TS.BS Trịnh Thị Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội, cho biết số bệnh nhân đau mắt đỏ tăng cao trong những ngày gần đây, chiếm khoảng 50-60% trong số 400-500 trường hợp khám mắt tại bệnh viện. Những ngày qua, bệnh viện đã tăng ca, thêm bàn khám và tiếp nhận các bệnh nhân khám mắt vào ngày thứ bảy và chủ nhật.
Bệnh viện mắt T.Ư cũng thực hiện khám bệnh ngoài giờ (16 giờ 30-18 giờ 30) các ngày thường và khám cả ngày thứ bảy, chủ nhật
|
Bệnh viện mắt T.Ư cho biết, một số thuốc điều trị đau mắt đỏ tạm khan hiếm trên thị trường nhưng vẫn có các thuốc cùng hoạt chất thay thế. Nhà thuốc bệnh viện mắt T.Ư vẫn đảm bảo thuốc phục vụ cho người bệnh dù số người đến khám đang tăng cao, hơn 200 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám mỗi ngày, cao gấp 2-3 lần so với các tuần trước đây.
Cha, mẹ lo lắng vì tình trạng đau mắt của con. Nhiều cha mẹ đang đi làm được thông báo đến trường đón con vì con bị đau mắt đỏ. TS.BS Trịnh Thị Ngọc lưu ý, khi bị đau mắt đỏ các cháu nên nghỉ học trong giai đoạn cấp tính nhằm tránh lây lan và đảm bảo vệ sinh cho mắt. Cần theo dõi, tái khám và có chế độ sinh hoạt, chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Một số bệnh nhân lớn tuổi đau mắt đỏ do lây từ con cháu, còn con cháu lại lây từ lớp học BS Trịnh Thị Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội lưu ý, các em bé có thể đau mắt đỏ trong môi trường lớp học: mầm non, mẫu giáo, tiểu học cũng như trong cộng đồng. Cần cho trẻ đi khám chuyên khoa nếu bị đau mắt đỏ để được kê đơn điều trị đúng Nhiều người phải nghỉ làm cả tuần lễ do đau mắt đỏ. Có người phải tái khám 2-3 lần bởi bệnh dai dẳng. BS Nguyễn Hoàng Cương (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện mắt T.Ư khuyến cáo: “Không tự mua thuốc điều trị. Các thuốc điều trị đau mắt đỏ chứa kháng sinh hoặc kháng sinh + corticoid, tùy từng trường hợp, tùy diễn biến bệnh trên mỗi bệnh nhân BS sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp. Việc tự dùng thuốc nhỏ mắt có thể làm trầm trọng hơn, gây viêm loét giác mạc” |
Ngọc Thắng - Nam Sơn (thực hiện)