Đại lộ Thăng Long, công viên Hòa Bình ở Hà Nội hay bảo tàng Phú Yên... là những công trình được đầu tư từ hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng để chào mừng các đại lễ, song đều nhanh chóng hư hỏng.
Mặt đường đại lộ Thăng Long bị lún thành rãnh sâu 5-10 cm sau khi được đưa vào sử dụng được 2 năm. Ảnh: Bá Đô (chụp ngày 5/12/2012).
Đại lộ Thăng Long là tuyến cao tốc dài và hiện đại nhất Việt Nam, được khánh thành dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010). Công trình có tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng, với tổng chiều dài tuyến là hơn 29 km, chiều rộng mặt đường là 140 m.
Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng đưa vào sử dụng tuyến đại lộ đã xuất hiện lún nứt mặt đường, tạo thành ổ trâu, ổ gà ở nhiều đoạn. Tháng 5/2011, mặt đường hầm chui trên đại lộ Thăng Long xuất hiện hàng chục vết nứt, có vết kéo dài cả chục mét, rộng 2-3 cm. Dù liên tục được sửa chữa, vá víu sau lễ khánh thành và trước cuộc kiểm tra của Bộ Giao thông nhưng hiện công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long lại xuất hiện những vết nứt, cầu vượt làm dở dang, hố ga mất nắp... đơn vị thi công đã phải nhiều lần cày mặt đường lên để trải lớp nhựa đường mới.
Tương tự, công viên Hòa Bình (Từ Liêm, Hà Nội) được xây dựng với kinh phí gần 280 tỷ đồng có diện tích hơn 20ha (diện tích mặt hồ 5,5ha) gồm 3 cổng chính. Cổng phía đường Phạm Văn Đồng mang biểu tượng cánh chim Lạc hướng ra đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài. Hai cổng còn lại mang biểu tượng chim bồ câu đang bay. Nằm ở trung tâm công viên là tượng đài Hòa Bình bằng đồng nặng 20 tấn, cao 7,2 mét đặt trên trụ đế cao 22,8 mét.
Đây cũng là một trong những công trình được khánh thành dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng ngay sau khi đưa vào sử dụng nhiều hạng mục đã bị hư hỏng như gạch sụt lún, bong tróc, ghế đá hỏng, giàn bằng gỗ gãy sập... Được coi là công viên có kiến trúc hiện đại nhất thủ đô và đã được cải tạo, chỉnh trang nhưng sau hơn 2 năm hoạt động, công viên này hiện xuống cấp, vắng vẻ...
Công viên Hòa Bình được đầu tư 280 tỷ đồng cũng nhanh chóng bị hư hỏng chỉ sau chưa tới 1 năm đưa vào sử dụng. Ảnh: Tiến Dũng (chụp ngày 19/10/2010).
Một công trình khác là Cung Trí thức thủ đô với 2 khối nhà (16 tầng và 3 tầng, tổng diện tích sàn gần 16.000 m2), có tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, với mục đích "tụ hội" giới trí thức thủ đô, cũng đang trong tình trạng xuống cấp và hoang phí, sau hơn 2 năm đưa vào sử dụng.
Không đến nỗi xuống cấp, hư hỏng như những công trình trên, Bảo tàng Hà Nội có quy mô lớn nhất nước với số vốn xây dựng lên đến 2.300 tỷ đồng cũng để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng hiện đang "rỗng ruột" và rơi vào cảnh đìu hiu do không được tính toán kỹ lưỡng khiến người dân bức xúc vì sự lãng phí.
Công trình này được khánh thành tháng vào tháng 10/2010 nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long với kiến trúc độc đáo, hiện đại, nằm gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Tuy nhiên, khi khánh thành bảo tàng mới hoàn tất giai đoạn 1 của dự án và tạm thời mở cửa trưng bày khoảng 4.000 hiện vật, phần lớn là các hiện vật cổ qua các thời đại. Do vậy, Bảo tàng Hà Nội vẫn vắng khách tham quan do số lượng hiện vật trưng bày khá ít ỏi, đơn điệu.
Theo Giám đốc Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội (Sở Xây dựng), quá trình xây dựng bảo tàng có nhiều thay đổi khiến việc chuẩn bị nội dung cũng thay đổi. Trước đây, dự án được thành phố giao Sở Văn hóa làm chủ đầu tư, song năm 2008 lại giao cho Sở Xây dựng. Khi lập dự án đã tính đến đề cương trưng bày hiện vật nhưng do thay đổi địa giới hành chính (Hà Tây sáp nhập Hà Nội năm 2008) nên đơn vị soạn thảo đã phải thay đổi toàn bộ nội dung, chỉnh lý đề cương chi tiết.
Mặt tiền bảo tàng Phú Yên, công trình được xây dựng mừng đại lễ 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển bị nứt chỉ sau 1 năm khánh thành. Ảnh: Chí Phan.
Không chỉ ở Hà Nội, bảo tàng Phú Yên được đầu tư gần 100 tỷ đồng để chào mừng đại lễ 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển cũng chịu chung "số phận". Dự án khởi công vào ngày tháng 7/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2011. Vì là công trình có ý nghĩa đặc biệt, phải thi công gấp rút nên được Thủ tướng cho phép triển khai theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc thi công công trình này rất ì ạch, mãi đến ngày 3/2/2012 mới khánh thành phần xây lắp, chậm 1 năm so với dự kiến, còn phần trưng bày mới hoàn thành giai đoạn 1.
Vấn đề khiến người dân bức xúc là chỉ sau hơn một năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục của Bảo tàng xuống cấp, hư hỏng. Hiện tại, mặt tiền phía đông của khu nhà chính xuất hiện hai vết nứt dài, nhiều viên gạch ốp tường đã bị rơi xuống đất; nước từ nhà vệ sinh thấm ra ngoài tường gây ra nhiều vệt loang lổ; một số cánh cửa gỗ cong vênh, khung co rút nên không thể đóng kín...
Ngoài ra, tuy không nằm trong mục đích "chào mừng đại lễ" như những công trình trên, song cổng chào Vĩnh Phú (phường Phú Vĩnh, thị xã Thuận An) trị giá 40 tỷ đồng được xây dựng nhằm thể hiện sự phát triển vững mạnh của tỉnh Bình Dương. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn "toả sáng", công trình này đã xuống cấp nặng nề, thậm chí "tơi tả" và gây nguy hiểm cho người dân.
Ngay sau khi VnExpress.net phản ánh tình trạng này, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo đơn vị chủ quản gấp rút sửa chữa bằng vật liệu có tính bền vững hơn trước tác động của thời tiết.
Việc hàng loạt những công trình có kinh phí hàng trăm, hàng nghìn tỷ được đầu tư để chào mừng các đại lễ lại nhanh chóng bị xuống cấp khiến dư luận hoài nghi về chất lượng và đặt câu hỏi có nhất thiết phải "khoác" lên mình các công trình cái tên "chào mừng đại lễ" để rồi chỉ đưa vào sử dụng được một vài năm thì hư hỏng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/...p-2851204.html
Mặt đường đại lộ Thăng Long bị lún thành rãnh sâu 5-10 cm sau khi được đưa vào sử dụng được 2 năm. Ảnh: Bá Đô (chụp ngày 5/12/2012).
Đại lộ Thăng Long là tuyến cao tốc dài và hiện đại nhất Việt Nam, được khánh thành dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010). Công trình có tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng, với tổng chiều dài tuyến là hơn 29 km, chiều rộng mặt đường là 140 m.
Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng đưa vào sử dụng tuyến đại lộ đã xuất hiện lún nứt mặt đường, tạo thành ổ trâu, ổ gà ở nhiều đoạn. Tháng 5/2011, mặt đường hầm chui trên đại lộ Thăng Long xuất hiện hàng chục vết nứt, có vết kéo dài cả chục mét, rộng 2-3 cm. Dù liên tục được sửa chữa, vá víu sau lễ khánh thành và trước cuộc kiểm tra của Bộ Giao thông nhưng hiện công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long lại xuất hiện những vết nứt, cầu vượt làm dở dang, hố ga mất nắp... đơn vị thi công đã phải nhiều lần cày mặt đường lên để trải lớp nhựa đường mới.
Tương tự, công viên Hòa Bình (Từ Liêm, Hà Nội) được xây dựng với kinh phí gần 280 tỷ đồng có diện tích hơn 20ha (diện tích mặt hồ 5,5ha) gồm 3 cổng chính. Cổng phía đường Phạm Văn Đồng mang biểu tượng cánh chim Lạc hướng ra đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài. Hai cổng còn lại mang biểu tượng chim bồ câu đang bay. Nằm ở trung tâm công viên là tượng đài Hòa Bình bằng đồng nặng 20 tấn, cao 7,2 mét đặt trên trụ đế cao 22,8 mét.
Đây cũng là một trong những công trình được khánh thành dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng ngay sau khi đưa vào sử dụng nhiều hạng mục đã bị hư hỏng như gạch sụt lún, bong tróc, ghế đá hỏng, giàn bằng gỗ gãy sập... Được coi là công viên có kiến trúc hiện đại nhất thủ đô và đã được cải tạo, chỉnh trang nhưng sau hơn 2 năm hoạt động, công viên này hiện xuống cấp, vắng vẻ...
Công viên Hòa Bình được đầu tư 280 tỷ đồng cũng nhanh chóng bị hư hỏng chỉ sau chưa tới 1 năm đưa vào sử dụng. Ảnh: Tiến Dũng (chụp ngày 19/10/2010).
Một công trình khác là Cung Trí thức thủ đô với 2 khối nhà (16 tầng và 3 tầng, tổng diện tích sàn gần 16.000 m2), có tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, với mục đích "tụ hội" giới trí thức thủ đô, cũng đang trong tình trạng xuống cấp và hoang phí, sau hơn 2 năm đưa vào sử dụng.
Không đến nỗi xuống cấp, hư hỏng như những công trình trên, Bảo tàng Hà Nội có quy mô lớn nhất nước với số vốn xây dựng lên đến 2.300 tỷ đồng cũng để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng hiện đang "rỗng ruột" và rơi vào cảnh đìu hiu do không được tính toán kỹ lưỡng khiến người dân bức xúc vì sự lãng phí.
Công trình này được khánh thành tháng vào tháng 10/2010 nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long với kiến trúc độc đáo, hiện đại, nằm gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Tuy nhiên, khi khánh thành bảo tàng mới hoàn tất giai đoạn 1 của dự án và tạm thời mở cửa trưng bày khoảng 4.000 hiện vật, phần lớn là các hiện vật cổ qua các thời đại. Do vậy, Bảo tàng Hà Nội vẫn vắng khách tham quan do số lượng hiện vật trưng bày khá ít ỏi, đơn điệu.
Theo Giám đốc Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội (Sở Xây dựng), quá trình xây dựng bảo tàng có nhiều thay đổi khiến việc chuẩn bị nội dung cũng thay đổi. Trước đây, dự án được thành phố giao Sở Văn hóa làm chủ đầu tư, song năm 2008 lại giao cho Sở Xây dựng. Khi lập dự án đã tính đến đề cương trưng bày hiện vật nhưng do thay đổi địa giới hành chính (Hà Tây sáp nhập Hà Nội năm 2008) nên đơn vị soạn thảo đã phải thay đổi toàn bộ nội dung, chỉnh lý đề cương chi tiết.
Mặt tiền bảo tàng Phú Yên, công trình được xây dựng mừng đại lễ 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển bị nứt chỉ sau 1 năm khánh thành. Ảnh: Chí Phan.
Không chỉ ở Hà Nội, bảo tàng Phú Yên được đầu tư gần 100 tỷ đồng để chào mừng đại lễ 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển cũng chịu chung "số phận". Dự án khởi công vào ngày tháng 7/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2011. Vì là công trình có ý nghĩa đặc biệt, phải thi công gấp rút nên được Thủ tướng cho phép triển khai theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc thi công công trình này rất ì ạch, mãi đến ngày 3/2/2012 mới khánh thành phần xây lắp, chậm 1 năm so với dự kiến, còn phần trưng bày mới hoàn thành giai đoạn 1.
Vấn đề khiến người dân bức xúc là chỉ sau hơn một năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục của Bảo tàng xuống cấp, hư hỏng. Hiện tại, mặt tiền phía đông của khu nhà chính xuất hiện hai vết nứt dài, nhiều viên gạch ốp tường đã bị rơi xuống đất; nước từ nhà vệ sinh thấm ra ngoài tường gây ra nhiều vệt loang lổ; một số cánh cửa gỗ cong vênh, khung co rút nên không thể đóng kín...
Ngoài ra, tuy không nằm trong mục đích "chào mừng đại lễ" như những công trình trên, song cổng chào Vĩnh Phú (phường Phú Vĩnh, thị xã Thuận An) trị giá 40 tỷ đồng được xây dựng nhằm thể hiện sự phát triển vững mạnh của tỉnh Bình Dương. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn "toả sáng", công trình này đã xuống cấp nặng nề, thậm chí "tơi tả" và gây nguy hiểm cho người dân.
Ngay sau khi VnExpress.net phản ánh tình trạng này, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo đơn vị chủ quản gấp rút sửa chữa bằng vật liệu có tính bền vững hơn trước tác động của thời tiết.
Việc hàng loạt những công trình có kinh phí hàng trăm, hàng nghìn tỷ được đầu tư để chào mừng các đại lễ lại nhanh chóng bị xuống cấp khiến dư luận hoài nghi về chất lượng và đặt câu hỏi có nhất thiết phải "khoác" lên mình các công trình cái tên "chào mừng đại lễ" để rồi chỉ đưa vào sử dụng được một vài năm thì hư hỏng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/...p-2851204.html