THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 October 2013

Việt Nam - Hoa Kỳ ký hiệp định hạt nhân dân sự!

RFI - Thứ năm 10 Tháng Mười 2013




Ngoại trưởng John Kerry lắng nghe phiên dịch cuộc trao đổi với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Thượng đỉnh Đông Á -Brunei, ngày 10/10/2013.
Ngoại trưởng John Kerry lắng nghe phiên dịch cuộc trao đổi với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Thượng đỉnh Đông Á -Brunei, ngày 10/10/2013.
REUTERS/Ahim Rani

Thanh Phương
Hôm nay, 10/10/2013, bên lề Hội nghị thượng định Đông Á ở Brunei, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định khung về hạt nhân dân sự, mở đường cho việc các công ty Mỹ sau này có thể bán lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ký vào hiệp định hạt nhân này, còn được gọi là hiệp định « 123 ». Theo AFP, trong buỗi lễ ký kết, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường lớn thứ hai ở Đông Á về năng lượng nguyên tử, chỉ sau Trung Quốc, được dự báo là sẽ lên đến 50 tỷ đôla từ đây đến năm 2030.

Theo một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, hiệp định khung về hạt nhân dân sự có những quy định nhằm ngăn chặn nguy cơ Việt Nam làm giàu chất uranium hoặc phổ biến hạt nhân. Quan chức này cho biết, Việt Nam hiện « có thành tích rất tốt về mặt không phổ biến hạt nhân và là một yếu tố đáng tin cậy của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế ».

Hà Nội cũng đã cam kết với Hoa Kỳ, về mặt chính trị, nhưng chưa phải về mặt pháp lý, là sẽ không tiến hành làm giàu chất uranium. Hiệp định khung về hạt nhân dân sự Mỹ -Việt còn phải chờ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua trước khi những công ty Mỹ như General Electric có thể vào thị trường Việt Nam và bán các thiết bị hoặc lò phản ứng hạt nhân. Về phần Quốc hội Việt Nam cách đây vài năm cũng đã thông qua việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, với mục tiêu đưa lò phản ứng hạt nhân đầu tiên vào hoạt động từ năm 2020.