THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 November 2013

PICS : Khẩn cấp di dời dân trước khi cơn bão "hủy diệt" đổ bộ



(Dân trí) - Ứng phó với cơn bão mạnh, có tính "hủy diệt", các tỉnh bắc miền Trung khẩn trương di dời dân khỏi các vùng xung yếu, gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị trước khi bão đổ bộ...

Quảng Trị: Chuẩn bị ứng phó tình huống bất ngờ
 
Để chủ động ứng phó với bão, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Trị đã khẩn trương tiến hành mọi công tác ứng phó. Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị, hiện đã thông báo và kêu gọi hơn 2.504 tàu thuyền với trên 6.408 thuyền viên vào nơi trú ẩn an toàn. Một số tàu thuyền đánh bắt xa bờ ở các tỉnh khác cũng đã vào các vùng biển thuộc tỉnh Quảng Trị neo đậu.
Nhiều tàu thuyền tại Quảng Trị đã vào bờ neo đậu an toàn
Nhiều tàu thuyền tại Quảng Trị đã vào bờ neo đậu an toàn
Đến 19h tối nay, tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành việc di dời gần 18.000 hộ dân trên tổng số hơn 20.000 hộ với 80.000 nhân khẩu ra khỏi vùng xung yếu.
Cuối giờ chiều ngày 9/11, sau khi có chuyến thị sát, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 14, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Trưởng ban chỉ huy PCLB Trung ương đã chủ trì phiên họp khẩn để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 14 tại Quảng Trị.
Nhiều tàu thuyền tại Quảng Trị đã vào bờ neo đậu an toàn
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại Quảng Trị (Ảnh Đăng Đức)
 
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Trị cần rà soát lại mọi công tác ứng phó với bão, tích cực vận động người dân chằng chống nhà cửa, tàu thuyền, di dời ra khỏi những nơi nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trước diễn biến phức tạp của bão.
 
Nhận định đây là cơn bão mạnh, mang tính "hủy diệt", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an, Bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn cần nhanh chóng hoàn thành các công tác chuẩn bị đối phó trước khi bão đến; bố trí người trực thường xuyên để xử lý kịp thời những sự cố bất ngờ. Các hồ chứa phải cử người trực 24/24 để nắm tình hình, khi bão đến tuyệt đối không cho các phương tiện vận tải lưu thông.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và đoàn công tác của Ban chỉ đạo PCLB Trung ương đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình đối phó với siêu bão số 14 tại huyện Hải Lăng, Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Tại tỉnh Quảng Bình, trong trưa và chiều hôm nay, người dân cũng đang tích cực chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền để chủ động ứng phó với bão số 14.
 Người dân chuẩn bị bao cát chằng chống nhà cửa chống bão
Người dân chuẩn bị bao cát chằng chống nhà cửa chống bão
 
Lực lượng CSGT Công an Quảng Bình sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão (Ảnh Đặng Tài)
Lực lượng CSGT Công an Quảng Bình sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão (Ảnh Đặng Tài)
 
Nghệ An: Gần 36.000 dân phải di dời

Đến 18 giờ ngày 9/11/2013 theo báo cáo nhanh của Ban PCLB và TKCN tỉnh Nghệ An có khoảng 36.000 nhân khẩu phải di tản để tránh siêu bão. Trong đó: Thị xã Cửa Lò: 1231 hộ dân với 4296 nhân khẩu; Huyện Nghi Lộc: 458 hộ dân với 2018 nhân khẩu; Huyện Diễn Châu: 374 hộ dân với 1335 nhân khẩu; Huyện Quỳnh Lưu: 2524 hộ dân với 10326 nhân khẩu và TX Hoàng Mai có khoảng 3.000 hộ với 18.000 nhân khẩu đã phải di dời tránh siêu bão.
Người dân ven biển gánh tàu lên bờ vào sâu trong đất liền để tránh bão.
Người dân ven biển gánh tàu lên bờ vào sâu trong đất liền để tránh bão.
Hiện tại để chủ động đối phó với siêu bão Haiyan người dân nằm trong vùng nguy hiểm ở đây đã chuyển toàn bộ những tài sản có giá trị đến nơi an toàn. Chằng chống nhà cửa, tất cả các tàu thuyền cũng đã vào bến neo đậu an toàn.
Trả lời PV Dân trí vào lúc 21h ngày 9/11, ông Nguyễn Hữu Tuy – Chủ tịch UBND TX Hoàng Mai cho biết, có khoảng 3.000 hộ với 18.000 nhân khẩu chủ yếu là người già, trẻ em buộc phải di dời đến nơi an toàn trong ngày 9/11. Dự kiến nếu diễn biến của bão phức tạp thì trên địa bàn TX Hoàng Mai sẽ di dời khoảng 6.000 hộ dân tương đương hơn 30.000 nhân khẩu.
 
Di chuyển đồ đạc vật dụng có giá trị đến nơi an toàn trước giờ bão đổ bộ.
Di chuyển đồ đạc vật dụng có giá trị đến nơi an toàn trước giờ bão đổ bộ.
Còn theo báo cáo nhanh số 05/BC-BCHBP ngày 09/11/2013 của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, tính đến 14 giờ 30 phút ngày 9/11/2013 tỉnh Nghệ An có 4.017 phương tiện trên 20.083 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản. Trong đó có 131 phương tiện với 1006 lao động đang hoạt động tại vùng ven biển Nghệ An (Thị xã Cửa Lò 3PT/14LĐ, Nghi Lộc 5PT/24LĐ, Diễn Châu 4PT/20LĐ, Quỳnh Lưu 106PT/918LĐ, Thị xã Hoàng Mai 13PT/30LĐ) các phương tiện đang trên đường vào bờ dự kiến đến 18 giờ chiều ngày 9/11 cập bến; 29 phương tiện trên 277 lao động đang hoạt động ở ngoại tỉnh và vùng đánh cá chung đã nhận điện và trên đường vào bờ; số còn lại đang neo đậu tại bến an toàn. Ngoài ra có 55 phương tiện trên 420 lao động ngoại tỉnh đến neo đậu. Các phương tiện đều đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của bão.
Hà Tĩnh: Di dời hơn 1,4 vạn dân
 
Để đối phó, phòng tránh những thiệt hại do “siêu bão” Haiyan gây ra, ngày 9/11, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã có lệnh hỏa tốc gửi 6 huyện, TP ven biển gồm: Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh yêu cầu chính quyền địa phương, Ban phòng chống lụt bão các huyện chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện để đối phó với cơn bão số 14 này. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh đã lệnh tổ chức lực lượng di dời 14.280 hộ (50.240 người dân) ra khỏi vùng nguy hiểm trước 17h chiều nay (9/11).
Ngoài ra, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh cũng đã có công điện khẩn yêu cầu các huyện miền núi có nguy cơ xảy ra lũ quét như: Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang huy động lực lượng di tán người dân đến nơi an toàn trước 21h tối nay (9/11).
Hiện tại, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh tập trung lực lượng, yêu cầu các địa phương túc trực 24/24 tại các vùng xung yếu để đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Đưa người thân đến những ngôi nhà chắc chắn để trú bão.
Ban chỉ huy PCLB huyện Nghi Xuân đã yêu cầu tập trung lực lượng tại các địa phương để di dời hơn 2.611 hộ dân đi tránh bão.
 
Đưa người thân đến những ngôi nhà chắc chắn để trú bão. 
Những hộ dân tại vùng xung yếu trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh đã được lực lượng chức năng di dời đến nơi trú bão an toàn như tại các trường học hay các công trình công cộng.
 
  Lực lượng dân phòng của xã bế các cụ già lên xe đi tránh bão.
  Lực lượng dân phòng của xã bế các cụ già lên xe đi tránh bão. 
 
Không ít cụ già hoảng sợ trước những tin tức về siêu bão này.  
 Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh đã lệnh tổ chức lực lượng di dời 14.280 hộ (50.240 người dân) ra khỏi vùng nguy hiểm trước 17h chiều nay (9/11).  
 Lực lượng bộ đội biên phòng đang trải bạt, chiếu cho người dân tránh trú bão.
 Hiện tại, các cụ già và trẻ nhỏ đã được di dời đến nới tránh bão an toàn. Trong đêm nay và sáng mai sẽ tiếp tục di dời toàn bộ các hộ dân trong vùng xung yếu.
 
Thanh Hóa: Thành lập 13 đoàn công tác cắm chốt tại các địa phương
 
Ngay trong sáng ngày 9/11, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì cuộc họp khẩn và quyết định thành lập 13 đoàn công tác, mỗi đoàn từ 3 đến 5 người thuộc các Sở, ban ngành liên quan cắm chốt tại các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão Haiyan.
Công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão và giằng néo tàu thuyền đã cơ bản hoàn thành.
Công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão và giằng néo tàu thuyền đã cơ bản hoàn thành.
Đến thời điểm này, công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão và việc vận động người dân chằng chống thuyền bè đã cơ bản hoàn tất. UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo quyết liệt các Sở, ban ngành phối hợp các địa phương ven biển tuyệt đối không để phương tiện neo đậu ngoài cửa sông, cửa biển, đồng thời, lên phương án chờ lệnh di dời dân khi cần.
Đối với điểm của một số địa phương vùng núi nằm trong khu vực thường chịu ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét và sạt lở đất phải di dời dân đến nơi trú ẩn trước 17h ngày 10/11 đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
 
Các điểm dễ xảy ra lũ ống, lũ quét ở khu vực miền núi phải di dời dân trước 17h ngày 10/11.
Các điểm dễ xảy ra lũ ống, lũ quét ở khu vực miền núi phải di dời dân trước 17h ngày 10/11.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo các công ty thủy nông rà soát lại các hồ đập, chuẩn bị đầy đủ vật tư, máy móc và các phương án đối phó trong tình huống xấu xảy ra. Những hồ đập không an toàn phải xả nước ngay nếu có mưa lớn.
 
Riêng các hồ lớn như hồ Yên Mỹ và Cửa Đạt, nếu xả nước phải có phương án hợp lý, thông báo với chính quyền và bà con các vùng hạ du để có các phương án di dân đến nơi an toàn.
Các địa phương ven biển, ngoài công tác kêu gọi neo đậu, chằng chống tàu thuyền, thì đối với các hộ dân nuôi cá lồng, chòi canh ngao vùng triều giằng néo các ô lồng. Đến thời điểm này, mọi công tác phòng chống bão đã được tỉnh Thanh Hóa triển khai tốt.
Đăng Đức - Đặng Tài - Ngọc Tú - Nguyễn Duy - Nguyễn Tình - Duy Tuyên