Trong lần về thăm Việt Nam và nghỉ mát (2/2013), gia đình tôi có mua một vài cân cá khô tại một chợ ở TP. Vinh, gọi là quà quê sang dùng dần. Rất quý, thỉnh thoảng có dịp anh em bạn bè thân đến chơi, gia đình tôi mới đem ra ăn.
Gần đây (8/2013), khi có các thông tin về cá mực làm từ nhựa, mì nhựa, thịt bò kho làm từ nhựa v.v. thì nhà tôi mới bắt đầu nghi ngờ về gói quà quê này. Đem ra xem cẩn thận thì, cả nhà mới bất ngờ nhận ra loại cá ép miếng tưởng là tạo thành từ các miếng cá lát mỏng, phơi khô có thể là…nhựa 100%.
Loại cá ép nhựa này được làm khá tinh vi, nếu không đốt thử thì không thể nhận ra, nó giống hệt như được tạo thành từ các lát cá nhỏ. Bề mặt miếng nhựa, được điểm các vệt màu trắng bạc như da cá biển, cùng các vệt màu vàng đậm như cá phơi “được nắng”.
Các đầu và bavia nhọn nổi lên trên bề mặt và viền miếng cá, khi cầm đâm nhẹ vào tay, tạo cảm giác giống như các xương dăm khô có trong các lát cá. Về mùi, miếng nhựa được tẩm mùi tanh đặc trưng của cá biển khá kỹ, không bị mất mùi khi để lâu ngoài không khí nên khó có thể nhận ra đây là cá giả.
Rất tiếc là trong quá trình chế biến trước đây, do rán bằng dầu ăn hay quay vi sóng ở nhiệt độ không đủ cháy để tạo nên tạo mùi khét nhựa đặc trưng nên gia đình chúng tôi đã ăn mấy lần mà không thể phát hiện ra. Chỉ đến khi được đốt trên ngọn lửa thì “miếng cá nhựa” cháy khét lẹt, mềm oặt chứ không đanh và có mùi đặc trưng protein cháy như của cá khô thật.
Theo nhận định cả ở góc độ chuyên môn và kinh tế thì đây là loại “sản phẩm” được làm từ nguyên liệu là các hạt nhựa trong, cao cấp chứ không phải là từ nhựa tái chế rẻ tiền nên giá thành nguyên liệu đầu vào khá cao.
Nếu cộng thêm chi phi vận chuyển, tiếp thị v.v, thì chắc chắn là lợi nhuận cho “kẻ sản xuất” là không có vì giá “sản phẩm cuối cùng” ra đến chợ là rất rẻ.
Vậy lý giải cho động cơ của hành động này là gì nếu không phải là “kẻ sản xuất” sẵn sàng bỏ ra một chi phí để đầu độc người tiêu dùng Việt Nam.
Một câu hỏi nữa đặt ra là các lực lượng quản lý thị trường ở đâu mà để cho loại cá giả độc hại này lưu hành công khai tại các chợ vùng biển của Việt Nam, vùng mà đáng lẽ ra người tiêu dùng có thể yên tâm khi ăn các sản phẩm đặc sản từ biển.
Để thật giả lẫn lộn sẽ làm giảm tiêu thụ các sản phẩm cá thật, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương nói chung và đến sản xuất của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nói riêng tại các tỉnh ven biển cả nước. Các cơ quan chức năng liên quan cần ráo riết vào cuộc, sớm chấm dứt tình trạng này.
Q. Anh - T.Hà - TS. Thành Đồng
(TS. Thành Đồng – cán bộ nghiên cứu Viện Hóa học Công nghiệp, hiện đang công tác tại Châu Âu).
(Theo Đất Việt)
VienamNet
Gần đây (8/2013), khi có các thông tin về cá mực làm từ nhựa, mì nhựa, thịt bò kho làm từ nhựa v.v. thì nhà tôi mới bắt đầu nghi ngờ về gói quà quê này. Đem ra xem cẩn thận thì, cả nhà mới bất ngờ nhận ra loại cá ép miếng tưởng là tạo thành từ các miếng cá lát mỏng, phơi khô có thể là…nhựa 100%.
|
Loại cá ép nhựa này được làm khá tinh vi, nếu không đốt thử thì không thể nhận ra, nó giống hệt như được tạo thành từ các lát cá nhỏ. Bề mặt miếng nhựa, được điểm các vệt màu trắng bạc như da cá biển, cùng các vệt màu vàng đậm như cá phơi “được nắng”.
Các đầu và bavia nhọn nổi lên trên bề mặt và viền miếng cá, khi cầm đâm nhẹ vào tay, tạo cảm giác giống như các xương dăm khô có trong các lát cá. Về mùi, miếng nhựa được tẩm mùi tanh đặc trưng của cá biển khá kỹ, không bị mất mùi khi để lâu ngoài không khí nên khó có thể nhận ra đây là cá giả.
Rất tiếc là trong quá trình chế biến trước đây, do rán bằng dầu ăn hay quay vi sóng ở nhiệt độ không đủ cháy để tạo nên tạo mùi khét nhựa đặc trưng nên gia đình chúng tôi đã ăn mấy lần mà không thể phát hiện ra. Chỉ đến khi được đốt trên ngọn lửa thì “miếng cá nhựa” cháy khét lẹt, mềm oặt chứ không đanh và có mùi đặc trưng protein cháy như của cá khô thật.
|
Theo nhận định cả ở góc độ chuyên môn và kinh tế thì đây là loại “sản phẩm” được làm từ nguyên liệu là các hạt nhựa trong, cao cấp chứ không phải là từ nhựa tái chế rẻ tiền nên giá thành nguyên liệu đầu vào khá cao.
Nếu cộng thêm chi phi vận chuyển, tiếp thị v.v, thì chắc chắn là lợi nhuận cho “kẻ sản xuất” là không có vì giá “sản phẩm cuối cùng” ra đến chợ là rất rẻ.
Vậy lý giải cho động cơ của hành động này là gì nếu không phải là “kẻ sản xuất” sẵn sàng bỏ ra một chi phí để đầu độc người tiêu dùng Việt Nam.
|
Một câu hỏi nữa đặt ra là các lực lượng quản lý thị trường ở đâu mà để cho loại cá giả độc hại này lưu hành công khai tại các chợ vùng biển của Việt Nam, vùng mà đáng lẽ ra người tiêu dùng có thể yên tâm khi ăn các sản phẩm đặc sản từ biển.
Để thật giả lẫn lộn sẽ làm giảm tiêu thụ các sản phẩm cá thật, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương nói chung và đến sản xuất của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nói riêng tại các tỉnh ven biển cả nước. Các cơ quan chức năng liên quan cần ráo riết vào cuộc, sớm chấm dứt tình trạng này.
Q. Anh - T.Hà - TS. Thành Đồng
(TS. Thành Đồng – cán bộ nghiên cứu Viện Hóa học Công nghiệp, hiện đang công tác tại Châu Âu).
(Theo Đất Việt)
VienamNet