Đối tượng thứ hai mà dư luận có quyền nghi ngờ là Ngân hàng Chính sách xã hội và những cán bộ có liên quan của ngân hàng này, vì họ đã tham gia vào các vụ tìm mộ lừa đảo của đối tượng Thúy, còn ngân hàng thì đã “giải ngân” tiền cho nhà tâm linh rởm này.
Luật sư Phạm Hồng Hải cho rằng, theo các quy định pháp luật, không truy tố hình sự tổ chức, tập thể nên không quy kết ngân hàng chính sách tham gia tìm mộ liệt sĩ là đồng phạm với Nguyễn Thanh Thúy trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng nếu cơ quan điều tra phát hiện được cá nhân nào trong ngân hàng biết rõ Thúy lừa đảo mà vẫn giúp sức cho hắn lừa các gia đình liệt sĩ, cá nhân đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm với đối tượng Thúy. Mặt khác, nếu Nguyễn Thanh Thúy gây ra hậu quả nghiêm trọng vì có sự giúp sức của Ngân hàng chính sách, có thể lãnh đạo ngân hàng sẽ bị khởi tố theo tội danh: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 285 Bộ luật Hình sự.
Ngân hàng chính sách là một tổ chức của Nhà nước, trong vụ việc này dẫu bị lợi dụng hay giúp sức cho Nguyễn Thanh Thúy lừa đảo, lãnh đạo ngân hàng và các cán bộ tham gia cũng sẽ bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ công chức.
Có thể ngân hàng chính sách chỉ là nạn nhân của nhà tâm linh lừa đảo Thúy, song đây cũng là bài học cho những cán bộ công chức lạc hậu, mê tín dị đoan.
Dẫn theo tin 247.com:
“Theo cáo buộc của VTV: Sau 4 cuộc liên kết với ngân hàng Chính sách xã hội,chưa đầy 8 tháng, cậu Thủy đã thu tiền công 7,9 tỷ đồng, chưa kể hàng chục vụ lẻ có Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cùng đi…. Theo nguồn tin của cơ quan này, chính Ngân hàng CSXH địa phương mới là nơi xuất tiền. Và các phó chủ tịch UBND các tỉnh giữ chức trong HĐQT địa phương của ngân hàng.”
Ơ, hóa ra chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội chính là Thống đốc Nguyễn Văn Bình!
Nhìn vào danh sách hội đồng quản trị ngân hàng này mới thấy kỷ lục: các ủy viên gồm 6 thứ trưởng hoặc cấp tương đương của các bộ, ngành…
Chưa hết, ở 63 tỉnh thành mà ngân hàng này có chi nhánh và 618 phòng giao dịch cấp huyện, họ cũng tổ chức sao cho mỗi nơi đều có ban đại diện hội đồng quản trị cũng gồm các quan chức cấp tỉnh và huyện. Biểu sao bộ máy không cồng kềnh, chi phí không cao cho được.
Dù chủ yếu là cho vay các hộ nghèo và các đối tượng chính sách như học sinh, sinh viên, công nhân đi lao động nước ngoài… Ngân hàng Chính sách Xã hội thực chất vẫn là doanh nghiệp. Mà đã là doanh nghiệp thì thành viên hội đồng quản trị hay hội đồng thành viên “không là cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước”, theo quy định của Chính phủ. Thế là thêm một ngoại lệ to đùng.
Lẽ ra ngân hàng cứ được tổ chức một doanh nghiệp bình thường nhưng chính sách cho vay ưu đãi đến một số đối tượng như hộ nghèo, sinh viên gặp khó khăn, doanh nghiệp nhỏ… cứ công khai thật rõ ràng (có thể tốn tiền in tờ giới thiệu, đăng quảng cáo…) Bất kỳ ai thuộc diện được vay đều có thể vay, dựa trên những tiêu chí được công khai, không cần ban bệ duyệt xét gì nữa. Ai bị từ chối không được vay có quyền khiếu nại và được xem xét công minh. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước hay Chính phủ là đề ra chính sách cho từng thời kỳ và Ngân hàng Chính sách Xã hội cứ thế thực hiện. Vì sao phải đẻ ra bộ máy cồng kềnh như hiện nay, nghe đâu gần đến 10.000 cán bộ, nhân viên?
THEO FB NGUYỄN VẠN PHÚ