THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 November 2013

Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào?



Trước việc tái cơ cấu Vinashin, đổi tên thành Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và giảm đầu mối từ hơn 240 DN xuống còn 8 DN thì câu hỏi mà dư luận đang rất quan tâm là liệu SBIC có đảm đương được chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thủy VN...

Trước việc tái cơ cấu Vinashin, đổi tên thành Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và giảm đầu mối từ hơn 240 DN xuống còn 8 doanh nghiệp (DN) thì câu hỏi mà dư luận đang rất quan tâm là liệu SBIC có đảm đương được chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thủy VN hay chỉ là chuyện “bình mới rượu cũ“? Và làm thế nào để trả được khoản nợ 86.000 tỉ đồng của Vinashin?
Vẫn đủ năng lực đóng tàu
Vẫn đủ năng lực đóng tàu

Đó là khẳng định của Vụ Quản lý DN - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khi nói về năng lực của SBIC. Bởi 8 DN thành viên của TCty đang nắm giữ phần lớn năng lực đóng và sửa chữa tàu thủy của cả nước. Đây là những DN có truyền thống, đã được đầu tư kết cấu hạ tầng, dây chuyền công nghệ, thiết bị nâng hạ, gia công cơ khí và một số công nghiệp phụ trợ tương đối đồng bộ. 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:



Những DN này trong thời gian tới sẽ duy trì ở mức độ phù hợp, có thể đóng được tàu đến 70.000 tấn và nhiều loại tàu chuyên dùng, sửa chữa được tàu trọng tải đến 200.000 tấn. Mục tiêu dài hạn, các DN này sẽ đáp ứng yêu cầu mở rộng, tăng năng suất lao động, đảm bảo phát triển trong tương lai khi thị trường phục hồi.

Theo Vụ trưởng Vũ Chiến Thắng, khẳng định được vấn đề nêu trên là do Bộ GTVT dựa trên cơ sở đánh giá lại thực trạng của 8 DN được giữ lại với các lợi thế như: mặt bằng, luồng lạch, độ sâu tự nhiên, khả năng sa bồi; cơ sở hạ tầng; phương tiện, thiết bị, công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản lý và tổ chức sản xuất... qua đó lựa chọn phương án sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh.

Thực hiện chuyên môn hóa sản phẩm đối với từng DN, đóng tàu theo loạt, gia công tổng đoạn và mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài. Bộ GTVT cũng chỉ đạo một số DN chuyển hướng vào lĩnh vực sửa chữa tàu, gia công cơ khí, tiếp cận các đối tác tìm kiếm cơ hội liên doanh, liên kết, gia công các tổng đoạn, ... để tận dụng năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Trả nợ “khủng” bằng cách nào


Trả lời câu hỏi của PV về việc SBIC sẽ có trách nhiệm giải quyết như thế nào khoản nợ của Vinashin (86.000 tỉ đồng), Vụ trưởng Vụ Quản lý DN - Bộ GTVT - ông Vũ Chiến Thắng - cho biết: ”Với kết quả tái cơ cấu tài chính đã đạt được trong thời gian qua, TCty đang tiếp tục đàm phán, thỏa thuận, thống nhất với các tổ chức tín dụng, các khách hàng để tái cơ cấu các khoản nợ nhằm mục tiêu giảm nợ, giảm lãi suất, kéo dài thời gian trả nợ phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp“.

Được biết, tại buổi họp báo công bố phát hành thành công trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu khoản nợ 600 triệu USD hôm 10/10/2013, ông Nguyễn Ngọc Sự - Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin - đã cho biết: “600 triệu USD trái phiếu phát hành từ năm 2007 là món nợ nhức nhối và khó khăn nhất với Vinashin suốt mấy năm qua, vì đây là nợ nước ngoài”.

Được biết, món nợ nước ngoài và lãi (tổng cộng 626 triệu USD) đã được hoán đổi lấy trái phiếu do Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính phát hành, được lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán New York, và niêm yết tại sàn chứng khoán Singapore. Số trái phiếu này có thời hạn trả gốc là 12 năm với lãi suất 1%/năm.

Cũng tại thời điểm này, lãnh đạo tập đoàn đã khẳng định: “Hết năm 2014 cơ bản sẽ cơ cấu xong nợ của Vinashin” - điều đó cũng có nghĩa là 86.000 tỉ đồng nợ đã cơ cấu xong”.

Nói rõ thêm về các biện pháp khắc phục số nợ của Vinashin, lãnh đạo Vụ Quản lý DN cho biết: Sau tái cơ cấu tài chính, các khoản nợ của SBIC cơ bản sẽ được giảm nợ, xóa lãi, giảm lãi suất. 

Một số khoản nợ sẽ được SBIC thực hiện mua lại nợ, số nợ còn lại cơ bản được kéo dài, gia hạn thời gian trả nợ đến năm 2023 và 2025. Trong quá trình tái cơ cấu, SBIC sẽ tích lũy để trả nợ từ các nguồn thu từ tái cơ cấu, sắp xếp lại (bán, chuyển nhượng, chuyển giao, thoái vốn ...) 236 DN không nằm trong mô hình của TCty.

SBIC cũng sẽ lấy nguồn thu từ chuyển giao DN sang Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và TCty Hàng hải Việt Nam; thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SBIC (khấu hao tài sản, lợi nhuận doanh nghiệp, bán, thanh lý tài sản, dự án...); thu từ cổ phần hóa 8 DN thuộc TCty. Và theo tính toán của Bộ GTVT thì tổng cộng các nguồn thu cơ bản đáp ứng được kế hoạch trả nợ của SBIC.

Tuy nhiên, ngoài khoản nợ được tái cơ cấu thành trái phiếu quốc tế để trả nợ, cho đến nay Vinashin vẫn chưa công bố đã trả được khoản nợ nào trong khối nợ ”khủng“ nêu trên. Hầu như những gì liên quan đến tài chính của Vinashin cho đến thời điểm này vẫn chỉ là đảo nợ, xóa nợ, hoãn, dãn... nợ mà thôi.

Theo Công Thắng - Đặng Tiến Lao động