghỉ ngơi tán chuyện sau bữa ăn
Tin-ảnh: Tr. Thường

Trạm quan trắc động đất đầu tiên ở Sông Tranh 2

Sáng nay, sau hơn nửa tháng xây dựng, Trạm quan trắc động đất đầu tiên ở thủy điện Sông Tranh 2 được đưa vào hoạt động. Đây là trạm đầu tiên ở Quảng Nam lập cạnh mạng trạm địa chấn quốc gia.
> 'Phải đặt tính mạng người dân lên trên hết' / 'Đề phòng vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2'

Mặc dù Chính phủ chưa cho phép thủy điện Sông Tranh 2 tích nước nhưng do đập thiết kế không có cửa xả đáy nên mưa lũ tràn tự nhiên về hồ cũng là mối lo ngại lớn của chính quyền địa phương lẫn người dân Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín.

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam cho biết, trạm quan trắc này có khả năng ghi nhận chính xác những trận động đất dưới 2 độ richter. Trước đây, do các mạng trạm quan trắc ở Bình Định, Huế ở cách xa thủy điện Sông Tranh 2 hàng trăm cây số nên không thể ghi nhận được. Nhờ đó, các chuyên gia có thể phân tích diễn biến động đất để cảnh báo cho người dân. 

Theo TS Anh, cuối tháng 10, sẽ tiếp tục xây dựng 5 trạm quan trắc về động đất quanh thủy điện Sông Tranh 2 tại các xã Trà Bui, Trà Đốc (huyện Bắc Trà My), Trà Mai (huyện Nam Trà My), Tiên Hiệp và Tiên Ngọc (huyện Tiên Phước). 

Ban quản lý dự án thủy điện 3 cũng vừa hoàn tất việc lắp đặt gói thiết bị vào thân đập để phục vụ công tác quan trắc động đất. Việc quan trắc bên trong thân đập được chuyển từ thủ công sang tự động. Toàn bộ gói thầu bao gồm 680 thiết bị điện tử này có giá gần 390.000 USD.

Trước đó, ngày 18 - 19/10, Viện Vật lý Địa cầu đã phổ biến kiến thức về động đất và cách phòng, tránh, ứng phó khi có động đất xảy ra cho hàng trăm lượt cán bộ chủ chốt cùng người dân Quảng Nam.
Trí Tín

Trẻ Sài Gòn nhập viện đông kỷ lục

"Chưa bao giờ trẻ lại mắc bệnh hô hấp nhiều như vậy. Ngày cao điểm, bệnh viện khám đến hơn 7.000 bé, trong đó phần lớn có vấn đề về hô hấp", bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết.

Hơn 11h trưa 19/10, phụ huynh bế con chờ khám bệnh hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vẫn chật kín các băng ghế. Nhiều người không tìm được chỗ phải bế con ngồi cả dưới trời nắng, chờ hàng giờ mà chưa đến lượt.

Với hơn 300 ca nằm điều trị, khoa Hô Hấp ồn ào tiếng trẻ khóc từ phòng bệnh cho đến hành lang, lối đi và cả gầm cầu thang. Hầu hết các bé mắc chứng viêm tiểu phế quản, viêm phổi và hen suyễn.

Một phòng điều trị nội trú khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ảnh: Thiên Chương.

Con nhập viện điều trị viêm phổi đã 4 ngày, chị Mỹ Hạnh nhà ở Cần Giuộc, Long An cho biết vẫn phải nằm hành lang vì không còn chỗ. Vợ chồng anh Hậu ở Tân Bình cùng cảnh ngộ cũng cho hay, 3 ngày nay con anh thậm chí không có hành lang trống để nằm.

Bác sĩ Lê Bích Liên cho biết tại khoa Hô hấp ngày đầu tuần có gần 400 bệnh nhi điều trị trong khi tổng số giường của khoa chưa đến 100. Bệnh viện đã phải huy động cả những khoa khác vốn ít bệnh hơn chia sẻ với khoa Hô Hấp. Tuy nhiên tình hình vẫn không cải thiện được là bao.

Tình hình cũng tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Những ngày này, số ca bệnh nhi đến khám và điều trị về viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suyễn đang lập kỷ lục. "Chưa bao giờ khoa Hô hấp lại đông bệnh như thế này. Chỉ riêng phòng cấp cứu của khoa đã có hơn 40 bé, cháu nào cũng bệnh nặng cần chăm sóc đặc biệt", bác sĩ Trần Thị Thu Loan, trưởng khoa Hô Hấp cho biết.

Ngoài các khu vực đã được bệnh viện cơi nới thêm để bệnh nhi nằm, nhiều phụ huynh vẫn phải tự lực cánh sinh bằng cách ôm con đi tìm chỗ. Không chỉ hành lang, cầu thang, kể cả khoảng sân dưới các gốc cây ở gần khoa cũng trở thành chỗ ngả lưng.

"Con tôi nhập viện lúc nửa đêm 17/10, các bác sĩ cho vào phòng nhưng phòng đã có sẵn 3 bé. Quá chật chội nên tôi đành phải bế ra nằm hành lang rồi thức quạt cho con suốt đêm", chị Hoa ở Long Thành, Đồng Nai nói.

Hành lang bệnh viện thành nơi điều trị nội trú. Ảnh: Thiên Chương.

Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, số bệnh nhân khoa Hô hấp đã đạt kỷ lục khám và nằm viện. "Số ca bệnh hô hấp cứ tăng lên dần theo từng tháng. Nếu tháng 8 có hơn 61 nghìn bệnh nhi, tháng 9 có hơn 64 nghìn thì chỉ trong 17 ngày đầu tháng 10, số trẻ mắc bệnh đã gần 37 nghìn. Đây là con số chưa từng có tại bệnh viện này", bác sĩ Tùng nói.

Bác sĩ Tùng cho biết, bệnh viện đã sử dụng cả những khoa ít có bệnh nhân như Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt để bệnh nhi hô hấp "tạm trú", nhưng vẫn không thể giảm tải. "Khoa Dịch vụ Hô hấp phải tạm chuyển thành khoa Hô hấp thường vì bệnh nhân quá đông, chúng tôi không thể giải quyết cho mỗi bệnh nhi nằm một giường như trước", bác sĩ Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, tình trạng quá tải khiến các máy trợ thở không đủ để phục vụ. Bệnh viện có hơn 50 máy nhưng tất cả đều hoạt động với công suất tối đa. Nhiều trường hợp cần thở máy nhưng không đủ máy, đã phải được áp dụng phương pháp bóp bóng thủ công.

Phân tích nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp, bác sĩ Loan cho rằng đây là mùa của bệnh viêm tiểu phế quản. "Bệnh do virus nên rất dễ lây lan trong cộng đồng và đối tượng thường mắc bệnh là các bé dưới một tuổi", bác sĩ Loan nói. Bác sĩ Tùng thì cho rằng, việc bệnh nhi tăng vọt có thể từ tháng 9 các bé đồng loạt đến trường, khi một bé mắc bệnh có thể lây bệnh cho bé khác.
Thiên Chương

Đột nhập biệt thự Phó ban chống tham nhũng, trộm ôtô

Rạng sáng 18/10, chiếc ôtô để trong biệt thự của Phó ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai đã "không cánh mà bay".

Sáng nay, Công an tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa để khám nghiệm hiện trường.


Tên trộm được cho là đã cắt trộm khoá cổng ngôi biệt thự rồi vào trộm ôtô. Ảnh: V.Q.H
Theo cơ quan điều tra, tối 17/10, tài xế của ông Thọ lái chiếc xe Toyota Altis trị giá hơn 800 triệu đồng vào gara, để toàn bộ giấy tờ và chìa khóa trên xe rồi đi ngủ. Khoảng 4h, tên trộm được cho là đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, lấy mất ôtô của gia chủ.

Ông Thọ từng là cán bộ văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai.

Võ Quan Hệ

Nguồn: http://vn.vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/10/dot-nhap-biet-thu-pho-ban-chong-tham-nhung-trom-oto/
 
 

Thực phẩm nhiễm độc được bán ở nhiều chợ



Không chỉ sản phẩm từ Trung Quốc mà nhiều hàng hóa nội địa như thịt bò khô, cá, măng tươi, măng khô, thậm chí cả rau quả bày bán ở các chợ cũng có chất độc Ecoli, sudan, histamine, lưu huỳnh, sunfite... vượt ngưỡng.
Nhiều mẫu hoa quả Trung Quốc độc hại / 25 tấn măng tẩm lưu huỳnh bị bắt giữ

Tại cuộc họp ngày 19/10, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, kết quả kiểm tra 45 mẫu cá tại các chợ ở một số địa bàn trọng điểm phát hiện 14/45 mẫu chứa hàm lượng histamine vượt ngưỡng cho phép. Riêng tại TP HCM, đoàn kiểm tra lấy 12 mẫu cá thì có 10 mẫu nhiễm chất nói trên.
Cục trưởng Nguyễn Như Tiệp cho hay, histamine ở nồng độ thấp vẫn gây ngứa ngáy, dị ứng; cao hơn thì gây ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. "Điều nguy hại là chất này rất bền nhiệt, nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn giữ nguyên tồn dư nên rất độc cho người tiêu dùng", ông Tiệp nói.
Cũng theo ông, kiểm tra cho thấy 55% mẫu nhiễm histamine đều xuất phát từ các chợ bán lẻ, chủ yếu trên cá thu, cá ngừ. Với chất này, thời gian bảo quản càng lâu, nhiệt độ càng tăng thì tồn dư độc hại ướp trong cá sinh ra càng lớn. 54/50 mẫu cá qua kiểm tra cũng phát hiện chất urê dùng ướp cá, giúp cá tươi lâu. Hàm lượng phát hiện ở mức thấp, song Cục này khuyến cáo, nếu lạm dụng urê quá nhiều để giữ tươi cá, hải sản sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ảnh: Minh Tuệ.
Nhiều loại rau quả sản xuất trong nước hiện cũng nhiễm chất độc hại. Ảnh: Minh Tuệ.
Trong khi đó, Cục Thú y cho biết, kiểm tra 40 mẫu thịt bò khô tại TP HCM và Hà Nội cho thấy, 20 mẫu nhiễm Ecoli (trong ngưỡng giới hạn), 3 mẫu nhiễm chất tạo màu sudan và một mẫu nhiễm salmonella. Tất cả các cơ sở sản xuất bò khô đều không đảm bảo yêu cầu về bao gói nhãn mác. Còn về chất sudan, Cục này đang chờ Bộ Y tế xác định về ngưỡng cho phép trong thực phẩm vì Bộ Nông nghiệp chưa có văn bản quy định sudan được sử dụng trong thực phẩm không.
Ngoài bò khô, kết quả thanh, kiểm tra còn phát hiện một mẫu măng khô chứa lưu huỳnh và sunfite vượt ngưỡng cho phép (500 ppm). Độc tố tự nhiên cyanite trong măng tươi cũng được phát hiện với hàm lượng cao. Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng măng tươi, hoặc phải chế biến kỹ ở nhiệt độ cao để tránh chất cyanite sản sinh tự nhiên trong loại măng này. Ngoài ra, kiểm tra 182 mẫu hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc phát hiện 2 mẫu lựu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, rau quả chứa nhiều hóa chất độc hại không hoàn toàn xuất phát từ biên giới mà có yếu tố nội địa. Vì vậy, công tác thanh kiểm tra các lô hàng trong nước cần được tăng cường. Ông Phát yêu cầu các Cục, Vụ nhanh chóng chọn ra những nhóm thực phẩm có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao để tập trung giám sát và công bố cho người tiêu dùng biết.
Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng, rau quả nội địa lâu nay đều được kiểm tra thường xuyên theo chương trình giám sát chung. Cục đã chỉ đạo hai trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật rà soát 50 loại hóa chất có nguy cơ trên rau củ quả, địa bàn cả nước và sớm có kết quả công bố.
Cũng theo ông Hồng, qua kiểm tra, kết quả nhìn chung cho thấy hơn 50% mẫu rau quả nhiễm vi sinh vật, 25% có độc tố tự nhiên và 25% nhiễm các hóa chất (chủ yếu trong quá trình bảo quản).
Nguyễn Hưng

“Đảng hội đại” rồi, dân tính sao đây?



Nguyễn Nhơn (Danlambao) - Dân mãi lo dòm lỗ khóa xem khỉ diễn tuồng, quên mất lời cảnh cáo của cố Tổng thống Thiệu: Đừng nghe... cứ nhìn... Cho nên để bọn lưu manh đánh lạc hướng cả nửa tháng nay. Bây giờ, “cốt khỉ hườn cốt khỉ”, mau kiểm điểm lại tình hình tranh đấu chống cường quyền... 

*

Nhân ngày quốc khánh thiên triều, đảng ta mở “đảng hội đại”, nghĩa là làm đại cái cho rồi, giống như nữ hoàng thơ nôm Hồ Xuân Hương: 

“Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc, 
Đét đồn lên đánh cuộc cờ người. 
Hẹn rằng đấu trí mà chơi, 
Cấm ngoại thủy không ai được biết.” 

Có điều kỳ nầy làm hơi mệt vì làm dài tới nửa tháng chớ đâu phải ít. Lại nữa là làm tập thể gồm 14 cá tra, 175 cá chốt, thêm 25 cá lòng tong léng phéng chầu rìa. Cho nên dẩu là “Cấm ngoại thủy không ai được biết”, điện thoại cầm tay đã thâu hết rồi, nhưng bọn tò mò dòm lỗ khóa cũng nhiều nên phe 3Dê, 4Sang + Tổng khậu khi trồi, khi sụt, nhấp nhô thế nào, dân “ngoại thủy” cũng bàn đề nhốn nháo. 

Nay thì màn đã hạ rồi, tổng khậu Lú bệu bạo đọc sớ rằng: Tụi tau thằng nào cũng có lỗi. Bầy Cá Tra giao qua cho 175 cá chốt thụ lý. Cá chốt óc như óc cá làm sao liệu lý được nên trả về nguyên xứ cho Bầy Cá Tra tính làm sao thì tính. Không ai tính được cái gì thì để cho... Thái thú Khổng Hựu tàu phán quyết: Phán rằng hai bên đừng lằng nhằng mất mặt. Đứa nào cũng có lỗi, cứ “áo thụng, vái nhau” xin cáo lỗi, rồi... huề. Không kỷ luật đứa nào sất, kể cả “một thằng” bán nước, hại dân đệ nhất. Nó là ai? Ai ai cũng biết, khỏi nói mần chi! 

Nói tóm lại là: “Đại hội đảng khỉ” hoàn “hội đại khỉ đảng.” C'est fini l'eau dire, nghĩa là hết nước nói rồi! 

Dân mãi lo dòm lỗ khóa xem khỉ diễn tuồng, quên mất lời cảnh cáo của cố Tổng thống Thiệu: Đừng nghe... cứ nhìn... Cho nên để bọn lưu manh đánh lạc hướng cả nửa tháng nay. 

Bây giờ, “cốt khỉ hườn cốt khỉ”, mau kiểm điểm lại tình hình tranh đấu chống cường quyền. 

Nông dân và vấn đề ruộng đất

Bản tin về nông dân Văn Giang tranh đấu gần đây nhất như vầy: 

“Ông Lê Văn Dũng từ xã Xuân Quan nói với BBC ông và "khoảng 300 người" đã tới Ban Dân vận Trung ương sáng ngày 9/10 và sau đó được đại diện của ban này tiếp trong vòng nửa tiếng.”

Sự thể nong nả đến nỗi cụ bà “chống tham nhũng tư” Lê Hiền Đức dõng dạc hô: 

“Công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói dân Văn Giang đang 'dồn Chính phủ tới chân tường' khi họ liên tục lên Hà Nội yêu cầu chính quyền giải quyết khiếu nại của họ về vụ thu hồi đất đai hồi tháng Tư năm nay. 

Bà Đức nói nếu hồi tháng Tư người dân bị dồn tới chân tường thì nay tới lượt Chính phủ với điều mà bà gọi là những lý lẽ xác đáng và sự kiên trì của người dân.”

Cứ nhìn xem cái biểu ngữ của người nông dân Văn Giang sau đây, rồi suy nghĩ thì sẽ thấy lời cụ bà Hiến Đức là đúng lý: 

Nhìn kỹ hàng chữ hàng cuối biểu ngữ xem: NÔNG DÂN PHẢI hỏa tốc CÓ RUỘNG CÀY. 



Bây giờ không phải là đòi “bồi thường thỏa đáng” nữa. Bây giờ là phải có ruộng cày mà phải có “Hỏa tốc” chớ không được lần khân, cù nhầy nữa! 

Bửa trước, bà con xuống trụ sở Huyện Văn Giang, vào giữa sân trụ sở huyện, đặt nồi, nhóm lửa, nấu cháo ăn cầm hơi, ngồi lỳ khiếu cáo. Đám âm binh sở tại lẽn chuồn êm. Bửa nay lên tận Ban Dân Vận Trung ương, Hà Nội tính sổ và còn hứa hẹn làm tiếp cho đến khi đạt mục đích mới thôi: Chữ “Nông dân phải có ruộng cày” còn mạnh mẽ hơn khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trong công cuộc “ Tư hữu hóa” tá điền trong Nam ngày trước. 

Công nhân và thất nghiệp

Nói đến vấn đề công nhân thì trước hết phải nói về vấn đề đình công, bởi vì đó là khí cụ then chốt để công nhân tranh đấu đòi quyền sống. 

Theo BBC“Theo thống kê chính thức, năm ngoái Việt Nam có 978 cuộc đình công, gấp hơn hai lần so với 2010.” 

Vì thế mà mùa hè năm nay, thủ “mặt đồ” ba Dê họp với Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, hạ lịnh cho bộ hạ phải hạ con số vụ đình công xuống 50%

Có hạ được hay không thì chưa biết, chỉ biết rằng: Các cuộc đình công gần đây ở khu công nghiệp Bĩm Sơn và Thủ Dầu Một về qui mô và cường độ gia tăng mạnh mẽ. Cuộc biểu tình ở mỗi nơi đều có hàng ngàn công nhân tham dự, kéo dài cả tuần lễ và có va chạm giữa công nhân và cai người Tàu, người Hàn. 

Cho nên bản tin về phiên họp kể trên kết luận: 

“Làn sóng đình công cũng là thách thức chính trị cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam là tổ chức công đoàn hợp pháp duy nhất và những công nhân tổ chức đình công độc lập có thể bị bắt hoặc chịu sự trừng phạt. Theo Financial Times, giới ngoại giao và chủ xưởng cho rằng chính phủ bị kẹt giữa nhu cầu có các kênh liên lạc tốt hơn giữa người lao động và chủ, cùng lo ngại rằng các tổ chức lao động có thể trở thành một mối đe dọa cho ổn định chính trị.” 

Đó là mủi nhọn chiến đấu hung hiểm cho đảng và nhà nước. Bây giờ là vấn đề thất nghiệp. Đây mơi là vấn đề chí tử của chế độ.

Trong bài viết “Tử huyệt kinh tế VN”, tác gả Trần Việt- ANTD viết: 

“Một thực trạng đáng lo lắng - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.” 

Như vậy, từ đầu năm 2011 đến tháng 8 năm nay có đến 88.500 doanh nghiệp dẹp tiệm. Cho nên trong số 15 triệu công nhân, hàng triệu người hiện nay đang thất nghiệp là phải rồi! 

Một khi mà vụ biến động ngân hàng “bầu Kiên” phát huy hậu quả, dẫn tới suy sụp kinh tế, vài triệu công nhân thất nghiệp hết đường lui tới thì... việc gì sẽ xảy ra, không cấn đoán cũng biết được! 

Đình công tranh đấu rộn ràng cộng thất nghiệp biểu tình đòi công việc làm: Hậu quả là hỗn loạn thấy trước mắt. 

Thanh niên sinh viên đòi quyền sống

Ngày trước, ở miền Nam, câu “Thanh niên là rường cột của nước nhà” được trân trọng. Việc giáo dục được ưu tiên chăm sóc. Cuộc đời đi học êm ả. Cho nên sanh ra hiếu động. Hậu quả là có những người ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản như Huỳnh Tấn Mẩm, Hạ Đình Nguyên và v.v... xách động làm loạn. 

Ngày nay thì, trước vận nước ngả nghiêng, các cuộc biểu tình yêu nước chống Tàu xâm lăng, học sinh, sinh viên hầu như vắng bóng. Tại sao? 

Lý do dễ giải thích: Từ khi mới tập tễnh cắp sách đến trường, “người ta” đã tròng cho bé chiếc “khăn đỏ”. Đó là cái “hàm thiếc ngựa” để cho cai “đội thiếu nhi Ho, Ho, Ho chính mi” buộc cương ngựa giựt. Đó cũng là cái “Ba trá che mắt ngựa” để cho trẻ thơ không được phép liếc nhìn hai bên đường, chỉ biết nhìn đàng trước, tuân theo bọn cai ngựa nắm cương giựt mà đi. Tuổi thanh niên thì cũng bộ “bắc kế ngựa” ấy nhưng lớn hơn gọi là “đoàn thanh niên HCM”. Lên Đại học, phấn đấu dzô làm “các đảng”, không cần khăn quàng đỏ bởi vì ngựa đã thuần rồi, không cần giựt dây, chỉ tróc, tróc là đi theo bảng chỉ đường cộng đảng. 

Cho nên các ông VC nằm vùng ngày xưa ra rìa đâu làm sao nắm dây cương giựt được? Cho nên các ông phải lòn trôn bọn trùm đương quyền năn nỉ xin cho tổ chức biểu tình chống Tàu. Bọn đương quyền chẳng những không cho mà còn kêu lại chửi cho một chập, đành ôm đầu máu ra dìa. 

Đó là luật nhân quả: Nhân nào quả nấy. Nhân phản bội gặt quả bội phản! 

Chỉ tội là tội cho giới trẻ ngày nay. Trên miền Bắc mang hàm thiếc, ba trá 3 đời cộng sản. Miền Nam, 37 năm nay, giới trẻ không nhìn thấy con đường nào khác ngoài con đường “bi đát, bác đi.” 

Nhưng mà trời cũng còn thương, trao tay giới trẻ Việt Nam cái máy điện toán thần kỳ, giúp tuổi trẻ tự mình lần tìm về cội nguồn dân tộc: Biết rằng mình là con Hồng, cháu Lạc, giống Rồng-Tiên, hậu duệ của Lý, Lê, Trần... anh hùng, hào kiệt mang dòng máu thấm đượm khí thiêng sông núi tổ tiên, văng vẳng bên tai tiếng Mẹ Việt Nam ru hờ từ bốn ngàn năm trước, sẵn sàng đứng lên diệt nội xâm, chống ngoại xâm khi nước non lên tiếng gọi “ Thanh niên ơi! Hồn thiêng núi sông đợi chờ.” 

Tháng 9 vừa qua, một số sinh viên Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn tổ chức biểu tình phản đối tăng giá xăng dầu trên khẩu hiệu “một giọt xăng, một giọt máu”, “giá xăng tăng, ta điêu đứng.” 

Đây là bước khởi đầu nhập cuộc. Tuy rụt rè, e ấp cũng giống như tuổi yêu đương lần đầu cùng người yêu hò hẹn, nhưng đầy triển vọng tương lai. Một khi tuổi trẻ nhận thức được mối nguy của dân, của nước, dấn thân hành động thì sức mạnh của đám đông thanh niên là khó bề đương cự. 

Thế trận ba mặt giáp công

Trong chiến thuật nhà binh, lệnh hành quân khởi đầu là nhận định tình hình. Tình hình các lực lượng Nông dân, Công nhân và Thanh niên sơ lược như trên. Bây giờ là phải tích cực vận động để 3 lực lượng ấy sẵn sàng phối hợp. Thông thường trong trường tranh đấu bằng sức mạnh đám đông, thanh niên là lực lượng xung kích. Nhưng theo như hiện tình, lực lượng nông dân đang trên đà công kích vào giai đoạn sơ khởi của vận động chiến, nghĩa là khi đánh ở huyện Văn Giang, khi kéo vào Hà Nội trên qui mô nhỏ. Chừng nào huy động được một lực lượng hùng hậu với kích thước đáng kể như quân số cấp sư đoàn thì mới trở thành một mủi tấn công. 

Lực lượng công nhân thì cũng vậy. Hiện tại chỉ là đánh trận tại chỗ, nghĩa là đình công tại xí nghiệp chứ chưa kết hợp được với lực lượng công nhân thất nghiệp để mở vận động chiến vào thành phố biểu tình đòi tăng lương, đòi việc làm và “Tự do Nghiệp đoàn.” Khi nào tổ chức được lực lượng cỡ một vạn quân thì mới tính được chuyện mở mũi dùi tấn kích. 

Việc tổ chức lực lượng sinh viên tuy đi sau mà có khi về trước, bởi vì giới trẻ có học, một khi ý thức được trách nhiệm con dân đối với vận mệnh của đất nước đàng hồi nghiêng ngửa thì việc dấn thân góp phần cứu dân, cứu nước sẽ mãnh liệt hơn, kiên cường hơn. 

Khi nào hai lực lượng Nông dân - Công nhân tiến lên mở thế đánh gọng kềm thì Sinh viên nội thành chắc chắn sẽ vùng lên xung kích đánh vỗ mặt. 

Vấn đề then chốt là: VẬN ĐỘNG LỰC LƯỢNG

Dân Làm Báo có câu khẩu hiệu: Mỗi người là một chiến sĩ thông tin

Trên mặt trận vận động cách mạng giải trừ độc tài toàn trị cộng sản, xin nêu lên khẩu hiệu: Mỗi người là một chiến sĩ dân vận. 


Chữ "Dũng" trong nghề giáo



David Thiên Ngọc (Danlambao) - Điều cần thiết và phải có đầu tiên khi bước chân vào cổng trường sư phạm là mỗi SVSP, giáo sinh cần rèn luyện tính "trung thực", đến khi tốt nghiệp lại một lần nữa bước chân vào nhà trường là nơi mà mình giảng dạy thì tính "trung thực" lại càng nâng cao bởi nó đã được tôi luyện trong thời gian mấy năm ở các trường cao đẳng, đại học rồi. Để làm cho tính trung thực đó sáng lên là nhờ có ánh đèn phát ra từ cái "Dũng". Chính điều này là cốt lõi của vấn đề...

*

Lão Tử nói "Sai lầm về văn hóa là làm chết cả muôn đời..." 
Lê-Nin nói "Học, học nữa, học mãi..." 
Phạm Văn Đồng nói "Nghề giáo là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí." 

Vấn đề giáo dục (GD) ở VN bây giờ đem ra soi rọi hay phê phán thì tôi nghĩ có nên tiếp tục nữa hay không? Bởi hàng vạn lời đóng góp, mổ xẻ cùng bao nhiêu hình thức khác đã đầy trên mặt báo chẳng những của cá nhân những nhà báo, nhà văn, nhà GD... mà cả những cơ quan, tổ chức chuyên ngành GD hoặc liên quan đến GD đã trăn trở quan tâm và cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh, cải thiện hơn trong lĩnh vực GDVN. Thế nhưng thời gian trôi qua căn bệnh nan y đã làm hoại tử cơ thể của ngành GD. Từ hệ thống lãnh đạo, quản lý ngành đến các nhà xuất bản, nhà biên soạn sách giáo khoa, giáo án... và cuối cùng là đội ngũ giáo viên (GV) hầu như những con virus của căn bệnh trầm kha đó đã hủy hoại và mỗi cơ quan, cá nhân bị tàn phá theo lĩnh vực riêng của mình như trong nội tạng và toàn thân của một con người vậy. 

Nay tôi thiết tưởng cũng nên viết ra những dòng này. Bởi câm lặng, nhắm mắt để cho gió thổi mây bay thì riêng thế hệ "nhi bất hoặc" hay "tri thiên mệnh" của chúng ta thì không nói chi, vì dù sao cũng đã an bài hơn nữa cũng đã có chất đề kháng. Nhưng còn lại thế hệ mới vào đời và ở buổi bình minh thì chúng ta không thể vô trách nhiệm để những vết chàm bôi vào những tờ giấy trắng tinh khôi kia được. 

Trong bài viết này tôi chỉ đề cập một vài ý nhỏ trong đội ngũ GV, còn các mặt khác trong ngành GD thì như tôi đã nói là đã có quá nhiều bài viết trong đó tôi cũng đã có bài đóng góp trên Danlambao. Đối với đội ngũ GV VN thì có hàng vạn vấn đề để nói. Phát huy dạy tốt, gương tốt để xã hội học tập thì cũng nhiều và ngược lại cũng không hiếm. Ở đây theo tôi cái tố chất quan trọng trong mỗi GV cần phải có là cái "dũng". Cái "dũng" gói ghém trong phạm vi giảng dạy và nêu gương mà thôi chứ chưa nói đến tầm cao hơn của chữ dũng mà tôi đã phân tích trong bài"Trí thức Việt Nam trước nội tình đất nước" trên Danlambao. 

Đi thẳng vào vấn đề của cô giáo dạy văn trường THCS Lomonoxop (Hà Nội) Hà Thu Thủy. Ở đây không cần phải lập lại hay mổ xẻ gì thêm vấn đề bởi sự kiện, từng bước trong quá trình giảng dạy và qua sự thẩm tra trên bài vở của các em học sinh cùng những lời xác minh của học trò và bút tích của cô Thủy trong các bài kiểm tra của các em thì tôi thiết tưởng nơi đây chúng ta không cần phải nói gì thêm nữa. Không cần phải vạch lá tìm sâu bởi ở đây lá không còn, chỉ còn vài chiếc là ban giám hiệu và tổ trưởng bộ môn văn mà thôi. Còn lại sâu thì bò ngổn ngang không cần tìm chi cho mệt sức. 

Điều cần thiết và phải có đầu tiên khi bước chân vào cổng trường sư phạm là mỗi SVSP, giáo sinh cần rèn luyện tính "trung thực", đến khi tốt nghiệp lại một lần nữa bước chân vào nhà trường là nơi mà mình giảng dạy thì tính "trung thực" lại càng nâng cao bởi nó đã được tôi luyện trong thời gian mấy năm ở các trường cao đẳng, đại học rồi. Để làm cho tính trung thực đó sáng lên là nhờ có ánh đèn phát ra từ cái "Dũng". Chính điều này là cốt lõi của vấn đề. Trong tất cả hàng ngũ GV hầu hết ai cũng nêu cao tính "trung thực" và dạy cho các em HS tính trung thực. Nhưng chính trong mỗi GV có dám "trung thực" hay không khi hai từ này áp dụng cho chính mình? Nếu những bậc mô phạm không đủ "dũng khí" để "trung thực" nói lên khuyết điểm của mình thì như vậy hóa ra những lời của các vị "phán ra trên bục giảng" là những điều lừa dối sao? Thật tình mà nói khi tôi đọc và nhìn những hình ảnh và sự kiện của cô giáo Thủy tôi thật sự "bàng hoàng" và không biết mình có phải người VN không? có hiểu được văn hóa VN không? Lạy trời là không phải và tôi hoàn toàn bị nhầm đồng thời tôi không hiểu gì về ngôn ngữ văn hóa VN và lại càng không hiểu "canh gà Thọ Xương" là gì và lời giảng của cô Thủy là khuôn vàng thước ngọc. 

Thế nhưng ngược lại, đọc xong bản tin này tôi lịm người và nhắm mắt. Không phải một gáo nước lạnh mà cả một bồn nước lạnh dội từ đầu tôi dội xuống dưới thời tiết 0 độ C. Vì ở đây là một GV dạy văn, một người bình thường đa phần cũng đều hiểu "canh gà Thọ Xương" là gì! Nghe được sự việc bà hiệu phó Ngô Thị Hà cũng vô cùng sửng sốt và yêu cầu thu tất cả bài kiểm tra của các em của lớp cô Thủy. Điều làm cho bà ngỡ ngàng và có thể là không đứng vững khi nhìn thấy hầu hết bài tập của các em đều ghi rõ "canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội". Các em là những con chim non chứ đâu phải là những nhà bác học mà tư tưởng lớn gặp nhau và bài làm cùng một ý? Đây phải là lời giảng được phát ra từ cửa miệng của người thầy trên bục giảng mà các em luôn cho là khuôn vàng thước ngọc. Nếu nơi đây tất cả các bậc thầy đều chối lỗi và đổ tội cho các em là phản ánh không "trung thực", các em vu khống cho thầy cô đã giảng dạy như thế thì vô hình chung đội ngũ sư phạm trường này lại dạy cho các em văn hóa "gắp lửa bỏ tay người". Nói đến đây tôi không biết phải nên cười hay nên tủi cho số phận của các em, một lớp trẻ đầy hy vọng cho tương lai. 

Chưa dừng lại nơi đó! Đội ngũ quản lý GD mà cụ thể là BGH và tổ trưởng bộ môn văn trường Lomonoxop lại không buông tha cho chúng tôi, cho những người VN có nỗi lòng trăn trở với lớp măng non kế tục cho thế hệ mai sau. 

Ban giám hiệu (ông Nguyễn Quang Tùng) lại không làm hết chức năng một người quản lý của mình mà ở đây lại là quản lý GD! Vấn đề "phản văn học" của cô giáo dạy văn chứ không phải là lĩnh vực bộ môn toán có thể vô ý sai sót một con số khi chưa nhìn kỹ, ở điểm này có thể châm chước. Đàng này là một bài văn với lời giảng hoàn toàn phản cảm đến nỗi không hình dung ra nổi và không thể nào tưởng tượng ra được mà ông cho chỉ là "sai sót nghiệp vụ" là thế nào??? và các câu ca dao trên không ở trong chương trình giảng dạy? (ở đây là sự nhận thức và trình độ giảng dạy chứ không quan trọng là trong hay ngoài chương trình). Sự bao che, lấp liếm trên của ông mà tất cả những người Việt và những người biết ngôn ngữ Việt Nam đã đọc và đã có lời nhận xét! Trong đó không thiếu hàng trăm ngàn đồng nghiệp của ông và những vị thầy đã dạy ông học. 

Nơi đây ông cũng lại thiếu cái dũng để nhận điểm sai. Ông đã không "trung thực" mà không trung thực là lỗi nặng nhất của người "mô phạm". Hơn thế nữa, bao che cho người khác để tiếp tục không trung thực lại càng trầm trọng. Chưa bằng lòng, ông lại còn đem cái mớ thành tích nào cô Thủy là HS trường chuyên, tốt nghiệp ĐH loại giỏi và hiện là thạc sĩ có năng lực v.v... Ông có biết như thế là ông đã vô tình hay cố ý khoét sâu thêm sự trống rỗng của một GV dạy văn không? nếu là một GV hợp đồng không được đào tạo chính qui và năng lực kém thì còn có thể miễn cưởng cảm thông... đàng này sao thì ai rõ hơn ban giám hiệu? Đó chính là cái lực "F" mà nó làm tăng thêm độ nhấn chìm cô Thủy xuống sa lầy ông có biết? 

Trong trường hợp này nếu ban giám hiệu có lòng tự trọng và đầy trách nhiệm thì nên tự xử như trong bài "Văn Hóa Từ Chức" mà tôi đã viết trên Danlambao. 

Phần cô giáo Hà Thu Thủy, nếu năng lực kém và chưa hiểu nhiều về sự bao la của văn học, có những điều đối với người khác thì tầm thường nhưng đối với cô là xa lạ và ngược lại đó là điều không có gì to lớn vì "văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi" mà cô! Ở đây đối với cô là không đáng trách, cũng phải thông cảm cho cô trước cái "sốc" này mà lại là "sốc" văn chương, chữ nghĩa, trình độ... thuộc lĩnh vực cô giảng dạy. Những lời biện bạch vu vơ của cô cũng tất yếu thôi vì cái "văn hóa trung thực" trong xã hội CSVN chưa được tôn vinh. Nhưng trong chừng mực nào đó, khi đêm về nhìn bóng mình trên vách chắc cô cũng rõ và thầm... thôi tôi không nói. 

Nhưng cô Thủy ạ - Biết điều mình chưa biết tức là chưa biết mà biết vậy! (tri bất tri, bất tri vi tri), và chẳng lẽ mỗi lần đạp c... là mỗi lần chặt chân? Cô đã làm đơn xin nghỉ dạy. Theo tôi cô nên cố gắng đi học tiếp, điều đó sẽ tốt cho cô hơn. Cô đọc lời của Lê-Nin đi! ông thầy vĩ đại của xã hội CS mà cô đang phục vụ mà tôi đã dẫn ở đầu bài. Cô có đọc trên Facebook không? lời hót của một con chim non đây. Cô nghe nhé! 

"Cô Thủy ạ! Con không ghét cô, cũng không thù oán gì với cô. Thậm chí còn muốn cô quay về trường dạy, nhưng cô nên "trung thực" thì học sinh mới ngoan. Một lần dứt khoát trong lòng sẽ không cảm thấy lo lắng, băn khoăn". Lời của một con chim non thánh thót và thật sâu xa... Đã dùng từ "trung thực" để dạy người khác. Mỉa mai thay trong trường hợp này chủ thể đã bị hoán vị. Tôi mong cô đủ "dũng khí" để bước qua quan ải này, tuy không cao nhưng mịt mờ khói tỏa. Chúc cô thành công. 

Riêng về ngành giáo dục VN một lần nữa tôi xin nói lên rằng: "Ô Hô... Hồn linh thiêng của ông Phạm Văn Đồng đang vất vưởng nơi nào bên Tề hay bên Sở hãy mau mau quay về cố quốc mà xin rút lại câu nói của ông mà tôi đã dẫn ở trên. Vì lớp hậu sinh của ông chúng đã bôi đen mỗi ngày một chữ đến nỗi hôm nay không còn nhìn rõ được." 

Ngày 16/10/2012