>> Vụ thuyền viên nhảy khỏi tàu cá Đài Loan: Lao động nói 'bị ngược đãi', chủ tàu nói 'không
>> 4 thuyền viên nhảy khỏi tàu cá Đài Loan đã về đến quê nhà
>> 4 thuyền viên nhảy khỏi tàu cá Đài Loan đã về đến quê nhà
Anh Dũng cho biết việc anh cùng 3 thuyền viên Việt Nam nhảy khỏi tàu cá Hsieh Ta, Đài Loan để trốn thoát là vì quá sợ sự hành hạ, đánh đập thuyền viên vô cớ của thuyền trưởng, máy trưởng và hai cai tàu.
Anh Dũng kể, tàu cá Hsieh Ta gồm 23 thuyền viên (trong đó có 10 người Việt Nam, 8 người Indonesia, 3 người Philippines, 2 người Myanmar) rời cảng ở Đài Loan vào một ngày đầu tháng 12.2012.
Anh Dũng kể, tàu cá Hsieh Ta gồm 23 thuyền viên (trong đó có 10 người Việt Nam, 8 người Indonesia, 3 người Philippines, 2 người Myanmar) rời cảng ở Đài Loan vào một ngày đầu tháng 12.2012.
|
“Sau khi tàu rời cảng vài ngày thì chúng tôi bị thuyền trưởng người Đài Loan, hai cai tàu người Trung Quốc và máy trưởng liên tục đánh đập. Thích đánh khi nào thì họ đánh chứ không cần lý do. Sẵn búa, cờ lê trong tay là họ cứ vụt túi bụi vào chân, tay. Đáng sợ nhất là máy trưởng người Đài Loan đã gần 60 tuổi. Ông này rất hung tợn và thường xuyên đánh các thuyền viên, có khi ông dùng cả dầu máy dội lên người thuyền viên để hành hạ”, anh Dũng bàng hoàng kể.
Các thuyền viên đang làm việc trân tàu cá Hsieh Ta - Ảnh: thuyền viên Dũng cung cấp Thuyền viên Trần Văn Dũng - Ảnh: K.Hoan |
Công việc của thuyền viên Dũng là lái tàu. Theo anh, mỗi ngày các thuyền viên trên tàu đều chỉ được ngủ 5 tiếng đồng hồ, thời gian còn lại đều phải làm việc liên tục, trừ những lúc nghỉ ăn cơm. Mặc dù công việc vất vả nhưng các thuyền viên lại bị đối xử rất tệ bạc.
“Tôi bị thuyền trưởng và máy trưởng đánh rất nhiều lần. Có ngày họ đánh đến hai, ba lần. Tôi bị đánh đau nhất là lần bị thuyền trưởng và máy trưởng dẫm đạp lên người, đánh cho hộc máu mũi, ngất xỉu. Chúng tôi rất bất bình vì bị hành hạ vô cớ nhưng phải cắn răng chịu vì sợ phản ứng sẽ bị họ ném xuống biển”, anh Dũng kể.
Theo anh Dũng, lịch trình của tàu Hsieh Ta là hai năm mới vào bờ một lần nên anh và các thuyền viên Việt Nam khác rất lo sợ.
|
Ngày 8.8, tàu Hsieh Ta kéo chiếc tàu gặp nạn vào cảng Tahiti (quần đảo Polynesia thuộc Pháp ở Nam Thái Bình Dương), các thuyền viên quyết định nhảy tàu.
Khi tàu Hsieh Ta còn cách cảng khoảng 4 hải lý thì bàn giao tàu bị nạn lại cho cảng rồi chuẩn bị quay ra để tiếp tục đánh cá, 4 thuyền viên Việt Nam đã gói ghém sẵn giấy tờ tùy thân rồi ôm phao câu nhảy xuống biển để bơi vào cảng.
Khoảng hai giờ sau, cảnh sát phát hiện và đưa ca nô ra đưa họ lên. Các thuyền viên này đề nghị được ứng cứu và cơ quan chức năng ở đây đã đưa làm các thủ tục cho họ về nước.
Khi được hỏi vì sao 6 thuyền viên Việt Nam khác lại không nhảy xuống biển để trốn khỏi tàu như đã thống nhất với nhau từ trước, anh Dũng nói do bị thuyền trưởng và hai người cai tàu phát hiện nên đã ngăn lại không cho họ nhảy xuống.
Khi được hỏi vì sao 6 thuyền viên Việt Nam khác lại không nhảy xuống biển để trốn khỏi tàu như đã thống nhất với nhau từ trước, anh Dũng nói do bị thuyền trưởng và hai người cai tàu phát hiện nên đã ngăn lại không cho họ nhảy xuống.
Sau khi về đến TP.HCM, anh Dũng và 3 thuyền viên được đại diện của Công ty CP XKLĐ, Thương mại và Du lịch (TTLC) mua vé xe để về quê.
Trước phát biểu của ông Nguyễn Hữu Phong, Phó tổng giám đốc Công ty TTLC, cho rằng không hề có chuyện đó, anh Dũng cũng cho biết sẽ sẵn sàng đối chất với bất kỳ ai có liên quan, từ công ty đến thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu về việc anh và các thuyền viên trên tàu Hsieh Ta bị đánh đập dã man.
Rõ ràng, đã đến lúc các cơ quan chức năng về quản lý lao động cần vào cuộc để làm rõ trắng đen vụ việc, tránh những trường hợp đau lòng khác xảy ra.
Khánh Hoan